Thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở nội địa - Trình tự thực hiện: - Đối với cá nhân, tổ chức: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố. - Đối với cơ quan hành chính nhà nước: Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: + Kiểm tra hồ sơ; + Khảo sát thực tế kho, bãi; + Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, báo cáo Tổng cục Hải quan. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm kiểm tra hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập theo quy định Đối với địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định công nhận trên cơ sở văn bản đề nghị của doanh nghiệp. - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính - Hồ sơ: - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính; + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao; + Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản sao; + Quy chế hoạt động: 01 bản chính - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) - Thời hạn giải quyết: 15 ngày tại cấp Cục và 15 ngày tại cấp Tổng cục - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng Cục Hải quan + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hải quan - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định - Lệ phí (nếu có): Không có - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở nội địa bao gồm: a) Địa điểm kiểm tra tập trung, địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa; Địa điểm kiểm tra tập trung, địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa, được thành lập nếu đáp ứng được các điều kiện sau : a.1) Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa: doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; a.2) Ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục Hải quan quản lý không quá 20 km; a.3) Các điều kiện khác nêu tại điểm c, d khoản 1 Điều 58 Thông tư này. b) Địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu : nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. c) Địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất. Trong đó: c.1) Chân công trình hoặc kho của công trình là nơi tập kết thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình. c.2) Nơi sản xuất là nhà máy, xí nghiệp sản xuất của doanh nghiệp (áp dụng đối với mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn) - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: + Luật Hải quan sửa đổi năm 2005. + Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan + Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. . có): Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở nội địa bao gồm: a) Địa điểm kiểm tra tập trung, địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa; Địa điểm kiểm tra tập trung, địa điểm thu. Thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở nội địa - Trình tự thực hiện: - Đối với cá nhân, tổ chức: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến. tại điểm c, d khoản 1 Điều 58 Thông tư này. b) Địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu : nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. c) Địa điểm kiểm tra hàng hoá tại