1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội

153 6,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: CƠ SỞ LƯ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI141.1. Chi bộ và sinh hoạt chi bộ141.2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở nước ta33Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI542.1. Các nhân tố tác động đến chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội542.2. Chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội – thực trạng và nguyên nhân70Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY1023.1. Phương hướng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội hiện nay1023.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội hiện nay110KẾT LUẬN137DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO140PHỤ LỤC147

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG CÁC CƠ

QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

14

1.2 Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức đảng trong các

cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở nước ta

33

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI

BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN

VỊ SỰ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

54

2.1 Các nhân tố tác động đến chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các

cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội

54

2.2 Chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn

vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội – thực trạng và nguyên nhân

70

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT

CHI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH,

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HIỆN NAY

102

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các

cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội

hiện nay

102

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt

chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành

phố Hà Nội hiện nay

Trang 2

hệ thống chính trị ở cơ sở, chi bộ còn là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với nhândân Chi bộ và đảng bộ cơ sở lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụchính trị của đơn vị; xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên; làmcông tác vận động quần chúng Chi bộ, đảng bộ ở cơ sở có mạnh thì nềntảng của Đảng mới vững chắc.

Sinh hoạt chi bộ có vai trò, tác dụng to lớn đối với việc xây dựng nội

bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện vàsức chiến đấu của tổ chức đảng; là khâu cuối cùng đảm bảo thực hiện thắnglợi nhiệm vụ chính trị đề ra Cho nên, nếu sinh hoạt của chi bộ bị buônglỏng, rời rạc, thiếu nội dung chính trị tư tưởng cụ thể, thiết thực, thì vai tròlãnh đạo của tổ chức đảng có nguy cơ suy yếu, vai trò tiên phong gương mẫucủa cán bộ đảng viên không được phát huy, kỷ luật lỏng lẻo, các hiện tượngtiêu cực nảy sinh và phát triển, sự gắn bó giữa Đảng và quần chúng bị suyyếu

Trong những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp vềxây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức

cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên Thực hiện sự chỉ đạo củaTrung ương, các cấp uỷ, các tổ chức đảng đã tập trung lãnh đạo, tạo được sựchuyển biến tích cực về các mặt công tác xây dựng Đảng Tuy nhiên, vẫncòn không ít chi bộ và tổ chức cơ sở đảng bộc lộ những khuyết điểm, yếukém Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là do chấtlượng sinh hoạt đảng ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở chưa đạt yêu cầu Đại hội

X của Đảng đã nhận định: “Không ít cơ sở đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu thấp, sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo, nộidung sinh hoạt nghèo nàn; tự phê bình và phê bình yếu” [28, tr 271]

Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương đãchỉ rõ “Vẫn còn không ít tổ chức cơ sở đảng và chi bộ yếu kém; một bộ phậncán bộ đảng viên, trong đó có cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các

Trang 3

cấp suy thoái về phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống; nhiều cấp uỷ, chi

bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, buông lỏng công tácquản lý, giáo dục đảng viên; nội dung sinh hoạt chi bộ còn nghèo nàn, thiếunội dung chính trị tư tưởng cụ thể; tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiếnđấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, ý thức tổ chức, kỷ luật yếu kém; tinhthần đoàn kết và tình yêu thương đồng chí bị giảm sút; chi bộ chưa thực sự

là nơi sinh hoạt tư tưởng để cấp uỷ nắm và hiểu tâm tư, nguyện vọng củađảng viên; chi bộ chưa thể hiện tốt vai trò là nơi lãnh đạo, giáo dục, quản lý,giám sát và rèn luyện đội ngũ đảng viên Tình hình đó làm suy giảm lòng tincủa nhân dân đối với Đảng, giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng ngay từ chi bộ.” [3]

Hội nghị Trung ương 6 khoá X cũng đã chỉ ra những thiếu sót tronghoạt động của các chi bộ, đảng bộ cơ sở nói chung và trong sinh hoạt đảngnói riêng, đồng thời yêu cầu các cấp uỷ đảng phải có những biện pháp thậthiệu quả để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Thủ đô giữ vị trí, vaitrò trọng yếu của Đảng và Nhà nước, là chỗ dựa của nhân dân Hoạt độngcủa các tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp không chỉ có tác động trong phạm vi cơ quan, đơn

vị, mà vai trò và ảnh hưởng của chúng có sức lan tỏa đến mọi lĩnh vực củađời sống xã hội Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cũng là nơi rấtnhạy cảm, nơi tập trung quyền lực và nguồn lực của xã hội, dễ xảy ra quanliêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…, dễ nảy sinh các “xung đột” xã hội.Hoạt động của các cơ quan tốt hay chưa tốt, hiệu quả cao hay thấp đều ảnhhưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý điều hành của Nhànước, đến đời sống nhân dân, nhất là lại nằm trên địa bàn Thủ đô Vì vậy,nâng vai trò lãnh đạo của Đảng, mà trước hết là nâng cao chất lượng sinhhoạt đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội là yêucầu khách quan vừa bức thiết, vừa cơ bản lâu dài…

Trang 4

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về việc nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ và tổ chức cơ sở đảng, Thành

uỷ Hà Nội đã có những chủ trương, biện pháp tích cực lãnh đạo và chỉ đạocác tổ chức đảng trong các địa phương, các cơ quan, đơn vị, đẩy mạnh mọihoạt động nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng Thực hiện nhiệm vụxây dựng Đảng của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV, Thành uỷ đãtriển khai Chương trình 02-CTr/TU cho công tác toàn khoá với nội dungnâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng của HàNội, trong đó đã thẳng thắn đánh giá: “Không ít nơi, năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ, vai trò lãnh đạo còn mờ nhạt, chất lượng sinh hoạt tự phê bình và phêbình yếu, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm” [59, tr 2]

Trên thực tế, chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều mặt chưa đápứng được yêu cầu; nhiều khuyết điểm, hạn chế trong sinh hoạt đảng chưađược khắc phục Chính vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, xác định rõnguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục một cách có hiệu quảnhững khuyết điểm, yếu kém, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, trên cơ

sở đó để nâng cao chất lượng lãnh đạo của chi bộ là vấn đề mang tính cấp

bách Với lý do đó, việc lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội" để nghiên cứu là nhằm thiết thực góp phần cùng Đảng bộ, Chính quyền

và nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vữngmạnh, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài đã được các cơquan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơquan tham mưu, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các đồng chí lãnh đạoĐảng và nhiều nhà khoa học nước ta đã nỗ lực nghiên cứu, nhờ vậy, các cơ

Trang 5

quan lãnh đạo của Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, các quy định;các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học đã có nhiều quan điểm, nhiều ýkiến được thể hiện trên sách, báo, tạp chí, trên các phương tiện thông tin đạichúng Sau đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu:

2.1 Các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng

Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, các cơ quan lãnh đạo của Đảng ta

đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, qui định, nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo,hướng dẫn và kiểm tra công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng caochất lượng sinh hoạt đảng trong các chi bộ:

- Tiếp tục triển khai và cụ thể hóa việc thực Nghị quyết các đại hội lầnthứ VIII, IX và X của Đảng về công tác xây dựng Đảng, Đảng ta ban hànhnhiều nghị quyết quan trọng, trong đó Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6,khoá X về việc “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức

cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên”, đã chỉ rõ thực trạng chất lượng cơ

sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề cập đến những hạn chế trong sinhhoạt đảng là nguyên nhân cơ bản của những yếu kém, khuyết điểm của các

tổ chức đảng, đồng thời còn chỉ ra những giải pháp nâng cao chất lượng sinhhoạt đảng, góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo của các chi bộ, đảng bộ

cơ sở

- Thực hiện Nghị quyết lần thứ 6 khóa X, Chỉ thị số 10-CT/TW ngày30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi

bộ, kèm theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương

về nội dung sinh hoạt trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng, đã nêu lênnhững yếu kém của các cơ sở đảng, chi bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên,những hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức,sinh hoạt đảng; từ đó đề ra những nội dung, biện pháp nâng cao chất lượngsinh hoạt đảng trong các chi bộ và tổ chức cơ sở đảng

- Ban Tổ chức Trung ương: Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày

Trang 6

25/5/2007 về “Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sởđảng”là sự tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 57-HD/BTCTW ngày 16/3/2006Ban Tổ chức Trung ương, hướng dẫn một số vấn đề nâng cao chất lượngsinh hoạt chi bộ.

- Trên tinh thần đó, Ban Tổ chức Trung ương đã có Hướng dẫn số3731-CV/BTCTW ngày 16/4/2008, bổ sung một số nội dung sinh hoạt chi

bộ gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh”

- Ban Tuyên giáo Trung ương: có Hướng dẫn số 34-HD/BTGTWngày 12/3/2008 về nội dung sinh hoạt chi bộ nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngàyChủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và kỷ niệm 118 nămngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Đại hội Đảng bộ Thành phố khóaXIV, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và triển khai Chương trình 02-CTr/TUcho công tác toàn khoá, tập trung chỉ đạo khắc phục những khuyết điểm vàyếu kém trong công tác xây dựng Đảng, coi việc cải tiến, nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ là khâu đột phá để nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng Trên tinh thần đó các cấp uỷ đảngtriển khai các đề án công tác lãnh đạo và chỉ đạo đổi mới và nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng của Thànhphố

- Quán triệt tinh thần này, các cấp ủy đảng, các ban, ngành của Thànhphố đã xây dựng kế hoạch cụ thể, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng trongcác cơ quan, đơn vị, các địa phương, đẩy mạnh các hoạt động nhằm đổi mới

và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

2.2 Các sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình bàn về những vấn đề liênquan đến hướng nghiên cứu của đề tài, tiêu biểu là các công trình sau đây:

- Ban Tổ chức Trung ương Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở

Trang 7

đảng và đảng viên, Tập I, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2004

- Ban Tổ chức Trung ương Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sởđảng và đảng viên, Tập II, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2006

- Ban Tổ chức Trung ương, Nâng cao chất lượng tự phê bình và phêbình trong sinh hoạt Đảng, Nxb Sự thật, 1986

- Ban Tổ chức Trung ương, Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ củaĐảng, Nxb Sự thật, 1986

- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Tài liệu bồi dưỡng công tácĐảng cho bí thư chi bộ và cấp uỷ viên cơ sở

- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xâydựng Đảng: Tập bài giảng Hệ thống chính trị và nghiệp vụ công tác tổ chức,tập 2, Hà Nội, 2007

- Đức Lượng (Chủ biên), Về đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạtĐảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007

- Ngô Đức Tính: Chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, Đề tài nghiên cứucấp cơ sở trọng điểm năm 2006

- Ngô Đức Tính: Hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng, tập I, II, Nxb

Tư tưởng - Văn hoá năm 1992

- Cao Duy Tiến: Nâng cao chất lượng sinh hoạt các chi bộ khối nghiêncứu, giảng dạy ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn thạc

sĩ, ngành Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2001

- Huỳnh Ngọc Thanh: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa các chi bộ ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh Luận văn thạc sĩ,ngành Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2005

- Lê Hồng Sơn: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi

bộ trong các trường phổ thông công lập tại thành phố Hồ Chí Minh tronggiai đoạn hiện nay Luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2005

2.3 Hội nghị, hội thảo:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Báo Hưng Yên, Hội nghị bàn giải pháp

Trang 8

"Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn và cụm dân cư", ngày14/11/2003.

- Tỉnh uỷ Bình Phước, Hội thảo “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

và tăng cường công tác kết nạp đảng viên”, 11/2007

- Đảng bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội thảo "Nâng cao chất lượngsinh hoạt chi bộ Đảng", 16/5/2008

- Đảng uỷ Đường sắt Việt Nam, Hội thảo "Cải tiến, nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ khu vực phía Bắc”, ngày 29/5/2008

- Đảng uỷ cơ quan Dân chính Đảng tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo khoahọc "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ", 10/2006

- Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội và Ban Thường vụ Đảng uỷ khốicông nghiệp Hà Nội tổ chức hội thảo “Giải pháp, kiến nghị nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ trong các doanh nghiệp ở Thủ đô Hà Nội”,30/6/2004

- Báo Hà Tây, Huyện ủy Ba Vì, Hội thảo "Đổi mới, nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ", 27/10/2007

- Đảng bộ phường Kim Liên, Thành phố Hà Nội, Tọa đàm "Nâng caochất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ phường Kim Liên", 10/2006

Nội dung các cuộc hội thảo đều tập trung bàn về thực trạng và nhữnggiải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng trong các loại hình tổ chức cơ

sở đảng Nhiều bài viết nêu lên cách thức tổ chức, điều hành buổi sinh hoạtnhư thế nào để có hiệu quả cao; lựa chọn nội dung, hình thức sinh hoạt chi

bộ như thế nào cho cụ thể, thiết thực… Qua nội dung những bài viết có thểkhái quát những kinh nghiệm về những biện pháp nâng cao chất lượng sinhhoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội

2.4 Các bài viết trên báo, tạp chí:

Theo dõi các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành Xây dựng Đảng,nhiều tác giả của nhiều bài viết về sinh hoạt chi bộ trong các loại hình chi

bộ, trong đó có những bài viết chuyên sâu về chất lượng sinh hoạt ở các cơ

Trang 9

quan, đơn vị sự nghiệp trường học, bệnh viện Mặc dù các bài viết về đề tàinày không nhiều, nhưng đó là những quan điểm đánh giá chân thực, những ýkiến đề xuất khá sắc bén, tổng hợp những kinh nghiệm chỉ đạo và thực hiệnsinh hoạt chi bộ của các cơ quan, đơn vị để có thể rút ra những yêu cầu,những nội dung, biện pháp chung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Tiêubiểu là các bài viết sau đây:

- Tuấn Dũng: Nên sinh hoạt chi bộ như thế nào Tạp chí Xây dựngĐảng, số 2/2000

- Phạm Văn Thảnh: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạtchi bộ, số 5/2002

- Bùi Trọng Vỵ: Cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ, Tạp chí Xây dựngĐảng, số 6/2002

- TS Bùi Văn Ngần: Tăng cường sinh hoạt chuyên đề - một biện phápnâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2003

- Phương Thảo: Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở một

số đảng bộ cơ quan, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2004

- Nguyễn Công Huyên: Một số kiến nghị từ khảo sát sinh hoạt của gần1.200 chi bộ cơ quan, Tạp chí Xây dựng Đảng,, số 10/2004

- Nguyễn Công Huyên: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng

bộ Công an Trung ương, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/2004

- Bạch Kim: Chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ quan - Thực trạng và giảipháp, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2005

- Hà Triều: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ quan hànhchính, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1/2008

- Phạm Thu Huyền: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ quankhối đoàn thể, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2006

- Phúc Sơn: Giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộBan Cơ yếu Chính phủ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2007

- Đức Anh: Nâng cao chất lượng hoạt động chi bộ ở trường cao đẳng,

Trang 10

- Nguyễn Minh Tuấn: Sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề trong quân đội,Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2004.

- Hoàng Định: Sinh hoạt chi bộ nông thôn, Tạp chí Xây dựng Đảng, số7/2004

- Phạm Thu Huyền: Hải Phòng nâng cao chất lượng hoạt động chi bộkhu dân cư, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2004

- Nguyễn Công Huyên: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trongdoanh nghiệp tư nhân, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2004

- Minh Hiếu: Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng ở xã ngoại thành

Trang 11

sức chiến đấu của chi bộ, đảng bộ cơ sở

Tuy nhiên, những bài viết trên chưa phản ánh đầy đủ, chưa đánh giáhết tình hình sinh hoạt chi bộ, đặc biệt là ở các cơ quan hành chính, đơn vị

sự nghiệp của Hà Nội; đồng thời cũng chưa đề ra được những giải phápmang tính toàn diện, làm luận cứ khoa học cho việc đổi mới và nâng caochất lượng sinh hoạt chi bộ Nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở Đảng

bộ thành phố Hà Nội đang đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứumang tính hệ thống, toàn diện về những khuyết điểm, yếu kém trong sinhhoạt chi bộ, chỉ ra những giải pháp thực sự có hiệu quả nhằm thực hiện tốtcác nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi

bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội hiện nay

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu của đề tài:

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng sinh hoạt cho bộ trong các cơquan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội trong thời gian qua, đề tàinêu những phương hướng và đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ

3.2 Nhiệm vụ của đề tài:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của chi bộ và sinhhoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; làm rõ nhữngyêu cầu khách quan của việc đổi mới sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các cơquan hành chính, đơn vị sự nghiệp nói chung

- Làm rõ những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác xâydựng Đảng của Thành phố Hà Nội, với tính cách là những nhân tố tác độngđến hoạt động của các tổ chức đảng và tình hình sinh hoạt chi bộ trong các

cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Khảo sát, đánh giá những ưu điểm vàhạn chế về chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị

sự nghiệp của Hà Nội, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những ưu

Trang 12

điểm và hạn chế đó.

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp khắc phục những khuyếtđiểm, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quanhành chính, đơn vị cơ sở sự nghiệp của Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng sinh hoạt chi bộ trong

các đơn vị cơ sở hành chính sự nghiệp

4.2 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài là các đơn vị cơ sở hành chính

sự nghiệp, bao gồm: các cơ quan quản lý hành chính của thành phố Hà Nội

như: ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban: các

sở, các phòng ; các đơn vị cơ sở sự nghiệp như: các trường đại học, caođẳng, trung học dạy nghề, các trường phổ thông các cơ sở bệnh viện (cônglập), các đơn vị cơ sở nghiên cứu khoa học của thành phố Hà Nội Trong nộidung đề tài, để thống nhất với tên gọi hiện nay trong các văn bản của Đảng

và Nhà nước, chúng tôi xác định lĩnh vực nghiên cứu của đề tài là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội

Với một lĩnh vực nghiên cứu khá rộng lớn, nhất là từ khi Hà Nội mởrộng (8-2008), và do điều kiện hạn chế, nên đề tài chỉ tập trung điều tra,khảo sát sinh hoạt chi bộ trong một số cơ quan hành chính nhà nước, một sốđơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Quận Ba Đình, Huyện Từ Liêm, Thị xãSơn Tây, Huyện Phúc Thọ; trường đại học Sư phạm Hà Nội, trường Caođẳng sư phạm Hà Nội, trường PTTH Yên Hòa (quận Cầu Giấy), trườngPTCS và tiểu học Dịch Vọng B (Quận Cầu Giấy); bệnh viện Xanh-Pôn ;bệnh viện Phụ sản Hà Nội ; bệnh viện Đống Đa; Viện Nghiên cứu kinh tế -

xã hội Hà Nội trực thuộc Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội

Về thời gian, đề tài điều tra khảo sát thực trạng sinh hoạt chi bộ trongcác cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội từ năm 2006 (từ sauĐại hội XIV của Đảng bộ Thành phố) đến nay, nhất là từ khi thực hiện Chỉthị 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng

Trang 13

cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các loại hình cơ sở đảng

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vềxây dựng Đảng, về sinh hoạt đảng và sinh hoạt chi bộ nói riêng; kế thừa cáccông trình nghiên cứu đã công bố trên sách, báo, tạp chí; các nghị quyết,chương trình, các báo cáo tổng kết công tác xây dựng đảng của Thành ủy vàcấp ủy các cấp

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp chung:

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử; các phương pháp tư duy lôgíc để nghiên cứu

và trình bày đề tài

- Phương pháp nghiên cứu xã hội học:

+ Phỏng vấn qua bảng hỏi: Các tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến quabảng hỏi khoảng trên 800 cán bộ, đảng viên ở các chi bộ và các tổ chức đảng

cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội

+ Chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn hệ thống khởiđầu ngẫu nhiên có tính tới một số đặc trưng về địa bàn công tác, sinh sống

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối với một

số cán bộ, đảng viên ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở tiêu biểu; một số cán bộlãnh đạo các cấp uỷ đảng và một số chuyên gia

6 Đóng góp khoa học của đề tài

- Hệ thống hóa các quan điểm, lý luận và nghiệp vụ về chi bộ và sinhhoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

- Đánh giá đúng thực trạng và những nguyên nhân của thực trạng chấtlượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp củathành phố Hà Nội

Trang 14

- Đề xuất những giải pháp khả thi nâng cao chất lượng sinh hoạt chi

bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nói chung và của thànhphố Hà Nội nói riêng

- Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện lýluận về sinh hoạt đảng và sinh hoạt chi bộ nói riêng, đồng thời còn phục vụgiảng dạy và nghiên cứu trong các trường Đảng, trong các cơ quan lãnh đạo

và các cơ quan chuyên môn công tác đảng Kết quả nghiên cứu của đề tàiđồng thời được vận dụng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gópphần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng vàcán bộ, đảng viên của Hà Nội hiện nay

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1 CHI BỘ VÀ SINH HOẠT CHI BỘ

1.1.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ

Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểutrung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cảdân tộc Đảng được tổ chức hết sức chặt chẽ trên nguyên tắc tập trung, thốngnhất Trong hệ thống tổ chức Đảng, chi bộ nằm ở cấp cơ sở nhưng có vai trò

vô cùng quan trọng

Nói về vị trí, vai trò của chi bộ với tính cách là tổ chức nền móng củaĐảng, C.Mác và Ph.Ăngghen - những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản và

chính đảng độc lập của giai cấp vô sản, cho rằng: Các chi bộ của Liên đoàn

những người cộng sản được thành lập dưới hình thức bí mật của các hiệp hội công nhân, nếu các chi bộ này bị buông lỏng về mặt tổ chức sẽ dẫn đến

cắt đứt liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương, làm cho Đảng mất chỗ dựavững mạnh và duy nhất Vì thế các ông nhấn mạnh: phải ra sức củng cố tổchức chi bộ, biến mỗi chi bộ thành một trung tâm hạt nhân của các hiệp hộicông nhân trong đó lập trường và lợi ích của của giai cấp công nhân đượcđưa ra thảo luận phải độc lập với những ảnh hưởng của giai cấp tư sản

Trong điều kiện Liên đoàn chuyển từ bí mật sang công khai, C.Mác vàPh.Ăngghen cũng khẳng định, phải tổ chức lại Liên đoàn mà khâu đặc biệtquan trọng là củng cố chi bộ, biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhâncủa các hiệp hội công nhân, là mắt xích quan trọng, là chỗ dựa vững chắccủa Đảng

Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen vềxây dựng Đảng Cộng sản, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm xây dựng tổ chức cơ

Trang 16

sở của Đảng Người chỉ ra rằng, việc thành lập các tổ chức cách mạng trongcác xí nghiệp, nhà máy là nhiệm vụ đầu tiên, cấp bách của Đảng Công nhândân chủ -xã hội Nga, mỗi xí nghiệp, nhà máy phải là thành trì của Đảng; lànơi rèn luyện, phân công công tác, quản lý, sàng lọc đảng viên để họ luônluôn là chiến sĩ tiên phong của giai cấp Chi bộ còn là nền tảng, là hạt nhânchính trị của các tập thể lao động

Khi Đảng cầm quyền, tiến hành xây dựng CNXH, các tổ chức đảngtăng về số lượng, đa dạng về chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương thứchoạt động, V.I Lênin chỉ ra rằng: “Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ vớinhau và với Trung ương đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phảilàm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức phải thích ứng với mọilĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả các loại và mọi tầng lớp quần chúnglao động, mỗi chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ để màrèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có

hệ thống” [50, tr 232 - 233] Người khẳng định mỗi chi bộ và mỗi ủy bancông nhân của Đảng phải là một điểm tựa để tiến hành công tác tuyêntruyền, cổ động và tổ chức thực hiện trong quần chúng, tức là nhất định phải

đi đến nơi mà quần chúng đi và trong mỗi bước đi phải cố gắng làm cho ýthức quần chúng hướng về chủ nghĩa xã hội

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạngViệt Nam, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng hết sứccoi trọng vị trí, vai trò của chi bộ Người viết: “Chi bộ là nền móng củaĐảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [59, tr 92] Chi bộ là gốc rễ của Đảng.Ngay từ khi thành lập Đảng, Điều lệ Đảng đã qui định: “Ở mỗi xưởng máy,hầm mỏ, xí nghiệp, cơ quan, trường học, đường phố, đại đội - có 3 đảng viêntrở lên thì lập một chi bộ Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu trong quầnchúng” [56, tr 242] “Mỗi cơ sở là hạt nhân lãnh đạo của quần chúng của cơ

sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy trí tuệ vàlực lượng vĩ đại của quần chúng” [58, tr.23] “Cách mạng là sự nghiệp của

Trang 17

quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tác dụng của chi bộ là cực kỳ quantrọng vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”[58, tr.23]

Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của chi bộ là luôn luôn tuyên truyền chonhân dân, để thực hiện khẩu hiệu và chính sách của Đảng, luôn luôn chú ýđến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân và kịp thời báo cáo cho cấp trên biếtrõ; luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của nhân dân,đồng thời giáo dục nhân dân, tổ chức nhân dân để giải quyết các vấn đề chonhân dân Chi bộ cần làm đầy đủ những công việc ấy thì Đảng mới liên hệchặt chẽ với quần chúng

Như vậy, cả trong quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng củachi bộ, là nền tảng của Đảng, hạt nhân chiến đấu của Đảng, nơi tuyên truyền,

cổ động quần chúng, giáo dục thức tỉnh quần chúng và tổ chức cho quầnchúng đấu tranh cách mạng; chi bộ là tế bào của Đảng; là cầu nối, sợi dâychuyền liên hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân Chi bộ mạnh thì Đảngmạnh, chi bộ yếu thì Đảng yếu Vì vậy, chăm lo xây dựng chi bộ đảng trongsạch, vững mạnh là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của công tác xây dựngĐảng

Đối với Đảng ta, ngay từ thời kỳ đầu thành lập, trong Điều lệ đầu tiêncủa Đảng ghi rõ: “Căn bổn tổ chức của Đảng là chi bộ (lò máy, công sở, nhàbuôn, trường học…” [29, tr 121]

Trong điều kiện hoạt động bí mật, Đảng ta chú trọng tổ chức, pháttriển các chi bộ cộng sản ở các khu công nghiệp tập trung đông công nhân,những vùng nông thôn và trong học sinh, sinh viên, trí thức nhằm tuyêntruyền, cổ động và tổ chức quần chúng đứng lên đấu tranh giành chínhquyền Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương của Đảng Cộng sản ĐôngDương (25-28/2/1943) đã đề ra nhiệm vụ cần ra sức tổ chức chi bộ xínghiệp, đó là phương pháp chính làm cho cơ sở của Đảng được vững vàthành phần của Đảng được tốt đẹp Vì vậy đảng bộ nào cũng phải đưa đồng

Trang 18

chí của mình vào những xí nghiệp lớn nơi mình hoạt động gây ra phong tràocông nhân hóa theo khẩu hiệu: "Đi vào xí nghiệp, chiếm lấy xí nghiệp”, phảilàm cho các chi bộ đảng có sinh hoạt thực tế theo chỉ thị về sinh hoạt chi bộ.

Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) quyết định hệ thống tổ chức đảnggồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), huyện (thị

xã, khu) và cơ sở đảng, hệ thống đó được duy trì cho đến nay Do đó chi bộtrở thành tổ chức đảng trực thuộc đảng ủy cơ sở Tuy nhiên, các chi bộ trongcác xí nghiệp, cơ quan, trường học, khu phố và trong quân đội đã được củng

cố một bước, các chi bộ trở thành những đơn vị lãnh đạo và chiến đấu bảo

vệ tổ quốc và xây dựng CNXH

Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam được trình bày tại Đại hội lần thứ IV của Đảng đã tổng kết 5bài học kinh nghiệm về xây dựng tổ chức cơ sở đảng đã khẳng định phảinắm chắc khâu trung tâm của công tác củng cố cơ sở đảng là chi bộ, thườngxuyên giữ vững chế độ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, làm cho chi

bộ, tổ chức tế bào đầu tiên của Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị,

là đơn vị chiến đấu ở cơ sở và là trường học giáo dục, rèn luyện đảng viên

Trong các Điều lệ Đảng từ Đại hội IV đến nay đều có qui định riêng

về vị trí, nhiệm vụ của chi bộ dưới đảng ủy cơ sở: Chi bộ là tổ chức tế bào

cơ bản của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo và chiến đấu của Đảng trong quầnchúng, là trường học giáo dục, rèn luyện mọi đảng viên, nơi kết nạp đảngviên và thi hành kỷ luật đối với đảng viên, phân công và kiểm tra công tácđảng viên

Điều 27, Điều lệ Đảng thông qua Đại hội VII xác định: “Chi bộ là nơitrực tiếp nối liền Đảng với quần chúng, được tổ chức theo nơi làm việc hoặcnơi ở của đảng viên Chi bộ có nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện, quản lý, phâncông và kiểm tra công tác của đảng viên, kết nạp đảng viên mới và thi hành

kỷ luật đảng viên, lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi đơn vị”

Điểm 2 Điều 24 của Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ

Trang 19

VIII, lần thứ IX qui định: Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị củađơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tácvận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỷluật đảng viên; thu, nộp đảng phí.

Hiện nay, vị trí, vai trò quan trọng của chi bộ đảng vẫn được Đảng takhẳng định Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội

X đã xác định: Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảngcủa Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở Ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợptác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an

và các đơn vị cơ sở khác, có từ ba đảng viên chính thức trở lên lập tổ chức

cơ sở đảng Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở; tổchức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộtrực thuộc đảng ủy

Về chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, Điều lệ Đảng thông qua tại Đạihội lần thứ X của Đảng cũng qui định: Chi bộ có nhiệm vụ lãnh đạo đơn vịthực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phâncông công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tácphát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí

Những qui định trong các Văn kiện của Đảng đã nói lên tầm quantrọng của chi bộ, đặc biệt với nhiệm vụ then chốt là công tác xây dựngĐảng Chi bộ là nơi gần dân, sát dân nhất, trực tiếp lắng nghe, tiếp thu ý kiến

và giải quyết những vấn đề quần chúng đặt ra hàng ngày và báo cáo kịp thờilên cấp trên, tiến hành vận động nhân dân Từng chi bộ có mạnh thì nền tảngcủa Đảng mới vững chắc Chi bộ là “tế bào” của cơ thể Đảng, chi bộ cómạnh, hoạt động có hiệu quả thì toàn bộ “cơ thể” Đảng mới có sức sốngmạnh mẽ, mới có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao

1.1.2 Sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

1.1.2.1 Khái niệm, vai trò của sinh hoạt chi bộ

Trang 20

Khái niệm sinh hoạt chi bộ liên quan mật thiết với các khái niệm hoạtđộng của Đảng và sinh hoạt đảng.

Nói đến hoạt động của Đảng là nói đến nhiều mặt: từ hoạt động xâydựng nội bộ Đảng, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, côngtác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật, công tác văn phòng cấp ủy,đến hoạt động lãnh đạo xã hội của Đảng: lãnh đạo đối với Nhà nước, Mặttrận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; lãnh đạo các lãnh vực của đời sống xãhội và vận động quần chúng nhân dân… Hoạt động xây dựng nội bộ Đảngnhằm làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo vàtăng cường sức chiến đấu để Đảng tiến hành lãnh đạo Nhà nước, các đoànthể nhân dân và xã hội có hiệu quả, gắn bó mật thiết với nhân dân

Sinh hoạt đảng là một mặt hoạt động của Đảng Quan niệm sinh hoạtđảng hiện nay vẫn còn những ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng sinhhoạt đảng chỉ là những cuộc họp đảng, cuộc họp chi bộ đảng, tổ đảng và các

hoạt động khác như học tập nghị quyết, thông tin, thời sự Trong cuốn “Về

đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng”, tác giả Đức Lượng quan

niệm: “Sinh hoạt Đảng là sự phản ánh quá trình xây dựng đường lối, chủtrương, chính sách thông qua hoạt động tập hợp trí tuệ, sức mạnh của tập thểcác tổ chức và các thành viên của Đảng để thực hiện lý tưởng, mục tiêu củaĐảng; là sự phản ánh quá trình hoạt động xây dựng Đảng về chính trị, tưtưởng và tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ và tổ chức đảng trong sạch, vữngmạnh, đủ sức gánh vác trọng trách đối với giai cấp, đối với dân tộc; là sựphản ánh mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân thông qua các hoạtđộng vì dân, tìm sức mạnh của tổ chức đảng, đảng viên từ nhân dân” [51].Theo đó, tác giả nêu ba loại hình sinh hoạt đảng thường gặp: sinh hoạt trongđại hội đảng các cấp; sinh hoạt của các cấp ủy đảng; sinh hoạt của các banxây dựng Đảng, các ban tham mưu của Đảng, thông qua sinh hoạt để nghiêncứu, tổng hợp, đề xuất làm tham mưu cho các cấp ủy Quan điểm trên cónhiều yếu tố hợp lý, nhưng chưa đề cập đến quan niệm sinh hoạt chi bộ là

Trang 21

hoạt động của tất cả đảng viên để bàn bạc, thảo luận và quyết định các chủtrương, biện pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị, xây dựng tổ chức đảngtrong sạch, vững mạnh Về nội dung, sinh hoạt đảng phản ánh các hoạt độngchủ yếu của các tổ chức đảng và đảng viên: sinh hoạt lãnh đạo đề ra đườnglối, chủ trương, chính sách, xây dựng các nghị quyết, chương trình hànhđộng; sinh hoạt xây dựng đội ngũ đảng viên và tổ chức đảng: giáo dục, họctập, rèn luyện lập trường, quan điểm, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;sinh hoạt lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thểnhân dân để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, tổ chức và vậnđộng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của dân, xây dựng mối quan hệ mậtthiết với nhân dân

Như vậy, sinh hoạt đảng là nội dung rất cơ bản trong hoạt động củaĐảng, sinh hoạt đảng thể hiện những nội dung cốt lõi trong hoạt động củaĐảng Sinh hoạt chi bộ là một trong những loại hình sinh hoạt đảng diễn ra ở

cơ sở đảng, đó là hoạt động tập thể của tất cả đảng viên để bàn bạc, thảo

luận, quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời để xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh Theo qui định của Điều lệ Đảng hiện hành, chi bộ sinh hoạt

thường kỳ mỗi tháng một lần, sinh hoạt bất thường khi cần thiết Sinh hoạtchi bộ lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản, lấy tự phêbình và phê bình làm qui luật phát triển

Sinh hoạt chi bộ là một trong những biện pháp về tổ chức và tư tưởngrất cơ bản, chi phối trực tiếp, toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức đảng

và từng đảng viên

Sinh hoạt chi bộ trước hết nhằm giáo dục, rèn luyện nâng cao trình độtrí tuệ, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũđảng viên, tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đượcgiao

Sinh hoạt chi bộ là biện pháp tích cực để quản lý, giáo dục đảng viên

Trang 22

Để Đảng có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thì phải thường xuyên sinhhoạt để giáo dục rèn luyện, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, phẩmchất chính trị, đạo đức, lối sống cho đảng viên Sinh hoạt chi bộ vì vậy đượccoi là trường học giáo dục cộng sản và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạođức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

Sinh hoạt chi bộ là diễn đàn dân chủ nhằm phát huy tính tích cực, sángtạo của từng đảng viên và tổ chức đảng, đảm bảo cho mỗi đảng viên và tổchức đảng thực hiện chức năng lãnh đạo của mình ở cơ sở Trong sinh hoạtđảng, mỗi đảng viên và cán bộ được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình,được dân chủ bàn bạc, thảo luận đề ra các chủ trương, biện pháp và tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng, vì vậy, sinh hoạt chi bộ làkhâu cuối cùng đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra

Sinh hoạt chi bộ đảm bảo tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật của đảngviên và tổ chức đảng Thông qua sinh hoạt đảng và bằng sinh hoạt đảng xâydựng mối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự gắn bó giữa đảng viên với tổchức và giữa đảng viên với nhau, xây dựng nội bộ Đảng trong sạch, vữngmạnh Sinh hoạt chi bộ là phương thức để giáo dục và thi hành kỷ luật đốivới những đảng viên vi phạm kỷ luật, đồng thời là phương thức để xem xét,giới thiệu và kết nạp đảng viên

Sinh hoạt chi bộ có vai trò, tác dụng to lớn đối với việc nâng cao nănglực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của tổ chức đảng Thông qua sinhhoạt chi bộ để xây dựng nội bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu, đảm bảo cho tổ chức đảng lãnh đạo thắng lợinhiệm vụ chính trị được giao Sinh hoạt chi bộ trở thành yêu cầu có tínhnguyên tắc, bắt buộc mọi tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên, đảm bảo chochi bộ vừa là tổ chức lãnh đạo, vừa là tổ chức chiến đấu và là một tổ chứchành động

Sinh hoạt chi bộ là cơ sở tồn tại của Đảng Nếu coi Đảng là một cơ thểsống, trong đó chi bộ, đảng bộ cơ sở là tế bào cấu thành tổ chức đảng, thì

Trang 23

sinh hoạt chi bộ, đảng bộ thường xuyên là quá trình trao đổi chất trong mỗi

tế bào, là dấu hiệu của sự sống, không sinh hoạt hoặc sinh hoạt khôngthường xuyên cũng có nghĩa là quá trình trao đổi chất không liên tục, bị ngắtquãng, sự sống sẽ ngưng trệ Đảng ta đã khẳng định, mỗi đảng viên, mỗi chi

bộ trước hết là cán bộ cao cấp phải không ngừng rèn luyện, nâng cao tính tổchức, tính kỷ luật, tính tự giác đặt mình trong sự quản lý của tổ chức đảng,thường xuyên tham gia sinh hoạt chi bộ, tự giác ghép mình vào khuôn khổ

kỷ luật của Đảng, không để một đảng viên nào đứng ngoài trách nhiệm quản

lý của một tổ chức, một tập thể Thực tế cho thấy: “Hễ nơi nào, lúc nào màsinh hoạt của chi bộ buông lỏng, rời rạc, hoặc không có nội dung chính trị,

tư tưởng cụ thể, thiết thực, thì nơi đó, lúc đó đã bắt đầu có nguy cơ đi chệchđường lối, chính sách của Đảng, hạ thấp vai trò tiên phong gương mẫu củacán bộ đảng viên, làm kỷ luật lỏng lẻo, các hiện tượng tiêu cực nảy sinh vàphát triển, sự gắn bó giữa Đảng và quần chúng bị suy yếu” [23, tr 131]

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tiếp tụckhẳng định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sởđảng, nhất là chi bộ Toàn Đảng tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức

cơ sở và hướng về cơ sở, gắn xây dựng tổ chức đảng với xây dựng, củng cố

hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chibộ” [27, tr 144, 146, 156]

Chính vì vậy, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng và củng cố chi bộ,thường xuyên chăm lo cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi

đó là một khâu đột phá trong quá trình chỉnh đốn và đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng ta hiện nay

1.1.2.2 Nội dung, hình thức và tính chất của sinh hoạt chi bộ

* Nội dung sinh hoạt chi bộ

Nội dung sinh hoạt chi bộ là tổng hợp những mặt hoạt động chính trị,

tư tưởng và tổ chức, nhằm xây dựng nội bộ đảng trong sạch, vững mạnh,nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng Nội dung

Trang 24

sinh hoạt chi bộ bao gồm nhiều mặt hoạt động khác nhau, nhưng có nhữngnội dung cơ bản sau đây:

- Học tập, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên Phổ biếnquán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nhất là những vấn đề có liên quan đếnnhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, quyền và nghĩa

vụ của đảng viên; thông tin về tình hình thế giới trong nước và địa phương

có liên quan đến tư tưởng của đảng viên trong chi bộ và trong quần chúng,theo hướng dẫn của ban tuyên giáo cấp uỷ cấp trên và những tài liệu để đảngviên nghiên cứu, tham khảo

Thực hiện nội dung này làm cho mọi đảng viên quán triệt đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghịquyết, kế hoạch, chương trình công tác của cấp trên Nắm thông tin thời sự,chính sách để đảng viên định hướng tư tưởng đúng đắn, chủ động và tự giácthực hiện nhiệm vụ chính trị và tiến hành công tác tư tưởng, tạo nên sựthống nhất về nhận thức và hành động trong việc thực hiện nhiệm vụ chínhtrị của tổ chức đảng

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đề ra trong kỳ sinh hoạt của chi

bộ tháng trước Căn cứ vào nghị quyết của chi bộ tháng trước để đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ, nêu rõ mặt làm được, chưa được,nguyên nhân chủ quan, khách quan, làm rõ trách nhiệm của chi uỷ, của bíthư và của đảng viên Trong đó chú ý đến các nội dung cụ thể sau:

+ Đánh giá tình hình tư tưởng và những diễn biến tư tưởng của đảngviên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ, nhất là những vấn đềnổi cộm cần phải giải quyết

+ Đánh giá tình hình đảng viên trong chi bộ, đảng bộ thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị,nghị quyết của cấp uỷ cấp trên và thực hiện các nhiệm vụ được tổ chức đảng

Trang 25

phân công.

+ Tình hình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và những đề xuất, kiếnnghị của cán bộ, đảng viên và quần chúng ở địa phương, cơ quan, đơn vị màchi bộ cần quan tâm chỉ đạo giải quyết

+ Tổng hợp ý kiến nhận xét, phản ánh của quần chúng về sự lãnh đạocủa chi bộ, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và nhữngbiểu hiện tiêu cực có liên quan đến cán bộ, đảng viên ở cơ quan, đơn vị, địaphương để chi bộ biết, nhằm phát huy những mặt tốt đồng thời áp dụngnhững biện pháp lãnh đạo để phòng ngừa và giúp đỡ đảng viên sai phạm sửachữa (nếu có) Trên cơ sở tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn, vướngmắc của bản thân và gia đình đảng viên để chi bộ bàn bạc và có biện phápgiúp đỡ kịp thời trên tinh thần đoàn kết và tình đồng chí yêu thương lẫnnhau

- Đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác của chi bộ tháng tới

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác của chi bộ trong toànkhóa và từng quí; trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng trước vànhững yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra, cũng như từ sự chỉ đạo của cấp uỷ cấptrên để chi bộ xác định và chọn ra một số nhiệm vụ cụ thể thực hiện trongtháng tới Trong đó, tập trung vào những vấn đề về tư tưởng nổi lên, nhữngnhiệm vụ chính trị trọng tâm, bức xúc trước mắt cần phải thực hiện; nhữnggiải pháp để xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Sinh hoạt chi bộ cần chú trọng thảo luận, quyết định những vấn đề xâydựng nội bộ Đảng, chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch, vữngmạnh, thực hiện tự phê bình, phê bình; công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn

kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, tăng cường đoàn kết trong chi bộ và thực hiệnnhững nội dung của công tác đảng viên Sinh hoạt chi bộ bàn về những vấn

đề xây dựng nội bộ được tiến hành định kỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm,hoặc sinh hoạt đột xuất khi có những vấn đề nảy sinh về chính trị, tư tưởng

và tổ chức cần phải giải quyết kịp thời

Trang 26

Để thực hiện tốt nội dung trên, chi bộ mà trước hết là chi ủy, bí thưcấp ủy cần nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước, những chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấptrên Đồng thời nắm vững tình hình chính trị, tư tưởng, đời sống kinh tế, vănhóa, xã hội và những vấn đề nảy sinh ở cơ quan, đơn vị, để bàn bạc, thảoluận, đưa ra những quyết định đúng đắn, không trái với quan điểm củaĐảng, pháp luật của Nhà nước

* Hình thức sinh hoạt chi bộ

Hình thức là phương thức, cách thức thể hiện và thực hiện nội dung Hình thức sinh hoạt chi bộ diễn ra rất đa dạng Trong sinh hoạt chi bộ

có những hình thức sinh hoạt cơ bản như sinh hoạt chính trị, tư tưởng, sinhhoạt học tập, sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt tổng hợp

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nhằm bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống cho đảng viên Loại hình sinh hoạt này thường được tổ chứctập trung toàn thể chi bộ hoặc tổ đảng để bí thư chi bộ hay báo cáo viên phổbiến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, tình hình thời sự trong nước và thế giới Đảng viên trong chi bộ tự giác, tích cực học tập, nghiên cứu và xây dựngchương trình hành động thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng

Sinh hoạt học tập nhằm nâng cao trình độ lý luận, kiến thức, chuyênmôn, nghiệp vụ cho đảng viên, thường được tổ chức thành những lớp bồidưỡng, tập trung đảng viên học tập, nghiên cứu, có sự kiểm tra, đôn đốc vàđánh giá kết quả trên cơ sở phối hợp hoạt động của các tổ chức đảng, củacác cấp ủy đảng

Sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt tổng hợp nhằm thảo luận, quyết địnhnhững chủ trương, biện pháp giải quyết những vấn đề quan trọng đang đặt ramột cách bức thiết trong chi bộ đảng và trong cơ quan, đơn vị Các loại hìnhnày được tổ chức dưới hình thức hội nghị toàn thể đảng viên, tập trung thảoluận, quyết nghị những vấn đề cụ thể như công tác xây dựng nội bộ, công

Trang 27

tác lãnh đạo của tổ chức đảng

Yêu cầu của sinh hoạt chi bộ phải được tiến hành nghiêm túc, đúngnguyên tắc Trong sinh hoạt phải phát huy dân chủ, sự chủ động tích cực củađảng viên trong việc đề đạt ý kiến, tranh luận, phản biện, trình bày nguyệnvọng, những khó khăn, vướng mắc trong công tác, trong cuộc sống mà đảngviên chưa khắc phục được để tổ chức góp ý, giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụđược giao Trong thảo luận cần phát huy dân chủ, tạo được không khí đoànkết, cởi mở, thẳng thắn để đảng viên thể hiện chính kiến của mình Nhữngvấn đề còn có ý kiến khác nhau thì chi bộ, đảng bộ cần trao đổi, thảo luận

kỹ, tạo sự thống nhất cao trước khi biểu quyết

*Tính chất sinh hoạt chi bộ

Sinh hoạt chi bộ đạt chất lượng cao phải đảm bảo các tính chất sauđây:

- Tính lãnh đạo

Tính chất lãnh đạo của sinh hoạt chi bộ thể hiện trước hết ở việc đề rađược các quyết định lãnh đạo đúng đắn để định hướng cho những hoạt độngchủ yếu của cơ quan, đơn vị, nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảysinh trong thực tiễn; chỉ rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng tổ chức, từngcán bộ, đảng viên; đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ vềchính trị, tư tưởng và tổ chức; bảo đảm lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợinhiệm vụ chính trị

Để đảm bảo tính lãnh đạo trong sinh hoạt đảng, các tổ chức đảng cần

mở rộng dân chủ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phêbình và phê bình, chấp hành nghiêm kỷ luật đảng, xây dựng khối đoàn kếtthống nhất trong Đảng

- Tính giáo dục

Tính giáo dục của sinh hoạt chi bộ, đảng bộ thể hiện ở chỗ, sau mỗi kỳsinh hoạt trình độ mọi mặt của đảng viên được nâng cao thêm, tiếp nhậnđược nhiều thông tin, trang bị kiến thức mới, nhận thức sâu sắc hơn đường

Trang 28

lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có thêmkinh nghiệm trong thực tiễn công tác Qua đó, bồi dưỡng quan điểm đúngđắn, củng cố thêm lập trường chính trị, xây dựng được niềm tin đối với mụctiêu, lý tưởng của Đảng Sau sinh hoạt, mỗi cán bộ, đảng viên tự thấy trưởngthành hơn, vững vàng hơn trong công tác Sinh hoạt chi bộ còn nêu đượcnhững điển hình tiên tiến, những người tốt, việc tốt để đảng viên học tập,những mặt tích cực, ưu điểm để phát huy, đồng thời tiến hành tự phê bình vàphê bình phát hiện những sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa.

Thể hiện tính chất giáo dục, trong sinh hoạt chi bộ cần phải chú trọngnghiên cứu, thảo luận nghiêm túc các quan điểm, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên Khắc phụcviệc coi nhẹ vai trò của sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt một cách hình thức, qualoa, đại khái làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo của đảng viên

- Tính chiến đấu

Trong sinh hoạt chi bộ phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng ưuđiểm, khuyết điểm của cả tổ chức và cá nhân đảng viên trong quá trình hiệnthực hiện nhiệm vụ chính trị; phát huy dân chủ trong thảo luận, phê bình,chất vấn lãnh đạo, trong ứng cử, đề cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo cáccấp

Để nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ cần phát huy dânchủ nội bộ khi bàn bạc và quyết nghị mọi vấn đề thuộc phạm vi của chi bộ;thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; đấu tranh khắc phụcbệnh gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, xử lý nghiêm minh những ngườilợi dụng dân chủ gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ Trong sinh hoạt đảng cầnphát huy tình yêu thương đồng chí, quí trọng lẫn nhau, chân thành giúp đỡnhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong công tác và đời sống

1.1.2.3 Chất lượng sinh hoạt chi bộ

* Quan niệm chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lượng sinh hoạt chi bộ là tổng hợp những đặc điểm, tính chất và

Trang 29

hoạt động thể hiện năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một tổ chức đảng,đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao trong từng thời kỳcách mạng Chất lượng sinh hoạt chi bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng các quyết định chính trị của các tổ chức đảng, đến chương trình hànhđộng của đảng viên, đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyếtcủa chi bộ Sinh hoạt chi bộ có chất lượng sẽ làm cho đường lối, chính sáchcủa Đảng được quán triệt, nhiệm vụ của chi bộ được triển khai, trí tuệ vàtrách nhiệm của đảng viên được nâng cao, kỷ luật của Đảng được tăngcường, mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng được củng cố và phát triển.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sựtồn tại và phát triển của chi bộ Sinh hoạt chi bộ có chất lượng mới đảm bảođược vai trò lãnh đạo chính trị của chi bộ, đối với việc tổ chức cho cán bộ,đảng viên và quần chúng tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai cóhiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đơn vị

* Những tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ là những dấu hiệu,những tính chất để dựa vào đó mà nhận biết và đánh giá được chất lượngsinh hoạt đáp ứng được những yêu cầu mục tiêu phát triển của tổ chức đảng

Đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ phải căn cứ vào các tiêu chí sauđây:

- Về nội dung sinh hoạt chi bộ

Sinh hoạt chi bộ phải đề ra được nội dung cụ thể, thiết thực, sát vớiyêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ Đây là dấu hiệu quan trọng để đánhgiá chất lượng sinh hoạt chi bộ Để sinh hoạt chi bộ đạt chất lượng, ban chi

ủy, bí thư chi bộ phải lựa chọn đúng nội dung, xác định nội dung trọng tâm,trọng điểm cho từng thời kỳ để chi bộ thảo luận và quyết định Nếu nội dungsinh hoạt chi bộ đề ra không phù hợp, thiếu cụ thể và thiết thực thì khôngnhững việc thảo luận sẽ thiếu tập trung, thống nhất mà việc ra các quyết địnhlãnh đạo cũng sẽ kém hiệu lực, ít hiệu quả

Trang 30

Trong quá trình sinh hoạt, nội dung nêu ra phải được thảo luận sôi nổi,đúng hướng và phải đi đến những kết luận đúng đắn, đề ra được nhữngquyết định phù hợp, khả thi

- Về hình thức sinh hoạt chi bộ

Nội dung sinh hoạt chỉ được quán triệt đầy đủ, kích thích tính tích cực,sáng tạo và biến thành hành động thực tế của đảng viên khi nó được thể hiệnvới những hình thức phù hợp Ngược lại, hình thức đơn điệu, khô khan,nhàm chán, ít đổi mới sẽ làm cho sinh hoạt trở nên tẻ nhạt, nặng nề, khônggây ra được hứng thú thu hút đảng viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến

Do đó khi xem xét chất lượng sinh hoạt chi bộ phải xem xét tính hợp lý, hấpdẫn và phong phú của các hình thức sinh hoạt

- Thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng

Sinh hoạt đảng là nơi thể hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt cơbản của Đảng, như nguyên tắc tập trung, dân chủ; tự phê bình và phê bình Việc thực hiện hay không thực hiện, thực hiện đúng hay không đúng là điềukiện quan trọng để xem xét chất lượng sinh hoạt Những chi bộ yếu kém,cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống thìnguyên nhân trực tiếp là thực hiện chưa tốt, chưa nghiêm các nguyên tắc về

tổ chức và sinh hoạt đảng Ngược lại, những chi bộ vững mạnh là những đơn

vị trong các hoạt động nói chung và sinh hoạt đảng nói riêng quán triệt vàthực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt

- Thực hiện qui trình sinh hoạt

Sinh hoạt chi bộ thực chất cũng là quá trình hoạt động nhận thức và tổchức thực tiễn, đó là hoạt động mang tính khoa học Hiệu quả của cuộc sinhhoạt phụ thuộc vào việc thực hiện qui trình sinh hoạt có bài bản, khoa họchay không Cho nên các cấp uỷ cần nắm vững và thực hiện đúng qui trìnhsinh hoạt chi bộ mới đảm bảo chất lượng sinh hoạt

- Số lượng và thái độ của đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ

Số lượng đảng viên tham gia sinh hoạt đầy đủ là dấu hiệu không chỉ

Trang 31

cho thấy ý thức tổ chức, kỷ luật, tính tích cực, tự giác của đảng viên mà cònthể hiện sự vững mạnh của tổ chức, sự nền nếp trong sinh hoạt của chi bộ.Những chi bộ có đông đảng viên thường xuyên tham gia sinh hoạt, đảngviên tích cực đóng góp ý kiến có chất lượng, có tinh thần xây dựng thì nhấtđịnh tổ chức đảng đó sẽ có được những quyết định đúng đắn, có tính khả thicao hơn là những chi bộ, đảng bộ có ít đảng viên tham gia, sinh hoạt chuệchchoạc, thiếu tích cực, tự giác.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ.

Sinh hoạt chi bộ, đảng bộ xét đến cùng là phải đảm bảo thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ chính trị Chất lượng sinh hoạt chi bộ phải được khẳngđịnh ở kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, đây là tiêu chí thểhiện chính xác chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đánh giá chất lượng sinh hoạt cần phải phân tích đầy đủ các mặt nêutrên Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạtchi bộ thể hiện ở kết quả toàn diện, tổng hợp của các tiêu chí trên, đó là sinhhoạt chi bộ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sứcchiến đấu của tổ chức đảng; nội bộ Đảng được xây dựng trong sạch, vữngmạnh; cán bộ, đảng viên có điều kiện để trưởng thành và phát huy khả năngcủa mình; tổ chức đảng thực hiện tốt vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở vàđược quần chúng nhân dân tín nhiệm

Những tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ đồng thời cũng là

sự thể hiện những yêu cầu cần phải làm để đảm bảo sinh hoạt chi bộ đạt chất

lượng cao, do vậy, sinh hoạt chi bộ có chất lượng phải đảm bảo được tính

lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu cao.

1.1.2.4 Các nhân tố cơ bản tác động đến chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lượng sinh hoạt chi bộ cao hay thấp, hiệu quả hay yếu kém phụthuộc nhiều vào nhân tố chủ quan và khách quan

- Đảng viên, đội ngũ đảng viên, cấp ủy và tổ chức đảng là nhân vậttrung tâm quyết định đến chất lượng sinh hoạt đảng nói chung và sinh hoạt

Trang 32

chi bộ nói riêng Vì thế, để lý giải chất lượng sinh hoạt đảng tốt hoặc chưatốt, phải nghiên cứu từ đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng.

Chất lượng đội ngũ đảng viên cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọngđến chất lượng sinh hoạt chi bộ Nếu đảng viên có trình độ lý luận, có kiếnthức, chuyên môn, nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức thì sẽ phát huytốt vai trò của mình trong sinh hoạt, đảm bảo chất lượng lãnh đạo của chi bộ.Trong những tổ chức đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấukém, đội ngũ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống, quan liêu, tham nhũng thì chất lượng sinh hoạt đảng sẽ rất thấp

Thực tế cho thấy, nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chấtlượng sinh hoạt chi bộ hiện nay là đội ngũ cấp ủy và người bí thư Theo kếtquả khảo sát của đề tài, có 84,4% số người được hỏi lại cho rằng phẩm chất,năng lực của chi ủy và vai trò của người bí thư có vai trò rất quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng sinh hoạt chi bộ Mọi khâu của quá trình sinh hoạt chi

bộ đều phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cấp ủy vàngười bí thư Đội ngũ cấp ủy và người bí thư nhiệt tình, có trách nhiệm cao,năng động, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, hình thức sinh hoạt thiếtthực, khả năng điều hành khoa học thì chất lượng sinh hoạt chi bộ mớiđảm bảo Ngược lại, đội ngũ cấp ủy và người bí thư kém nhiệt tình, thiếutrách nhiệm, hoặc phẩm chất, năng lực hạn chế thì chất lượng sinh hoạt chi

bộ nhất định bị ảnh hưởng không tốt

Một chi bộ trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên có ý thức tổchức kỷ luật cao, thể hiện tính chiến đấu, dân chủ, đoàn kết, thống nhất thìcán bộ, đảng viên phát huy vai trò, phẩm chất, năng lực của mình trong sinhhoạt, đảm bảo chất lượng sinh hoạt chi bộ Ngược lại, một chi bộ đảng tổchức lỏng lẻo, ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên kém, thiếu dân chủ, mấtđoàn kết sẽ tác động đến tư tưởng, tình cảm của đảng viên, phẩm chất,năng lực của đảng viên không có môi trường thuận lợi để phát huy, do đócũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt

Trang 33

- Chất lượng sinh hoạt đảng nói chung và sinh hoạt chi bộ nói riêngcòn chịu sự tác động từ phía môi trường chính trị, xã hội khách quan, cácnhân tố đó tác động qua đội ngũ đảng viên, đội ngũ cấp ủy và tổ chức đảng,

từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt chi bộ

Tác động từ Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước; các nguyên tắc, qui chế, qui định trong tổ chức vàsinh hoạt đảng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh hoạt chi bộ Cươnglĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cácnguyên tắc, qui chế, qui định của Đảng đúng đắn là nhân tố quan trọng, tácđộng tích cực đến sinh hoạt đảng, tạo ra những chuyển biến mới trong nhậnthức cũng như trong hành động Mặt khác, Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyếtcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc, qui chế, quiđịnh đúng đắn còn là cơ sở để phát huy dân chủ, đi đôi với tăng cường kỷluật, kỷ cương, nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình, xây dựng đoàn kếtthống nhất đúng đắn; đảm bảo tính lãnh đạo, tính chiến đấu cao trong sinhhoạt Ngược lại, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảngchưa sát đúng, pháp luật Nhà nước còn nhiều sơ hở, các nguyên tắc, qui chế,qui định còn thiếu, lỏng lẻo không chỉ tác động tiêu cực đến ý thức chính trịcủa đảng viên, làm giảm vai trò của tổ chức đảng, mà còn thiếu cơ sở để cán

bộ, đảng viên thực hiện tốt các nguyên tắc sinh hoạt đảng

Tác động của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống củamột bộ phận cán bộ, đảng viên đến chất lượng sinh hoạt chi bộ là vấn đề cầnphải đặc biệt quan tâm hiện nay Những tiêu cực trong Đảng, trong bộ máyNhà nước và trong xã hội chưa được ngăn chặn kịp thời và diễn biến phứctạp, đang tác động xấu đến tình hình tư tưởng chính trị của những đảng viênchân chính, mâu thuẫn với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, đanggây sự phản cảm, tiêu cực trong nhận thức và hành vi của cán bộ, đảng viên,

là nguyên nhân làm xuống cấp chất lượng sinh hoạt đảng

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đem lại những

Trang 34

thành tựu to lớn, song tác động "mặt trái” của nó như phân hóa giàu nghèo,bất công, sa đọa về đạo đức, lối sống Toàn cầu hóa là xu thế của thời đại,gia nhập toàn cầu hóa kinh tế chúng ta tranh thủ điều kiện và sức mạnh củathời đại để phát triển đất nước, nhưng mặt trái của nó tác động đến mọi mặtcủa đời sống xã hội, nhất là lối sống, văn hóa, làm suy giảm các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng và nhân dân ta Sự khủng hoảngcủa CNXH thế giới; âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,

ra sức chống phá hòng xóa bỏ Đảng, xóa bỏ chế độ ta…đang tác độngthường xuyên và mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức và hành vi củađảng viên trong sinh hoạt đảng, đó là những nhân tố không thể xem thường

Bên cạnh đó những tập quán, tâm lý xã hội tiểu nông đang tác độngđến ý thức và hành động của đảng viên, đến môi trường sinh hoạt đảng Tínhcục bộ, địa phương, bè cánh, nể nang, cảm tính, cảm tình, dĩ hòa vi quí, kèncựa, địa vị, bệnh gia trưởng đã ảnh hưởng tiêu cực trong sinh hoạt đảng,làm tăng thêm tình trạng mất dân chủ, chuyên quyền độc đoán, tinh thần đấutranh phê và tự phê kém, tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng giảm sút

Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹthuật, của nền kinh tế tri thức đã góp phần đổi mới tư duy lãnh đạo, nhậnthức của cán bộ, đảng viên và của xã hội trong thời kỳ mới Những thànhtựu khoa học, công nghệ đang phổ cập trong đời sống xã hội đã có tác độngrất lớn đến đội ngũ đảng viên, tổ chức đảng Người ta tiếp cận thông tinnhiều chiều, từ nhiều kênh thông tin khác nhau; các chủ trương, đường lốicủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình trong nước và thế giới đượctruyền tải qua báo chí, truyền thông, mạng internet một cách nhanh chóng,thuận lợi Đây là bước chuyển lớn cần được quan tâm để đổi mới nội dung,cách thức tổ chức sinh hoạt chi bộ Nội dung thông tin thiếu cập nhật, cáchthức truyền đạt đơn điệu, tẻ nhạt, phổ biến, giải thích dài dòng sẽ làm sinhhoạt đảng trở nên nhàm chán, vô bổ Tuy nhiên, với cách thức thu thậpthông tin của đảng viên và quần chúng còn mang tính tự phát, thụ động, thì

Trang 35

tổ chức đảng cần phải chủ động cung cấp thông tin lãnh đạo, định hướng tưtưởng đúng đắn, nhưng phải sinh động và sâu sắc.

Tác động, ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và khách quan đến chấtlượng sinh hoạt chi bộ có cả mặt tích cực và tiêu cực Sự phân biệt nhân tốchủ quan và khách quan là có tính chất tương đối Trên thực tế chúng tácđộng đan xen, giao thoa, tương tác với nhau, tác động qua hàng loạt cáckhâu, các quá trình khác nhau, từ nhận thức đến quan điểm, chủ trương, từ tổchức đến hành động của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộđảng viên, từ đó tác động tổng hợp đến chất lượng sinh hoạt chi bộ

1.2 CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở NƯỚC TA

1.2.1 Khái niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

Vị trí, vai trò của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có liênquan chặt chẽ với bản chất, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước

Nhà nước, xét về mặt bản chất, là công cụ chủ yếu trong tay giai cấpthống trị dùng để thực hiện các mục tiêu của giai cấp mình, duy trì vai tròthống trị xã hội của mình Hoạt động của bộ máy thống trị này trước hếthướng tới việc dung hoà các mâu thuẫn giai cấp, duy trì và bảo đảm quyềnthống trị của giai cấp thống trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo địnhhướng của giai cấp cầm quyền Đồng thời, nhà nước còn góp phần quantrọng tạo ra các điều kiện cần thiết duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xãhội Hoạt động của nhà nước, do vậy, được chia thành hai nhánh chủ yếu:

một là, với tư cách là công cụ thống trị giai cấp, nhà nước xây dựng và bảo

vệ trật tự xã hội theo hướng duy trì lợi ích của giai cấp cầm quyền và hai là,

với tư cách là bộ máy công quyền, sử dụng quyền lực công (quyền lực nhà

Trang 36

nước), cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự phát triển của xã hội Theo tínhchất, hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu này của nhà nước tương thích với hainhóm chức năng chủ yếu là chức năng chuyên chính giai cấp và chức năng

xã hội của nhà nước Hai chức năng này có mối quan hệ biện chứng vớinhau: một nhà nước chỉ làm tốt chức năng chuyên chính của mình, duy trìtốt vai trò thống trị của giai cấp cầm quyền khi nhà nước đó thực hiện tốtchức năng xã hội

Để có khái niệm về cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, cần phân

biệt hoạt động hành chính nhà nước và hoạt động sự nghiệp

Những chức năng của nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng bộ máynhà nước Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởicác cơ quan nhà nước bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước (các cơ quanthực thi quyền lực nhà nước, tức là cơ quan thực thi các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp) và các cơ quan cung cấp các dịch vụ sự nghiệp thiếtyếu cho xã hội (cơ quan cung cấp dịch vụ sự nghiệp - còn gọi là các cơquan, đơn vị sự nghiệp) Trong một số tài liệu, người ta sử dụng thuật ngữ

“bộ máy nhà nước” để chỉ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước.1

Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: cácđảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghềnghiệp, , trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng Nhà nước là trung tâmcủa hệ thống chính trị, là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồntại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước Đó chính là hoạt độngquản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộphận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chếđơn phương đối với xã hội

Thực hiện quyền quản lý nhà nước là các cơ quan quản lý nhà nước,tức là các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

1 Xem các tài liệu, giáo trình của Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Trang 37

+ Cơ quan thực thi quyền lập pháp có nhiệm vụ chủ yếu là ban hành

và sửa đổi Hiến pháp và luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động của

xã hội Quyền lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện

+ Cơ quan thực thi quyền hành pháp có nhiệm vụ đưa Hiến pháp, phápluật do cơ quan lập pháp ban hành vào áp dụng trong xã hội, để quản lý cáchành vi của các cá nhân và tổ chức trong xã hội theo một trật tự thống nhấtquy định trong pháp luật Quyền này do cơ quan hành pháp thực hiện, baogồm cơ quan hành pháp trung ương và hệ thống cơ quan hành pháp ở địaphương

+ Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật, do cơ quan tư pháp (trướchết là hệ thống toà án) thực hiện

Theo quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), ở nước ta,quyền lực nhà nước thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp

Theo cơ chế đó, quyền lập pháp được trao cho một cơ quan duy nhấtthực hiện là Quốc hội Ngoài chức năng chủ yếu là lập pháp (ban hành vàsửa đổi Hiến pháp, luật và các bộ luật), Quốc hội ở nước ta, với tư cách là cơquan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan cao nhất đại diện cho ý chí,nguyện vọng của toàn thể nhân dân, còn thực hiện các nhiệm vụ quan trọngkhác như quyết định việc thành lập các cơ quan và chức vụ chủ yếu của Nhànước (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, ), giám sát tối cao đối với mọihoạt động của Nhà nước và quyết định những vấn đề lớn của đất nước

Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ và bộ máy hành chính địaphương thực hiện bao gồm quyền lập quy và điều hành hành chính Theoquy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) và Luật Tổ chức Chínhphủ năm 2001, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quanhành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam Với vị trípháp lý "kép" này, Chính phủ vừa là cơ quan thực thi Hiến pháp, luật và các

Trang 38

nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụQuốc hội, vừa là cơ quan đứng đầu hệ thống các cơ quan hành pháp từ trungương tới địa phương Điều này cho thấy tính chất độc lập tương đối của bộmáy thực thi quyền hành pháp trong cấu trúc chung của bộ máy quản lý nhànước: Quốc hội là cơ quan giám sát hoạt động của Chính phủ nhưng khôngcan thiệp vào hoạt động điều hành bộ máy hành chính của Chính phủ.

Quyền tư pháp được trao cho hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp

và hệ thống Toà án nhân dân các cấp thực hiện

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọngtrong sự phát triển của xã hội Vai trò này được thể hiện trên một số mặt cơbản:

- Hành chính nhà nước góp phần quan trọng trong việc hiện thực hoácác mục tiêu, ý tưởng, chủ trương, đường lối chính trị trong xã hội Vai trònày thể hiện thông qua chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quanhành chính nhà nước

- Hành chính nhà nước giữ vai trò định hướng, dẫn dắt sự phát triểnkinh tế - xã hội thông qua hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước

- Hành chính nhà nước giữ vai trò điều hành xã hội, điều chỉnh cácmối quan hệ xã hội theo những định hướng thống nhất

- Hành chính nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, kích thích phát triển, duy trì

và thúc đẩy sự phát triển của xã hội: củng cố và phát triển hệ thống hạ tầng

cơ sở, can thiệp vào sự phát triển xã hội qua hệ thống chính sách

Ngoài ra, hành chính nhà nước còn giữ vai trò trọng tài, giải quyết cácmâu thuẫn ở tầm vĩ mô

Như vậy, có thể hiểu cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ

quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo các quy định của pháp luật, để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Những cơ quan này được phép (và cần phải)

sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế xã hội với pháp luật là công

Trang 39

cụ cơ bản để tiến hành các hoạt động điều tiết các mặt của đời sống xã hộitheo một trật tự được Nhà nước quy định trong hệ thống pháp luật Hệ thốngcác cơ quan hành chính nhà nước bao gồm cơ quan trung ương (Chính phủ,các Bộ và cơ quan ngang Bộ, có thể có một số cơ quan thuộc Chính phủ) và

cơ quan địa phương (UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộcUBND như các Sở, các Phòng)

Hoạt động sự nghiệp, ngược lại, là những hoạt động không liên quan

tới việc thực thi quyền lực nhà nước mà chỉ liên quan tới việc cung cấp cácdịch vụ mà nhà nước có trách nhiệm đảm bảo Trong các văn bản chính thứccủa Nhà nước hiện nay đề cập tới hoạt động sự nghiệp rất nhiều Các thuậtngữ như "đơn vị sự nghiệp", "cơ quan hành chính, sự nghiệp" được sử dụngkhá phổ biến, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về đơn vị

sự nghiệp

Trong Đại từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tinnăm 1998 (do Nguyễn Như Ý chủ biên) có đề cập tới thuật ngữ "sự nghiệp",theo đó "sự nghiệp được hiểu là các hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho sảnxuất kinh doanh và sinh hoạt văn hoá" [92] Như vậy, ở đây có thể hiểu hoạtđộng sự nghiệp là các hoạt động cung cấp các loại dịch vụ phục vụ chonhững nhu cầu nhất định của xã hội, như giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực,chăm sóc y tế cho con người, cung cấp các sản phẩm khoa học phục vụ kinhtế-xã hội và "đơn vị sự nghiệp" chính là các cơ sở cung cấp các loại dịch

vụ này Thuật ngữ "đơn vị sự nghiệp công" hay "đơn vị sự nghiệp của nhà

nước" được sử dụng để chỉ các đơn vị do Nhà nước tổ chức để thực hiện

những dịch vụ nhất định phục vụ cho hoạt động của nhà nước, đảm bảo mục tiêu quản lý của nhà nước Các đơn vị sự nghiệp bao gồm các trường đại

học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông; các bệnh viện, trung tâm y

tế; các viện nghiên cứu, các trạm trại kỹ thuật Những đơn vị này có thể do

cấp Trung ương quản lý (ví dụ các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đàotạo quản lý, các bệnh viện công lập do Bộ Y tế quản lý, các viện nghiên cứu

Trang 40

do Bộ Khoa học và Công nghệ và các ngành quản lý), cũng có thể do chínhquyền địa phương quản lý.

Cần lưu ý rằng trong xu thế xã hội hoá việc cung cấp các dịch vụ cônghiện nay, tham gia vào quá trình cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hộikhông chỉ có các đơn vị do Nhà nước tổ chức Nhiều đơn vị ngoài nhà nướccũng được hình thành và đang giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảmcung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội.2 Chẳng hạn như các trường dânlập, tư thục; bệnh viện tư; các cơ sở nghiên cứu và dịch vụ kỹ thuật do tưnhân lập ra Như vậy, Nhà nước đang chuyển dần từ vai trò "người chèothuyền" sang vai trò "người lái thuyền" trong cung cấp dịch vụ.3 Các đơn vị

xã hội hoá này không nằm trong phạm vi mà đề tài nghiên cứu

1.2.1.2 Đặc điểm của các cơ quan hành chính, sự nghiệp

* Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

Các cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm khác với cácđơn vị sự nghiệp:

- Cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

thành lập và chịu sự giám sát của cơ quan đó Tất cả các cơ quan hành

chính nhà nước đều chỉ được thành lập trên cơ sở quyết định của một cơquan nhà nước có thẩm quyền (chẳng hạn, Chính phủ do Quốc hội quyếtđịnh thành lập, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh do UBND tỉnhthành lập) Cơ quan hành chính được thành lập về nguyên tắc chịu sự giámsát của cơ quan thành lập ra mình Cơ quan hành chính nhà nước được thànhlập để thực hiện các chức năng nhất định của Nhà nước Như vậy, một cơquan hành chính nhà nước được thành lập chỉ khi nào việc phân tích cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước chỉ ra rằng cần thực hiện một số chứcnăng nào đó Cơ quan hành chính nhà nước, do đó, không thể tự mình đề rahay thay đổi chức năng, nhiệm vụ cho mình

2 Về phân loại dịch vụ công thành dịch vụ hành chính công (dịch vụ sử dụng quyền lực nhà nước để tạo nên) và dịch vụ công cộng (trong quá trình sản sinh ra dịch vụ không cần sử dụng quyền lực nhà nước), xem thêm tài liệu tham khảo số 52.

3 Xem thêm tài liệu tham khảo số 20.

Ngày đăng: 03/05/2014, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đức Anh (2006), "Nâng cao chất lượng hoạt động chi bộ ở trường cao đẳng, đại học", Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng hoạt động chi bộ ở trường cao đẳng, đại học
Tác giả: Đức Anh
Năm: 2006
2. (2002), 300 câu hỏi và trả lời về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 300 câu hỏi và trả lời về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
4. Ban Tổ chức Trung ương (1973), Ra sức nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ra sức nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1973
5. Ban Tổ chức Trung ương (1979), Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1979
6. Ban Tổ chức Trung ương (1984), Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
7. Ban Tổ chức Trung ương (1984), Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
8. Ban Tổ chức Trung ương (2004), Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, tập 1, tập 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2004
9. Ban Tổ chức Trung ương (2004), "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên", tập 1, Tạp chí Xây dựng Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2004
10. Ban Tổ chức Trung ương (2005), "Hướng dẫn đại hội đảng bộ các cấp", Tạp chí Xây dựng Đảng (số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đại hội đảng bộ các cấp
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2005
12. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2006), "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên", Tập 2, Tạp chí Xây dựng Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương Đảng
Năm: 2006
18. Giáp Thị Chỉ (2006), "Sinh hoạt chi bộ xã ở Lai Châu", Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh hoạt chi bộ xã ở Lai Châu
Tác giả: Giáp Thị Chỉ
Năm: 2006
20. David Osborne và Ted Gaebler (1997), Đổi mới hoạt động của Chính phủ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới hoạt động của Chính phủ
Tác giả: David Osborne và Ted Gaebler
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
21. Tuấn Dũng (2000), "Nên sinh hoạt chi bộ như thế nào", Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nên sinh hoạt chi bộ như thế nào
Tác giả: Tuấn Dũng
Năm: 2000
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Một số quy định chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số quy định chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1977
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1.: Bản đồ địa giới Thủ đô Hà Nội. - luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội
Hình 2.1. Bản đồ địa giới Thủ đô Hà Nội (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w