Dự báo hiệu quả kinh tế

14 342 1
Dự báo hiệu quả kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dự báo hiệu quả kinh tế

Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângMỤC LỤCTrang MỤC LỤC . 1 MỞ ĐẦU . 2 CHƯƠNG I . 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 3 CHƯƠNG II . 9 DỰ BÁO HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG . 9 II.1. HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ . 9 II.2. HIỆU QUẢ VỀ XÃ HỘI . 9 II.3. HIỆU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG . 9 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângMỞ ĐẦUBiến đổi khí hậu (BĐKH) đang là mối đe dọa và thách thức lớn lao, theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH và nước biển dâng. Đứng trước tình hình trên, Chính phủ đã nhận định “Phòng chống, ứng phó và thích nghi với BĐKH, nước biển dâng là một trong những nhiệm vụ cũng như mục tiêu quan trọng và cấp bách hiện nay”. Sóc Trăng là một trong các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL được dự báo sẽ chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu ở nước ta. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tác động nổi bật của BÐKH đối với tỉnh Sóc Trăng là xâm nhập mặn, bồi tụ và xói lở bờ biển do nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy và thoái hóa đất cũng gây ra những tác hại đáng kể . đời sống và kinh tế của người dân đang bị ảnh hưởng ngày càng trầm trọng.Chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc Trăng cũng đã và đang thực hiện một số các giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng những biện pháp này đều mang tính tự phát và tạm thời. Cũng đã có những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được đưa ra để thực hiện lâu dài nhưng vẫn chưa được thực hiện vì địa phương chưa rõ về những hiệu quả mà các giải pháp mang lại. Để giải quyết vấn đề này thì cần phải “Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng” nhằm đánh giá sự hiệu quả của các giải pháp và giúp địa phương đưa ra quyết định có nên thực hiện các giải pháp này hay không.TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)2 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângCHƯƠNG IĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNGI.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊNSóc Trăng là tỉnh ven biển ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở hạ nguồn của sông Hậu - nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề. Tỉnh có diện tích đứng thứ 6 và dân số đứng thứ 7 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.I.1.1. Khí hậuKhí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 26,9°C (2009). Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 (28,6°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (24,3°C).- Nắng: tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150 kcal/cm2. Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ.- Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230 mm, chênh lệch lớn theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa. - Độ ẩm: độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp nhất 75% vào mùa khô).- Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s. - Các yếu tố khác: tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực ít gặp bão. Theo tài liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn.Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.I.1.2. Đặc điểm địa hìnhSóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với mực nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh có dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển. Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)3 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa mưa. - Vùng địa hình cao ven sông Hậu, phía Bắc huyện Kế Sách đến sông Mỹ Thanh, giới hạn từ sông Hậu đến Kênh Bà Sẩm cao trình từ 1 – 1,2 m và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, giồng cát cao đến 1,4 m.- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là vào mùa khô. I.1.3. Đất đai, thổ nhưỡngPhân loại đất toàn tỉnh có 6 nhóm đất chính:- Đất cát: diện tích 8.491 ha chiếm 2,65% diện tích tự nhiên, phân bố theo các giồng cát chạy dọc ven biển thuộc Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, sử dụng trồng rau màu. - Đất phù sa: diện tích 6.372 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú. Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét pha thịt, thích hợp cho trồng lúa tăng vụ, cây ăn trái đặc sản. - Đất gley: diện tích 1.076 ha chiếm 0,33% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng trũng, ngập nước mùa mưa thuộc các xã phía Bắc huyện Kế Sách. Đất có thành phần cơ giới lớp mặt là sét, lớp dưới là thịt pha sét, hiện được sử dụng để trồng lúa một vụ và nuôi thả thủy sản. - Đất mặn: diện tích 158.547 ha, chiếm 49,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện trong đó tập trung với diện tích lớn ở các huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên. Đất mặn từ nhiều đến ít, thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha sét và thịt pha cát, hiện đang được sử dụng trồng lúa, rau màu, cây ăn trái và chủ yếu cho nuôi trồng thủy sản. - Đất phèn: diện tích 75.823 ha, chiếm 23,7% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các huyện, tập trung thành diện tích lớn ở các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Đất chua có hàm lượng mùn thấp, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Hiện đất được sử dụng chủ yếu để trồng lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. - Đất nhân tác: diện tích 46.146 ha, chiếm 21,82% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện, tập trung nhiều nhất ở Kế Sách và Long Phú. Đất phát triển trên nền đất phù sa cũ do canh tác lâu đời nên bạc màu, độ phì thấp, hiện phần lớn được sử dụng để trồng lúa 2- 3 vụ và rau màu. Đặc điểm địa hình, đất đai của vùng đồng bằng ven biển cửa sông Hậu tạo cho Sóc Trăng tiềm năng thế mạnh về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hạn chế chủ yếu là địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phần nào gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng và giao thông đi lại đường bộ, đất đai phần lớn là đất bãi bồi ven sông và ven biển, nhiều nơi bị nhiễm mặn mùa khô, một số nơi bị úng ngập mùa mưa để đáp ứng yêu cầu sản xuất phải đầu tư nhiều cho công trình thủy lợi. TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)4 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângI.1.4. Sông ngòiTỉnh Sóc Trăng có hệ thống sông rạch chằng chịt, bờ biển dài 72 km. Các sông rạch trong tỉnh chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật chiều không đều biển Đông và nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê-Kông đổ về. Những tháng mùa khô nước từ thượng nguồn sông Mê-Kông đổ về đã làm giảm độ mặn nước biển khi xâm nhập vào nội địa vào mùa khô.Vì hệ thống sông rạch của tỉnh được nối với nhau thành một mạng lưới chằng chịt nên dao động trên hệ thống sông rạch chủ yếu là do sự truyền chiều từ biển Đông vào và một phần lượng nước từ thượng nguồn sông Hậu đổ về vào mùa mưa.Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa nước mưa tại chỗ và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy, nước trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị nhiễm mặn quanh năm do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.I.1.5. Tài nguyên rừng và biểnTheo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tính đến 31/12/2009 là 10.397,5 ha chiếm 3,2 % diện tích của tỉnh, chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển phân bố tập trung ở Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung. Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng đến phát triển bền vững của tỉnh chủ yếu là chống xói mòn, mặn hóa, cát hóa đất ven biển, bảo vệ cân bằng sinh thái các vùng cửa sông đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch. Sóc Trăng có bờ biển chạy dài 72 km (chiếm 2,21% chiều dài bờ biển cả nước) với 3 cửa sông chính là cửa Định An, cửa Trần Đề (sông Hậu) và cửa Mỹ Thanh (sông Mỹ Thanh) có điều kiện để phát triển kinh tế biển nhất là về khai thác, nuôi thủy sản, vận chuyển đường biển và du lịch biển. Nguồn lợi thủy sản, vùng biển là nơi trú ngụ của nhiều loại thủy, hải sản nước lợ và nước mặn có giá trị kinh tế. Qua điều tra xác định có 661 loài cá, 35 loài tôm trong đó có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các họ mực nang, mực ống và mực sim, ngoài ra còn có nhiều loài cua, ghẹ và nhuyễn thể khác. Khả năng khai thác hải sản gần bờ có thể được trên 20 nghìn tấn/năm, ngoài ra còn có điều kiện vươn ra khai thác xa bờ để tăng sản lượng và hiệu quả khai thác lên hơn nữa.I.2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNGI.2.1. Nhiệt độTỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với gió mùa Đông Bắc, Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 25 năm (1985 - 2009) dao động trong khoảng 26,5 - 270C, và đỉnh điểm là vào năm 2009 (đạt 27 0C), nhiệt độ thay đổi thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và có xu hướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”. Ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã thể hiện ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 - 2009 trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao. Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng từ TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)5 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng35,1 - 37,10C (chênh lệch 2,00C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 - 20,70C (chênh lệch 4,00C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua các năm 14,4 - 19,50C. Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong cùng một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2000, sự chênh lệch này là 14,40C, năm 2006, 2008 là 15,10C do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn.Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do tháng 4 là thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam, đây cũng là thời kỳ nắng nóng nhất trong mùa khô. Do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, nên nhiệt độ trung bình của năm sau so với năm trước chênh lệch đến 0,2 - 0,40C (giai đoạn 1987, 1988, 2000, 2002, 2005, 2006, 2007, 2009 nhiệt độ ở mức 26,9 - 270C). Tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina (giảm nhiệt độ bề mặt đại dương – trái ngược với hiện tượng El Nino) nên nhiệt độ trung bình của năm tại tỉnh đã giảm xuống còn 26,60C (là một trong những năm thấp nhất trong giai đoạn 1985 - 2009) và đây cũng là năm mà viện nghiên cứu không gian NASA cho là lạnh nhất kể từ đầu thập kỷ đến nay. Tuy nhiên tổ chức khí tượng thế giới (WMO) sau khi tổng hợp dữ liệu từ hai cơ quan giám sát khí hậu của Anh và Mỹ lại kết luận, năm 2008 vẫn nằm trong số 10 năm nóng nhất lịch sử, nhiệt độ trung bình năm 2008 là 15,1oC, cao hơn nhiệt độ trung bình năm 1961 - 1990, mức tham chiếu chuẩn.I.2.2. Lượng mưaTại tỉnh Sóc Trăng cả số ngày mưa và tổng lượng mưa đều tập trung vào các tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11. Mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dài liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau số ngày mưa bình quân khoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 90 - 95% lượng mưa cả năm với tổng lượng mưa đạt khoảng 1,176mm (1,970). Tuy nhiên vào những tháng mùa khô trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc, xuất hiện những đợt mưa trái mùa với tổng lượng mưa chỉ đạt khoảng 171mm. Lượng mưa trung bình trong các tháng dao động từ 30 - 50mm. Lượng mưa thấp hoặc không mưa thường xảy ra vào tháng 1 - 2.Qua bảng thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăng cho thấy lượng mưa giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp, thời kỳ ảnh hưởng đỉnh điểm của hiện tượng El Nino làm cho mùa khô năm 2006 - 2007 trở nên gay gắt hơn và khô hạn hơn so với thông thường. Hiện tượng “mưa nắng thất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể, trong những năm qua mưa thường đến sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm trước. Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1 năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc triều cường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưu nhiều nơi bị ngập. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì mùa mưa lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 - 15 ngày và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10).I.2.3. Mực nướcMực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh Sóc Trăng diễn biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối năm và TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)6 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângđầu năm sau (khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc nửa tháng 3 năm sau hàng năm), hầu hết mực nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc cao hơn những năm trước. I.2.4. Xâm nhập mặnBiểu hiện xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn (năm 1985 - 2009) được đo tại các trạm trên sông Mỹ Thanh, Sông Hậu, kênh Nhu Gia và kênh Maspero cho thấy: mặn chủ yếu trong các tháng đầu năm từ (tháng 1 đến nửa đầu tháng 5) xâm nhập chủ yếu vào vùng cửa sông và đi sâu vào nội đồng. Độ xâm nhập mặn vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp từ năm này qua năm khác, có cả sự thay đổi về thời gian, phạm vi và nồng độ mặn. Có những năm do mùa mưa kết thúc sớm hơn và xâm nhập mặn đã nhập quá sâu vào trong cửa sông và nội đồng. Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc vào lượng nước sông Mekong chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng. Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu thì vào mùa kiệt, lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế. Mặt khác, do độ dốc lòng sông nhỏ, địa hình thấp tạo điều kiện nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khô lượng dòng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâm nhập mặn vào nội đồng nhanh hơn dự báo. Những dòng chảy trên toàn hệ thống sông Mekong đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 10 - 20cm nên dòng chảy đổ ra cửa biển rất thấp, làm mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền gần 40km. Những ngày triều cường kết hợp với gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu đến 80km.Tại các trạm đo độ mặn qua nhiều năm cho thấy, độ mặn cao nhất vào năm 2005 do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài. Độ mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường và thấp hơn cùng kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong tỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần Đề 26,6‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.Sóc Trăng 5,2‰. I.2.5. Hạn hánHạn hán Sóc Trăng đều tập trung vào những tháng mùa khô trong năm, mùa khô trên địa bàn tỉnh thường bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc giữa tháng 11 hàng năm và kết thúc vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 năm sau hàng năm. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với diễn biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt hạn hán vào những năm sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng vào năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 - 24/8, đợt 2 vào đầu tháng 9); năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 - 9/6, đợt 2 từ 17/7 - 27/7, đợt 3 từ 5/9 - TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)7 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6 - 8/6, đợt 2 từ 10/7 - 21/7, đợt 3 từ 22/8 - 31/8).I.2.6. Bão, áp thấp nhiệt đớiTrong những năm trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam bão, áp thấp nhiệt đới là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật. Đối với bão trước đây tại nước ta thường xảy ra theo quy luật, khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở vùng các tỉnh ven biển Bắc bộ; tháng 8, 9 bão xảy ra ở ven biển Trung bộ; tháng 10, 11, 12 xảy ra ở Nam bộ. Theo số liệu thống kê 50 năm trở lại đây (1949 - 1998) ở khu vực phía Nam Việt Nam đã xuất hiện 33 cơn bão trong đó chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào khu vực biển Sóc Trăng. Tuy ít bão nhưng cơn bão số 5 – cơn bão Linda (1997) là những trận bão lịch sử đã ghi nhận bởi hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh Sóc Trăng). Những năm gần đây quy luật đó không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường, số lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh rõ rệt, các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn. Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Sự biến đổi khí hậu còn được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến sự hạn hán và mưa không theo quy luật. Theo kinh nghiệm của những năm trước, khi xuất hiện El Nino đã xảy ra nhiều cơn bão trái quy luật, kết hợp với tần số không khí lạnh (gió mùa đông bắc) ít hơn và kết thúc sớm hơn mọi năm, dẫn đến mùa đông ấm hơn bình thường ở các tỉnh phía Bắc. Thường xảy ra sau hiện tượng El Nino là hiện tượng La Nina với biểu hiện là những cơn bão và ấp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh gây mưa nhiều trên diện rộng kèm theo giông lốc. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới thườmg xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm tại các tỉnh phía Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc Trăng không nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình thành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độ rất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng về tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và trong năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề về người và của. Riêng trong năm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả nước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều.I.2.7. Các yếu tố thời tiết cực đoan Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đợt nắng nóng, số ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xoáy đã có sự thay đổi, tăng lên và tác động ngày càng lớn. Nắng nóng gay gắt trong mùa khô, mùa mưa có lượng mưa tương đối nhiều, thường xuyên xảy ra lốc xoáy, giông, sét.TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)8 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângCHƯƠNG IIDỰ BÁO HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNGII.1. HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ- Tăng cường năng lực cho các ngành, các lĩnh vực, các cộng đồng dân cư chủ động thích ứng với BĐKH và hạn chế thiệt hại kinh tế do BĐKH gây ra;- Khi thực hiện kế hoạch hành động, các ngành, các lĩnh vực có cơ hội nâng cao được trình độ công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hoạt động của ngành, của lĩnh vực và của từng người dân trong tỉnh;- Hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe, lây lan bệnh tật, từ đó sẽ giảm chi phí cho công tác phòng và chữa trị bệnh tật;- Tiết kiệm đáng kể chi phí khắc phục hậu quả các tác động của BĐKH đến các công trình kiến trúc, văn hoá, cuộc sống của người dân trong tỉnh và các giá trị khác của tỉnh.II.2. HIỆU QUẢ VỀ XÃ HỘI- Góp phần nâng cao chất lượng sống, an ninh và an toàn cho người dân trong tỉnh.- Công bằng xã hội được nâng cao do có chính sách ưu tiên đầu tư cho các vùng nghèo dễ bị tổn thương như vùng nông thôn vùng dân tộc… và các chương trình dành cho các nhóm đối tượng ưu tiên như người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em.- An ninh xã hội trong cộng đồng được bảo đảm, đặc biệt ở những nơi có dân sinh sống. Tạo được cuộc sống thích hợp và an toàn ở mọi vùng, mọi nơi cho người dân góp phần hạn chế sự di dân bất đắc dĩ.- Xây dựng nếp sống văn minh, có ý thức sẵn sàng ứng phó, tương thân, tương ái, hợp tác phòng ngừa, khắc phục khó khăn và hậu quả của BĐKH.II.3. HIỆU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG- Thực hiện kế hoạch hành động sẽ góp phần cùng cộng đồng cả nước và quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, giảm nhẹ BĐKH, giảm nhẹ các tác hại do BĐKH gây ra;- Kiểm soát được tốc độ tăng phát thải KNK, giảm nhẹ tác động của BĐKH đến môi trường sống của con người như: giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, sản xuất nông nghiệp an toàn và sản xuất công nghiệp sạch hơn, giảm khả năng lây lan bệnh tật và ô nhiễm sau thiên tai.- Giảm nhẹ tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái, duy trì và bảo tồn các sản phẩm và dịch vụ môi trường của hệ sinh thái, đặc biệt các khu rừng ngập mặn; giảm thiểu được các thảm họa môi trường sau thiên tai.TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)9 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângBảng: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng Hiệu quảGiải phápHiệu quả về kinh tế Hiệu quả về xã hội Hiệu quả về môi trường1. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động và khả năng ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.- Giảm chi phí cho việc thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH.- Giảm những thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra. - Tăng hiệu quả kinh tế sản xuất do áp dụng các giải pháp sản xuất sạch. - Giảm tỷ lệ bệnh tật do ảnh hưởng bởi BĐKH- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo do giảm thiệt hại do ảnh hưởng bở BĐKH.- Nâng cao nhận thức của cộng đồng.- Cải thiện chất lượng môi trường- Bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học của tỉnh- Hạn chế lượng khí thải hiệu ứng nhà kính- Giảm thiểu những ảnh hưởng, thiệt hại về môi trường do BĐKH. 2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật và chính sách để nâng cao hiệu quả trong việc thích nghi và ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.- Giảm nhẹ thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra.- Tăng hiệu quả kinh tế sản xuất do áp dụng các giải pháp sản xuất sạch.- Công bằng xã hội được nâng cao do có chính sách ưu tiên đầu tư cho các vùng nghèo dễ bị tổn thương.- Nâng cao nhận thức của cộng đồng.- Giảm thiểu những ảnh hưởng, thiệt hại về môi trường do BĐKH.- Hạn chế lượng khí thải hiệu ứng nhà kính.3. Tăng cường năng lực quản lý về môi trường; năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.- Giảm chi phí cho việc thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH.- Giảm những thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra.- Giảm chi phí cho việc khắc phục thiệt hại do BĐKH gây ra.- Giảm tỷ lệ bệnh tật do ảnh hưởng bởi BĐKH gây ra.- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo do giảm thiệt hại do ảnh hưởng bở BĐKH.- Giảm thiểu những ảnh hưởng, thiệt hại về môi trường do BĐKH gây ra.- Cải thiện chất lượng môi trường.4. Xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ của tỉnh Cà Mau thích ứng với BĐKH và nước biển dâng.- Góp phần phát triển kinh tế tại các vùng ven bờ .- Giảm nhẹ thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra.- Đảm bảo an sinh và an toàn xã hội tại khu vực ven bờ.- Nâng cao nhận thức cộng đồng.- Bảo vệ môi trường biển, sinh thái biển và ven bờ.- Giảm thiểu những ảnh hưởng, thiệt hại về môi trường do BĐKH.5. Đối với tài nguyên nước.- Quản lý và cung cấp nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế bền vững trong tỉnh.- Tăng hiệu quả kinh - Đáp ứng nhu cầu cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của người dân.- Nâng cao nhận - Giảm nhẹ tác động, thiệt của BĐKH tới vấn đề môi trường.- Bảo vệ tài nguyên nước ngầm.TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)10 [...].. .Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng Hiệu quả Giải pháp Hiệu quả về kinh tế Hiệu quả về xã hội Hiệu quả về môi trường tế khi cấp nước một thức công đồng về cách tập trung hạn chế khai thác nguồn nước ngầm 6 Đối với - Tăng hiệu quả kinh - Giảm tỷ lệ hộ đói ngành nông tế... dâng tới môi trường 11 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng Hiệu quả Giải pháp Hiệu quả về xã hội Hiệu quả về môi trường - Tiết kiệm chi phí khắc phục hậu quả các tác động của BĐKH đến các công trình cơ sở hạ tầng 11 Đối với sức khỏe cộng đồng và an sinh xã hội Hiệu quả về kinh tế toàn cho người dân -... hơn; xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém; biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng ĐBSCL Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên được dự báo khi đưa vào thực hiện sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh Sóc Trăng, những dự báo này... dân ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu tại địa phương mình TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 13 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo HTMT năm 2006-2009 - Sở TNMT - Năm 2009 2 Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010 phòng tài nguyên khoáng sản - Sở TNMT - Năm 2009... động của biến đổi khí hậu đến đời sống, kinh tế, xã hội của người dân nơi đây, việc cấp thiết bây giờ là phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trước khi sự tác động của nó là quá mạnh BĐKH sẽ tác động trực tiếp đến biến động trong sản xuất nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa... bệnh tật - Giảm thiệt hại về mặt kinh tế do BĐKH gây ra TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) - Bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, hệ sinh thái - Hạn chế phát thải khí hiệu ứng nhà kính - Hạn chế những tác động của BĐKH về mặt môi trường - Giảm khả năng lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường 12 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp... hoạt động sản xuất về mặt kinh tế do của người dân BĐKH gây ra 7 Đối ngành nghiệp với - Tăng hiệu quả kinh lâm tế trong sản xuất lâm nghiệp - Giảm thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân - Đảm bảo cho hoạt động sản xuất của người dân - Nâng cao nhận thức cộng đồng 8 Đối với ngư - Tăng hiệu quả kinh nghiệp tế trong sản xuất... thủy văn khu vực Nam Bộ - Năm 2010 4 Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2009 – Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng – Năm 2009 5 Báo cáo Quy hoạch bố trí dân cư nông thôn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 - Sở NN&PTNT - Năm 2007 6 Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường năm 2009 - Sở TNMT - Năm 2009 7 IPCC, 2007 The 4th assessement report of the Intergovernmental... khi thực hiện tiết kiện năng lượng - Giảm chi phí trong sinh hoạt do tân dụng phế thải nông nghiệp sản sinh biogas - Tăng hiệu quả kinh tế do áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn 10 Bảo vệ cơ - Giảm nhẹ thiệt hại sở hạ tầng kỹ về kinh tế do BĐKH thuật gây ra - Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân - Đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ sản xuất và nhu... report of the Intergovernmental Panel on limate Change 8 Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008) 9 Báo cáo phát triển con người, năm 2007/2008 của UNDP - Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 14 . (CEE)8 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângCHƯƠNG IIDỰ BÁO HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ. (CEE)9 Dự báo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dângBảng: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã

Ngày đăng: 16/01/2013, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan