1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam

71 668 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 634,5 KB

Nội dung

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm.Tuy nhiên từ năm 2003 trở lại đây, dịch cúm gia cầm xuất hiện ở nước ta đã gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi lẫn người tiêu dùng. Số lượng đàn gia cầm cũng đã giảm một cách đáng kể 254,1 triệu con(2003) xuống còn 218,2 triệu con. Nhưng kể từ năm 2007, với các biện pháp phòng chống xử lý của nhà nước và chính quyền địa phương đã phần nào khắc phục tình trạng dịch cúm xảy ra và đưa đàn gia cầm phát triển trở lại. Ngày nay khi nhu cầu của con người ngày càng cao thì phát triển gia cầm không những phải đáp ứng cả về số lượng mà còn cả về chất lượng. Chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn chuộng thả vườn hơn.Vì vậy trong những năm qua cũng đã có rất nhiều chương trình dự án về nuôi thả vườn. Một phần có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, một phần có thể hạn chế dịch bệnh. Để làm được điều đó một cách có hiệu quả cần có nhóm sở thích, nhóm những người có hiểu biết về kiến thức trong chăn nuôi để thúc đẩy sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo được chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Duy Châu, huyện Duy Xuyên Quảng Nam mà việc chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi thả vườn được đánh giá là có hiệu quả. Để làm được thành quả như hôm nay một phần là nhờ từ năm 1999 hội nông dân Duy Châu đã thành lập được Chi hội nuôi thả vườn với mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người cùng làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Theo thống kê gần đây, trên địa bàn của đã có hơn 45% số hộ nuôi thả vườn với quy mô từ 50-200 con và đều cho hiệu quả kinh tế khá[14]. Điều này đã cho thấy vai trò của Chi hội trong cộng đồng nông thôn là rất quan trọng. Vì vậy việc hình thành các nhóm sở thích, các Chi hội trong cộng đồng là rất cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên vấn đề lớn hiện nay trong cộng đồng nông thôn là rất ít các nhóm sở thích, các chi hội được hình thành. Điều này cũng đã ít nhiều gây 1 khó khăn trong việc chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho người dân. Do đó việc tìm hiểu vai trò của Chi hội chăn nuôi thả vườnDuy Châu để từ đó các địa phương khác có thể thấy được lợi ích từ việc thành lập ra các nhóm sở thích, các Chi hội của địa phương mình, đồng thời thuận cho việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về với người dân là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành tìm hiểu “Vai trò khuyến nông của Chi hội nuôi thả vườn Duy Châu- Duy Xuyên Quảng Nam” 1.2. Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng nuôi thả vườn của huyện Duy Xuyên Duy Châu Duy Xuyên Quảng Nam Tìm hiểu quá trình hình thành và các hoạt động của Chi hội Vai trò của khuyến nông các cấp cũng như chính quyền địa phương trong quá trình hình thành và phát triển Chi hội tại Duy Châu và trên phạm vi toàn huyện. Đánh giá hiệu quả khuyến nông qua các hoạt động của Chi hội Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của Chi hội 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 2.1.1.1 Khái niệm về tiến bộ kỹ thuật Tiến bộ kĩ thuật (TBKT) là một danh từ mang tính kỹ thuật trừu tượng bao quát. Nó thể hiện những nét mới và tiến bộ của một yếu tố kỹ thuật nào đó, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống nông dân và cư dân nông thôn. [7] TBKT chỉ mang tính chất tương đối vì khi chúng ta đặt nó ở một vùng này có thể mới nhưng khi đặt nó ở địa phương khác có thể nó không còn là mới nữa. TBKT có thể là sản phẩm của cơ quan nghiên cứu và chuyển giao, cũng có thể là sản phẩm của quá trình tự đánh giá, tự lựa chọn và đổi mới của nông dân cho phù hợp hơn với nhu cầu của sản xuất và đời sống của chính bản thân họ. [7] 2.1.1.2 Khái niệm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển giao TBKT, trong đó có một số định nghĩa có ý nghĩa gần với thực tế công tác chuyển giao TBKT ở nước ta của một số tác giả sau : Theo Swansas và Cloor (1940) thì chuyển giao TBKT hay công nghệ là một quá trình tiếp diễn nhằm tiếp cận và thông tin nào có ích cho con người và từ đó giúp họ tiếp thu những kiến thức, kĩ năng và quan điểm cần thiết để sử dụng có hiệu quả lượng thông tin hoặc công nghệ đó. Theo Maunder (FAO, 1973) thì cho rằng : Chuyển giao TBKT đó là một dịch vụ hay một hệ thống nhằm thông qua các phương thức đào tạo, giúp đỡ cho người nông dân cải thiện các phương pháp, kĩ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, tăng mức sống và nâng cao trình độ giáo dục hội của cuộc sống nông thôn. [8] Tóm lại, chuyển giao TBKT đề cập đến một tiến trình, bằng tiến trình đó những kỹ thuật cải tiến sẽ được chuyển giao đến những ai mà họ có thể hưởng lợi hoặc cảm thấy họ có thể hưởng lợi từ những kỹ thuật đó. [7] 3 2.1.2. Mục đích của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Công tác chuyển giao TBKT nhằm giúp nông thôn có khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành công TBKT, bao gồm những kiến thức và kĩ năng quản lý, thông tin và thị trường, các chủ trương chính sách về nông nghiệp và nông thôn. [ 9] Chuyển giao TBKT còn giúp nông dân liên kết với nhau để phòng chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, tiếp xúc thương mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý điều hành và tổ chức hoạt động hội nông thôn ngày càng tốt hơn. Như vậy mục đích của chuyển giao tiến bộ kĩ thuật là: - Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá một cách bền vững, góp phần xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, dân chủ hoá và hợp tác hoá. - Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xoá đói giảm nghèo. - Nâng cao dân trí trong nông thôn nhằm thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu trước mắt và cả lâu dài của hội. 2.1.3.Vai trò của chính sách nhà nước đối với công tác chuyển giao tiến bộ kĩ thuật Chính sách nông nghiệp, nông thôn “ Là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế liên quan đến nông nghiệp nông thôn nhằm tác động nông nghiệp, nông thôn theo một định hướng với một mục tiêu nhất định” [8] Chính sách nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nó không chỉ là chính sách đơn thuần về nông nghiệp mà là các chính sách đơn thuần về nông nghiệp mà là các chính sách, biện pháp tác động vào tất cả các lĩnh vực, các ngành có liên quan đến nông nghiệp nông thôn. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đặc biệt là sau đổi mới (1986), ở nước ta đã sử dụng một loạt các chính sách nông nghiệp bao gồm chính sách tín dụng nông thôn, chính sách về giá, các chính sách chuyển giao khoa học kỹ thuật Các chính sách này đã có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Các chính sách về chuyển giao và áp dụng TBKT cũng có đóng 4 góp không nhỏ vào việc cải tạo nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 1993 nghị định 13/CP ra đời, qua đó hệ thống khuyến nông được thành lập từ trung ương đến địa phương. Thông qua hệ thống này các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã được đưa đến tận những người dân ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất, từng bước cải tạo nền sản xuất, góp phần nâng cao mọi đời sống cho người dân. Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất là một quá trình, trong đó không chỉ bên chuyển giao mà bên tiếp nhận đều chịu ảnh hưởng của các chính sách. Đối với những người làm công tác chuyển giao là những người cán bộ khuyến nông thì họ chuyển tác động của các quy định thực hiện chuyển giao, còn đối với những người tiếp nhận là nông dân thì các chính sách về hỗ trợ về vai vốn, cơ sở vật chất, chính sách đất đai, có tác động đến việc áp dụng các TBKT của họ. Có thể thấy rằng : “ Các chính sách về chuyển giao TBKT trong sản xuất nông thôn mà còn hỗ trợ điều kiện thuận lợi cho các hộ ở nông thôn tăng cường phát triển sản xuất, giải quyết khó khăn, từng bước thoát khỏi nghèo đói, làm cho tỷ lệ đói nghèo hằng năm giảm xuống, bộ mặt nông thôn Việt Nam có nhiều đổi mới” [8] 2.1.4.Khái niệm về khuyến nôngvai trò của khuyến nôngKhuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng thực hành” ( Thomas, Gfloes ) Qua rất nhiều định nghĩa, chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiệu khuyến nông theo 2 nghĩa : Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến nông là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ thuật mới, còn phải giúp họ liên kết với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn. Khuyến nông theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân 5 những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông lâm ngư để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu nhiều sản phẩm hơn. Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến nông ở Việt Nam, chúng ta có thể định nghĩa về khuyến nông như sau: “ Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho hộ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ sức mạnh giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân. Khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo, cho nông dân theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng một cách dần dần và tự giác của nông dân. [ 10] * Vai trò của khuyến nông : Khuyến nông là một lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, nó được phân biệt với các hoạt động khác bởi đối tượng tác động, mục tiêu và phương pháp thực hiện.Vai trò của khuyến nông thể hiện như sau: 1. Đối với nông thôn: Mặc dầu mục đích cuối cùng của khuyến nông là thúc đẩy sự phát triển nông thôn, nhưng không phải như vậy mà đồng nhất khuyến nông với phát triển nông thôn. Phát triển nông thôn là cái đích cuối cùng của nhiều hoạt động khác nhau, tác động vào những khía cạnh khác nhau của nông thôn, như: chính sách, công nghệ, thị trường, giáo dục nông nghiệp,tín dụng, y tế Tóm lại khuyến nông là một yếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn. 2. Khuyến nông đối với nông nghiệp, nông dân: 6 Khuyến nôngvai trò trực tiếp đối với nông dân và cộng đồng của họ. Đặc biệt khi hộ gia đình được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ và sản xuất hàng hoá là quy luật họ phải tuân theo, thì nông dân là đối tượng cuối cùng tiếp nhận thông tin và chịu mọi tác động của khuyến nông. Vì vậy khuyến nông hơn bao giờ hết cần cho mọi hộ nông dân. Có thể nói khuyến nông là người gần gủi nhất của nông dân. Sự giúp đỡ của khuyến nông đối với nông dân không bó hẹp trong khuôn khổ truyền bá thông tin, giáo dục, huấn luyện mà còn có những lĩnh vực tìm kiếm, sử dụng các nguồn tự nhiên và kinh tế. Vai trò của khuyến nông đối với nông dân còn thể hiện: - Là người trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh từ nông dân và cộng đồng của họ. - Là người trực tiếp giúp đỡ nông dân về sản xuất và đời sống - Là người trực tiếp huấn luyện, đào tạo nông dân và giúp đỡ nông dân sử dụng những kiến thức, kĩ năng và điều kiện vật chất đã tiếp nhận. - Là người tạo lập và thúc đẩy mối liên kết phối hợp giữa các tổ chức tự nguyện của nông dân. 3. Khuyến nông đối với nhà nước Khuyến nông không chỉ là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn, giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với nông dân mà còn là cầu nối giữa nhà nước với nông dân. Vai trò khuyến nông đối với nhà nước thể hiện : Khuyến nông là người trực tiếp giúp đỡ nhà nước thực hiện những chiến lược, chính sách về nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Khuyến nông là người trực tiếp vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách nông nghiệp của nhà nước. Khuyến nông là người trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu, đòi hỏi những nguyện vọng của nông dân cho nhà nước có cơ sở để hoạch định những chính sách phù hợp. Khuyến nông còn là người trực tiếp giúp nhà nước phân phối sử dụng đúng đắn có hiệu quả vốn, quỹ và các nguồn lực khác dành cho việc phát triển nôngnông thôn. [10] 7 2.1. 5.Những hiểu biết chung về nhóm sở thích Khái niệm : Nhóm sở thích bao gồm các hộ nông dân quan tâm đến một đối tượng ( vật nuôi hay cây trồng ) hoặc một loại sản phẩm trong sản xuất. Nguyên tắc hoạt động : Thành viên của nhóm sở thích là những người tự nguyện tham gia không phân biệt giàu nghèo, nhưng có chung sở thích phát triển một loại hình sản xuất nhất định. Bản chất hoạt động: Trao đổi và học tậo kinh nghiệm, tiếp nhận thông tin về một lĩnh vực sản xuất. Mức độ liên kết giữa các thành viên trong hoạt động sản xuất chưa cao. Quy mô hoạt động: Một nhóm sở thích từ 10 - 30 người để đảm bảo được 2 yếu tố là kiến thức KHKT được phổ biến rộng và dễ quản lý. Ban lãnh đạo nhóm: Trong ban lãnh đạo có 3 người, 1 trưởng nhóm phụ trách chung, 1 phó phụ trách kỹ thuật và một phó phụ trách tài chính, kế toán. ► Những hoạt hoạt động chính của nhóm sở thích + Xây dựng kế hoạch hoạt động: Trước một mùa vụ hay một chu kỳ sản xuất một cây trồng, vật nuôi, nhóm sở thích thường tổ chức họp để thảo luận xây dựng kế hoạch và các giải pháp xây dựng kế hoạch để định hướng hoạt động có hiệu quả. + Thực hiện kế hoạch hoạt động: Với những kế hoạch đã đề ra, nhóm trưởng có trách nhiệm hướng dẫn các thành viên thực hiện. Trong các buổi họp hàng tháng, thường xuyên thảo luận về việc thực hiện kế hoạch và cũng có thể có những bổ sung, sửa đổi kế hoạch cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế. + Tổng kết đúc rút kinh nghiệm: Sau một mùa vụ hay một chu kỳ sản xuất nhóm sở thích tổ chức họp để thảo luận, tổng kết lại những kết quả đã đạt được, xác định các mặt còn hạn chế, những khó khăn mới nảy sinh và bàn các giải pháp khắc phục và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn mới. [11] 8 2.1.6 Ý nghĩa của việc thành lập các nhóm sở thích: Nhóm sở thích vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động, là một bộ phận quan trọng trong 1 tổ chức, nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của các thành viên Nhóm sở thích là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi ích của những thành viên tạo môi trường cho các thành viên có khả năng và năng khiếu được bộc lộ, phát triển. Bên cạnh định hướng giá trị mới, tạo điều kiện cho các thành viên trưởng thành về mọi mặt. Nhóm sở thích thành lập ra nhằm mục đích: - Tạo điều kiện cho cho các thành giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, công tác và trong cuộc sống. - Giúp tổ chức Hội tập hợp, đoàn kết thôn cho các thành viên qua các hoạt động của câu lạc bộ, như: Học tập, văn hoá, văn nghệ, sở thích, nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học và các hoạt động hội khác, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của tập thể. - Thông qua các hoạt động để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống của dân tộc cho thanh niên. 2.2. Cơ sở thực tiễn: 2.2.1. Tình hình thành lập các Hội, các nhóm sở thích trong cộng đồng ở Việt Nam ►Quá trình hình thành và phát triển Ngày 13/1/1986, HLV Việt Nam được thành lập với 125 hội viên ở 4 chi Hội cơ sở và 4 tỉnh thành Hội. Những chi Hội đầu tiên phải kể đến là HLV Thuỷ Xuân Tiên (Chương Mỹ - Hà Tây), HLV Văn Quán (Mê Linh - Vĩnh Phúc), hay chi Hội đền Trần (TP. Nam Định). Sáu năm sau (1992), số hội viên nâng lên gần 80.000 người, sinh hoạt tại 900 chi hội cơ sở của 201 huyện, 43 tỉnh -thành phố. Năm 1997, Hội có 340.000 hội viên, 6.572 cơ sở Hội ở 409 huyện, 60 tỉnh - thành phố. Đến nay, đã có gần 800.000 hội 9 viên ở 9.000 cơ sở Hội của 500 huyện, 61/64 tỉnh - thành phố. Những con số đó chứng tỏ sự lớn mạnh từng ngày của Hội. ►Các hoạt động và thành quả đạt được Hội đã có nhiều phương thức để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân, trong đó tạo mô hình mẫu cũng là phương thức cơ bản để các cấp Hội chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến bà con một cách nhanh nhất. Hiện nay, một số tỉnh Hội còn xây dựng và thành lập các câu lạc bộ chuyên ngành như câu lạc bộ trang trại, câu lạc bộ khuyến nông. Nhiều cơ sở Hội còn có hẳn một HTX chuyên đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm, … Như vậy, so với khi mới thành lập thì hoạt động của các cấp Hội đã quy mô và chuyên nghiệp hơn. Hội thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức và sinh hoạt Hội, lập các chi hội VAC tổng hợp hoặc chuyên ngành, câu lạc bộ trang trại, … để hội viên có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Đây cũng là cách chuyển giao, ứng dụng hiệu quả tiến bộ kỹ thuật công nghệ và tạo sức lan toả lớn nhất Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện của từng vùng, từng địa phương mà áp dụng những biện pháp tuyên truyền thích hợp. Từ khi thành lập đến nay, Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam đã có nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, nhưng đều chung mục đích giúp bà con hiểu vai trò và lợi ích nhiều mặt của VAC. Thông qua các chương trình như: an toàn thực phẩm gia đình (HFS), khuyến viên, các dự án trong và ngoài nước, Hội đã mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo, tham quan, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ, hội viên. Điều đặc biệt của những lớp tập huấn này là giáo viên chỉ giảng nhiều nhất 40% thời gian, còn lại dành cho học viên thảo luận với nhau, từ đó những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất được trao đổi. Đây là cách học rất hay, vì đối tượng là nông dân, chỉ nói không thì họ vừa không hiểu, vừa không tin, vì thế tập huấn thực chất là buổi trao đổi kinh nghiệm, giáo viên chỉ giải đáp những thắc mắc về mặt kỹ thuật. Ngày nay phương tiện truyền thông như ti vi, đài, báo rất đa dạng, chúng ta cũng đã tận dụng tốt các phương tiện này để tuyên truyền đến bà con. Hội đã xuất bản một tập sách khoảng 600 bài, trong đó có gần như đầy đủ kỹ thuật nuôi, trồng, cách làm và hướng dẫn khá cụ thể, kết hợp với các điểm bưu điện văn hoá để đưa sách đến với bà con, từ đó thông qua hệ 10 [...]... nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu : Các hộ chăn nuôi thả vườn trong và ngoài chi hội tại Duy Châu Duy Xuyên Quảng Nam Ban quản lý chi hội nuôi thả vườn Duy Châu 3.2.2.Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: tại Duy Châu - Duy Xuyên - Quảng Nam Về mặt thời gian: Nghiên cứu vai trò khuyến nông của chi hội trong 3 năm trở lại đây(2008 2010) 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu * Chọn mẫu khảo... nhập của nông hộ Đặc biệt, đối với nhóm hộ khá thì nguồn thu này chi m đến 85,87% tổng thu nhập của hộ ( hộ trong chi hội ) và chi m 79,53% ( hộ ngoài 34 chi hội) Chăn nuôi thả vườn cũng là nguồn thu nhập chính của nhóm hộ trung bình, chi m 84,22% tổng thu nhập của hộ (hộ trong chi hội) và 84,23% (hộ ngoài chi hội) Thu nhập của hộ nghèo ngoài chi hội cũng chủ yếu là từ chăn nuôi thả vườn chi m... chăn nuôi thả vườn của Duy Châu - Các tiến bộ kĩ thuật về chăn nuôi thả vườn được chuyển giao cho người dân trong những năm qua - Hoạt động của chi hội và hiệu quả chuyển giao TBKT về chăn nuôi thả vườn - Nhận thức của người dân về hiệu quả và tầm quan trọng của chi hội trong hệ thống thông tin kiến thức chăn nuôi của địa phương - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động chi hội. .. trình thành lập các chi hội, các nhóm sở thích trong cộng đồng ở Duy Châu Hội làm vườn Duy Châu thành lập năm 1993, lúc đầu chỉ có 1 chi hội với 20 hội viên, nhưng với quy mô nhỏ, mỗi hộ nuôi 100 đẻ, 200 con thịt, không thể nuôi với quy mô lớn hơn do gần nhà nhau, môi trường bị ô nhiễm Sau đó Hội có phát triển thêm 1 vài chi hội như : chi hội nuôi bò, nuôi heo, chi hội cây cảnh… nhưng hoạt... tại chi hội cây cảnh, chi hội nuôi thả vườn của hoạt động và phát triển mạnh ► Các hoạt động và hiệu quả đạt được : Hội đã tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho một số nông dân nòng cốt trong để thông qua nhóm nòng cốt này truyền đạt lại cho các hộ trong toàn Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi thả vườn, hội đã tổ chức hướng dẫn nhân dân thành lập các tổ chức chi. .. nhập từ chăn nuôi thả vườn đóng vai trò quan trọng, góp phần đáng kể vào tổng thu nhập của hộ, đặc biệt đối với Duy Châu vốn dĩ có thu nhập chủ yếu từ nông nghệp Đặc biệt đối với ngành chăn nuôi thả vườn theo hướng gia trại Bảng 13: Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra Nguồn thu Hộ trong chi hội Hộ ngoài chi hội Hộ khá Hộ TBình Hộ khá Hộ TBình Hộ nghèo Thu Chăn nuôi Buôn bán Ngành nghề khác... nòng cốt của những hội viên làm ăn hiệu quả, có uy tín để tổ chức vận động nhân dân, hội viên mở rộng xây dựng các chi hội nghề nghiệp mới như : Liên chi hội nuôi thả vườnDuy Châu, Duy Tân, Duy Hòa, Duy Sơn, Chi hội nuôi đà điểu ở Duy Hải, Duy Nghĩa, Chi hội nuôi heo nạc ở Duy Thành, Duy Phước…để hỗ trợ nhau về kinh nghiệm thành công, tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường, tiếp cận các nguồn vay... ngoài chi hội, nhóm hộ nghèo ngoài chi hội có thu nhập thấp nhất chỉ có 9,84 triệu đồng/năm Điều này cho thấy lợi ích khi tham gia vào chi hội, đồng thời cũng chứng tỏ vai trò của Hội trong việc đưa kinh tế của hộ phát triển 4.4.2 Tình hình chăn nuôi thả vườn của các nhóm hộ nghiên cứu - Về cơ cấu vật nuôi, số lượng Bảng 11 : Tình hình chăn nuôi của các nhóm hộ ĐVT : Con/ lứa Tiêu chí Hộ trong chi. .. triển Hội làm vườn huyện Duy Xuyên được thành lập từ năm 1990 với 20 hội viên và 1 chi hội Hiện có 108 chi hội nghề nghiệp và hơn 2200 hội viên, mức độ hoạt động kém, một số nơi chỉ dừng lại là tổ chức danh nghĩa, chỉ kết hợp với các đoàn thể khác là chính để hội họp và triển khai chương trình Nhưng trong đó một số chi hội đã duy trì, tổ chức hoạt động rất sôi nổi và hiệu quả như Chi hội nuôi thả vườn. .. 108024’25” Kinh độ Ðông - Địa hình : Địa hình huyện Duy xuyên được phân thành 3 vùng chính, trong đó có 13 và 1 thị trấn, 2 vùng núi: Duy Phú và Duy Sơn, 2 vùng cát ven biển: Duy Nghĩa, Duy Hải, 10 xã, thị trấn vùng trung du và đồng bằng: Duy Phước, Duy Vinh, Duy Thành, Duy Trung, Duy Trinh, Duy Châu, Duy Hoà, Duy Tân, Duy Thu và thị trấn Nam Phước - Khí hậu : Khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt . Vai trò khuyến nông của Chi hội nuôi gà thả vườn xã Duy Châu- Duy Xuyên – Quảng Nam 1.2. Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng nuôi gà thả vườn của huyện Duy Xuyên và xã Duy Châu – Duy Xuyên – Quảng. nghiệp mới như : Liên chi hội nuôi gà thả vườn ở Duy Châu, Duy Tân, Duy Hòa, Duy Sơn, Chi hội nuôi đà điểu ở Duy Hải, Duy Nghĩa, Chi hội nuôi heo nạc ở Duy Thành, Duy Phước…để hỗ trợ nhau. chi hội gặp phải. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu : Các hộ chăn nuôi gà thả vườn trong và ngoài chi hội tại xã Duy Châu – Duy Xuyên – Quảng Nam Ban quản lý chi hội nuôi

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Cơ cấu kinh tế xã Duy Châu qua các năm 2008 - 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 1 Cơ cấu kinh tế xã Duy Châu qua các năm 2008 - 2010 (Trang 20)
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất xã Duy Châu năm 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất xã Duy Châu năm 2010 (Trang 21)
Bảng 5: Thống kê số lượng đàn gia cầm qua 3 năm 2008 - 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 5 Thống kê số lượng đàn gia cầm qua 3 năm 2008 - 2010 (Trang 24)
Bảng 8 : Tổng đàn gia cầm duy trì - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 8 Tổng đàn gia cầm duy trì (Trang 26)
Bảng  9: Cơ cấu gia cầm tiêm phòng trên địa bàn xã - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
ng 9: Cơ cấu gia cầm tiêm phòng trên địa bàn xã (Trang 27)
Bảng 10 : Cơ cấu lao động và trình độ văn hóa của các chủ hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 10 Cơ cấu lao động và trình độ văn hóa của các chủ hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị (Trang 28)
Bảng 11 : Tình hình chăn nuôi gà của các nhóm hộ - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 11 Tình hình chăn nuôi gà của các nhóm hộ (Trang 30)
Bảng 13: Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 13 Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra (Trang 34)
Bảng 14: Thu nhập từ chăn nuôi gà thả vườn của các nhóm hộ - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 14 Thu nhập từ chăn nuôi gà thả vườn của các nhóm hộ (Trang 35)
Bảng 15 : Các kênh chuyển giao thông tin trên địa bàn xã Duy Châu - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 15 Các kênh chuyển giao thông tin trên địa bàn xã Duy Châu (Trang 37)
Bảng 16:  Hoạt động chuyển giao thông tin về chăn nuôi gà thả vườn tại xã  trong 3 năm 2008- 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 16 Hoạt động chuyển giao thông tin về chăn nuôi gà thả vườn tại xã trong 3 năm 2008- 2010 (Trang 40)
Bảng 17: Nguồn tiếp cận thông tin về chăn nuôi gà của các nhóm hộ điều tra STT Các nguồn thông tin Hộ trong chi hội Hộ ngoài chi hội - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 17 Nguồn tiếp cận thông tin về chăn nuôi gà của các nhóm hộ điều tra STT Các nguồn thông tin Hộ trong chi hội Hộ ngoài chi hội (Trang 42)
Bảng 18: Hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của chi hội trong  3 năm 2008 – 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 18 Hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của chi hội trong 3 năm 2008 – 2010 (Trang 45)
Bảng 19: Tình hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao trong  chi hội qua các năm 2008 – 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 19 Tình hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao trong chi hội qua các năm 2008 – 2010 (Trang 47)
Bảng 20 : Thu nhập từ hoạt động ấp nở/tháng của nhóm hộ có ấp nở - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 20 Thu nhập từ hoạt động ấp nở/tháng của nhóm hộ có ấp nở (Trang 48)
Bảng 21: Thu nhập hàng tháng của chi hội - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 21 Thu nhập hàng tháng của chi hội (Trang 49)
Bảng 22:  Sự thay đổi thu nhập giữa các nhóm hộ điều tra từ 2008 - 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 22 Sự thay đổi thu nhập giữa các nhóm hộ điều tra từ 2008 - 2010 (Trang 50)
Bảng 23: Sự thay đổi cơ cấu giữa các nhóm hộ từ  năm 2008 - 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 23 Sự thay đổi cơ cấu giữa các nhóm hộ từ năm 2008 - 2010 (Trang 51)
Bảng 24: Quy mô chăn nuôi gà thả vườn các nhóm hộ từ 2008 - 2010 - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 24 Quy mô chăn nuôi gà thả vườn các nhóm hộ từ 2008 - 2010 (Trang 52)
Bảng 25:  Hiệu quả kinh tế của nuôi gà thả vườn theo hướng thịt - vai trò khuyến nông của chi hội nuôi gà thả vườn xã duy châu- duy xuyên – quảng nam
Bảng 25 Hiệu quả kinh tế của nuôi gà thả vườn theo hướng thịt (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w