Vì thế, nấm rơm được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quantrọng không thể thiếu được trong nông nghiệp ở nước ta.. Trong các sản phẩm nấm hiện nay của xã thì nấm rơm đang là sả
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành quan trọng trongchiến lược phát triển nền kinh tế đất nước Trong những năm qua, ngành nôngnghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quantrọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Bên cạnh nhiều ngành hàngnông nghiệp có thế mạnh như: lúa gạo, cà phê, cao su ngành trồng nấm màchủ yếu là trồng nấm rơm đang từng bước vươn lên khẳng định vị trí củamình trên thị trường nông sản phẩm
Kể từ năm 1990, ở Việt Nam sản xuất nấm rơm được xem là ngànhmang lại hiệu quả kinh tế thiết thực thu hút sự tham gia đáng kể của bà connông dân Nó không chỉ có khả năng tận dung nguồn lao động sẵn có mà còngiải quyết việc làm cho nông dân, bên cạnh đó góp phần chuyển dịch cơ cấusản xuất nghề trồng nấm theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượngcao Vì thế, nấm rơm được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quantrọng không thể thiếu được trong nông nghiệp ở nước ta
Ở Thừa Thiên Huế, với lợi thế là một vùng đất Phật, xã Phú Lương làmột nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm nói riêng vànghề trồng nấm rơm nói chung Phú Lương hiện đang là xã dẫn đầu về sảnlượng nấm của tỉnh Thừa Thiên Huế Trong các sản phẩm nấm hiện nay của
xã thì nấm rơm đang là sản phẩm được trồng nhiều nhất và có khối lượng tiêuthụ lớn Tuy nhiên nghề trồng nấm ở Việt Nam nói chung và xã Phú Lươngnói riêng hiện nay đang gặp một số khó khăn như: quy mô vẫn còn nhỏ lẻ vàthiếu ổn định, người dân vẫn còn bị động về giá, kỹ thuật sản xuất chủ yếudựa vào kinh nghiệm, và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu.Mặc dù trong quá trình phát triển sản xuất nấm của địa phương đã có nhữnggiải pháp để phát triển sản xuất nấm nhưng mới chỉ là tình thế chưa mang tính
hệ thống và đồng bộ Việc nghiên cứu rõ tình hình trồng và tiêu thụ nấm rơm
ở địa phương đang là vấn đề bức thiết và có ý nghĩa quan trọng để góp phầngiải quyết những vấn đề khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm, đồng
Trang 2thời phát huy những lợi thế của vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đểcho sản xuất nấm rơm được phát triển theo lối sản xuất hàng hóa, tăng giá trịcho sản phẩm nấm rơm Chính vì những lý do đó tôi xin được nghiên cứu đề
tài: “Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở xã Phú Lương - Huyện
Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1 Tìm hiểu tình hình sản xuất nấm rơm tại xã Phú Lương - Huyện PhúVang - Tỉnh Thừa Thiên Huế
2 Tìm hiểu tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ của nấm rơm tại xãPhú Lương - Huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 3PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nấm là gì?
Theo khái niệm cũ thì nấm là một loại thực vật, tuy nhiên không chứadiệp lục tố, theo một số nghiên cứu cho thấy nấm có nhiều điểm khác biệt sovới các thực vật khác như:
- Không có khả năng quang hợp (Do không có diệp lục tố)
- Nấm dự trữ đường dưới dạng glucogen, thay vì tinh bột
Nhưng nấm cũng không phải là động vật vì:
- Nấm sinh sản bằng bào tử
- Sự sinh dưỡng của nấm liên quan đến hệ sợi nấm
Vì thế mà nấm không được xếp trong giới thực vật nữa mà được thànhlập một giới riêng gọi là giới nấm
Ngày nay có rất nhiều loại nấm đã được con người chế biến thành thức
ăn được gọi là nấm ăn và một số nấm là dược liệu quý trong y học.[3]
2.2 Nấm rơm
Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô, bình cô, lan hoa cô, ma cô ) cótên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớpphụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina,ngành Nấm thật - Eumycota, giới Nấm - Mycota hay Fungi (Nguyễn LânDũng, 2003)
2.3 Giá trị của nấm rơm
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Ngoài việc cung cấp lương thực, nấm rơm là thức ăn rất tốt cho nhữngngười bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, tiểu đường, ungthư và các bệnh lý mạch vành tim
Phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy thành phần đạm có trongnấm rơm chứa đủ các loại acide amine tối cần thiết cho cơ thể, hơn cả trongthịt bò và đậu tương Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm,0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg%
Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP Cứ 100g nấmrơm tươi cho cơ thể 31 calorie
Trang 4Là loại giàu dinh dưỡng như vậy, nấm rơm có thể chế biến thành nhiềumón ăn có giá trị dinh dưỡng cao và còn có thể chế thành thực phẩm chức
năng [1]
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm.
Nguồn: Nuôi trồng nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh.
Trang 52.3.2 Giá trị dược lý
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide trongnấm rơm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng
và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B
Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch: Nấm rơm có tác dụng điều tiếtcông năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxytiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim Ngoài ra, nó còn có tác dụnglàm hạ huyết áp
Y học đã biết sử dụng nấm rơm trong các món ăn thuốc để hỗ trợ chữanhiều bệnh chứng như các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa: béo phì, rối loạnlipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp Người ta còntán nấm thành bột làm viên chữa chứng thiếu máu
Đông y cũng cho rằng nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ
tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung
thư và làm hạ cholesterol máu [1]
2.3.3 Giá trị kinh tế
Nấm rơm là một trong những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao,với diện tích nhỏ nhất vẫn có thể cho năng suất cao Ví dụ, với phương pháp
một tháng Nếu với phương pháp trồng trong nhà và nguyên liệu là rơm rạ sửdụng dàn kệ (5 tầng) thì 1 m2 diện tích đất thu được từ 7 - 10 kg nấm tươi
Đầu tư thấp, quay vòng nhanh: chu kỳ trồng nấm rơm thường ngắn, từ
25 – 30 ngày Do đó, khi gặp thiên tai hoặc biến động của giá cả thị trườngvẫn kịp ngừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác, đối với các loại câytrồng khác thì khó có thể như vậy
Nguyên liệu rẻ và dồi dào: nguyên liệu trồng nấm rơm chủ yếu là cácphế liệu nông nghiệp thường rất nhiều ở các địa phương, vừa giải quyết vềmặt môi trường, đồng thời tạo nên sản phẩm mới Phế phẩm sau khi trồngnấm còn có thể sử dụng cho chăn nuôi, trồng trọt
Trang 6Ngoài ra nấm rơm còn có giá trị kinh tế cao Nấm rơm có giá bán trungbình từ 1.200 - 1.300 $ Mỹ / tấn nấm muối Như vậy, so với nhiều loại nôngsản thực phẩm khác thì nấm rơm có giá trị cao hơn nhiều.
2.3.4 Giá trị xã hội
Giải quyết lao động: giải quyết lao động nhàn rỗi, thu hút lượng laođộng lớn bao gồm: gia công chế biến meo giống, chất mô, xếp mô, chăm sóc,thu mua và chế biến sản phẩm nấm rơm
Giải quyết nguồn thực phẩm: ngoài mục đích để bán, nấm rơm còn bổsung khẩu phần ăn hằng ngày cho người dân góp phần bảo vệ và nâng cao sứckhoẻ cho mọi người
Nhờ trồng nấm rơm mà các hoạt động thương mại và dịch vụ ở đâyngày càng phát triển, thông tin về thị trường được người nông dân quan tâmhơn Nó tác động tới sự tồn tại và phát triển của các thiết chế văn hóa, phongtục tập quán của người dân Đặc biệt là sự phát triển làng nghề mang tính đặctrưng của vùng, có xu hướng phát triển trong tương lai Nó ảnh hưởng tới sự
cố kết cộng đồng và thói quen sinh hoạt của người dân
2.3.5 Giá trị môi trường
Phần lớn lượng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở một số địa phương đều
bị đốt bỏ ngoài đồng hoặc ném xuống kênh rạch, sông ngòi gây tắc nghẽndòng chảy Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được sử dụng, nếuđem trồng nấm rơm không những tạo ra loại sản phẩm có giá trị cao mà phếliệu sau khi thu hoạch nấm rơm chuyển sang làm phân bón hữu cơ tạo thêm
độ phì cho đất Trong thực tế, một số nơi sử dụng phế loại sau khi thu hoạchnấm làm phân bón cho lúa, rau đã tăng năng suất cao hơn từ 15 - 20% so vớitập quán canh tác cũ
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở Việt Nam
Trang 7rơm muối đóng hộp với sản lượng hàng nghìn tấn/năm và xuất khẩu Bêncạnh đó, ngay ở thị trường trong nước, lượng nấm rơm tiêu thụ cũng vài chụcnghìn tấn/năm.
Nấm rơm là loại thực phẩm được xếp vào loại rau sạch rất giàu dinhdưỡng, có thể thay thế thịt cá và là nguồn dược liệu quý Vì vậy, lượng cungcủa nấm luôn thấp hơn nhu cầu Ở nước ta, Nấm rơm trồng tập trung ở cáctỉnh miền tây Nam Bộ (Đồng tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ ) chiếm90% sản lượng nấm rơm cả nước Trong những mặt hàng rau xuất khẩu năm
2009, kim ngạch xuất khẩu nấm luôn đạt cao nhất Theo số liệu thống kê củaTổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nấm 11 tháng trong năm 2009 đạt
17 triệu USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ 2008 [4]
Trong sản xuất có những thuận lợi như: Vốn đầu tư để trồng nấm rơm
so với các ngành khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động nôngnghiệp (chiếm khoảng 30-40% giá thành 1 đơn vị sản phẩm) trong khi đó ViệtNam đang dư thừa hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn Nếu tính trunhbình để giải quyết việc làm cho 1 người lao động chuyên trồng Nấm ở nôngthôn hiện nay có mức thu nhập 800.000 đồng-1.000.000 đồng/tháng Chỉ cần
Thị trường tiêu thụ nấm rơm ngày càng mở rộng Giá bán nấm tươi ởcác tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cao gấp 2 - 3lần giá thành sản xuất (40.000đ/kg) Riêng thành phố Đà Nẵng nhu cầu vềnấm rơm ngày càng tăng do nhiều người đã thấy được giá trị dinh dưỡng vàlàm thuốc của nấm rơm Trong tình hình giá cả các loại thực phẩm thôngdụng hiện nay như thịt, cá, rau có biến động tăng vọt về giá cả và đặc biệt lànạn dịch cúm gà, dịch heo tai xanh thì nấm rơm là nguồn thực phẩm càngđược người tiêu dùng chú trọng
2.4.2 Tình hình tiêu thụ nấm rơm
Tình hình tiêu thụ nấm rơm ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn Ngoàimột số cơ sở như Meko (Hậu Giang), Linh Xuân (TP.HCM), là có quy trìnhđóng hộp xuất khẩu, còn lại phần lớn sản lượng nấm nước ta sau khi làm rachủ yếu là sản xuất thô Cơ sở chế biến còn thiếu nên việc phát triển còn gặpnhiều khó khăn HIện nay có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nấm rơm đếncác thị trường tiêu thụ nấm trên thế giới với thị trường tiêu thụ tương đối lớn,tuy nhiên nấm rơm xuất khẩu vẫn ở mức giá thấp và chủ yếu ở dạng thô
Trang 8PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về sản xuất nấm rơm: Đối tượng nghiên cứu là các hộ trồng nấm rơmtại 3 thôn Lê Xá Đông, Đông B và Vĩnh Lưu của xã Phú Lương và HTXNNPhú Lương I
- Về tiêu thụ nấm rơm: Tìm hiểu thông tin từ người sản xuất và cáctrung gian thu mua nấm rơm tại địa bàn xã
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên của xã Phú Lương.
- Tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội của xã Phú Lương.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất nấm rơm của xã Phú Lương
- Tìm hiểu hiệu quả của việc trồng nấm rơm của xã Phú Lương
- Tìm hiểu tình hình tiêu thụ nấm của xã Phú Lương
- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm phát triển nghề trồng nấm rơm
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra
- Thu thập thông tin thứ cấp:
+ Tập hợp tham khảo tài liệu ở sách báo, báo cáo khoa học, tài liệu
nghiên cứu, tạp chí, thông tin trên internet liên quan đến nội dung đề tài
+ Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội từ Báo cáo
tổng kết kinh tế - xã hội 2010 xã Phú Lương - huyện Phú Vang
- tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Điều tra chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của xã: Thuthập thông tin dữ liệu từ UBND xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ các thôn
- Thông tin sơ cấp:
Phỏng vấn hộ:
+ Chọn mẫu điều tra: Tiến hành điều tra trên ba thôn Lê Xá Đông,Đông B và Vĩnh Lưu, là 3 thôn có hoạt động trồng nấm rơm nhiều nhất so vớitoàn xã
Trang 9+ Chọn hộ điều tra:
+ Tiêu chí và cách thức chọn hộ: Chọn những hộ có hoạt động sản xuấtnấm rơm trên địa bàn ba thôn Lê Xá Đông, Đông B và Vĩnh Lưu Chọn ngẫunhiên 30 hộ trong số các hộ trồng nấm ở 3 thôn nghiên cứu Mỗi thôn chọn 10
hộ để tiến hành điều tra
+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc, quan sát.+ Nội dung: Tình hình sản xuất, tiêu thụ nấm rơm của hộ
3.3.1 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý số liệu Phương pháp phân tíchđịnh tính, phân tích định lượng để mô tả phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên: Thu thập các thông tin về vị trí địa lý của xã, cácnhân tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất nấm rơm, tình hình đất đai,nguồn nước có ảnh hưởng đến sản xuất nấm rơm
- Tình hình sản xuất nấm rơm: Tìm hiểu về nguồn giống, hình thức sảnxuất nấm rơm, mùa vụ trồng nấm rơm, năng suất và sản lượng nấm rơm.Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất nấm rơm
- Tình hình tiêu thụ nấm rơm: Tìm hiểu về nhu cầu tiêu thụ nấm rơm,thị trường tiêu thụ nấm rơm, hình thức tiêu thụ nấm rơm Những thuận lợi vàkhó khăn trong quá trình tiêu thụ nấm rơm
- Hiệu quả của việc sản xuất nấm rơm ở địa phương: Hiệu quả về kinh
tế của hoạt động trồng nấm rơm
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng nấm rơm của xãPhú Lương: Giải pháp về kỹ thuật, về chính sách, về thị trường
Trang 10PHẦN IV: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên của xã Phú Lương
4.1.1 Vị trí địa lý
Phú Lương là một xã đồng bằng ven biển thuộc huyệnPhú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm huyện PhúVang 3km về phía Tây, cách thành phố Huế 17 km Ranh giớicủa xã giáp với các xã sau:
Bản đồ xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Trang 11Đây là điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông buôn bángiữa người dân trong xã với các xã lân cận, tiêu thụ sản phẩmtrong xã mà cụ thể là nấm tới các chợ đầu mối của huyệncũng như thành phố Huế một cách dễ dàng.
4.1.2 Địa hình
Phú Lương là một xã đồng bằng ven biển của huyện PhúVang, xã có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn1% Xã có hai con sông chảy qua đó là sông Lợi Nông và ĐạiGiang Hằng năm nhờ hai con sông này mà Phú Lương đượcbồi đắp một lượng phù sa rất lớn, ngoài ra đó cũng là nguồncung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của xã Đây
là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của xã vìPhú Lương là một xã có diện tích trồng lúa rất lớn nên cầnmột khối lượng lớn nước cung cấp cho hoạt động này Tuynhiên địa hình Phú Lương thấp trũng nên hằng năm thường bịngập úng vào các tháng 9, 10, 11 Đây là một khó khăn trongcác hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt độngsinh hoạt và hoạt động sản xuất nấm rơm của người dân địaphương
4.1.3 Đất đai
Xã Phú Lương có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.811 hađược chia làm các loại như sau:
tự nhiên Có 2 loại là đất cát biển và đất cồn cát Đây là loạiđất có khả năng hút ẩm tốt nhất, nên sử dụng làm lớp đấtmặt trong các vòm nấm là tốt nhất Đây là yếu tố thuận lợicho việc phát triển nghề trồng nấm của địa phương
đất tự nhiên
Trang 12- Đất biến đổi do trồng lúa: Diện tích 1.153,23 ha, chiếm63,62% diện tích đất tự nhiên Loại đất này phân bố ở hầu hếtcác vùng trong xã.
hồ, với diện tích là 50,34 ha, chiếm 2,78% diện tích đất tựnhiên
Hiện trạng sử dụng quỹ đất trên và được phân bổ chocác tổ chức và các cá nhân sử dụng được thể hiện qua bảngsau:
Bảng 2: Cơ cấu diện tích đất của các thôn trong xã:
ĐVT: ha
STT Các thôn
của xã
Diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất ở
Đất khác
Trang 13Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai xã Phú Lương.
4.1.4 Thời tiết và khí hậu
- Nhiệt độ:
Những tháng có nhiệt độ trung bình cao từ tháng 3 đếntháng 9 là những tháng thuận lợi cho các loại cây trồng pháttriển mạnh và cũng chính là thời điểm thuận lợi cho việc trồngnấm rơm vì trong thời điểm đó thường là lúc cây nấm pháttriển tốt Các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ và độ
ẩm thấp nên không thuận lợi cho việc sản xuất nấm rơm
- Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình năm là 85 - 86%
Độ ẩm cao nhất là 89% Những tháng có độ ẩm cao nhấttrong năm là tháng 8, 10, 11 Độ ẩm thấp nhất trong năm là76%
- Lượng mưa :
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2năm sau Đỉnh mưa dịch chuyển trong 4 tháng là từ tháng 9đến tháng 12, riêng tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất, chiếmtới 30% lượng mưa của cả năm Do vậy, vào những thời điểmnày thường bị ngập úng Điều này đã gây không ít khó khăncho người dân địa phương trong các hoạt động sinh hoạt nóichung cũng như trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp,đặc biệt là nghề sản xuất nấm rơm rất dễ bị tác động bởi cácyếu tố thời tiết, khí hậu
- Số giờ nắng trung bình trong năm :
Số giờ nắng trung bình năm là 2075 giờ/ năm và số ngàynắng trung bình trong năm là 196 ngày/năm Theo số liệuthống kê của trung tâm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huếtrong 10 năm thì số giờ nắng trung bình thấp nhất trong năm
ở tháng 12 với 58,77 giờ và cao nhất là tháng 7 với 234,5 giờ.Mặc dù thời gian chiếu sáng và chất lượng ánh nắng không
Trang 14trực tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của câynấm nhưng nó tác động thông qua ảnh hưởng tới nhiệt độkhông khí Do vậy, trong việc sản xuất nấm rơm thì ngoài việcchú ý đến các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, cònphải chú ý đến số giờ nắng.
+ Gió mùa Đông Bắc : Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3năm sau, tốc độ gió bình quân từ 4 - 6 m/s Gió kèm theo mưalàm cho không khí lạnh ẩm, dễ gây lũ ngập úng ở nhiều nơi
+ Bão : Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 Tốc
độ gió lớn, có thể đạt đến 15 - 20 m/s trong gió mùa Đông Bắc
và 30 - 40 m/s trong khi lốc bão Gió bão làm đổ cây cối, cókhi là cả nhà cửa, làm cho các vòm nấm rơm bị đổ hoặc là hưhỏng Điều này gây khó khăn lớn cho người dân trong quátrình trồng nấm rơm, làm tăng chi phí tu sửa lại các vòm nấm.Đây là một khó khăn lớn trong ngành nông nghiệp nói chung
và trong ngành sả xuất nấm rơm nói riêng
4.1.5 Nguồn nước
Nước là một loại tài nguyên quan trọng trong cuộc sốngcủa mỗi người Nó không chỉ cần thiết trong sinh hoạt củangười dân mà còn không thể thiếu trong hoạt động sản xuất.Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nếu nguồn nướcthuận lợi đủ phục vụ thì sẽ thúc đẩy việc sản xuất phát triển
Trang 15Nguồn tài nguyên nước của xã Phú Lương khá dồi dào sovới những vùng khác, nguồn nước của xã được cấp từ hainguồn: Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
+ Nguồn nước mặt: Hai con sông chính cấp nước cho xãPhú Lương đó là sông Lợi Nông và sông Đại Giang dài 6 km lấynước qua cống Phú Cam Bên cạnh đó có các hồ chứa nước như
hồ Phú Thứ và các kênh mương tưới tiêu
+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm chủ yếu lấy từcác giếng đào có độ sâu từ 4 – 6 m, nguồn nước tương đối lớnphục vụ trong sinh hoạt và cung cấp cho việc tưới cây trồngtrong vườn nhà cũng như phục vụ cho việc sản xuất nấm rơm
4.2 Tình hình sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương
Nghề trồng nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế đã có từ rất lâu nhưng chỉ mới bắt đầuphát triển rầm rộ từ khoảng 10 năm trở lại đây Ban đầu, các
hộ tham gia sản xuất nấm do chỉ quen làm ruộng, chăn nuôi
tự do, chưa biết ứng dụng các kỹ thuật khoa học nên chưa đạtđược kết quả cao, thậm chí có những hộ chưa có kinh nghiệmtrồng nấm nên nhiều vòm nấm rơm làm ra đã bị hỏng Theotìm hiểu từ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp I Phú Lương và sốliệu thống kê từ xã thì năng suất chung của các hộ phần lớnchỉ đạt hơn 20 kg/ vòm, hộ nào làm tốt mới cũng chỉ đạt 30 kg/ vòm Thu nhập từ nghề trồng nấm rơm chưa cao nhưng cũngphần nào góp phần tăng thu nhập cho người dân để cải thiệncuộc sống cho gia đình, càng ngày càng có nhiều hộ tham giavào nghề trồng nấm rơm này Nghề trồng nấm rơm càng nở
rộ khi dự án UNILO của Liên Hợp Quốc triển khai tại xã PhúLương Thông qua các buổi tập huấn của dự án, người nôngdân được truyền đạt các cách thức trồng nấm đạt hiệu quả,được tìm hiểu về thị trường và được tiếp cận với những cơ hộiphát triển nghề trồng nấm rơm, vì thế năng suất thu được từcác vòm nấm dần dần tăng lên rõ rệt Người nông dân đã biết
Trang 16cân đối thu chi cho hợp lý cho mỗi vòm nấm để đạt được hiệuquả kinh tế cao nhất Giờ đây với số vốn từ 2 - 3 triệu là cóthể sản xuất được 1 vòm nấm với lãi suất thu về cũng khá cao
so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác
Để các sản phẩm nấm rơm của xã có chỗ đứng vữngvàng trên thị trường, Hội Phụ Nữ xã Phú Lương đã thành lậpnên 2 câu lạc bộ làm nấm ở 3 thôn có nghề phát triển nhất đó
là Lê Xá Đông, Đông B và Vĩnh Lưu Thông qua nguồn quỹđóng góp 50.000 đồng / hộ / tháng thì chị em đã tạo đượcnguồn quỹ giúp nhau mở rộng quy mô sản xuất
4.2.1 Hình thức sản xuất
Việc sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương được tiến hànhtheo hình thức sản xuất theo cá nhân hộ gia đình Các hộ giađình tự bỏ vốn, tự tìm hiểu kỹ thuật, đầu ra và tự hoạch toánchi phí trong việc sản xuất
Đối tượng tham gia sản xuất theo hình thức này là baogồm tất cả những hộ nông dân trong địa phương Chủ yếu làcác hộ nông dân có diện tích trồng lúa tương đối lớn để có đủhoặc gần đủ nguyên liệu cho việc sản xuất nấm rơm
4.2.2 Mùa vụ
Do đặc điểm của nấm rơm được trồng tại xã Phú Lương
là để sinh trưởng và phát triển được thì yêu cầu nhiệt độ môi
định luôn nằm trong khoảng nhiệt độ thuận lợi cho việc trồngnấm rơm thì có thể sản xuất quanh năm
Đối với xã Phú Lương là một xã có khí hậu hai mùa rõrệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa là tương đối lớn, vìthế trong những tháng có nhiệt độ thấp như từ tháng 11 đếntháng 2 năm sau thì nấm phát triển chậm và rất khó ra Nếuthời điểm nhiệt độ thấp kéo dài và không được sưởi ấm thìhầu như nấm không đạt kết quả vì meo giống không thể pháttriển được
Trang 17Ngoài ra, do đặc điểm của địa hình xã Phú Lương là mộtvùng thấp trũng nên thường bị ngập lụt, chủ yếu là vào cáctháng từ tháng 9 đến tháng 11 Do vậy việc bố trí mùa vụ sảnxuất nấm sao cho phải phù hợp để khỏi bị tình trạng ngập lụtgây ảnh hưởng.
Một số hộ trong địa phương bất chấp những điều kiệnbất lợi của thời tiết để tiến hành sản xuất nấm rơm, chấpnhận rủi ro để tiến hành trong những thời điểm bất lợi trên.Trồng nấm vào những thời điểm trên thì năng suất nấm khôngđược cao, thậm chí có nhiều khi là mất trắng, tuy nhiên vàonhững thời điểm đó số hộ trồng nấm hiếm hoi, sản lượng nấmtrên thị trường ít nên nấm bán được giá, do vậy hiệu quả cũngtương đương so với các thời điểm khác trong năm
Ngoài những đặc điểm về khí hậu thời tiết như trên thìviệc bố trí trồng nấm rơm cần chú ý đến nhu cầu của ngườitiêu dùng Thị trường ở Huế là một thị trường tiêu thụ nấm rấtlớn vì phần đông dân cư theo đạo Phật, vì thế phải bố trí thời
vụ sao cho trong những ngày rằm, ngày tết thì nấm ra để báncho được giá
Trang 18ngành sản xuất nấm rơm trong việc bố trí đất canh tác, khi xuthế đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tăng sản xuất,khai thác có hiệu quả trên cùng một đơn vị diện tích đất.
Bảng 3: Số hộ tham gia trồng nấm trên địa bàn toàn
xã Phú Lương
hộ
Số hộ sản xuất nấm
Nguồn: Phòng thống kê xã Phú Lương 2010
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng nghề trồng nấm rơm ở
xã Phú Lương chiếm một tỷ lệ rất lớn so với các ngành sảnxuất nông nghiệp khác Toàn xã với 566/1343 hộ tham giatrồng nấm rơm chiếm 42.1 % Đặc biệt là ở 3 thôn Lê XáĐông, Đông B và Vĩnh Lưu, số lượng hộ tham gia trồng nấmrơm lớn nhất so với các thôn khác trong xã, chiếm 26.3% số
hộ toàn xã