Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nằm ở 1 trong 5 ổ bão lớn của thế giới đó là ổ bão Tây Thái Bình Dương, hàng năm phải đốimặt với nhiều loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra
Trang 1PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay biến đổi khí hậu đang là vấn đề được toàn nhân loại quantâm Hậu quả của biến đổi khí hậu đe dọa đến cuộc sống của tất cả mọingười, ở mọi quốc gia không phân biệt nước giàu hay nước nghèo Cùng với
sự nóng lên của trái đất, diễn biến thời tiết diễn ra ngày một hết sức phức tạp
Hệ quả là ngày càng có nhiều thiên tai xảy ra không chỉ về số lượng mà còn
cả về cường độ Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nằm ở 1 trong 5
ổ bão lớn của thế giới đó là ổ bão Tây Thái Bình Dương, hàng năm phải đốimặt với nhiều loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra như áp thấp nhiệt đới,bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, nước dâng dobão…Việt Nam còn chịu tác động của các yếu tố thiên tai khác như rét đậm,rét hại, sương muối, sa mạc hóa các vùng cát ven biển, các vùng cát xâm lấndiện tích canh tác và khu dân cư … Theo số liệu thống kê trong hơn 30 nămqua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước gây ra nhiều tổn thất vềngười, tài sản, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đếnmôi trường Bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảngtrên 700 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 - 1,5%GDP Đặc biệt, năm 1997 thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 3.083 người(trong đó chết 974 người, mất tích 2142 người), trận lũ lịch sử năm 1999 ởcác tỉnh duyên hải miền Trung đã làm chết và mất tích 899 người [2]
Cùng với tình trạng biến đổi khí hậu chung của thế giới, những nămgần đây khí hậu Hà Tĩnh cũng có những biến đổi bất thường, khiến cho nơi đã
có nhiều thiên tai này lại càng khốn khó hơn, ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriển kinh tế-xã hội của toàn tỉnh đặc biệt là lũ lụt Lũ lụt không chỉ gây hạicác cơ sở hạ tầng, làm chậm sự phát triển mà còn ảnh hưởng đến sản xuất vàđời sống của người dân đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Khi mà lũ lụt diễn rangày càng phức tạp và nguy hiểm hơn, người dân gặp nhiều khó khăn hơntrong việc ứng phó với lũ lụt này thì việc "sống chung với lũ” là một đòi hỏi
Trang 2cao năng lực cho cộng đồng, huy động các nguồn lực, hỗ trợ người dân đểứng phó với lũ lụt là rất quan trọng.
Nhằm để tìm hiểu những khó khăn của người dân, những diễn biến mớicủa lũ lụt cũng như những biện pháp ứng phó của người dân đã phù hợp vớitình hình lũ lụt hiện nay hay chưa để từ đó có thể đưa ra những biện phápgiúp người dân sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạichổ, các cách ứng phó với lũ lụt tốt hơn, giúp cho cơ quan chính quyền, các tổchức có các cách thức hỗ trợ kịp thời để giảm thiểu tác hại của thiên tai Xuất
phát từ các yếu tố trên chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu khả năng thích ứng
với lũ lụt của người dân xã Đức Bồng-Vũ Quang-Hà Tĩnh” làm chủ đề cho
nghiên cứu thực tập tốt nghiệp
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng lũ lụt tại xã Đức Bồng-Vũ Quang-Hà Tĩnh trongnhững năm gần đây và nhữmg thiệt hại do lũ lụt gây ra
- Tìm hiểu khả năng ứng phó của người dân với lũ lụt
- Đưa ra một số giải pháp giúp người dân ứng phó với lũ lụt
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng lũ lụt ở Đức Bồng trong nhưng năm qua như thế nào?
- Những tác động của lũ lụt đến đời sống và sản xuất của người dân?
- Khả năng ứng phó với lũ lụt của người dân như thế nào?
- Những giải pháp nào có thể giúp người dân giảm thiểu những thiệt hại
do lũ lụt gây ra
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Tình hình lũ lụt tại Đức Bồng trong những năm qua diễn ra rất phức tạp
và ngày càng nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho địa phương Người dân nếuđược hỗ trợ về kiến thức cũng như vật chất sẻ giảm thiểu được những thiệt hại
do lũ lụt gây ra
Trang 3PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1 Biến đổi khí hậu
2.1.1.1 Khái niệm
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, lànhững biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnhhưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản củacác hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệthống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.(Theocông ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu)
Biến đổi khí hậu do hiện tượng nhà kính bắt nguồn từ sự phát thải quámức vào khí quyển các khí có hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động kinh tế xãhội và xã hội của con người [11]
Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian
và không gian nhất định Trong vòng 1000 năm trước đây, nhiệt độ bề mặttrái đất tăng, giảm không đáng kể, có thể nói là ổn định Thế nhưng, trongvòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt trong mấy chục năm vừa qua khi côngnghiệp phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, khí đốt vàcùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, con người thải vào bầu khíquyển một lượng lớn khí CO2, NO2, CH4 làm bức xạ không thoát ra ngoàiđược khiến cho nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên [6]
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môitrường sống của con người và các sinh vật trên trái đất
- Sự dâng cao của mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng củacác vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên cácvùng khác nhau của trái đất tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,
Trang 4- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng vàthành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển [6]
Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạcủa tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấpthụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫnđến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải ở những chổđược chiếu sáng [5]
Có rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2,hơi nước khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đấthấp thu và một phần được phản xạ vào không gian Các khí nhà kính có tácdụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kínhtồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưngnếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên [5]
Mưa acid
Mưa acid là mưa do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thànhcác acid khác nhau Trong tự nhiên, có tính acid chủ yếu vì trong nước mưa
có CO2 hòa tan ( từ hơi thở động vật và có một ít Cl- (từ nước biển ) và có độ
pH dưới 5 là sự lắng đọng thành phần acid trong những cơn mưa, sương mù,tuyết, băng, hơi nước [5]
Mưa acid ảnh hưởng trực tiếp hoặc giàn tiếp đến các ao hồ và hệ thủysinh vật Mưa acid rơi trên mặt đất sẽ rữa trôi các chất dinh dưỡng trên mặtđất và mang các kim loại độc xuống ao hồ Khi có mưa acid các hợp chấtchứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấpthụ bởi rể cây và gây độc cho cây vì vậy mưa acid gây tác hại lên thảm thựcvật và đất Ngoài ra mưa acid còn ảnh hưởng tiêu cực đến con người, vật liệu,các công trình kiến trúc và khí quyển [5]
Thủng tầng ozon
Ozon là một chất khí có trong trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khíquyển của Trái Đất, ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, gồm 3
Trang 5nguyên tử oxy, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuốnggây ra các bệnh về da Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hànhtinh thường được gọi là tầng Ozon.[5]
Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyênqua bầu khí quyển Trái Đất Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ Trái Đấttrước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại Tầng ozon là lớp lọc bức xạmặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái Đất nóng lên.Chiếc áo choàng quý giá ấy bị “rách” cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ
bị đe dọa.[5]
2.1.1.2 Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc, biến đổi khí hậu ở Việt Nam có những điểmđáng lưu ý sau:
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trungbình năm (TBN) ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷgần đây (1961 - 2000) cao hơn TBN của 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960).Nhiệt độ TBN của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minhđều cao hơn trung bình (TB) của thập kỷ 1931 – 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và0,6oC Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả 3 nơi trên đều cao hơn TB của thập kỷ
1931 – 1940 là 0,8 – 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5oC
- Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa TBNtrong 9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trêncác vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống Trêncùng lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhaugiữa các khu vực
- Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở cáctrạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng lênkhoảng 20cm
- Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệttrong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI) Năm 1994 vànăm 2007 chỉ có 15-16 đợt KKL, bằng 56% trung bình nhiều năm 6/7 trường
Trang 6đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 2/1997,11/1997) Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnhbiến đổi khí hậu toàn cầu là đợt KKL gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngàytrong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nôngnghiệp.
- Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn,quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúcmuộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn
- Số ngày mưa phùn TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 – 1990
và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây [7]
Xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Về nhiệt độ: Trên các khu vực, nhiệt độ TBN có thể tăng lên 2oC vàonăm 2050 Dự tính đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng lên 3oC
- Về lượng mưa: Lượng mưa mùa mưa ở các khu vực, trừ Trung Bộ, đềutăng 0-5% vào năm 2050, riêng Trung Bộ là 0-10% Lượng mưa mùa khô ởcác vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng BắcTrung Bộ, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có thể tăng hay giảm 5%, riêng ởBắc và Trung Trung Bộ tăng 0-5% Đáng chú ý là ở những vùng thường xảy
ra hạn hán vào mùa khô, hạn hán có nhiều khả năng tăng lên cả về cường độ
và diện tích
- Về mực nước biển: Trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam, mựcnước biển có thể tăng lên 40cm vào năm 2050 và ước tính có thể tăng lên100cm vào năm 2100 [7]
2.1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu
Tác động đối với nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieotrồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng BĐKH ảnh hưởng đếnsinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh,truyền dịch của gia súc, gia cầm Ngành nông nghiệp đối mặt với nhu cầu lớn
về phát triển giống cây trồng và vật nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro do BĐKH vàcác hiện tượng khí hậu cực đoan
Trang 7Vì sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của câytrồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng nhiệt đới bị thu hẹp lại Ranh giớicủa cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao hơn và các vĩ độ phíaBắc Phạm vi thích nghi của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía núi cao
và các vĩ độ phía Bắc Phạm vi thích nghi của các cây trồng nhiệt đới bị thuhẹp lại Vào những năm 2070, cây nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng
ở những độ cao trên 100 – 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 – 200km sovới hiện nay BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động
và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, cácthiên tai liên quan đến nhiệt độ và mùa như thời tiết khô nóng, lũ, ngập únghay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sảnlượng cây trồng vật nuôi BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nôngnghiệp Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồngbằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nướcbiển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp[7]
Tác động đối với sức khoẻ con người
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người,dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch,bệnh thần kinh Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàngnăm Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịpsinh học của con người
BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuấthuyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côntrùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễlây lan…Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt
lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng
và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinhdưỡng, bệnh tật do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hộiviệc làm và thu nhập Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nôngdân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ [7]
Trang 82.1.2 Lũ lụt
2.1.2.1 Khái niệm
Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích lũy từ nơi cao tràn về dữdội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn Nếu mưa lớn,nước mưa lại bị tích lũy bởi các chướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đếnkhi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, àoxuống rất nhanh, cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét theodòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh [8]
Lụt là hiện tượng nước ngập quá mức bình thường, ảnh hưởng đến đờisống và sản xuất Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, ao, hồ,
đê đập vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng.[13]
Cấp báo động mực nước lũ sử dụng ở Việt Nam
Dưới đây mô tả các cấp nước lũ báo động chính thức được văn phòngthường trực ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương sử dụng
- Báo động cấp 1: Có khả năng xảy ra lũ, nước sông dâng cao, đe dọa phần
bờ cao, gây ngập ở các vùng đất rất thấp
- Báo động cấp 2: Tình trạng lũ nguy hiểm, lũ gây ngập tại những vùng bằng
phẳng, trừ những thị trấn và thành phố được bảo vệ trước sự tấn công củanước lũ, dòng chảy trong sông với vận tốc lớn gây nguy hiểm cho bờ sông vàlàm xói lở đê, chân cầu có nguy cơ bị nguy hiểm do bị xói lở
- Báo động trên cấp 3: Tình trạng lũ khẩn cấp, lũ không thể kiểm soát được
trên diện rộng, đê bị vỡ là điều khó tránh khỏi và có thể không kiểm soát
được, thiệt hại về cơ sở hạ tầng là nghiêm trọng [3]
2.1.2.2 Tổng quan lũ lụt ở Việt Nam
Tại tất cả các vùng trong nước, hàng năm lượng nước trong khoảng 3tháng mùa lũ chiếm 75 - 85% tổng lượng nước trong năm Cùng với đó làmùa khô kéo dài từ 5 - 6 tháng Trong mùa này, lượng dòng chảy trên rấtnhiều con sông chỉ vào cỡ 15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm.[16]
Trang 9Trong bối cảnh chung cả nước, sự phân bố nước không đều theo khônggian và thời gian làm cho tình trạng thiếu nước về mùa khô và lũ lụt với lưulượng lớn, có sức tàn phá mạnh mẽ trở nên đặc biệt trầm trọng tại một số nơi.
Tỷ lệ giữa lưu lượng tối đa và lưu lượng tối thiểu của một số con sông lên tới1.000, thậm chí ở một số địa phương con số đó lên đến 10.000 lần.[16]
Một số trận lũ từ năm 1986 – 2002Năm Nơi xảy ra lũ
1086 Lũ đặc biệt lớn xảy ra trên sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), sông Trà Khúc
(Sơn Giang)
1987 Sông An Lão (An Hòa), sông Vệ (An Chỉ)
1990 Sông Bến Đá (Cần Đăng), Nậm La (Thị xã Sơn La – lũ quét nghiêm
trọng)
1992 Sông Kiến Giang (Kiến Giang), sông Bến Hải (Gia Vòng)
1993 Sông Đà Rằng (Củng Sơn), sông Srepok (Bản Đôn), sông Gianh
1996 Sông Đà (Hòa Bình), Sông Lũy, Dakbla (Kon Tum), Sông Mã (Cẩm
Thủy)
1998 Sông Thu Bồn (Thành Mỹ, Nông Sơn), Eakrong (Cầu 14A)
1999 Sông Hương (Kim Long), sông Trà Khúc (cầu Trà Khúc), sông Vệ
(An Chỉ)
2000 Đồng bằng sông Cửu Long (Tân Châu, Châu Đốc), sông Bé (Phước
Hòa), Eakrong (Cầu 14A), Srepok (Bản Đôn)
2001 Sông Cầu (Cầu Gia Bảy)
2002 Sông Ngàn Phố (Sơn Diệm – lũ quét ác liệt, diện rộng)
2003 Lũ lớn trên một số sông ở Trung và Nam Trung Bộ
Nguồn: Ngô Đình Tuấn, 2003
2.1.3 Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối vớihoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổnthương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng hoặc tậndụng các cơ hội do nó mang lại [4]
Trang 10Thích ứng là một khái niệm rất rộng, là một quá trình qua đó con ngườilàm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe và đời sống và tậndụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại Thích ứng cónghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động hoặc phản ứng tích cực hoặc có phòng bịtrước được đưa ra với ý nghĩa giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hạicủa BĐKH Thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKHnhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương Cây cối, động vật, và con người khôngthể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hoàn toàn có thểthay đổi các hành vi của mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ nhữngthay đổi đó.[12]
Thích nghi với khí hậu là một quà trình, qua đó con người làm giảmnhững tác động bất lợi của khí hậu về sức khỏe và đời sống, và sử dụngnhững cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại [10]
Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý,cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra của khíhậu Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kế hoạch, và có thể được thểhiện thích ứng với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau [10]
Ứng phó với lũ lụt là các hoạt động thực hiện ngay sau khi lũ lụt xảy ra.Các hoạt động này nhằm cứu tính mạng và cuộc sống của con người Cáchoạt động ứng phó bao gồm hỗ trợ khẩn cấp cho những người bị ảnh hưởngbởi lũ lụt, sơ tán người dân trong cộng đồng, cung cấp nhà ở và chăm sóc y tế
và các hoạt động giảm bớt khả năng hoặc phạm vi của những thiệt hại phátsinh như tổ chức các nhóm dân phòng hoặc dùng bao cát để chặn nước lũ [4]
2.1.4 Thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù mục tiêu ưu tiên của đất nước là đạt được sự tăngtrưởng kinh tế nhanh, nhưng chính phủ Việt Nam cũng nhận thức được rằng,kiểm soát và giảm hậu quả của thiên tai cũng là một vấn đề then chốt và đãphát triển một kế hoạch hành động cho việc phòng, chống và giảm nhẹ thiêntai và chương trình nghị sự quốc gia Tuy nhiên, kế hoạch hoạt động đó mớichỉ tập trung vào những điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khí hậu trước mắthơn là phản ứng với BĐKH tương lai, kể cả những thiên tai và những bất ổn
có thể làm tổn hại đến sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước [14]
Trang 11Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu về thíchứng với BĐKH Các hoạt động này nhằm trả lời những câu hỏi: Những khuvực nào của đất nước sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH; Nhữngngành kinh tế nào sẽ chịu ảnh hưởng xấu; Có những hoạt động nào thu đượclợi ích từ những hậu quả tiềm năng của BĐKH; Những biện pháp nào có thểgiảm được nhiều nhất tính dễ bị tổn thương; và làm thế nào để lồng ghép sựthích ứng vào những chiến lược phát triển ưu tiên khác.[14]
Những biện pháp truyền thống đối phó với BĐKH như xây dựng hệthống đê, mương, các công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết … đangđược khai thác tích cực Tuy nhiên, những chiến lược thích ứng với BĐKHhiện nay sẽ thay đổi khái niệm về sự thích ứng từ bị động đối phó thành chủđộng phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng tiềm ẩn của BĐKH như là một chỉdẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách, khác với kiểu thích ứng
“trông và chờ” truyền thống Trọng tâm nhất của những phương án thích ứngđược nhằm vào những lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng nhất của đất nước do BĐKHtrong tương lai, bao gồm cả tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủysản, năng lượng, giao thông vận tải, y tế, vùng ven biển…[14]
Những lựa chọn thích ứng cụ thể có thể là rất đa dạng ở những lĩnh vực
và cấp độ khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách ưu tiêncũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực hiện có Nhìnchung, một “chính sách đưa việc thích ứng vào trong kế hoạch phát triển quốcgia” ở cấp trung ương có thể dẫn đến sự thành công trong xây dựng nhữngchiến lược thích ứng ở địa phương, khu vực nhằm củng cố khả năng thích ứngcủa đất nước trong mối liên kết với những ưu tiên khác.[14]
2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG PHÓ VỚI LŨ LỤT
Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình.
Mô hình MIKE FLOOD được phát triển bởi Viện thủy lực Đan Mạch(DHI) nhằm tính toán ngập lụt cho lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bìnhthông qua việc hiệu chỉnh và kiểm định với trận lũ năm 1999 và 2000 Môhình MIKE FLOOD là mô hình thủy động lực học dòng chảy kết nối 1&2
Trang 12sông, vịnh và ven biển, cũng như mô phỏng dòng không ổn định hai chiềungang trên đồng bằng ngập lụt Kết quả của việc ứng dụng mô hình này là đãứng dụng tính toán ngập lụt cho khu vực hạ lưu sông Nhật Lệ đã được hiệuchỉnh và kiểm định và kết quả đánh giá đạt 85% đạt loại tốt theo chỉ tiêuNash Riêng với diện ngập lụt so sánh theo số liệu thống kê đạt loại khá(73.6%) Điều này chứng tỏ mô hình đã mô phỏng tương đối tốt quá trìnhngập lụt trên lưu vực sông Nhật Lệ và mô hình có thể được sử dụng trongthực tế phục vụ công tác cảnh báo, dự báo, phòng chống giảm nhẹ thiên tainói chung và lũ lụt nói riêng [1]
Gia cố nhà để giảm nhẹ thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây ra tại miền Trung
Từ năm 1999, dự án của tổ chức Hội thảo phát triển Pháp (DWF), đãtriển khai phương pháp gia cố nhà dân và những công trình công cộng nhỏ đểgiảm nhẹ thiệt hại về kinh tế do lụt bão gây ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế.Tổchức DWF đã phối hợp với hàng trăm gia đình để gia cố những ngôi nhà họđang ở Vì từng ngôi nhà có cấu trúc khác nhau nên việc khảo sát nhà đượctiến hành một cách cẩn thận Việc khảo sát đánh giá tập trung vào 10 nguyêntắc cơ bản trong xây dựng nhà chống bão lụt do tổ chức DWF đưa ra Hợpđồng gia cố nhà sẻ được kí kết dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên, chủ nhà
và DWF, trong đó nêu rõ chi tiết những công việc cần phải làm để gia cố nhàcho an toàn và xác định rõ phần đóng góp từ phía gia đình và từ phía dự án.Nhờ sự hỗ trợ của DWF giúp gia cố hàng trăm công trình qua cơn bão số 6Xangsane tháng 10 năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã banhành công văn khuyến khích người dân áp dụng kỹ thuật này [9]
Bình nước lọc và việc cung cấp nước sạch cho những xã bị ảnh hưởng bởi thiên ta
Dự án của tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam ở huyện Vĩnh Hưngtỉnh Long An đã giới thiệu một loại bình đơn giản để lọc nước, đặc biệt thíchhợp trong mùa lũ Bình lọc nước nhựa gồm 2 khoang chứa Nó thường được
sử dụng trong các hộ gia đình để lọc nước bằng cách lọc từ khoang này sangkhoang khác thông qua một lõi sứ và có 5 lớp gồm (1) than và than hoạt tính;(2) khoáng chất zeolit; (3) cát silic; (4) lợp nhựa tổng hợp trao đổi ion; (5) cát
Trang 13khoáng Bình lọc có dung tích 14 lít, giúp ngăn vi khuẩn, bụi, bùn đất và bổsung thêm một số khoáng chất Vi khuẩn vẩn còn lưu lại bên ngoài các lớp lọchay bên ngoài các lớp cấu sứ sẽ được khử bằng than hoạt tính khi tiếp xúc vớinước và giải phóng ra một lượng ion kim loại đã được biến đổi Những ionnày tấn công vào hệ thống tế bào vi khuẩn và trung tính hóa vi khuẩn Nhờthiết bị này, người dân có điều kiện được sử dụng nước an toàn hơn để nấuăn.
Trong vùng dự án chỉ những hộ được chọn mới được sử dụng bình lọc
Để đảm bảo quá trình lựa chọn người hưởng lợi được công bằng, ban quản lý
ấp dự thảo một danh sách các hộ gia đình và nộp lên Ủy ban nhân dân xã đãbầu và chọn những hộ hưởng lợi phù hợp nhất.[1]
Trang 14PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những hộ dân sản xuất nông nghiệp thuộc xã Đức Bồng, huyện VũQuang, tỉnh Hà Tĩnh
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Điều kiện kinh tế-xã hội, tình hình lũ lụt tại Đức Bồng
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở xã Đức Bồng
+ Đặc điểm các loại thiên tai ở Đức Bồng
+ Đặc điểm của lũ lụt tại xã Đức bồng
+ Những thiệt hại do lũ lụt gây ra cho Đức Bồng từ 2006-2010
Những ảnh hưởng của lũ lụt đến sản xuất và đời sống của người dân
+ Ảnh hưởng của lũ lụt đến việc sản xuất lúa
+ Ảnh hưởng của lũ lụt đến hoạt động tạo thu nhập
+ Ảnh hưởng của lũ lụt đến nhà ở
+ Ảnh hưởng của lũ lụt đến nguồn nước sinh hoạt
+ Ảnh hưởng của lũ lụt đến việc sử dụng nhà vệ sinh của người dân
Khả năng thích ứng của ngưòi dân với lũ lụt
+ Thích ứng trong việc lựa chọn vật nuôi
+ Thích ứng trong trồng trọt
+ Thích ứng trong việc gia cố nhà
+ Sự chuẫn bị của người dân trước khi lũ đến
+ Những hoạt động trong và sau khi lũ
Các giải pháp giúp người dân ứng phó với lũ lụt
+ Những nguyên nhân gây ra lũ lụt
+ Những nhu cầu, nguyện vọng của người dân
+ Giải pháp đối với người dân để ứng phó với lũ lụt
+ Giải pháp đối với chính quyền để ứng phó với lũ lụt
Trang 153.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Thông tin thứ cấp
- Tình hình kinh tế -xã hội năm 2010, các điều kiện địa hình, khí hậu,các hoạt động sản xuất của xã Đức Bồng từ báo cáo kinh tế - xã hội của xãtrong năm 2010
- Thực trạng lũ lụt tại địa phương trong những năm gần và những thiệthại về người và tài sản do lũ lụt gây ra từ năm 2006-2010 từ báo cáo thiệt hại
do lũ lụt gây ra tại địa phương của trưởng ban phòng chồng lụt bão xã từ năm2006-2010
- Những hoạt động của chính quyền địa phương trong việc giúp ngườidân phòng chống lụt bão
3.3.2 Thông tin sơ cấp
Phỏng vấn hộ
Các tiêu chí và cách chọn mẫu
- Nghiên cứu được tiến hành trên 60 hộ bao gồm 30 hộ nghèo 15 hộkhá và 15 hộ cận nghèo, các hộ được chọn phải là những hộ tham gia sản xuấtnông nghiệp, nằm trong vùng lũ lụt và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ĐứcBồng (đó là thôn 1,2,3 Bồng Thắng gần sông Ngàn Sâu)
Cách chọn: Lập danh sách các hộ của 3 thôn sau đó chọn ngẫu nhiên khônglặp lại 30 hộ nghèo trong 109 hộ, 15 hộ cận nghèo trong tổng 74 hộ và 15 hộkhá trong tổng 46 hộ
Nội dung cần thu thập :
- Tình hình lũ lụt tại địa phương trong những năm gần đây và thiệt hạicủa hộ do lũ lụt gây ra trong từng năm
- Các hoạt động sản xuất, các nguồn thu nhập chính của hộ và khả năngthích ứng với lũ lụt mà người dân thường áp dụng
- Những khó khăn gặp phải khi lũ đến và những nguyện vọng củangười dân
Trang 16Phỏng vấn người am hiểu
Đối tượng phỏng vấn: Phó chủ tịch xã, chủ tịch hội nông dân, một sốtrưởng thôn, hội trưởng hội phụ nữ, đoàn thanh niên, trưởng ban phòng chốnglụt bão xã, một số trưởng thôn
Mục đích :
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra lũ lụt ở Đức Bồng
- Tìm hiểu các cách ứng phó với lũ lụt của người dân
- Xác định các giải pháp giúp người dân ứng phó
- Tìm hiểu khả năng ứng phó với lũ lụt của người dân
- Xác định nguyên nhân và các giải pháp để ứng phó với lũ
- Xác định những biện pháp mà địa phương sử dụng để đối phó với lũPhương pháp tiến hành: Thảo luận nhóm với sự tham gia của người dânvới số lượng 8 người 5 nam và 3 nữ
Nội dung thu thập: Những khó khăn mà địa phương và người dân gặpphải, và một số giải pháp giúp người dân ứng phó với lũ lụt
Một số công cụ được sử dụng trong thảo luận nhóm
- So sánh cặp đôi để sắp xếp thứ tự các ưu tiên và xác định vấn đề màngười dân quan tâm nhất
Trang 17- Phân tích SWOT để đưa ra những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và tháchthức
3.3.3 Tổng hợp và xử lý số liệu
Những số liệu thu thập được tổng hợp lại và sử dụng phần mềmEXCEL, SPSS 16.0 để xử lý số liệu
Trang 18PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ –XÃ HỘI XÃ ĐỨC BỒNG
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đức Bồng là một xã miền núi nằm ở phía Bắc huyện Vũ Quang, tỉnh
Hà Tĩnh cách thành phố Hà Tĩnh 70km về phía Đông Nam
- Phía Bắc giáp huyện Đức Thọ
- Phía Nam giáp thị trấn Vũ Quang
- Phía Đông giáp xã Đức Hương
- Phía Tây giáp xã Đức Lĩnh
Địa bàn xã có hơn 2 km sông Ngàn Sâu chảy qua, có đường tỉnh lộ 5 vàđường Ân Phú-Cửa Rào đi qua, giáp với thị trấn Đây là điều kiện thuận lợicho việc đi lại, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá
4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Nằm trong khu vực miền Trung, phía Bắc Đèo Ngang khí hậu của ĐứcBồng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của vị trí địa
lý nên ngoài những đặc điểm chung, khí hậu nơi đây có những nét đặc thùriêng của một vùng đồi núi
Mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Đức Bồng cóhai mùa gió trong năm: gió mùa mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau,chịu tác động của gió mùa Đông Bắc) và gió mùa mùa hạ (bắt đầu từ tháng 4đến tháng 9, chịu tác động của gió Tây thổi từ vùng thượng Lào, có đặc điểm
là khô và nóng) Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24,50C, nhiệt độ cao nhất là40,20C (tháng 7), thấp nhất là 8,60C (tháng 1) Do ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc nên có những mùa đông nhiệt độ thấp xuống dưới 100C [15]
4.1.1.3 Mưa
Mưa là nguyên nhân chính của lũ Tổng lượng mưa trong năm khá lớn,trung bình 2304,5 mm/năm, mưa tập trung vào tháng 8 và tháng 9, mưa ítnhất vào các tháng 2, 3,5 Riêng lượng mưa tháng 8, 9 chiếm gần 1/2 lượng
Trang 19mưa cả năm, vì vậy thường gây lũ lụt cho vùng Độ ẩm tương đối cao, trungbình 85%, các tháng mùa đông trung bình 92%, thời kỳ khô kéo dài 4-5tháng, từ tháng 4 đến tháng 8, độ ẩm trung bình 70% [15]
4.1.1.4 Địa hình, đất đai
- Địa hình: Là xã thuộc huyện miền núi Vũ Quang, nằm ở sườn phía
Đông của dãy Trường Sơn Bắc ở độ cao trung bình 700m so với mực nướcbiển Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên phân hoá tươngđối phức tạp, không bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối Vì vậy, giaothông thuỷ lợi còn nhiều khó khăn
- Đất đai: Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đóng vai trò hết sức quan
trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp,đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suấtcây trồng và chất lượng sản phẩm
Trang 20Bảng1 Tình hình sử dụng đất xã Đức Bồng qua 3 năm từ 2008-2010
Loại đất sử dụng
Diện tích(ha)
Tỷ lệ(%)
Diệntích (ha)
Tỷ lệ(%)
Diệntích (ha)
Tỷ lệ(%)Tổng diện tích
2008 lên 364,11 ha năm 2010 điều này nói lên một thực tế rằng nạn phá rừng
ở Đức Bồng đang xảy ra mạnh, đất bỏ hoang còn nhiều trong Tiềm năng đấtđai của xã tương đối lớn nhưng hiện tại mới khai thác sử dụng được gần 75%,
Trang 21trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm mộtphần nhỏ, mặt khác chất lượng và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân cònrất yếu kém Đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống qua mỗi năm trong đóchủ yếu là giảm diện tích đất hằng năm, nguyên nhân chính là do chuyển đổisang đất nhà ở, đất chuyên dụng Diện tích đất lâm nghiệp giảm, trở thànhnhững vùng đất trống đồi núi trọc, làm cho đất chưa sử dụng tăng lên Diệntích đất chưa sử dụng năm 2010 là 364,11 ha nhiều hơn đất nông nghiệp điều
đó nói lên một thực tế rằng nguồn tài nguyên đất đai ở Đức Bồng đang bị bỏquên một cách phung phí, nếu được khai thác tốt thì sẽ tạo ra nhiều việc làmcho lao động địa phương
4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Đất đai của xã chủ yếu thuộc nhóm đất feralit (đỏ
vàng), chiếm đại bộ phận diện tích Ngoài ra còn có đất dốc tụ ở các thunglũng, đất phù sa ven sông suối, đất nâu vàng trên phù sa cổ , các loại đất nàychiếm diện tích nhỏ và phân bố rải rác Vì vậy diện tích đất trồng lúa và màurất hạn chế và độ màu mỡ thấp Xã có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp, đâychính là tiền đề để phát triển cây lâm nghiệp cũng như kết hợp chăn nuôi trâu,
bò Đây là hướng đi phù hợp với điều kiện của xã
- Tài nguyên nước: Xã có mật độ sông suối tương đối dày đặc Đặc biệt
là có hơn 2 km sông Ngàn Sâu chảy qua và một số hồ tự nhiên có trữ lượngnước tương đối lớn Nếu hệ thống thuỷ lợi được đầu tư tốt sẽ cung cấp đầy đủnước tưới cho cây trồng trên toàn xã
4.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là một chỉ số đánh giá tiềm năng phát triển của mộtđịa phương Lao động ở địa phương chủ yếu là lao động phổ thông, có taynghề thấp nên chủ yếu lao động bằng chân tay nhưng địa phương biết cáchkhai thác tốt thì đó sẽ là một lợi thế không nhỏ Qua quá trình tìm hiểu chúngtôi đã thu được một số kết quả về dân số, lao động cũng như sự tham gia vàocác hoạt động sản xuất của người dân xã Đức Bồng và được trình bày ở bảng2
Trang 22Bảng 2: Dân số và cơ cấu lao động của xã Đức Bồng qua các năm 2008-2010
Chỉ tiêu
Sốlượng
Tỷ lệ(%)
Sốlượng
Tỷ lệ(%)
Sốlượng
Tỷ lệ(%)
Trang 23giảm từ 81,32% năm 2008 xuống còn 77.22% năm 2010 thay vào đó các cácnghành phi nông nghiệp tăng lên như các ngành dịch vụ, vận tải nhưngkhông làm giảm vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế của xã.
Về nghề nghiệp, sản xuất nông nghiệp chính là nghề chính của ngườidân trong xã Năm 2010 có 695 hộ trên tổng số 900 hộ dân của xã tham giasản xuất chiếm 77.22% điều đó cho thấy sản xuất nông nghiệp quan trọng đốivới địa phương như thế nào, vì vậy nâng cao năng suất cây trồng, giảm nhẹnhững thiệt hại do thiên tai là nhiệm vụ được chính quyền và người dân đưalên hàng đầu
4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
Trước khi tách ra khỏi huyện Đức Thọ để trở thành xã của huyện mới
Vũ Quang, cơ sở hạ tầng của xã hầu như không có gì đáng kể Nhưng được sựquan tâm đầu tư của chính quyền các cấp và sự đóng góp của người dân đếnnay cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã có những chuyển biến tích cực Nhìn chung
xã đã có đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật so với trước, trong sản xuất nôngnghiệp đã xuất hiện máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa các hệ thống điện,đường, trường, trạm phát triển hơn trước
- Về giao thông, thuỷ lợi: Xã có tỉnh lộ 5 đi qua nối liền với thị trấn Vũ
Quang và huyện Đức Thọ Có tuyến đường Ân Phú-Cửa Rào đi qua, dễ dànggiao lưu với 6 xã vùng hạ của huyện Vũ Quang Đến nay toàn xã đã có hơn
20 km đường nhựa và bê tông, trong đó có hơn 7 km đường tỉnh lộ 5 Hằngnăm, xã đầu hàng chục triệu đồng với hàng trăm ngày công của nhân dân đểnâng cấp hệ thống giao thông của xã Cùng với đó, hệ thống thuỷ lợi cũngđược đầu tư để cung cấp nước cho cây trồng trên địa bàn xã Hiện nay, xã đãxây đựng được gần 5 km kênh mương bê tông và hồ chứa nước Đập Trấm Vàđang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều km kênh mương bê tông khác
- Về điện nước: Toàn xã có 5 trạm biến áp, 13/13 thôn có điện lưới
quốc gia, 100% hộ dân đã có điện thắp sáng và 95% hộ dân được sử dụngnước sạch bằng hệ thống giếng đào và giếng khoan
- Về hệ thống thông tin văn hoá: Hệ thống truyền thanh được đầu tư
đầy đủ và đồng bộ trên toàn xã Bên cạnh đó, bưu điện văn hoá xã còn là địa
Trang 24phục vụ sản xuất nông nghiệp Đến năm 2010 tỷ lệ hộ có ti vi trên toàn xã là85%, bình quân có 20 điện thoại/100dân.
- Về giáo dục, y tế: Nhờ hệ thống mạng lưới trường học được đầy tư
tương đối đồng bộ mà chất lượng dạy và học được nâng lên, cơ sở vật chấtphục vụ dạy và học được tăng cường Hiện nay, xã có 1 trường tiểu học đạtchuẩn quốc gia và một trường mầm non công lập Phổ cập tiểu học đúng độtuổi và hoàn thành phổ cập THCS vững chắc và đang tiến hành xây dựng phổcập THPT
Trạm y tế xã được được nâng cấp về cơ sở vật chất đảm bảo khám chữabệnh ban đầu cho người dân Trong năm 2010, đã tổ chức khám và điều trịcho 2740 lượt người, làm tốt công tác phòng dịch và không để dịch lây lantrên địa bàn Tổ chức xử lý vệ sinh nguồn nước cho 608 giếng bị ngập và tiêmchủng đạt tỷ lệ khá cao sau 2 đợt lũ lịch sử vừa qua
4.2.1.3 Các nguồn thu nhập của xã
Năm 2010, theo báo cáo của UBND xã bình quân thu nhập trên đầungười của xã đạt 5.5 triệu đồng/người/năm Tổng nguồn thu của xã đạt hơn 19
tỷ đồng trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quantrọng Các nguồn thu nhập chính của xã chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi vàxây dựng cơ bản
+ Về trồng trọt : Trồng trọt là chính là ngành mũi nhọn, thu hút nhiều
lao động và là nguồn tạo ra thu nhập chính cho người dân trong xã Nhưng vìcây trồng rất dể bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên vì vậy việc đánh giá cơcấu cây trồng cũng như quy mô rất quan trọng Cơ cấu cây trồng, năng suấtcũng như diện tích của một số cây trồng chủ yếu của Đức Bồng được trìnhbày ở bảng 3 dưới đây
Trang 25Bảng 3: Diện tích và năng suất một số cây trồng chính ở Đức Bồng năm 2010
Cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ha)
Số liệu bảng 3 cho thấy, lúa là cây trồng chính của xã với diện tích 135
ha cao hơn rất nhiều so với những cây trồng khác như ngô, lạc, khoai lang,đậu và năng suất lúa ở đây cũng tương đối cao, bình quân đạt 56 tạ/ha Nếunhư hạn chế được những tác động của tự nhiên cũng như đầu tư thích đáng thì
nó sẽ đem lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân trong xã Sau câylúa là cây đậu, đậu là cây dễ trồng thời gian sinh trưởng ngắn, và khả năngchống chịu tốt nên phù hợp với nhiều loại đất khác nhau do đó đậu cũng đượctrồng với một diện tích khá lớn 83 ha Một số cây trồng nữa cũng được trồngtại địa phương như lạc, ngô, khoai, sắn nhưng chủ yếu người dân trồng đểphục vụ cho chăn nuôi Ngoài ra, diện tích cây ăn quả trên toàn xã trongnhững năm gần đây tăng lên rất đáng kể Có hai loại cây ăn quả được ngườidân trồng đó là cây cam và cây chanh Hai loại cây trồng này rất phù hợp vớiđiều kiện đất đai và khí hậu tại địa phương nên chúng cho năng suất tương đốicao trung bình đạt 50 tạ/ha Những loại này đang được chuộng trên thị trường
do đó nó tạo ra một nguồn thu không nhỏ và tạo ra nhiều công ăn việc làmcho người dân
Trồng trọt là một thế mạnh của xã đặc biệt là cây ăn quả nếu như được đầu tư
Trang 26+ Về chăn nuôi : Chăn nuôi vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong
cơ cấu thu nhập của xã Lợn được nuôi phổ biến ở đây với số lượng hơn 1900con, tuy nhiên các hộ nuôi vẫn với quy mô nhỏ lẻ nhằm tận dụng nguồn thức
ăn cũng như lao động tại chổ chứ chưa hình thành được các trang trại có quy
mô lớn Bên cạnh đó lũ lụt cũng thường xuyên xảy ra nên dịch bệnh là mộtvấn đề mà người dân rất lo ngại
Sau đàn lợn là đàn trâu bò ước chừng 1260 con, chúng được nuôi chủ yếudùng làm sức kéo, những gia đình nuôi nhiều cũng chỉ từ 5-6 con Mặt khác
do diện tích đồng cỏ ít, lũ lụt thường xuyên xảy ra gây ngập và không có chổchăn thả nên rất khó để phát kinh tế theo hướng chăn nuôi gia súc lớn Bêncạnh đó, gia cầm cũng đóng góp một nguồn thu không nhỏ trong nguồn thucủa xã, chủ yếu là gà, cũng giống như lợn gà được nuôi chủ yếu là gà thảvườn nhằm để tận dụng diện tích chăn thả, các phụ phẩm nông nghiệp làmnguồn thức ăn và nguồn lao động rảnh rổi tăng nguồn thu nhập cho gia đình
Trong những năm gần đây cơ cấu vật nuôi trong xã đang có xu hướngthay đổi một số mô hình chăn nuôi mới đang được áp dụng như nuôi ong,nuôi hươu… bước đầu cho kết quả khá cao Mặc dù vậy do điều kiện lũ lụthàng năm thường xuyên xãy ra đã gây khó khăn cho ngành chăn nuôi của xãđặc biệt vào mùa mưa lũ rất khan hiếm nguồn thức ăn và dịch bệnh dễ xãy ra
Vì vậy đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền để ngành chănnuôi của xã phát triển hơn
4.2 THỰC TRẠNG LŨ LỤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4.2.1 Đặc điểm các loại thiên tai ở Đức Bồng
Thiên tai xảy ra ở Đức Bồng bao gồm lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, rétđậm và rét hại và thường đến bất ngờ không có thời gian nhất định, khócảnh báo vì vậy khi thiên tai xuất hiện thì gây ra những thiệt hại nặng nề vàảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân cũng như sự pháttriển kinh tế-xã hội của toàn xã đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp Điểnhình, một số trận thiên tai lớn như lụt năm 1999, hạn năm 2006, lụt lớn 2007,rét đậm kéo dài năm 2008 và đặc biệt là cơn lũ lịch sử vào tháng 10-2010.Thiên tai ở Đức Bồng diễn ra theo những thời gian khác nhau, chúng đượchình thành bởi nhiều nguyên nhân và số lượng cũng như thời hạn cũng khác
Trang 27nhau qua các năm Chúng tôi đã tiến hành thảo luận nhóm với người dân đểtìm hiểu được về các loại thiên tai chính tại địa phương về nguyên nhân, tốc
độ, thời điểm, thời gian kéo dài của các loại thiên tai đó Kết quả đã đượctrình bày ở bảng 4
Bảng 4: Những loại thiên tai chính ở Đức Bồng
Loại thiên
tai
Sốlượng/năm
Nguyên nhân Tốc độ Thời điểm
xảy ra
Thời giankéo dài
Lũ lụt
3-4
Do mưa nhiều, bão, áp thấp nhiệt đới
2-3
Hạn hán kéo dài Nhanh Tháng 3
đến tháng9
5-10 giờ
Nguồn: Thảo luận nhóm, 2011
Kết quả bảng 4 cho thấy, hầu như tháng nào trong năm cũng có thiêntai ở mỗi thời điểm thì có các loại thiên tai khác nhau Có thể thấy, tình hìnhthiên tai ở Đức Bồng tương đối phức tạp, hàng năm địa phương này phải gánhchịu trên 5 loại thiên tai khác nhau, trong đó chủ yếu là lũ lụt, hạn hán, rétđậm rét hại, cháy rừng mỗi loại thiên tai lại có những thời điểm và thờigian tác động khác nhau Trong đó lũ lụt vẫn được coi là loại thiên tai chủ yếu
ở địa phương, hàng năm Đức Bồng phải gánh chịu từ 3-4 đợt lũ lớn nhỏ khácnhau, có thể là lũ trái mùa hay lũ Tiểu Mãn nhưng thường xuyên nhất vẫn là
lũ chính vụ, chúng thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 Thời gian kéodài của các trận lũ trung bình khoảng 6-10 ngày và có vài trường hợp có thểlâu hơn như cơn lũ kép vào tháng10-2010, đã kéo dài đến 20 ngày Nguyên
Trang 28cháy rừng, trung bình một năm Đức Bồng có từ 2-3 đợt cháy rừng và chúngthường xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 cho đến tháng 9 Tuy thờihạn chỉ khoảng 5-10 giờ nhưng do tốc độ quá diễn ra quá nhanh nên gây rathiệt hại lớn Nguyên nhân của cháy rừng là do thời tiết nắng hạn kéo dàicùng với thảm thực vật dày, nên chỉ cần một mồi lửa cùng với sự tác động củagió Tây-Nam nên lửa lây lan rất nhanh và khó dập tắt Bên cạnh đó nhữngloại thiên tai khác như, hạn hán, rét đậm, rét hại tuy không tường xuyên xãy
ra nhưng khi có cũng gây thiệt hại không nhỏ
Với một địa phương mà chịu tác động của nhiều loại thiên tại như vậythì việc nâng cao nhận thức và hỗ trợ người dân trong việc ứng phó là một đòihỏi cấp bách và với tần suất 3-4 lần mỗi năm cao hơn 1-2 lần so với các loạithiên khác thì việc người dân phải quan tâm đối phó với lũ lụt nhiều hơn sovới những thiên tai khác là rất cần thiết
4.2.2 Phân tích đặc điểm lũ lụt tại Đức Bồng
Đức Bồng là một xã miền núi nhưng do đặc điểm của địa hình; địa bànnhư một vùng trũng, lại có nhiều kênh rạch, nên hàng năm nơi đây phải hứngchịu nhiều đợt lũ khác nhau Trong 5 từ năm 2006-2010 Đức Bồng đã phảihứng chịu 9 trận lũ lụt, lũ lụt thường xuất hiện đó là lũ Tiểu Mãn ( tháng 4,5),
lũ sớm (tháng 1, 2) và lụt chính vụ (tháng 9, 10, 11) Trong đó, lũ Tiểu Mãn
và lũ sớm thường ít xuất hiện nhưng do yếu tố bất ngờ và thường xãy ra trong
vụ mùa nên khi xuất hiện thì gây thiệt hại rất lớn đặc biệt đối với cây trồngtrong đó cây lúa là chính Còn lũ chính vụ thường thì năm nào cũng có và gâythiệt hại không lớn cho trồng trọt nhưng gây thiệt hại lớn cho vật nuôi, hàngnăm lũ cuốn đi rất nhiều loài vật nuôi bên cạnh đó lũ lụt cũng làm cho vậtnuôi dễ mắc bệnh Lũ ở đây thường lên rất nhanh nhưng khi rút thì lại chậmthời gian lũ thường từ 6-10 ngày
Có nhiều nguyên nhân gây ra lũ lụt ở Đức Bồng nhưng có thể đề cậpmột số nguyên nhân chính sau:
- Thứ nhất là do các loại hình thời tiết đã gây ra mưa lớn và kéo dài gây
ra hiện tượng ngập úng, các loại hình thời tiết gây ra mưa lớn như bão, ápthấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh và tổ hợp của chúng Vì mưalớn kéo dài và nước không thoát được nên gây ra hiện tượng ngập úng
Trang 29- Thứ hai do địa hình xã như như một lòng chảo được bao quanh lànhững dãy núi cao nên xã Đức Bồng dễ tập trung nước khi có mưa lớn Chonên nước ngập không chỉ do nước sông dâng lên mà còn do nước từ các vùngcao đổ về gây ra lụt.
- Thứ ba là do trên địa bàn xã Đức Bồng có con Sông Ngàn Sâu chảyqua nên lũ thường do nước từ con sông này đổ về
Với những nguyên nhân này hàng năm lũ lụt lại đến và gây ra nhiềuthiệt hại đối với sản xuất và đời sống của người dân cũng như sự phát triểnkinh tế xã hội của xã
4.2.3 Những thiệt hại của người dân do lũ lụt gây ra
Hàng năm lũ lụt vẫn cứ diễn ra, mặc dù người dân cũng đã có nhiềubiện pháp thích ứng nhưng do lũ đến đột ngột hay do lũ quá lớn nên đã gây ranhiều thiệt hại cho người dân Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu
về những thiệt hại do lũ lụt gây ra cho Đức Bồng Kết quả được trình bày ởbảng 5