nghiên cứu tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt hợp lý sau thiên tai tại xã triệu giang, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

69 392 0
nghiên cứu tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt hợp lý sau thiên tai tại xã triệu giang, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Theo WB (2007) Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng [3]. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, tần suất bão, lụt ngày càng nhiều và mức độ gây hại ngày càng tăng. Bão, lụt không chỉ gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của đất nước, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo [7]. Triệu Giang là một thấp trũng của tỉnh Quảng Trị. Hầu như năm nào cũng chịu ảnh hưởng của lũ lụt, để lại hậu quả không nhỏ đến đời sống người dân, cụ thể là: thiệt hại tính mạng; gây ngập úng nghiêm trọng trên diện rộng, làm nhà cửa bị sập, trôi, hư hại; hàng trăm hécta hoa màu của dân bị mất trắng. Để giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai. Nhà nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân đã tích cực thực hiện các hoạt động cứu trợ. Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ hiện nay chủ yếu bằng hiện vật. Cứu trợ bằng hiện vật đã giúp người dân giải quyết những khó khăn trước mắt, nhưng cũng thể hiện nhiều bất cập. Nhiều khi hàng cứu trợ không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Ngoài việc tốn nhiều chi phí cho vận chuyển, bốc vác và trao hàng cứu trợ, cán bộ địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức cấp phát do sự khác nhau và đa dạng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá, Hơn nữa, do công tác tổ chức cứu trợ không tốt nên đôi khi bên cho đã đưa cả những hàng không thể dùng được đến vùng thiên tai, do vậy đã làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của hoạt động cứu trợ. So với cứu trợ hiện vật, cứu trợ bằng tiền mặt đáp ứng được nhu cầu của người hưởng lợi, các hộ được giao quyền và sự lựa chọn trong việc sử dụng tiền và khắc phục một số hạn chế mà cứu trợ hiện vật gặp phải. Tuy nhiên cứu trợ bằng tiền mặt hiện là phương thức cứu trợ mới, ở Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai thực hiện và rất nhạy cảm nên việc tìm ra một tiến trình cứu trợ phù hợp là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt hợp sau thiên tai tại Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu mức độ thiệt hại và nhu cầu người dân sau lũ - Tìm hiểu thực trạng hoạt động cứu trợ khi thiên tai tại Triệu Giang - Xác định tiến trình cứu trợ hợp bằng tiền mặt để đề xuất với chính quyền các cấp nhằm thực hiện hiệu quả các công tác cứu trợ khi có thiên tai xảy ra. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1. Những thiệt hại của người dân sau lũ là gì? 2. Sau lũ người dân có những nhu cầu nào ? 3. Thực trạng hoạt động cứu trợ ở địa phương sau thiên tai như thế nào? 4. Tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt trước đây có những bất cập gì? 5. Tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt như thế nào là hợp nhất? 1.4 Giả thuyết nghiên cứu Tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt hợp nhất nếu đảm bảo sự tham gia của người dân và sự công khai minh bạch trong quá trình thực hiện. 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở luận 2.1.1 Sơ lược về tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2.1.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu Theo báo cáo của IPCC năm 2007, biến đổi khí hậu được hiểu là mọi thay đổi của khí hậu theo thời gian do sự thay đổi tự nhiên hoặc kết quả hoạt động của con người [12]. Với định nghĩa này, nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do chính bản thân của điều kiện tự nhiên, nội tại của nó hoặc là do bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên, Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC) lại cho rằng biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân là sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và tạo ra thay đổi của biến thiên khí hậu tự nhiên được quan sát qua thời gian [13]. Ngoài ra, nghiên cứu của O'Brien và cộng sự: biến đổi khí hậu là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng tăng tốc bởi các hoạt động của con người [10]. Hai định nghĩa này đều chỉ rõ biến đổi khí hậu là hiện tượng tự nhiên nhưng có sự góp mặt của con người. Còn nghiên cứu của ISDR (2008), đưa ra khái niệm biến đổi khí hậu rõ ràng hơn đó là: biến đổi khí hậu là sự biến động giữa năm này và năm khác được ghi nhận qua các số liệu thống kê của các điều kiện bất thường như: bão, lụt, hạn hán bất thường [11]. Quan điểm ở đây về biến đổi khí hậu chính là sự ghi nhận lại những hiện tượng bất thường theo thời gian. 2.1.1.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam Trong những năm gần đây diễn biến thiên tai và thời tiết ở Việt Nam đã có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp hơn, lũ lụt xảy ra ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng, nhiều nơi xảy ra lũ lớn lịch sử. Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều các tỉnh vùng núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trung bình hàng năm có khoảng năm, sáu cơn bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong ba thập kỷ gần đây, số cơn bão ảnh hưởng đến nước ta và mức độ ảnh hưởng có xu hướng tăng. Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển 3 dần về phía Nam với đường đi của bão phức tạp. Mùa bão kéo dài hơn trước kia, có năm bão xuất hiện sớm vào các tháng đầu năm, kéo dài cho đến cuối năm, khuynh hướng ngày càng có nhiều cơn bão ảnh hưởng đến Nam bộ [8]. Một nghiên cứu mới đây của Trần Công Minh thuộc viện khí tượng học Synốp cho thấy rõ các cơn bão và áp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam và giữa biển Đông tăng rõ rệt. Năm 2007 ở các tỉnh, thành phố duyên hải miền trung trong thời gian gần hai tháng liên tiếp đã xảy ra 5 đến 6 đỉnh lũ nối tiếp nhau. Cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008 mưa lũ trên diện rộng đã gây ngập úng nghiêm trọng nhiều địa phương đồng bằng, trung du Bắc bộ. Năm 2009, bên cạnh hàng chục trận dông lốc, mưa đá, lũ quét, lũ bùn đá,… đã có 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, đặc biệt là cơn bão số 9, một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 40 năm trở lại đây, đã tàn phá khốc liệt vào các tỉnh miền Trung Việt Nam, làm 162 người bị thiệt, 13 người mất tích và 616 người bị thương, Tổng số nhà cửa bị sập, trôi, hư hại lên tới gần 21,500 ngôi nhà, chưa kể hàng vạn hécta lúa và hoa màu của dân bị thiệt hại. Đợt lũ kép 10/2010 cũng đã đã tàn phá nặng nề tại các tỉnh miền Trung. Tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có hơn 140 người chết và mất tích, hơn 300.000 nhà dân bị ngập chìm trong lũ, nhiều công trình giao thông, công nghiệp bị phá hủy, hàng triệu hecta lúa và hoa màu bị mất trắng,… [3]. Đồng thời, tác giả Nguyễn Hữu Ninh cũng cảnh báo: Việt Nam có hai thành phố ven biển lớn nhất là Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong vòng 20-50 năm tới. Như những trận triều cường lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh cuối năm qua, chủ yếu là do ảnh hưởng của nước biển dâng và gia tăng nhiệt độ toàn cầu [8]. Ngoài ra, Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3 miền, với mức tăng từ 0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua. Đi cùng với tăng nhiệt độ, lượng mưa trung bình hằng năm tăng không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượng mưa hằng tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng 4 tăng lên. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7 0 C, mực nước biển dâng 20cm [2]. 2.1.2 Con người và những rủi ro do thiên tai Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai [1]. Con người ngày càng hứng chịu nhiều rủi ro hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sự thay đổi khí hậu mà đặc trưng nổi bật nhất là sự nóng lên toàn cầu đưa đến những hiện tượng mới lạ như bão tố, các luồng gió nóng, tác động xấu đến cây trồng và con người. Các nguồn nước cạn kiệt dẫn đến thiếu nước dùng và tăng các bệnh truyền nhiễm, các thảm họa thiên nhiên như động đất, giông bão, lũ lụt có thể sẽ xảy ra ở nhiều nơi. Nguyên nhân sâu xa của những rủi ro này do sự phát triển không bền vững ở nhiều nước [1]. 2.1.3 Các trường phái an sinh hội 2.1.3.1 Khái niệm an sinh hội An sinh hội (ASXH ): Chỉ sự bảo vệ của hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thiên tai, thất nghiệp, 5 tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có [5]. Hệ thống ASXH được xây dựng có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy những cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: bảo hiểm hội, cứu trợ hội (còn gọi là cứu tế hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến ASXH [5]. 2.1.3.2 Các trường phái an sinh hội - Cứu trợ hội (CTXH): CTXH là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh hội. Theo nghĩa thông thường, cứu trợ hội là chế độ đảm bảo hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng [9]. Đối tượng của CTXH có thể là gia đình, có thể là cá nhân. Có những trường hợp cứu trợ được áp dụng để giải quyết khó khăn cho cả vùng gặp nạn hoặc cả một địa phương [9]. CTXH bao hàm hai nội dung: cứu tế và trợ giúp. Cứu tế hội là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, có tính chất khẩn thiết, "cấp cứu" ở mức tối cần thiết cho những người bị lâm vào cảnh bần cùng không còn khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày của bản thân và gia đình. Còn trợ giúp hội là sự giúp đỡ thêm bằng tiền hoặc các điều kiện và phương tiện sinh sống thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng, tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hoà nhập với cộng đồng. Công tác CTXH có hai phương thức hoạt động chính: (i) CTXH thường xuyên là cứu trợ cho những người hoàn toàn không thể tự lo được cuộc sống, phải có sự giúp đỡ thường xuyên, như người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, trẻ em trong các gia đình quá túng thiếu hoặc dân cư ở những vùng nghèo đói, (ii) CTXH đột xuất, nhằm giúp đỡ cho những người không may bị thiên tai hoặc mất mùa mà cuộc sống bị đe dọa nếu không có sự trợ giúp của cộng đồng một cách khẩn cấp [9]. 6 Trong lịch sử, hoạt động CTXH có mầm mống từ rất sớm trong hội loài người; khi đó mới mang tính tự phát, Cùng với sự phát triển của tôn giáo, hoạt động CTXH cũng thay đổi, nhằm các mục đích từ thiện, nhân đạo, xuất hiện các trại tế bần, các nhà thương làm phúc, vv. Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động CTXH trở nên rất cần thiết và đã có sự tổ chức khá chặt chẽ. Những người lao động và những người nghèo đã tập hợp nhau lại dưới các hình thức phường hội để giúp đỡ nhau trong cuộc sống,… Song song với các hoạt động cứu tế của nhà thờ Thiên Chúa giáo và các tổ chức tôn giáo khác, các hoạt động cứu trợ từ thiện, nhân đạo của cá nhân và các tổ chức hội cũng phát triển nhanh. Gần đây, các hoạt động CTXH đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa CTXH vào nội dung của bảo đảm hội [9]. Ở Việt Nam, CTXH xuất phát từ truyền thống đạo đức lâu đời của dân tộc Việt "lá lành đùm lá rách" và rất phong phú về hình thức. Hiện nay, CTXH được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và là một trong những chính sách lớn của Nhà nước [9]. CTXH còn được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ an sinh hội. Vì vậy nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tính nhân đạo, nhân văn rất cao, thể hiện tình người rõ rệt [9]. Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ không chỉ là của cá nhân, tổ chức bất kỳ trong hội mà trách nhiệm chính là của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức các hoạt động cứu trợ hội, với tư cách là đại diện của hội. Các chính sách, pháp luật về cứu trợ hội do nhà nước ban hành, xây dựng là cơ sở quan trọng để các tổ chức, cơ quan, cá nhân tiến hành các hoạt động cứu trợ hội, đồng thời là tiêu chuẩn đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đúng đắn và tính hợp pháp của cứu trợ hội. - Bảo hiểm hội: Là biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động do mất việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo 7 an sinh hội. Bảo hiểm hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh hội ở mỗi nước [5]. 2.2 Cơ sở thực tiễn Hàng năm, khi có thông tin bão lụt hệ thống ủy ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn từ trung ương đến địa phương được thành lập. Hiện nay hệ thống này đã về tận thôn, bản. Nhiệm vụ chính là chỉ đạo, và thực hiện các công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cho khu vực bị ảnh hưởng [4]. Sau mỗi trận bão, lũ hàng đoàn phương tiện, cùng rất nhiều hàng hóa từ khắp các tỉnh, thành cả nước đổ về chia sẻ, hỗ trợ vùng thiên tai, giúp đồng bào ổn định chỗ ăn ở, sinh hoạt, phục hồi sản xuất. Đó vốn là đạo của dân tộc và cần được khuyến khích phát huy, nhưng vài năm gần đây công cuộc này lại đang có khuynh hướng tự phát và trở thành nỗi ám ảnh cho chính quyền các địa phương. Bên cạnh hệ thống phân phối tiền, hàng của các cơ quan chính trị hội nhà nước, khối lượng hàng hóa cứu trợ của các tổ chức hội, tổ chức tôn giáo và người dân cả nước tự tổ chức quyên góp đến với đồng bào vùng bão lũ cũng vô cùng lớn [4]. Hiện nay, phần lớn các đoàn cứu trợ tự tổ chức, đều muốn tự đến những địa chỉ đã chọn từ trước và tận tay chuyển quà. Sự trực tiếp như vậy đã có tác động tích cực về tình cảm với đồng bào trong cơn hoạn nạn, đồng thời vô tình cũng làm rối ren trong trật tự hội tại địa phương bị thiên tai và để lại những mối bất hòa trong quan hệ láng giềng nơi tiếp nhận. Điển hình như trong trận lũ lụt kinh hoàng ở Phú Yên năm 2009, có những địa điểm của huyện Tuy An, mỗi ngày tiếp đến hàng chục đoàn cứu trợ - nhất là ở những địa điểm được báo chí phản ánh. Trong khi đó, có những địa điểm xa hơn, cần thiết hơn thì lại không một đoàn nào tìm đến vì giao thông không thuận lợi, ít thời gian. Thậm chí, có đoàn cứu trợ do không tìm được địa chỉ, đã lập trạm phân phối hàng hóa ngay giữa cánh đồng, ai nhận được bao nhiêu thì nhận [4]. Ở đợt lũ lịch sử xảy ra tháng 10/2010, nhiều tổ chức, cá nhân và tập thể đã có mặt ngay vùng "rốn" lũ, mang theo tiền bạc, mì tôm, gạo, quần áo để chia sẻ với người dân. Oái oăm thay, khi mang quần, áo cũ đến với người dân, có đoàn cẩn thận phân loại, có đoàn để nguyên đai nguyên kiện và chia trực 8 tiếp tại địa phương. Ai dùng vừa cỡ nào thì lấy cỡ đó. Ông Cao Văn Hùng ở Minh Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) thuộc gia đình thiệt hại nặng nề trong đợt lũ vừa qua. Hay tin có đoàn cứu trợ về, ông cố chen chân để hy vọng nhận được cái quần, cái áo "chi viện" nào đó mặc vừa cơ thể ốm nhom sau lũ. Vậy nhưng thử đi thử lại chẳng có cái nào vừa cả, ông đành lắc đầu nói: "Cỡ to quá, chắc có Tây mới mặc được!" [6]. Xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu: Nhiều đoàn tổ chức mua, gom nhiều cơ số thuốc chữa bệnh đến cứu trợ cho bà con. Đoàn trước đến trao những loại thuốc chữa bệnh, làm sạch nước và môi trường nhưng trao chưa xong thì đoàn sau đã tới. Thuốc chồng lên thuốc nên nhiều đơn vị đã tự nhận thuốc về cho nhân dân, không thông qua cán bộ y tế dự phòng cũng như cán bộ huyện nên xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Chuyện xảy ra ở Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), trong 2 ngày có 2 đoàn cứu trợ đến khám chữa bệnh và mang 2 cơ số thuốc tặng UBND nhưng phía y tế dự phòng chưa nắm được. Vậy là cán bộ y tế dự phòng huyện mang thuốc xuống cho nhưng đành chở quay về huyện vì cơ số thuốc đã dư thừa [6]. Đối với bà con vùng thường xuyên ngập lũ, sự chia sẻ với họ, đôi khi một câu hỏi động viên là đủ. Còn những thứ vật chất phục vụ cho sinh hoạt thì cũng tốt nhưng tất cả chỉ được một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Còn điều quan trọng nhất đó là cách giúp họ có điều kiện phục hồi sản xuất để đảm bảo cuộc sống lâu dài. Hiện tại, những người dân vùng rốn lũ rất cần được sự giúp đỡ về cây giống, con giống để họ khôi phục sản xuất. Mong rằng sự quan tâm của các tổ chức sẽ giúp đỡ người dân đứng dậy sau trận lũ lịch sử này [6]. Người dân xin cứu trợ những thứ thiết thực: Tại sân UBND Hưng Lam (Hưng Nguyên, Nghệ An), khi nhận quà cứu trợ, chị Phạm Thị Lý, ở xóm 6 đã khóc. Chị cho biết, hiện chồng chị đã mất vì ung thư, mình chị gánh nặng 5 con thơ. Cháu nhỏ nhất là Dư Thị Thương, 10 tuổi, sau lũ đang bị ốm đang phải điều trị ở nhà. Chị bảo, mấy ngày nay không có cái gì bồi bổ cho con. Cái gì cũng thiếu nhưng điều chị cần nhất bây giờ lúa giống và phân bón cho mùa vụ sắp tới [6]. 9 Ông Dư Xuân Định, ở xóm 7 Hưng Lam bày tỏ: “Được các nhà hảo tâm giúp cái chi là quý cái nấy rồi nhưng mong cấp trên xem xét, thay vào mì tôm, nước mắm, thì hãy cứu trợ cây, con giống, phân bón. Những nhà nào bị hư hỏng, sập đổ được hỗ trợ xi măng, vật liệu thì quý biết mấy. Bởi đó là những thứ người dân cần trong lâu dài” [6]. Đại diện cho nhiều hộ dân ở vùng lũ xóm 7, ông Dư Xuân Bằng, xóm trưởng cho biết: “Hiện tại, nhiều hộ dân muốn gieo trồng lại lúa, hoa màu và các cây ngắn ngày để cải thiện nhu cầu thực phẩm trước mắt cũng không thể kiếm đâu ra hạt giống để canh tác. Cứu trợ có thể giúp tránh đói hiện thời nhưng không thể khiến người dân ấm no dài lâu”. Ông Bằng ao ước: “Giá như được các tổ chức, đơn vị cấp trên hỗ trợ cho dân vùng lũ một nhà ở cộng đồng thì hay biết mấy. Khi lũ dâng thì có nhà cho người già, trẻ em tránh lũ, Chứ khi nước dâng lên nhanh, nan giải nhất là người già và trẻ em” [6]. Nhiều gia đình vùng lũ Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) cũng chung tâm sự: “Cứ mỗi lần thấy xe chở hàng cứu trợ miền Trung về tới tận xóm trực tiếp trao những gói hàng cứu trợ đến tận tay người dân là dân mừng lắm. Dù là một cái quần áo cũ, hay một gói mì tôm đến tận tay người dân cũng quý lắm rồi. Nhưng xin các nhà hảo tâm hãy thương thì thương cho trọn. Mỗi lần về với dân xin hãy chia sẻ và thấu hiểu. Vẫn biết “lụt thì lụt cả làng” nhưng có rất nhiều gia đình sau lũ nhà cửa bị cuốn trôi, đổ sập hoàn toàn. Dân chúng tôi vẫn mong sẽ có những ngôi nhà của trái tim đồng bào cả nước dành cho những gia đình bị thiệt hại vì lũ” [6]. Chị Nguyễn Thị Hằng - Phó Bí thư Đảng ủy Hương Thủy bộc bạch: “Cam go nhất hiện nay là lo vấn đề giống vụ mới cho dân. Sau lũ, người dân nơi đây cũng đang gặp nhiều khó khăn lắm, thú thật kể cả thức ăn cho trâu bò bây giờ cũng nan giải. Rơm rạ hư, cỏ xanh thì ngập chết hết, người dân vùng ngập lụt Hương Thủy giờ đang rất khó khăn trong việc chăn nuôi gia súc. Trước mắt, đang chỉ đạo tiến hành khẩn trương triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân và chỉ đạo người dân trồng cỏ để chăn nuôi” [6]. 10 [...]... Thiệt hại của khi lũ + Nhu cầu người dân khi lũ - Thực trạng hoạt động cứu trợ sau thiên taiTriệu Giang + Hoạt động cứu trợ sau thiên taiTriệu giang + Tình hình và kết quả sử dụng hàng cứu trợ của người dân + Các tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt của các tổ chức + Ưu nhược, điểm của các hình thức cứu trợ -Xác định tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt hợp 11 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Chọn... mẫu nghiên cứu  Chọn điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu được chọn là Triệu Giang - Triệu Phong - Quảng Trị, đảm bảo các tiêu chí: + Mang tính đại diện cho hoạt động cứu trợ tại huyện Triệu Phong- Quảng Trị + Là thường xuyên có thiên tai xảy ra + thường xuyên nhận được cứu trợ, kể cả tiền mặt + Thuận lợi cho việc điều tra thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu  Chọn mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên. .. thập tại cấp Đồng thời, tìm hiểu những bất cập, khó khăn, thuận lợi của công tác cứu trợ hiện nay Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên các chỉ tiêu về thời gian cứu trợ, thực trạng cứu trợ bằng tiền, cứu trợ bằng hiện vật, nguồn cứu trợ Kết quả nghiên cứu như sau: 29 - Thời điểm cứu trợ Kết quả điều tra cho thấy, thời điểm cứu trợ phụ thuộc vào: nguồn cứu trợ, hình thức cứu trợ (tiền hay hiện... việc sử dụng tiền cứu trợ và kết quả, ý kiến đánh giá của hộ về các hình thức cứu trợ, việc thực hiện cứu trợ bằng tiến mặttiến trình cứu trợ tiền mặt hợp nhất (xem chi tiết tai phụ lục 4) 12 + Phỏng vấn người am hiểu: Những người cung cấp thông tin nòng cốt gồm: thành viên ban cứu trợ cấp thôn, xã; thành viên ban cứu trợ thuộc Sở Lao động - Thương binh và hội; thành viên ban cứu trợ Hội chữ... PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những hộ được nhận cứu trợ tiền mặt sau thiên tai từ các chương trình dự án Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo của địa phương gồm cán bộ thôn, và cán bộ nằm trong ban cứu trợ cấp huyện, tỉnh cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài này 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: nghiên cứu. .. thập đỏ cấp tỉnh, huyện, Nhằm thu thập các thông tin về việc phân phát hàng cứu trợ trong lũ, sau lũ, cơ quan phối hợp thực hiện, loại hình cứu trợ, tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt, các khó khăn khi thực hiện hoạt động cứu trợ + Thảo luận nhóm - Nhóm cán bộ khoảng 8 người bao gồm: thành viên ban cứu trợ cấp xã, trưởng thôn của các thôn đã được nhận cứu trợ Mục đích tìm hiểu tiến trình cứu trợ trước... phải bị thiệt thiệt hại do thiên tai Bảng 6: Thực trạng hoạt động cứu trợ khi thiên tai tại Triệu Giang, qua các năm n=80 hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 Cứu trợ Cứu trợ trong lũ sau lũ 2 20 0 230700 0 29,685 70 890 2010 Cứu trợ Cứu trợ trong lũ sau lũ 0 7 0 122507 0 20,02 0 517 Số đợt cứu trợ Đợt Tiền 1000đ Gạo Tấn Mặt hàng Mì tôm Thùng Hiện cứu Đồ dùng vật Cái 0 6114 0 0 trợ gia đình Khác Suất 0 4832... để các tổ chức cứu trợ quyết định nên hỗ trợ hay không, nếu có theo hình thức nào là phù hợp Hoạt động cứu trợ khi thiên tai có thể chia làm 2 loại chính Cứu trợ trong thiên tai, hàng cứu trợ 100% là hiện vật dành cho các đối tượng bị cô lập do lũ lụt Cứu trợ sau thiên tai, cứu trợ loại này bao gồm cả tiền và hiện vật nhằm giúp người dân ổn định lại cuộc sống sau lũ, đối tượng được cứu trợ 27 là tùy... chia theo khẩu Nguồn cứu trợ bằng tiền mặt tại các hộ chủ yếu từ các tổ chức quốc tế - Cứu trợ bằng hiện vật So với cứu trợ bằng tiền thì công tác cứu trợ bằng hiện vật rầm rộ hơn, các loại hàng hóa được cứu trợ đa dạng, từ nhiều kênh khác nhau như: hội phật tử Senxanh, từ các kênh nhà nước, từ các tổ chức nước ngoài Kết quả phỏng vấn hộ tại địa bàn nghiên cứu về tình hình cứu trợ bằng hiện vật được... (Nguồn: Báo cáo thống kê UBND triệu giang, 2011) Kết quả bảng 6 cho thấy, tại Triệu Giang hoạt động cứu trợ tập trung chủ yếu sau thiên tai, cứu trợ sau thiên tai nhiều về cả tiền và hiện vật lẫn số đợt Các hiện vật cứu trợ cũng khá đa dạng, có loại dùng để ăn, nhưng cũng có loại phục vụ cho sinh hoạt gia đình Năm 2009, các hoạt động cứu trợ là nhiều hơn năm 2010 Cứu trợ trong khi lũ còn rất hạn . chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt hợp lý sau thiên tai tại xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị . 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm. phương sau thiên tai như thế nào? 4. Tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt trước đây có những bất cập gì? 5. Tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt như thế nào là hợp lý nhất? 1.4 Giả thuyết nghiên cứu Tiến trình. dân + Các tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt của các tổ chức + Ưu nhược, điểm của các hình thức cứu trợ -Xác định tiến trình cứu trợ bằng tiền mặt hợp lý 11 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Chọn

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu

    • 1.4 Giả thuyết nghiên cứu

    • PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 2.1 Cơ sở lý luận

        • 2.1.1 Sơ lược về tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam

          • 2.1.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu

          • 2.1.1.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam

          • 2.1.2 Con người và những rủi ro do thiên tai

          • 2.1.3 Các trường phái an sinh xã hội

          • 2.2 Cơ sở thực tiễn

          • PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

              • 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

              • 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

              • 3.2 Nội dung nghiên cứu

              • 3.3 Phương pháp nghiên cứu

                • 3.3.1 Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

                • 3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin

                • 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

                • PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                  • 4.1 Tình hình cơ bản của xã Triệu Giang

                    • 4.1.1 Điều kiện tự nhiên

                    • 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

                    • 4.2 Thiệt hại và nhu cầu của người dân khi thiên tai

                      • 4.2.1 Thiệt hại của xã khi thiên tai

                        • 4.2.1.1 Thiệt hại của toàn xã

                        • 4.2.1.2 Thiệt hại của các hộ khảo sát

                        • 4.2.2 Nhu cầu người dân khi xảy ra thiên tai

                          • 4.2.2.1 Nhu cầu người dân trong khi lũ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan