1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu tại xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

82 288 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu
Tác giả Nguyễn Đức Nghiêm
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,89 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (6)
    • 1.1. Nguyên nhân sỏi hệ tiết niệu (6)
    • 1.2. Cơ chế bệnh sinh sỏi tiết niệu (8)
    • 1.3. Các loại sỏi tiết niệu thường gặp (10)
    • 1.4. Triệu chứng sỏi hệ tiết niệu (12)
    • 1.5. Biến chứng sỏi hệ tiết niệu (18)
    • 1.6. Điều trị (18)
    • 1.7. Các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài (30)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (34)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (34)
    • 2.3. Xử lý số liệu (40)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1. Phân bố số người được khám theo địa lý, theo tuổi , giới (43)
    • 3.2. Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu (45)
    • 3.3. Đặc điểm sỏi hệ tiết niệu (51)
    • 3.4. Kiến thức của người dân về SHTN (55)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (58)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (59)
    • 4.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu (60)
    • 4.3. Triệu chứng lâm sàng của SHTN ở xã Cam Thủy (62)
    • 4.4. Siêu âm trong chẩn đoán SHTN trong cộng đồng (63)
    • 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh của SHTN trong cộng đồng (64)
    • 4.6. Kiến thức của người dân về dự phòng và điều trị sỏi hệ tiết niệu (67)
  • KẾT LUẬN (68)
  • PHỤ LỤC (78)

Nội dung

ngược lại, trong trường hợp bị viêm đài bể thận, tháp đài bể thận bị biếnthể thượng bì đài bể thận bị viêm, tháp đài thận bị mòn, lở thì tinh thể sẽ bịkết tủa lại, tạo thành những đám vô

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những người từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tạễnã Cam Thuỷ huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị.

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp Nghiên cứu ngang

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức:

Trong đó: n : là cỡ mẫu

- Với xác suất 95% có Z = 1,96 (tra từ bảng phân phối Z)

- p : tỉ lệ ước đoán sỏi thận trong quần thể : theo nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng nghiên cứu tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu tại xã LộcThủy, huyện Hương Thủy năm 1999 là 7,71%, nên chúng tôi chọn p = 0,07

- c : mức chính xác mong muốn : lựa chọn c = 0,02

Chúng tôi chọn cỡ mẫu là 650

+ Xây dựng khung mẫu: Đánh số thứ tự từ 1 đến 3388 vào danh sách toàn bộ các đơn vị mẫu;

+ Xác định khoảng cách mẫu k = 3388/650 =5,2; Ở đây chúng tôi chọn k =5.

+ Chọn một số ngẫu nhiên nằm trong khoảng 1 đến 5; Ở đây chúng tôi chọn số 3.

+ Chọn các cá thể trong khung mẫu có số thứ tự là 3, 3 + 5, 3+2x5,… cho đến số 650.

- Tuổi từ 18 tuổi trở lên

- Tình trạng tâm thần kinh ổn định

- Sống tại xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

- Đồng ý tham gia nghiên cứu: đến trả lời phỏng vấn, khám bệnh, siêu âm, chụp X quang hệ tiết niệu theo protocol.

2.2.2 Sơ đồ nghiên cứu ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Siêu âm hệ tiết niệu và khám lâm sàng (theo Protucol)

(Tổ chức tại trạm y tế xã) Đối tượng có sỏi Đối tượng không sỏi

XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị Không tiếp tục điều tra

* Chỉ số khối cơ thể BMI

* Triệu chứng thực thể sỏi hệ tiết niệu

* Hiểu biết về bệnh sỏi hệ tiết niệu

* Hình ảnh của SHTN qua siêu âm và XQ hệ tiết niệ không chuẩn bị

2.2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán sỏi

SHTN bao gồm cả sỏi thận, NQ, BQ và NĐ Tùy thuộc vào vị trí mà các triệu chứng lâm sàng có khác nhau:

- Sỏi thận: Cơn đau quặn thận ( điển hình hoặc không điển hình), đái ra máu, đái đục hoặc đái ra mủ, khám thấy thận lớn do ứ nước hay ứ mủ, bệnh nhân có tiền sử sỏi thận.

- Sỏi NQ: Cơn đau quặn thận (thường rất điển hình ), đái ra máu, đái rắt, đái buốt, các điểm NQ đau, tiền sử có sỏi NQ hoặc sỏi thận.

- Sỏi BQ: Đái khó, đái buốt, đái rắt, đái đục (nếu có viêm nhiễm kèm theo), đái máu cuối bãi, đái tắc giữa dòng.

- Sỏi NĐ: Đái tắc đột ngột , đái khó, đái buốt, đái ra máu đầu bãi, có thể sở thấy sỏi niệu đạo, có thể có bí tiểu, cầu BQ (+).

Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, 2 xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định SHTN là X quang và SA.

XqKCB: Chẩn đoán sỏi khi phát hiện các nốt cản quang đặc thù nằm ở trên vị trí của thận 2 bên, trên đường đi của 2 NQ, tại BQ và NĐ.

SA: Chẩn đoán sỏi khi phát hiện cấu trúc cản âm Dấu bóng lưng phía sau.

Tính chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao(m)) 2

2.2.6 Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trừ người có thai, nếu BMI

- Từ 18.5 đến 24.99 là bình thường;

- Từ 25 đến 29.99 là thừa cân;

- Từ 30 trở lên là béo phì.

2.2.7.1 Chuẩn bị Đề tài được thực hiện nhờ sự kết hợp giữa người nghiên cứu với Trung tâm y tế huyện Cam lộ, Ủy ban nhân dân xã và Trạm y tế xã Cam Thủy Ủy ban nhân dân xã, cán bộ phụ trách y tế thôn, cán bộ Trạm y tế xã đã thông báo, điều động các đối tượng đều đúng theo cách chọn mẫu bằng cách phát phiếu khám tận nhà.

Tổ chức một đoàn khám gồm có:

- 2 y tá: chuyên trách đo huyết áp và khai thác phần hành chính.

- 2 bác sĩ chuyên khoa Nội phụ trách phần khám lâm sàng (nhờ giúp đỡ của Trung tâm y tế huyện), ghi chép kết quả vào phiếu điều tra.

- 2 bác sĩ chuyên khoa SA được đào tao chính quy

- 1 người phụ trách phần tổng kết và thu nhập dữ liệu.

Tất cả các thành viên của đoàn khám đểu được thống nhất các phương pháp tiến hành và các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh.

Trong quá trình khám chúng tôi tiến hành tập trung các đối tượng được chọn tại Trạm y tế xã và tiến hành các bước sau:

- Bước 1: Phần hành chính, đo huyết áp, chiều cao, cân nặng.

- Bước 2: Khám lâm sàng, với hai bác sĩ chuyên khoa Nội, phát hiện bệnh lý thận, tiết niệu và điền vào phiếu điều tra có sẳn,

- Bước 3: Tiến hành thăm dò SA cho tất cả đối tượng khám, thực hiện bởi hai bác sĩ chuyên khoa SA, chú ý phát hiện triệu chứng SHTN trên SA và các biến chứng liên quan đến sỏi(thận lớn, ứ nước, ứ mủ, NQ giãn,…) sử dụng máy ALOKA SSD 1000 đầu dò 3.5 MHz do Nhật Bản sản xuất.

- Bước4: Tập trung tất cả những đối tượng có phát hiện sỏi trên SA và lâm sàng để tiến hành chụp Xq Hệ tiết niệu KCB kiểm tra.

2.2.8 Những phương pháp khám nghiệm sử dụng trong nghiên cứu này

Bệnh nhân ngồi ghế tựa lưng và cánh tay để trần đăt ngang tim Bệnh nhân không hút thuốc lá và uống café trước đó 30 phút

Dùng máy đo huyết áp hiệu Springometter (Nhật Bản), đo áp lực bằng đồng hồ Túi hơi trong bao quấn phủ ít nhất là 80% vòng cánh tay Khi đo bơm áp lực lên quá HA tâm thu ít nhất 30 mmHg, xả van từ từ, âm xuất hiện đầu tiên xác định huyết áp tâm thu (pha l) và khi mất âm xác định huyết áp tâm trương (pha 2)

Tính trung bình của ≥ lần đo cách nhau 2 phút nếu 2 lần đo đầu tiên có số đo cách nhau hơn 5 mmHg nên đo thêm và tính trung bình. Định nghĩa tăng huyết áp: Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Ghi nhận kết quả vào mẫu phiếu điều tra có sẵn cho từng đối tượng. Tiền sử: Đau quặn thận, đau thắt lưng, tiểu máu, tiểu đục, tiểu ra sỏi.Tiền sử nhập viện được điều trị Nội SHTN, hoặc phẫu thuật lấy sỏi.

Khám: Đau (quặn thận, âm ỉ thắt lưng) Rối loạn bài xuất tiểu (tiểu láu, bí tiểu,…) Thay đổi tính chất lý học nước tiểu (máu mủ,…) Phát hiện thận lớn Các điểm niệu quản đau, cầu BQ, điểm BQ đau.

- Nước sản xuất : Nhật Bản

- Tần số : 3.5 MHz phù hợp cho SA hệ tiết niệu ngươi lớn.

- Phương pháp : SA 2 bình diện.

- Chuẩn bị người được khám: Dặn uống nhiều nước và nhịn tiểu.

- Tư thế người được khám:

* Tư thế nằm ngửa : Kiểm tra dễ dàng thận phải nhờ cửa sổ SA là gan. Thận trái, tư thế này khó hơn, tuy nhiên ở người gầy thì có thể khám thận trái qua tư thế này Tư thế này cũng được dùng khảo sát BQ.

* Tư thế nằm sấp : Đây là tư thế tốt nhất để thăm dò hai thận, vì thận nằm sau phúc mạc, chỉ cách phía lưng bởi khối cơ lưng, tư thế này không ảnh hưởng bởi hơi trong ruột và cho phép nhìn rõ thận ngay cả ở những bệnh nhân mập, có lớp mỡ dưới da quá dày Khám khi bệnh nhân hít vào tối đa, nín thở để đẩy thận xuống khỏi khung xương sườn. Ở đây, chúng tôi chọn đường cắt tốt nhất theo Bs Minoru Aliyama là tư thế nằm sấp, đặt một cái gối nhỏ ở dưới bụng bệnh nhân.

* Khám thận chúng tôi sử dụng các mặt cắt:

- Cắt dọc theo trục thận.

* Phát hiện hình ảnh SHTN đặc trưng bởi :

- Bóng Echo giàu, có hình vòm.

* Phát hiện mức độ ứ nước 2 thận với 3 mức độ:

- Độ I: Vùng phản âm trung tâm có vùng Echo trống ở giữa do nước ứ lại gây giãn bể thận, các đài thận giãn nhẹ.

- Độ II: Bể thận giãn rõ rệt, bề dày chủ mô thận hẹp đi.

- Độ III: Bể thận và đài bể thận giãn thành một nang lớn không phân biệt được bể thận và đài thận nữa, chủ mô thận còn rất mỏng.

+ Chụp XQ hệ tiết niệu KCB

- Thụt tháo kỹ (2 lần ) trước khi chụp.

- Tư thế: Chụp đứng, lấy hết đến D11 đến hết khớp mu.

- Kết quả được đọc bởi 1 bác sĩ chuyên khoa.

Xử lý số liệu

Nhập số liệu và phân tích số liệu bằng bảng tính Excel và phần mềm SPSS 16.0

2.3.1 Kiểm soát sai lệch thông tin

Giao Trạm Y tế xã Cam Thủy mời đối tượng đến khám theo danh sách được chọ từ khung mẫu.

Tập huấn nhóm nghiên cứu về cách chọn đối tượng, phương pháp phỏng vấn, điền phiếu, khám lâm sàng, siêu âm hệ tiết niệu và chụp XQ hệ tiết niệu cho đối tượng.

Nhóm nghiên cứu là những nhân viên y tế đã từng tham gia công tác điều tra về các hiện tượng sức khỏe trong cộng đồng và bác sĩ chuyên khoa siêu âm và XQ của Bệnh viện đa khoa Cam lộ

Toàn bộ đối tượng nghiên cứu được thăm khám và siêu âm hệ tiết tiết niệu tại trạm y tế xã Cam thủy, Huyện Cam lộ.

Toàn bộ đối tượng có sỏi hệ tiết niệu kết luận trên siêu âm được chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị tại khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện đa khoa Cam lộ.

2.3.2 Giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu

Giá trị nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý có tầm nhìn tổng thể về bệnh sỏi hệ tiết niệu, cung cấp dữ liệu có giá trị trong việc hoạch định chiến lược phòng chống bệnh, tập trung trang bị phương tiện cần thiết cho các cơ sở điều trị, áp dụng những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân Qua công tác điều tra tại cộng đồng sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho người dân về cách phòng chống bệnh cũng như phát hiện sớm sỏi hệ tiết niệu.

Giá trị khoa học: Tại tỉnh Quảng Trị chưa có một nghiên cứu nào về tỉ lệ sỏi hệ tiết niệu và các yếu tố liên quan trong cộng đồng.

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả nhằm xác định tỉ lệ hiện mắc sỏi hệ tiết niệu và các yếu tố liên quan ở người lớn tại xã Cam thủy, Huyện Cam

Lộ, Tỉnh Quảng Trị. Áp dụng cỡ mẫu trong nghiên cứu cắt ngang với khoảng tin cậy 95%. Thực hiện chọn đối tượng nghiên cứu theo đúng tiêu chí chọn mẫu. Siêu âm hệ tiết niệu bằng máy ALOKA SSD 3000 với đầu dò 3.5 do bác sĩ chuyên khoa Siêu âm thực hiện.

Chụp XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị bằng máy XQ cả sóng hiệu SHIMADZU.

Tất cả số liệu được thu thập và xử lý bằng bảng tính Excel và xử lý bằng phần mềm SPSS.

Nghiên cứu được thực hiện một cách khách quan, chính xác và trung thực.

2.3.3 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu, có tình trạng tâm thần kinh ổn định Các đối tượng được giải thích đầy đủ về mục đích nghiên cứu, những yêu cầu của nghiên cứu (Khám lâm sàng, siêu âm hệ tiết niệu, chụp XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị) và các đối tượng được miễn phí toàn bộ trong quá trình nghiên cứu.

Những yêu cầu của nghiên cứu là những phương pháp, kỹ thuật cần thiết xác định tình trạng sức khỏe của đối tượng Mặt khác, sỏi hệ tiết niệu đặc biệt là sỏi thận thường không có triệu chứng, người bệnh không chú ý tới và thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn Vì vậy, tham gia nghiên cứu sẽ giúp cho đối tượng có điều kiện phát hiện bệnh và điều trị sớm cũng như biết cách dự phòng sỏi phát sinh và tái phát.

Kết quả nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố liên quan của bệnh sỏi hệ tiết niệu, từ đó sẽ đề xuất ngành y tế và các cơ quan liên quan chiến lược phòng chống căn bệnh ngày càng phổ biến nầy.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân bố số người được khám theo địa lý, theo tuổi , giới

3.1.1 Phân bố dân cư xã Cam Thủy theo địa lý

Bảng 3.1 Phân bố dân cư xã Cam Thủy theo địa lý Địa chỉ thôn Giới Tính

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ đối tượng tham gia khám của các thôn xã Cam Thủy 3.1.2 Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và theo giới tính Bảng 3.2 Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và theo giới tính

* Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng tham gia khám theo nhóm tuổi

Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu

3.2.1 Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu chung

Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu chung

Mắc sỏi tiết niệu Tỷ lệ %

Nhận xét: Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu ở xã Cam thủy, huyện Cam lộ là10,31%, cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng nghiên cứu tại xãLộc thủy, huyện Hương thủy ( 7,71%).

3.2.2 Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu theo vùng

Bảng 3.4 Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu theo thôn

Thôn Có sỏi Không sỏi

Nhận xét: Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu ở các thôn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05)

3.2.3 Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu theo tuổi

Bảng 3.5 Tỷ lệ % mắc sỏi hệ tiết niệu theo tuổi

Nhóm tuổi Có sỏi Không sỏi Tổng số Tỷ lệ %

Nhận xét: Nhóm tuổi 40 - 49 là nhóm tuổi có tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu cao nhất (chiếm 27,38%)

3.2.4 Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu theo giới

Bảng 3.6 Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu theo giới

Giới tính Có sỏi Không sỏi Tổng số Tỷ lệ %

Nhận xét: Tỷ lệ nam mắc sỏi nhiều hơn nữ có ý nghĩa thống kê

3.2.5 Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu theo tiền sử tiểu ra sỏi:

Bảng 3.7 Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu theo tiền sử tiểu ra sỏi

Tiền sử Có sỏi Không sỏi Tổng số Tỷ lệ % tiểu ra sỏi

Nhận xét: Tiền sử tiểu ra sỏi có liên quan đến sỏi hệ tiết niệu ( p

Ngày đăng: 12/11/2018, 15:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Bùi Bảo, Hoàng Viết Thắng (1999). Bước đầu tìm hiểu kích thước thận người lớn bình thường bằng siêu âm. Tạp chí Y học thực hành, số 368, trang 30-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Bùi Bảo, Hoàng Viết Thắng (1999). "Bước đầu tìm hiểu kíchthước thận người lớn bình thường bằng siêu âm
Tác giả: Hoàng Bùi Bảo, Hoàng Viết Thắng
Năm: 1999
2. Bộ Môn chẩn đoán hình ảnh – Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1999). Chẩn đoán hình ảnh bộ máy tiết niệu. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, trang 163-167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Môn chẩn đoán hình ảnh – Trường Đại học Y khoa Hà Nội(1999). "Chẩn đoán hình ảnh bộ máy tiết niệu
Tác giả: Bộ Môn chẩn đoán hình ảnh – Trường Đại học Y khoa Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1999
3. Nguyễn Quang Bộ (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị suy thận cấp do sỏi đường tiết niệu trên. Luận văn thạc sỹ Y học. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế ,Trường Đại học Y Khoa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Bộ (2005). "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâmsàng và kết quả điều trị suy thận cấp do sỏi đường tiết niệu trên
Tác giả: Nguyễn Quang Bộ
Năm: 2005
4. Bonnin.A, Convard J-P (1997). Cẩm nang siêu âm. bản dịch từ tiếng Pháp “ Échographie” dịch giả Lê Văn Tri, Nxb Y học, Hà nội, tr. 111- 146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bonnin.A, Convard J-P (1997). "Cẩm nang siêu âm". bản dịch từ tiếngPháp “ Échographie
Tác giả: Bonnin.A, Convard J-P
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1997
5. Các Bộ Môn Nội Trường Đại Học Y Hà Nội (2003). Nội Khoa Cơ Sở Tập II . Nxb Y Học Hà nội, trang 325-369 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Bộ Môn Nội Trường Đại Học Y Hà Nội (2003). "Nội Khoa Cơ SởTập II
Tác giả: Các Bộ Môn Nội Trường Đại Học Y Hà Nội
Nhà XB: Nxb Y Học Hà nội
Năm: 2003
6. Trương Trần Bảo Châu – Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phẩu thuật nội soi qua đường sau phúc mạc. Luận văn thạc sĩ Y học. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế ,Trường Đại học Y Khoa. Huế -2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Trần Bảo Châu – "Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằngphẩu thuật nội soi qua đường sau phúc mạc
7. Đàm Văn Cương, Trần Quán Anh – Kết quả bước đầu dùng siêu âm thành bụng trong chẩn đoán sỏi bàng quang. Tập san nội Khoa, Hà Nội, 9/1995, tr. 75 -78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đàm Văn Cương, Trần Quán Anh – "Kết quả bước đầu dùng siêu âmthành bụng trong chẩn đoán sỏi bàng quang
8. Đỗ Tiến Dũng, Bùi Lê Vĩ Chinh – Chọn đường mổ trên thận để lấy sỏi san hô và sỏi thận lớn . BVĐK Tp. Qui Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Tiến Dũng, Bùi Lê Vĩ Chinh – "Chọn đường mổ trên thận để lấysỏi san hô và sỏi thận lớn
9. Huỳnh Văn Đạo (2011). Nghiên cứu hình thái và cấu trúc thận bằng siêu âm ở bệnh nhân viêm cầu thận mạn. Luận văn thạc sĩ . Trường Đại Học Y Dược. Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Văn Đạo (2011). "Nghiên cứu hình thái và cấu trúc thận bằngsiêu âm ở bệnh nhân viêm cầu thận mạn
Tác giả: Huỳnh Văn Đạo
Năm: 2011
10.Nguyễn Thị Kim Hoa, Hoàng Khánh, Trần Hữu Dàng – Nghiên cứu biến chứng sỏi hệ tiết niệu tại xã Thủy Vân huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Trường Đại học Y Khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Kim Hoa, Hoàng Khánh, Trần Hữu Dàng – "Nghiêncứu biến chứng sỏi hệ tiết niệu tại xã Thủy Vân huyện Hương Thủy tỉnhThừa Thiên Huế
11. Nguyễn Thị Kim Hoa – Nghiên cứu dịch tể học lâm sàng sỏi hệ tiết niệu ở người lớn tại một số vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sĩ y học. Bộ giáo dục và đào tạo Đại Học Huế. Huế -2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Kim Hoa – "Nghiên cứu dịch tể học lâm sàng sỏi hệ tiếtniệu ở người lớn tại một số vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
12.Lưu Ngọc Hoạt – Quần thể và mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, trường Đại học Y khoa Hà Nội 1/1998. tập II, tr.8-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Ngọc Hoạt – "Quần thể và mẫu nghiên cứu
13.Lưu Ngọc Hoạt - Một số khái niệm thông kê cơ bản ứng dụng trong nghiên cứu khoa học. 9/1996 .Trung tâm Dịch tễ học lâm sàng Đại Học Y Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Ngọc Hoạt - "Một số khái niệm thông kê cơ bản ứng dụng trongnghiên cứu khoa học
14.Phan Văn Hợi – Áp dụng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi tiết niệu ở bệnh nhân có tăng huyết áp hoặc / và điện tim bất thường . Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Đại Học Huế ,Trường Đại học Y – Dược , Huế - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Văn Hợi "– Áp dụng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi tiếtniệu ở bệnh nhân có tăng huyết áp hoặc / và điện tim bất thường
15.Võ Văn Hùng, Tạ Văn Trầm, Huỳnh Phượng Minh - Điều trị sỏi đường tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2009.Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Tiền Giang . Hội nghị khoa học thận – tiết niệu Miền Trung Tây Nguyên mở rộng.Huế, 06/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Văn Hùng, Tạ Văn Trầm, Huỳnh Phượng Minh - "Điều trị sỏiđường tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh việnđa khoa Tiền Giang năm 2009
16.Nguyễn Thanh Hương – Nghiên cứu ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán sỏi tiết niệu có phẫu thuật . Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ y tế trường Đại Học Y Hà Nội . Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Hương – "Nghiên cứu ứng dụng siêu âm trong chẩnđoán sỏi tiết niệu có phẫu thuật
17.Ngô Gia Hy – Điều trị sỏi niệu. Bài giảng điều trị học Ngoại khoa II, trường Đại học Y – Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 1986, tr. 66-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Gia Hy – "Điều trị sỏi niệu
19.Ngô Gia Hy, Trần Văn Sáng (1988). Bài giảng bệnh học ngoại khoa Tâp 4 Niệu học. Bộ môn ngoại tổng quát -Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Gia Hy, Trần Văn Sáng (1988). "Bài giảng bệnh học ngoại khoaTâp 4 Niệu học
Tác giả: Ngô Gia Hy, Trần Văn Sáng
Năm: 1988
20.Lê Đình Khánh - Thành phần hóa học sỏi tiết niệu qua phân tích 56 trường hợp tại Huế. ĐH Y Khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Đình Khánh - "Thành phần hóa học sỏi tiết niệu qua phân tích 56trường hợp tại Huế
21.Khoa Thận - Bệnh Viện Bạch Mai (2004). Bệnh thận nội khoa. Nxb Y học . Hà Nội, trang 72-167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa Thận - Bệnh Viện Bạch Mai (2004). "Bệnh thận nội khoa
Tác giả: Khoa Thận - Bệnh Viện Bạch Mai
Nhà XB: NxbY học . Hà Nội
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w