1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu những thay đổi trong hệ thống trồng trọt của nông hộ ven biển thừa thiên huế

53 631 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 448,5 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp ý kiến quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và quý giá trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Truyền người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chính quyền và người dân xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cuối khóa của mình và cũng đã giúp tôi có thêm một số kinh nghiệm trong công việc. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để báo cáo thực tập tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Huế, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Trần Hoàng Nhân MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 5 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 5 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 2.1. Những khái niệm về hệ thống 7 2.1.1. Lý thuyết hệ thống 7 2.1.2. Khái niệm hệ thống 7 2.1.3. Phần tử của hệ thống 7 2.1.4. Môi trường của hệ thống 7 2.1.5. Đầu vào, đầu ra của hệ thống 8 2.1.6. Phép biến đổi của hệ thống 8 2.1.7. Phương pháp tiếp cận hệ thống 8 2.2. Một số vai trò và đặc điểm cơ bản của hệ thống nông nghiệp nước ta 9 2.2.1. Khái niệm hệ thống nông nghiệp 9 2.2.2. Vai trò của nông nghiệp 10 2.2.3. Đặc điểm nông nghiệp nước ta 10 2.3. Một số lý thuyết liên quan đến hệ thống sản xuất trồng trọt 11 2.3.1. Vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp 11 2.3.2. Đặc điểm của ngành trồng trọt 12 2.3.3. Đối tượng của ngành trồng trọt 12 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống nông nghiệp nước ta 13 2.4.1. Các nhân tố tự nhiên 13 2.4.1.1. Đất đai 13 2.4.1.2. Khí hậu và nguồn nước 13 2.4.1.3. Sinh vật 14 2.4.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 14 2.4.2.1. Dân cư và nguồn lao động 14 2.4.2.2. Các quan hệ sở hữu ruộng đất 14 2.4.2.3. Tiến bộ khoa học – kỹ thuật 15 2.4.2.4. Thị trường 15 2.4.3. Cơ chế chính sách 15 2.5. Phân loại hệ thống nông nghiệp 16 2 2.5.1. Hệ thống nông nghiệp du canh 16 2.5.1.1. Khái niệm 16 2.5.1.2. Đặc trưng của hệ thống nông nghiệp du canh 16 2.5.2. Những hệ thống nông nghiệp cố định 17 2.5.2.1. Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá 17 2.5.2.2. Hệ thống nông nghiệp hỗn hợp 17 2.6. Cơ sở thực tiễn 20 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.3.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 23 3.3.2. Tìm hiểu sự thay đổi của các hệ thống trồng trọt 24 3.3.3. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc thay đổi các hệ thống trồng trọt 24 3.3.4. Đánh giá tính bền vững của các hệ thống trồng trọt mới 24 3.4. Địa điểm nghiên cứu 24 3.5. Phương pháp nghiên cứu 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Thanh, Phú Vang, Thừa Thiên Huế 26 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 26 4.1.1.1. Vị trí địa lý 26 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình 26 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn 27 4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 28 4.1.2.1. Về nông nghiệp 29 4.1.2.2. Về chăn nuôi 30 4.1.2.3. Về nuôi trông và đánh bắt thủy sản 30 4.1.2.4. Về công nghiệp và dịch vụ 30 4.1.2.5. Về xã hội 30 4.2. Tình hình sản xuất của hợp tác xã Nông nghiệp Phú Thanh 2 31 4.2.1. Tình hình cơ bản 31 4.2.2. Một số thuận lợi khó khăn trong sản xuất 32 4.2.2.1. Thuận lợi 32 4.2.2.2. Khó khăn 32 3 4.2.3. Thành tựu trong trồng trọt 33 4.3. Những thay đổi trong sản xuất trồng trọt của xã 34 4.3.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã 34 4.3.2. Cơ cấu giống cây trồng 35 4.3.2.1. Cơ cấu, năng suất và sản lượng các giồng lúa 35 4.3.2.2. Cơ cấu giống hoa màu 38 4.3.3. Cơ cấu mùa vụ, thời gian canh tác 38 4.4. Những thay đổi trong sản xuất trồng trọt của nông hộ 38 4.4.1. Thay đổi đối tượng cây trồng 38 4.4.2. Thay đổi về giống sản xuất 39 4.4.2.1. Thay đổi về giống lúa 39 4.4.2.2. Thay đổi về giống hoa màu 40 4.4.3. Thay đổi về hệ thống canh tác 40 4.5. Các yếu tố tác động đến sự thay đổi trong trồng trọt của nông hộ 41 4.5.1. Yếu tố đất đai 41 4.5.2. Yếu tố tài chính 42 4.5.3. Yếu tố thị trường 43 4.5.4. Các yếu tố khác 43 4.6. Tính hiệu quả của sự thay đổi trong hoạt động trồng trọt 44 4.6.1. Hiệu quả kinh tế 44 4.6.2. Hiệu quả xã hội 47 4.6.3. Hiệu quả về môi trường 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thông tin tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Phú Thanh năm 2009 29 Bảng 4.2. Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng lúa qua các năm 33 Bảng 4.3. Diện tích các loại đất của xã 34 Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích, năng suất sản xuất lúa vụ đông xuân 35 Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích, năng suất sản xuất lúa vụ thu 36 Bảng 4.6. Năng suất và sản lượng bình quân cả năm của các giống lúa 37 Bảng 4.7. Thời gian sinh trưởng của một số giống lúa 38 Bảng 4.8. Thay đổi giống cây trồng của nông hộ 39 Bảng 4.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi sản xuất 41 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của sự thay đổi trong sản xuất lúa địa phương (sào/vụ) 46 Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của sự thay đổi trong sản xuất lúa nông nghiệp (sào/vụ) 47 5 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoan hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và thực tiễn xã hội cùng với xu hướng quốc tế hóa toàn cầu các các mối quan hệ kinh tế thì việc tổ chức và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có những biến đổi sâu sắc. Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Sự chuyển biến đó dã tạo nên những động lực tích cực thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển với sức sống mới. Sản xuất nông nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi địa phương nhỏ lẻ mà nó mang tính chất tổng hợp với những tác động ngày càng rõ nét hơn của cơ chế thị trường, của các chính sách vĩ mô và tầm nhìn chiến lược trên phạm vi cả nước và quốc tế. Sự phát triển của nông nghiệp không mang tính độc lập mà nó mang tính gắn kết, tương tác lẫn nhau với các ngành, các lĩnh vực khác, ví dụ như sự tương tác đó nằm ngay trong mối quan hệ giữa các hoạt động trong nông nghiệp như mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi hay chăn nuôi với nuôi trồng thủy hải sản Sự tương tác giữa nông nghiệp với các hoạt động kinh tế khác như nông nghiệp với công nghiệp cơ khí đã mang lại cho nông nghiệp các loại máy móc làm giảm sức người và nâng cao năng suất lao động. Hay giữa nông nghiệp với công nghiệp hóa chất để có được các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh mang lại hiệu quả cao. Mối quan hệ đó còn có giữa nông nghiệp với ngành thương mại, công nghiệp chế biến trong việc bảo quản, chế biến và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, trong mấy năm gần đây thời tiết, khí hậu của vùng nói riêng và của cả nước nói chung có những bất thường mang tính kỷ lục đã xảy ra do các hiện tượng quy mô toàn cầu như Elninô và Lanina, sự nóng lên của trái 6 đất đã có tác động không nhỏ trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân nông thôn. Sự bất ổn của giá cả các mặt hàng là kết quả của sự vận động phát triển theo cơ chế thị trường trong xu thế hội nhập hiện nay. Giá các hàng hóa tiêu dùng đang có xu hướng tăng đã tác động một cách mạnh mẽ đến đời sống của người dân Ngoài ra nó cũng có tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất nông nghiệp, làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Như vậy, trong quá trình phát triển của mình, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã và đang bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động tích cực lẫn tiêu cực. Những yếu tố đó đã làm bộ mặt của hệ thống sản xuất nông nghiệp nước ta dần dần thay đổi. Những sự thay đổi đó đã và đang diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào đã làm nên sự thay đổi đó? Sự thay đổi này có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn? Với kỳ vọng được hiểu về các hoạt động sản xuất nông nghiệp ven biển, sự thay đổi của hệ thống sản xuất nông nghiệp ven biển cũng như sự ứng phó của những nông hộ nông thôn ven biển trước những xu thế biến đổi đó, cá nhân đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu những thay đổi trong hệ thống trồng trọt của nông hộ ven biển Thừa Thiên Huế”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Xác định được những thay đổi trong hệ thống sản xuất nông nghiệp trên đất ngập nước. Mục tiêu 2: Tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến sự thay đổi trong hệ thống trồng trọt. Mục tiêu 3: Đánh giá tính hiệu quả của sự thay đổi trong sản xuất trồng trọt của nông hộ. 7 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Những khái niệm về hệ thống 2.1.1. Lý thuyết hệ thống Lý thuyết hệ thống là tập hợp các bộ môn khoa học (sử học, kinh tế học, sinh học, lôgic học, toán học, tin học ) nhằm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề theo quan điểm toàn thể. Lý thuyết hệ thốngđối tượng nghiên cứu là các quy luật về sự ra đờibiến đổi của các hệ thống, nội dung của nó bao gồm hàng loạt các cặp phạm trù và khái niệm như: hệ thống, phần tử, môi trường 2.1.2. Khái niệm hệ thống “Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất và không ngừng vận động, trong sự thống nhất đó luôn làm nảy sinh tính trội của hệ thống”. S = E . R . P Trong đó: S: Hệ thống E: Các phần tử R: Mối quan hệ tương tác giữa các phần tử P: Những thuộc tính mới, giá trị mới Ví dụ: nông hộ, doanh nghiệp, trường học 2.1.3. Phần tử của hệ thống Phần tử của hệ thống là thành phần, bộ phận tạo nên hệ thống. Mỗi phần tử có một chức năng nhất định, và có tính độc lập tương đối. 2.1.4. Môi trường của hệ thống Môi trường của hệ thốngnhững yếu tố nằm ngoài hệ thống nhưng có tác động quyết định đến sự vận động của hệ thống Đối với một hệ thống, môi trường là tập hợp tất cả những đối tượng mà sự thay đổi tính chất của chúng có ảnh hưởng đến hệ thống, cũng như những đối tượng mà tính chất của chúng bị thay đổi do hành vi của hệ thống. 8 Một hệ thống chỉ có thể tồn tại và phát triển lành mạnh khi nó quan hệ chặt chẽ với môi trường, môi trường phải đồng nhất với hệ thống. Tuỳ theo từng hệ thống mà môi trường của hệ thống có khác nhau. 2.1.5. Đầu vào, đầu ra của hệ thống Đầu vào của hệ thống là các yếu tố nằm ngoài hệ thống nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống. Trong hoạt động nông nghiệp: + Đầu vào là nguyên vật liệu, máy móc, lao động, thông tin, giá cả, nhu cầu thị trường + Đầu ra của hệ thống là tác động trở lại của hệ thống đối với môi trường như: sản phẩm, phế thải, chất lượng sản phẩm, giá thành 2.1.6. Phép biến đổi của hệ thống Phép biến đổi của hệ thống là khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra có giá trị kinh tế cao. Phép biến đổi của hệ thống thường đặc trưng bằng một hệ số biến đổi (T) Y = T . X Trong đó: Y: Đầu ra của hệ thống X: Đầu vào của hệ thống T: Hệ số biến đổi của hệ thống 2.1.7. Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp tiếp cận truyền thống: có đặc điểm là các ý tưởng, kết quả nghiên cứu được hình thành mang nhiều tính chủ quan của các nhà khoa học, nó ít xuất phát từ thực tiễn. - Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: trong quá trình nghiên cứu có sự tham gia của nông dân. - Tiếp cận “từ dưới lên”: sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích và giải pháp qua ba giai đoạn nghiên cứu: chẩn đoán, thiết kế và thử nghiệm, triển khai để tìm hiểu các nhu cầu cần thiết của nông dân để có các tác động hợp lý. 9 2.2. Một số vai trò và đặc điểm cơ bản của hệ thống nông nghiệp nước ta 2.2.1. Khái niệm hệ thống nông nghiệp Khái niệm hệ thống nông nghiệp cho đến nay trên thế giới chưa có sự thống nhất bởi hệ thống nông nghiệp được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, các cách áp dụng vào thực tế cũng khác nhau. Có một số khái niệm về hệ thống nông nghiệp như sau: - Theo Vissac (1986), hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái và môi trường tự nhiên là đại diện, một hệ thống xã hội - văn hoá qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. - Touve 1988: Hệ thống nông nghiệp thích ứng với phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất định do xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá và kỹ thuật. - Mzoyer 1986: Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sức sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy. - Shainer và cộng sự (1982): Hệ thống nông nghiệp là hệ thống hoạt động nông nghiệp độc lập, ổn định của những bố trí sản xuất giữa các hoạt động sản xuất của nông hộ do người nông dân quản lý, trong mối tương tác với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội phù hợp với mục đích, nhu cầu và tiềm năng sản xuất, quản lý của nông hộ. Hệ thống nông nghiệp là hệ thống thứ bậc được lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người từ phạm vi cánh đồng đến nông trại, vùng, quốc gia và thế giới. Hay nói cách khác đó là hệ thống liên hệ giữa các hệ sinh thái nông nghiệp ở các mức độ không gian khác nhau với các hoạt động kinh tế xã hội của con người trong phạm vi không gian của hệ thống Theo thứ bậc về phạm vi không gian của hệ sinh thái nông nghiệp mà có thể chia ra: cánh đồng, nông trại, làng xã, huyện, tỉnh, vùng, quốc gia thì nghiên cứu hệ thống nông nghiệp cũng có thể giới hạn trong các phạm vi 10 [...]... đổi của các hệ thống trồng trọt đã và đang tồn tại ở địa phương và nhận thức, sự ứng phó của nông hộ trước sự biến đổi đó Tìm hiểu và nghiên cứu tính bền vững của các hệ thống trồng trọt mới xuất hiện trong những năm gần đây - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên vùng ven biển có sản xuất nông nghiệp Tập trung chủ yếu vào các nông hộ sản xuất trồng trọt là chủ yếu - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu. .. những nông hộ sống vùng ven biển có hoạt động sản xuất trồng trọt Đây là những hộ sinh sống ở những khu vực ven biển, nhưng nghề nghiệp và thu nhập chính của nông hộ chủ yếu dựa vào sản xuất trồng trọt, đã và đang chịu nhiều tác động bởi các yếu tố như: hạn hán, lũ lụt, nhiễm mặn… 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu và phân loại các hệ thống trồng trọt có trên địa bàn nghiên cứu Sự thay. .. Trình độ dân trí 24 + Các dịch vụ xã hội 3.3.2 Tìm hiểu sự thay đổi của các hệ thống trồng trọt - Tìm hiểu các hoạt động sản xuất trồng trọt + Các mô hình hệ thống trồng trọt đã và đang tồn tại trên địa bàn: + Số lượng các mô hình, hệ thống sản xuất + Đặc điểm, tính chất, quy mô của các mô hình sản xuất đó - Tìm hiểu sự thay đổi của hệ thống trồng trọt + Thay đổi về những phương diện nào? (Quy mô, hình... cận nghiên cứu hệ thống được phát triển theo hướng nghiên cứu nông thôn và nông dân, trong điều kiện kinh tế thị trường với cơ sở là hộ gia đình nông dân, nghiên cứu về môi trường nông thôn, nông dân - khách hàng tiếp nhận các TBKT trong nông nghiệp, để tìm hiểu các nhu cầu cũng như các cản trở mà nông dân vấp phải Các nghiên cứu trong hệ thống nông nghiệp đều phải bắt đầu bằng việc mô tả cấu trúc của. .. phải đặt nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác Hệ thống nông trại là đơn vị rất cơ bản của hệ thống nông nghiệp, mà chúng ta thường quan tâm nhiều nhất trong nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp bởi vì người nông dân và gia đình họ là người chủ thực sự, quyết định mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp trong phạm vi nông trại của họ và như vậy quyết định sự phát triển nông nghiệp của một vùng... tả cấu trúc của hệ thống Trong cấu trúc chung của hệ thống nông nghiệp theo quan niệm của GS VS Đào Thế Tuấn hộ nông dân đóng vai trò trung tâm nhưng được đặt trong các mối quan hệ của nó với môi trường tự nhiên và rộng hơn là kinh tế - xã hội xung quanh” 21 Quan điểm hiện nay của các nhà nghiên cứu cho rằng khi trình độ phát triển còn thấp, lao động nông nghiệp dư thừa, kỹ thuật nông nghiệp chưa... vững Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu về tiếp cận hệ thống và các phương pháp phân tích hệ thống trong khoa học nông nghiệp Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu nông nghiệp là lấy cái tổng thể làm đối tượng nghiên cứu và đi từ cái phức tạp đến cái đơn giản, được phát triển song song với tiếp cận phân tích: phân chia quá trình sản xuất nông nghiệp ra nhiều bộ môn khoa... cụ thô sơ + Trong nông nghiệp du canh thì chăn nuôi phát triển đan xen với trồng trọt, không được phân thành khu nuôi nhốt riêng Đây là một hệ thống nông nghiệp canh tác lạc hậu gây nhiều hậu quả xấu cần phải được cải biến, khắc phục Hiện ở nước ta vẫn còn tồn tại (năm 1999 còn khoảng 400.000 hộ) 2.5.2 Những hệ thống nông nghiệp cố định - Hệ thống nông nghiệp cố định là hệ thống sản xuất nông nghiệp... cao trong trồng trọt đều dẫn đến sự mất cân bằng, thay đổi hệ sinh thái nguyên thủy và tạo ra hệ sinh thái mới Hệ sinh thái mà chúng ta muốn nói ở đây là hệ sinh thái nông nghiệp hay là hệ sinh thái chịu sự ảnh hưởng của vùng và thay đổi theo các vùng Ở các vùng khác nhau, khí hậu khác nhau, đất đai khác nhau dẫn đến cây trồng khác nhau Mặc dù chịu sự ảnh hưởng lớn của con người nhưng hệ sinh thái nông. .. triển của các hệ thống sản xuất ở ĐBSH là không tương đồng giữa các vùng và thậm chí giữa các hệ thống ngay trong một vùng Hiệu quả kinh tế của các hệ thống sản xuất trong vùng có xu thế độc canh lúa (thường ở vùng trũng) thấp hơn các hệ thống sản xuất trong vùng đa canh cây màu hàng hoá, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứunhững . nghiên cứu đề tài Nghiên cứu những thay đổi trong hệ thống trồng trọt của nông hộ ven biển Thừa Thiên Huế . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Xác định được những thay đổi trong hệ thống sản. xuất nông nghiệp ven biển, sự thay đổi của hệ thống sản xuất nông nghiệp ven biển cũng như sự ứng phó của những nông hộ nông thôn ven biển trước những xu thế biến đổi đó, cá nhân đã tiến hành nghiên. đổi của hệ thống thường đặc trưng bằng một hệ số biến đổi (T) Y = T . X Trong đó: Y: Đầu ra của hệ thống X: Đầu vào của hệ thống T: Hệ số biến đổi của hệ thống 2.1.7. Phương pháp tiếp cận hệ

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w