Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
7,38 MB
Nội dung
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài SôngHương có độ dài hơn 80 km, là huyết mạch giao thông đường thủy quan trọng của thành phố Huế, đồng thời cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa đặc sắc. Con sông này gắn liền vớicuộcsốngcủa rất nhiều hộ dân, trong đó có những hộdânvạn đò. Dọc theo các nhánh củasôngHương đều có các xóm vạnđò sinh sống đông đúc [11]. Dâncưvạnđòsống tạm bợ trên những con đò, phao hoặc trong những căn nhà lụp xụp hai bên bờ sông. Mức sống và trình độvăn hóa thấp, nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát sạn, xích lô, xe thồ, bốc vác, buôn bán nhỏ, lao động giản đơn. Hiện trạng này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước do rác thải sinh hoạt, phá vỡ cảnh quan thành phố du lịch mà còn gắn liền với những bài toán khó giải về phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và cả những nguy cơ đe dọa tính mạng trong mùa mưa lũ. Vì thế từ năm 2000 đến năm 2009, tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Huế đã không ngừng tổ chức các đợt địnhcư cho cáchộdânvạnđò lên bờ sinh sốngvới mục tiêu an sinh xã hội. Tuy nhiên, các chương trình địnhcư này chưa thật sự phát huy hiệu quả tích cực. Mặc dù việc địnhcư đã được thực hiện khá lâu thế nhưng số đò, bè hoạt động trên sôngHươngvẫn không giảm xuống; số hộ quay lai với đời sốngsông nước sau khi địnhcư (hạ giang) thì ngày càng nhiều; đời sốngcủa người dânvạnđò gặp nhiều khó khăn [12]. Đứng trước thực trạng đó nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu, có cơ sở để cải thiện đời sống người dânđịnhcư và rút ra bài học cho công tác địnhcưdânvạnđò sau này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khả năngthíchnghi của cáchộdânvạnđòsôngHươngvớicuộcsốngđịnh cư”. Nghiên cứu được tiến hành ở khu địnhcư phường Kim Long, Thành Phố Huế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu tình hình địnhcưcủacáchộdânvạnđòsôngHương 1 - Tìm hiểu những thay đổi về sinh kế củacáchộvạnđò trước và sau khi địnhcư - Tìm hiểu quan điểm của người dânđịnhcư về khả năngthíchnghi của họ trước những thay đổi của điều kiện sống PHẦN HAI: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan - Địnhcưdânvạnđò có thể hiểu là việc di chuyển những người dân quen sống trên các đò, bè lênh đênh trên sông nước lên sống cố định trên đất liền. Địnhcư phải tạo ra được các điều kiện thuận lợi đảm bảo cho người dân ổn định đời sống. Việc địnhcư không thể chỉ dựa vào khảnăngcủahộ mà còn cần có sự hỗ trợ, giúp đỡcủacác cấp chính quyền, nhà nước hay từ một tổ chức nào đó. Đặc biệt là đối với những hộdânvạn đò. Đây là nhóm xã hội rất nghèo về vốn tài chính, khảnăng tự địnhcưcủa người dân là không thể. Để việc địnhcưdânvạnđò thực sự thành công, không thể bỏ qua vai trò của cộng đồng những người ở cạn. Sự quan tâm giúp đỡ và thái độcủa nhóm đối tượng này đối với công tác địnhcư góp phần quyết định đến việc người dân có địnhcư lâu dài không hay sẽ tái vạnđò lại. - Thích nghi: Là quá trình thích ứng diễn ra một cách chủ động và tích cực của con người với điều kiện của môi trường xã hội mới. Nội dung thíchnghi là những phù hợp, tương ứng về mục đích, địnhhướng giá trị, về mức sống, lối sống và phương thức hoạt động. Thíchnghi tốt nghĩa là khảnăng hòa nhập, đối phó củahộvới những thay đổi và những điều kiện sống mới rất tốt. Ngược lại, nếu thíchnghi kém những thay đổi trong điều kiện sống sẽ là rào cản khó khăn đối vớicuộcsốngcủa hộ. Việc thíchnghi tốt sẽ giúp cho việc địnhcư được diễn ra lâu dài. 2 - Sinh kế là gì? + Theo từ điển tiếng Việt đó là một cách để sống. + Theo Ellis thì một sinh kế bao gồm tài sản (assets) - (tự nhiên, phương tiện vật chất,con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được. + Theo DFID, Sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể bao gồm kỹ năng và khảnăng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động (vốn xã hội) [5]. 2.2 Nguồn gốc và sự phát triển củacác xóm vạnđò trên sôngHương 2.2.1 Nguồn gốc hình thành vạnđòsôngHương Ở Huế có hàng chục xóm vạnđò neo đậu trên các nhánh sôngHương như một bộ phận trong cơ thể Huế; nó có từ bao giờ không ai biết chính xác, nguồn gốc ra sao thì chắc là không nhiều người tường tận. Riêng với người viết, mỗi lần có cơ hội là đi dò hỏi những người cao tuổi ở khắp cácvạnđò về tổ tiên của họ, nhưng lần nào cũng chỉ nhận được một câu trả lời rằng: "Bầy tui sống ở đây mấy đời rồi, nhưng chịu không biết được ông tổ khai canh từ mô tới !". Sử sách cũng chưa thấy ghi cụ thể chuyện này, nên các lý giải đều theo kiểu "hình như", và trong luận văn tiến sĩ về đề tài vạnđò trên sông Hương, tác giả Phan Hoàng Quý đã lý giải theo kiểu giả định có lý hơn cả, như sau: Theo ông Quý thì có thể, việc thành lập cácvạnđò trên sôngHương được manh nha từ thời Vua Minh Mạng đến thời Vua Tự Đức. Thời đó có thể các trục lộ trên cạn chưa khai thông, việc di chuyển từ vùng này sang vùng khác, cũng như việc vận chuyển quân lương, khí giới của triều đình 3 nhà Nguyễn phải nhờ vào thủy lộ, cho nên triều đình mới cho lập cácvạnđò ở hai bên sông Đông Ba và sôngHương để trưng dụng khi cần. Tiếp đó là những năm tháng chiến tranh triền miên, khiến sự yên bình ở các xóm làng ở ven sông, phá bị đe dọa. Nên họ góp của, đưa nhau xuống những chiếc đò nghề để ngược về thành phố, tụ tập hai bên bờ sông để buôn bán, làm thuê, và ở luôn cho tới bây giờ [8]. 2.2.2 Sự phát triển củacác xóm vạnđò trên sôngHương Cho đến thời điểm tháng 6 / 2009, chỉ riêng TP Huế đã có 1.069 hộdânvạnđòvới hơn 7.000 nhân khẩu đang sống lênh đênh trên các nhánh củasôngHương như: Đông Ba, An Cựu, Kẻ Vạn, Bạch Yến. Không thể phủ nhận cùng với tiến trình lịch sử, vạnđò và cưdânvạnđò là một phần của lịch sử, làm nên nét đẹp cho sôngHương và văn hoá Huế. Tuy nhiên, đằng sau nét đẹp đó là trùng trùng những "vết thương" xã hội nhức nhối. Đây là nỗi băn khoăn trăn trở của chính quyền địa phương, bởi lực lượng này rất khó kiểm soát về dân số, tỷ lệ hộ nghèo cao và trẻ em thất học nhiều. Tuy đã có một số đợt tổ chức địnhcư cho bà con vạnđò lên bờ sinh sống nhưng quần cưvạnđò trên sông ở Huế vẫn còn rất lớn. Được biết, hầu hết dânvạnđòsôngHương trước đây cư trú phía trước Phú Văn Lâu nằm trong phường Phú An. Nhưng sau đó nhằm bảo vệ cảnh quan sôngHương nên tất cả cưdânvạnđò được đưa về các phường quản lý. Hiện dânvạnđòsống tập trung trên địa bàn 7 phường của TP Huế là Phú Bình, Phú Hậu, Phú Hiệp, Hương Sơ, Vỹ Dạ, Phường Đúc, Kim Long. Trong đó đông nhất là các phường Phú Hiệp, Phú Bình và Vĩ Dạ [4]. Cụ thể số nhân khẩu và hộdânvạnđò thuộc các phường quản lý như sau: TT Các phường Số hộ Số nhân khẩu 1 Phú Bình 245 1.700 2 Phú Hậu 22 118 3 Phú Hiệp 231 1.540 4 Hương Sơ 184 1.055 5 Vĩ Dạ 276 2.000 6 Phường Đúc 72 431 4 7 Kim Long 39 156 (Nguồn: Chi cục định canh địnhcư Thừa Thiên huế, 2009) 2.3 Đặc điểm đời sống và sinh kế của những cưdânvạnđò trên sôngHương 2.3.1 Đời sốngdânvạnđòDânvạnđò ở thành phố Huế sống theo vạn (hay còn gọi là cụm dân cư), họ có một đời sống cộng đồng, ngôn ngữ, đời sốngvăn hóa, tín ngưỡng, nghi lễ riêng, mang đậm dấu ấn của đời sốngsông nước so vớicáccưdânsống trên cạn. Và dưới thời triều Nguyễn, sự phân biệt rạch ròi người dânvạnđò và người dân trên cạn đến mức cực đoan. Cưdânvạnđò bị khinh thường và cấm sinh hoạt trên bờ như người dân bình thường, ngay cả việc người dânvạnđò khi chết nhiều nơi cũng bị cấm đưa lên bờ chôn cất, chính vì vậy mới có cảnh "chôn ở đáy sông". Người dânvạnđò quẩn quanh cùng sông nước và để đỡ buồn nên nhiều bậc cao niên trên đò đã chọn thú vui nuôi gà gáy. Ngay cả bây giờ thú vui đóvẫn còn tồn tại, thỉnh thoảng ta lại bắt gặp những lồng gà trống treo đầu thuyền của người dânvạn đò. Phần lớn cáchộdânvạnđò bây giờ không còn sống trên thuyền như ngày xưa nữa mà sống trên những chiếc bè, được kết bằng những tấm phao mục nát và tạm bợ, kéo dài dọc các bờ sông. Các phao này tuy có rộng hơn thuyền một chút (khoảng 5 - 7m 2 ), tuy nhiên do phần lớn cáchộdânvạnđò đều sinh từ 5 - 7 con, thậm chí 10 hoặc 12 con, nên chừng đó diện tích vẫn không thấm vào đâu so với nhu cầu về không gian, dẫn đến cảnh các gia đìnhsống lúc nhúc, chen chúc nhau. Cùng là người dân thành phố nhưng những phúc lợi xã hội như điện - đường - trường - trạm vẫn luôn là khoảng cách quá xa đối vớidânvạn đò. Đến với bất kỳ một vạnđò nào ở Thành phố Huế, chắc chắn ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là sự xác xơ, nhếch nhác, và môi trường sống, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng dosống tập trung đông người, nhưng rác và chất thải sinh hoạt lại được "xử lý" ngay tại chỗ. Đáng sợ hơn, một số vạn, vì không tiếp cận được với nguồn nước sạch trên bờ nên người dân đã dùng 5 chính nguồn nước bị ô nhiễm đó để uống, tắm giặt, vệ sinh Mặc dù sống trên sông nước nhưng hầu hết người dân thiếu nước sạch để sử dụng. Không chỉ môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết cácvạnđò đều sống trong tình trạng rất khó khăn, thiếu thốn, nào là điện, nước sạch, việc làm, thuốc men vô cùng lạc hậu và mù mịt tương lai. Người lớn thì thôi đã đành, nhưng gần như tất cả trẻ em - những mầm non của tương lai - đều trong cảnh không được đi học và bỏ học giữa chừng để kiếm sống, thậm chí nhiều trẻ đã lớn nhưng còn chưa được bố mẹ làm cho giấy khai sinh; cũng như được hưởng thụ những nhu cầu, sinh hoạt tối thiểu như bao đứa trẻ khác. Bao đời nay, tất cả họ đều xoay trong vòng quay không lối thoát: Nghèo đói - sinh nhiều con - nghèo đói, thất học, thất nghiệp, tệ nạn xã hội - nghèo đói Nghèo đói, thất học, tệ nạn xã hội phát sinh là hậu quả của kiếp sống lênh đênh. Và "lên bờ" là nhu cầu, ước mơ của bao hộdânvạn đò, cũng là trách nhiệm đòi hỏi những người quản lý phải nỗ lực cố gắng [10]. 2.3.2 Sinh kế trên sông: “Nốt” là cách gọi của người Huế chỉ những ai ngô nghê mới ra tỉnh, nó cũng ám chỉ dânvạn đò, kiểu nói này thể hiện khá rõ sự phân cấp giữa người trên cạn và dânsông nước không đất cắm dùi. Vớicuộcsống đó, sinh kế của người dânvạnđò gắn liền với đời sốngsông nước. Người sống trên đò thuộc tầng lớp “đáy”, họ làm tất cả các nghề liên quan đến sức mạnh của chân, tay, lưng, vai. Hầu hết cưdânvạnđò đều không chỉ sinh sống bằng nghề sông nước như đánh cá, khai thác cát sạn, lặn tìm cổ vật, mà họ còn làm thêm các nghề ở trên cạn. Phụ nữ thường làm nghề buôn bán nhỏ lẻ dọc bờ sông, trong các góc chợ, hoặc đi bán vé số dạo, lượm chai bao hoặc làm cửu vạn Phái mày râu thì làm mướn, đạp xích lô, bốc vác hay đi xúc cát sạn Vì nghèo khổ nên con em xóm vạnđò cũng sớm trở thành những đứa trẻ thất học theo chân bố mẹ đi làm thuê Cuộcsống như con cá thiếu nước vùng vẫy để tiếp tục cuộc đời trong thiếu thốn và thất học, và nó giống như một chiếc vòng kim cô siết chặt từ thế hệ này đến thế hệ khác. Không những vậy, việc sinh đẻ không có kế hoạch của 6 nhiều gia đình cũng góp phần làm cuộcsống ngày càng thêm khó khăn hơn. Có người nói, xóm vạnđò như một thứ tầm gửi sống bám vào cố đô thơ mộng [2]. 2.4 Tình hình địnhcưdânvạnđò trên sôngHương từ năm 2009 về trước Thực tế thì trong thời gian qua, cácvạnđò trên sôngHương đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ địa phương và các tổ chức phi chính phủ thông qua các chương trình tạo việc làm, xóa mù chữ, nước sạch, sinh đẻ kế hoạch hoá Tuy nhiên đó mới chỉ là những dự án nhỏ lẻ, được thực hiện theo kiểu gió bên nào che bên đó, nên hiệu quả thì có, nhưng cũng chỉ ở những phạm vi nhỏ và không thể nào giải quyết được những vấn đề mang tính căn bản. Nhiều năm nay, chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP.Huế đã nhiều lần tổ chức họp bàn, ra nghị quyết, văn bản với quyết tâm định cư, đưa toàn bộ người dânvạnđòsôngHương lên bờ nhằm tạo cho họcuộcsống bền vững ổn định, cũng như trả lại sự sạch đẹp cho sôngHương và cảnh quan Thành phố. Tuy nhiên mọi chuyện vẫn còn trên giấy do chưa có kinh phí. Năm 2000 - 2001 đã có rất nhiều dự án trong và ngoài nước tìm đến cưdânvạnđò như dự án Canađa, dự án Tầm nhìn thế giới (của thành phố) nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện cuộc sống, dự án Giúp trẻ em lang thang, dự án Plan (của Cộng hòa Pháp) giúp xóa nạn mù chữ cho con em vạnđòSongcác dự án này đều đến rồi đi trong thời gian rất ngắn, không hoạt động lâu dài. Nhiều năm qua, UBND tỉnh, UBND phường cùng vớicác tổ chức xã hội cũng đã có nhiều đợt hỗ trợ cho con em xóm vạnđò như: tặng cặp sách, bút mực, hỗ trợ thuốc men, tăng cường chăm sóc sức khỏe, xây các bể nước công cộng song bấy nhiêu sự hỗ trợ đóvẫn chưa đưa cuộcsốngcủa xóm cưdânvạnđò vươn lên được [3]. 2.5 Tín hiệu khả quang từ chương trình địnhcư mới của Thành phố Năm 2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm thực hiện một chương trình địnhcư lớn nhất từ trước đến nay. Với dự án ”định cư và ổn địnhcuộcsống cho toàn bộ dânvạnđò Thành phố Huế” được triển khai 7 trong vòng hai năm, từ năm 2009 – 2010. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 15 triệu USD (tức khoảng 270 tỷ đồng), từ nguồn vay vốn ODA của Luxembourg. Dự kiến sẽ sẽ giải tỏa và bố trí địnhcư cho khoảng 1069 hộdânvạnđò đang lênh đênh trên sôngHươngcủacác phường: Phú Bình, Phú Hậu, Phú Hiệp, Hương Sơ, Vỹ Dạ, Phường Đúc, Kim Long thuộc thành phố Huế. Đồng thời UBND tỉnh cũng đã phê duyệt dự án tái địnhcư và ổn địnhcuộcsống cho dânvạnđòvới tổng kinh phí trên 150 tỷ đồng. Ngày 22/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 117/TTg/KTTH đồng ý cho phép UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế được tạm ứng từ vốn ngân sách Trung ương để triển khai dự án. Trong 2 năm 2009 - 2010, Trung ương đã cấp 100 tỷ đồng để xây dựng các khu tái địnhcư cho dânvạnđò ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Rút kinh nghiệm, lần này tỉnh và thành phố chủ trương cho xây dựng các khu tái địnhcư trước, sau đó mới chuyển dân đến. Quy hoạch các khu tái địnhcưvạnđò cũng đã được phê duyệt trước đó. Trước mắt, sẽ xây dựng khu tái địnhcư Phú Mậu (Phú Vang) rộng 12 ha cho khoảng 350 hộ; Hương Sơ (TP Huế) rộng 11 ha cho hơn 300 hộ Khu Phú Mậu sẽ phục vụ tái địnhcư cho cáchộ làm nghề khai thác cát sạn, đánh bắt thuỷ sản nên có thiết kế nơi neo đậu cho phương tiện của bà con. Những hộ sinh sống bằng nghề không gắn vớisông nước thì sẽ được đưa đến tái địnhcư ở Hương Sơ. Ngoài các cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp thoát nước, chợ tỉnh và TP Huế cũng đồng thời sẽ có chế độ chính sách giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp theo nguyện vọng, hỗ trợ di chuyển và ổn địnhcuộcsống Ngày 15/03/2009 sau buổi làm việc diễn ra giữa Ban thường vụ tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế với Ban thường vụ thành uỷ Huế, đã quyết định thành lập Ban Chỉ Đạo giám sát, thúc đẩy tiến độ dự án. Vớicác mục đích: Triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung đã duyệt; Đảm bảo dự án được thực hiện đúng mục tiêu, quy mô, tiến độ và chất lượng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; Theo dõi, kiểm tra và đúc rút kinh nghiệm việc thực hiện các chính sách liên quan dự án; Chỉ đạo công tác giải ngân, thanh quyết toán, kiểm toán theo quy định hiện hành của Nhà nước…. Đây là một tín 8 hiệu đổi mới trong chương trình địnhcưcủa TP và nếu thực hiện tốt tất cả kế hoạch đã đề ra, khảnăng Huế sẽ địnhcư được hết toàn bộ số hộdânvạnđò trên sôngHương lên bờ sinh sống. Tuy nhiên, khi nói về việc sẽ giải toả hết những chiếc đò, bè trên sông Hương, sông Đông Ba, Kẻ Vạn, An Cựu, Bạch Yến để đưa họ lên địnhcư trên bờ, vẫn có người e ngại cho đó là không tưởng [6]. PHẦN BA ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào cáchộdânvạnđò trên sôngHương đã lên bờ địnhcư ở phường Kim Long và cả những hộđịnhcư rồi nhưng tái vạnđò lại. Nhằm tìm hiểu quá trình thíchnghicủahộvới điều kiện sống mới. 3.2 Nội dung nghiên cứu * Quá trình địnhcưdânvạnđò ở phường Kim Long • Lý dođịnhcư • Quá trình hình thành và phát triển khu địnhcưvạnđò • Đặc điểm củacáchộdânvạnđò • Khó khăn, thuận lợi trong quá trình địnhcư và lý do quay lại đò * Những thay đổi về sinh kế trước và sau địnhcư • Hoạt động sinh kế của người dân trước và sau khi địnhcư trên bờ Ngành nghề, đối tượng lao động chính và thu nhập từ các hoạt động sinh kế đó. • Tính đa dạng nguồn thu trước và sau địnhcư - Số nguồn thu củahộ - Tính bền vững củacác nguồn thu • Tổng thu nhập và tỉ lệ hộ nghèo * Khảnăng tiếp cận của người dânvớicác nguồn vốn 9 • Đối với vốn xã hội • Đối với vốn tài chính * Khả năngthíchnghicủa người dân với điều kiện sống mới • Khảnăng tổn thương theo mùa - Cơ hội tìm kiếm việc làm - Sản xuất - Mức chi tiêu • Khảnăng đối phó với sốc - Mức độ xảy ra củacác sốc sau khi địnhcư - Ảnh hưởngcủa nó đến cáchộđịnhcư - Cách thức đối phó • Bối cảnh dễ bị tổn thương do xu hướng - Xu hướng về dân số - Xu hướng về nguồn lực * Quan điểm củahộdânvạnđò và chính quyền các cấp về giải pháp khắc phục • Quan điểm của người dân • Quan điểm của chính quyền các cấp 3.3 Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Đề tài được thực hiện tại một cộng đồng địnhcưcủa người dânvạnđò trên sông Hương. Về mặt thời gian: Thời điểm địnhcư vào năm 1995 sau khi có quyết địnhđịnhcưdânvạnđòcủa thành phố Huế. Dung lượng mẫu điều tra: 50 hộ dân, trong đó có 40 hộ đang địnhcư và 10 hộ đã tái vạn đò. 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Chọn địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại tổ 20 của phường Kim Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong bốn tổ thuộc xóm địnhcưcủa phường Kim Long, đặc biệt tổ có số hộdânvạnđòđịnhcư đông nhất (… 10 [...]... của tổ 20 - Các tài liệu, báo cáo có liên quan đến vấn đề địnhcư và địnhcưdânvạnđò * Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua: - Phỏng vấn 50 hộdânvạnđò đang địnhcư và tái vạnđòcủa tổ 20 bằng phiếu phỏng vấn bán cấu trúc Tiêu chí chọn hộnghi n cứu: Chọn ngẫu nhiên cáchộdânvạnđò đang địnhcư và tái vạnđò thuộc tổ 20, phường Kim Long Bao gồm: 40 hộ đang địnhcư và 10 hộ đã tái vạnđò - Phỏng... người dân, kéo dài gần đến 2 năm Mãi đến đầu năm 1995, vạnđò Kim Long mới thực sự được di chuyển lên bờ địnhcư [1] * Lý docáchộdânvạnđò muốn lên bờ địnhcư Không chỉ riêng cáchộdânvạnđò ở Kim Long mà hầu hết vạnđòsôngHương từ trước đến nay đều có chung một ước muốn, đó là được lên bờ địnhcư [11] Có rất nhiều lý do được cáchộdânvạnđò đưa ra giải thích cho việc họ muốn lên bờ định cư. .. quản lý theo dõi dâncưcủa tổ dân phố 20, 1995 đến nay) Hiện tại, tổ 20 có 197 hộ sinh sống, bao gồm: 158 hộvới 1.113 nhân khẩu đang địnhcư trên đất liền và 39 hộvới 156 nhân khẩu đang sống dưới đò 4.1.3 Đặc điểm củacáchộdânvạnđò Đa số cáchộdânvạnđò đều sinh rất đông con, bình quân từ 4 – 8 con, đặc biệt có hộ sinh đến 12, 13 con Tuổi các con thường sát kề nhau, do người dânvẫn còn nặng... Tuy nhiên, trong cuộcsốngđịnhcư đã phát sinh những yếu tố bất lợi làm cản trở đến việc địnhcư lâu dài trên cạn của người dân khiến cho một số hộ phải tái vạnđò Và cho đến thời điểm này, đã có 39 hộ thuộc tổ 20, phường Kim Long tái vạnđò Bảng 4.4: Số hộvạnđò lên địnhcư và tái vạnđò qua các năm Năm 1995 1997 1998 1999 2000 2002 2004 2005 2006 2008 2009 Hộ VĐ ban đầu HộđịnhcưHộ tái VĐ 118 80... đạo kiến thức cho các em vạnđò có sức học yếu hay có ý định bỏ học Chương trình thật sự có ý nghĩa và đã tác động sâu sắc đến suy nghĩcủacáchộdânvạnđò khiến người dân cảm thấy rằng, họ có cơ sở để tin tưởng vào một cuộcsốngđịnhcư tốt đẹp hơn Chương trình dạy nghề hướngnghi p cho trẻ em vạnđò Nắm rõ thực trạng thôi học quá sớm của trẻ em ở các xóm vạnđò Được sự đồng ý của UBND Thành phố,... Long 4.1.1 Lý dođịnhcư * Lý do tổ chức địnhcư cho cáchộdânvạnđò Trước năm 1995, Kim Long là một trong hai phường có số dânvạnđò đông nhất thuộc Thành phố Huế, sau phường Phú Hiệp Vạnđò Kim Long bao gồm 118 hộdânsống lênh đênh trên những chiếc đò nằm tập trung ở thượng nguồn sôngHươngCác hoạt động sinh kế và sinh hoạt của người dânvạnđò Kim Long có tác động ảnh hưởngnghi m trọng đến nguồn... sống sinh hoạt, sản xuất của người dânđịnhcư và cơ sở vật chất của khu địnhcư - Tổ chức một cuộc thảo luận nhóm với người dân Địa điểm: Nhà của tổ trưởng tổ 20 Số lượng tham gia: 20 người Đối tượng tham gia: Là những hộdân thuộc tổ 20, phường Kim Long Bao gồm: 10 hộ đang địnhcư và 10 hộ đã quay lại đò ở Nội dung củacuộc thảo luận: Lắng nghe và trao đổi với người dân về cácvấn đề: Quan điểm của. .. triển kinh tế, đời sốngcủahộ Khi tiến hành xem xét các nguồn vốn củahộ ở nơi định cư, kết quả cho thấy có 2 nguồn vốn quan trọng có nhiều thay đổi so với trước khi địnhcư là: Vốn xã hội và vốn tài chính Sự tiếp cận của người dânvớicác nguồn vốn này đang tỏ ra có hiệu quả hơn so với lúc còn sống trên đòCụ thể: 4.3.1 Đối với vốn xã hội Cuộcsống trôi dạt cùng những chiếc đò trên sông luôn kéo theo... khẩu củahộ trở nên quá lớn so với 50 m2 diện tích nhà ở dẫn đến việc tách hộ xảy ra Do khả năng tài chính không đủ để mua thêm đất nên hộ mới tách buộc quay lại đò sinh sống Lý do thứ tư là hộ bị cư ng chế lên bờ địnhcư Đây là nhóm hộ chưa nhận thức được ý nghĩa, quyền lợi củahộ khi lên bờ địnhcư và bị chính quyền cư ng chế rời đò lên cạn ở vào năm 2000 (đợt địnhcư thứ hai của phường Kim Long) Hộ. .. trình địnhcư * Thuận lợi: Ngay từ khi lên bờ, cộng đồng cáchộdânvạnđò Kim Long đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chính quyền thành phố, Ủy ban phường và các tổ chức, dự án nhằm giúp bà con ổn địnhcuộcsốngđịnhcư Qua khảo sát, đai đa số người dânđịnhcư cho rằng cuộcsốngđịnhcư trên đất liền có nhiều thuận lợi mà ở dưới đò không có được Bảng 4.6 trình bày quan điểm của người dân . định cư của các hộ dân vạn đò sông Hương 1 - Tìm hiểu những thay đổi về sinh kế của các hộ vạn đò trước và sau khi định cư - Tìm hiểu quan điểm của người dân định cư về khả năng thích nghi của họ. này gắn liền với cuộc sống của rất nhiều hộ dân, trong đó có những hộ dân vạn đò. Dọc theo các nhánh của sông Hương đều có các xóm vạn đò sinh sống đông đúc [11]. Dân cư vạn đò sống tạm bợ. tỉ lệ hộ nghèo * Khả năng tiếp cận của người dân với các nguồn vốn 9 • Đối với vốn xã hội • Đối với vốn tài chính * Khả năng thích nghi của người dân với điều kiện sống mới • Khả năng tổn thương