1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ

208 1,1K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 4,67 MB

Nội dung

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ

Trang 1

Phan thanh hải

Nghiên cứu khả năng thích nghi của

cây điều (Anacardium occidentale L.) đối với

khí hậu, đất đai các tỉnh Quảng Bình

Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế

Luận án tiến sĩ nông nghiệp

Hμ nội - 2007

Trang 2

Viện khoa học nông nghiệp việt nam

phan thanh hải

Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây

điều (Anacardium occidentale L.) đối với khí hậu,

đất đai các tỉnh Quảng Bình Quảng Trị,

hμ nội – 2007

Trang 3

LờI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,

kết quả nêu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và ch−a từng ai công bố

và sử dụng bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trong luận án đều

Trang 4

Lời cảm ơn Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Minh Sơn là thầy giáo hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận án này

Tôi chân thành cảm ơn Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài trong những năm qua

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) trước đây, nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Phòng đào tạo sau Đại học (VASI), Ban đào tạo sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành bản luận

án này

Tôi xin cảm ơn các Nhà Khoa học, bạn bè, đồng nghiệp về sự giúp đỡ vô tư và những động viên khích lệ nhiệt tình đã dành cho tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án

Trang 5

Chương 1: Cơ sở khoa học vμ tổng quan tμi liệu của đề tμi 6

1.2.1 Những nghiên cứu về cây điều trên thế giới 8

Chương 2: Vật liệu, nội dung vμ phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1 Điều tra, đánh giá đất, khí hậu các tỉnh Thừa Thiên-Huế, 43

Trang 6

Quảng Trị và Quảng Bình

2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây điều hiện có tại

các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình

43

2.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, ra hoa đậu quả và năng suất của 20

dòng điều mới (2004-2006) tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng

2.3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm theo dõi sinh trưởng, ra hoa

đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới

45

2.3.4 Phương pháp nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác điều 46

2.4 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, ra hoa đậu

quả và năng suất điều

46

2.4.2 Nghiên cứu tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại của một số

hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật đối với cây điều

49

2.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ NPK đến sinh trưởng, ra

hoa đậu quả và năng suất điều

51

2.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến sinh

trưởng, ra hoa đậu quả và năng suất điều

53

2.4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp che phủ, giữ ẩm

đến sinh trưởng, ra hoa đậu quả và năng suất điều

53

Trang 7

3.1 §iÒu kiÖn tù nhiªn c¸c tØnh Thõa Thiªn-HuÕ, Qu¶ng TrÞ vµ Qu¶ng B×nh

55

3.1.2 §Æc ®iÓm khÝ hËu cña c¸c tØnh Thõa Thiªn-HuÕ, Qu¶ng TrÞ,

Qu¶ng B×nh vµ sù thÝch nghi cña c©y ®iÒu

62

3.1.3 So s¸nh mét sè yÕu tè khÝ hËu cña Thõa Thiªn-HuÕ, Qu¶ng TrÞ víi B×nh §Þnh vµ T©y Nguyªn

73

3.2 T×nh h×nh sinh tr−ëng, ph¸t triÓn cña nh÷ng c©y ®iÒu hiÖn cã t¹i

ba tØnh Thõa Thiªn-HuÕ, Qu¶ng TrÞ vµ Qu¶ng B×nh

75

3.2.1 T×nh h×nh sinh tr−ëng, ph¸t triÓn cña nh÷ng c©y ®iÒu hiÖn

cã t¹i tØnh Thõa Thiªn-HuÕ

3.3 KÕt qu¶ nghiªn cøu sinh tr−ëng, ra hoa ®Ëu qu¶ vµ n¨ng

suÊt cña 20 dßng ®iÒu míi t¹i ba tØnh Thõa Thiªn-HuÕ,Qu¶ng

TrÞ vµ Qu¶ng B×nh, tõ n¨m 2004-2006

80

3.3.1 §Æc ®iÓm sinh tr−ëng, ra hoa ®Ëu qu¶ vµ n¨ng suÊt cña 20 dßng

®iÒu míi (19 th¸ng tuæi) t¹i ba tØnh Thõa Thiªn-HuÕ, Qu¶ng TrÞ

vµ Qu¶ng B×nh, n¨m 2004

80

3.3.2 §Æc ®iÓm sinh tr−ëng, ra hoa ®Ëu qu¶ vµ n¨ng suÊt cña 20 dßng

®iÒu míi (31 th¸ng tuæi) t¹i ba tØnh Thõa Thiªn-HuÕ, Qu¶ng TrÞ

vµ Qu¶ng B×nh, n¨m 2005

85

3.3.3 §Æc ®iÓm sinh tr−ëng, ra hoa ®Ëu qu¶ vµ n¨ng suÊt cña 20 dßng

®iÒu míi (43 th¸ng tuæi) t¹i ba tØnh Thõa Thiªn-HuÕ, Qu¶ng TrÞ

vµ Qu¶ng B×nh, n¨m 2006

93

3.3.4 Khèi l−îng h¹t, tØ lÖ nh©n cña 20 dßng ®iÒu thÝ nghiÖm 105

Trang 8

3.3.5 Kết quả theo dõi sâu, bệnh hại trên 20 dòng điều thí nghiệm 110

3.6 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác điều 113

3.6.1 ảnh hưởng của tỉ lệ NPK đến sinh trưởng, ra hoa đậu quả và năng suất điều 113 3.6.2 Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây điều của một số

hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật

120

3.6.3 ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến sinh trưởng, ra

hoa đậu quả và năng suất điều

125

3.6.4 ảnh hưởng của phương pháp che phủ, giữ ẩm đến sinh

trưởng, ra hoa đậu quả và năng suất điều

Trang 9

Danh môc c¸c ký hiÖu, c¸c ch÷ viÕt t¾t

4 BNN&PTNT : Bé N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n

5 Donafood : C«ng ty chÕ biÕn thùc phÈm xuÊt khÈu §ång Nai

14 KHKTNLN : Khoa häc kü thuËt N«ng L©m nghiÖp

15 KHKTNNMN : Khoa häc kü thuËt N«ng nghiÖp MiÒn nam

Trang 10

danh mục các bảng

1.1 Phát triển của quả và hạt điều gia đoạn 1-8 tuần 14

1.4 Sinh trưởng chiều cao, đường kính tán của cây điều 23 1.5 Năng suất, chất lượng hạt các dòng điều chọn lọc năm thứ 6 26 1.6 Liều lượng phân bón cho điều thời kỳ kiến thiết cơ bản 29 1.7 Liều lượng phân bón cho điều thời kỳ khai thác 30 2.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 20 dòng, giống điều

tham gia thí nghiệm

42

2.2 Liều lượng, tỉ lệ phân bón cho điều trong các năm chăm sóc

tại các điểm thí nghiệm, năm 2004-2006

52

3.1 Những nhóm đất chính của các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng

Trị, Quảng Bình, năm 2005

58

3.2 Thành phần dinh dưỡng của đất cát (Quảng điền) Thừa Thiên-Huế,

(Hải Lăng) Quảng Trị và (Quảng Ninh) Quảng Bình, năm 2002

Trang 11

3.8 Lượng mây và chế độ ánh sáng của các tỉnh Thừa Thiên-Huế,

3.11 Tình hình sinh trưởng, phát triển của điều thực sinh 17 năm tuổi ở Trại

lúa Nam Vinh tỉnh Thừa Thiên-Huế, năm 2006

76

3.12 Tình hình sinh trưởng, phát triển của điều thực sinh 10 năm tuổi tại

xã Triệu Vân-Triệu Phong-Quảng Trị, năm 2006

77

3.13 Tình hình sinh trưởng, phát triển của điều thực sinh 17 năm

tuổi tại huyện Lệ Thuỷ-Quảng Bình, năm 2006

78

3.14 Tình hình sinh trưởng, phát triển của điều 5 tuổi tại huyện Lệ

Thuỷ-Quảng Bình, năm 2006

79

3.15 Đặc điểm sinh trưởng của 20 dòng điều mới (19 tháng

tuổi) tại (Quảng Điền) Thừa Thiên-Huế, (Hải Lăng)

Quảng Trị và (Quảng Ninh) Quảng Bình, năm 2004

81

3.16 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới

(19 tháng tuổi) tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế,

năm 2004

82

3.17 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới

(19 tháng tuổi) trên đất cát và đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh

Quảng Trị, năm 2004

83

3.18 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới

(19 tháng tuổi) tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, năm 2004

84

3.19 Đặc điểm sinh trưởng của 20 dòng điều mới, (31 tháng tuổi) tại

huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, năm 2005

85

3.20 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới (31

tháng tuổi) tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, năm 2005

86

Trang 12

3.21 Đặc điểm sinh trưởng của 20 dòng điều mới (31 tháng tuổi)

tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2005

87

3.22 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới (31

tháng tuổi) trên đất cát và đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị,

năm 2005

88

3.23 Đặc điểm sinh trưởng của 20 dòng điều mới (31 tháng tuổi) tại huyện

Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, năm 2005

91

3.24 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới

(31 tháng tuổi) tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, năm 2005

92

2.25 Đặc điểm sinh trưởng của 20 dòng điều mới (43 tháng tuổi ) tại

huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, năm 2006

93

3.26 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới

(43 tháng tuổi) tại huyện Quảng Điền-Thừa Thiên-Huế, năm 2006

94

3.27 Đặc điểm sinh trưởng của 20 dòng điều mới (43 tháng tuổi)

tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

97

3.28 Đặc điểm ra hoa kết quả của 20 dòng điều mới, 43 tháng tuổi

trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

98

3.29 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới

(43 tháng tuổi) trên đất đồi huyện Hải Lăng-Quảng Trị, năm 2006

100

3.30 Đặc điểm sinh trưởng của 20 dòng điều mới (43 tháng tuổi)

tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, năm 2006

103

3.31 Đặc điểm ra hoa đậu quả và năng suất của 20 dòng điều mới

(43 tháng tuổi) tạihuyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, năm 2006

104

3.32 Khối lượng hạt, tỷ lệ nhân của 20 dòng điều mới (43 tháng tuổi) trên

đất cát huyện Hải Lăng-Quảng Trị, năm 2006

106

3.33 Khối lượng hạt, tỷ lệ nhân của 20 dòng điều mới (43 tháng tuổi ) trên

đất đồi huyện Hải Lăng-Quảng Trị, năm 2006

107

3.34 Tình hình sâu, bệnh hại các dòng điều mới (43 tháng tuổi)

trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

110

Trang 13

3.35 Tình hình sâu, bệnh hại các dòng điều mới (43 tháng tuổi)

trên đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

112

3.36 Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trước và sau thí nghiệm phân

bón cho điều tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

113

3.37 ảnh hưởng của tỷ lệ NPK đến sinh trưởng của cây điều trên

đất cát và đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

114

3.38 ảnh hưởng của tỷ lệ NPKđến các yếu tố cấu thành năng suất

điều ở huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

116

3.39 ảnh hưởng của tỷ lệ NPK đến năng suất, khối lượng hạt điều

ở huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

117

3.40 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho vườn điều

(43 tháng tuổi) tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

119

3.41 Tác dụng phòng trừ sâu hại của một số hỗn hợp thuốc BVTV

trên cây điều vùng đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị,

năm 2006

121

3.42 Tác dụng phòng trừ sâu hại của một số hỗn hợp thuốc BVTV

trên cây điều vùng đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị,

năm 2006

122

3.43 Tác dụng phòng trừ bệnh hại của một số hỗn hợp thuốc BVTV

trên cây điều ở huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

123

3.44 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thuốc BVTV cho cây điều

(43 tháng tuổi) trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị,

năm 2006

124

3.45 ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến sinh trưởng của

cây điều ở huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

126

3.46 ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến các yếu tố cấu

thành năng suất điều ở huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

127

Trang 14

3.47 ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến năng suất, khối

lượng hạt điều tại huyện Hải lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

128

3.48 Hiệu quả kinh tế của tưới nước cho điều (43 tháng tuổi) trên

đất cát và đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

130

3.49 ảnh hưởng của phương pháp che phủ, giữ ẩm đến sinh trưởng

của cây điều tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

132

3.50 ảnh hưởng của phương pháp che phủ, giữ ẩm đến phát triển

của điều tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

133

3.51 ảnh hưởng của phương pháp che phủ, giữ ẩm đến năng suất,

khối lượng hạt điều tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

134

3.52 Hiệu quả kinh tế của che phủ, giữ ẩm cho cây điều (43 tháng tuổi)

trên đất cát và đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

136

Trang 15

3.4 Dòng điều ĐDH211-319 (31 tháng tuổi) trên đất cát huyện

Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, năm 2005

95

3.5 Dòng điều ĐDH54-117 (43 tháng tuổi) trên đất cát huyện

Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, năm 2006

95

3.6 Năng suất thực thu của 10 dòng điều triển vọng (43 tháng

tuổi) tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, năm 2006

96

3.7 Năng suất thực thu của 10 dòng điều mới triển vọng (43 tháng

tuổi trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

3.10 Năng suất thực thu của 10 dòng điều mới triển vọng (43 tháng

tuổi) trên đất đồi tỉnh Quảng Trị

102

3.11 Năng suất thực thu của 10 dòng điều mới triển vọng (43 tháng

tuổi) tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, năm 2006

105

Trang 16

3.12 Khối lượng hạt của 10 dòng điều mới triển vọng (43 tháng

tuổi) trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

108

3.13 Tỷ lệ nhân của 10 dòng điều mới triển vọng (43 tháng tuổi)

trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

108

3.14 Khối lượng hạt của 10 dòng điều mới triển vọng (43 tháng

tuổi) trên đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

109

3.15 Tỷ lệ nhân của 10 dòng điều mới triển vọng (43 tháng tuổi)

trên đất đồi huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

109

3.16 ảnh hưởng của tỷ lệ NPK đến năng suất hạt điều trên đất cát

huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

118

3.17 ảnh hưởng của tỷ lệ NPK đến khối lượng hạt điều trên đất cát

huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

118

3.18 ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến năng suất hạt điều

trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

129

3.19 ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến khối lượng hạt điều

trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

129

3.20 ảnh hưởng của phương pháp che phủ, giữ ẩm đến năng suất hạt

điều trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

134

3.21 ảnh hưởng của phương pháp che phủ, giữ ẩm đến khối lượng hạt

điều trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006

135

Trang 17

Mở đầu

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Cây điều (Anacardium occidentale L.) là cây công nghiệp lâu năm có

giá trị kinh tế cao, chịu hạn tốt và có thể sinh trưởng, phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất thịt vùng đồng bằng, đất phù sa ven sông, đất

đỏ bazan vùng núi, đất xám bạc màu đặc biệt điều sinh trưởng, phát triển được trên đất cát trắng ven biển, đất đồi núi sỏi đá Do có đặc tính dễ trồng, cần ít vốn đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch, bảo quản tương đối đơn giản, việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng gần gủi với tập quán sản xuất, phù hợp với

điều kiện kinh tế của người nông dân nên cây điều có mặt ở hầu hết các tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, hàng năm đem lại việc làm và nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng

ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình cây điều đã có mặt khoảng 15 năm nay nhưng với số lượng không đáng kể, chủ yếu là điều thực sinh được người dân lấy hạt từ các tỉnh phía Nam đem về trồng với mục

đích làm bóng mát là chính Việc nghiên cứu điều ở các tỉnh này chưa được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm Vì vậy cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được điều kiện tự nhiên các tỉnh trên có thích hợp với cây điều nói chung hoặc với một số dòng, giống điều cụ thể nào đó hay không, hơn nữa kỹ thuật canh tác điều (kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh) như thế nào vẫn chưa xác định Trong khi đó diện tích đất hoang hoá của các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình khá lớn (gần 800.000 ha) chủ yếu

là đất cát trắng và đất đồi núi trọc, khô hạn, nghèo dinh dưỡng Đây là tiềm năng đất đai dồi dào mà từ trước đến nay chưa được khai thác Việc đưa cây

điều vào trồng trên diện tích đất cát, đất đồi hoang hoá này có được không,

điều kiện khí hậu, thời tiết của các tỉnh này có phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây điều hay không, trồng dòng, giống điều nào, kỹ thuật ra sao, đây

là những câu hỏi cần được giải đáp

Trang 18

Nhìn chung các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, nhưng vẫn mang đặc thù của nền sản xuất nhỏ, phân tán Sản xuất hàng hoá đã được hình thành nhưng với qui mô nhỏ và manh mún, hiệu qủa kinh tế thấp Trình trạng độc canh tập trung đầu tư thâm canh vào cây lúa nước, buông lỏng các loại cây trồng khác là nguyên nhân làm cho đời sống của nông dân gặp nhiều khó khăn Trong những năm gần đây do đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất hàng hoá, sản xuất nông lâm nghiệp của vùng đã có những bước tiến bộ đáng

kể Một số loài cây công nghiệp, cây ăn quả được trồng với diện tích tập trung hoặc phân tán trong vườn hộ nhưng chưa nhiều Các loài cây lâm nghiệp như keo lá tràm, bạch đàn, phi lao đã được trồng trên vùng đất cát và đất đồi nhưng chỉ mang ý nghĩa phòng hộ che phủ đất, chắn gió là chính còn hiệu quả kinh

tế thu lại không đáng kể

Việc tìm ra một loài cây trồng đa dụng, phù hợp với khí hậu đất đai, tập quán canh tác và có giá trị kinh tế, ổn định là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng Từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề

tài “Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây điều (Anacardium occidentale L.) đối với khí hậu, đất đai các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-

Huế” Đề tài có ý nghĩa thiết thực và cấp thiết, nhằm xem xét vị trí của cây

điều trên địa bàn các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, góp phần phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trên địa bàn một số tỉnh phía Nam của Bắc Trung bộ

Xuất phát từ thực tế trên, quán triệt tinh thần nghị quyết Trung ương 5 và

Quyết định số 120/1999/QĐ-TTg, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn đã triển khai mạnh mẽ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ

Trang 19

sở đảm bảo an toàn lương thực Chuyển mạnh những vùng sản xuất lúa, màu

gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả sang sản xuất những loại cây trồng có giá

trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hoá mà trọng tâm là cây ăn quả, cây

công nghiệp, trong đó cây điều đóng vai trò quan trọng (Bộ NN&PTNT, 2005)

[11] Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN, ngày 02/5/2007 phê duyệt qui hoạch

phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nêu rõ

“Phát triển sản xuất, chế biến điều trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác

tốt nhất ba lợi ích: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với qui hoạch

chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cả nước” (Bộ

NN&PTNT, 2007) [14]

Để thực hiện chủ trương trên, vấn đề đặt ra là tìm những dòng điều thích

nghi, tránh được những yếu tố bất lợi của thời tiết và trồng điều với biện pháp

kỹ thuật như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với điều kiện đất

đai, khí hậu, tập quán canh tác và điều kiện kinh tế-xã hội của vùng Điều là

loài cây trồng có nhiều triển vọng trong việc sử dụng hàng trăm nghìn ha đất

cát dọc ven biển và đất trống, đồi trọc hoang hoá, tạo công ăn việc làm ổn

định cho hàng nghìn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc

sống cho người dân trong vùng (Hoàng Sĩ Khải và ctv, 1991) [36]

2 Mục đích của đề tài

- Xác định ảnh hưởng của đất, khí hậu đến sinh truởng, phát triển của cây

điều ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình

- Chọn được 2-3 dòng điều có năng suất, chất lượng cao, thích nghi với

điều kiện sinh thái các tỉnh trên

- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác điều thích hợp

Trang 20

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những dòng điều triển vọng được

Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển,

sưu tập từ các vùng trồng điều trọng điểm trong cả nước và di thực trồng tại ba

tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình

- Đất đai, khí hậu thời tiết tại các vùng trồng điều

- Tác động của một số yếu tố kỹ thuật (Phân bón, tưới nước, che phủ, sâu

bệnh và thuốc bảo vệ thực vật) đối với cây điều

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thích nghi của cây điều đối với một

số yếu tố đất đai, khí hậu chủ yếu có liên quan đến sinh trưởng và năng suất

như loại đất, nhiệt độ, ẩm độ không khí, chế độ mưa, chế độ ánh sáng và gió

bão các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình Nghiên cứu một số

biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất điều

4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 ý nghĩa khoa học

- Nghiên cứu sự thích nghi của cây điều trên vùng đất mới

- Xác định ảnh hưởng một số yếu tố khí hậu, đất đai đến sinh trưởng, ra

hoa đậu quả và năng suất điều ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và

Quảng Bình, làm cơ sở khoa học để phát triển cây điều tại vùng này

- Cung cấp các dữ liệu về sinh trưởng, ra hoa đậu quả, năng suất của cây

điều nói chung và một số dòng điều mới tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình làm cơ sở cho công tác chọn giống điều và các biện pháp

kỹ thuật thích hợp

Trang 21

4.2 ý nghĩa thực tiễn

- Đưa ra sản suất những dòng điều triển vọng, sinh trưởng, phát triển tốt

có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở một số tỉnh phía Nam của Bắc Trung bộ

- Xây dựng được hệ thống biện pháp kỹ thuật canh tác điều phù hợp với

điều kiện tự nhiên:

+ Kỹ thuật tưới nước

+ Kỹ thuật che phủ, giữ ẩm

+ Tỷ lệ và liều lượng NPK phù hợp

+ Kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại

- Góp phần sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân trong vùng trồng điều

Trang 22

Chương 1 Cơ sở khoa học vμ tổng quan tμi liệu

Của đề tμi 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Lý luận về sinh thái học đã chứng minh rằng sự tồn tại và phát triển của sinh vật tại một nơi nào đó thường phụ thuộc vào tổ hợp các điều kiện sinh thái môi trường Điều kiện sinh thái, môi trường có ảnh hưởng một cách tổng hợp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và quần thể cây trồng Trong phạm vi không gian, thời gian cụ thể sẽ có một hoặc vài nhân tố nổi lên giữ vai trò chủ đạo đối với đời sống cây trồng, trong đó khí hậu là một trong những điều kiện quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc nhất Trong đời sống sinh vật, các yếu tố khí hậu, khí tượng chi phối các quá trình sinh trưởng, phát triển quyết định năng suất và chất lượng nông sản phẩm Tìm hiểu tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu đối với đời sống sinh vật là một công việc không thể thiếu được giúp các nhà khoa học quản lý và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trong các chỉ tiêu liên quan về đất, nhóm các chỉ tiêu về vật lý rất được coi trọng đối với cây trồng lâu năm Các chỉ tiêu như độ dày tầng đất, khả năng giữ nước và thoát nước là những yếu tố ảnh hưởng lâu dài trong suốt đời sống cây trồng và khó cải thiện so với các chỉ tiêu hoá học, vì vậy cần phải chú ý phân tích một cách khoa học và khách quan Ngoài ra mức độ tập trung,

vị trí địa lý và kiểu địa hình đất cũng là những yếu tố liên quan chặt chẽ đến việc phát triển một loài cây trồng nào đó Cần nắm được mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển của cây trồng với các yếu tố sinh thái để đề xuất các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp, nhằm đạt được năng suất, hiệu quả cao

Trang 23

Năng suất cây trồng là một chỉ tiêu tổng hợp biểu thị tiềm năng sản xuất của đất và mục tiêu kinh tế, đây là chỉ tiêu phấn đấu của con người trong quá trình sản xuất trồng trọt Sự hình thành năng suất cây trồng là một quá trình gắn liền với đặc tính sinh lý, sinh thái loài và khả năng phù hợp với điều kiện lập địa mà loài đó sinh tồn Trong cuốn “Phép biện chứng tự nhiên” Angel đã khẳng định, con người đã mang những cây trồng và vật nuôi có ích

từ những quốc gia này sang những quốc gia khác, bằng cách đó đã làm thay

đổi hệ động thực vật trên toàn bộ quả đất Mối quan hệ mật thiết giữa cây trồng và điều kiện khí hậu, đất đai trong thiên nhiên được biểu hiện: một loài cây nào đó, muốn sinh trưởng, phát triển tốt cần phải được trồng trong điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với yêu cầu của loài cây đó Cùng một loài cây nhưng trồng trong những điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau, chúng sẽ khác nhau về sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất và chất lượng

Sinh trưởng và phát triển của loài cây có quan hệ chặt chẽ với nhau, từ

đặc điểm sinh trưởng có thể khẳng định được sự phát triển của loài cây và quan trọng hơn là cơ sở để xác định vùng sinh thái, vùng trồng phù hợp với yêu cầu của loài cây, từ đó người ta có thể đề xuất những biện pháp tác động, nhằm đạt năng suất cây trồng cao nhất, đáp ứng mục đích sản xuất (Nguyễn Văn Hoà, 2002) [30]

Cây điều là loài cây sống lâu năm, sinh trưởng nhanh, có nhu cầu về

ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, tính chất đất đai nhất định, trong toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển Ngoài ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, trong đời sống cây điều tác động trở lại môi trường sống: điều bảo vệ và cải tạo đất, nước, khí hậu, cải thiện môi trường sống (Hoàng Sĩ Khải và Nguyễn Thế Nhã, 1995) [39] Hàng năm một lượng lớn lá cây rụng xuống, bổ sung hàm lượng mùn, cải thiện độ phì cho đất (có ý nghĩa lớn với đất cát) từ đó cải thiện môi trường sinh thái (Hoàng Sĩ Khải và Trần An Phong, 1993) [38]

Cây điều chịu sự chi phối mạnh mẽ của con người trong quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh Họ chủ động trong việc chọn giống, trồng và tác

Trang 24

động các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thu hoạch được lượng hạt nhiều nhất, đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất Với phương thức trồng, mật độ trồng, quá trình chăm sóc, lai tạo, chọn giống hoặc chuyển cây điều từ vùng này sang vùng khác, nước này sang nước khác đã tác động sâu sắc đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây điều Những tác động tổng hợp liên tục của tự nhiên và con người tạo nên những đặc điểm sinh trưởng, phát triển riêng, những đặc điểm thích nghi mới của cây trồng trong một phạm vi địa lý nhất

định Nghiên cứu quan hệ sinh trưởng, phát triển trong mối quan hệ sinh thái nhằm phát hiện những điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng Kết quả của vấn đề nghiên cứu quan hệ sinh trưởng, năng suất

điều với các điều kiện sinh thái tất yếu dẫn đến phân chia vùng trồng và tác

động các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý, nhằm khai thác hiệu quả cao nhất tiềm năng các vùng, tiểu vùng sinh thái (Nguyễn Văn Hoà, 2002) [30]

Mục đích nghiên cứu khả năng thích nghi của cây điều tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình nhằm phát triển một loài cây trồng mới nhiều tiềm năng (Võ Thành Mai, 2005) [41] Việc đánh giá tính thích nghi của cây điều tại một vùng nào đó phải được xác định một cách khoa học Vì vậy cần phải xét tới điều kiện khí hậu thời tiết, đặc điểm đất đai, ngoài ra phải xét tới điều kiện kinh tế xã hội có liên quan (Phan Thanh Hải, 2001) [26]

1.2 Tổng quan tài liệu

1.2.1 Những nghiên cứu về cây điều trên thế giới

1.2.1.1 Phân bố địa lý của cây điều

Cây điều có xuất xứ từ vùng Đông Bắc Brazin, nằm giữa 0 đến 10 độ vĩ Bắc, có thể gặp cây điều ở điểm cực Nam của Hoa Kỳ 250 vĩ Bắc cho tới vùng Bắc Natal và Transvaal ở 240 vĩ Nam Điều được trồng và sinh trưởng được ở nhiều nơi trên thế giới trong khoảng giới hạn từ 250 vĩ Bắc xuống 240 vĩ Nam, nhưng lí tưởng nhất ở giới hạn từ 150 vĩ Bắc đến 140 vĩ Nam Độ cao tối đa có thể trồng điều tuỳ thuộc vào vĩ độ, ở 100 vĩ Nam, điều có thể sống ở độ cao

Trang 25

1000 m nhưng ở vĩ độ 250 với độ cao 200 m điều sinh trưởng rất kém Độ cao

so với mặt nước biển càng lớn, cây điều sinh trưởng càng kém, năng suất càng

thấp (Ohler, 1979) [92]

1.2.1.2 Những nghiên cứu về phân loại giống

Cây điều (Anacardium occidentale L.) thuộc họ thực vật Anacardiaceae và bộ Rutales Cách đây vài thế kỷ cây điều là loài cây mọc tự

nhiên hoang dại ở miền Đông Bắc Brazin, cùng nằm trong chi thực vật

Anacardium với điều còn có 20 loài cây khác nữa, song chỉ duy nhất có điều

là cây được sử dụng trong trồng trọt với ý nghĩa là một cây ăn quả Việc phân loại giống các loại cây trồng chủ yếu dùng để dễ trao đổi rộng rãi trên thị trường thế giới Mặc dù chữ “giống” được dùng với điều nhưng không chắc chữ đó được dùng đúng Có thể xác nhận được một giống bằng các đặc điểm nào đó tìm thấy lại ở đa số cây trong dòng con, nếu ta lấy hạt từ cây đó để gieo ươm Theo Ohler (1979) [92], điều thường được nhận dạng bằng các đặc

điểm hoàn toàn thể hiện ở bên ngoài như kích thước và màu sắc quả (quả giả) Tên của các giống điều địa phương đều liên hệ tới đặc điểm ở quả, tuy nhiên các cây có hình dạng và màu sắc quả tương tự có thể có những đặc điểm khác hoàn toàn như kích thước hạt, sức phát triển, dạng tán Trong một quần thể cây điều hỗn tạp, người ta có thể tìm thấy mọi dạng cây, chẳng hạn hạt lấy từ một cây trong một quần thể với quả có màu sắc và đặc điểm nào đó, có thể cho ra một thế hệ cây con với nhiều kiểu qủa khác nhau Một số giống địa phương có thể tồn tại do sự tuyển chọn từ các cây ưu trội qua nhiều năm, do

đó quần thể có những cây kiểu đó Tuy nhiên nếu như một giống được nhận dạng bởi đặc điểm quả vàng và to, không có nghĩa là tất cả cây điều có quả to, vàng đều thuộc về giống này Ohler (1979) [92] trích dẫn của Valariano và ctv

(1972), điều chỉ có hai loài: Anacardium nanum có thân thấp và Anacardium

giganteum thân cao to, nhưng thực tế điều còn có loài Anacardium occidentale Mỗi loài được chia ra nhiều thứ đặc trưng bởi hai màu của quả

Trang 26

(đỏ, vàng) và ba dạng quả (tròn, hình trái lê, thon dài) Các màu, dạng kích thước trung gian khác ở quả được dùng làm tiêu chuẩn phân chia thứ phụ, căn

cứ vào kích thước bề ngoài của quả để phân biệt làm hai giống: giống Indicum

có quả to gấp ba lần hạt, giống Americarum quả to gấp mười lần hạt Có trên

hai loài điều do sự lai giữa các loài, vì vậy cần nghiên cứu xem loài nào có thể dùng trong lai tạo giống, trong một giống, quả (quả giả) và hạt (quả thật) có nhiều màu sắc kích thước và hình dạng khác nhau, lá cũng có sự khác biệt về kích thước và hình dạng (Ohler, 1979) [92] Cho đến nay việc phân loại điều vẫn phải căn cứ vào hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau và thực tế vẫn chưa có hệ thống nào được thống nhất trên thế giới Theo Depaiva và Barros (1998) [79],

sự lai cùng dòng đã làm năng suất điều giảm 37,6% Để khắc phục tình trạng này đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân giống vô tính điều như tháp, ghép các dòng có năng suất cao được thực hiện tại Tanzania (Martin, 1998)

1.2.1.3 Những nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển của cây điều

- Về hình dạng thân cây, tán lá: nhiều tác giả cho rằng điều có thân

thấp, cành nhánh rậm rạp, sinh trưởng quanh năm và mạnh nhất trong mùa mưa Theo Davis (1961) [78] điều bắt đầu phân cành ở gần mặt đất, các cành thấp nằm ngay sát mặt đất và ở các cây điều lớn tuổi, các cành thấp có thể bò trên mặt đất một khoảng xa và đôi khi mọc rễ, do đặc tính này cây có thể chống xói mòn đất

- Về đặc điểm sinh trưởng: cây điều có rễ cọc ăn sâu xuống đất và nhiều

rễ bàng phát triển theo chiều ngang Theo Adams (1975) [70], sau khi đâm ra khỏi hạt, rễ mầm phát triển nhanh thành rễ trụ, sau 4 ngày bắt đầu ra rễ bàng

Rễ bàng mọc nhanh thời gian đầu, nhưng giảm dần khi rễ cọc mọc dài ra Thân mầm mọc ra khi rễ mầm được 8-10 ngày, lúc này rễ cọc dài ra khoảng

22 cm, rễ bàng mọc ra ở đoạn 16 cm về phía trên ở các vùng đất trũng thoát nước kém, đất sét bí chặt hệ rễ cây điều phát triển kém, chủ yếu phát triển theo chiều ngang, rễ cọc không ăn sâu nên cây dễ bị ngã Theo Rao và Hassan

Trang 27

(1957) [98], cây con dưới 3 tháng tuổi không có rễ bàng, chỉ có rễ sợi Rễ bàng ở cây điều 18 tháng tuổi có thể mọc xa đến 1,2 m, cây điều 2,5 tuổi rễ mọc xa 4,6 m, điều 3,5 tuổi rễ mọc xa 5,6 m và điều 6 tuổi rễ có thể mọc xa 7,3 m Martins (1965) cho rằng, cây con sinh trưởng rất nhanh có thể cao 10

cm và có 5 lá sau hai tuần, mười ngày tiếp theo cao 15 cm và có 8-9 lá

Theo Galang và Lazao (1936) [81], có nhiều đợt đâm chồi của điều ở Batab-Philippin Đợt đầu vào tháng 3 sau mùa ra quả, đợt hai vào tháng 7, lúc mưa rộ với 5% số lượng chồi, đợt 3 vào tháng 11 với đa số chồi mọc vào giai

đọan này Theo Rigger (1962), điều trẻ ở miền Nam Tanzania có một thời kỳ tăng trưởng tối đa vào mùa mưa, từ tháng 1 đến tháng 4 và hai thời kỳ tăng trưởng kém hơn vào tháng 8 giữa mùa khô và tháng 11 đầu mùa mưa sau khi kết quả Rao và Hassan (1957), nghiên cứu ở trạm Naggalore-ấn Độ cho thấy

có hai mùa tăng trưởng chính, từ tháng 10 đến tháng 1 trước mùa trổ hoa và ở giữa các tháng 3 và tháng 5 Sinh trưởng của đợt một sẽ ngưng khi chồi nở hoa

và đợt hai chủ yếu là sinh trưởng chồi ngang (Ohler, 1979) [92]

Sinh trưởng chồi non nhiều nhất vào cuối mùa mưa hay đầu mùa khô, ngay trước khi trổ hoa là hiện tượng thường thấy ở các vùng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt Chiều dài của chồi non tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của cây và điều kiện môi trường sinh trưởng

- Về đặc điểm ra hoa kết quả: tuổi ra hoa của cây điều bị chi phối bởi

điều kiện sinh thái và yếu tố di truyền ở điều kiện thuận lợi cây có thể cho quả vào năm 3 tuổi Một vài trường hợp đặc biệt cây có thể ra hoa vào năm thứ nhất Trong cùng một điều kiện có sự khác biệt về tuổi ra hoa lần đầu, hoa trổ sớm hay muộn trong mùa đó là do yếu tố giống (Ohler,1979) [92] Theo Northwood (1966), một số cây điều có tính ra quả sớm, cây thường trổ hoa sau đợt đâm chồi vào cuối mùa mưa, chùm hoa xuất hiện ở cuối đỉnh chồi cành mới, do đó quả thường nằm ở vị trí ngoài tán lá Hoa có thể ra ở cành

Trang 28

ngang nếu như đỉnh chồi bị hỏng hay gãy Theo Morton (1987) [90], hoa có màu hồng hơi vàng, 5 cánh, lúc mới ra thành cụm bao gồm hoa đực, hoa cái

và lưỡng tính, cuống dài 15-25 cm Mùa nở hoa có thể lệch nhau tùy theo năm nhưng thường kéo dài vài tháng Theo Rao và Hassan (1957), nghiên cứu thời gian nở hoa của năm cây điều hình thành quả cho tất cả các chùm hoa bắt đầu

nở, kể từ hoa đầu tiên xuất hiện là 32 ngày, biến động về thời gian của năm cây là: 17; 19; 41 và 65 ngày Tại Bapaha ở bờ biển phía Đông ấn Độ, thời gian ra hoa mạnh nhất là giữa tháng 1 và tháng 2, vụ mùa thu hoạch cuối tháng 5 (Bhaskara Rao, 1998) [72] Cũng như một số tác giả khác, Rao (1957) cho rằng giai đọan ra hoa xuất hiện ở hai hoặc ba thời kỳ khác nhau, sự xuất hiện vào giai đoạn giữa sẽ cho năng suất cao nhất Có ba thời kỳ khác nhau: thời kỳ đực đầu tiên với 19-100% hoa đực, thời kỳ hỗn hợp với 0-60% hoa đực

và 0-20% hoa lưỡng tính, cuối cùng là thời kỳ đực thứ hai với 7% hoa đực Thời gian thích hợp ra hoa là 85 ngày, trong đó thời kỳ đực đầu tiên chiếm 2,4 ngày, thời kỳ hỗn hợp 96,4 ngày và thời kỳ đực thứ hai là 13,4 ngày Giữa giai

đoạn ra quả và quả lớn mất 2-3 tháng, hạt đạt kích thước cực đại vào nửa đầu tiên của giai đoạn này, trong khi quả đạt đến kích thước cực đại vào nửa sau của giai đoạn, giai đoạn thu hoạch kéo dài từ 1,5-3 tháng (Bhaskara Rao, 1998) [72]

Theo Copeland (1961) [75], hoa điều bản chất là hoa xim đơn, dạng chùy bên ngoài chỉ là một biến dạng Thời gian từ chùm hoa bắt đầu xuất hiện cho tới khi hoa đầu tiên nở là 5-6 tuần, thường hoa cuối cùng của mỗi xim là hoa lưỡng tính và các hoa hai bên là hoa đực

Theo Kumaran và ctv (1984) [85], quan sát 100 dòng điều tại ấn Độ cho thấy thời gian ra hoa của 1 chùm hoa thay đổi từ 42-123 ngày, có 1/3 số dòng thay đổi từ 61-70 ngày, tỷ lệ hoa đực biến động từ 0-68,2%, tỷ lệ hoa lưỡng tính thay đổi từ 0-41,6%, trung bình là 10,7% Hai tác giả Ascenso và

Trang 29

Mota (1972) [71], cho rằng tỷ lệ hoa lưỡng tính trên hoa đực 1/6,5, đạt cao nhất vào tuần thứ 3 và hết vào tuần thứ 6

Trong một vườn điều luôn có những cây cho quả sớm hay muộn, mặc

dù đa số cây có cùng một thời gian trồng Vì vậy cần phải theo dõi những cây này liên tục trong vài năm để xác định đặc điểm ra hoa, quả của chúng, nhằm

sử dụng làm các vật liệu chọn giống thích hợp với các điều kiện khí hậu khác nhau, nhất là nơi thường có những cơn mưa lớn bất chợt vào đầu mùa khô hoặc các cơn mưa sớm vào cuối mùa khô, gây thiệt hại cho năng suất điều

Rao (1979) nhận thấy tỷ lệ đậu quả chỉ có 3% ở bờ biển Tây ấn Độ và

6-12% ở bờ biển Đông ấn Độ Với phương pháp thụ phấn nhân tạo, Damodaran (1967) đã đạt tỷ lệ 55,5% so với thụ phấn tự nhiên là 38% Số quả chín chỉ đạt 17% số hoa tự nhiên được thụ phấn, đa số quả rụng khi kích thước dưới 5 mm Theo kết quả nghiên cứu ở Kalindi-ấn Độ, chỉ có 18% hoa lưỡng tính và trong số đó chỉ có 27% đậu quả Kết quả thí nghiệm của Pillai (1975) trên tất cả quả rụng của 6 cây điều ở ấn Độ cho thấy 85% quả đã thụ phấn ở các giai đọan phát triển khác nhau, trong đó chỉ có 4% đạt tới giai đọan chín, 20% rụng do côn trùng, 61% do nhiều lý do khác nhau từ mất cân đối dinh dưỡng đến biến dưỡng khiếm khuyết (Freitas và Paxton , 1998) [80]

Sau khi được thụ phấn, bầu nhụy to dần và sau một tuần có thể nhận ra hạt bởi mắt thường Lớp quả bì phát triển nhanh hơn và chiếm khoang trống, lúc hạt đạt kích thước tối đa Sau khi quả đậu 5-7 tuần thì hạt co lại vỏ cứng dần, màu lục trở thành màu xám Khi chín hạt đạt khoảng 75% kích thước lúc tối đa do mất nước, trọng lượng khô của hạt tăng lên 25%, tỷ lệ chất khô tăng

từ 29-50%, nhân vẫn giữ nguyên kích thước do sự cân bằng giữa tiến trình tích

tụ chất khô và mất nước Valeriano (1972) cho rằng sau khi quả đậu 10 ngày, quả và hạt có kích thước bằng nhau, chiều dài quả và hạt gia tăng cùng mức

độ nhưng sau 20 ngày quả phát triển nhanh hơn hạt và dài gấp 1,5-2 lần hạt lúc quả chín Đặc điểm phát triển của hạt và quả điều được trình ở bảng 1.1

Trang 30

Bảng 1.1 Phát triển của quả và hạt điều giai đoạn 1-8 tuần

Hạt (quả thật) Quả (quả giả)

đa

Rộng (mm)

% so với tối

đa

Dài (mm)

% so với tối

đa

Đường kính chỗ to

% so với tối đa

Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của điều, nhiều tác giả trên thế giới nhận thấy điều là cây sinh trưởng nhanh, tán lá rậm rạp, bộ rễ khỏe, ra nhiều

đợt chồi trong năm, nhưng đợt nhiều nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô, trùng với đợt ra chồi rộ ở các vùng trồng điều nước ta, đây là những chồi sẽ cho hoa quả, quyết định năng suất vườn điều Vì vậy cần có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sâu, bệnh hại cho đợt chồi này Thời gian ra hoa, quả của điều

Trang 31

khác nhau và thường kéo dài vài tháng, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoặc

đặc tính giống Một số tác giả cho rằng tỷ lệ đậu quả và năng suất hạt thấp là

do côn trùng, mất cân đối dinh dưỡng, biến dưỡng khiếm khuyết và tuổi cây lớn, mà chưa nêu ra ảnh hưởng của điều kiện sinh thái như chế độ mưa, chế

độ ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ

1.2.1.4 Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác điều

- Nghiên cứu về khoảng cách trồng điều: khi nghiên cứu mật độ trồng,

nhiều tác giả đều đưa ra nhận xét mật độ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng,

ra hoa, quả và năng suất điều Theo Ohler (1979), có thể trồng điều với nhiều khoảng cách khác nhau như 8 m x 8 m, 16 m x16 m, 20 m x 20 m, tuỳ thuộc vào địa hình, độ phì của đất và khả năng chăm sóc Nghiên cứu tương quan giữa mật độ trồng và năng suất ở điều 3-5 tuổi, các tác giả Sawke và ctv (1984) [99] đều có nhận xét ở mật độ trồng cao thì năng suất trên một đơn vị diện tích lớn, nhưng năng suất từng cây lại thấp

ở Inđônêsia khoảng cách trồng điều thay đổi từ 6 m x 6 m đến 10 m x

10 m hoặc 4 m x 4 m sau đó tỉa thưa dần, nhưng ở những nơi mật độ cao, điều cho năng suất thấp hơn nơi có mật độ thưa Vì vậy xu hướng của người nông dân chọn lựa là tăng khoảng cách để trồng xen với một số cây nông nghiệp khác như lúa, ngô, sắn (Usman Daras, 1998) [103],

Theo Suwit Chaikiattiyos (1998) [101] ở Thái Lan điều được trồng với khoảng cách chủ yếu là 6 m x 6 m, sau 8 năm tỉa bỏ các cây xấu theo hàng, tạo điều kiện cho những cây chừa lại phát triển bộ tán mà không bị cạnh tranh

ánh sáng giữa các hàng

Như vậy, trên thế giới đã áp dụng nhiều khoảng cách trồng điều khác nhau, nếu trồng mật độ dày khi còn nhỏ, điều cho năng suất trên đơn vị diện tích cao nhưng năng suất từng cây lại thấp Hơn nữa mật độ dày tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và làm tăng chi phí ban đầu Trồng mật độ thưa sẽ lãng phí đất, tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển, không phát huy được khả

Trang 32

năng giữ đất ở những vùng đất dốc, đất cát Vì vậy đối với từng điều kiện đất,

địa hình và khí hậu để trồng điều với mật độ hợp lý, kết hợp với trồng cây

ngắn ngày có khả năng cải tạo đất khi điều chưa khép tán

- Nghiên cứu phân bón cho điều: Rai (1969) nhận thấy cây điều rất

nhạy cảm với phân bón và đề nghị lượng phân bón theo tuổi theo bảng 1.2

Bảng 1.2 Lượng phân bón theo tuổi đối với cây điều

Theo James A Duke (1983) [82], khi bón phân cho cây điều 6 năm

tuổi tại Brazin với mức 250 g N/cây, 150 g P2O5/cây và 50 g K2O5/cây sẽ thu

được năng suất từ 700-1600 kg/ha Theo Bhaskara Rao và ctv (1993) [73], ở

ấn Độ bón 500 g N (1,1 kg urê), 125 P2O5 (625 g phốt pho) và 125 g K2O

(208 g kali) cho từng cây mỗi năm để thúc đẩy giai đoạn đầu ra hoa đã là tăng

năng suất hạt Giai đoạn bón phân lí tưởng nhất là ngay sau khi những cơn

mưa lớn kéo dài

Thí nghiệm của Bavappa (1985) [1], ở những cây điều 30 tuổi lượng

phân bón đã tiêu thụ của mỗi cây là 2,8 kg đạm (N); 0,75 kg phân lân (P2O5)

và 1,26 kg kali (K2O) trong suốt quá trình tăng trưởng và sản xuất hoa quả

Liều lượng phân bón cho điều theo từng độ tuổi khác nhau thể hiện ở bảng 1.3

Vai trò của N được xác nhận bởi các thí nghiệm của Lefebre (1973) ở

Madagascar Kết quả cho thấy trong thời kỳ tăng trưởng, trước khi cây ra hoa

quả, N và P là các thành phần quan trọng nhất, K chỉ có vai trò thứ yếu Có

một sự tương tác mạnh giữa N và P, cây con khi có N và P thì sinh trưởng

mạnh hơn Các thí nghiệm của Lefebre (1973)cho thấy sự có mặt của N thì K

có tác dụng lớn hơn trong vai trò làm tăng năng suất hạt điều

Trang 33

Bảng 1.3 Liều lượng và thời gian bón phân cho điều

Số lượng phân bón (g/năm) Tháng 5-6 Tháng 9-10 Thời biểu

điều này được thể hiện rõ khi trồng điều trong đất có độ pH cao (lớn hơn 8,0) Những nghiên cứu về phân bón cho điều trên thế giới cho thấy, các chất dinh dưỡng như N, P, K, Mg có vai trò quan trọng đến sinh trưởng và quyết

định năng suất ở các thời điểm khác nhau vai trò từng chất dinh dưỡng là khác nhau, từ đó đề xuất thành phần, liều lượng phân bón cho từng độ tuổi Tuy nhiên các tác giả chưa đề cập đến việc sử dụng thành phần cũng như liều lượng phân cho các loại đất trồng điều khác nhau cũng như chưa nêu lên tầm quan trọng của phân hữu cơ Đối với nước ta đất trồng điều chủ yếu là đất xám, đất đồi và đất cát, nghèo mùn hàm lượng dinh dưỡng thấp, vì vậy cần bổ sung thêm một lượng phân hữu cơ cho cây điều, đây là những vấn đề cần được nghiên cứu và ứng dụng

- Nghiên cứu tưới nước cho điều: theo Bhaskara Rao (1998) [72], tại ấn

Độ tưới bổ sung nước cho điều vào mùa khô nóng từ tháng 1-3 là việc làm cần

Trang 34

thiết nhằm tăng năng suất hạt Thí nghiệm tưới nước cho điều được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Quốc gia ở Puttur (1868) cho thấy, tưới với liều lượng 200 lít/cây trong 2 tuần làm tăng sản lượng hạt lên gấp 2 lần so với

không tưới, tại vườn nhà và trên qui mô lớn

- Những nghiên cứu về sâu bệnh hại điều: về lĩnh vực sâu bệnh hại

điều trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu Pillai và Rao (1979) đã thống kê ở ấn Độ có trên 60 loài sâu hại, trong đó có 4 loài sâu nguy hiểm

nhất là xén tóc đục thân (Plocaederus), bọ xít muỗi (Helopentis antonii Sign.),

sâu phồng lá (Acrocercops syngramila Meyrich.) và sâu kết lá (Lamida

moncusalis) Theo Ambika và Abraham (1978) [69], bọ xít muỗi là loại côn

trùng nguy hiểm nhất đối với cây điều ở miền Nam ấn Độ, thường gây ra tàn lụi chùm hoa, khô héo chồi non và hạt non Nghiên cứu thời kỳ xuất hiện của

bọ xít muỗi, Pilai và ctv (1998) [97] thấy rằng, thời gian xuất hiện nhiều nhất vào tháng 10-11, trùng với thời gian sinh trưởng chồi non của cây điều Số lượng bọ xít muỗi đạt cực đại vào tháng 1 và phá hại mạnh tới tháng 5, nhiệt

độ và ẩm độ thấp có tác dụng hạn chế sinh trưởng của bọ xít muỗi

Theo Ohler (1979) [92], bệnh tàn lụi hoa do nhiễm nấm Gleosporium

mangiferae tạo thành Có 50 loài nấm ký sinh trên cây điều và chỉ ra một số

bệnh nguy hiểm phải phòng trừ kịp thời là bệnh chết khô cành (Corticium

salmonicolor), bệnh thối đen ngọn hoa (Collectotrichum gloeosporioides),

bệnh thối cổ rễ (Phytophthora palmivora)

Theo Nguyen Minh Chau (1998) [77], năm 1996 tại Đồng Nai một số

sâu hại điều gây thành dịch là bọ phấn (Alcides sp.) (92,3% cây bị hại), sâu phồng lá (Acrocercops syngrama Meyrick.) (65,8% bị hại), bọ xít muỗi đỏ (Helopestis antonii Sign.) (60,5% bị hại) và bệnh thán thư (Colletotrichum

gloeosporioides (penz) Sacc.) tỷ lệ bị hại 32,4% Việc phòng trừ sâu, bệnh hại

chỉ được thực hiện khoảng 2,17% ở các vườn trồngđiều

Trang 35

Nghiên cứu về sâu, bệnh hại điều, một số tác giả nước ngoài mới thống

kê các loài sâu, bệnh hiện có là chính, còn cách phòng trị từng loài sâu, bệnh

cụ thể thì chưa được nghiên cứu nhiều, vì vậy cần có những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây điều, nhất là những loài sâu, bệnh hại nguy hiểm

- Những nghiên cứu về côn trùng có ích cho cây điều

Theo Peng (1998) [96], loài kiến xanh (Oecophylla smaragdina) được

sử dụng như một sinh vật đấu tranh sinh học để chống lại sự phá hoại của loài

bọ xít (Helopeltis pernicilis) Một trong những biện pháp tăng năng suất hạt

điều là việc sử dụng các tác nhân thụ phấn Theo Freitas và Paxton(1998) [80],

hai loài ong Apismallifera và Centristarsata thụ phấn trợ lực rất hiệu quả cho hoa điều, trong đó Centristarsata mang lại hiệu quả cao hơn Apismallifera

Northwood (1962) cho rằng kiến đã đóng một vai trò quan trọng cho việc tự thụ phấn của hoa điều ở ấn Độ Trong nhà kính của viện nhiệt đới Hoàng Gia-

ấn Độ, không có gió, kiến đã giúp cho điều thụ phấn

Theo Pat O, farrell và ctv (2004) [94], sử dụng loài kiến xanh

(Oecophylla smaragdina) tấn công một số côn trùng gây hại cây điều và ong

bắp cày (Anicetus beneficus) là ký sinh của loài vảy sáp hồng (Ceroplastes rubens)

1.2.1.5 Những nghiên cứu về điều kiện sinh thái

Nghiên cứu yếu tố sinh thái môi trường có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây điều là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm Ohler (1979) [92], cây điều có nguồn gốc phát sinh từ vùng xích đạo và các vùng trồng điều nằm giữa khoảng từ 150 vĩ Nam đến 150 vĩ Bắc, vì vậy các yếu

tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển gồm:

- Nhiệt độ: điều là cây nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ

cao, vùng phát sinh điều kéo dài tới vùng bán khô cằn, nơi có nhiệt độ tối đa

Trang 36

ban ngày lên đến 400C như ở Bắc Mozambique Mặc dù chưa có tài liệu chính xác, nhưng người ta nhận thấy điều có thể mọc ở một khoảng biến thiên nhiệt

độ rộng, nhiệt độ tháng trung bình lí tưởng gần 270C Điều rất nhạy cảm đối với băng giá, nhất là lúc còn nhỏ tuổi Điều có thể chịu đựng được nhiệt độ gần 00C trong một thời gian ngắn, nhưng khó có hy vọng trồng điều có hiệu quả kinh tế ở các vùng có nhiệt độ bình quân năm không cao hơn 200C Trong năm một vài tháng có nhiệt độ thấp ít ảnh hưởng đến sinh trưởng nhưng năng suất hạt thường không cao ở một số vùng trồng chính, nhiệt độ ban đêm hạ thấp, nhưng nhiệt độ ban ngày lại cao, nhất là mùa khô Nhiệt độ tối thiểu ngày là 15-250C, nhiệt độ tối đa từ 26-350C

Theo Johson (1973) [83], nhiệt độ tối thiểu 170C, tối đa 380C, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24-280C là lý tưởng để cây điều sinh trưởng, ra hoa, kết quả Cây điều được xem là phát triển bình thường ở nhiệt độ từ 23-290C, phát triển kém ở nhiệt độ trên dưới 20C và bị kiềm chế ở nhiệt độ khoảng

180C ở Trung Quốc nhiệt độ thấp và gió bão là hai nhân tố khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển sản lượng điều (Lui Kangde và ctv, 1998) [86]

- Độ ẩm của không khí: nếu được cung cấp đầy đủ nước, điều có thể

chịu được độ ẩm không khí thấp lâu dài Chưa có số liệu về độ ẩm không khí

lí tưởng cho điều, nhưng khoảng biến thiên về độ ẩm tương đối rộng Khí hậu khô trong thời kỳ ra hoa, kèm theo gió sa mạc khô ở Tây Phi có thể làm hoa

điều khô héo Theo Johson (1973) [83], độ ẩm tương đối 65-80%, rất thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây điều ở Brazin Theo Mandal (1997) [89],

điều có thể chịu ẩm độ không khí thấp trong khoảng thời gian dài, nhưng rất nhạy cảm với ẩm độ cao trong giai đoạn ra hoa kết quả, ẩm độ trên 80% vào giai đoạn này sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng của hạt Northwood (1962) cho rằng nếu môi trường quá ẩm, cây điều dễ bị bọ xít muỗi chích hút nhựa cây

Trang 37

- Vĩ độ và độ cao: độ cao tối đa có thể trồng điều tùy thuộc vào vĩ độ ở

Songea thuộc Tanzania 100 vĩ Nam điều vẫn trồng được ở độ cao 1000 m nhưng ở Assam của ấn Độ 250 vĩ Bắc có độ cao trên 170 m đã thấy không thích hợp cho điều (Sriram, 1970) Độ cao càng tăng, nhiệt độ càng giảm điều sinh trưởng, phát triển chậm lại và gặp nhiều khó khăn cho qúa trình ra hoa, kết quả Theo Mandal (1997) [89], bình thường ở độ cao 600 m là giới hạn để trồng điều kinh tế Độ cao cực đại cho cây điều phụ thuộc vào vĩ độ và thay

đổi từ 200-1000 m Độ cao trên 600 m không thuận lợi cho điều phát triển, lên cao hơn nữa sẽ rất khó khăn cho điều ra hoa, đình trệ việc ra quả và vụ thu hoạch trễ hơn một vài tuần so với điều trồng vùng bờ biển

- Độ dài của ngày: mặc dù chưa có số liệu về ảnh hưởng của yếu tố độ

dài của ngày đối với cây điều, nhưng nhiều tác giả cho rằng cây điều có tập tính xích đạo, nghĩa là độ dài ngày và đêm bằng nhau là thích hợp nhất Theo kết quả quan sát ở nhiều nước, nhiều tác giả kết luận quá trình ra hoa của điều

bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của mùa mưa và mùa khô nhiều hơn là độ dài của ngày Theo Kristin và Davis Published (1999) [84] độ dài ngày không ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của điều, điều thường ra hoa vào cuối mùa mưa khi những chồi mới xuất hiện ở những vùng có hai mùa khô, điều ra hoa hai lần, trong khi ở những vùng chỉ có một mùa khô, điều ra hoa chỉ một lần vào

đầu mùa khô đó Theo Mandal (1997) [89] ở điều kiện bình thường, ánh nắng tốt nhất khoảng 2000-2400 giờ/năm với 1285 giờ vào giai đọan ra hoa quả

- Lượng mưa: các tác giả Bhaskara Rao và ctv (1993) [73], điều trồng

được ở những nơi có lượng mưa hàng năm từ 600-4000 mm, nhưng tổng lượng mưa trong mùa mưa không phải là yếu tố duy nhất quyết định mức cung ứng nước, nên không thể đưa ra số liệu lượng mưa lí tưởng cho điều vì còn liên quan tới các điều kiện sinh thái khác Năng suất điều ở mỗi vùng cần được

Trang 38

nghiên cứu trên một tổng thể về điều kiện sinh thái, tuy nhiên sự phân bố lượng mưa quan trọng hơn Việc ra hoa, quả sẽ tốt hơn nếu như mưa không nhiều vào giai đoạn này Những nơi có lượng mưa 600 mm, thì độ sâu của tầng nước ngầm là yếu tố chính quyết định năng suất của cây điều Nơi có lượng mưa cao và phân bố đều quanh năm lại không thích hợp cho cây điều Theo Chai (2004) [76], điều có thể trồng ở phạm vi lớn, lượng mưa hàng năm

từ 500-3.500 mm nhưng năng suất điều chịu ảnh hưởng của phân bố lượng mưa, khí hậu có mùa khô rõ rệt kéo dài ít nhất 4 tháng, dài hơn nữa càng tốt, nhằm hạn chế những cơn mưa đầu mùa vào giai đoạn ra hoa, kết quả Theo Mandal (1997) [89], lượng mưa hàng năm từ 1000-2000 mm cùng với 4-5 tháng mùa khô là thích hợp cho trồng điều kinh doanh

Tại Myanmar lượng mưa hàng năm từ 3864-3982 mm, đảm bảo sự mát

mẻ quanh năm, khu vực Dawai có lượng mưa cao nhất (5337 mm), với số ngày mưa trên 149 ngày/năm Thời gian điều ra hoa, quả từ tháng 1-4 ẩm độ dao động từ 50-80 %, năng suất điều đạt 477 kg/ha (Maung Maung Lay, 1998) [87]

ở những khu vực có lượng mưa thấp (500 mm/năm) thì độ sâu của tầng đất, khả năng giữ ẩm của đất là nhân tố chính quyết định sinh truởng, phát triển của cây điều ở Brazin lượng mưa hàng năm từ 700-2.000 mm và mùa khô 2-5 tháng là rất thuận lợi cho trồng điều (Johson, 1973) [80]

- Đất trồng điều: trong các yếu tố môi trường tác động, đất đai có ảnh

hưởng không nhiều Cây điều không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát ven biển, đến các loại đất xám, đất feralit vàng đỏ Để

điều sinh trưởng tốt, ra nhiều hoa quả cần phải chọn loại đất thích hợp và tuỳ theo đất tốt hay xấu mà có biện pháp canh tác khác nhau Đất trồng điều có thể đạt năng suất cao đòi hỏi có tầng đất mặt sâu, thành phần cơ giới nhẹ, bở, thoát nước tốt, không có lớp đá cứng ở phía dưới Theo Ohler (1979) [92], cây

điều phát triển mạnh ở đất cát nguyên chất mặc dù thiếu các chất khoáng, đất

Trang 39

tốt nhất để trồng điều là đất cát pha, mực nước ngầm sâu khoảng 5-10 m Điều

không chịu được đất tiêu nước kém, nước ứ đọng ngập lụt, ở những nơi đất

tiêu nước kém, mực nước ngầm cao trong mùa mưa sẽ làm tổn hại bộ rễ điều

Theo Papademetriou (1998) [95], điều có thể trồng được ở những vùng

đất khô cằn, thoái hoá mà không thích hợp cho những loài cây trồng khác,

ngoài ra cây điều còn đóng vai trò bảo vệ đất ngăn chặn xói mòn đất bởi gió

và nước ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng

Theo Liu Kangde và ctv (1998) [86], vùng đất phía Tây và Tây Nam

của đảo Hải Nam-Trung Quốc rất nghèo dinh dưỡng, khô hạn kéo dài từ mùa

Đông tới mùa Xuân, nên không thể trồng bất cứ loài cây lương thực nào cả,

tuy nhiên cây điều vẫn sinh trưởng, ra hoa, kết quả tốt

Bhaskara Rao và ctv (1993) [73], ở ấn Độ điều được trồng trên nhiều

loại đất, nhưng thích hợp nhất với những vùng đất đồi tương đối thoải, hoặc

vùng đất cát ven biển ở các bang Andhra Pradesh, Goa, Kerala

Tsakiris và Northwood (1967) [102], khi nghiên cứu phát triển về chiều

cao và tán lá của điều ở Tanzania trên đất cát pha, đất thịt, có mùa khô 6 tháng

và lượng mưa bình quân 875 mm/năm cho thấy ở điều kiện thuận lợi cây điều

có thể sinh trưởng chiều cao 1 m/năm, đường kính tán tăng 1,5-2 m/năm ở độ

tuổi 5-6 năm, sau đó sinh trưởng chậm lại Sinh trưởng chiều cao, đường kính

tán của cây điều được trình bày ở bảng 1.4

Bảng 1.4 Sinh trưởng chiều cao, đường kính tán của cây điều

Tuổi cây (năm) Chiều cao (m) Đường kính tán (m)

(Nguồn: Tsakiris và Northwood, 1967) [102]

Theo Nochetti (1970) trồng điều trên các loại đất sét nặng, bí chặt, đất

feralit vùng đồi có tầng đá nổi hoặc tầng sỏi kết gần trên mặt, đất cát rời rạc

có tầng nước ngầm ở quá sâu hoặc đất nhiễm phèn nặng, chua hoặc trũng lầy,

Trang 40

điều sinh trưởng rất kém, năng suất hạt thấp, thậm chí cây không thể ra hoa, quả được Điều cũng có thể mọc rất gần bờ biển vì cây điều có thể chịu được

độ mặn trong đất, tuy nhiên các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy

điều chịu mặn rất kém, thêm 0,08% muối vào đất đã làm cho khả năng nảy mầm của hạt giảm nhiều và độ mặn 0,32% thể hiện nhiều triệu chứng lùn ở cây điều (Ohler, 1979) [92]

Tóm lại, những nghiên cứu về điều kiện sinh thái của nhiều tác giả trên thế giới đã khẳng định điều kiện khí hậu, đất đai vùng trồng ảnh hưởng lớn

đến quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả của điều Vì vậy để trồng điều có hiệu quả, nhất thiết phải nghiên cứu điều kiện sinh thái đối với các tiểu vùng

cụ thể Những nghiên cứu trên là cơ sở để qui hoạch phân vùng trồng điều, nhằm kinh doanh hiệu quả và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững

1.2.2 Những nghiên cứu về cây điều ở trong nước

1.2.2.1 Những nghiên cứu về cải tiến giống điều

Giống cây trồng tốt là yếu tố đầu tư quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao của ngành trồng trọt Bởi vậy công tác chọn giống những năm gần rất

được quan tâm và thu được nhiều kết quả Hàng loạt giống mới được ra đời theo các mục tiêu năng suất cao, cải tiến chất lượng nông sản, chống chịu sâu bệnh hại, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tạo những đặc tính cần thiết cho sản phẩm (Trần Đình Long, 1997) [40]

ở nước ta công tác nghiên cứu về dòng giống điều mới chỉ được thực hiện từ năm 1988, trong chương trình dự án “Nghiên cứu và phát triển cây

điều” mã số VIE-85-005/UNDP/FAO do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì Trong giai đoạn 1988-1991 Từ 1.546 cây điều được sơ tuyển tại hai tỉnh Bình Phước và Bình Thuận đã chọn được 25 cây đầu dòng cho năng suất cao từ 18-50 kg hạt/cây, số lượng 122-155 hạt/kg, tỷ lệ nhân 25-34,9%

Ngày đăng: 22/04/2013, 10:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. bản đồ hành chính các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Hình 3.1. bản đồ hành chính các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và (Trang 72)
Hình từ thoải đến dốc, tầng đất chỗ dày chỗ mỏng. Phân tích thành phần hoá - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Hình t ừ thoải đến dốc, tầng đất chỗ dày chỗ mỏng. Phân tích thành phần hoá (Trang 77)
Bảng 3.10.  Một số yếu tố khí hậu của các tỉnh Bình Định, Thừa Thiên-Huế                          Quảng Trị và Tây Nguyên - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Bảng 3.10. Một số yếu tố khí hậu của các tỉnh Bình Định, Thừa Thiên-Huế Quảng Trị và Tây Nguyên (Trang 90)
Bảng 3.21.  Đặc điểm sinh tr−ởng của 20 dòng điều mới (31 tháng tuổi) - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Bảng 3.21. Đặc điểm sinh tr−ởng của 20 dòng điều mới (31 tháng tuổi) (Trang 103)
Hình 3.2. Dòng điều ĐDH211-319 (31 tháng tuổi) trên đất cát huyện Hải                                    Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2005 - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Hình 3.2. Dòng điều ĐDH211-319 (31 tháng tuổi) trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2005 (Trang 106)
Bảng 3.25. Đặc điểm sinh tr−ởng của 20 dòng điều mới (43 tháng tuổi) - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Bảng 3.25. Đặc điểm sinh tr−ởng của 20 dòng điều mới (43 tháng tuổi) (Trang 109)
Hình 3.5. Dòng điều ĐDH54-117(43 tháng tuổi) trên đất cát huyện - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Hình 3.5. Dòng điều ĐDH54-117(43 tháng tuổi) trên đất cát huyện (Trang 111)
Hình 3.16. ảnh hưởng của tỉ lệ NPK đến năng suất hạt điều trên đất - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Hình 3.16. ảnh hưởng của tỉ lệ NPK đến năng suất hạt điều trên đất (Trang 134)
Hình 3.17. ảnh hưởng của tỉ lệ NPK đến khối lượng hạt điều trên đất - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Hình 3.17. ảnh hưởng của tỉ lệ NPK đến khối lượng hạt điều trên đất (Trang 134)
Bảng 3.44. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thuốc BVTV cho cây điều - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Bảng 3.44. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thuốc BVTV cho cây điều (Trang 140)
Hình 3.19. ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến khối lượng hạt        điều trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006 - NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY ĐIỀU ĐỐI VỚI KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, HUẾ
Hình 3.19. ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến khối lượng hạt điều trên đất cát huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, năm 2006 (Trang 145)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w