1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam

117 640 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 214,82 KB

Nội dung

Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán là một công việc hết sức phức tạp vàquan trọng vì nó sẽ giúp kiểm toán viên có kế hoạch kiểm toán hiệu quả, từ đó xác định nội dung, lịch trình, phạm v

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thể kỷ 21, thế kỷ của hội nhập kinh

tế trong khu vực và trên toàn thế giới Hội nhập kinh tế vừa là cơ hội để pháttriển đất nước vừa là thách thức lớn đối với nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụcủa Việt nam để có thể cạnh tranh với các hàng hoá trên thị trường trong vàngoài nước

Trong xu thế chung đó, lĩnh vực kiểm toán Việt Nam vẫn còn khá nontrẻ và đang đứng trước nhiều khó khăn Các công ty kiểm toán độc lập ở ViệtNam cũng đang nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ để từng bước chuẩn

bị hội nhập hoàn toàn với quốc tế và cạnh tranh với các công ty kiểm toánnước ngoài

Trong kiểm toán, kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất vàđược thực hiện nhiều nhất trong các cuộc kiểm toán Để nâng cao chất lượngcủa các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, các công ty kiểm toán hiện nayđang rất chú trọng đến các công việc được tiến hành trong một cuộc kiểmtoán Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán là một công việc hết sức phức tạp vàquan trọng vì nó sẽ giúp kiểm toán viên có kế hoạch kiểm toán hiệu quả, từ

đó xác định nội dung, lịch trình, phạm vi và các thủ tục kiểm toán để có thểphát hiện ra các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính

Thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trongkiểm toán báo cáo tài chính và qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm

toán và Định giá Việt Nam, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu

và góp phần hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro kiểm toán

Trang 2

Luận văn tốt nghiệp gồm có 3 phần:

Phần 1: Lý luận chung về trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

Phần 2: Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Phần 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam.

Cũng nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị HồngThúy khoa Kế toán cùng các anh chị kiểm toán viên trong công ty TNHHKiểm toán và Định giá Việt Nam đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốtthời gian thực tập vừa qua để em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này

Trang 3

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.1Trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm trọng yếu

Theo từ điển Tiếng Việt, “Trọng yếu” là một tính từ để chỉ sự quantrọng thiết yếu Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, trọng yếu lại có một ý nghĩa

Trong lĩnh vực kiểm toán BCTC, trọng yếu là một khái niệm thườngxuyên nhắc tới Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 320 (ISA 320) về

“Tính trọng yếu trong kiểm toán” thì “ Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó Vì thế, tính trọng yếu là một ngưỡng hoặc một điểm định tính cơ bản mà một thông tin hữu ích cần phải có”

Theo Văn bản chỉ đạo Kiểm toán quốc tế số 25 (IAG 25) do Liên đoàn kế

toán quốc tế (IFAC) soạn thảo và công bố thì: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hoặc đơn lẻ, hoặc từng

Trang 4

nhóm, mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc là sẽ rút ra kết luận sai lầm.”

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 về “Tính trọng yếu trong kiểm toán” thì trọng yếu được định nghĩa như sau: “Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu phải xét trên cả phương diện định lượng và định tính”

Như vậy, trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay độ lớn) và bản chất củacác sai phạm kể cả bỏ sót của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc làtừng nhóm nếu xét trong một bối cảnh cụ thể, những sai phạm đó làm chongười sử dụng BCTC đưa ra các quyết định sai lầm hoặc hiểu sai bản chấtvấn đề

1.1.2 Vai trò của trọng yếu

Tính trọng yếu có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán, thực hiện kiểm toán (thiết kế phương pháp kiểm toán) và giai đoạnkết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Kiểm toán viên đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót

có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnhhưởng của các sai sót lên BCTC từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vicác thử nghiệm kiểm toán

Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 300 (VSA 300) quy định: trong giai

đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải “Xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán”

Trang 5

Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 320 (ISA 320) quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, chuyên gia kiểm toán phải cân nhắc xem những nhân tố có thể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong BCTC Đánh giá của chuyên gia kiểm toán về mức độ trọng yếu, liên quan đến các số dư tài khoản cụ thể

và các loại nghiệp vụ giúp họ xác định được khoản mục nào cần kiểm tra và nên sử dụng phương pháp chọn mẫu hay áp dụng các thủ tục phân tích Điều này giúp chuyên gia kiểm toán lựa chọn những thủ tục kiểm toán; kết hợp những thủ tục kiểm toán đó lại với nhau có thể sẽ giảm được rủi ro kiểm toán tới một mức độ có thể chấp nhận được”

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Dựa vào đánh giá mức trọng yếu và mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi

ro, kiểm toán viên sẽ lựa chọn các phương pháp kiểm toán thích hợp (tăngcường thử nghiệm cơ bản hay thử nghiệm kiểm soát…) đồng thời cũng có thểthay đổi phương pháp kiểm toán nếu có sự thay đổi trong đánh giá mức trọngyếu

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Kiểm toán viên dựa vào mức trọng yếu để xác định mức độ trung thực,hợp lý của các thông tin trên BCTC và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đếnBCTC để đưa ra ý kiến cho phù hợp Nếu kiểm toán viên phát hiện thấy mộtsai phạm trọng yếu thì phải đề nghị khách hàng điều chỉnh Nếu kiểm toánviên cho là cần thiết mà khách hàng từ chối điều chỉnh thì kiểm toán viên sẽđưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngượctuỳ theo mức độ trọng yếu của sai phạm Vì vậy, kiểm toán viên cần phải có

sự hiểu biết về tính trọng yếu và thực hiện đánh giá trọng yếu một cách đầyđủ

Trang 6

1.1.3 Quy mô và bản chất của khoản mục nghiệp vụ trong mối quan hệ với

trọng yếu

Việc đánh giá trọng yếu là một công việc mang tính xét đoán nghềnghiệp của kiểm toán viên Hơn nữa, trọng yếu là một khái niệm tương đối vàgắn liền quy mô của khách hàng Một sai phạm là trọng yếu với công ty nàynhưng có thể là không trọng yếu với công ty khác Do đó, để đánh giá mộtkhoản mục, nghiệp vụ là trọng yếu hay không, kiểm toán viên cần xem xéttrên cả hai mặt định tính và định lượng của những sai phạm hay nói cáchkhác, cần xem xét cả quy mô và bản chất nghiệp vụ trong quan hệ với tínhtrọng yếu

1.1.3.1Quy mô trong mối quan hệ với trọng yếu

Quy mô của sai phạm đối với một khoản mục hay nghiệp vụ là mộtnhân tố quan trọng để xem xét sai phạm đó có trọng yếu hay không Các chỉtiêu thường được dùng làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu như: thu nhập trướcthuế, tổng tài sản, doanh thu, tài sản lưu động, nợ ngắn hạn… Trong các chỉtiêu đó thì chỉ tiêu thu nhập trước thuế thường là quan trọng nhất vì nó đượcxem như một khoản mục thông tin then chốt nhất đối với người sử dụngBCTC

Ta xem xét hai mức độ khác nhau về quy mô của khoản mục, nghiệp

vụ là quy mô nhỏ và quy mô lớn để thấy được mối quan hệ giữa quy mô vàtính trọng yếu

a. Quy mô nhỏ

Một khoản mục, nghiệp vụ sai phạm với quy mô nhỏ trong báo cáo tàichính thì thường được coi là không trọng yếu bởi vì việc phản ánh đúng haysai khoản mục, nghiệp vụ này cũng không ảnh hưởng đến quy mô chung trênBCTC và không ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng

Trang 7

Tuy nhiên, khi xem xét các sai phạm không nên xem xét nó một cách

cô lập vì chúng không đủ trọng yếu do quy mô nhỏ nhưng nếu kiểm toán viêncộng dồn các sai phạm thì sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính hệ thống củacác sai phạm từ đó phát hiện ra tính trọng yếu của chúng

Xét trên phương diện quy mô của nghiệp vụ, khoản mục để đánh giátính trọng yếu cần phải liên hệ với quy mô của doanh nghiệp Ví dụ mộtkhoản mục có quy mô 5.000.000 VND có thể được đánh giá là không trọngyếu khi tổng tài sản là 10.000.000.000 VND nhưng có thể được đánh giá làtrọng yếu khi tổng tài sản là 10.000.000 VND Hoặc khoản mục nguyên vậtliệu phụ có thể không trọng yếu trong sản xuất dầu nhưng lại là trọng yếutrong sản xuất thuỷ tinh, gốm sứ,…

b. Quy mô lớn

Các khoản mục có quy mô lớn thường được đánh giá là trọng yếu vì nóảnh hưởng đến nhận thức về thực trạng hoạt động tài chính và từ đó ảnhhưởng đến các quyết định quản lý kinh tế và các kết luận kiểm toán Ví dụkhoản mục tài sản cố định thường có quy mô lớn trong bảng cân đối kế toán

do đó chúng thường được đánh giá là trọng yếu

Tuy nhiên không phải khoản mục nào có quy mô lớn cũng sẽ ảnhhưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính vì còn phải xem xét mối quan hệ củakhoản mục với đối tượng kiểm toán cũng như mục tiêu kiểm toán Vì vậy,việc đánh giá trọng yếu chỉ dựa vào quy mô là không dễ dàng Trong thực tế

để đánh giá trọng yếu, kiểm toán viên xem xét đánh giá cả về bản chất củakhoản mục, nghiệp vụ

1.1.3.2Bản chất của khoản mục, nghiệp vụ trong mối quan hệ với trọng yếu

Các khoản mục, nghiệp vụ được coi là trọng yếu thường bao gồm: các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận và các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng

Trang 8

a. Các khoản mục, nghiệp vụ chứa gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận

Với cùng một quy mô tiền tệ, các gian lận thường được chú trọng hơnsai sót bởi vì các gian lận thường ảnh hưởng đến tính trung thực và độ tin cậycảu Ban Giám đốc và những người có liên quan Vì vậy, một hành vi gian lậnluôn được coi là trọng yếu bất kể quy mô là lớn hay nhỏ

Các khoản mục, nghiệp vụ chứa gian lận hoặc chứa đựng khả năng gianlận bao gồm:

 Các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu và giao dịch không hợp pháp Các nghiệp

vụ này chứa đựng gian lận vì trong đấu thầu, việc lựa chọn chủ thầu nhiều khi

có sự móc nối, phối hợp giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thu lợi chomột số cá nhân

 Các nghiệp vụ thanh lý tài sản khi tài sản khấu hao hết hoặc chưa khấu haohết nhưng không còn sử dụng Các nghiệp vụ này chứa đựng gian lận vì trongnhiều trường hợp tài sản vẫn còn tốt và sử dụng được nhưng vẫn đem đi thanh

lý với giá rẻ do ban giám đốc không quản lý chặt chẽ và có sự liên kết giữangười tiến hành thanh lý và người mua tài sản thanh lý

 Các nghiệp vụ về tiền mặt: tiền mặt có đặc điểm gọn nhẹ, dễ di chuyển, cấttrữ và có biên độ dao động lớn do đó rất dễ có gian lận phát sinh

 Các nghiệp vụ về mua bán và thanh toán: dễ có sự liên kết giữa người mua vàngười bán để kiếm lợi cho bản thân

 Các nghiệp vụ bất thường: Đây là các nghiệp vụ xảy ra không thường xuyên,không có dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít khi xảy ra Các nghiệp vụ lại

có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó,kiểm toán viên cần xem xét mức độ nghiêm trọng của các nghiệp vụ đó ảnhhưởng đến kết quả chung của doanh nghiệp

Trang 9

 Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi: chứa đựng khả năng gian lận cao vì hầunhư bất cứ ai cũng muốn thu lợi cho mình.

 Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách

 Các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp vụ mớisinh Các nghiệp vụ vào cuối kỳ kế toán thường để điều chỉnh một số chênhlệch thừa thiếu để kết quả hoạt động kinh doanh được như kế hoạch đã đề ra.Các nghiệp vụ mới phát sinh thì kiểm toán viên cần đặt câu hỏi tại sao khôngphát sinh từ trước đến giờ và liệu kế toán có xử lý đúng chưa và từ đó đi tìmbằng chứng chứng minh

 Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa

 Các khoản mục vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý chung

b. Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng

 Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênh lệch lớn vớicác kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin liên quan

 Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán nhưng không cố ý tuy nhiên cóthể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin

 Các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót lặp lại nhiều lần

 Các khoản mục nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau: Đối vớicác khoản mục, nghiệp vụ có sai sót trong kỳ là nhỏ nhưng nếu không điềuchỉnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau thì được coi là trọng yếu

 Các sai sót ảnh hưởng đến lợi nhuận thường được coi là trọng yếu như mộtkhoản lỗ được báo cáo như là một khoản lãi hoặc ngược lại

 Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót sẽ gây ra hậu quả liên quan đến nhiềukhảon mục, nghiệp vụ khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC Ví dụ hàngtồn kho bị tính giá sai sẽ ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, lợi nhuận…

 Sự mô tả không đúng đắn, không xác đáng về chính sách kế toán của doanhnghiệp làm cho người sử dụng BCTC sẽ hiểu sai về bản chất thông tin

Trang 10

1.1.4 Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính

Quá trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính đượcthực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán Quátrình này được khái quát qua năm bước và được thể hiện qua sơ đồ 1.1

- Bước 1: Ước lượng ban đầu về trọng yếu

- Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục

- Bước 3: Ước lượng tổng số sai sót trong từng khoản mục

- Bước 4: Ước tính sai số kết hợp

- Bước 5: So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu về trọngyếu

Sơ đồ 1.1: Các bước xác định và vận dụng tính trọng yếu

Bước 1 Ước lượng ban đầu về trọng yếuBước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các

khoản mụcBước 3 Ước lượng tổng số sai sót trong các khoản mụcBước 4 Ước tính sai số kết hợp

Bước 5 So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban

đầu về trọng yếu

Trong 5 bước trên, bước 1 và 2 được thực hiện trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán Bước 3, 4, 5 được tiến hành trong giai đoạn thực hiện kiểmtoán

1.1.4.1Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toánviên tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh

Trang 11

hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin tài chính Haynói cách khác, đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn

bộ báo cáo tài chính

Việc ước lượng ban đầu về trọng yếu giúp kiểm toán viên lập kế hoạch

để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp Nếu các kiểm toán viênước lượng mức trọng yếu càng thấp nghĩa là độ chính xác của các số liệu trênBCTC càng cao thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu mang tính chất xét đoán nghềnghiệp của kiểm toán viên Do đó, ước lượng ban đầu về trọng yếu không cốđịnh mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu kiểm toán viên thấyước lượng ban đầu là không phù hợp vì một trong các nhân tố xác định mứcước lượng này thay đổi

Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 320 về “Tính trọng yếu trong kiểm toán” đã quy định: “Việc đánh giá của chuyên gia kiểm toán về vấn đề trọng yếu và rủi ro kiểm toán ở thời điểm lập kế hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác với thời điểm đánh giá kết quả cuối cùng của các thủ tục kiểm toán Nguyên nhân của sự khác nhau này là sự thay đổi tình hình thực tế hoặc sự thay đổi về nhận biết của chuyên gia sau một thời gian làm kiểm toán”

Mặc dù ước lượng ban đầu về trọng yếu là một xét đoán nghề nghiệpmang tính chủ quan của kiểm toán viên song trên thực tế, để hỗ trợ cho kiểmtoán viên trong quá trình kiểm toán, các công ty thường có đường lối chỉ đạoước lượng ban đầu về tính trọng yếu thông qua việc hướng dẫn các chỉ tiêuđược chọn làm gốc trong từng trường hợp cụ thể, tỷ lệ tính mức trọng yếu vớitừng chỉ tiêu Các chỉ tiêu này phải là các chỉ tiêu có tính ổn định qua cácnăm

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu thường được áp dụng tại các công

ty kiểm toán quốc tế như sau:

Trang 12

 Từ 5% - 10% đối với lợi nhuận trước thuế

 Từ 0.5% - 1% đối với doanh thu

 Từ 2% - 4% hoặc từ 3% - 6% đối với tài sản lưu động hoặc nợ ngắn hạn

 Từ 1% - 2% đối với tổng tài sản

1.1.4.2Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên

BCTC

Sau khi kiểm toán viên đã có ước lượng ban đầu về trọng yếu cho toàn

bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phân bổ ước lượng này cho từngkhoản mục trên báo cáo tài chính Đây chính là sai số có thể chấp nhận đượcđối với từng khoản mục

Việc phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục nhằmmục đích giúp kiểm toán viên xác định số lượng bằng chứng kiểm toán thíchhợp cần phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất mà vẫnđảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng banđầu về trọng yếu

Hầu hết các sai sót trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều có ảnhhưởng tương tự như trên bảng cân đối kế toán do hệ thống bút toán ghi sổ kép

Vì thế trong phần lớn các cuộc kiểm toán và hầu hết các thủ tục kiểm toán, việcphân bổ này chủ yếu cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Việc phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục đượcthực hiện theo cả hai hướng: khai khống (báo cáo thừa) và khai thiếu (báocáo thiếu)

Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềmtàng, rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục, chi phí kiểm toán Tuy nhiêntrên thực tế rất khó biết trước được những tài khoản nào có khả năng sai số,chi phí liên quan đến kiểm toán khó có thể xác định vì vậy công việc này

Trang 13

thường do các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệmthực hiện Ví dụ như chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn chiphí thu thập về công nợ nên sai số có thể chấp nhận được của hàng tồn khocao hơn sai số có thể chấp nhận được đối với công nợ Hoặc không có sai số

có thể chấp nhận được với lãi chưa phân phối vì chỉ tiêu này chỉ sinh ra từ sai

số các tài khoản khác

1.1.4.3Ước tính tổng số sai sót cho từng khoản mục

Bằng các thủ tục kiểm toán được áp dụng, kiểm toán viên phát hiện racác sai sót đối với từng khoản mục Dựa vào các sai sót này để ước tính tổng

số các sai sót đối với từng khoản mục Đây là sai sót dự kiến, kiểm toán viên

sẽ so sánh nó với sai sót có thể chấp nhận được nhằm quyết định xem khoảnmục đó có thể chấp nhận hay không hay phải tiến hành thêm các thủ tục kiểmtoán thích hợp khác

1.1.4.4Ước tính tổng số sai sót có thể chấp nhận được

Sau khi ước tính sai sót cho từng khoản mục, kiểm toán viên tiến hànhước tính tổng số sai sót có thể chấp nhận được Tổng số sai sót có thể chấpnhận được chính là tổng số sai sót dự kiến cho tất cả các khoản mục trên báocáo tài chính

1.1.4.5So sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng ban đầu về trọng yếu

hoặc ước lượng ban đầu về trọng yếu đã có sự điều chỉnh

Việc so sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng ban đầu về trọngyếu cho phép kiểm toán viên đánh giá toàn bộ các sai sót trong các khoảnmục có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu chung cho toàn bộ báo cáo tàichính không Nếu sai số kết hợp lớn hơn mức ước tính về trọng yếu thì BCTCkhông được chấp nhận toàn phần Trong trường hợp sai số kết hợp lớn hơnmức ước tính ban đầu về trọng yếu chủ yếu do một số tài khoản có ước tínhcao thì kiểm toán viên tiến hành so sánh ước tính sai số kết hợp sau khi trừ đi

Trang 14

sai sót do các khoản mục trên gây ra với ước tính ban đầu về trọng yếu saukhi trừ đi mức trọng yếu phân bổ cho các khoản mục trên Nếu mức sai sótkết hợp thấp hơn thì kiểm toán viên sẽ tập trung tăng cường thủ tục kiểm toánđối với các khoản mục có sai sót trọng yếu và mở rộng quy mô mẫu hoặc yêucầu khách hàng điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên Lúc này, kiểmtoán viên không cần phải tiến hành thêm các thử nghiệm kiểm toán chungtrên toàn bộ BCTC nữa Nếu khách hàng không điều chỉnh và các thủ tụckiểm toán bổ sung vẫn khẳng định có sai sót trọng yếu thì kiểm toán viênkhông thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

Trong quá trình kiểm toán, nếu kiểm toán viên phát hiện ra một số yếu

tố ảnh hưởng đến việc ước lượng ban đầu về trọng yếu thì kiểm toán viên cóthể ước lượng lại Kiểm toán viên sẽ tiến hành so sánh ước tính sai số kết hợpvới ước lượng về trọng yếu đã được điều chỉnh

Nếu mức sai số kết hợp gần bằng ước lượng ban đầu về trọng yếu hoặcước lượng về trọng yếu đã được điều chỉnh thì đảm bảo nguyên tắc thậntrọng, kiểm toán viên thường yêu cầu Ban Giám Đốc điều chỉnh lại các sai sót

có quy mô lớn hoặc mở rộng quy mô mẫu và tiến hành các thủ tục kiểm toán

bổ sung với các khoản mục này

1.2Rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Khái niệm rủi ro kiểm toán

Để hiểu được rủi ro kiểm toán trước hết ta cần hiểu rủi ro là gì và phânbiệt một số loại rủi ro được đề cập trong lĩnh vực kiểm toán

Theo từ điển Tiếng Việt, rủi ro là tính từ để chỉ việc không may xảy ra.Trong lĩnh vực kiểm toán, ta cần phân biệt rủi ro kiểm toán và rủi ro kinhdoanh Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro mà công ty kiểm toán thường gặp phảikhi nhấp nhận kiểm toán Đây là loại rủi ro công ty kiểm toán sẽ phải chịuthiệt hại vì mối quan hệ với khách hàng Rủi ro kinh doanh liên quan đến

Trang 15

trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán báo cáo tàichính cho khách hàng.

Theo văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 (IAG 25) “ Trọng yếu và rủi ro kiểm toán” do Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) soạn thảo và công bố:

“Rủi ro kiểm toán là những rủi ro ma kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa

ra nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là sai sót nghiêm trọng”.

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” (VSA 400) và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 400, khái niệm rủi ro kiểm toán được định nghĩa như sau: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”.

Rủi ro kiểm toán chủ yếu được kiểm toán viên xác định trong giai đoạnlập kế hoạch kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 đã quy định:

“Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch kiểm toán và trước khi thực hiện kiểm toán” Rủi ro kiểm toán được xác định sẽ giúp kiểm toán

viên có chiến lược chung với hợp đồng kiểm toán, bố trí nhân sự, thời giancho cuộc kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp cho các khoảnmục trên báo cáo tài chính

1.2.2 Các bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng ( Inherrent Risk– IR), rủi ro kiểm soát ( Control Risk - CR) và rủi ro phát hiện ( DetectionRisk – DR )

1.2.2.1Rủi ro tiềm tàng

Trang 16

Theo văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 “ Trọng yếu và rủi ro kiểm toán”: “ Rủi ro tiềm tàng là những yếu điểm của số dư tài khoản hoặc của một loại nghiệp vụ đối với những sai sót có thể là nghiêm trọng, những sai sót này có thể là đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với sai sót ở các số dư và các nghiệp vụ khác (ở đây giả định rằng không có quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan) Rủi ro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong môi trường kinh doanh cũng như nằm trong bản chất của các số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ”.

Chuẩn mực kiểm toán Việt nam 400: “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội

bộ “ quy định: “Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ”

1.2.2.2Rủi ro kiểm soát

Theo văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 “Trọng yếu và rủi ro kiểm toán”: “ Rủi ro kiểm soát là rủi ro do phát hiện sai, có thể xảy ra với một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ và có thể sai sót nghiêm trọng Những sai sót này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc có thể kết hợp sai sót của các số

dư, các loại nghiệp vụ khác mà hệ thống kiểm soát nội bộ đã không ngăn chặn hoặc không phát hiện kịp thời.”

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”: “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”.

Như vậy, rủi ro kiểm soát là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệthống kiểm soát nội bộ

Trang 17

1.2.2.3Rủi ro phát hiện

Theo văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế số 25 “ Trọng yếu và rủi ro kiểm toán”: “ Rủi ro phát hiện là những rủi ro mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sáíot hiện có trong các số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ Những sai sót này có thể là nghiêm trọng xảy ra đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với các sai sót trong số dư, các loại nghiệp vụ khác Mức độ rủi ro phát hiện

có quan hệ trực tiếp với phương pháp kiểm toán của kiểm toán viên”

Chuẩn mực kiểm toán Việt nam 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”: “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp

vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp

mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được”

1.2.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro dùng để đánh giá rủi ro trong giai đoạnlập kế hoạch kiểm toán Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại rủi ro, trướchết ta tìm hiểu về mô hình rủi ro kiểm toán

1.2.3.1Mô hình rủi ro kiểm toán

Ta có:

AR = IR x CR x DRTrong đó: AR: Rủi ro kiểm toán IR: Rủi ro tiềm tàng

CR: Rủi ro kiểm soát DR: Rủi ro phát hiện

Mô hình rủi ro kiểm toán được sử dụng khi lập kế hoạch kiểm toántheo một hoặc cả hai cách Cách thứ nhất là mô hình được dùng để giúp kiểmtoán viên đánh giá liệu kế hoạch kiểm toán có hợp lý không Ví dụ với mộtcuộc kiểm toán nhất định, kiểm toán viên đánh giá Rủi ro tiềm tàng IR=0,5,Rủi ro kiểm soat CR=0,25, Rủi ro phát hiện DR=0,1 thì AR=0,5 x 0,25 x

Trang 18

0,1=0,0125 Nếu kiểm toán viên kết luận là rủi ro kiểm toán thích hợp đối vớihợp đồng kiểm toán không thấp hơn 1,25% thì kế hoạch đó được chấp nhận.

Tuy nhiên để có được một kế hoạch hiệu quả hơn, kiểm toán viênthường sử dụng mô hình kiểm toán theo cách thứ hai để xác định rủi ro pháthiện và số lượng bằng chứng thích hợp phải thu thập Theo cách này, ban đầukhi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ xác định ra một mức rủi

ro kiểm toán mong muốn chung cho cuộc kiểm toán ( ví dụ DAR=0,0125).Sau đó trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đánh giáđược rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ( ví dụ 0,5 và 0,25) Lúc này để đảmbảo cho cuộc kiểm toán có mức độ rủi ro kiểm toán ở mức như dự kiến banđầu, kiểm toán viên xác định rủi ro phát hiện theo công thức

IR x CR

Do đó, rủi ro phát hiện sẽ là 0,1 Từ đó, kiểm toán viên lập chươngtrình kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp đảmbảo rủi ro phát hiện ở mức 0,1 và rủi ro kiểm toán ở mức 0,0125

Rủi ro kiểm toán được xác định theo cách thứ hai này được kiểm toánviên sử dụng phổ biến hơn Theo cách này, rủi ro kiểm toán được xác định từban đầu cuộc kiểm toán và được gọi là rủi ro kiểm toán mong muốn (DesiredAudit Risk- DAR) Đây là mức độ mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận làbáo cáo tài chính có thể sai sót sau khi cuộc kiểm toán đã hoàn thành và điđến ý kiến chấp nhận toàn phần Rủi ro kiểm toán mong muốn được xác địnhmột cách chủ quan theo kinh nghiệm của kiểm toán viên Khi kiểm toán viênquyết định một tỷ lệ rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn có nghĩa là kiểmtoán viên muốn chắc chắn hơn là các báo cáo tài chính không bị sai phạmtrọng yếu Rủi ro kiểm toán mong muốn =0 thể hiện kiểm toán viên hoàn toànchắc chắn là báo cáo tài chính không có sai phạm trọng yếu Rủi ro kiểm toán

Trang 19

mong muốn = 1 thể hiện kiểm toán viên hoàn toàn không chắc chắn rằng báocáo tài chính không có sai phạm trọng yếu Như vậy DAR có thể nằm trongkhoảng từ 0 đến 1 Rủi ro kiểm toán mong muốn = 0 là điều rất hiếm xảy ratrong kiểm toán báo cáo tài chính vì bị giới hạn về thời gian và chi phí chocuộc kiểm toán.

Mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định dựa vào hai yếu tốchủ yếu là: Mức độ mà theo đó những người sử dụng bên ngoài tin vào báocáo tài chính và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi Báocáo kiểm toán được công bố

Mức độ mà theo đó những người sử dụng bên ngoài tin vào báo cáo tài chính

Khi người sử dụng bên ngoài đặt nhiều niềm tin vào báo cáo tài chínhthì mức độ ảnh hưởng trên phạm vi toàn xã hội sẽ càng lớn nếu có một sai sótkhông được phát hiện trên báo cáo tài chính Do đó, kiểm toán viên cần xácđịnh một mức rủi ro kiểm toán thấp để tăng số lượng bằng chứng kiểm toáncần thu thập và tăng độ chính xác trong các kết luận kiểm toán Mức độ màcác báo cáo tài chính được người sử dụng bên ngoài tin tưởng phụ thuộc vàomột số yếu tố như:

 Quy mô của công ty khách hàng: Hoạt động của khách hàng càng lớn thì báocáo tài chính càng được sử dụng rộng rãi Quy mô của công ty khách hàngđược đo lường bằng tổng tài sản, thu nhập và số lao động Các chỉ tiêu nàycàng lớn thì rủi ro kiểm toán mong muốn càng thấp

 Sự phân phối quyền sở hữu: Các báo cáo của các công ty sở hữu công cộngthường được người sử dụng tin tưởng hơn các báo cáo của các công ty cóquyền sử dụng hẹp hơn và khi đó, rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức thấphơn Ví dụ như công ty cổ phần niêm yết trên sàn có mức rủi ro kiểm toán

Trang 20

mong muốn thấp hơn so với công ty cổ phần nhưng chưa niêm yết vì số lượngngười quan tâm đến báo cáo tài chính nhiều hơn.

 Bản chất và quy mô công nợ: Khi các báo cáo tài chính bao gồm một sốlượng lớn công nợ, chúng có nhiều khả năng được sử dụng rộng rãi bởi cácchủ nợ thực tế và tiềm năng hơn là khi có ít công nợ Lúc này rủi ro kiểm toánmong muốn được đánh giá thấp hơn

Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi Báo cáo kiểm toán được phát hành

Nếu khả năng này càng cao thì kiểm toán viên phải thiết lập một mứcrủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn so với khách hàng gặp ít khó khăn tàichính hơn, từ đó tăng số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập Điều nàylàm cho chi phí kiểm toán tăng lên để giảm thiểu khả năng các vụ kiện màkiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ phải đương đầu trong tương lai

Việc dự đoán khả năng khách hàng gặp khó khăn tài chính trong tươnglai là điều không đơn giản nhưng kiểm toán viên có thể dựa vào một số yếu tốsau để phán đoán sự kiện này:

 Khả năng thanh toán: Nếu một khách hàng thường xuyên thiếu tiền mặt, vốnlưu động điều này là một dấu hiệu xấu về khả năng thanh toán Kiểm toánviên cần phải đánh giá khả năng và ý nghĩa của tình trạng này khi nó trở nênxấu hơn

 Các khoản lãi, lỗ trong các năm trước: Khi một công ty giảm nhanh các khoảnlãi (lỗ) trong vài năm, kiểm toán viên cần phải nhận biết các vấn đề trongtương lai về khả năng thanh toán, tiếp tục hoạt động mà khách hàng có thểgặp phải

Trang 21

 Các cách thức làm tăng quy mô vốn: Nếu công ty khách hàng mở rộng quy

mô vốn bằng cách vay nợ thì rủi ro gặp khó khăn về tài chính càng lớn nếucác hoạt động của khách hàng trở nên kém thành công

 Bản chất hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng: Một số loại hìnhdoanh nghiệp nhất định có nhiều rủi ro hơn các loại hình doanh nghiệp khác

Ví dụ với các điều kiện khác không đổi thì công ty môi giới chứng khoán cókhả năng phá sản cao hơn một công ty điện nước

 Năng lực của ban giám đốc: nếu ban giám đốc có năng lực kém thì khả năngcông ty gặp khó khăn về mặt tài chính sẽ tăng lên

 Ngoài ra còn phải xét đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động củadoanh nghiệp như: các biến động về kinh tế, về cạnh tranh, về sự thay đổi cácchính sách kinh tế…

Căn cứ vào các yếu tố trên, kiểm toán viên sẽ xác định một mức rủi rokiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính Kiểm toán viên có thểdựa vào rủi ro kiểm toán mong muốn của toàn bộ báo cáo tài chính để đưa rarủi ro kiểm toán mong muốn cho từng khoản mục Ví dụ: Kiểm toán viên lậprủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức trung bình

vì số người sử dụng báo cáo tài chính hạnh chế và lợi nhuận từ hoạt độngtrước đây là binh thường thì kiểm toán viên có khả năng sử dụng mức rủi rokiểm toán trung bình đối với các khoản phải thu, tài sản cố định và tất cả cáckhoản mục chủ yếu khác

Kiểm toán viên thường dùng cùng một mức rủi ro kiểm toán mongmuốn đối với từng bộ phận vì các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toánmong muốn thường liên quan đến toàn bộ cuộc kiểm toán chứ không phải đếntừng bộ phận riêng biệt Tuy vậy trong một số trường hợp đặc biệt, một mứcrủi ro kiểm toán mong muốn lớn hơn có thể thích hợp hơn bộ phận này so với

Trang 22

bộ phận khác Trong ví dụ trên, cho dù kiểm toán viên quyết định sử dụng rủi

ro kiểm toán trung bình đối với cuộc kiểm toán nói chung, kiểm toán viên cóthể quyết định giảm rủi ro kiểm toán mong muốn xuông thấp hơn đối vớihàng tồn kho nếu hàng tồn kho được sử dụng như là một vật thế chấp cho mộtkhoản vay ngắn hạn

1.2.3.2Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Qua nghiên cứu các loại rủi ro và mô hình rủi ro kiểm toán, chúng tathấy rằng rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểmtoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy nhiên rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát khác với rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán ở chỗ các loại rủi ronày tồn tại độc lập, khách quan với các thông tin tài chính Rủi ro tiềm tàng

và rủi ro kiểm soát nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh và môi trườngquản lý của doanh nghiệp cũng như trong bản chất của số dư tài khoản, cácloại nghiệp vụ cho dù có hay không có công việc kiểm toán Rủi ro tiềm tàng

và rủi ro kiểm soát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên kiểm toán viênthường kết hợp cùng lúc việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

Trong khi đó rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán được đánh giá và xácđịnh phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của kiểm toán viên Kiểm toán viênthường xác định rủi ro kiểm toán ngay từ đầu khi chấp nhận hợp đồng kiểmtoán Còn rủi ro phát hiện được xác định cuối cùng sau khi đã xác định rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên việc thiết kế các thủ tục kiểm toán đểđảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức mong muốn

Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá caothì rủi ro phát hiện có thể được đánh giá ở mức độ thấp để giảm rủi ro kiểmtoán ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được Ngược lại, khi rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì có thể chấp nhận mức độ

Trang 23

rủi ro phát hiệncao hơn nhưng vẫn phải đảm bảo rủi ro kiểm toán xuốngthấp ở mức có thể chấp nhận được

Sự biến động của rủi ro phát hiện dựa theo đánh giá của kiểm toánviên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được thể hiện trong bảng sauđây:

Bảng 1.1: Dự kiến rủi ro phát hiện

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm

soát Cao Trung bình ThấpĐánh giá của

kiểm toán viên

về rủi ro tiềm

tàng

Trong đó:

• Mỗi loại rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đều được chia thành bamức: cao, trung bình, thấp

• Vùng tô đậm thể hiện mức độ rủi ro phát hiện

• Rủi ro phát hiện được chia thành năm mức: cao nhất, cao, trungbình, thấp, thấp nhất

1.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm toán

1.2.4.1Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Rủi ro tiềm tàng được kiểm toán viên đánh giá cho toàn bộ báo cáo tàichính trong khi lập kế hoạch kiểm toán Đồng thời kiểm toán viên cũng xácđịnh rủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc các loại nghiệp vụ trong khi lậpchương trình kiểm toán

Trang 24

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt nam 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” : “Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán Khi lập chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư và các loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu Trường hợp không thể xác đinh cụ thể thì kiểm toán viên phải giả định rằng rủi ro tiềm tàng là cao cho cơ sở dẫn liệu

đó Căn cứ vào mức độ đánh giá rủi ro tiềm tàng để dự kiến các công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho các nghiệp vụ, các khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính, hoặc các nghiệp vụ, khoản mục mà kiểm toán viên cho là có rủi ro tiềm tàng cao”.

a. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện báo cáo tài chính

Trên phương diện báo cáo tài chính, kiểm toán viên đánh giá rủi rotiềm tàng dựa vào các nhân tố chủ yếu sau:

 Sự liêm khiết, kinh nghiệm và sự hiểu biết của Ban Giám Đốc cũng như sựthay đổi thành phần ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán trước Ban GiámĐốc không thể xem là hoàn toàn trung thực trong mọi trường hợp Trongtrường hợp Ban Giám đốc bị kiểm soát bởi một hoặc một số ít cá nhân thiếutính trung thực thì khả năng báo cáo tài chính bị báo cáo sai là tăng lên, dovậy rủi ro tiềm tàng sẽ được đánh giá ở mức cao…

 Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của kế toán trưởng, của các nhânviên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có)của họ Nếu kế toán trưởng có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệmnhiều thì họ có khả năng kiểm soát và ngăn chặn các sai sót và gian lận.Ngược lại nếu kế toán trưởng không có trình độ chuyên môn cao vànhiều kinh nghiệm thì báo cáo tài chính sẽ chứa đựng nhiều sai sót thậm

Trang 25

chí gian lận không được ngăn chặn và phát hiện Tuy nhiên cũng khôngloại trừ khả năng kế toán trưởng sử dụng trình độ của mình để gian lận.

 Những áp lực bất thường đối với Ban Giám Đốc, kế toán trưởng thúc đẩyBan giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày báo cáo tài chính khôngđược trung thực Ví dụ khi Ngân Hàng, hội đồng quản trị yêu cầu doanhnghiệp phải có lãi sau một vài năm hoạt động bị thua lỗ hoặc khi doanhnghiệp cần thu hút vốn đầu tư của bên ngoài…

 Đặc điểm hoạt động của đơn vị như: Quy trình công nghệ, cơ cấu, cácđơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ…

 Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: các biếnđộng về kinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi thị trường, sự thay đổi hệthống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị Nếu tình hình kinh

tế, thị trường hay sự thay đổi hệ thống kế toán tác động đến doanhnghiệp thì rủi ro tiềm tàng thường được đánh giá cao

 Hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên và hợp đồng kiểm toán dài hạn: Đốivới hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên, kiểm toán viên thường thiếu hiểubiết và kinh nghiệm về những sai sót của đơn vị khách hàng nên kiểmtoán viên thường đánh giá rủi ro kiểm toán cao hơn so với hợp đồngkiểm toán dài hạn

b. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loạinghiệp vụ khi lập chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần dựa vào cácnhân tố sau:

Trang 26

 Báo cáo tài chính có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước: Các báocáo tài chính này thường được đánh giá rủi ro tiềm tàng cao bởi vì có thểnhững điều chỉnh không đúng theo những sai sót trong niên độ trước hoặckhông đánh giá được chính xác sự tác động của những sai sót trong kỳ trướcđến kỳ này.

 Báo cáo tài chính có nhiều ước tính kế toán: Đối với các tài khoản phản ánhcác ước tính kế toán như dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàngtồn kho,…thì việc hạch toán các khoản mục này không những đòi hỏi sự hiểubiết về bản chất, khoản mục liên quan về mặt lý thuyết mà còn cả kinhnghiệm và sự xét đoán chủ quan của người có trách nhiệm Vì vậy rủi ro tiềmtàng thường được đánh giá cao khi báo cáo tài chính có nhiều ước tính kếtoán

 Trong năm tài chính có sự thay đổi chính sách kế toán: Trong trường hợp việc

áp dụng các chính sách kế toán trong doanh nghiệp còn chậm hoặc chưa đúngchế độ kế toán thì rủi ro tiềm tàng cũng được đánh giá cao

 Kết quả kiểm toán lần trước: Đối với những tài khoản được phát hiện có saiphạm trong các lần kiểm toán của năm trước, rủi ro tiềm tàng thường đượcxác định ở mức cao Bởi vì nhiều loại sai phạm có tính chất hệ thống và cácđơn vị thường chậm chạp không tiến hành sửa chữa nên các sai phạm đã xảy

ra trong năm trước có thể vẫn tiếp diễn trong các năm sau

 Mức độ dễ mất mát, biển thủ tài sản như: phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chitiền mặt, tạm ứng tiền mặt với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài…

 Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ýkiến của chuyên gia như xảy ra kiện tụng hay trộm cắp…

 Quy mô của các số dư tài khoản: Các tài khoản có số dư bằng tiền lớn thườngđược đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hơn

Trang 27

 Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường, phức tạp, đặc biệt là gần thời điểmkết thúc niên độ.

 Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác

1.2.4.2Đánh giá rủi ro kiểm soát

a. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với rủi ro kiểm soát

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ làmột hệ thống chính sách và thủ tục bao gồm bốn mục tiêu: mục tiêu bảo vệ tàisản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiệncác chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động Hệ thống kiểm soátnội bộ bao gồm bốn yếu tố cơ bản: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán,các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ có mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro kiểmsoát Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành có hiệu quả đểngăn ngừa hết những sai sót trọng yếu có thể xảy ra thì rủi ro kiểm soát bằng

0 Tuy nhiên trong thực tế rủi ro kiểm soát không bao giờ bằng 0 vì sự hạnchế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ Đó là:

 Ban quản lý luôn yêu cầu chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không vượtquá những lợi ích mà hệ thóng đó mang lại

 Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp

vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là những nghiệp vụ bất thường, khôngthường xuyên

 Không loại trừ được rủi ro, sai sót của con người, xuất phát từ sự thiếu chủ ý,đãng trí, sai sót về xét đoán hoặc do không hiểu các chỉ thị

 Khả năng vượt tầm kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ do có sự thôngđồng của một người trong ban giám đốc hay một nhân viên với những ngườikhác ở trong hay ngoài đơn vị

Trang 28

 Khả năng người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ lạm dụng đặcquyền của mình.

 Do có sự biến dộng tình hình, các thủ tục kiểm soát có khả năng không cònthích hợp và do đó không được áp dụng

b. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm soát

Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát cũng chính là quá trình đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát được khái quátthành bốn bước:

 Bước 1: Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệthống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên tìm hiểu về kiểm soát nội bộ củađơn vị trên hai mặt chủ yếu: thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm thiết kế về quychế kiểm soát và thiết kế về bộ máy kiểm toán; hoạt động liên tục và có hiệulực của kiểm soát nội bộ

Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên

áp dụng các phương pháp sau:

 Dựa vào kinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên với khách hàng

Hầu hết các cuộc kiểm toán của một công ty được một công ty kiểmtoán thực hiện hàng năm Do vậy kiểm toán viên thường bắt đầu cuộc kiểmtoán với một khối lượng lớn thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng đã thu thập được từ các cuộc kiểm toán trước Bởi vì các hệ thống kiểmsoát thường thay đổi thường xuyên nên thông tin có thể được cập nhất hoá vàmang sang năm hiện hành

 Thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng

Công việc này giúp cho kiểm toán viên thu thập được các thông tin banđầu đối với khách hàng mới hoặc nắm bắt được những thay đổi của hệ thống

Trang 29

kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với khách hàng thường niên để cập nhậtthông tin cho cuộc kiểm toán ở năm hiện hành

 Xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty khách hàng để hiểu rõđược các thủ tục và chế độ liên quan đang được áp dụng tại công ty

 Kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất để thấy được việc vận dụng cácthủ tục và chế độ trên tại công ty

 Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của công ty khách hàng đểcủng cố thêm sự hiểu biết và kiến thức về thực tế sử dụng các thủ tục và chế

độ kiểm soát nội bộ tại công ty khách hàng

Để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sử dụng một trong

ba phương pháp hoặc cả ba phương pháp sau tuỳ thuộc đặc điểm của đơn vịđược kiểm toán và quy mô kiểm toán: Vẽ các lưu đồ, lập Bảng câu hỏi vềkiểm soát nội bộ; lập bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ

 Bước 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoảnmục trên báo cáo tài chính

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400 quy định: “Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hànhcủa hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá ban đầu vềrủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết Công việc này được làmriêng rẽ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong từng chu trình nghiệp

vụ theo các bước sau:

Trang 30

 Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vận dụng

Kiểm toán viên vận dụng các mục tiêu kiểm soát nội bộ cụ thể cho từngloại nghiệp vụ chủ yếu của công ty mà theo đó có thể đánh giá rủi ro kiểmsoát đối với từng khoản mục

 Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù

Ở bước này, kiểm toán viên không cần thiết phải xem xét mọi quá trìnhkiểm soát mà chỉ phải nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát dự kiến

có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoả mãn mục tiêu kiểm soát mà sẽ mang lạitính hiệu quả cho cuộc kiểm toán

 Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ

Nhược điểm được hiểu là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thíchđáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạmtrên báo cáo tài chính

 Đánh giá rủi ro kiểm soát

Khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát và nhược điểm của hệ thốngkiểm soát nội bộ, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầuđối với từng mục tiêu kiểm soát của từng loại nghiệp vụ kinh tế Kiểm toánviên có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính thấp, trung bình, cao hoặctheo tỷ lệ phần trăm

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam 400, kiểm toán viên thường đánhgiá rủi ro kiểm soát là cao trong trường hợp:

 Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ

 Việc đánh giá sự áp dụng của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộđược xem là không đủ

Kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không caođối với cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính trong trường hợp:

Trang 31

 Kiểm toán viên có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và kiểm soátnội bộ được thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các saisót trọng yếu

 Kiểm toán viên có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sởcho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát

 Bước 3: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)

Mục đích của thử nghiệm này là để thu thập bằng chứng kiểm toán về

sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ, từ đó có thể đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mứcban đầu nhằm giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ

Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện với những phương pháp khácnhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Phương pháp kiểm tra tài liệu

hoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm soát được áp dụng nếu các thủ tục đểlại các “dấu vết” trực tiếp trên tài liệu như các chữ ký phê duyệt, hoá đơnlưu lại…Nếu các “dấu vết” để lại là gián tiếp thì kiểm toán viên thực hiện lạicác thủ tục kiểm soát như kiểm tra bảng đối chiếu tiền gửi ngân hàng, xemxét bảng kiểm kê quỹ…Đối với các thủ tục kiểm soát không để lại dấu vếttrong tài liệu, kiểm toán viên tiến hành quan sát các hoạt động liên quanđến kiểm soát nội bộ hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị về các thủ tục kiểmsoát

Dựa trên kết quả các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xácđịnh xem hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợpvới các đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát không Nếu có thay đổi lớn thìkiểm toán viên phải xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nộidung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400 quy định: “Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh

Trang 32

cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao Việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát càng thấp thì kiểm toán viên càng phải chứng minh rõ là hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đã được thiết kế phù hợp và hoạt động hiệu quả

 Bước 4: Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát về hệ thốngkiểm soát nội bộ bằng cách lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ theonhững thông tin và các tiêu chuẩn đánh giá Bảng đánh giá kiểm soát nội

bộ thường phản ánh các thông tin sau:

 Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục hay chutrình nghiệp vụ

 Các thông tin mô tả thực trạng kiểm soát nội bộ do kiểm toán viênthu thập

 Bản chất và tính hệ trọng của các rủi ro tương ứng

 Nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát

 Đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục hay chu trìnhnghiệp vụ

Sau đó, kiểm toán viên kết luận về mức độ rủi ro kiểm soát và thiết

kế lại các thử nghiệm cơ bản trên các số dư và nghiệp vụ trong trường hợpkhông thu thập được các bằng chứng đánh giá sự hữu hiệu của hệ thốngkiểm soát nội bộ như dự kiến Kiểm toán viên chỉ giữ nguyên đánh giában đầu về rủi ro kiểm soát nếu kết quả các thử nghiệm cho thấy cá thủtục kiểm soát thực hiện hữu hiệu như đánh giá ban đầu của kiểm toánviên

1.2.4.3Xác định rủi ro phát hiện

Trang 33

Trong quá trình kiểm toán, rủi ro phát hiện bị ảnh hưởng bởi các nhân

tố sau:

 Các bước kiểm toán không thích hợp, thực hiện không hợp lý quy trình kiểmtoán cho mỗi phần hành

 Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót nên thường đưa

ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về báo cáo tài chính

 Kiểm toán viên hoàn toàn không phát hiện ra các sai sót do có sự thông đồngnhất trí bên trong doanh nghiệp làm sai các chính sách và chế độ do ban giámđốc đề ra

Rủi ro phát hiện được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi rokiểm soát, rủi ro kiểm toán và mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán Vì

3 loại rủi ro này thay đổi với từng khoản mục trên báo cáo tài chính nên rủi rophát hiện cũng thay đổi đối với từng khoản mục

Chuẩn mực kiểm toán Việt nam 400 quy định: “Kiểm toán viên phải dựa vào đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để giảm rủi ro phát hiện và giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được”

Mức độ rủi ro phát hiện có thể liên quan trực tiếp đến thử nghiệm cơbản của kiểm toán viên Tuy nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro pháthiện ngay cả khi kiểm toán viên kiểm tra chi tiết 100% các nghiệp vụ và các

số dư tài khoản Đánh giá của kiểm toán viên về các loại rủi ro có thể thay đổitrong quá trình kiểm toán Nếu trong quá trình thực hiện kiểm toán, khi thựchiện các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên phát hiện ra thêm những thông tinmới khác biệt so với ban đầu thì kiểm toán viên có thể thay đổi kế hoạch thựchiện các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát

1.3Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến phương pháp kiểm toán.

Trang 34

Theo Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế IAS số 320 về tính trọng yếu trongkiểm toán, trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó

là quan hệ tỷ lệ nghịch Nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càngthấp và ngược lại Tức là khi mức trọng yếu tăng, khả năng sai sót có thể chấpnhận được cũng tăng, khi đó độ chính xác của thông tin không cần cao Vớimột chương trình kiểm toán đã có sẽ làm giảm rủi ro kiểm toán Ngược lại,nếu mức trọng yếu giảm thì khả năng sai sót có thể chấp nhận được giảm, khi

đó thông tin cần độ chính xác cao hơn Vì vậy nó sẽ làm rủi ro kiểm toántăng

Đối với các khoản mục, nghiệp vụ có mức trọng yếu càng cao tức là rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì kiểm toán viên có thể dựavào hệ thống kiểm soát nội bộ để giảm các thử nghiệm cơ bản bằng cách tăngcường các thử nghiệm kiểm soát nhưng vẫn đảm bảo rủi ro phát hiện và rủi rokiểm toán ở mức thấp có thể chấp nhận được Ngược lại, kiểm toán viên càngphải thu thập nhiều bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản Nếu rủi ro kiểm soát

ở mức quá cao, thì kiểm toán viên có thể bỏ qua không tiến hành các thử nghiệmkiểm soát mà tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản luôn

Nếu kiểm toán viên lập xong chương trình kiểm toán, kiểm toán viênphát hiện ra mức trọng yếu phải thấp hơn, lúc đó rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên.Lúc này, kiểm toán viên phải tăng cường phạm vi kiểm toán, lựa chọn cácphương pháp kiểm toán thích hợp hơn để giảm rủi ro phát hiện và rủi ro kiểmtoán đến mức có thể chấp nhận được

Trang 35

PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE.,LTD)

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán

và Định giá Việt Nam

2.1.1.1 Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2002

Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam được thành lập vàongày 21 tháng 12 năm 2001 và được Bộ tài chính Việt nam và Sở Kế hoạch

và Đầu tư thành phố Hà nội cấp giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh số 0103000692, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và dướihình thức ban đầu là công ty cổ phần gồm sáu cổ đông sáng lập Vốn điều lệcủa công ty là một tỷ VND, được chia thành 10.000 cổ phần, được phát hànhdưới hình thức cổ phiếu và trị giá một cổ phiếu là 100.000 đồng Trụ sở banđầu của công ty đặt tại số 466 Đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa,thành phố Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế của công ty là: Vietnam Auditing and EvaluationJoint Stock Company (VAE - JSC)

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty gồm: Kiểm toán báo cáo tàichính, tư vấn đầu tư và kinh doanh, dịch vụ định giá và kiểm toán quyết toánvốn đầu tư xây dựng cơ bản

2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004

Do gặp phải một số khó khăn, công ty chuyển địa điểm về số nhà 5 dãy

D số 142 Đường Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố HàNội

Trang 36

Chuyển về địa điểm mới công ty vẫn duy trì mối quan hệ với các kháchhàng cũ đồng thời tích cực tìm kiếm các khách hàng mới Bên cạnh đó tăngquy mô nhân viên và các dịch vụ cung cấp ngày càng phong phú và có chấtlượng cao hơn.

2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 10 năm 2006

Cuối năm 2004, công ty đã mua trụ sở tại tầng 11 Toà nhà Sông Đà, số

165 Cầu Giấy, đây là trụ sở chính của công ty Cũng trong năm này, công ty

đã tăng vốn điều lệ lên 2 tỷ đồng đảm bảo đủ điều kiện cho dịch vụ kiểm toáncác công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Số lượng nhân viên củacông ty lúc này lên tới gần 80 người Các dịch vụ cung cấp gia tăng: Dịch vụkiểm toán dự án, định giá tài sản Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng việcđào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên.Cũng trong năm đó, công ty có sự thay đổi về tổ chức quản lý Công ty thựchiện khoán doanh thu, khoán các chi phí như điện thoại, chi công tác phí vàmột số chi phí khác về các phòng nghiệp vụ Sự thay đổi lớn nhất đó là ở cơcấu tổ chức các phòng nghiệp vụ từ chiều dọc sang chiều ngang

2.1.1.4 Giai đoạn từ tháng 10 năm 2006 đến nay

Theo Quyết định số 105, Quyết định 133 và Thông tư hướng dẫn số 64của Bộ Tài chính, căn cứ trên biên bản họp đại hội đồng cổ đông ngày23/9/2006, công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam chuyển đổi loạihình từ công ty cổ phần sang loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn với têngiao dịch chính thức từ đây là: Công ty TNHH kiểm toán và định giá ViệtNam ( VAE.,LTD – Vietnam Auditing and Evaluation Limited Company).Cùng với sự thành lập thêm một phòng nghiệp vụ nữa vào năm 2007, sốlượng nhân viên của công ty lên tới khoảng 120 nhân viên, trong đó có trên

33 % số người đăng ký hành nghề kiểm toán và nhiều người có chứng chỉCPA

Trang 37

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam là một pháp nhânhạch toán độc lập, tự trang trải chi phí bằng các nguồn thu từ hoạt động cungcấp dịch vụ của mình và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam cung cấp các dịch vụrất đa dạng Các dịch vụ đó là:

2.1.2.1 Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế:Bao gồm: Kiểm toán độc lập Báo

cáo tài chính; Kiểm toán xác nhận Báo cáo số lượng, tỷ lệ nội địa hoá sảnphẩm; Xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; Lập hệ thống kế toán,hướng dẫn thực hiện cho các doanh nghiệp; Cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn

kế toán cho khách hàng; Tư vấn cho khách hàng về việc lập kế hoạch nộpthuế; Hướng dẫn khách hàng kê khai thuế; Lập kế hoạch tài chính

2.1.2.2 Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản: Bao gồm: Kiểm toán Báo cáo

quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của các công trình, dự án; Kiểmtoán xác định giá trị quyết toán công trình; Kiểm toán Báo cáo tài chính hàngnăm của các Ban quản lý dự án; Kiểm toán xác định giá trị quyết toán vốnđầu tư theo Thông tư số 12/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày

15 tháng 9 năm 2000 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

2.1.2.3 Dịch vụ kiểm toán dự án: Bao gồm: Kiểm toán độc lập; Soát xét hệ

thống kiểm soát nội bộ; Kiểm soát tính tuân thủ của dự án; Đánh giá khả năngthực hiện dự án; Hướng dẫn quản lý dự án

2.1.2.4 Dịch vụ định giá tài sản: Bao gồm: Định giá tài sản, vốn góp kinh

doanh, sát nhập, giải thể doanh nghiệp; Định giá tài sản, vốn cổ phần hoá doanh nghiệp; Định giá tài sản thế chấp, chuyển nhượng, thuê, mua tài sản 2.1.2.5 Dịch vụ tư vấn kinh doanh : Bao gồm: Tư vấn về chính sách kinh tế

hiện hành; Tư vấn về việc lựa chọn hình thức kinh doanh; Phân tích kế hoạch

kinh doanh; Xem xét hợp đồng thoả thuận kinh doanh; Giúp thành lập văn

Trang 38

phòng, chi nhánh tại Việt Nam; Giúp đàm phán, kí kết hợp đồng; Lập kếhoạch chiến lược; Đào tạo và hội thảo

2.1.2.6 Dịch vụ tư vấn đầu tư: Bao gồm: Tư vấn tìm hiểu, đánh giá thị trường,

định hướng đầu tư; Lập báo cáo đầu tư cho các ngành hoạt động; Tư vấn lập

tổng dự toán, dự toán, quyết toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoànthành; Tư vấn thẩm định tổng dự toán, dự toán; Tư vấn lập hồ sơ mời thầu,phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu; Tư vấn quản lý quá trình đầu tư

2.1.2.7 Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Quốc tế:

Bao gồm: Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phục

vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động với công ty mẹ theo chuẩn mực

kế toán Quốc tế ; Dich vụ soát xét Báo cáo tài chính đã được chuyển đổi theothông lệ kế toán Quốc tế phục vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động vớicông ty mẹ

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nambao gồm:

Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Hội

đồng thành viên quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanhhàng năm của công ty; quyết định giải pháp phát triển thị trường; bầu miễnnhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm, kýhoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng Giám Đốc; quyết định mức lương thưởng

và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám Đốc; quyếtđịnh cơ cấu tổ chức quản lý của công ty; sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty

Tổng Giám Đốc: là người trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của

công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền

và nghĩa vụ của mình; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàngngày của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; trình Báo cáo

Trang 39

quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên; xử lý lãi (lỗ) và tuyểndụng lao động.

Hội đồng khoa học: không trực tiếp tham gia kinh doanh nhưng giữ

một vai trò quan trọng, tham mưu cho Hội đồng thành viên và Ban Giám Đốccông ty trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh Ngoài ra, Hội đồng khoahọc còn tiến hành tổ chức các buổi đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên

đủ năng lực góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp của công ty

Các Giám Đốc: là người giúp việc cho Tổng Giám Đốc do Tổng Giám

Đốc chỉ định, thay mặt Tổng Giám Đốc khi đi vắng hoặc thay mặt theo uỷquyền trước pháp luật; trực tiếp điều hành các phòng nghiệp vụ Có bốn GiámĐốc điều hành bốn phòng nghiệp vụ

Các phòng nghiệp vụ 1, 2, 3, 4: trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho

khách hàng, từ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốnxây dựng cơ bản, định giá, tư vấn thuế và các dịch vụ khác Nhờ vào mô hìnhnày, công ty có thể xác định hiệu quả hoạt động kinh tế của từng phòngnghiệp vụ, xác định được sự đóng góp của từng phòng nghiệp vụ vào lợinhuận chung của công ty

Phòng tổng hợp: bao gồm bộ phận kế toán, bộ phận lễ tân, bộ phận lái

xe…Đây là một phòng đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ việc trả lươngđến việc chăm lo đời sống ăn uống cho nhân viên

Các văn phòng đại diện: nhằm mục đích tiếp thị, giới thiệu thương

hiệu VAE.,LTD đến khách hàng, tìm kiếm và phát triển khách hàng; hoạtđộng theo sự chỉ đạo trực tiếp của công ty; tuy nhiên các văn phòng đại diệnkhông được trực tiếp ký kết các hợp đồng cũng như thực hiện việc cung cấpdịch vụ Hiện nay có 3 văn phòng đại diện: văn phòng tại Thành phố Hồ ChíMinh, văn phòng tại Thành phố Đà Nẵng và văn phòng tại thị xã Sơn La

Trang 40

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của VAE.,LTD

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Các bước xác định và vận dụng tính trọng yếu - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Sơ đồ 1.1 Các bước xác định và vận dụng tính trọng yếu (Trang 10)
Bảng 1.1: Dự kiến rủi ro phát hiện - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Bảng 1.1 Dự kiến rủi ro phát hiện (Trang 23)
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Sơ đồ b ộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: (Trang 40)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của VAE.,LTD các năm - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của VAE.,LTD các năm (Trang 41)
Sơ đồ 2.2: Các bước kiểm soát chất lượng kiểm toán. - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Sơ đồ 2.2 Các bước kiểm soát chất lượng kiểm toán (Trang 47)
Biểu 2.4: Bảng đánh giá môi trường kiểm soát của công ty X. - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
i ểu 2.4: Bảng đánh giá môi trường kiểm soát của công ty X (Trang 56)
Bảng 2.3: Bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của công ty X Chỉ tiêu phân tích 31/12/2006 31/12/2007 Chênh lệch - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Bảng 2.3 Bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của công ty X Chỉ tiêu phân tích 31/12/2006 31/12/2007 Chênh lệch (Trang 65)
Bảng 2.3: Bảng ước tính mức độ Trọng yếu đối với Báo cáo tài chính của công ty X - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Bảng 2.3 Bảng ước tính mức độ Trọng yếu đối với Báo cáo tài chính của công ty X (Trang 84)
Bảng 2.4: Bảng ước tính mức độ Trọng yếu đối với Báo cáo tài chính của công ty Y - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Bảng 2.4 Bảng ước tính mức độ Trọng yếu đối với Báo cáo tài chính của công ty Y (Trang 85)
Bảng 2.5: Bảng phân bổ ước lượng ban đầu về mức Trọng yếu cho các khoản mục công ty X - hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và định giá việt nam
Bảng 2.5 Bảng phân bổ ước lượng ban đầu về mức Trọng yếu cho các khoản mục công ty X (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w