1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cảm nhận văn học Các doạn thơ văn lớp 9 THCS

46 4,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 482 KB

Nội dung

CẢM NHẬN TÁM CÂU CUỐI KIỀU Ở LÀU NGƯNG BÍCH Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là sự kết hợp ,giao hòa của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng .Về cảnh vật có lầu cao ,có non xanh nước biếc ,

Trang 1

CẢM NHẬN VỀ CHI TIẾT CÁI BÓNG

Đọc chuyện người con gái Nam Xương một chi tiết đặc sắc đó là hình ảnh cái bong mà người đọc không thể nào quên

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật snág tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụngt hắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm) cái bióng xuất hiện troing lời nói đùa của vũ nương khi nói với người con những ngày xa cách, bé đản luôn hỏi về bố, VN chỉ cái bóng mình trên vách và nói

vô tư con đó là cha Đản trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩcủa nàmg, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớlaị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng

chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện vũ nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đêm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng bố mình trên vách nói rằng cha đản lại dến trương sinh bây mới ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã đựôc giải quyết có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hay lưỡng ý của trương sinh

Qua tác phẩm ta có cảm giác cái bóng đã quyết định số phận con người, đây phải chăng là nét vô lí, li kì vẫn có

trong các truyện cổ tích truyền kì? Không chỉ dừng lại ở đó, cái bóng còn là tượng trưng cho oan trái khổ đau, chobất hạnh của biết bao người phụ nữ sống dưới xã hội đương thời) Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ là những cái bóng

mờ ảo, không bao giờ được sáng tỏ) Hủ tục phong kiến hay nói đúng hơn là cái xã hội phong kiến đen tối đã vùidập, phá đi biết bao tâm hồn, bao nhân cách đẹp, đẩy họ đến đường cùng không lối thoát Để rồi chính nhữngngười phụ nữ ấy trở thành “ cái bóng” của chính mình , của gia đình, của xã hội Chi tiết “ cái bóng” được tác giảdùng để phản ánh số phận, cuộc đời người phụ nữ đầy bất công ngang trái nhưng cũng như bao nhà văn khác ôngvẫn dành một khoảng trống cho tiếng lòng của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn người đọc

“ Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là viên ngọc soi sáng nhân cách con người Bạn đọccăm phẫn cái xã hội phong kiến bao nhiêu thì lại càng mở lòng yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu “Cái bóng” là sản phẩm tuyệt vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ góp phần nâng câu chuyện lên một tầm caomới: chân thực hơn và yêu thương hơn

Chi tiết cái bong này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của Tác phẩm

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam Truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở Nam Xương Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang.Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng,chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung

Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện vờ ghen vớ vẩn của người chồng nông nổi Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình

Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na Khi lấy chồng, nàng

Trang 2

luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay ghen Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượi đầy tiễn chồng Lời của nàng thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ làm mọi người trong tiệc đều ứa hai hàng lệ.

Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được” Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận tuỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu như đối với mẹ đẻ mình)

Rồi đằng đẳng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi oan Vũ Nương đã phân trần đểchồng hiểu rõ tấm lòng mình: “Thiếp vốn con kẻ khó mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp” Nàng đã nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúcgia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ Dù họ hàng, làng xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin Bất đắc dĩ Vũ Nương thống thiết: “Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng đâu có thể lên núi vọng phu kia nữa!” Đó

là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng giờ đây tan vỡ Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hoá đá Tuyệt vọng vì phải gành chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giải bày, cứu chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình lời khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Nga Mĩ Nhựợc bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ ” lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa - con người rơi cảnh ngộ bế tắc, không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình mà phải tìm đến cái chết để thần linh chứng dám Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc, nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm giá Bắc, chim Việt đậu cành Nam” rồi hiện về trên dòng nước cho thoả lòng nhớ chồng, con

Qua những hoàn cảnh khác nhau của vũ Nương, với những lời tự thoại của nàng, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam - một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúcgia đình, lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà phải chết một cách oan uổng, đau đớn

Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông của chồng, thói hung bạo, gia trưởng của chồng đã làm khổ đau bao cuộc đời những người phụ nữ

Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp vốn con nhà khó, được nương tựanhà giàu) Xã hội phong kiến lại coi trọng “nam quyền”, hơn nữa Trương Linh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương Sinh: “trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến.Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi Thái độ và hành động của Trương Sinh vô hình dung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công,

bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người cung nữ trong “cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương.Phải nhận thấy rõ rằng với truyện ngắn đầu tiên viếtbằng chữ Hán, Nguyễn Dữ đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những đoạn đối thoại Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với tất cả nét thảm khốc.“Thắt nút” truyện bằng yếu tố bất ngờ Một câu nói ngây thơ nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời Bão tố nghi kị trong một đầu óc namquyền độc đoán, thiếu trí tuệ ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm Bão tố oan khiên phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trêm một dòng sông

“Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: “cha

Trang 3

Đản lại đến kia kìa” thì bao nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.

Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc hoạ diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật ; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải ; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí, có tình - lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính ; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà

Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn “gỡ nút” truyện, chàng Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc So với truyện

cổ tích “Vợ chàng Trương”, Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện lên những giá trị tư tưởng

và thẩm mĩ mới Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của nhân dân là “ở hiền gặp lành”, ngưởi tốt sẽ được đền bù Truyện kết thúc có hậu Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật A thực xưa nay Yếu tố hoang đường truyền kì không thể cứu được cuộc đời Vũ nương với số phận bi thảm của nàng Vũ Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê hương mà không thể trở về được

Truyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hộ, xã hội của thời đại mới

CẢM NHẬN BỨC TRANH XUÂN

Mùa xuân là đề tài bất tận của thi ca nói riêng và các lĩnh vực nghệ thuật khác nói chung Cái đẹp của mùa xuân là sự khám phá và sáng tạo bất biệt của nghệ thuật Thế nhưng cứ nhắc đến mùa xuân trong thơ, ta không khỏi bồi hồi nhớ đến câu thơ của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du :

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoaNguyễn Du khi viết truyện Kiều đã tả bức tranh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Cả bốn bức tranh đều chỉbằng những nét gợi tả nhưng cũng đủ vẽ ra cái thần thái của cảnh vật bốn mùa Trong đó đáng chú ý là bức tranhmùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân của Truyện Kiều Đoạn thơ Cảnh ngày xuân tả cảnh ngày xuântrong tiết Thanh minh, chị em Thuý Kiều đi chơi xuân Bức tranh khung cảnh ngày xuân được tác giả gợi tả vớihình ảnh cánh chim én Chim én là hình ảnh A giới quan của con người Mùa xuân cánh chim én bay về từphương Nam xa xôi, mang theo không khí ấm áp của phương Nam để xua đi cái giá lạnh của phương Bắc Không

biết từ lúc nào hình ảnh cánh chim én đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của mùa xuân.Hình ảnh con én

đưa thoi được tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ nhân hoá Ngày xuân với hình ảnh chim én bay đi, bay lại trong

bầu trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi chạy trên khung cửi Hình ảnh thơ vừa có tác dụng tả cảnh Gợi ra sự liêntưởng mùa xuân hình ảnh con chim én đang dệt nên bầu trời mùa xuân Không những thế biện pháp tư từ ẩn dụcòn gợi cảm giác ngày xuân trôi qua rất nhanh Đó là một cảm giác nuối tiếc thời gian Thời gian mùa xuân trôiquan rất nhanh.Thiên tài Nguyễn Du không gợi tả bức tranh xuân vào thời khắc chớm xuân, thời khắc của sự tinhkhiết, trong trẻo và mơn mởn nhất của mùa xuân Ngược lại Nguyễn Du lựa chọn một khoảng thời gian đặc biệt:

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Trang 4

Một mùa được tính gồm có chín mươi ngày, nhưng khi thời gian đã ngoài sáu mươi có nghĩa đó làkhoảng thời gian tháng ba, tháng cuối cùng của mùa xuân Không gian mùa xuân được gợi lên từ hình ảnh “thiềuquang” là một thứ ánh sáng đẹp Ánh sáng đó gợi sự mênh mông, thoáng đãng bởi ánh sáng đẹp của ngày xuân Ởvào khoảng thời gian cuối của mùa xuân nhưng không gian xuân vẫn tràn trề sự trong trẻo của mùa xuân, giữđược sự tươi mát của mùa xuân Những yếu tố đó tạo ra bức tranh mùa xuân:

Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoaTác giả lấy thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân Một bức tranh xuânvới gam màu xanh non - một màu xanh tràn đầy sức sống trải dài bất tận Trên nền màu xanh non điểm xuyết mộtvài bông lê trắng.Xét về màu sắc, bức tranh xuân có sự hài hoà tuyệt diệu giữa màu xanh non và màu trắng Haigam màu tạo nên sự trong trẻo lạ thường cho bức tranh.Xét về hình ảnh, tác giả sử dụng những chất liệu quenthuộc của thơ cổ để vẽ nên bức tranh Đó là hình ảnh của cỏ non, cành lê và bầu trời Đây là những hình ảnh rátgần gũi, quen thuộc và có tính biểu tượng cho mùa xuân Điều đặc biệt của bức tranh xuân, tác giả vẽ được đườngnét sống động của bức trang xuân với các tính từ “tận” và động từ “điểm” Một thảm cỏ non xanh trải dài vànhững bông hoa lê đang điểm xuyết vào bức tranh xuân.Trong văn học cổ thì trong thơ có vẽ và bức tranh xuâncủa Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều đó Nguyễn Du đã vẽ bức tranh xuân bằng màu sắc, bằng đường nét và bằngcác chất liệu cổ Tuy nhiên khi đọc câu thơ ta còn cảm giác đang bắt gặp họa sĩ Nguyễn Du đang đưa từng nét bút

để vẽ Ông đang sử dụng thủ pháp điểm xuyết mà ta thường gặp trong nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc của ngườiTrung Quốc - một trường phái nổi tiếng ngày xưa Chỉ bằng những nét phác họa thôi nhưng cũng đủ vẽ được cáithần thái, cái hồn của bức tranh Sự khác biệt của nhà họa sĩ Nguyễn Du và nhà thơ Nguyễn Du đó là ông vẽ bứctranh bằng ngôn từ Bằng ngôn ngữ ông vẽ nên bức tranh xuân với vẻ đẹp mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sứcsống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết Một bức tranh xuân tuyệt bích trong văn học Đó chính làthiên tài của Nguyễn Du Vẽ bức tranh mùa xuân trên, Nguyễn Du đã tiếp thu và sáng tạo từ thơ cổ

Sự tài tình và khéo léo của Nguyễn Du là khi ông lấy cái màu xanh non của cỏ để vẽ cái màu xanh trongmát của bầu trời Không cần tả trời xanh vậy mà bầu trời ấy vẫn hiện lên trong trẻo trong tâm hồn người đọc bởi

sự trải dài bất tận, không có khoảng cách giữa sự vật và bầu trời Bằng nghệ thuật đảo từ “trắng điểm” Nguyễn Du

đã để cho những bông hoa lê trắng điểm xuyết vào bức tranh giống như một người họa sĩ đang vẽ từng đường nétcho bức tranh ấy Sự sống động của bức tranh không chỉ là cái hồn của cảnh mà ở đó còn lột tả được cái hồnngười say sưa, ngây ngất trước sự trong trẻo, tinh khiết của mùa xuân

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều qua bức tranh xuân tuyệt bích cũng là một nét nghệthuật độc đáo Nguyễn Du miêu tả thiên nhiên bằng bút pháp trực tiếp nhưng lại sử dụng thủ pháp điêu luyện kếthợp với những nét phác họa và việc sử dụng những từ ngữ đắt lột tả được cái hồn của cảnh vật

Trang 5

Vì thế trong văn học phong kiến nói chung và thơ ca dân tộc hiếm có một bức tranh xuân nào tuyệt bíchhơn thế Một bức tranh làm say lòng người đọc như đang chiêm ngưỡng người họa sĩ - thi sí Nguyễn Du đang vẽđường nét sống động của mùa xuân.

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT LỤC VÂN TIÊN ĐÁNH CƯỚP

Đọc tác phẩm “Lục Vân Tiên” cuarNguyễn Đình Chiểu ta bắt gặp nhiều nhân vật có tấm long sang ngời nhân nghĩa.Trong đó tiêu biểu và được nhiều người biết đến nhất là Lục Vân Tiên Đó là 1 đoạn thơ hay chói ngời tinh thần nhân đạo trong xã hội phong kiến xưa được thể hiện Trong đoạn trích " Lục Vân Tiên Đánh Cướp "thật là đặc sắc

Nhân vật chính trong tác phẩm là 1 nho sinh văn võ song tòan đang trên đường lên kinh ứng thí , giữa đường bắt chợt gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành hại dân Không màng đến thân mình Lục Vân Tiên đã

ra tay đánh cướp cứu người Qua đó chúng ta thấy nỗi bật phẩm chất đáng quý tinh thần hiệp nghĩa vong thân Vân Tiên ghé lại bên đàng

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

Kêu rằng bớ đảng hung đồ

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân

Có cảm giác sự việc xảy ra qua nhanh chóng bất ngờ Bất ngờ cũng phải thôi Vân Tiên chỉ mới dừng chân thôi mà đã gặp chuyện bất bình Chàng không kịp suy nghĩ gì cả đã "bẻ cây làm gậy" xông vào bọn cướp Chàng

là ai! Chỉ là 1 người nho sinh lên kinh ứng thí Nhưng tại sao lại có 1 dũng khí đến như vậy ? Do Lục Vân Tiên

đã hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của các bậc " chính nhân quân tử " xưa Coi việc nghĩa trên hết quên cả bản thân mình.Nếu Vân Tiên chỉ dừng lại 1 chút thôi để tính toán thiệt hơn thì có lẽ đã mất đi hình tượng đẹp đẽ lay động lâu người này Hình tượng " văn võ song tòan " Phảng phất đâu đây cái chỉ của anh hùng " triệu tử " thời tam quốc.Nhưng nó có nét khác biệt bởi Triệu Tử Long xông vào giữa đám trăm vạn quân Tào Không quản than mình để cứu chúa thì Vân Tiên xông vào giữa đám cướp không tiếc thân mình để cứu dân

Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang

Bọn cướp khá đông mà Vân Tiên không hề e sợ Xông pha như Triệu Tử đột phá vòng vây vậy thấy cướp " quen thói hồ đồ hại dân " là xông vào đánh hết mình, đánh bằng lòng dũng cảm , bằng võ nghệ điêu luyện Hình ảnh Vân Tiên hiên ngang xông vào giữa đám thảo khấu giống như chính nghĩa đang trừng trị cáci ác cái xấu vậy Nhân nghĩa và can trừơng biết bao!

Chàng chỉ đánh cướp chỉ vì bản năng con người thôi ! Chứ không tính toán thiệt hơn Nhưng chàng cũng không ngờ rằng người mình cứu được chính là Kiều Nguyệt Nga Thái độ của chàng đối với giai nhân thật thú vị ! Càngxông xáo đánh cướp bao nhiêu thì lại e dè , nhút nhát trước người con gái này bấy nhiêu :

Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Trang 6

Nàng là phận gái ta là phận trai

Dẫu chưa nguôi sợ hãi nhưng chắc hẳn Kiều Nguyệt Nga sẽ mở miệng cười thầm đối với người con trai nhút nhát Nếu thay vào đó là 1 người con trái thạo đời thì chắc hẳn sẽ tấn công vồ vập với người con gái tuyệt đẹp này Nhưng Vân Tiên lại khác , chàng là con ngừời biết giữ lễ nghĩa xưa Điều đó càng nói lên bản chất của chàng thật trong sáng và ẩn dấu trong đó là lòng dũng cảm Đó chính là mẫu mực của con người " văn võ song tòan "

Tuy nhiên không giống như Từ Hải " Vai năm tấc rộng , thân mười thước cao " và " vao trong phong nhã ra ngòai hào hoa " như Kim Trọng trong Kiều Vân Tiên chỉ là 1 thư sinh thôi mà qua những lời nói , việc làm của chàng Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta những ấn tượng khó phai

Làm ơn há dễ trông người trả ơn

CẢM NHẬN HÌNH ẢNH ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp ở truyền thuyết “Chú cuội cung trăng” hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hữu kết tinh thành hình ảnh “đầu súng trăng treo” rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình

Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập “Đầu súng trăng treo” Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó

Đầu súng trăng treo- đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực và sinh động Giữa núi rừng heo hút “rừng hoang sương muối” giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hoà quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh khiến ta liên tưởng nhiều điều Đêm thanh vắng người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ… Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiếnđấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng toả ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân “nước mặn đồng chua” hay “đất cày trên sỏi đá” cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế Chút nữa đây không biết ai sống chết, chút nữa đây cũng có thể là giây phút cuối cùng ta còn ở trên đời này nhưng ta vẫn “mặc kệ”, vẫn say sưa với ánh trăng

Ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng toả sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những ngươì lính Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng cũng là bạn, là đồng chí của anh

bộ đội Cụ Hồ.Đầu súng trăng treo- hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát Súng và trăng kết hợp nhau; súng tượng trưng cho chiến đấu- trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng là hình ảnh người thi sĩ Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu

mà người lính ấy đang tham gia Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng

đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạc quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc

Cái thần của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”,, làm tăng thêm nét lãng mạn? Chỉ có trăng “treo”

Trang 7

Phải, chỉ có “Đầu súng trăng treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng

“đứng chờ giặc tới” Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt đất là “rừng hoang sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thànhvầng trăng Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian Ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa Ai bỏ quên ở phía chân trời…” Nhưng có lẽ

cô kết nhất, hay nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hữu lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa đề cho tập thơ của mình Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng Lãng mạng nhưng không thoát li, không quên được nhiệm

vụ và trách nhiệm của mình Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch

sử của dân tộc Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kì diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu

Chính Hữu bằng tâm huyết đã tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta Vàbạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc Hoà Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gởi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thưc

CẢM NHẬN TÁM CÂU CUỐI KIỀU Ở LÀU NGƯNG BÍCH Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là sự kết hợp ,giao hòa của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng Về cảnh vật có lầu cao ,có non xanh nước biếc ,sơn thủy hữu tình Nếu Thúy Kiều ở vào một hoàn cảnh khác ,trong tâm trạng khác thì hẳn cảnh đó sẽ rất đẹp Tuy nhiên tâm trạng Kiều lại đang rất u ám ,sầu não : bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích ,Kiều da diết nhớ cha mẹ ,nhớ người yêu ,đồng thời lại rất đau xót cho thân phận mình Cảnh vật do

đó nhuốm màu tâm trạng :

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Từ đó ,ta thấy tám câu thơ cuối nằm trong số những câu thơ tả cảnh hay nhất của Truyện Kiều Chúng thể hiện rất

rõ nét nghệ thuật " tả cảnh ngụ tình " của Nguyễn Du :

Buồn trong cửa bể chiều hôm ,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buồn trong ngọn nước mới sa ,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trong ngọn cỏ rầu rầu ,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Nếu tách ra riêng các yếu tố ngoại cảnh ra mà xét thì có thể thấy đó là một khung cảnh thật thơ mộng và lãng mạn: có cánh buồm thấp thoáng ,có man mác hoa trôi ,có nội cỏ chân mây mặt đất một màu Thế nhưng khi đọc những câu thơ này chỉ khiến cho lòng người thêm sầu muộn ,ảo não Nguyên nhân là trước mỗi cảnh vật kia ,sừngsững án ngữ cụm từ " buồn trông " Không phải là ' xa trông " như người ta vẫn nói ,cũng không phải "là ghé mắt trông "như Xuân Hương đã từng tinh nghịch mà điền trước đền thờ Sầm Nghi Đống ,Ở đây ,nhân vật trữ tình chỉ

có một tâm thế duy nhất : buồn trông " Tâm trạng nàng đang ngổn ngang trăm mối : nhớ người yêu ,nhớ cha

mẹ ,cảm giác mình là người có lỗi và nhất là đang hết sức đau xót cho thân phận mình Bởi vậy cảnh vật ấy được cảm nhận theo con mắt của Thúy Kiều :cánh buồm thấp thoáng nỗi trôi vô định ,hoa trôi man mác càng gợn nỗi phân li ,nội cỏ không mơn mởn xanh mà " rầu rầu " trong sắc màu tàn úa Nỗi bậc lên trong cảnh vật đó là những âm thanh mê hoặc :

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Trong Truyện Kiều Nguyễn Du cũng đã nhiều lần miêu tả âm thanh Nguyễn Du đặc biệt thành công khi ông tả

Trang 8

tiếng đàn của Kiều Tùy theo tâm trạng ,mỗi lần tiếng đàn của Kiều cất lên là một lần nhười nghe phỉ chảy nước mắt khóc cho số phận oan nghiệt của nàng

Nguyễn Du không tả tiếng đàn mà tả tiếng sóng Khung cảnh bát ngát mênh mang ,tiếng song vỗ " ầm ầm ",nhà thơ đã đảo ngữ để cho ấn tượng đó càng rõ hơn quả là một thứ âm thanh hết sức bất thường Dường như nó muốn phá vỡ khung cảnh nặng nề nhưng yên tĩnh ,nó dứt Kiều ra khỏi dòng suy tư về gia đình ,người thân mà trả nàng

về với thực tại nghiệt ngã

Tám câu thơ ,mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm " Buồn trông " là buồn mà nhìn xa ,nhưng cũng là buồn

mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại Hình như nàng trong một cánh buồm ,nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng xa xa ,không rã ,như một ước vọng mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại mỗi lúc một xa Nàng lại trong ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển ,ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt ,không biết về đâu Kiều ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trôi trên dòng nước Đây chỉ là cảnh tưởng tượng về số phận mình

Tám câu thơ câu nào cũng vừa thực vừa hư ,vừa là thực cảnh vừa là tâm cảnh Toàn là hình ảnh về sự vô vọng ,sự dạt trôi ,sự bế tắc và sự chao đảo ,nghiêng đổ Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh và yếu đuối nhất ,là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy

Nhìn chung tám câu thơ cuối của đoạn thơ này là những câu thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc Tả xung quanh cảnh

là để tả tâm trạng Kiều ,nói lên tâm trạng đau buồn da diết của Thúy Kiều Nguyễn Du đã khắc họa được một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh ,trong đó nỗi lên tâm trạng Thúy Kiều bề bộn bao nỗi buồn đau ,chua xot ,lo sợ ,vô vọng ,góp phần tạo nên vẻ đẹp thủy chung ,hiếu thảo và nhân hậu ở Thúy Kiều cùng với tâm trạng cô đơn thương nhớ ở hai phần trên

CẢM NHẬN ĐOẠN CUỐI BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Ai đã đọc bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật chắc không thể quên đươc đoạn thơ cuốicùng nói về.Lòng yêu nước một động lực tạo nêný chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và taysai để thống nhất Tổ quốccủa người lính lái xe :

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởngvừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn Bốndòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn doquân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước Điệpngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "không

có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầychông gai bom đạn Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét Đoàn xe đã chiến thắng, vượtlên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giànhđộc lập, thống nhất cho cả nước Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim Cộinguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở "trái tim" gan góc,kiên cường, chứa chan tình yêu nước này Ẩn sau ý nghĩa câu thơ "chỉ cần trong xe có một trái tim" là chân lý củathời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anhhùng, lạc quan, quyết thắng Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, "con mắt của thơ", làm bật lên chủ đề, toảsáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ Thiếu phương tiện vật chất nhưng những chiến sĩ vận tải Đoàn

559 vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng như Tố Hữu đã ca ngợi :

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khíSống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dungGiặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùngSức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm TiếnDuật.Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống

Trang 9

Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linhhoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạncách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống Mĩ xâm lược

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ BẾP LỬA

Ai đã một lần đọc bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt thì không thể nào quên cái tình cản thiêng liêng,đượm nồng

mà sâu lắng bao hàm cả nỗi tri ân của người cháu đối với bà

Thơ của bằng Việt thật thiết tha và nồng đượm chỉ là 1 bếp lửa chờn vờn sương sớm mà sao tha thiết nghĩa tình thế , mà sao lắng sâu đến thế Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi , giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình , chắtđọng những điều thiêng liêng , lại hiện hình lên những tình cảm thiết tha , chân thành không thể nao quên Cứ thếbài thơ Bếp lửa đã đọng trong lòng ta nhưng dư vị ngọt ngào

với bằng việt hình ảnh bếp lửa, nó là biểu tượng cho sự ấm áp , nồng đượm của tình bà cháu Bếp lửa đã khơi gợi nhóm lên , lan tỏa , tan chảy mãi dòng hồi ức tuổi ấu thơ , thao thức , đượm đùa Hình ảnh bếp lửa thật giàu

ý nghĩa cho nên mở đầu bài thơ chính là mở đầu cho nỗi nhớ của tác giả Nỗi nhớ bà , nhớ chính cái bếp lửa thân quen ấy

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nộng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Những hình ảnh mở đầu vừa thực vừa hư như trong truyện cổ tích Ngọn lửa nhỏ mờ trong sương sớm mai hình ảnh lúc ẩn lúc hiện tạo nên 1 quãng cảnh trữ tình làm lay động cảm xúc dạt dào của tác giả Bếp lửa ! hình ảnh bếp lửa từ trong sâu thẳm tiềm thức khi ẩn khi hiện , khi mờ trong nỗi nhớ nôn nao của đứa cháu khi xa cách lâu ngày Từ "ấp iu" được dùng rất sáng tạo Đó là kết quả rút gọn và nối kết của bao từ " ấp lửa , chắt chiu , nâng niu " Đi với động từ này là tính từ " nồng đượm " Những điều đó đã nói lên rằng bếp lửa đã có 1 linh hồn , trờ thành bếp lửa ủ chứa tình thương của cháu đôi với cuộc đời lam lũ , trải qua " nắng mưa " của người Bà

Từ đây 2 hình ảnh , 2 nỗi nhớ đan xen nhau thành làm cho cảm xúc nhà thơ thăng hoa Rồi tác giả đã vận dụng các giác quan để làm sống lai đời thơ bé cùng sống với người bà chịu thương chịu khó :

Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói moỉ

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Từ thị giác " chờn vờn sương sớm" cảm giác " ấp iu nồng đượm" và khứu giác " hum nhèm mắt cháu " để nói về đoạn đời đói khổ , đói đến mòn ỏi , hình ảnh ngừời bố đi đánh xe về khô rạc với con ngựa gầy còm Tất cả đều hội tụ trong mùi khói hum đên ngẹt thở nao lòng cả tuổi thơ Đó là 1 vòm trơi cổ tích nào cao rồng và nhồm màu lãng mãn trong thời thơ bé , hay nói đúng hơn khói bếp đã bao trùm suốt khung trời tuổi thơ của tác giả Ấn tượng về cuộc sóng đói khổ và khói bếp nhà nghèo đã đọng lại và da diết trong kí ức của nhà thơ " nghĩ bây giờ sống mũi còn cay " Quá khứ tuổi thơ cay cực đã qua rồi mà dư vị 1 thời thơ bé vẫn ám ảnh Bằng Việt Nghĩ lại trhấy xót thương trong hồi ức về bà Tuy chỉ là 1 đoạn thời thơ ấi những thời gian ấy dài lắm những 8 năm : Cháu cùng bà nhóm lửa

Tú hú kêu trên những tầm gần xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ ko bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế

Cuộc sống đói khổ đã làm vấy đen đi tuổi bé thơ hồn nhiên của tác giả Chỉ mới 4 tuổi thôi mà trông già dặnlàm rồi , già đi do 8 năm trời dài vô tận 8 năm của biết bao khó nhóc , 8 năm của cái đói và cái vất vả đeo đẳng nhưng chẳng thể nào thoát ra được Từ bếp lửa cho đến nhóm lửa Đã góp phần tô đậm thêm cái vất vả của bà Nhưng chính bên bếp lửa , trong cái ánh lửa ấm sáng của tình bà cháu Đã hồng lên ngọn lửa kiên trì dai dẳng , niềm tin vào ngày kháng chiến thắng lợi , đất nước sẽ trở lại bình yên Và bấy giờ lại xuất hiện thêm 1 hình ảnh

Trang 10

gần gũi thân quen Tiếng tu hú ! Sóng đôi cùng bếpl lửa nói gợi lên những liên tưởng gần xa Đời bà và cháu chỉquanh quẫn bên chiếc bếp gần gũi mà nghe tiêng tu hú kia sao giục giã như khắc khỏai những khao khát rộng dài đến 1 không gian xa xôi ở cuộc sống khác 1 không gian có những cánh đồng ,có mùa quả ngọt trong mùa hè rực nắng , có cánh phượng đỏ, có mùa lúa chính Nghe não lòng ! Cái âm thanh quen thuộc ấy cứ nhắc đi , nhắc lại nhiều lần làm cho lòng tác giả càng trở nên tha thiêt, bồi hồi , đó là tiếng vọng gợi nhớ nơi thơi gian , năm tháng của kỷ niệm về gia đình về quê hương yêu thương, về những giây phút vắng bóng mẹ cha , chỉ còn bà Cháu ở cùng bà , cháu lớn lên trong sự nuôi dưỡng yêu thương của bà

Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học

" Cháu ở cùng bà " từ ngữ thật hay và hàm xúc " bà bảo" " bà dạy" " bà chăm " vai trò của bà trong gia đình thật

to lớn Năm tháng đã trôi qua , thế mà bà vẫn khó nhọc vất vả nhóm bếp Ngẫm nghĩ ngọn lửa hồng và tiếng chim tu hú gọi bầy , đứa cháu nhỏ bỗng thốt lên câu nói giản dị những dạt dao tình yêu thương " chim tu hú kêu chi hoài " Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà da diết Cảm xúc cứ trào lên như sóng vỗ : Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hòai trên những cánh đồng xa

Cháu cảm thông với nỗi nhọc nhằn của bà , cháu đã dần khôn lớn trong vòng tay chở che ấm áp ấy Cháu càng lớn càng cảm thấy xót thương cho mảnh đời bất hạnh của tu hú Cháu muốn tu hú cũng được sự chăm sóc như bà đối với mình Kỷ niệm cứ hiện dần lên và trong xúc cảm hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa đã hòa quyền đồng nhất thành 1 Trong lòng cháu , 2 hình ảnh như 1 Tuy 1 mà 2 Để chỉ còn hiện lên trong tâm trí người cháu 1 xúc cảm mãnh liệt , 1 cái gì đó rất nồng đượm :

Bố ở chiến khu , bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này kể nỏ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !

Năm ấy giặc đốt nhà bà ! Cuộc sống bà đã khổ rồi giờ còn khó khăn thêm Nhưng vẫn giữ vừng niềm tin sắt đá vẫn mang trong mình dòng máu bà mẹ Việt Nam anh hùng Vẫn quan tâm ko muốn con lo lắng Bà đã nén chịu đau thương để con mình chuyên tâm đánh giặc để đem lại hòa bình cho đất nước Lúc ấy thì nhà bà có

sá gì so với cuộc sống bình yên Cho nên bà đã dặn cháu không được kể Đến đây ta thấy thật cảm động trước hành đồng cao cả ấy Chỉ cần ai ai cũng làm theo tấm gương bà thì ngày hòa bình độc lập không còn quá xa vời Lận đận đời bà biết mấy nắng mứa

Mấy chục năm rồi đến tân bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sơm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Công lao của bà thật to lớn , ngay từ nhỏ cháu đã không được sống trong bàn tay chăm sóc dạy dỗ của cha

mẹ Chỉ có bà là ngừơi quan tâm chăm sọc dạy dỗ cháu " bà bảo cháu nghe bà chăm cháu học " Công lao dưỡng dục của bà khó có bậc cha mẹ nào bì kịp Cứ thế bà đã sống cực khổ , lam lũ cả mấy chuc năm Đời bà đã trải qua biết bao nhiều nắng mưa Vậy mà cuộc sống của bà vẫn thế Vẫn không có gì đổi thay Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Dậy để làm việc , quét nhà , nấu ăn tất cả công việc nội trợ Cuộc đời bà thật vất vả Chỉ vì đất nước đang có chiến tranh nên con cái bà đều thoát li đi kháng chiến , để lại đứa cháu bé bỏng ngây thơ cho bà chăm sóc, nuôi nấng Trong bài thơ , khi cháu nhớ về bà thì luôn gắn liến với hình ảnh bếp lửa Có lẽ hình ảnh bếp luẳ thânquen với cháu lắm với bà lắm Mỗi sớm mỗi chiều bà đều nhóm bếp lửa , phải chăng bà muôn nhóm lên tình thương yêu nồng ấm , nhóm lên tình cảm yêu thương mà bà dành cho cháu Trong những năm đói mòn đói mỏi

Trang 11

ấy có phải chăng bà cháu đã dựa vào hơi ấm tình người , tình bà cháu, niềm tin hi vọng , và chính cái bếp lửa thânquen đễ mà sống , tồn tại , để vượt qua mọi khó khăn Chính lúc này đây ta như hình dung ra được hình ảnh 1 người bà nhỏ nhắn trong bộ quần áo nâu đắp đổi qua ngày , mái tóc bạc , đôi mắt ngời lên vẻ vị tha phúc hậu , đôi bàn tay khéo léo, và những vết nhăn do cuộc đời lam lũ Bà ngồi bên bếp lửa , da tay sằn sùi hăn đi dấu vết thời gian cô gắng giữ cho ngọn lửa nồng đượm " nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm " Vì ngọn lửa này bà đã chịu bao cực nhọc trong cuộc sống Nhóm lửa 1 công việc tuy hình sức bình thường như bao công việc khác mà trách nghiệm của người phụ nữ đảm đang phải làm , nhưng ngọn lửa của bà lại khác , ngọn lửa cao quý hơn đặc biết hơn Ngọn lửa ấp iu nồng đượm Từ ấp iu được dùng rất khéo là sự giao thoa , kết hợp của 2 từ ấp ủ và yêu thương cộng với tính từ nồng đượm CÓ phải chăng ngọn lửa bà nhóm lên là tình thương , tình yêu mà ba dành cho cháu Lúc này không chỉ tác giả cảm nhận được hơi ấm dịu dàng mà cả ta người đọc : tâm hồn cũng được sưởi ấm bên ngọn lửa thiêng liêng ấy, ngọn lửa của niềm yêu thương khoai sắn ngọt bụi , của nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Và đặc biệt chính ngọn lửa này , ngọn lửa đã tiêu hao mấy chục năm đời của bà đã giúp cháu nên người , đã nhóm dậy cả những tâm tình của tác giả Đên tận bây giờ , dù đã trải qua rất lâu , tác giả đã ở trong 1 cuộc sống tiện nghi , đang trên đừơng đi học vậy mà khói bếp bà nhem vẫn con hum nhèm mắt Ngọn lửa ấy cao

cả quá, vĩ đại quá làm tác giả không thể nào quên

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lủa bà nhen

Một ngọn luẳ lòng bà luôn ủ sẳn

Một ngọn luẳ chứa niềm tin dai dẳng

Một lần nữa qua lời thơ của tác giả ta đã cảm nhận được sự khó nhọc của người bà khi ngày ngày , sớm chiều nhen bếp lửa Tại sao bà có thể nhẫn nại hi sinh đến như vậy ! Do trong lòng bà luôn có 1 ngọn lửa niềm tin ủ sẳn Ngọn lửa của niềm tin đất nước sẽ hòa bình độc lập , cuộc sống sẽ được nâng cao , không còn viễn cảnh đói nghèo nữa , đất nước sẽ thống nhất với nhau , người thân và gia đình sẽ không còn chịu cảnh thoát li nữa mà sẽ vềsum họp cùng bà lúc cuối đời Là ngọn lửa của niềm tin đứa cháu mình sau này sẽ nên người , sẽ noi gương đượccha mẹ , sẽ nhận ra được sự khó nhọc của bà trong công việc nuôi dạy cháu tù đó người cháu có thể quyết tâm họcthành tài để xây dựng đất nước tươi đẹp hơn , giàu đẹp hơn Bà luôn mong cháu sẽ cống hiến mãi không nguôi cho tổ quốc Nếu bài thơ dừng lại ở đây thì đã có thể xem là 1 áng thơ hay lắm rồi Vỡi nhưng cảm xúc của đứa cháu khi nhớ về bà , nhớ về quãng đời cơ cục cùng bà nhóm lửa , nhớ về công lao dạy dỗ của bà qua những vần thơ giản dị mà thắm thía , với những điệp ngữ và từ ngữ được vận dụng 1 cách rất linh hoạt sáng tạo Nhưng đến đây dòng tâm niệm của tác giả vẫn chưa nguôi Vẫn thốt lên những câu thơ lay động tâm hồn

Giờ cháu đã đi xa

Có lửa trăm nha, niềm vui trăm ngả

Những vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhỏ

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?

Dù cho tác giả đã hòan thành nguyện ước của bà Đã là 1 con người thành đạt , sống có ích cho xa hổi Đã sống trong 1 điều kiện đầy đủ tiện nghi" có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả " Nhưng lòng tác giả vẫn luống hướng

về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người Bằng Việt sẽ mãi mãi không quên cái bếp lửa bà nhen , công lao nuôi dưỡng Tác giả luôn luôn tự hỏi với lòng : bà bây giờ sống thế nào ? có khỏe mạnh không ? bà nhóm bếp lênchưa ? Chắc chắn rồi sẽ có 1 ngày tác giả quay về nơi chôn rau cắt rồn của mình để chăm sóc người bà thân yêu trong những phút cuối cùng Đây kà 1 bài thơ dạt dào cảm xúc Tác giả đã khéo léo sủ dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc , cách gieo vần , láy điệp từ và những hình ảnh có sức thuyết phục cao và những liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ Ta cảm nhận được ở đây tám lòng biết ơn sâu nặng , nhớ nhung da diết , tâm chân tình của nhà thơ đối với người bà yêu dấu ( mở rộng) Đặc biệt qua 2 khổ cuối này ta đã hiểu thêm được nguyên do vì sao tác giả lại có tình thương yêu vô bờ đối với quê hương như vậy ? Do công lao trời biển của bà mà chắc hẳn rất ít 1 sánh được Khâm phục , cảm động , bất giác ta có thể thốt lên rằng " Ôi bà thật là con người vĩ đại " Đọc bài thơ thêm một lần nữa , chúng ta cảm thấy trong lòng lại trao dâng niêm cảm xúc Bài thơ đã khơi

Trang 12

dậy cho chúng ta 1 tình cảm cao đẹp đối với gia đình , quê hương và xã hội Càng suy ngẫm , thấm từng lời thơ của bằng việt ta càng hiểu thế nào là nỗi nhớ quê hương Ôi! làm sao có thể quên cho được

Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT BÉ THU Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh Đây là một truỵên ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ Đoạn trích SGK ngữ văn 9 đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử

“Chiếc lược ngà ” được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu - một người xa nhà đi kháng chiến Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới

có dịp về thăm nhà, thăm con Bé Thu - con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu

có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba! ” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!” Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn,gửi về tận tay cho con Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật xưng tôi Tuy đây là một

đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc

Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng ?’’ Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi

nó như một báu vật Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảmthấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẳng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước gặp bố

Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực Anh Sáu được nghỉ phép Ngày về thăm con, trên xuồng mà anh Sáu cứ nôn nao cả người Anh đang nghĩ tới đứa con, nghĩ tới giây phút hai cha con gặp nhau như thế nào Những điều ấy choáng hết tâm trí khiến anh không còn biết mình đang ngồi trên xuồng với người bạn Khi xuồng vừa cập bến, anh Sáu đã nhón chân nhảy thót lên bờ Người bạn đi cùng cũng rất hiểu anh nên không hề trách Tôikhông thể quên được giây phút vô cùng thiêng liêng và trọng đại của anh Sáu, là giây phút người cha mong chờ đứa con sẽ chạy tới ôm xiết lấy mình, là bước trở về sau bao xa cách…

Hẳn vì quá xúc động nên lúc ấy anh Sáu đã có những cử chỉ mà ngay cả người bạn của anh cũng không ngờ tới

“giọng anh tập bập run run”, anh dang hai tay chờ đó con và sải những bước dài đến gần con Tưởng rằng con bé

sẽ chạy tới nhào vào lòng anh nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “má…má” và bỏ chạy Tại sao Thu lại có những hành động như vậy ? Nó yêu ba nó lắm cơ mà ? Nó mong ba về từng ngày từng giờ Vậy mà tất cả đều lật ngược

Trang 13

với nó Ba nó thật đây, sao nó không nhận ? Hành động của con bé khiến anh sững sờ Bao yêu thương, mong chờ

mà anh dồn nén bấy lâu dường như tan biến hết chỉ còn lại trong anh là nỗi đau khổ vô bờ

Nỗi đau ấy còn dày vò anh trong suốt ba ngày ở nhà Ba ngày ở nhà anh Sáu không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn ở nhà chơi với con Anh muốn dùng lời nói, hành động của mình để bù đắp những mất mát về tình cảm cho con bé Dường như anh muốn bằng những cử chỉ và lời nói yêu thương tràn đầy âu yếm, anh sẽ xoa dịu đi những nghi ngờ, xoá tan những lạnh lùng của con bé đối với anh Anh muốn ôm con mà nói rằng: “Ba yêu con nhiều lắmThu à!” và có lẽ chắc anh cũng mong đứa con gái của mình có thể chạy sà vào lòng mà rằng “Con cũng yêu bố nhiều lắm ạ!” thế nhưng không… những gì anh từng mơ ước, từng suy nghĩ, giờ chỉ như giấc mơ không thật bởi chính thái độ của Thu đối với ba nó Khi mẹ bảo nó gọi bố vào ăn cơm thì con bé đã nói trổng: “Vô ăn cơm!” Câu nói của con bé như đánh vào tâm can anh, nhưng anh vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm.” Thế nhưng Thu vẫn bướng bỉnh không chịu gọi ba, đã vậy còn bực dọc nói mấy câu “Cơm chín rồi!” và

“Con kêu rồi mà người ta không nghe” Đến lúc này anh chỉ biết “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười Có

lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.” Tôi thoáng nghĩ đến cảm xúc lúc này và những câu hỏi xoay quanh anh Tại sao thế nhỉ? Thu làm vậy là sao? Ba nó sao nó không chịu nhận? Nhìn nó tôi như có cảm giác nó cự nự, quyết không chịu gọi ba Thái độ này thật không đúng với tình cha con xa cách bấy lâu, hay con bé đang giận ba vẩn vơ gì đó chăng?

Cao trào của câu chuyện càng nâng cao khi nồi cơm sôi, một mình nó bé, không thể tự nhấc nồi để chắt nước,

nó đã phải cầu cứu đến người lớn Tình thế khiến người đọc ngỡ rằng nó sẽ phải thua không thể “chiến tranh lạnh” được nữa – nó buộc phải gọi ba để giúp đỡ Nhưng nó vẫn không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong! Chỉ cần nói lên cái tiếng ba ấy thế thôi, là nó sẽ thoát khỏi thế bí Nhưng quyết không! Nó vẫn hành động theo sự bướng bỉnh tự mình làm lấy một công việc nguy hiểm và quá sức! Nghĩa là nó không chịu nhượng bộ, không chịuthua cuộc Điều ấy làm cho người cha, người bạn của cha và cả người đọc phải đau lòng Còn gì đau khổ bằng người cha giàu lòng thương yêu con mà lại bị chính đứa con ấy chối bỏ!

Dưòng như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình Trong bữa cơm, cưng con, anh gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm Giận quá, anh đã vung tay đánh và quát nó Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông Tất cả cũng chỉ là do anh quá yêu thương con Có thể coi việc bé Thu hết cái trứng ra khỏi chén như một ngoài nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay anh dồn nén và chất chứa trong lòng

Nhưng khi ta hiểu ra thì lại thấy rằng : Chính cái hành động đáng ghét ấy lại vô cùng đáng quý Chính thái độngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha Đơn giản vì lúc bấy giờ trong trí nhớ thơ ngây của Thu thì cha em đẹp lắm Vì bom đạn quân thù, cha mang sẹo trên mặt Đấy là điều đau khổ vậy

mà nó không hiểu, lại xa lánh khiến cha đau khổ thêm Cô bé không tin, thậm chí còn ngờ vực, điều đó chứng tỏ

cô bé không dễ tin người Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé vẫn chưa gọi Nó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường Đây chính là cái mầm sâu kín sau này làm nêntính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phóng Đến khi được bà ngoại giảng giải về cái thẹo trên **

ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây Đã vỡ lẽ thì tình yêu ba nhân lêngấp bội nhưng … đã muộn rồi Song đến giây phút cuối cùng, trước khi anh Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên Lúc ra đi, chân anh ngập ngừng không muốn bước Hẳn rằng anh Sáu muốn ôm con, hôn connhưng sợ nó lại giẫy đạp và bỏ chạy nên anh chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu Trong ánh mắt của anh, chất chứa bao yêu thương mà anh muốn trao gởi tới con “Thôi ba đi nghe con” Phải chi bé Thu hiểu được ánh mắt của ba nó, hiểu được tâm trạng của ba nó lúc này nhỉ? Rồi bỗng nó chạy đến kêu thất thanh “Ba…a….a…ba!” Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa

Trang 14

Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải Đó cũng là cái tiếng ba mà anh Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại Người cha không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng, vì thương yêu và vì cả sự éo le của tình cảm nữa Cùng với cử chỉ “vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên” “Vừa ôm chặt lấy cổ ba, nó vừa nói trong tiếng khóc “Ba…ba…không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con” Nó ôm hôn anh Sáu và “hôn cả vết thẹo dài trên ** của ba”, biểu hiện một tình yêu ruột thịt nồng nàn của đứa con đối với ba Và khi nghe anh Sáu nói “Ba đi rồi ba về với con”, cô bé hét lên “không”, rồi hai tay xiết chặt cổ, dang cả hai chân quặp chặt lấy ba, đôi vai nhỏ run run! Chắc cô bé khóc Phải chăng lúc ấy Thu thật sự thấy xót xa, ân hận về lỗi lầm của mình, thật sự thấy xót thương người cha đau khổ? Nó mếu máo “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…” Tất cả lời nói thể hiện rõ tính cách của một cô bé bồng bột thơ ngây và chứng tỏ lòng yêu thương vô

bờ của em đối với ba Thật sâu sắc và cao đẹp biết bao Có lẽ lúc này bé Thu đã trở thành một nguời lớn thực sự Tất cả sự dỗi hờn của bé Thu lúc này đều chuyển thành lòng yêu thương sâu sắc ba nó Trong cái ương ngạch, bướng bỉnh, trong cái giận dỗi và cả sự hối hận của Thu, ta vẫn thấy bé thật thơ ngây, thật đáng yêu Về phần anh Sáu hạnh phúc đến với anh quá đột ngột khiến cổ anh nghẹn lại Không kìm được xúc động, anh Sáu đã khóc Giọt nước mắt của anh là giọt nước mắt của vui sướng, hạnh phúc Và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con…Thế là con bé đã gọi anh bằng ba Ai

có thể ngờ được một người lính đã dày đạn nơi chiến trường và quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng mềmyểu trong tình cảm cha con Sau bao năm tháng mong chờ, đau khổ, anh Sáu đã được đón nhận một niềm vui vô

bờ Bây giờ anh có thể ra đi với một yên tâm lớn rằng ở quê nhà có một đứa con gái thân yêu luôn chờ đợi anh, từng giây từng phút mong anh quay về

Gấp trang sách lại mà hình ảnh bé thu cứ lắng mãi trong ta.Càng thương bé thu bao nhiêu chúng ta càng căm thù chiến tranh bấy nhiêu.Chúng ta phải đấu tranh để hòa bình vĩnh viễn trên đất nước này

TÂM TRẠNG BÉ THU LÚC CHIA TAY ÔNG SÁU Đọc truyện ngắn “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng ấn tượng sâu sắc đối với chúng ta là tâm trạng bé Thu lúc chia tay ông Sáu

Ở đoạn cuối,khi mà bé Thu nhận ra cha,thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm.Tình cha con trong Thu cất giữ bấy lâu nay,giờ trỗi dậy,vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau.Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha

ấy chưa hề bồng bế nó,cưng nựng nó,săn sóc,chăm lo cho nó,làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống.Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha,song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào,cao lớn nhường nào,có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao?Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông có vết sẹo kia làm bố.Khi đến lúc ông Sáu phải đi,con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày nào lại “như bị bỏ rơi”,”lúc đứng ở góc nhà,lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó,dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình,tình cảm cha con ,nócũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ,nhưng lại có cái gì như chặn lại,làm nó cứ đứng nguyên ở đấy, ướcmong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó.Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi,có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng.Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa,nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,”vừakêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc,nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”,”Nó hôn ba

nó cùng khắp.Nó hôn tóc,hôn cổ,hôn vai,hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”.Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu,tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua,tiếng gọi ba gần gũi lần đầutiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói,tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần.Bao nhiêu

Trang 15

mơ ước,khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi ba.Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó.Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung tám năm trời sướng của một đứa con có cha.sung sướng hơn là nó được trực tiếp ôm cái hình hài máu mủ của mình mà nó mòn mỏi chờ trông Dưới ngòi bút của tác giả đã cho chúng ta hiểu một nhân vật Bé Thu thông minh, giàu tình cảm,có cá tính mạnh mẽ,kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên,ngây thơcủa một đứa trẻ đáng yêu.

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG SÁUChiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh Đây là một truỵên ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ Đoạn trích SGK ngữ văn 9 đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử

Tình cảm của anh Sáu dành cho bé thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết là việc anh tự tay làm chiếc lược nhà cho con gái “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng Anh bật dậy như bỗng loé lên một sáng kiến lớn: làm lược cho con bằng ngà voi Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, anh không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quíhiếm - chiếc lược cho con của anh phải được làm bằng thứ quý gí ấy Và anh không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra Anh sẽ đặt và trong đấy tất cả tình cha con của mình Kiếm được ngà voi, mặt anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà” Vậy đấy, khi người ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình Rồi anh “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc ”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Anh thường xuyên “lấy cây lược ra ngắmnghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt” Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong

nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao!

Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến nữa Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến ngườiđồng đội thành một người cha - người cha thứ hai của cô bé Thu

Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật cũng đã đành một lẽ còn người chết cũng phải chết bí mật nữa Mộ của anh không thể đắp cao lên được, vì tìm thấy mồ mã bọn chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết, cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy Bác Ba bạn của anh đã lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ Sống như thế và chết như thế hỏi vậy làm sao mà chịu được Chúng ta buộc phải cầm súng Và bé Thu không còn là cô bé ngày xưa nữa mà là một cô giao liên thông minh, quả cảm Thu đi theo con đường mà ba cô đã chọn Thu đi để trả thù cho quê hương, cho cha mình đã bị bọn giặc giết hại

Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện vè hai cha con anh sẽ còn sống mãi Hình ảnh chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ rõ nét tâm hồn, tình cảm của anh Sáu và bé Thu Truyện dẫn người đọc dõi theo số phận và lòngquả cảm, dõi theo tâm tình của cha con một người chiến sĩ diễn ra hàng chục năm trời đi qua hai cuộc chiến tranh

Trang 16

Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây Đây

là minh chứng đối với chúng ta “cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập đến là người đã khuất, là tổ ấmgia đình không còn tồn tại trọn vẹn trong thực tại Đó là tội ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâmlược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta Song cái được mà chúng ta nhìn thấy là không có sự bi luỵ xảy ra,sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô bé Thu trở thành một người chiến sĩ thông minh, dũng cảm, đã gắn bó cuộcđời con người có ít nhiều mất mát xich lại gần nhau để cùng đứng lên viết tiếp bản ca chiến thắng

Gấp sách lại, chia tay với ông Ba, câu chuyện về “Chiếc lược ngà” với lời nói cuối cùng của ông - giọng trầm ấm khoan thai - cứ âm vang mãi trong bạn đọc chúng ta, như sự âm vang của một truyện cổ tích Truyện cổ tích hiện đại đó đã thành công trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý, tình cảm nhân vật và giọng kể nhẹ nhàng, thấm thía truyền cảm Ông Ba - người kể chuyện – hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng? Phải là người từng trải sống hết mình vì công cuộc kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người quê hương giàutình nghĩa, rất nhân hậu mà kiên cường, bất khuất, bất diệt, nhà văn mới nhập được vào các nhân vật, sáng tạo được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động, bất ngờ, có được giọng văn dung dị và cảm động như vậy Đồng thời truyện đã làm sống lại quãng thời gian giữ nước để thông qua đó tác giả muốn người đọc phải suy nghĩ và thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rẳng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!

CẢM NHẬN KHỔ THƠ ĐẦU BÀI ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Bài đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận là một bức tranh sơn mài lộng lẫy mà ai đã đọc đến thì không thểquên.Đặc biệt là khổ thơ đầu tiên viết về hình ảnh đoàn thuyền ra khơi

" Mặt trời xuống biển như hòn lử

Sóng đã cài then đêm chặt cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơ Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

Mở đầu bài thơ vói giọng thơ mạnh mẽ gân guốc kêt hợp với nghệ thuật so sánh mặt trời như một hòn lửa rực hồng đang từ từ rơi xuống biển tạo nên một không gian huy hoàng tráng lệ của biển lúc hoàng hôn làm ngây ngất người đọc trước vẻ đẹp tuyệt vời của trời biển Việt nam.Nhưng bức tranh huyền ảo ấy chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan tỏa.Với những động từ mạnh “cài,sập” kết hợp với biện pháp nhân hóa đã thểhiện được sự dứt khoát của biển sau một ngày vất vả đã đi vào nghỉ ngơi thư giãn,Trong lúc đó thì con người lại bắt tay vào lao động.Cách sử dụng hình ảnh tương phản đó đã cho thấy đươgj tinh thần lao động không quản ngàyđêm của người dân làng chài trong những năm tháng lao động xây dựng CNXH ở Miền Bắc.Đây không phải là lần đầu tiên đoàn thuyền ra khơi mà đây là công việc thường xuyên của họ,từ “lại” trong câu thơ đã cho ta biết điều dó.Họ ra đi với tinh thần vui vẻ lạc quan.Câu hát của họ vang lên hoàh vào trong gió đẩy thuyền thaawnhr tiến ra khơi.Đó là tiếng hát khỏe khoắn thể hiện niềm vui say lao động,tinh thần phấn chấn của người lao động mới.Với cặp mắt quan sát tinh tế kết hợp với sử dụng nghệ thuật tài tình nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh tuyệt đẹp về biển lúc hoàng hôn

Phân tích " Lặng Lẽ Sa Pa"

Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một câu chuyện nhẹ nhàng mà sâu sắc, mang đậm tính trữ tình Tác giả đã khắc họa hình ảnh người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượngkiêm vật

lí địa cầu

Trang 17

" Sa Pa không chỉ là sự yên tĩnh, mà dưới sự yên tĩnh đó người ta làm việc" Quả thật khi đến Sa Pa, k ai có thể cưỡng nổi vẻ đẹp nên thơ của nơi đây " nhà họa sĩ và cô gái bỗng nín bặt, vì cảnh trước mặt đẹp một cách kì lạ" Ai cũng nghĩ Sa Pa là nơi của nghỉ ngơi, vì khung cảnh ở đây mang lại sự thanh bình cho tâm hồn " nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên màu xanh của rừng Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe." Theo lời giới thiệu của bác lái xe, cái con người "cô độc nhất thế gian" là "một anh thanh niên hai mươi bảytuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăn mét Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địacầu" A sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt " bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo" Đó là một thử thách của a thanh niên.

Trước khi xuất hiện, a thanh niên đã gợi được sự tò mò, cuốn hút qua lời giới thiệu độc đáo của bác lái xe Chođến khi gặp a, nhà họa sĩ già không khỏi xúc động mạnh " Người con trai tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ" Người thanh niên đã khơi gợi sự tò mò trong ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ_một con người có nhiều điều để khám phá Công việc của a có phần đơn điệu, cô đơn và tẻ nhạt Nhưng với tinh thần trách nghiệm và tình yêu công việc, a luôn biết tự cân bằng cuộc sống của mình A coi công việc là bạn "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là 1 mình được"

Nhiệm vụ của anh thanh niên là " đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báotrước thời tiết, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu" Công việc đòi hỏi a phải có kỉ luật cao, mà thời tiết khắc nghiệt " rét bác ạ Ở đây có cả mưa tuyết đấy", " chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn biết là không đủ sáng Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im như chỉ trực mình ra là ào ào xô tới Cái lặng im đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung " Đó là cái khắc nghiệt của thời tiết, cái đáng sợ của im lặng và là thử thách mà anh thanh niên phải trải qua A hiểu rằng công việc của anh ảnh hưởng tới cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và lao động sản xuất

Dù hoàn cảnh khắc nghiệt a vẫn nghiêm túc thực hiện những lần ghi và báo một cách chính xác

Hơn nữa, a luôn tự tạo cho mình một cuộc sống sôi nổi, đầy hứng thú " một căn nhà ba gian, sạch sẽ cuộc đờiriêng của a thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách" Cuộc sống tinh thần của anh trong như pha lê vậy, không hề vương hạt bụi Đồng thời, a cũng yên tâm gắn bó lâu dài với mảnh đất này A biết cách tổ chức cuộc sống một cách phong phú và hài hòa giữa tinh thần và vật chất A là người có kỉluật cao nên nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp, nước sôi lúc nào cũng có sẵn A làm giàu cho đời sống tinh thần của mình bằng cách đọc sách và trồng hoa A cải thiện đời sống vật chất bằng việc nuôi gà A cũng là người giàu tình cảm Chỉ nghe nói vk bác lái xe bị ốm, anh đã đi đào củ tam thất biếu bác gái ngâm rượu uống A

đã ra tận xe để đón khách 1 cách vồn vã Nhà họa sĩ cũng đã phải thừa nhận " a thật đáng y" Khi biết nhà họa sĩ đang vẽ mình, a lại tha thiết từ chối và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn như ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu sét A quả thật là một người khiêm tốn nữa!

Vẻ đẹp của a thanh niên đc toát ra từ lời nói, hành động và nét mặt Vẻ đẹp ấy tất cả nhân vật trong truyện đềucảm nhận được A đã làm thay đổi quan niệm về Sa Pa của ông họa sĩ Ông cũng đã xác nhận " những suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều trong óc người khác " Sa Pa _ đối với ông không còn là mảnh đất để nghỉ ngơi nữa mà là nơi để con người cống hiến cho đất nước A còn giúp cô kĩ sư trẻ tự tin hơn khi bước vào đời A đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt và là thử thách của ông họa sĩ " Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đườngdài Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách"

Chỉ một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trong ba mươi phút thôi, anh thanh niên đã để lại một ấn tượng khó quêntrong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư Cuộc gặp gỡ đầy thú vị với anh thanh niên khiến cho ông họa sĩ phải suy ngẫm,

cô kĩ sư cảm mến, bâng khuâng Họ như cùng hiểu ra rằng cuộc sống của mỗi chúng ta được tạo nên từ bao nỗ lực

hy sinh thầm lặng của những con người vô danh Thực sự câu chuyện đã đọng lại trong tim mỗi chúng ta một lòngcảm phục và biết ơn vô hạn với sự cống hiến lớn lao của họ Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện hết sức tự nhiên, có sư kết hợp trữ tình và nghị luận đã tạo nên một câu chuyện vô cùng sâu sắc Qua đó, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng

Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích 'làng' khi làng chợ dầu theo giặc

Trang 18

Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về nông thôn và cuộc sống của những người nông dân truyện ngắn 'làng' được ông viếtvào thời kì đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp Trong truyện ngắn này, ông đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai- một con người giàu lòng yêu làng, yêu nước tha thiết, chính vì vậy khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ông cảm thấy rất đau khổ, nhục nhã.

Ngôi làng đối với mỗi người nông dân rất quan trọng Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc đời này qua đời khác, người nông dân gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ Vốn là một người có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, ông Hai không muốn đi tản cư bởi ông nghĩ:' mình sinh ra ở đây từ bé, giờ gặp lúc hữu sự mà bỏ đi thì còn ra gì nữa' Nhưng khi nghe các chến sỹ cán bộ giảng giải, ông hiểu rằng ' đi kháng chiến cũng là kháng chiến ' nên ông mới đồng ý.Những ngày đầu ở nơi tản cư, do mới lên lạ đất , lạ người lại không có việc gì để làm nên ông hớ làng da diết, cháy bỏng, ông nhớ những ngày làm việc cùng với anh em, ông cảm thấy như mình được trẻ ra Hơn thế nữa, gia đình ông lại ở nhờ nhà của một mụ xấu tính nên ông phải sống trong tâm trạng ngột ngat, khó chịu Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe cái làng chợ Dầu của ông đánh Tây Hôm nay, ở phòng thông tin ông nghe được rất nhiều tin chiến thắng từ trẻ con đến người phụ nữ ; điều này 'làm rột gan ông

cứ múa cả lên, vui quá' Đang tràn ngập trong niềm vui và sự sung sướng, ông Hai có cảm giác cảnh vật bên đường như đẹp hơn rất nhiều

Cũng trên đoạn đường trở về, trong tâm trạng vui vẻ ấy , nhà văn Kim Lân đã khéo léo đan cài vào đó 1 kịch tính thứ 2- một biến cố bất ngờ xảy ra Ông gặp những người đàn bà tản cư từ Gia Lâm lên, khi gặp họ, ông tưởngmình sẽ nghe được nhiều tin vui hơn nữa nhưng thật bất ngờ, ông Hai nhận được tin cả làng chợ Dầu làm việc gian theo Tây Cái tin ấy là một tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi khổ, nhục nhã vì đã khoe bao điều hay về nó Vừa nghe như vậy, ông Hai thấy cổ họng mình nghẹn ắng lại, da mắt tê rần rật., ông lặng đi tưởng chừng như không thở được; ông đang ở trong một trạng thái bất ngờ, đột ngột và vô vùng xấu hổ Ông vờ lảng sang chuyện khác để trốn những người đàn bà kia nhưng lời nói của họ như những nhát dao chém vào người ông đau đớn trên đg trở về ông chỉ dám cúi gằm mặt xuống đát khhoong dám ngẩng mặt nhìn ai Vừa về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông tức giận chửi bon Việt gian làng Dầu bán nước nhưng ông lại thấy những lời chửi của mình thật vô lí Ông kiểm đếm từng người trong óc nhưng không tìm được ai có thể phản bội, họ toàn là những người coa tinh thần cả mà Nhưng thằng chánh Bêu thì đích thị là người làng ông rồi khiến ông có tâm trạng bối rối, phân vân, nửa tin nửa ngờ Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, tác giả đã cụ thể hoá sững sờ, ngạc nhiên cao độ đến bốc lửa, nghẹn ngào đau đớn, tức giận khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Qua đây, một lần nữa, nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của ông hai trong biến cố này

Cả nhà ông Hai những ngày sau đó, sống trong bầu không khí ảm đảm, nặng nề, đầy lo lắng Họ nghĩ đến sự ghẻ lạnh, tẩy chay của mọi người và đạc biệt lo lắng khi không biết sẽ phải làm thé nào Ông Hai ăn ko ngon, ngủ

ko yên, lúc nào cũng mơm mớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phải bội là ' chuyện ấy', Ông tuyệt giao với tất cả mọi người , trốn biệt ở nhà, ko dám bước chân ra ngoài vì xấu hổ Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến Bà chủ nhà bóng gió đuổi gđ ông đi, chỉ vì họ

là người làng theo Tây Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng, khó khăn nhất:' thật là tuyệt đường sinh sống', đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi Trong tình cảnh ấy ông Hai đã nghĩ hay là quay về làng nhưng rồi ông đã dứt khoát' về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, chịu đầu hàng Tây là cam chịu kiếp sống nô lệ, cô độc' nên ông đã quyết định' làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù' Đến đây, tình yêu làng của ông Hai đã hoà quyện vào tình yêu nước Tình cảm cách mạng khi bị đặt vào tình huống thử thách gay cấn buộc phải lựa chon giữa làng và nước, ông Hai đã chấp nhận hi sinh tình cảm làng vì có 1 tình cảm thiênglêng, lớn hơn- đó là tình cảm dành cho kháng chiến, cho cụ Hồ Trong tâm trạng bế tắc và tuyệt vọng ông Hai chỉ còn biết chút nỗi lòng của mình qua lời nói thủ thỉ, tâm sự với đứa con út của mình Thực chất, những lời tâm sự với con chính là lời dãi bày của ông

Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành cồn lón nhất của truyện ngắn 'làng' Điều

đó đã thể hiện dk tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật Và hơn hết, điều

đó đã xây dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, cảm động của người nông đan Việt Nam chất phác, thật thà

Trang 19

TÂM TRẠNG ÔNG HAI KHI NGHE TIN LÀNG ĐƯỢC CẢI CHÍNH

khi nghe tin làng Dầu theo Tây được cải chính, ông Hai là người sung sướng nhất Ông vui tươi rạng rỡ hẳn

lên, “ mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ…” Ông mua quà cho con,Ông chạy đi khoe” cái tin

làng Dầu không theo giặc.Đặc biệt là ông “khoe” cái tin nhà mình bị đốt, “.Đối với người nông dân thì căn nhà là

cả một gia tài lớn thế nhưng ông không buồn không khóc mà ngược lại rất vui sướng.Bởi viftrong cuộc kháng chiến thánh thần của dân tộc gia đình ông cũng có đóng góp một phần nhỏ bé ở trong đó Nỗi mất mát về nhà cửa dường như tan biến trong niềm hạnh phúc dâng trào – Làng chợ Dầu, ngôi làng mà ông luôn yêu mến tự hào giờ đây vẫn là làng kháng chiến Có thể nói, ông Hai là nhân vật điển hình cho lớp nông dân trong kháng chiến Vốn

là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, họ vẫn còn bỡ ngỡ Nhưng rồi cảm giác ấy tan đi nhanh chóng, họ đón nhận cách mạng với tình cảm chân thành, với lòng hăm hở nhiệt tình Họ háo hức hoà nhịp cùng phong trào kháng chiến, học hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương Cách mạng đã trở thành một phần trong cuộc đời của họ Lòng trung thành, tình cảm gắn bó bền chặt của người nông dân trong kháng chiến làm cho chúng ta xúc động Nhà văn Kim Lân đã tinh tế phát hiện những nét đẹp tâm hồn của người nông dân để từ đó khắc hoạ nên một bức chân dung gần gũi và sống động

Trong tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã xây dựng những tình huống đầy kịch tính đẩy nhân vật vào trong sự bế tắc đến tuyệt vọng, qua đó làm nổi bật tâm hồn tính cách và tình yêu của ông Hai đối với làng quê, đất nước Ngôn ngữ diễn đạt mộc mạc chân quê càng giúp người đọc hiểu và yêu mến ông Hai nhiều hơn.

Đề 9: So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu

đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

BÀI LÀM

Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ thì người lính là điểm tựa của lịch sử vì vẫy văn học

luôn phản ánh và ca ngợi họ.Tuy ra đời trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều giống nhau đó là tình yêu quê hương đất nước,lòng căm thù giặc đó là phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ Hình ảnh rõ nét nhất của các anh được thể hiện qua hai bài thơ “Đồng chí”của Chính Hữu trong kháng chiến chống pháp và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm tiến Duật trong khang chiến chống Mỹ

Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ Lẽ tất nhiên,

ở đất nước hơn ba mươi năm chưa dời tay súng Hình ảnh anh Bộ đội cụ Hồ là hình ảnh con người đẹp nhất đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc

Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ Đồng chí sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ Tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham giahọat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính

Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử

Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung đó là lòng Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí.Nếu như người lính trong thơ Chính hữu họ ra đi từ những mái tranh nghèo để lại sau lưng tất cả (gốc đa, giếng nước) dể đi chiến đấu bảo vễ non song thì những người lính trong chống Mỹ vì tình yêu quê hươngđất nước họ sẵn sàng gác lại viêc học hành để xông pha ra tuyến lửa, họ ra đi với tinh thần :

Xẻ dọc trường sơn đi đánh Mỹ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Một nét chung của người lính trong chống pháp và chống Mĩ mà ta không thể không nhắc tới đó là tình cảm đồng chí keo sơn.Nếu như trong “đồng chí”những người nông dân xa lạ vì đi kháng chiến mà họ trở thành tri kỉ rồi thành đồng chí của nhau thì những người lính lái xe chỉ cần chung bát đũa là trở thành gia đình người lính.Vì sao vẫy bởi vì ở họ có cùng lý tưởng chiến đấu vì đất nước quê hương.Chi tiết nắm tay trong hai bài thơ chứa chấtbao tình cảm không lời:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Trang 20

“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vở rồi”

Đó là những cái bắt tay trao cho nhau biết bao tình camrvaf ý chí quyết tâm vì sự nghiệp giải phóng non sông Một điểm tương đồng giữa hai người lính trong thơ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật nữa đó là sự chịu đựng gian khổ, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.Anh vễ quốc phải chịu cảnh áo rách quần vá chân không dày,ốm đau không có thuốc.Thì người lính lái xe vì những chuyến hàng ra tiền tuyến họ phải chịu cảnh “mưa xối”,”bụi phun”.Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường chờ giặc tới, ung dung nhìn thẳng.Điều gì đã giúp họ chịu đựng được như vậy phải chăng đó là tinh thần lạc quan tin tưởng Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính Từ miệng cười buốt giá củaanh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến nhìn nhau mặt lấm cười ha ha của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng

Tuy có nhiều nét tương đồng nhưng ở họ vẫn có những điểm khác nhau Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu khắc hoạ hình ảnh người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình yêu nước khi lý tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Còn “bài thơ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất lính đáng yêu Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động

PHÂN TÍCH KHỔ THƠ CUỐI BÀI THƠ VÈ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Đọc “bài thơ về tiểu đội xe không kính” của PTD ấn tượng sâu sắc nhất đối với chúng ta đó là tinh thần và ý chí quyết tâm giải giải phóng Mền Nam ở khổ thơ cuối cùng

Thắng lợi càng đến gần thì ác liệt càng gia tăng và mất mát do chiến tranh gây ra càng lớn.Những chiếc xe bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng trơ trụi, ”Không có kính rồi xe không đèn- không có mui xe, thùng xe có xước” Điệp từ” không có” được nhắc đi nhắc lại nhằm nhấn mạnh sự mất mát của nhữngchiếc xe Nhưng điều kì lạ là những chiếc xe trụi trần ấy vẫn chạy, vẫn băng ra tiền tuyến Không có thì nhiều mà chỉ cần thì có một.Tác giả lại một làn nữa lí giải bất ngờ và rất chí lí: “chỉ cần trong xe có một trái tim” Trái tim người lính cách mạng- trái tim của lòng quả cảm đó là ý chí quyết tâm giải phóng miền nam.Với lời thơ tự nhiên như lời nói bình thường, giọng điệu thơ gần gủi, vui tươi, dí dỏm, bài thơ đã nêu bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn: dũng cảm hiên ngang, với niềm vui sôi nổi, lạc quan yêu đời bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm để ra trận vì Miền Namruột thịt Họ luôn đối diện với khó khăn thử thách, mà vẫn cười đùa, tếu táo, hồn nhiên, tự tin Đó là nét đặc sắccủa bài thơ cũng như ngôn ngữ, giọng điệu riêng của thơ Phạm Tiến Duật

Hôm nay đất nước dã hoà bình sau hơn 30 năm giải phóng Miền Nam con đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử, đọc lại bài thơ này, chúng ta càng tự hào và khâm phục biết bao các chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn ngày trước cùng

bộ đội Trường Sơn đã góp phần vào chiến thắng huy hoàng của dân tộc

CẢM NHẬN VỀ ÁNH TRĂNG

Trang 21

Vầng trăng dịu mát, sáng trong, vầng trăng huyền diệu tròn đầy tự bao giờ đã trở nên thân thương gắn

bó với con người Nếu Bác kính yêu coi trăng như bè bạn tri âm thì Nguyễn Duy_nhà thơ trưởng thành thời kháng chiến chống Mỹ lại coi trăng là nguồn sáng lung linh để thanh lọc tâm hồn, để ăn năn hối lỗi Bài thơ “Ánh trăng” (1978)của ông được khơi nguồn từ những cảm xúc chân thành và cao đẹp như thế Bài thơ mang dnág dấp như một câu chuyện với lời kể mở đầu tự nhiên,trôi chảy về mối quan hệ gán

bó giữa trăng và nhà thơ:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Du đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành,1 không gian thân thương: đồng, sông, bể.Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê,sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển.Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người.Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ Khi

xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn,lúc này người và trăng lại càng gắn bó _ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả.NHư vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua.Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ,chung thuỷ.

Hai chữ hồi ở câu thơ thứ nhất và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành Ánh trăng soi rọi về quá khứ khiến tiếng nói tâm tình trở nên sâu lắng thiết tha.

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bè bạn,trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không trở lực nào có thể ngăn cách Những năm tháng con người sống thật nhất với mình, trần trụi,hồn nhiên là khi con người ta trân trọng, đinh ninh một lời thề son sắt “ngỡ không bao gìơ quên,cái vầng trăng tình nghĩa” Từ ngỡ là chiếc cầu nối ngôn từ vừa khép lại thời qua khứ vừa mở ra thời hiện tại tạo nên sự chuyển tiếp cho khổ thơ thứ 3.

Từ hồi về thnàh phố

Quen đèn điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện cửa gương,với những vật dụng ngày càng hiện đại dường như đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng.Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa vầng trăng nghĩa tình trong quá khứ với vầng trăng xa lạ như người dưng qua đường bây giờ.Là ánh trăng đã khác ánh trăng của ngày xưa?Không! Ánh trăng vẫn thế vẫn gần gũi thân thương dịu dàng,chỉ có hoàn cảnh sống của con người đã thay đổi khiến họ không nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng tri kỉ ngày xưa hay chính

họ đã thờ ơ,họ quên đi.Thật xót xa cho vầng trăng tuổi thơ vầng trăng đi bên nhau một thời chinh chiến như tri kỉ,vậy mà khi người ta sống giữa phồn hoa đô thị thị nó lại bị lãng quên Ánh trăng đã đựơc tác giả nhân hoá để gửi gắm suy tư về nhân tình thế thái.Lời thơ so sánh của Nguyễn Duy “vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường” như xoáy vào lòng người một nỗi niềm xót xa nhức nhối,bới sự phản bội ở đây không chỉ với lịch sử,với thiên nhiên mà còn với chính bản thân mình nữa.Cuộc đời như một dòng sông khi duị êm lặng lẽ, lúc cuộn sóng trào dâng,bởi thế cuộc sống thời hiện đại sao có thể êm đềm mãi cho được.

Trang 22

Trong khoảng khắc thình lình đối diện với vầng trăng,một thời kỉ niệm ân tình ngày xưa ùa về “rưng rưng” sống dậy thổn thức,lay động da diết lòng người Ngửa mặt lên nhìn mặt.

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng

Hai chữ “mặt” trong một câu thơ là hai tấm lòng đang đối diện:mặt trăng và mặt người.Hay chính

là con người đang đối diện với chính lòng mình,với cái phần ân tình quá khứ mà mình đã vô tình lãng quên.Có cái gì đó trào dâng lên trong lòng người,rưng rưng,cay xè và giọt lệ như sắp tuôn trào bên hàng mi.Nhà văn Nam Cao đã từng nói rất đúng rằng:“Nước mắt là tấm kính biến hình của vũ trụ” Nước mắt

có thể thanh lọc tâm hồn con người, khi nào người ta còn biết khóc là khi họ còn có một trái tim,một tấm lòng để rung động và để yêu thương.Cái tốt lành trong sáng đã hé nở trong hai chữa “rưng rưng” nao lòng người ấy.Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại một không gian tình nghĩa: đồng bể, sông, rừng Ánh trăng soi rọi tâm hồn, khiến nhà thơ bừng tỉnh”.

lí đã trở thành đạo lí của người Việt ta:”Uống nước nhớ nguồn”.

“Ánh trăng” nhẹ nhàng,trong sáng về câu chữ,tự nhiên, thuần thục về kết cấu,bình dị, dễ hiểu về ý thơ,tha thiết trong giọng điệu.Bài thơ đã đem đến cho người đọc một bài học sâu sắc:con người cần sống

có trước có sau,có tình có nghĩa để không bao giờ phải giật mình day dứt về những năm tháng vô tình

hờ hững đã qua.Dù XH ngày càng văn minh, hiện đại nhưng ánh trăng trên trời cao và cả ánh trăng của Nguyễn Duy vẫn thật sự cần thiết với mỗi con người bởi nó là tấm gương sáng nhất giúp chúng ta soi vào để nhận ra những gì trong lành tinh khôi nhất của cuộc đời.Vầng trăng soi sáng những tâm hồn vô tình lãng quên.

Phân tích khổ thơ đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ"

Trang 23

Đề:Suy nghĩ của em về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Nếu ở dòng văn học trung đại ta bắt gặp cảm xúc dâng trào trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mùa xuân của đại thi hào Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vào bông hoa”

thì với dòng thơ hiện đại,nối tiếp mạch cảm xúc ấy đến với một hồn thơ sắp kề cận cát bụi- Thanh Hải nhưng tình yêu thiên nhiên đất trời vẫn luôn mãnh liệt,luôn dâng trào qua khổ thơ mở đầu bài thơ “Mùa xuần nho nhỏ” viết tháng 11 năm 1980:

“ Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời ”

Khổ thơ đẹp như một bức tranh với âm thanh,màu sắc,với sức xuân hài hòa,sống động:

Từ “mọc” được đặt ở đầu câu với lối đảo ngữ tạo nên sự khỏe khoắn,tạo nên sức sống tiềm ẩn,tạo nên sự vươn lên trỗi dậy.Giữa dòng sông rộng lớn ,không gian mênh mông,chỉ một bông hoa thôi,một bông hoa tím biếc cũng làm nên sức xuân,cũng làm nên ánh xuân lung linh sắc màu.Bức tranh xuân được tô điểm với gam màu thật hài hòa,dịu nhẹ,tươi tắn: màu xanh lam của nước sông Hương hài hòa cùng màu tím biếc của hoa,một màu tím thật giản dị,thủy chung mà cũng thật mộng mơ,quyến rũ Đó cũng chính là màu đặc trưng của xứ Huế.

Đâu đó tiếng chim chiền chiện hót vang trời.Với những thán từ ”gọi”,”ơi”,”chi” mang chất giọng ngọt ngào,đáng yêu và đậm chất xứ Huế mang nhiều màu sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng,màu sắc tươi thắm,âm thanh vang vọng.Âm thanh vang vọng,hót vang trời,một không gian bay bổng,đằm thắm,dịu dàng.Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng,đào thắm cũng chẳng có muôn sắc màu rực rỡ nhưng sao mà tất cả rộ lên sắc màu những âm thanh đều đang ở độ tràn đầy nhựa sống Cảm xúc trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên đất trời sao mà say sưa, ngây ngất, xốn xang đến thế.

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Giọt long lanh phải chăng là giọt sương,giọt mưa,giọt nắng,giọt mùa xuân hay giọt của âm thanh, giọt của hạnh phúc Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung mà ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh như những giọt lưu ly trong vắt long lanh, chói ngời Với bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác”hứng” đó là sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của sự sống ,của đất trời,của chim đó cũng là sự đồng cảm của thi nhân

trước thiên nhiên,cuộc đời.

SUY NGHĨ VỀ HAI KHỔ THƠ CUỐI CỦA BÀI THƠ " MÙA XUÂN NHO NHỎ"

Đề : Suy nghĩ của em về hai khổ thơ trích trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải :

Bài làm

Như chúng ta đã biết, mùa xuân là mùa hội tụ của các thi sĩ, là một mùa mang đậm chất thơ, cũng giống như các nhà thơ khác, nhà thơ Thanh Hải cũng đã cảm nhận được mùa xuân để sáng tác bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” để thể hiện ước nguyện nhỏ nhoi, cuối cùng trong đời của ông trước khi từ trần ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một bài thơ rất đặc sắc, đơn giản mà ấn đậm những dòng cảm xúc, ước nguyện của ông, điển hình qua hai khổ thơ trong bài :

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Ôi, chỉ vẻn vẹn hai khổ thơ thôi mà ta thấm nhuần được biết bao nhiêu cảm xúc Tác giả muốn hóa thân vào những cảnh vật mà mình đang thấy, đang nghe trước mắt Từ “ta” của tác giả không chỉ là cảm xúc chung của mọi người mà là chỉ riêng tác giả thôi, tác giả chỉ muốn một mình dâng hiến cho cuộc đời, cho đất nước “Ta làm con chim hót”, ôi…câu thơ nghe êm ái làm sao, ước nguyện của tác giả thật khiêm tốn, chỉ muốn làm một con chim trong muôn vàn loài chim trên đất nước, chỉ muốn cất một tiếng hót trong bao nhiêu rung động của đất trời góp thêm một sắc xuân nhỏ nhoi cho đất nước Kế nữa, tác giả lại muốn làm một cành hoa, có lẽ chỉ là một cành hoa dại ven đường thôi, cành hoa mang một màu sắc nhẹ nhàng và quyến rũ, một cành hoa của “mùa xuân nho nhỏ” chen chút với bao cành hoa đẹp đẽ, quí hiếm khác để đi vào cái “mùa xuân của đất nước” một niềm khao khát nhưng đáng quí biết bao! Đẹp đẽ biết bao! Sau đó tác giả lại muốn nhập vào một bài ca chỉ bởi “một nốt trầm xao xuyến”, chỉ một nốt trầm trong một bài ca thôi, một nốt trầm mà khi nghe xong ta lại còn vương vấn Tác giả muốn cất lên một âm vọng bình thường mà lặng lẽ, muốn góp thêm cho cuộc đời một nốt nhạc trong những âm vang hấp dẫm hơn khi đất nước đang bước vào một mùa xuân rực rỡ.

Ngày đăng: 30/04/2014, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w