Tính chịu hạn của thực vật

35 4.6K 15
Tính chịu hạn của thực vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI BÁO CÁO TÍNH CHỊU HẠN CỦA THỰC VẬT MỤC LỤC Tính chịu hạn của thực vật a, Tác hại của hạn đến thực vật. b, Đặc tính trao đổi nước của các nhóm sinh thái thực vật. c, Bản chất của tính chống chịu hạn d, Biện pháp làm tăng tính chịu hạn Mở đầu Nước ta là một nước mưa nhiều có độ ẩm không khí cao đó là đặc điểm chung của vùng nhiệt đới. Nhưng do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm và các vùng, cho nên hạn hán vẫn có khả năng xảy ra bất kỳ vùng nào, mùa nào. Những năm trước cách mạng tháng Tám, hạn hán là một tai họa rất lớn đối với nhiều vùng và luôn luôn dẫn đến mất mùa và đói kém. Sau cách mạng, nhất là sau khi hòa bình lập lại trên đất Bắc vấn đề nước đã được Đảng và chính phủ coi là biện pháp hàng đâù trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt kể từ ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất, việc xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi ngày càng quan tâm hơn và đã đưa diện tích được tưới tiêu ngày càng tăng. Cho đến nay đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng chống hạn. Những công trình thủy lợi quy mô, nhiều trạm bơm với các hệ thống mương máng được xây dựng đã có khả năng đảm bảo đầy đủ nước tưới tiêu cho các loại cây trồng trên các vùng khác nhau, Tuy thế hạn hán vẫn còn là trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm mọi biện pháp khắc phục và hạn chế tác hại của chúng. Muốn vậy một mặt phải xây dựng các công trình thủy lợi, mặt khác phải tìm ra những quy luật và những đặc tính riêng của những cây có khả năng chịu hạn, từ đó mới có khả năng khống chế hoàn toàn tác hại của hạn. Do đó việc tìm kiếm bản chất tính chịu hạn cũng như các biện pháp khắc phục và làm tăng tính chịu hạn có một ý nghĩa to lớn. . a, Tác hại của hạn đến thực vật. Nước có vai trò rất lớn đối với cây. Nó tham gia cấu tạo nên chất nguyên sinh, tham gia vào các hoạt động sinh lý sinh hóa, điều hòa thân nhiệt và tăng cường khả năng chống chịu cho cơ thể thực vật. Vì vậy nước rất cần cho thực vật trong bất kỳ giai đoạn nào. Thiếu nước sẽ gây nên những hậu quả lớn đối với các hoạt động sống của cây. a , Tác hại của hạn đến thực vật. a, Tác hại của hạn đến thực vật Nguyên nhân chính làm cho cây thiếu nước là hạn hán. Có hai loại hạn hánhạn hán không khí và hạn hán đất. Hạn hán không khí thường đặc trưng cho nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Hiện tượng này thường gặp ở những vùng khu Bốn vào những mùa gió Lào nhiệt độ không khí cao, lượng mưa trung bình: 85-175mm/ tháng nhưng lượng bốc hơi rất lớn dẫn đến hạn không khí. Hạn không khí thường gây ra héo tạm thời, vì nhiệt độ cao, độ ẩm thấp thường làm cho cây thoát hơi nước mạnh vượt xa mức bình thường, lúc đó nước hút vào không đủ bù đắp lại lượng nước mất đi làm cho các bộ phận non của cây thiếu nước. Hạn đất xaỷ ra khi lượng nước trong đất thiếu nhiều không đủ cho rễ hút để cung cấp cho cây, vì thế toàn bộ cây có thể bị thiếu nước => thường dẫn đến hiện tượng héo lâu dài. Tuy nhiên cũng có những lúc đủ nước mà cây vẫn héo, nguyên nhân là do hạn sinh lý gây nên. Tác hại của hạn: ảnh hưởng tới sự cân bằng nước của cây, ảnh hưởng các chức năng sinh lý khác như hô hấp, quang hợp… dẫn đến giảm năng xuất. + Khi gặp hạn thì trạng thái chất nguyên sinh của tế bào bị thay đổi mạnh làm ảnh hưởng tới tính thấm, mức độ thủy hóa, thay đổi độ ph, độ nhớt => thay đổi các thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh => ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. + Maximop và các cộng sự chỉ ra rằng khi cây bị héo thì trong cây xảy ra những thay đổi về đặc điểm hóa keo của chất nguyên sinh. + Độ nhớt của chất nguyên sinh thay đổi làm tính đàn hồi thay đổi theo. + Tinh bội bị thủy phân khi cây bị héo, hàm lượng disaccarit giảm, có hiện tượng phân giải protein. + Hạn hán ảnh hưởng tới quá trình hình thành diệp lục, phá hoại lạp thể => quá trình quang hợp bị giảm. + Ảnh hưởng tới hoạt động hút khoáng của hệ rễ, dẫn đến tình trạng thiếu những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng trong quá trình tổng hợp và trao đổi các chất hữu cơ khác. + Sự thiếu nước cũng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của tế bào, đặc biệt trong pha dãn của tế bào. Nếu ảnh hưởng này sâu sắc thì các biến đổi bên trong ấy được thể hiện ra ngoài bằng sự thay đổi về phương diện hình thái mà ta có thể dễ dàng thấy được. Hạn thường kết hợp với gió khô nóng làm chết phần lớn lá, làm cho hàm lượng nước trong lá giảm mạnh gây ảnh hưởng lớn tới năng suất của cây. Ví dụ về tác hại của hạn với lúa, Matsuki (1940) thấy rằng lượng nước ở lớp đất mặt dưới 10% thì lúa bị hạn và không trổ bông được. Người ta thấy rằng trong đời sống của cây có lúc cần đủ nước, lúc đó nếu chỉ thiếu 1 ít nước thôi cũng đủ ảnh hưởng lớn tới năng xuất và phẩm giống của cây, đó gọi là thời kỳ khủng hoảng nước. ở những cây khác nhau có thời kỳ khủng hoảng khác nhau. Ví như với lúa, thời kỳ khủng hoảng bắt đầu từ khi hình thành ống phấn đến trổ bông, với ngô là từ lúc phân hóa cờ tới chin sữa, với khoai tây từ lúc ra hoa tới khi hình thành củ. Theo Skazkin, hạn nguy hiểm nhất là từ lúc hình thành tế bào mẹ đến khi hoàn thành quá trình thụ tinh (thời kỳ ra hoa) [...]... sống xảy ra bình thường c, Bản chất của tính chống chịu hạn c, Bản chất của tính chống chịu hạn Những đặc điểm về giải phẫu hình thái của thực vật chịu hạn và quy luật cấu tạo hạn của Zalenski: Như ở trên đã trình bày,mối quan hệ giữa cung cấp và tiêu phí nước ở thực vật rất khác nhau.Để duy trì hàm lượng nước ở mức độ có lợi cho các mặt hoạt động sống của mình thực vật có thể đạt được bằng cách điều... nét đặc trưng về sinh lý giải phẫu trong cấu tạo của cây hạn sinh có ý nghĩa to lớn trong việc giải thích vấn đề phân biệt các giống cây hạn sinh và có ý nghĩa trong việc chọn giống những cây trồng chịu hạn *Những đặc điểm về mặt sinh lý, hóa sinh của thực vật chịu hạn: Cách đây không lâu, người ta cho rằng đặc điểm cơ bản của tính chịu hạn của thực vật là sự tiêu hao nước nhất và từ đó đi đén kết... trọng nhất của cây tròng chịu hạn là có khả năng chịu mất nước nhiều tạm thời trong mô mà năng suất không giảm hoặc giảm ít nhất Đó là căn cứ đẻ đánh giá tính chịu hạn của cây trồng.Ngoài ra còn một số đặc điểm về giải phẫu, hình thái như:Sự phát triển của bộ rễ,kích thước của lá,bộ máy khí Tuyệt đại đa số những cây trồng thuộc nhóm cây trung sinh nên đặc điểm chủ yếu quyết định tính chịu hạn của chúng...b, Đặc tính trao đổi nước của các nhóm sinh thái thực vật Ở các loại thực vật khác nhau thì mối quan hệ giữa quá trình cung cấp và tiêu thụ nước không giống nhau, sự khác nhau giữa ấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Các đặc tính nội tại của cơ thê thực vật - Khả năng thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau của chúng Dựa vào sự khác nhau giữa các loại thực vật với các đặc điểm... gian bị khô hạn Ngoài ra ở những ây chịu hạn phải là những cây giữ được mức độ trao đổi năng lượng một cách có hiệu quả do quá trình hô hấp sản sinh ra Tóm lại, những cây chịu hạn thường có nét riêng về mặt giải phẫu hình thái cũng như những đặc điểm về sinh lý,hóa sinh phù hợp với tính chống chịu hạn Riêng đối với cây trồng,người ta thấy nó khác với thực vật hạn sinh tự nhiên là nó chỉ bị hạn trong... cũng như tính chất hóa lý của keo nguyên sinh chất khác hẳn so với những cây không có khả năng này Những cây chịu hạntính đàn hồi và độ nhớt chất nguyên sinh cao và có hàm lượng nước liên kết lớn hơn hia lần rưỡi so với cây kém chịu hạn. Ngoài ra cây chịu hạn còn có một số tính chất khác như:khả năng giữ nước kết hợp lướn,khả năng giữ chất tan trong dịch tế bào lớn,hay nói khác đi là tính thấm của chất... tính đàn hồi chất nguyên sinh cao + Hàm lượng nước liên kết lớn + Vì lẽ đó,nên khi chọn giống cây trồng chịu hạn ta cần lưu ý đến những đặc điểm này,có như vậy ta mới chọn được những cây trồng chịu hạn tốt d, Biện pháp làm tăng tính chịu hạn Để tăng cường tính chịu hạn cho cây ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phương pháp này đều nhằm tăng cường quá trình lấy nước và giữ nườc cho thực. .. nước liên kết tăng Nếu bón nitơ cho lúa thì tính chịu hạn của chúng kém vì nó làm tăng tính thấm nước nên cây dễ bị mất nước, sinh trưởng mạnh chỉ dùng nước nhiều, rễ ăn nông dễ bị đổ Như vậy , rõ ràng chế độ dinh dưỡng rất lớn đến tính chịu hạn của cây mà phân bón không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng làm tăng tính chống chịu của cây trồng nữa Việc cung cấp nước cho cây... nước ở các mô của cây trung sinh gấp 1,5 đến 2 lần so với cây hạn sinh Như vậy chứng tỏ nguyên nhân chịu hạn kém của những cây trung sinh không phải là do tính ưa nước của keo thấp mà mà do khả năng lấy nước kém và khả năng duy trì độ ngậm nước thấp khi gặp điều kiện thiếu nước Khi nghiên cứu sâu về đặc tính của cây hạn ,người ta thấy rằng đại đa số những cây này có cấu tạo siêu hiển vi của chất nghuyên... chịu hạn song cây thuộc nhóm này ít sống trong điều kiện hạn nên không biểu thể hiện rõ những đặc tính hạn sinh -Nhóm cây hạn sinh: gồm những loài sống trong vùng thiếu nước định kì hay thường xuyên nên có cấu tạo giải phẫu và mốt số đặc tính khác thể hiện sự thích nghi với khô hạn Dựa vào đặc tính của các loại cây hạn sinh có các hình thức chịu hạn khác nhau mà người ta chia thành các nhóm khác nhau . BÀI BÁO CÁO TÍNH CHỊU HẠN CỦA THỰC VẬT MỤC LỤC Tính chịu hạn của thực vật a, Tác hại của hạn đến

Ngày đăng: 30/04/2014, 01:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan