Biện pháp làm tăng tính chịu hạn

Một phần của tài liệu Tính chịu hạn của thực vật (Trang 27 - 33)

Để tăng cường tính chịu hạn cho cây ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phương pháp này đều nhằm tăng cường quá trình lấy nước và giữ nườc cho thực vật. Trong những phương pháp làm tăng tính chịu hạn , người ta thường chú ý đến phương pháp tôi hạt Giống của Ghenken.

Ghenken xuất phát từ quan điểm của Mitsurin cho rằng mô phôi sinh rất

nhạy cảm và tính chịu hạn có thể được hình thành trong quá trình phát triển cá thể, mà đề ra phương pháp tới hạt giống, phương phát này nhu sau: hạt giống được ngâm ướt xen kẽ với phơi khô, sau đó lại ngâm rồi lại phơi khô… lặp lại ba,bốn lần. Làm như vậy,người ta thấy độ nhớt và tính đàn đồi của chất ngyên sinh tăng, mức độ ưa nước và lượng keo ưa nước của chất nguyên sinh

tăng,cây đạt được cấu tạo sinh lý: tế bào bé, số khí khổng trên một đơn vị diện tích nhiều, hoạt động tuỷ phân yếu và tốc đọ sinh trưởng của cây tăng lên.

Ngay cả nhiệt độ làm biến tính prôtêin của chất nguyên sinh cũng tăng lên từ 1-2 độ C

Ghenken và Txvetkova(1955) đã đề nghị một phương pháp đặc biệt tăng tính chịu nóng bằn cách sử dụng muối canxi để làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.

Ví dụ: dùng hạt khô của cây kê, lúa mì… ngâm vào dung dịch canxiclorua 1/49 trong 24 giờ, sau đó hạt được sấy khô nhẹ rồi đem gieo đã làm tăng khả năng khịu nóng và tính chịu khô của cây. Muối canxi clorua còn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của hệ rễ: gia tăng nhiều số lượng rễ, thể tích rễ cũng như bề mặt tổng số và hoạt động của rễ.

Skolnik và cộng tác viên đã nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng lên sự gia tăng tính chịu hạn, đem thay thế nước ngâm hạt khi huấn luyện chống hạn trước khi gieo bằng dung dịch chứa nguyên tố vi lượng đã thu được kết quả tốt. Balađian (1960) ngâm hạt lúa mì trong supephôtphat nồng độ khác nhau có pha loãng bằng axit borie 0,1% ông thấy biến đổi nhiều dấu hiệu sinh lý và gia tăng tính chịu hạn mà cay là do sự biến đổi các tính chất hoá keo vá hoá sinh của cây dưới ảnh hưởng của nguyên tố vi lượng.

Bên cạnh phương pháp tôi hạt giống, người ta còn dùng phương pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng khi biết được vai trò các nguyên tố khoáng và dựa vào tác dụng của chúng đến chất nguyên sinh. Ngay từ năm 1892 Timiriazep Đã thấy được vai trò của phân bốn đối với vấn đề tăng cường tính chịu hạn cho cây , về sau Anlac( Arlart, 1953) đã đi sâu và phát triển quan điểm này. Năm 1934 tiến hành thí nghiẹm trên các giống lúa mì khác nhau , Uđôski thấy rằng, phôtpho có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước trong chất nguyên sinh và duy trì quá trình quang hợp trong điều kiện đất thiếu nước, Trong điều kiện khô hạn lâu, biện pháp này đã làm tăng năng suất từ 20% - 30% trong khi đó nitơ lại làm giảm khoảng 10% -15%.

Xamnlôp và Maxlôva (1960) khi bón phân phôtpho cho ngô vào thời kỳ đầu thì thấy hàm lượng nước liên kết trong chất nguyên sinh tăng vì phôtpho đã làm hàm lượng phôtphat hữu cơ và nitơ prôtêin.

Xamieo(1960) đã cho chúng ta biết rắng : bón phôtpho cho bông vào thời kỳ ra nụ thì có tác dụng làm tăng hàm lượng nước liên kết và nước liên kết keo. Ivanôp (1960) và Milơ (1960) thấy rằng nếu bón thúc phân nitơ cho các loài họ cúc thì tỷ lệ nước tự do ttrên nước liên kết tăng. Nếu bón nitơ cho lúa thì tính chịu hạn của chúng kém vì nó làm tăng tính thấm nước nên cây dễ bị mất nước, sinh trưởng mạnh chỉ dùng nước nhiều, rễ ăn nông dễ bị đổ.

Một phần của tài liệu Tính chịu hạn của thực vật (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)