1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

BÁO CÁO MÔN ĂN MÒN KIM LOẠI ĐỀ TÀI ĂN MÒN VI SINH

13 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 678 KB

Nội dung

BÁO CÁO MÔN ĂN MÒN KIM LOẠI ĐỀ TÀI ĂN MÒN VI SINH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC –MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI:ĂN MÒN VI SINH

Môn: ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ VẬT LIỆU

GVHD: Th.S LÊ KIÊN CƯỜNG

SVTH: Nguyễn Tăng Cường-09MT112

Trang 2

Nội dung

PHÂN LOẠI ĂN MÒN VI SINH 2

3 KẾT LUẬN

1 KHÁI NIỆM ĂN MÒN VI SINH

Trang 3

I KHÁI NIỆM ĂN MÒN VI SINH

Ăn mòn vi sinh là sự ăn mòn trong điều kiện có tác dụng tăng cường của vi sinh vật và sản phẩm hoạt động của nó

Sự ăn mòn vi sinh chủ yếu gây ra do vi sinh vật sống trong đất, bể chứa nước, nước ngầm, đáy các bồn chứa xăng dầu Sự hoạt động của các

vi sinh ảnh hưởng đến quá trình ăn mòn kim loại theo cơ chế điện hoá

Trang 4

I KHÁI NIỆM ĂN MÒN VI SINH

Ăn mòn vi sinh có tính mùa rõ rệt, mạnh nhất trong mùa xuân ấm áp và ẩm ướt thuận lợi cho

sự phát triển của vi khuẩn.

Các vi khuẩn hiếu khí cần oxy để hoạt động cũng như các vi khuẩn kỵ khí, không cần oxy đều làm tăng ăn mòn.

Trang 5

II PHÂN LOẠI ĂN MÒN VI SINH

- Ăn mòn vi khuẩn hiếu khí

- Ăn mòn vi khuẩn kỵ khí

Trang 6

1 Ăn mòn vi khuẩn hiếu khí

 Vi khuẩn hiếu khí tiêu thụ oxy, gây ăn mòn do:

a Tạo thành bùn loãng là các polime do vi khuẩn tiết

ra để cải thiện môi trường sinh sản Bùn loãng bám

trên bề mặt kim loại

Các vi khuẩn tạo thành bùn loãng gồm có nấm sợi, tảo, nguyên bào, tảo cát và vi khuẩn Những vi khuẩn oxy hóa sắt hay sunfua cũng tạo ra bùn loãng

Bùn loãng che phủ ở bề mặt kim loại, tạo nên pin thông khí không đều đồng thời tạo nên môi trường ẩn nấp của vi khuẩn kỵ khí

Trang 7

1 Ăn mòn vi khuẩn hiếu khí

b Oxy hóa các sunfua trong kim loại tạo thành axit H2SO4

là tác nhân gây ăn mòn mạnh Tuy nhiên khi có mặt ion

sunfua, thì vai trò quan trọng của vi khuẩn oxy hóa sunfua là tạo ra bùn loãng làm môi trường kỵ khí cục bộ nuôi dưỡng vi khuẩn khử sunfat.

Ví dụ:

Vi khuẩn Thiobaccillus, có khả năng oxi hoá nguyên tố lưu huỳnh hoặc các hợp chất có lưu huỳnh trong kim loại thành axit sulfuric H2SO4 theo phản ứng sau:

2S + 3O2 + 2H2O 2H2SO4

Và tạo ra môi trường axit làm tăng tốc độ hoà tan kim loại.

Vi khuẩn oxy hóa sunfua hoạt động tốt trong môi trường axit (pH= 0  6) Nồng độ H) Nồng độ H 2 SO 4 có thể đạt tới 10%.

Trang 8

1 Ăn mòn vi khuẩn hiếu khí

c Oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ ít hòa tan Nồng độ Fe2+

giảm tạo điều kiện cho phản ứng anôt xảy ra dễ dàng:

Fe Fe2+ + 2e

Ở những nơi màng sơn bị hư hỏng, thì các sắt (III) hydroxyt kết tủa và lớn lên tạo nơi ẩn nấp cho vi

khuẩn kỵ khí

Vi khuẩn oxy hóa sắt phát triển tốt ở pH = 4  10 Sản phẩm ăn mòn có màu vàng đỏ, đỏ máu hay da lươn(đỏ nâu)

Trang 9

2 Ăn mòn vi khuẩn kỵ khí

Tại những nơi màng sơn bị hư hỏng, sắt bị ăn mòn và

có Fe(OH)3 kết tủa tạo ra các ổ gỉ cũng là nơi trú ẩn của các vi khuẩn kị khí

Vi khuẩn kị khí chủ yếu là vi khuẩn khử sulfat

(D.desulfuricals) Chúng phát triển tốt tại pH = 5  9(tốt nhất là pH = 6) Nồng độ H  7,5)

Do hoạt động của chúng các ion sunfat bị khử thành sunfua:

SO42- vi khuẩn S2- + 4O

Phản ứng catôt:

2H+ + 2e 2H H2

Trang 10

2 Ăn mòn vi khuẩn kỵ khí

Sự có mặt sản phẩm S2- và oxi thúc đẩy quá trình

ăn mòn điện hoá, nghĩa là oxi sinh ra sẽ phản ứng với nguyên tử H mới sinh của phản ứng catot Mặt khác,

sự có mặt S2- sẽ phản ứng với Fe2+ tạo ra sulfua

sắt:

Fe2+ + S2- FeS↓

Cả hai yếu tố trên sẽ thúc đẩy quá trình ăn mòn điện hoá sắt Sản phẩm ăn mòn thường dạng màu đen,

màu của sulfua sắt, có dạng xốp cũng góp phần làm

dễ dàng khử oxi

Trang 11

Các chủng vi khuẩn "ăn" sắt của tàu Titanic và biến kim loại này thành những khối nhũ có hình dạng phong phú.

Trang 12

III Kết luận:

Ăn mòn vi sinh thực chất là ăn mòn điện hóa nhưng có sự tham gia của vi sinh vật Tùy vào điều kiện tồn tại của vi sinh vật mà có thể phân

ra 2 loại ăn mòn vi sinh đó là ăn mòn vi khuẩn hiếu khí và ăn mòn vi khuẩn kỵ khí.

Ngày đăng: 28/04/2014, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w