1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Cán cân thanh toán quốc tế

26 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 386,12 KB

Nội dung

Cán cân thanh toán quốc tế, viết tắt là BOP hay BP là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Đó là khái niệm cán cân thanh toán quốc tế đề tài Cán cân thanh toán quốc tế đề cập tới.

Trang 1

Tiểu luận

Cán cân thanh toán quốc tế

Trang 2

I.Khái n iệm và giải thích thuật ngữ

Khái niệm: Cán c ân thanh toán quốc tế, viết tắt là BOP hay BP ( The Balance of

Payments) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời

kỳ nhất định, thường là một năm

1.Các thuật ngữ

a Kỳ lập BP

Theo yêu cầu của IMF cũng như luật các nước quy định: Bản báo cáo năm luôn

là bảng báo cáo chính thức đối với mỗi quốc gia Tùy theo yêu c ầu mà BP có thể được lập và báo cáo thường xuyên hơn theo tháng, quý

b Người cư trú và người không cư trú:

Người c ư trú và người không cư trú bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình, các công ty, các nhà chức trách và các tổ chức quốc tế

- Người cư trú của một quốc gia là người hội đủ hai t iêu chí:

+ Thời hạn c ư trú từ 12 tháng trở lên

+ Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi c ư trú

- Những người không hội đủ hai tiêu chí trên đều trở thành người không cư trú

Một số tổ chức đặc biệt như:

- quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, liên hợp quốc là người không cư trú với mọi quốc gia

- Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài , c ác lưu học sinh, khách du lịch

là người không cư trú với nước đến và là người c ư trú với nước đi

- Các công ty đa quốc gia là người c ư trú đông thời tại nhiều quốc gia Chi nhánh của công ty đặt tại nước nào là người c ư trú của nước đó

c Tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BP

Với một quốc gia, tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BP là giao dịch đó phải được thực hiện bởi người c ư trú và người không cư trú

d Đồng tiền sử dụng ghi chép trong

BP

Về nguyên tắc, bất kỳ đồng tiền nào cũng có thể được ghi c hép, hạch toán trong

BP Tuy nhiên trên thực tế, đồng tiền sử dụng trong BP bao gồm:

- với những nước có đồng tiền tự do chuyển đổi thì đồng tiền sử dụng hạch toán trong BP thường bằng nội tệ

Trang 3

- Với những nước có đồng tiền ko được tự do chuyển đổi hoặc thường xuyên biến động, thường sử dụng một ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế của quốc gia này

- Để thống nhất và tạo cơ sở so sánh giữa các nước, đồng tiền ghi chép trong

BP của các nước được ghi thống nhất bằng SDR

- Ngoài ra, tùy theo mục đích sử dụng và phân tích, người ta có thể lập BP theo các đồng tiền khác nhau bằng cách quy đổi các hạng mục của BP ra đồng tiền hạch toán ra tỉ giá chéo

2.Kết cấu và các cán cân bộ phận của Kết cấu và các bộ phận của BP

(-)

Cán cân (Ròng)

Cán cân thương mại

- X uất khẩu hàng hóa (FOB)

- Nhập khẩu hàng hóa (FOB)

Trang 4

+15 +5 +0

1.1 Kết cấu theo chiều dọc

Bảng BP theo chiều dọc gồm 4 cột c hính: “ Nội dung giao dịch”, “ Doanh số thu” hay cột “ Thu”, “Doanh số chi” Hay cột “Chi” và cột “ Cán cân ròng”

Bất kỳ một khoản thu nào, bằng đồng tiền bất kỳ nào, không kể nguyên ngân phát sinh đều được ghi vào cột “Thu” và mang dấu “+”

Bất kỳ một khoản c hi nào, bằng đồng tiền bất kỳ nào, không kể nguyên ngân phát sinh đều được ghi vào cột “chi” và mang dấu “+”

Do BP được hoạch toán theo nguyên tắc bút toán kép, nên tổng doanh số thu luôn bằng tổng doanh số chi nhưng ngược dấu, nghĩa là BP luôn cân bằng

Chênh lệch giữa doanh số thu và doanh số c hi của từng cán cân tạo ra cán cân ròng của cán cân này

1.2 Kết cấu theo chiều ngang

Tất cả các giao dịch c ủa nên kinh tế ( Không kể NHTW) được phản ánh tại cán cân tổng thể ( Overall Balance – OB) Tất cả những hoạt động can thiệt của NHTW được phản ánh tại c án cân bù đắp chính thức ( Officer Financing Balance – OFB) Tiêu c hí phân c hia OB thành CA và K (Cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính)

+ Đặc trưng của cấn cân vãng lai (CA) là phản ánh các khoản thu chi mang tính thu nhập, nghĩa là các khoản thu chi này phản ánh việc chuyển gia quyền sở hữu tài sản giữa người c ư trú và người không cư trú

+ Đặc trưng của cán cân vốn (K) là phản ánh các khoản thu chi liên quan đến tài sản có và tài sản nợ, nghĩa là các tài khoản chu chi phản ánh sự chuyển giao quyền

sử dụng về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú

+ Do công tác thống kê thường có nhầm lẫn và sai sót, nên theo nguyên tắc bút toán kép, để BP cân bằng người ta bổ xung một hạng mục là “ Lỗi và sai sót – OM”

1.3 BP Bản gh i c hép phản ánh c ung cầu ngoại tệ

Các giao dịch làm phát sinh c ung cầu ngoại tệ:

Các giao dịch làm phát sinh cung ngoại tệ (+)

Các giao dịch làm phát sinh

cầu ngoại tệ (-)

Trang 5

Xuất khẩu hàng hoá Nhập khẩu hàng hoá

Xuất khẩu dịch vụ Nhập khẩu dịch vụ

Thu chuyển giao một chiều Chi c huyển giao một chiều

Giảm dự trữ ngoại hối Tăng dự trữ ngoại hối

- Các bút toán có ghi (+) Phản ánh cung về ngoại tệ

- Các bút toán có ghi (-) phản ánh cầu về ngoại tệ

2 Các cán cân bộ phận của BP

2.1 Cán cân vãng lai ( Current account – CA)

Cán cân vãng lai: Phản ánh các luồng thu nhập và chi tiêu người ta chia CA ra thành 4 cán cân tiểu bộ phận là:

- Cán cân thương mại – Trade balance

- Cán cân dịch vụ - Service (SE)

- Cán cân thu nhập - Income (IC)

- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều – Current Transfers (Tr)

1 Cán cân thương mại:

Cán cân thương mại c òn được gọi là cán cân hữu hình vì nó phản ảnh chênh lệch khoản thu chi xuất nhập khẩu hàng hóa có thể quan sát được bằng mắt thường khi

di chuyển qua biên giới

Xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên ghi c ó (+)

Nhập khẩu làm phát sinh khoản chi ghi nợ (-)

Xuất siêu khi các khoản thu lớn hơn khoản chi

Nhập siêu khi c ác khoản chi lớn hơn các khoản thu

Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa:

- Nhân tố tỷ giá

- Nhân tố lạm phát

- Giá cả thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng

- Thu nhập của người không cư trú

- Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài

Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị nhập khẩu hàng hóa cũng giống như các nhân

tố tác động đến giá trị xuất khẩu nhưng c ó tác động ngược lại

2 Cán cân dịch vụ ( Services- SE)

Bao gồm các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ giữa người cư trú với người không cư trú ví dụ như: Du lịch, bảo hiểm, du học,viễn thông, thông tin …vv Xuất khẩu dịch vụ phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ) ghi c ó (+)

Nhập khẩu dịch vụ phát sinh cầu ngoại tệ (cung nội tệ) ghi nợ (-)

Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng giống như các nhân tố xuất nhập khẩu hàng hoá

Trang 6

3.Cán cân thu nhập ( Incomes Balance -IC)

I.Thu nhập của người lao động: Là các khoản tiền lương, tiền thưởng, và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú

cư trú và người không cư trú

Nhân tố chính ảnh hưởng lên giá trị thu nhập về đầu tư là số lượng đầu tư và tỷ lệ sinh lời ( hay mức lãi suất) của dự án đã đầu tư trước đây Yếu tố tỷ giá chỉ đóng vai trò thứ yếu

Các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú phát sinh c ung ngoại

tệ ( cầu nội tệ) ghi có (+)

Các khoản thu nhập phải trả cho người không cư trú phát sinh c ầu ngoại tệ ( cung nội tệ) ghi nợ (-)

4.Cán cân c huyển giao vãng lai một chiều (curent transfer - Tr)

Bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản

chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư

trú chuyển cho người cư trú và ngược lại

Các khoản thu phát sinh c ung ngoại tệ ( cầu nội tệ) ghi có (+)

Các khoản chi phát sinh cầu ngoại tệ ( cung nội tệ) ghi nợ (-)

Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển giao một chiều phụ thuộc chính vào mối quan hệ của người không cư trú và người cư trú

Ta thấy rằng, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, cán cân chuyển giao vãng lai

một chiều không thể quan sát bằng mắt thường nên gọi là cán cân vô hình

(invisible) Như vậy cán cân vãng lai được biểu diễn:

Cán cân vãng lai = Cán cân hữu hình + Cán cân vô hình

Cán cân tài c hính: bao gồm các hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ

có giá và đầu tư khác

1 Cán c ân vốn dài hạn(KL)

Ghi c hép các luồng vốn dài hạn kỳ hạn từ một năm trở lên chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia, đồng thời được phân chia theo tiêu chí “chủ thể” và “khách thể”

Trang 7

Luồng vốn đi vào ghi có (+)

Luồng vốn đi ra ghi nợ (-)

Các luồng vốn đầu cơ tăng lên nhanh chóng ( hot money) → sự ảnh hưởng của cán cân vốn ngắn hạn lên cán cân thanh toán quốc tế

3 Chuyển giao vốn một chiều (KTr):

Gồm các khoản cho, tặng, viện trợ không hoàn lại và các khoản nợ được xóa Khi được nhận các viện trợ không hoàn lại và được xoá nợ thu (+)

Khi viện trợ hoặc xóa nợ chi (-)

Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế - chính trị - xã hội giữa các nước có chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt

2.3 Cán cân cơ bản BB ( Bas ic balance)

BB = CA + KL

Khi CA thâm hụt nên kinh tế con nợ, CA thặng dư nên kinh tế chủ nơ Tuy nhiên

để tránh rủi ro về thanh khoản thì người ta dựa vào chỉ số BB c ụ thể:

BB > 0 nền kinh tế không chịu rủi ro về thanh khoản

BB< 0 Nền kinh tế chịu rủi ro về thanh khoản

2.4 Cán cân tổng thể (Overall balance – OB)

Tất cả các giao dịch c ủa nên kinh tế (không kể NHTW) thì cán cân tổng thể được tính:

+ Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (R)

+ Tín dụng với IMF và các NHTW khác ( L-loans)

+ Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập c án cân thanh toán (≠)

OFB= R + L + ≠

Trang 8

Dữ trữ ngoại hối tăng ghi nợ (-), và giảm ghi có (+)

 OM= - ( CA+ K+ OFB)

2.7 Mối quan hệ đẳng thức giữa các hạng mục trong BP

OB+ OFB= 0 ↔ OB= - OFB

OFB= R + L+ ≠

OB= CA+ K+ OM

CA= TB+ SE+ IC+ Tr

CA= Cán cân hữu hình + Cán cân vô hình

( Cán cân hữu hình= TB; Cán cân vô hình= SE+ IC+ Tr)

K= KL+ KS

OM= - (CA+ K+ OFB)

3 NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP C ỦA BP

Xét từ góc độ hạch toán, điểm quan trọng c ần lưu ý là BP của mối quốc gia luôn được c ân bằng Điều đó xảy ra là vì BP được hạch toán theo nguyên tắc bút toán kép (double entry), nghĩa là mỗi giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú đều được ghi bằng hai bút toán có giá trị tuyệt đối bằng nhau nhưng ngược dấu Hạch toán kép là một nguyên tắc căn bản trong hạch toán kế toán nói chung Chẳng hạn, nếu một NHTM huy động trên 100 triệu VND tiền tiết kiệm bằng tiền mặt, thì giao dịch này được thể hiện trên bảng c ân đối tài sản c ủa ngân hàng theo nguyên tắc bút toán kép như sau:

Trang 9

Luồng tiền vào Luồng tiền ra

Do BP ghi chép c ác luồng tiền, thu ghi (+), chi ghi (-) và việc ghi c hép này phải tuân thủ nguyên tắc bút toán kép, nghĩa là bất kỳ khoản thu nào ghi (+) pahir có bút toán đối ứng ghi (-) có giá trị tuyệt đối bằng nhau (tương tự như bên TSN và TSC

ở trên) Một cách tổng quát có luồng tiền đi vào (+) thì phải có luồng t iền đi ra (-);

có luồng tiền đi ra (-) thì phải có luồng tiền đi vào (+) theo sơ đồ sau:

Giao dịch cơ sở (Giao dịch tự định)

Giao dịch phát sinh (Giao dịch bù đắp)

Làm phát sinh Luồng t iền ra

(+) Thu (CGVL)

(+) TSC giảm

Phải có Luồng t iền vào

Trang 10

Để hiểu được căn bản nguyên tắc hoạch toán kép của BP, chúng ta c ó thể đưa ra một số quy tắc vân dụng sau:

Quy tắc 1:

- Mọi khoản thu phản ánh luồng tiền vào, có dấu (+), đều phải được sử dụng, phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-) Tương tự như chúng ta nhận lương, phản ánh luồng tiền vào, có dấu (+), và mọi khoản thu của chúng ta đều phải được sử dụng (tức chi), có dấu (-); hay tương tự như bên nợ bên có của bảng cân đối tài sản

- Mọi khoản chi (tức sử dụng) phải có thu

Tức theo quy tắc: “Muốn chi phải có thu, có thu thì phải sử dụng”

Quy tắc 2:

- Do mọi khoản thu (+) đều phải chi, nên mọi khoản thu có thể làm phát sinh:

Hoặc dùng để chi c ho nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, tức phản ánh luồng tiền ra, nên có dấu (-)

Hoặc dùng để chi c ho chuyển giao một chiều và chi thu nhập, tức phản ánh luồng tiền ra, nên có dấu (-)

Hoặc làm tăng TSC (ví dụ: tăng số dư tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài), phản ánh luồng tiền ra, nên có dấu (-)

Hoặc làm giảm TSN (ví dụ: trử nợ vay nước ngoài), phản ánh luồng tiền ra, nên

có dấu (-)

Hoặc dùng để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, nên có dấu (-)

- Mọi khoản chi (-) đều phải trên cơ sở đã có thu (+), nên mỗi khoản chi làm phát sinh:

Trang 11

Hoặc trên cơ sở khoản thu xuất khẩu hàng hó và dịch vụ, tức phản ánh luồng tiền vào, nên có dấu (+)

Hoặc trên cơ sở giảm TSC (ví dụ: giảm số tiền gửi ở nước ngoài), phản ánh luồng tiền vào, nên có dấu (+)

Hoặc làm tăng TSN (ví dụ: đi vay nước ngoài), phản ánh luồng tiền vào, nên có dấu (+)

Hoặc trên cơ sở giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, nên có dấu (+)

Tóm lại: do mỗi khoản thu(+) đều phải được chi (-) và mỗi khoản chi (-) đều phải trên cơ sở có thu (+), do đó mỗi bút toán ghi có (+), đồng thời, phải có một (hoặc

một số) bút toán ghi nợ (-) tương ứng có giá trị bằng nhau; và ngược lại, mỗi bút toán ghi nợ (-) đồng thời phải c ó một (hoặc một số) bút toán ghi c ó (+) tương ứng

có giá trị bằng nhau Đây chính là bản chất của nguyên tắc hạch toán kép

Quy tắc 3:

Có 5 giao dịch đặc trưng giữa người cư trú với người không cư trú là:

1 Trao đổi hàng hóa, dịch vụ này để lấy hàng hóa dịch vụ khác:

- Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (tạo ta khoản thu (+))

- Dùng khoản thu từ xuất khẩu hàng hóa để nhập tài sản chính, tức làm tăng TSC (tạo ra khoản c hi (-) bằng cách:

Hoặc tăng tiền gửi tại ngân hàng nước ngời để hưởng lãi suất (phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-)

Trang 12

Hoặc mua (nhập khẩu) trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu nước ngoài (phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-)

Hay nó i c ách khác:

- Xuất khẩu hàng hóa tạo ra khoản thu (+)

- Nhập khẩu hàng hóa tạo ra khoản chi (-)

Ví dụ 2:

- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, phản ánh luồng tiền ra (-)

- Phát hành (xuất khẩu) trái phiếu để nhập khẩu hàng hóa, phản ánh luồng tiền vào (+)

Hay nó i c ách khác:

Nhập khẩu hàng hóa (-)

Xuất khẩu hàng hóa (+)

3 Trao đổi tài sản chính này lấy tài sản chính khác

Ví dụ 1:

- Mua (nhập khẩu) trái phiếu nước ngoài, phản ánh luồng tiền ra (-)

- Giảm số dư tiền gửi ở nước ngoài, phản ánh luồng tiền vào (+)

Ví dụ 2:

- Đi vay bằng phát hành (XK) IOU phản ánh luồng tiền vào (+)

- Mua trá phiếu nhập khẩu nước ngoài phản ánh luồng tiền ra (-)

4 Chuyển giao hàng hóa và dịch vụ một chiều (tài trợ vũ khí, làm tài trợ, quà tặng…):

Ví dụ:

Thu chuyển giao vãng lai một chiều, phản ánh luồng tiền vào (+)

Có thể xem đây là khoản thu export goodwills c hẳng hạn như chuyển lời c ảm ơn, lòng thiện cảm, lòng tốt đối với người gửi

- Dùng tiền thu để nhập khẩu hàng hóa (-)

5 Chuyển giao tài sản chính một chiều:

- Nếu nhận từ người không cư trú thì phản ánh khoản thu, tức ghi có (+) Tài khoản đối ứng phụ thuộc vào mục đích sử dụng của khoản thu này (ví dụ: để NK hàng hóa, để mua trái phiếu nước ngoài…)

Trang 13

- Nếu chi cho người không cư trú thì phản ánh khoản chi, tức ghi (-)

Tài khoản đối ứng phụ thuộc vào nguồn c hi lấy từ đâu (ví dụ: từ khoản thu XK hàng hóa, giảm tài khoản tiền gửi nước ngoài…)

THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT CÁN CÂ N THANH TOÁN QUÔC TẾ

- Khái niệm về trạng thái Thặng dư hay thâm hụt BP

+ “Khi nói đến cán cân thanh toán là thặng dư hay thâm hụt, các nhà kinh tế muốn nói đến thặng dư hay thậm hụt của 1 hay một nhóm các cán cân bộ phận nhất định trong BP

- Phương pháp xác định

+ PP1: Xác định thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ phận thuộc BP Thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ phận là chênh lệch giữa bút toán ghi

có và bút toán ghi nợ của riêng cán cân bộ phận đó

Ví dụ như trong Slide: Ta thấy cán cân dịch vụ thâm hụt 40 triệu USD

+ PP2: Xác định thặng dư hay thâm hụt BP theo phương pháp tích lũy Nguyên tắc xác định dựa vào các đường danh giới phân chia các hạng mục bộ phận trong

BP Đường danh giới có thể đặt dưới bất kì hạng mục nào thuộc BP ngoại trừ hạng mục cuối cùng

- Theo chỉ dẫn c ủa IMP, BP bao gồm 100 hạng mục, có thể tạo ra 99 loại c án cân tích lũy nhưng thực tế chỉ có một số loại c án cân tích lũy c ó ý nghĩa kinh tế quan trọng là:

+ Cán c ân thương mại

+ Cán c ân vãng lai

+ Cán c ân c ơ bản

+ Cán c ân tổng thể

2 Ý nghĩa kinh tế của một số loại cán cân chính

Bằng c ông thức toán học ta có BOP ở trạng thái cân bằng như sau:

(X-M+Se+Ic+Tr)+(Kl+Ks)+( Δ R + L + ≠)=0

Trong đó:

Ngày đăng: 28/04/2014, 17:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng BP theo chiều dọc gồm 4 cột c hính: “ Nội dung giao dịch”, “ Doanh số thu”  hay cột “ Thu”, “Doanh số chi” Hay cột “Chi” và cột “ Cán cân ròng” - Tiểu luận: Cán cân thanh toán quốc tế
ng BP theo chiều dọc gồm 4 cột c hính: “ Nội dung giao dịch”, “ Doanh số thu” hay cột “ Thu”, “Doanh số chi” Hay cột “Chi” và cột “ Cán cân ròng” (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w