Các yêu cầu của ASEAN GAP 5 Nước

Một phần của tài liệu Chuyên đề: GAP VÀ SẢN SUẤT HỮU CƠ ASEAN GAP (P2) CĐ Nông nghiệp Nam Bộ (Trang 31 - 39)

Thực hành nông nghiệp tốt để kiểm soát nguy cơ môi trường được nhóm lại thành 13 nội dung.

3.3.2.Các yêu cầu của ASEAN GAP 5 Nước

3.3.2.5. Nước

Thực hành 23: Xả bỏ nước từ nhà vệ sinh, hệ thống cống rảnh hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro gây độc hại với môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm sản xuất.

Thực hành 24: Quản lý hoặc xử lý nước thải từ thu hoạch, chùi rửa và xử lý bằng tay nhằm giảm thiểu diện tích ô nhiễm môi trường.

3.3. Quản lý môi trường

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP

3.3.2.6. Hóa chất

+ Hóa chất nông nghiệp

Thực hành 25: Chủ trang trại và công nhân phải được tập huấn ở mức độ phù hợp với trách nhiệm của mình đối với việc sử dụng hóa chất.

Thực hành 26: Người tư vấn việc lựa chọn sản phẩm hóa chất cần phải chứng minh được năng lực chuyên môn của mình.

Thực hành 27: Phương pháp bảo vệ cây trồng phải phù hợp trong phòng trừ dịch hại và dựa vào khuyến cáo của các cơ quan có thẩm quyền hoặc giám sát dịch hại mùa màng.

3.3. Quản lý môi trường

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP

3.3.2.6. Hóa chất

+ Hóa chất nông nghiệp

Thực hành 28: Áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở những nơi có thể để giảm thiểu sử dụng hóa chất.

Thực hành 29: Hóa chất phải tiếp nhận từ nhà cung ứng có giấy phép.

Thực hành 30: Hóa chất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng trên cây trồng, cập nhật các tài liệu có thể để chứng mình tình trạng cho phép hiện hành.

Thực hành 31: Áp dụng hóa chất căn cứ vào chỉ dẫn trên nhãn hoặc giấy phép của cơ quan thẩm quyền.

Thực hành 32: Sử dụng một chiến lược luân phiên sử dụng các hóa chất và các phương pháp bảo vệ thực vật khác để tránh sự kháng thuốc của dịch hại.

3.3. Quản lý môi trường

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP

3.3.2.6. Hóa chất

+ Hóa chất nông nghiệp

Thực hành 33: Quản lý việc áp dụng hóa chất (trong đất và không khí) nhằm giảm thiểu sự rủi ro của việc lan tỏa đến vùng lân cận và nơi môi trường nhạy cảm.

Thực hành 34: Phối trộn lượng hóa chất phù hợp để giảm thiểu lượng hóa chất dư thừa sau khi sử dụng.

Thực hành 35: Vứt bỏ lượng dung dịch hóa chất dư thừa và rửa dụng cụ hợp lý nhằm giảm thiểu sự rủi ro về độc hại môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm.

Thực hành 36: Duy trì trang thiết bị sử dụng hóa chất trong điều kiện làm việc tốt và bảo trì ít nhất một năm một lần.

3.3. Quản lý môi trường

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP

3.3.2.6. Hóa chất

+ Hóa chất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hành 37: Hóa chất được cất giữ trong điều kiện ánh sáng thích hợp, trong dụng cụ vững chắc, chỉ cho phép người có thẩm quyền tiếp xúc. Định vị trí và xây dựng công trình nhằm giảm thiểu rủi ro gây nhiễm bẩn môi trường và gắn các thiết bị an toàn trong trường hợp xẩy ra sự cố hóa chất.

Thực hành 38: Phải cất giữ hóa chất trong thùng đựng nguyên gốc với nhãn mác dễ đọc và trên cơ sở chỉ dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hóa chất đã được chuyển sang thùng đựng khác thì cần phải có nhãn mác rõ ràng về tên, tỷ lệ sử dụng và thời gian cách ly.

3.3. Quản lý môi trường

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP

3.3.2.6. Hóa chất

+ Hóa chất nông nghiệp

Thực hành 39: Không được tái sử dụng các loại chai, lọ, bao bì… đựng hóa chất, phải cất giữ nó ở nơi an toàn cho đến khi được xử lý.

Thực hành 40: Xử lý các loại chai, lọ, bao bì… đựng hóa chất tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia, tuy nhiên phải trên cơ sở chung là phải giảm thiểu rủi ro gây độc hại đến môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm. Những nơi có điều kiện cần sử dụng hệ thống thu gom và xử lý theo quy định.

Thực hành 41: Các hóa chất hết hạn, không sử dụng nữa thì cần phải được xác định rõ ràng và cất giữ nơi an toàn cho đến lúc xử lý.

3.3. Quản lý môi trường

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP

3.3.2.6. Hóa chất

+ Hóa chất nông nghiệp

Thực hành 42: Xử lý các hóa chất hết hạn, không sử dụng

bằng hệ thống xử lý theo quy định hoặc ở các nơi cho phép.

Thực hành 43: Xác định các loại hóa chất sử dụng cho từng loại cây trồng, ghi cụ

thể hóa chất sử dụng, nguyên nhân sử dụng, ngày sử

dụng, vị trí xử lý, tỷ lệ và phương pháp sử dụng, điều kiện thời tiết, tên người sử dụng.

Thực hành 44: Ghi chép đầy đủ các hóa chất được cất giữ bao gồm tên hóa chất, thời gian, chất lượng và thời gian kết thúc sử dụng hoặc thời gian vứt bỏ.

3.3. Quản lý môi trường

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP

3.3.2.6. Hóa chất

+ Các hóa chất khác

Thực hành 45: Chất đốt, dầu, các hóa chất phi nông nghiệp khác cần phải được xử lý, cất giữ, vứt bỏ bằng cách giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm bẩn môi trường.

3.3. Quản lý môi trường

3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN GAP

Một phần của tài liệu Chuyên đề: GAP VÀ SẢN SUẤT HỮU CƠ ASEAN GAP (P2) CĐ Nông nghiệp Nam Bộ (Trang 31 - 39)