HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NGUYỄN THỊ THU HẰNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ THAM GIA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN "RAU[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Tổng quan về mức sẵn lòng trả - WTP
2.1.1.1 Cơ sở vi mô về mức sẵn lòng trả - WTP
Thông thường, một cá nhân thường thanh toán các hàng hóa, dịch vụ mà họ tiêu dùng thông qua giá thị trường (MP) Nhưng cũng có trường hợp cá nhân tự nguyện hay sẵn lòng trả giá hàng hóa/dịch vụ cao hơn giá thị trường và mức giá họ tự nguyện hay sẵn lòng trả là khác nhau Mức s ẵn lòng chi trả là thước đo sự thỏa mãn hay sự hài lòng khi tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ nào đó Vì vậy đường cầu được mô tả như đường “sẵn lòng chi trả” Đường cầu cũng tạo cơ sở cho việc xác định lợi ích của xã hội từ việc tiêu dùng hay mua sắm một hàng hóa/dịch vụ nhất định Phần diện tích nằm dưới đường cầu từ giá trị 0 đến số lượng tiêu dùng Q * thể hiện tổng giá sẵn lòng chi trả (WTP) và mối quan hệ đó được phản ánh qua biểu thức sau:
Trong đó: WTP: mức sẵn lòng chi trả
MP: Tổng giá thị trường
CS: thặng dư tiêu dùng
Hình 2.1 Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư tiêu dùng
Hình 2.1 cho thấy giá thị trường ở mức cân bằng đối với một hàng hóa dịch vụ X và P* và được áp dụng cho tất cả mọi người Tuy nhiên cá nhân A có thể sẵn lòng chi trả ở mức giá cao hơn so với P* Tổng lợi ích mà cá nhân A nhận được ở đây thực tế là toàn bộ phần diện tích cả (a) và (b) nằm dưới đường cầu D Phần diện tích (a) chính là thặng dư tiêu dùng, diện tích (b) là tổng chi phí mà cá nhân A phải trả cho sử dụng hàng hóa X.
2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến WTP
Trình độ nhận thức có ảnh hưởng lớn đến mức sẵn lòng trả để xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN Trước kia, trình độ nhận thức của các cá nhân, tổ chức còn hạn chế và ít nhiều không quan tâm đến vấn đề nhãn hiệu, thương hiệu và các lợi ích mang lại vì vậy sản xuất vẫn là tự phát, mạnh ai nấy làm nên dẫn đến tình trạng hàng giả hàng nhái xuất hiện khắp nơi trên thị trường gây mất uy tín và ảnh hưởng xấu đến kinh doanh Ngày nay, với giáo dục nhận thức đã được nâng lên, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã nhận thức đúng đắn được vấn đề của việc xây dựng và sử dụng NHCN để nó ngày càng phát triển, quy mô lan rộng và nhiều người biết đến vì thế mức sẵn lòng trả để tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” cũng sẽ cao hơn. Điều kiện sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính Đối với những cá nhân, hộ, doanh nghiệp hoàn thiện được quy trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng, mẫu mã, có uy tín với người tiêu dùng thì có thể dễ dàng thấy nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN Và ngược lại, nếu chưa có đủ công nghệ, điều kiện sản xuất, chất lượng chưa đảm bảo và chưa có uy tín với người tiêu dùng thì sẽ chưa xuất phát nhu cầu.
Thu nhập của các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN Cụ thể là ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả kinh phí khi tham gia xây dựng và sử dụng NHCN của các cá nhân, tổ chức, hay doanh nghiệp.
Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
Cùng với trình độ nhận thức và điều kiện sản xuất thì kinh nghiệm kinh doanh cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả để xây dựng và sử dụng NHCN Thường thì những cá nhân, những tổ chức sản xuất lâu năm sẽ rút ra được những kinh nghiệm sản xuất và cách định vị sản phẩm của mình trên thị trường vì vậy sản phẩm của những người sản xuất lâu năm đã phần nào đã gây được dấn ấn với người tiêu dùng do đó họ quan tâm đến vấn đề để tạo ra sự khác biệt sản phẩm của mình trên thị trường, đó là vấn đề cấu thành nên nhãn hiệu.
Mức độ hiểu biết về NHCN và khả năng tiếp cận thị trường
Mức độ hiểu biết về NHCN và khả năng tiếp cận thị trường cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự xây dựng và sử dụng nhãn hiệu Thường những người có khả năng tiếp cận với thị trường lớn thì sẽ nhận thấy được mức độ cần thiết hơn hay hiểu biết rõ về nhãn hiệu sẽ thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu đối với sản phẩm của họ và sẵn sàng trả ở mức giá cao hơn.
2.1.2 Tổng quan về nhãn hiệu và nhãn hiệu chứng nhận
Luật SHTT của Việt Nam không có điều khoản cụ thể nào về định nghĩa nhãn hiệu mà khái niệm nhãn hiệu được quy định trong phần giải thích từ ngữ Theo đó, “ nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”(Điều 4 khoản 16 luật SHTT, 2005).
Không phải là hàng hoá nhưng nhãn hiệu lại có ý nghĩa rất lớn trong thương mại Nhãn hiệu là một trong những đối tượng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
Vì vậy, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn coi trọng việc bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, khái niệm nhãn hiệu vẫn chưa được hiểu thống nhất ở các quốc gia
Theo Điều 785 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cũng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Điều ước quốc tế TRIPs đã có quy định về khái niệm nhãn hiệu tại Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định như sau:
Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu. Ở Châu Âu, các vấn đề về nhãn hiệu trong Quy định này được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Châu Âu Định nghĩa về nhãn hiệu được quy ở Điều 4 Quy định 40/94 (Council Regulation (EC) No.40/94 ngày 20 tháng 12 năm 1993) như sau: “Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết (represented graphically), đặc biệt là các từ, bao gồm tên riêng, các phác hoạ hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác”.
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của doanh nghiệp (hoặc tập thể doanh nghiệp) dùng để phân biệt với hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác”.
Theo đoạn 1127 Lanham Act đạo luật lanham – Hoa Kì, nhãn hiệu hàng hoá được giải thích như sau: “Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà được sử dụng bởi một người, hoặc được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó”.
Từ thời xa xưa, nhãn hiệu đã được sử dụng khi các nhà sản xuất muốn phân biệt hàng hóa của mình Thật ra, các nhà sản xuất sử dụng nhãn hiệu với lý do chính là muốn khách hàng nhận biết được nhà sản xuất với hy vọng rằng khách hàng sẽ mua lại trong những lần sau hay giới thiệu với người khác Ban đầu thì người ta đóng dấu nhãn hiệu cho các loại gia súc, về sau thì các nhà sản xuất gốm, da thú và tơ lụa cũng sử dụng phương pháp này để phân biệt các sản phẩm của họ với nhà sản xuất khác.
Hiện nay nhãn hiệu chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong thương mại nhãn hiệu có thể được mua bán hoặc có thể cho thuê quyền sử dụng Nhãn hiệu có thể đc bảo hộ trong nước hoặc trên quốc tế.
Chức năng của nhãn hiệu
Nhãn hiệu có nhiều chức năng, trong đó chức năng cơ bản nhất là tính phân biệt:
- Phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một cơ sở này với sản phẩm hay dịch vụ của một cơ sở khác
Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Thực tiễn việc tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu trên thế giới
Các sản phẩm đặc sản mang tính truyền thống văn hóa riêng của từng vùng, quốc gia nên vấn đề bảo vệ nguồn gốc xuất xứ của chúng là vấn đề hết sức cần thiết. Vấn đề này đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm như ở Pháp và Indonexia hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thiết lập từ năm 1905, đến năm 1992 các quy định của Pháp trong quy chế 2081/92-EU để bảo hộ sản phẩm dưới chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ được tất cả các nước Châu Âu tuân thủ (Hồ Ngọc Cường, 2010) Tại
Mỹ, Hệ thống pháp luật về nhãn hiệu có lịch sử lâu đời với những quy định tương đối đầy đủ, đã được thực thi trong thời gian dài, trong đó Lanham Act và Luật nhãn hiệu Trademark Act (1905) là các đạo luật có vai trò quan trọng nhất; Còn ở các nước Châu Á, việc tiếp cận vấn đề này còn chậm Ở Indonexia luật nhãn hiệu được ban hành năm 2001; ở Ấn Độ tháng 9/2003, Luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra đời.
Tại Hoa Kỳ: Về cơ bản nhãn hiệu chứng nhận của Hoa Kỳ tương đồng với cách hiểu nhãn hiệu chứng nhận của các nước Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu nếu: (i) chủ sở hữu thực hiện việc quản lý một cách hợp pháp việc sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hoá; (ii) chủ sở hữu không được từ chối chứng nhận hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận; (iii) chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu cho hàng hoá để đảm bảo tính trung lập; (iv) chủ sở hữu không được sử dụng nhãn hiệu với mục đích nào khác việc chứng nhận nhằm đảm bảo không gây nhầm lẫn cho công chúng về chức năng của nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng cho một hoặc nhiều sản phẩm và một hoặc nhiều nhà sản xuất trong một khu vực cụ thể Ví dụ như cam Florida, khoai tây Idaho, hành Vidalia, rượu vang Napa Valley và táo bang Washington Có ba loại nhãn hiệu chứng nhận: (i) nhãn hiệu chứng nhận hàng hoá hoặc dịch vụ có nguồn gốc xuất xứ từ một khu vực địa lý nhất định; (ii) nhãn hiệu chứng nhận hàng hoá và dịch vụ đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nguyên liệu sản xuất hay cách thức sản xuất; (iii) nhãn hiệu chứng nhận cách thức cung cấp dịch vụ hoặc quy trình sản xuất hàng hoá đáp ứng theo tiêu chuẩn nhất định Trong đó, nhãn hiệu chứng nhận hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc từ khu vực địa lý có nhiều đặc điểm tương đối gần với chỉ dẫn địa lý.
Vì vậy, các chỉ dẫn địa lý của các nước thường đăng ký bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận về nguồn gốc tại thị trường Hoa Kỳ như Parmigiano Reggiano, Roquefort, Swiss, Darjeeling… (Nguyễn Yến Phụng, 2014)
Một yêu cầu chung đối với nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc xuất xứ là khi đăng ký phải xác định rõ khu vực sản xuất Ví dụ, nhãn hiệu chứng nhận Parmigiano Reggiano để chỉ loại pho mát “có nguồn gốc từ khu vực Parma Reggio của Italie, bao gồm các vùng Parma, Reggio Emilia, Modena và Mantua bên phải dòng song Po và Bologne, bên trái sông Reno” Hay Swiss là nhãn hiệu chứng nhận sử dụng cho sô cô la và các sản phẩm làm từ sô cô la được sản xuất tại Thuỵ Sĩ Tuy nhiên, bên cạnh việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu chứng nhận còn xác nhận chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm Ví dụ Roquefort là nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm pho mát làm duy nhất từ sữa cừu và được lên men tự nhiên trong các hầm của làng Roquefort, quận Aveyron, Pháp” (Lanham Act, 2008)
Inđônêxia: Inđônêxia là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng và sử dụng CDĐL cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm ở khu vực Đông Nam châu Á Là một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp Inđônêxia có tiềm năng to lớn về những sản phẩm đặc thù mang tính dân tộc và có nguồn gốc CDĐL như hồ tiêu trắng, cà phê, ca cao … Vì vậy, việc bảo bộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm là một biện pháp được chính phủ Inđônêxia đánh giá rất cao, đặc biệt trong việc đưa các sản phẩm chất lượng và danh tiếng của Inđônêxia đến với người tiêu dùng (Trần Thăng Long, 2009).
Ví dụ: Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm càphê vùng Bali ở Inđônêxia được thực hiện qua các bước sau:
- Trao quyền cho các tổ chức của nông dân: Thành lập tổ chức của người dân bao gồm những hộ nằm trong vùng sản xuất cà phê, thực hiện đúng theo các quy trình sản xuất và trực tiếp được quyền đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng thương hiệu sản phẩm của cà phê này.
- Thực hiện quy trình thống nhất và nâng cao chất lượng: Quy trình sản xuất từ khâu sản xuất đến khâu chế biến cà phê của vùng Bali được thực hiện thống nhất, đúng quy trình kỹ thuật Toàn bộ diện tích cà phê được canh tác theo phương thức hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
- Thành lập tổ chức quản lý NHTT: Đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo việc sản xuất và sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm cà phê Bali đúng mục đích, chất lượng, hiệu quả Nhiệm vụ này được giao cho một tổ chức của những người sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm cà phê Tổ chức này được hoạt động dưới sự bảo trợ của Nhà nước, Chính quyền địa phương.
2.2.2 Thực tiễn việc tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam
Nước ta có tiềm năng rất lớn để sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản Tuy nhiên, phần lớn nông sản của Việt Nam đang được tiêu thụ và xuất khẩu dưới dạng sản phẩm sơ chế (sản phẩm thô), giá trị xuất khẩu thấp Nhiều sản phẩm đặc sản gắn liền với địa danh chưa được bảo hộ Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện cả nước có 964 đặc sản gắn với 733 địa danh được sử dụng cho các nhóm sản phẩm của các địa phương trong đó cho đến nay đã có 59 nhãn hiệu tập thể, 24 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm nông sản nổi tiếng Các hàng hóa sau khi được hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu dưới nhiều hình thức đã góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các địa phương về việc xây dựng và quản lý tài sản trí tuệ dùng cho các đặc sản địa phương Qua đó tạo điều kiện để tổ chức triển khai quản lý, khai thác thương mại sản phẩm, từ đó có thể nâng cao uy tín, chất lượng, giá trị thị trường của sản phẩm, góp phần hỗ trợ nông dân, nhà sản xuất ổn định và từng bước nâng cao thu nhập, thực hiện chính sách “tam nông” của Đảng và Nhà nước (Trần Thăng Long, 2009)
Hầu hết các sản phẩm được hỗ trợ đều được giới thiệu, quảng bá rộng rãi về sản phẩm, tăng cơ hội xúc tiến thương mại cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, giúp người tiêu dùng có thể được tiếp cận dễ dàng hơn với sản phẩm.
- Gà đồi Yên Thế sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp độc quyền nhãn hiệu chứng nhận cho 2 giống chủ lực là Ri lai và Mía lai, tỉnh đã có những kế hoạch phát triển nhãn hiệu thông qua tăng số lượng đàn gà và mở rộng thị tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội Nhằm nâng cao hơn chất lượng gà con thương phẩm, huyện Yên Thế đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án nuôi gà bố mẹ với quy mô 5.000 con tại 5 xã với 17 hộ tham gia Huyện đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn về nuôi gà bố mẹ đã trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy công tác xã hội hoá về sản xuất con giống, nên đã có thêm 27 hộ, 38 lò ấp nở gà con thương phẩm đi vào hoạt động, mỗi năm cung ứng cho thị trường thêm 1 triệu con gia cầm chất lượng tốt, thông qua các mô hình đã giúp đỡ và hướng dẫn các hộ dân trong việc lựa chọn và nhân rộng giống gà địa phương có chất lượng thịt ngon, ngoại hình đẹp, dễ thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, từ đó uy tín về chất lượng sản phẩm gà đồi Yên Thế được nâng lên, được nhiều bạn hàng và người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành phố biết đến, coi gà đồi Yên Thế như một loại con đặc sản (Thân Minh Quế, 2010) Nhiều nhà hàng, khách sạn ở các thành phố về tận nơi đặt hàng bởi giống gà Yên Thế có ngoại hình đẹp, nhưng điều quan trọng là chất lượng thịt gà có hương vị thơm ngon rất đặc trưng mà chỉ
"Gà đồi Yên Thế" mới có Uy tín về chất lượng gà đồi Yên Thế ngày càng được người tiêu dùng các vùng miền biết đến và coi như một con đặc sản lãi từ nuôi gà vào khoảng 30.000 – 35.000 đồng/kg tương đương với mỗi 1.000 con gà người dân có thể lãi từ 60 – 70 triệu đồng Có những hộ chăn nuôi lớn, dịp Tết này họ sẽ thu lãi từ 200 – 300 triệu đồng tùy vào số lượng gà nuôi (Bảo Hân, 2013) Ngày 08/9 – 11/9/2013, tại Singaporet, sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” còn vinh dự là 1 trong 4 sản phẩm, thực phẩm của Việt Nam lọt vào danh sách nhận Cúp chứng nhận “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á – ASEAN BESTFOOD/BESTFOOD PRODUCT” do Ban Tổ chức Chương trình truyền thông quảng bá “doanh nhân ASEAN vì môi trường xanh – sạch – đẹp” trao tặng Từ một sản phẩm mang thương hiệu của địa phương, “Gà đồi Yên Thế” đã vững vàng trở thành một nông sản mang thương hiệu mạnh không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới và được vinh danh trên diễn đàn người tiêu dùng khu vực Đông nam Á (Như Hoa, 2011) Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng tiêu thu giảm mạnh Tại các siêu thị và sàn giao dịch rau quả chỉ thi thoảng mới bán Nhiều công ty ngừng nhập Nguyên nhân khiến việc việc tiêu sản phẩm sụt giảm tại Hà Nội là do giá cao hơn rất nhiều so với các loại gà khác như: gà ta, gà nuôi ở Ba Vì, Hòa Bình nhưng chất lượng chưa tương xứng nên người tiêu dùng quay lưng Thêm vào đó, sự xâm nhập của gà lậu cũng làm nhãn hiệu gà Yên Thế điêu đứng Hiện nhiều thương lái cố tình mua các gà loại thải, không rõ nguồn gốc ở các vùng biên giới phía Bắc rồi về Yên Thế “rửa trắng” thành gà đồi sạch bán giá đắt, kiếm lời lớn Mới đây, công an Bắc Giang đã bắt giữ cả một xe tải với 300 kg gà thải loại, không rõ nguồn gốc bán cho các nhà hàng, quán ăn gắn mác gà đồi sạch Yên Thế Một nguyên nhân nữa cũng khiến thị trường tiêu thụ gà Yên Thế sụt giảm mạnh là Theo nhãn hiệu chứng nhận thì chỉ giống gà Mía Lai và Ri Lai là được cấp chứng chỉ Tuy nhiên, ở Yên Thế, người ta thường nuôi khoảng 5-6 giống gà khác nhau nhập từ Trung Quốc cho lai với giống gà Yên Thế nên đã cho ra những loại gà lai khác nhau như gà chíp, “gà
5 cha ba mẹ”, gà Tàu, gà tự lai tạo Theo Ông Phạm Công Vân, Phó Chủ tịch Hội Sản xuất và Tiêu thụ gà đồi Yên Thế, cho rằng, gà Yên Thế đã là đặc sản nổi tiếng từ rất xa xưa Tuy nhiên, để gà ngon, thịt thơm cần phải tuân thủ theo đúng quy trình nuôi từ 3,5-6 tháng Trong quá trình nuôi, 21 ngày đầu phải nuôi úm, cho chạy đồi và chỉ được ăn ngô khoai sắn “Vì vội bán nên nhiều gia đình bán non nên gà không đảm bảo chất lượng Việc cấp thiết chúng tôi cần làm trong thời gian này là nâng cao chất lượng gà và mở rộng thị trường tiêu thụ vào miền Trung, miền Nam ” (Bảo Hân, 2013).
- Với sản phẩm thanh long Bình Thuận được hỗ trợ đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý, diện tích thanh long của tỉnh Bình Thuận năm 2009 đã tăng trên 11.700 ha (gấp 2 lần so với năm 2005 và vượt mức quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2010), sản lượng năm 2009 khoảng 245.000 tấn (tăng 2,4 lần so với năm
Bài học và kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn
Thứ nhất: Hiểu rõ đươc các khái niệm, nội dung cũng như đặc điểm của mức sẵn lòng trả, các nguyên nhân ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận phục vụ cho nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả để tham gia xây dựng và sử dụng NHCN.
Thứ hai: Từ việc khái quát về rau an toàn và một số đặc trưng của rau an toàn Sapa với các nội dung về thời vụ, đặc điểm một số loại rau an toàn trồng tại Sapa, tôi có hình dung bao quát về những khác biệt và lợi thế của các loại rau an toàn trồng tại Sapa so với khu vực khác.
Thứ ba: Tổng kết những nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng nhãn hiệu của các nước trên thế giới và Việt Nam cho chúng ta một số bài học kinh nghiệm cần được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn:
- Việc lưạ chọn loại hình bảo hộ cho sản phẩm nông sản hàng hóa có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Đặc biệt là vấn đề khai thác và phát triển giá trị các nhãn hiệu chứng nhận sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.
- Đối với các vùng, các địa phương có sản phẩm đặc sản truyền thống, đòi hỏi có sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc đăng kí xác lập quyền. Ngoài việc đăng kí bảo hộ về mặt pháp luật thì chính quyền địa phương cũng cần phải xây dựng chiến lược, có sự đầu tư cho việc duy trì và phát triển sản phẩm tránh làm mất hay mai một các nghề truyền thống, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế cao cho người sản xuất, kích thích kinh tế phát triển, tạo việc làm cho người lao động.
- Người dân phải thấy được tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với các sản phẩm đặc trưng của vùng, từ đó thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật trong sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ, gây hình ảnh cũng như uy tín phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng NHCN.
- Phải thành lập tổ chức hiệp hội làm đại diện, đồng thời Đảng và Nhà nước cần có thể chế, chính sách cụ thể hơn trong hỗ trợ các địa phương xây dựng thương hiệu theo hình thức NHCN Các cơ quan chức năng, các cơ quan chuyên môn hỗ trợ trong việc tư vấn giúp đỡ địa phương xây dựng quy trình an toàn chuẩn từ sản xuất đến tiêu thụ một cách khoa học, đảm bảo sự đồng nhất giữa các hộ cùng sử dụng nhãn hiệu chung về chất lượng sản phẩm, về phương thức quảng bá hình ảnh nhãn hiệu đến người tiêu dùng.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Thị trấn Sa Pa là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của huyện, phía bắc giáp xã Bản Khoang, phía đông giáp xã Sa Pả, Hầu Thào, phía tây giáp xã San
Sả Hồ, phía nam giáp xã Lao Chải (UBND thị trấn Sa Pa, 2014).
Về địa hình: Thị trấn Sa Pa có địa hình bị chia cắt khá mạnh, địa hình phức tạp, độ dốc cao Đất đai chủ yếu là đồi núi với đất mùn núi cao (UBND thị trấn Sa
Về khí hậu: Khí hậu Sa Pa mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình khoảng 15°C Sa Pa chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió là gió mùa đông bắc về mùa đông thời tiết khô lạnh đôi khi có mưa tuyết, băng giá kèm theo sương muối, ảnh hưởng có hại đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng Gió đông nam về mùa hè, thời tiết mát thường có mưa lớn kéo dài.(UBND thị trấn Sa Pa, 2014)
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thị trấn là 2.368 ha; bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 0,24 ha.
- Đất nông lâm nghiệp 1686,6 ha, chiếm 71% so với tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 356,3 ha chiếm 15% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp 1328 ha, chiếm 56% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản 3ha chiếm 0,1 tổng diện tích đất tự nhiên.
Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp 0,037 ha/người.
- Đất phi nông nghiệp 682,7 ha chiếm 28,8% so với tổng diện tích đấy tự nhiên Trong đó: Đất chuyên dùng 201ha, chiếm 8,5% so với tổng diện tích đất tự nhiên;Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,5ha chiếm 0,06 so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất đô thị 78,2ha chiếm 3,3% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đất ở 400ha chiếm 16,9% so với tổng diện tích đất tự nhiên.(Báo cáo thống kê thị trấn Sa Pa, 2014)
Thị trấn Sa Pa là trung tâm của cả huyện, tập trung dân cư nhiều nhất gồm 6 dân tộc anh em là kinh, mông, tày, dao, dáy sống trên địa bàn 23 tổ dân phố Qua bảng 3.1 cho thấy tình hình số hộ và số nhân khẩu của thị trấn liên tục tăng trong 3 năm gần đây tuy nhiên số lao động đến năm 2014 lại giảm mạnh khoảng 20,89% so với năm 2013 và bình quân 3 năm gần đây số lao động của toàn thị trấn giảm khoảng 8%
Bình quân nhân khẩu/hộ qua 3 năm tăng dần(từ 3,43 năm 2012 tăng lên đến3,59 năm 2014) trong khi bình quân lao động/hộ năm 2014 giảm so với năm2012( giảm từ 2,11 xuống 1,66) qua đó cho thấy tỷ lệ người ăn theo của hộ tăng.Năm 2014 trung bình 1 người lao động sẽ nuôi 2,17 người Tình hình lao động giảm dần cũng gây một phần khó khăn cho việc phát triển kinh tế các ngành đặc biệt là việc phát triển ngành hàng rau một ngành được coi là trọng điểm của thị trấn và đem lại thu nhập chính cho một bộ phận người dân địa phương
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của thị trấn Sa Pa giai đoạn 2012-2014
II Tổng nhân khẩu Khẩu 8678 100,00 9383 100,00 9589 100,00 108,12 102.2 105,16
III Lao động Lao động 5327 5588 4421 104,9 79,11 92.01
IV Chỉ tiêu bình quân
2.Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,43 _ 3,58 _ 3.59 _ _ _ _
3.Bình quân lao động/hộ Lao động/hộ 2,11 _ 2,13 _ 1.66 _ _ _ _
4 Bình quân nhân khẩu/lao động Khẩu/LĐ 1,63 _ 1,68 _ 2,17 _ _ _ _
( Nguồn: UBND thị trấn Sa Pa, 2014)
3.1.2.3 cơ sở vật chất hạ tầng
Về cơ sở hạ tầng của thị trấn được đầu tư cơ bản, nằm trên tuyến đường 4D chạy dài từ Lào Cai đi Lai Châu cách huyện khoảng 7km, có đường ô tô đến trung tâm 23 tổ dân phố, đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế chính trị, văn hóa xã hội trên địa bàn thị trấn.
Xây dựng xong công trình trung tâm điều dưỡng người có công cùng với đó phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thuộc các dự án như dự án trường dân tộc nội trú, dự án cáp treo fanxipăng, công trình nâng cấp đường Nguyễn Chí Thanh, công trình nhà thiếu nhi huyện, công trình san tạo mặt bằng chợ văn hóa-bến xe.
(UBND thị trấn Sa Pa, 2014).
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của cơ cở
Với cơ cấu kinh tế 70% là du lịch, 20% là nông lâm nghiệp, 10% thủ công nghiệp thị trấn Sa Pa đã có những kết quả kinh tế về từng ngành như:
Về thương mại du lịch:
Hàng năm, lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài đến Sa Pa ngày càng đông Trong năm vừa qua tổng số lượt khách đạt 826.120 lượt đến với Sa Pa, trong đó đón khách quốc tế là 140.382 lượt và khách nội địa là 685.609 lượt với mức khách du lịch đông đảo đêm lại cho thị trấn khoảng trên 910 tỷ đồng(Báo cáo thống kê thị trấn Sa Pa, 2014)
Về sản xuất nông lâm nghiệp:
- Về trồng trọt: tổng diện tích trồng cây nông nghiệp 611ha Trong đó, cây ngô diện tích là 10ha đạt sản lượng khoảng 38 tấn(đạt 100% kế hoạch giao), cây khoai diện tích khoảng 4ha sản lượng 32 tấn (đạt 100% kế hoạch giao), rau đậu các loại khoảng 346ha thu được sản lượng 9092 tấn (đạt 101% so với kế hoạch giao), diện tích actiso 18ha (đạt 112% so với kế hoạch giao) Cây chè với diện tích 40ha sản lượng 34 tấn (đạt 100% kế hoạch) Tổng diện tích cây ăn quả 89ha sản lượng đạt 132ha (đạt 101% kế hoạch giao) Diện tích hoa cắt cành 95ha (đạt 97,9% kế hoạch) Hoa giò, chậu các loại đạt 62.000 giò/chậu (đạt 100% kế hoạch).
Trong năm vừa qua do ảnh hưởng của thời tiết làm hư hỏng nhiều diện tích rau màu các loại vì vậy các cơ quan đơn vị tiến hành hỗ trợ để khắc phục hậu quả do mưa tuyết gây ra đối với các hộ trồng su su là 29.000 cọc trong đó 23.529 cọc được nhà nước đầu tư và 5.471 cọc do nhân dân tự đầu tư với tổng số tiền được hỗ trợ là 1,6 tỷ Hỗ trợ 52,9ha rau(180 hộ) bị thiệt hại do mưa tuyết với tổng số tiền là 52.900.000đ.
- Về chăn nuôi, thủy sản:
Tổng đàn gia súc (bò, lợn) đạt 1.513 con (đạt 100,8% so với kế hoạch), đàn gia cầm đạt 3.200 con (đạt 100,6% so với kế hoạch), sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 18 tấn (đạt 90% so với kế hoạch).
Công tác phòng trừ dịch bênh và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm với 11 liều tiêm phòng lở mồm long móng cho trâu, bò, 217 liều cho lợn và 153 liều thuốc cúm gia cầm cho gia cầm các loại.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1.1 Nguồn số liệu gián tiếp (thứ cấp)
Số liệu thu thập được phải đảm bảo được độ tin cậy, nguồn cung cấp số liệu phải có căn cứ pháp lý hoặc có cơ sở khoa học và đã được công bố trước đây bao gồm báo các của các cơ quan, tổ chức, sách báo, tạp chí, giáo trình, luận văn, công trình nghiên cứu có lien quan.
Các nguồn tài liệu được thu thập để làm dẫn chứng, cơ sở phân tích cho đối tượng nghiên cứu, phục vụ cho nội dung các phần cơ sở, tổng quan của đề tài và được trích dẫn cụ thể.
3.2.1.2 Nguồn số liệu trực tiếp (sơ cấp)
- Phương pháp chọn điểm và đối tượng nghiên cứu:
Theo thống kê của UBND thị trấn Sa Pa, trên địa bàn toàn thị trấn có 172 hộ đăng kí sản xuất rau an toàn Trên cơ sở đó tôi chọn ra 60 hộ trồng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Sapa để điều tra Và để đánh giá toàn diện hơn ngoài điều tra 60 hộ trồng rau còn điều tra thêm 4 cán bộ quản lý chuyên môn tại địa phương do đó tổng số mẫu là 64 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện cho các kết quả nghiện cứu khi lựa chọn điểm nghiên cứu tôi dựa trên kết quả phân tích vùng trồng rau an toàn để chọn ra một số tổ điển hình cho tổng thể để có thể đưa ra những số liệu có tính chất tổng quan nhất và không bị sai lệch thống kê quá nhiều.
+ Xây dựng phiếu điều tra: sử dụng bộ câu hỏi bằng cách xếp hạng, cho điểm, phiếu điều tra được xây dựng trên những thông tin mà hộ có thể phản hồi Nội dung điều tra bao gồm những thông tin cơ bản sau:
Thông tin cơ bản của hộ: tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,
Thông tin về tài sản đất đai, lao động, vốn và chi phí,…
Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ
Sự hiểu biết của các hộ trồng rau về nhãn hiệu chứng nhận và mức bằng lòng cho trả để có thể sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn thử: Trên cơ sở nội dung phiếu điều tra đã xây dựng sử dụng để điều lấy ý kiến của các hộ nông dân về tình hình sản xuất và tiêu thu rau an toàn, sự hiểu biết và nhu cầu cần thiết của nhãn hiệu chứng nhận
“rau an toàn” Sapa đối với các hộ trồng rau từ đó tìm hiểu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó.
+ Tham vấn chuyên gia: tham vấn, trao đổi thảo luận với các cán bộ phòng chuyên môn từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
+Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM (contingent valuation method)
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM hay phương pháp tạo dựng thị trường dùng để đánh giá nhu cầu, mức bằng lòng chi trả Tìm hiểu mức chi phí, sẵn lòng trả của các hộ trồng rau an toàn từ đó đánh giá nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu để xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn” Sapa.
Xác định viễn cảnh cụ thể trong phương pháp như sau: Thực tế chưa có nhãn hiệu cho sản phẩm rau an toàn Sapa từ đó xảy ra một số khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, bị giảm giá trị rau Do đó cần phải xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “rau an toàn Sapa” Ta có thể coi nhãn hiệu chứng nhận là một loại hàng hóa đặc biệt Để sử dụng hàng hóa đặc biệt này các hộ trồng rau an toàn phải chi trả một mức tiền. Để tìm hiểu mức WTP của các hộ sản xuất trong việc nghiên cứu nhu cầu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sapa” cần triển khai các bước sau:
Bước 1: Xác định và mô tả những đặc điểm của nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sapa”
Bước 2: Xác định đối tượng điều tra, xác định mẫu và phương pháp chọn mẫu Bước 3: Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn và tiến hành điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và thảo luận.
Hỏi các mức sẵn lòng chi trả đối với việc xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” Các mức phí sẽ được đưa ra sẵn và chia ra trong các khoảng từ 50-100 nghìn đồng, từ 101-150 nghìn đồng, từ 151-200 nghìn đồng, từ 201-250 nghìn đồng, từ 251-300 nghìn đồng và trên 300 nghìn đồng, từ đó người dân chọn mức chi trả họ cho là hợp lý nhất và người phỏng vấn sẽ lấy kết quả trung bình của mức đó.
Bước 4: phân tích và tổng hợp kết quả thu được
Sau khi đã tính toán xong cần phân tích xem xét sự thay đổi của giá trị đã tính toán trước sự biến động của thị trường và đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng.
3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả và phân tích so sánh.
Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu: số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dưa trên một tiêu thức nào đó để phân tích theo hướng mô tả sâu sắc thực trạng vấn đề. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể đánh giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của các hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng qua bảng tính Excel. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích so sánh để phân tích những thay đổi về sản xuất, kinh doanh rau an toàn của Thị trấn Sapa những năm gần đây Các chỉ tiêu được dùng:
Tốc độ phát triển liên hoàn: là chỉ tiêu phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời điểm liền nhau.
Trong đó: là tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian i là mức độ tuyệt đối ở thời gian i-1
Tốc độ phát triển bình quân: chỉ tiêu này nhằm đánh giá nhịp độ phát triển trung bình của hiện tượng trong một khoảng thời gian
Công thức: t Trong đó: t là tốc độ phát triển bình quân là tốc độ phát triển liên hoàn
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu
Chỉ tiêu thể hiện nhận thức của người dân trồng rau an toàn về nhãn hiệu chứng nhận.
Tỷ lệ người biết về nhãn hiệu chứng nhận
Tỷ lệ ngườihiểu rõ về NHCN/ số người được hỏi
Tỷ lệ người thấy được tầm quan trọng của nhãn hiệuchứng nhận.
Chỉ tiêu đánh giá mức sẵn lòng trả để tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sapa".
Tổng hợp từ phiếu điều tra sẽ có nhiều mức sẵn lòng trả khác nhau từ đó tính ra mức sẵn lòng trả trung bình của các tác nhân.
Mức sẵn lòng chi trả của các tác nhân khi có nhu cầu tham gia mô hình xây dựng, quản lý và sử dụng NHCN.
Trong đó: k: là chỉ số của các mức WTP; k=1 m
M: là các mức WTP mà tác nhân bằng lòng chi trả : là mức WTP trung bình của các tác nhân bằng lòng trả.
: là số tác nhân tương ứng với mức
(giả định đối với những tác nhân trả lời “ không đồng ý sẵn lòng chi trả ”, mức WTP của họ được cho là bằng 0).
Chỉ tiêu đánh giá nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
“rau an toàn” Sa Pa của người dân trồng rau an toàn tại thị trấn Sa Pa.
Tỷ lệ người mong muốn sử dụng nhãn hiệu/ số người được hỏi
Tỷ lệ người tham gia mô hình xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
“rau an toàn” Sa Pa/ số người được hỏi
Tỷ lệ người tham gia đóng kinh phí, mức bằng lòng trả khi tạo lập nhãn hiệu chúng nhận “rau an toàn Sapa”
Tỷ lệ người đồng ý tuân thủ đúng quy chế chung của hiệp hội.
Chỉ tiêu đánh giá vai trò, tầm quan trọng của nhãn hiệu chứng nhận.
Sự ưa thích của khách hàng
Mức độ tiêu thụ và giá cả
Thu nhập và lợi nhuận của người trồng rau an toàn tại thị trấn Sa Pa,….
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng sản xuất rau an toàn của hộ tại địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn của hộ tại thị trấn Sa Pa
4.1.1.1 Tình hình chung của ngành rau trên địa bàn thị trấn Sa Pa. Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điều kiện thuận lợi, nhờ đó mà rau Sa Pa mang rất nhiều đặc điểm riêng vượt trội hơn so với các vùng khác Được trồng ở độ cao 1.500 mét, với màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho Rau an toàn Sa Pacó vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng Rau an toàn Sa Pa trồng tại Sa Pa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng Nhờ đó mà rau Sa Pa luôn bán được giá cao hơn so với những sản phẩm rau cùng loại trên thị trường các vùng khác Vì vậy những năm gần đây cây rau là cây đem lại thu nhập chính cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn.
Những năm gần đây rau được trồng tập trung hơn, rau các loại được trồng tập trung chủ yếu ở tổ 7, tổ 9, tổ 11, tổ 12 vàtổ 13 Hiện toàn xã có khoảng 150ha trồng raucác loại Với đặc điểm thị trường thuận lợi là tại địa bàn khu du lịch thì rau Sa Pa cũng được tiêu thụ rất dễ dàng và chủ yếu được bán cho các nhà hàng và khách du lịch Tuy nhiên, mặc dù tiêu thụ dễ dàng nhưng giá bán thường không ổn định tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng Giá bán rau cũng chênh lệch khá lớn giữa lúc đầu mùa và chính vụ, cuối tuần và giữa tuầnkhiến người dân khó nắm bắt kịp.
Rau Sa Pa có các đặc điểm và chất lượng vượt trội hơn các loại rau khác vì vậy được người tiêu dùng rất yêu thích đặc biệt là bộ phận khách du lịch đến rất thích các loại rau được trồng tại Sa Pa Cây rau hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở huyện Sa Pa nói chung và thị trấn Sa Pa nói riêng Vấn đề mở rộng và phát triển vùng chuyên canh rau là hướng đi đúng đắn của chính quyền địa phương trong những năm qua Tuy nhiên sản phẩm rau Sa Pa vẫn mới chỉ được được bán chủ yếu tập trung tại vùng vì thế cần khai thác thị trường đưa sản phẩm rau Sa Pa đi đến các thị trường rộng hơn, để người tiêu dùng biết đến sản phẩm rau
Sa Pa cũng như tạo được dấu ấn khó quên trong lòng người tiêu dùng đối với sản phẩm rau Sa Pa Tuy nhiên chưa có một nhãn hiệu nào chung cho các sản phẩm rau an toàn Sa Pa, vì vậy hơn lúc nào hết rất cần sự vào cuộc và quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các cấp, các ngành trong việc xây dựng một nhãn hiệu chứng nhận chung cho các sản phẩm rau Sa Pa và sớm có biện pháp ngăn chặn việc vi phạm “bản quyền” của các thương lái từ các nơi như đang và đã xảy ra hiện nay.
4.1.1.2 Tình hình sản xuất rau an toàn tại các hộ điều tra trên địa bàn thị trấn
Sa Pa một số năm gần đây.
Về nhân khẩu và lao động
Qua điều tra cho thấy số nhân khẩu của các hộ ở mức trung bình khoảng 3,97 khẩu/ hộ và thường có 1-2 lao động chính, tuy nhiên để đảm bảo tính thời vụ của rau vì vậy một số hộ có ít lao độngcó nhu cầu thuê thêm lao động nhưng chủ yếu chỉ thuêvào thời kì làm đất hay thu hoạch Những hộ có diện tích trồng rau lớn thường thuê lao động lâu dài và làm việc cả năm trong các giai đoạn liên tục.
Lao động chính trong trồng rau đa số không thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, tỷ lệ tham gia thường xuyên cũng chỉ ở mức 1 lần/năm là khoảng 31,67% còn lại 68,33% là người dân không tham gia hay tham gia mấy năm
1 lần Bên cạnh đó trình độ học vấn của người dân trồng rau không cao, tỷ lệ lao động chưa học hết THPT điều tra được chiếm khoảng 73,33%, tỷ lệ học đến THPT chiếm khoảng 26,67% và tỷ lệ lao động học đến trung cấp, cao đẳng hay đại học chỉ chiếm khoảng 6,67% Tuy nhiên, với độ tuổi trung bình của những người dân trồng rau được phỏng vấn khoảng 45,07 tuổi và số năm kinh nghiệm trung bình khoảng13,2 năm cho thấy những người trồng rau đa số là những người đã có kinh nghiệm lâu năm, họ nắm khá rõ về kỹ thuật cũng như điều kiện để sản xuất vì vậy có thể nói cây rau đã gắn bó với người dân nơi đây khá lâu và thu nhập từ trồng rau cũng là nguồn thu nhập chính của một bộ phận người dân Sa Pa trong nhiều năm qua Tình hình cơ bản của các hộ được tóm tắt qua bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1: Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất rau an toàn
Diễn giải ĐVT Số lượng
1.Số hộ điều tra Hộ 60
-Hộ thuê đất trồng Hộ 14
-Hộ sử dụng đất sở hữu Hộ 46
2.Giới tính người được hỏi
3.Nhân khẩu bình quân 1 hộ Người 3,97
4.Lao động tham gia sx rau BQ/ hộ Lao động 1,92
6.Số năm sx rau BQ Năm 13,21
-Số hộ thường xuyên tham gia 19
-Số hộ không thường xuyên tham gia 41
Về đầu vào sản xuất
Về phương tiện dụng cụ để dùng trong sản xuất rau không nhiều, các dụng cụ chủ yếu cần thiết như cuốc, liềm, ô doa, thồ, bình phun thuốc, máy bơm nước. Trong đó, những dụng cụ như cuốc, liềm, ô doa tưới, thồ, bình phun là những dụng cụ cơ bản và có giá trị không cao nên hầu hết các hộ được hỏi đều có đủ để phục vụ cho việc sản xuất, đa số các dụng cụ này thời gian sử dụng không dài chỉ được khoảng 1-2 năm Đối với những diện tích trồng rau rộng hay xa nguồn nước tưới, để cho việc tưới tiêu trở nên đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng nhiều hộ đã áp dụng hệ thống tưới tiêu tự động hay sử dụng máy bơm để tưới thủ công vì vậy tỷ lên các hộ được hỏi có máy bơm để dùng cho sản xuất rau chiếm khoảng 46,67%, tỷ lệ này ở mức chưa cao cho thấy đa số người dân sản xuất rau tại Thị trấn Sa Pa vẫn áp dụng những kỹ thuật thủ công đơn giản cho việc sản xuất Về việc sử dụng máy bơm, có những hộ không chỉ chuyên dùng cho sản xuất rau mà còn dùng để phục vụ sinh hoạt nên việc tính khấu hao chỉ ở mức tương đối.
Về nguồn giống: đa số người dân được hỏi trồng các giống rau địa phương, một số loại rau gieo hạt do họ tự để giống để trồng tiếp đến khi có biểu hiện suy thoái giống thì họ mới tìm mua thêm hạt hay cây giống về trồng Một số loại rau thì được người dân mua cây giống từ chợ về trồng như su hào, bắp cải, súp lơ, cà chua,
… vì vậy chi phí đầu tư cho giống rau gieo trồng hàng năm không phải ở mức quá cao với người dân.
Về vốn dùng cho việc sản xuất xuất rau thì 100% người được hỏi sử dụng vốn tự có, vốn để đầu tư cho việc sản xuất rau cũng không lớn và có thể chia nhỏ thành nhiều đợt vì vậy mà việc huy động vốn không gặp khó khăn gì Dòng vốn đầu tư cho vụ sau lấy từ tiền thu được từ vụ trước vì vậy người trồng rau không cần vay thêm vốn mà chỉ sử dụng vốn tự có của gia đình để chi cho các khoản sản xuất rau.
Về thủy lợi: nước tưới cho rau thường được người dân dẫn từ suối về dự trữ lại và nguồn nước thường cách khá xa nơi trồng rau nên vào mùa khô thì vấn đề thủy lợi khá khó khăn đối với người trồng rau Tuy nhiên vào mùa mưa, lượng nước mưa rất lớn vì vậy nhiều người trồng rau không phải tưới mà nước mưa tự nhiên cũng đủ để cho rau sinh trưởng và phát triển
Về đất đai: đất trồng rau chủ yếu là đất đồi núi, thường các gia đình có sẵn đất để sản xuất, một số hộ từ nơi khác lên sinh sống và thuê đất để trồng rau sinh sống Những hộ thuê đất chiếm khoảng 23,33% tổng số hộ được hỏi và giá thuê đất trung bình cho 1000 là khoảng 3,26 triệu/năm.
Bảng4.2: Tình hình sử dụng đất cho trồng rau của các hộ được điều tra
Diễn giải ĐVT Diện tích
-Tổng DT đất nông nghiệp Ha 40,592
-Tổng diện tích đất trồng rau Ha 26,42
-Tỷ lệ đất trồng rau/đất nông nghiệp % 65,09
Qua bảng 4.2 về tình hình sử dụng đất để trồng rau của các hộ được điều tra cho thấy diện tích đất để trồng rau chuyên canh là 26,42ha chiếm 65,09% diện tích đất nông nghiệp Tỷ lệ này chiếm hơn một nửa cho thấy người dân đã tận dung phần lớn đất để trồng rau, dựa vào rau làm nguồn thu nhập chính và hướng sản xuất rau chuyên canh để tập trung phát triển kinh tế của hộ.
Về năng suất, sản lượng Để xem xét hiệu quả sản xuất của các hộ cần dựa trên rất nhiều tiêu chí và một trong số đó là dựa vào năng suất và sản lượng Vì diện tích trồng rau các năm là không giống nhau vì có những hộ chỉ mới trồng 1-2 năm nên sản lượng qua 3 năm là biến động khác nhau Vì vậy tôi xem xét năng suất để đánh giá tình hình sản xuất của các hộ.
Năng suất cao là mong muốn chung của người dân trồng rau vì vậy mà các hộ luôn cần phải tiếp thu linh hoạt những kĩ thuật mới nhằm mục đích nâng cao năng suất và đưa đến hiệu quả cao nhất trong việc sản xuất rau Tuy nhiên, năng suất rau không chỉ ảnh hưởng bởi kinh nghiệm hay kĩ thuật sản xuất mà nó còn dưa vào các yếu tố tự nhiên rất nhiều như khí hậu, thời tiết Trong 3 năm gần đây người dân trồng rau đã ngày càng tiếp thu những kĩ thuật mới và cộng với sự ủng hộ của thời tiết hơn vì vậy nhìn chung năng suất của hầu hết các loại rau đều tăng lên qua các năm và được thể hiện qua bảng 4.3 dưới đây.
Bảng 4.3: Năng suất rau trung bình/1000m 2 / vụcủa các loại rau tại thị trấn Sa Pa từ năm 2012-2014
Năm 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng (%)
Nhận thức của người dân khi tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn” Sapa
4.2.1 Nhận thức của người dân về thuật ngữ “rau an toàn” và “nhãn hiệu chứng nhận”
4.2.1.1 Nhận thức của người dân về thuật ngữ “rau an toàn” và lợi ích của việc sản xuất rau an toàn.
Rau an toàn là một khái niệm có nhiều cách định nghĩa xong theo cách hiểu của mỗi người thì rau an toàn lại mang một tính chất khác nhau Trong quá trình điều tra thực tế với 60 hộ trồng rau tại thị trấn Sa Pa thì chỉ có 1 hộ nói rằng không chắc rau mình sản xuất ra là an toàn còn lại các hộ đều khẳng định rau họ sản xuất rau an toàn Khi được hỏi khái niệm về “rau an toàn”, đa số người dân cho rằng rau an toàn là rau không sử dụng các chất kích thích để phun hay bón cho rau và họ tuân thủ quy trình kĩ thuật phun phòng bảo vệ thực vật Một số người dân cho rằng rau an toàn là rau tuân thủ quy trình kĩ thuật trồng, bón phân và sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng hay bón phân hữu cơ và không sử dụng nước bẩn để tưới.
Việc sản xuất rau an toàn bao giờ cũng có những lợi ích hơn hẳn với việc sản xuất rau không an toàn Tuy rằng việc sản xuất rau an toàn đòi hỏi kỹ thuật và tiêu chuẩn nghiêm ngặt đòi hỏi người trồng rau phải có kiến thức hay kinh nghiệm dày dặn mới có thể sản xuất được những loại rau đạt tiêu chuẩn về độ an toàn nhưng lợi ích nó mang lại rất có ý nghĩa với chính người sản xuất và người tiêu dùng nó Qua điều tra cho thấy người dân đánh giá lợi ích cho việc họ sản xuất rau an toàn là chủ yếu hướng đến người tiêu dùng vì người tiêu dùng trực tiếp sử dụng, ăn vào hàng ngày nếu rau không an toàn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tính mạng con người Bên cạnh đó cũng có những ý kiến cho rằng sản xuất rau an toàn có lợi cho người sản xuất vì người sản xuất trực tiếp trồng và chăm sóc và tiếp xúc với rau nhiều, rau an toàn cũng mang lại lợi ích cho người sản xuất về giá cao hơn hay tiêu thụ dễ dàng hơn.
Về vấn đề khó khăn khi sản xuất rau đa số người dân được hỏi cho rằng họ đều gặp khó khăn trong đó thời tiết là khó khăn nhất đối với họ Với đặc trưng kiểu thời tiết mát mẻ thích hợp để trồng các loại rau nhưng cũng gây ra không ít những khó khăn như sương muối và băng tuyết gây ảnh hưởng không nhỏ đến các diện tích rau trên địa bàn thị trấn, ngoài ra còn một số khó khăn khác với các mức độ khác nhau được thể hiện cụ thể trong biểu đồ 4.1 dưới đây:
Biểu đồ 4.1: Khó khăn của người dân trong sản xuất rau
Qua biểu đồ 4.1 ta thấy 73,33% các hộ dân cho rằng thời tiết là nhân tố ảnh hưởng gây khó khăn nhất với họ, sau đó đến vấn đề thủy lợi, 46,67% người trả lời cho rằng nước tưới là vấn đề khó khăn của họ, đặc biệt vào mùa khô nước rất khan hiếm không đủ để tưới cho diện rau trồng do đó làm giảm sản lượng các loại rau. Bên cạnh đó còn có những khó khăn như giá rẻ, sâu bệnh hại, thiếu kỹ thuật trồng, thiếu thị trường, giống thoái hóa hay đôi lúc thiếu vốn đầu tư
4.2.1.2 Hiểu biết của người dân về NHCN
Trong những năm qua việc sản xuất rau an toàn Sa Pa trên địa bàn thị trấn Sa
Pa ngày càng tăng và sản phẩm “rau an toàn Sa Pa” ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn vì vậy việc tạo lậpđược nhãn hiệu chứng nhận cho các loại rau an toàn tại Sa Pa là rất cần thiết Tuy nhiên, quá trình để tạo lập được một nhãn hiệu chứng nhận là một quá trình lâu dài phải trải qua nhiều bước và sự tham gia, ủng hộ của người dân là một yếu tố rất cần thiết Bên cạnh đó, mức độ hiểu biết của các cá nhân tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu cũng ảnh hưởng một phần nào đó đến công tác xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Từ quá trình điều tra đã tổng hợp lại những ý kiến về hiểu biết của người dân trồng rau về nhãn hiệu chứng nhận và được tóm lại trong bảng 4.6 dưới đây:
Bảng 4.6: Hiểu biết của các hộ về NHCN
- Có nghe nói nhưng chưa hiểu rõ 26 43,33
Qua bảng 4.6 ta thấy hiểu biết của người dân trồng rau tại thị trấn Sa Pa về nhãn hiệu chứng nhận còn hạn chế Trong 60 người trồng rau được hỏi thì chưa có ai biết rất rõ về nhãn hiệu chứng nhận và chỉ có 2 người biết khá rõ về nhãn hiệu chứng nhận trong khi có đến 32 người nói rằng chưa nghe đến nhãn hiệu chứng nhận, còn lại 26 người nói rằng học cũng đã từng nghe nói đến nhãn hiệu chứng nhận nhưng chưa hiểu rõ là như thế nào Tỷ lệ về độ hiểu biết của người dân trồng rau về nhãn hiệu chứng nhận được thể hiện rõ ràng hơn qua biểu đồ 4.2 dưới đây:
Biểu đồ 4.2: Mức độ hiểu biết của các hộ về NHCN
Nhìn vào biểu đồ 4.2 ta thấy tỷ lệ người dân chưa từng nghe đến nhãn hiệu chứng nhận chiếm hơn một nửa vào khoảng 53,33% trong khi tỷ lệ biết khá rõ chỉ chiếm khoảng 3,34%, còn lại tỷ lệ người đã nghe đến nhãn hiệu chứng nhận nhưng chưa hiểu rõ chiếm khoảng 43,33% Mức độ hiểu biết này của người dân còn hạn chế một phần nguyên nhân là do họ còn chưa có điều kiện để tiếp cận các kênh thông tin liên quan đến hiệu hàng hóa, đặc biệt là nhãn hiệu chứng nhận hiện nay còn chưa phổ biến Số những người dân hiểu biết hay đã nghe đến nhãn hiệu chứng nhận chủ yếu tiếp cận qua đài báo, tivi và chưa được nhìn thấy một mô hình hay điển hình nào vì vậy họ rất thụ động và thiếu niềm tin trong việc tạo lập nhãn hiệu cho sản phẩm rau an toàn Sa Pa và chủ yếu mong chờ những dự án, chính sách hỗ trợ từ trên xuốngcho sản phẩm của họ.
Mặc dù chưa thực sự hiểu rõ hiểu rõ về nhãn hiệu chứng nhận nhưng đa số người dân đều quan tâm đến vấn đề tạo lập nhãn hiệu chứng nhận cho rau an toàn Sa Pa Có đến 52 trong 60 hộ được hỏi nói rằng họ quan tâm đến việc tạo lập nhãn hiệu cho các loại rau an toàn Sa Pa, chiếm khoảng 86,67% Còn lại 8 hộ nói rằng họ không quan tâm đến vấn đề này vì họ không có điều kiện để tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận nên chưa hiểu được gì về tầm quan trọng của nhãn hiệu cho một sản phẩm.
Về mức độ cần thiết của việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận theo ý kiến của người dân trồng rau khi được phỏng vấn đa số cho rằng việc xây dựng là cần thiết vì các sản phẩm rau nhập từ nơi khác bánvà nói rằng rau Sa Pa để được giá cao hơn từ đó gây mất uy tín và giảm sự tin tưởng của người tiêu dùng đến sản phẩm
“rau an toàn Sa Pa” Kết quả điều traý kiến của người trồng rau về mức độ cần thiết xây dựng NHCN được tổng hợp tóm tắt trong bảng 4.7 dưới đây:
Bảng 4.7: Nhận thức về mức độ cần thiết xây dựng NHCN của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Qua bảng 4.7 ta thấy có đến 41 người trong tổng số 60 người cho rằng việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm rau an toàn Sa Pa là rất cần thiết, 18 người cho rằng tầm quan trọng của việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận chỉ ở mức bình thường, còn 1 người cho rằng việc xấy dựng nhãn hiệu chứng nhận cho rau an toàn Sa Pa là không hề cần thiết vì theo họ rau họ sản xuất ra bán vẫn được giá và khá dễ dàng dù chưa có nhãn hiệu nào bên cạnh đó rau từ nơi khác được nhập về tại thị trấn rất nhiều và khó kiểm soát nên dù có nhãn hiệu nhưng rau Sa Pa vẫn bị làm giả và các đơn vị quản lý khó có thể kiểm soát hết Tỷ lệ ý kiến người dân về mức độ cần thiết của nhãn hiệu chứng nhận được thể hiện qua biểu đồ 4.3 dưới đây:
Biểu đồ 4.3: Ý kiến của người trồng rau về mức độ cần thiết của NHCN
Qua biểu đồ 4.3 trên ta thấy tỷ lệ người dân cho rằng việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho “rau an toàn Sa Pa” là rất cần thiết chiếm đến 68,33%, tỷ lệ người cho rằng bình thường là 30% còn lại 1,67% cho rằng việc xây dựng nhãn hiệu này không hề cần thiết Ta thấy đa số người dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm rau an toàn Sa Pa Tuy nhiên người dân tại đây vẫn còn khá thụ động trong việc xây dựng một nhãn hiệu nào đó cho chính sản phẩm rau của họ sản xuất Khi được hỏi về việc ý kiến xây dựng nhãn hiệu cho “rau an toàn SaPa” thì chỉ có 17 trong số 60 người nói rằng đã từng có ý kiến đề xuất để xây dựng một nhãn hiệu cho các loại rau an toàn Sa Pa nhưng vẫn chưa thấy xây dựng được, còn lại
43 người được hỏi chưa từng có ý kiến để xây dựng nên một nhãn hiệu cho rau an toàn
Sa Pa Qua đây cho thấy được hiểu biết của người dân về nhãn hiệu chứng nhận còn hạn chế nhưng khi được nói về vai trò của nhãn hiệu chứng nhận lại thu hút được nhiều sự quan tâm của người dân hơn và người dân cũng thấy được mức độ cần thiết hơn cho việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Sa Pa.
4.2.2 Nhận thức khi tham gia xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Sa Pa của người dân trên địa bàn thị trấn Sa Pa
4.2.2.1 Nhận thức về việc xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” của người trồng rau trên địa bàn thị trấn Sa Pa
Việc tạo lập nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” là một quá trình lâu dài cần có sự ủng hộ và tham gia của người dân trong các giai đoạn và suốt cả quá trình vì vậy việc tạo lập cần dựa vào thực tế lợi của người trồng rau để thu hút sự tham gia của người dân Qua quá trình điều tra tôi đã khảo sát lấy ý kiến người dân với một vài mong muốn cụ thể và tổng kết tổng kết lại, được thể hiện trong biểu đồ 4.4 dưới đây.
Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả để tham
4.3.1 Mức sẵn lòng trả khi tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” của người dân
Việc chi trả cho việc tham gia sử dụng NHCN rau an toàn Sa Pa làm tăng thêm chi phí sản xuất rau Do vậy, không phải hộ nào cũng sẵn lòng chi trả mức phí cao cho vấn đề này Mức sẵn lòng chi trả cao hay thấp tùy thuộc vào điều kiện của từng hộ Mức sẵn lòng chi trả của các hộ dân trồng rau trên địa bàn thị trấn Sa Pa được tổng hợp lại qua bảng 4.10 dưới đây.
Bảng 4.10: Mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng NHCN của hộ trồng rau
Mức sẵn lòng chi trả
(Nghìn đồng/1000 /năm) Số hộ Tỷ lệ
Từ quá trình điều tra ta thấy có 2 hộ không đồng ý tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu nên coi mức sẵn lòng trả của họ bằng 0 Như vậy nhìn vào bảng 4.10 ta thấy với các mức chi trả /1000 /nămthì ở mức chi trả bằng 0 đồngcó 4 hộ trong tổng số 60 hộ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong số các mức Ở mức chi trả 50-100 nghìn đồng có 25 hộ sẵn sàng chi trả để tham gia xây dựng và sử dụng NHCN rau an toàn Sa Pa, ở mức 101-150 nghìn đồng có 23 hộ đồng ý sẵn sàng chi trả để tham gia, ở mức 151-200 có 8 hộ đồng ý sẵn sàng chi trả để tham gia và ở mức trên 200 nghìn thì không có hộ nào đồng ý chi trả Tỷ lệ người dân đồng ý sẵn sàng chi trả ở các mức khác nhau được thể hiện qua biểu đồ 4.5 dưới đây.
Biểu đồ 4.5: Mức sẵn lòng chi trả của các hộ trồng rau
Qua biểu 4.5 trên ta thấy tỷ lệ các hộ sẵn sàng chi trả cho việc tạo lập và sử dụng nhãn hiệu cho 1000m 2 /năm ở mức 50-100 nghìn đồng là cao nhất chiếm41,67% số hộ dân được hỏi, tiếp đó đến mức chi trả 101-150 nghìn đồng có 38,33% người dân được hỏi sẵn sàng chi trả để tạo lập và sử dụng nhãn hiệu Ở mức 151-
200 nghìn đồng có 13,33% số hộ dân sẵn sàng chi trả cho việc tạo lập và sử dụng nhãn hiệu Còn lại 6,67% tỷ lệ người dân không đồng ý chi trả cho việc tạo lập và sử dụng nhãn hiệu Tuy nhiên từ thực tế người dân ai cũng muốn mình có lợi nhất nên cố gắng hạ mức chi trả xuống mức thấp nhất có thể để giảm đi chi phí cho việc sản xuất rau nên ta thấy nếu không kể những người không đồng ý chi trả thì các mức chi trả càng thấp sẽ càng có nhiều người sẵn sàng chi trả hơn và các mức sẵn lòng chi trả của mỗi người dân là khác nhau và lại tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau từ phía những người sản xuất rau.
4.3.2 Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả để tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” của người trồng rau điều tra được trên địa bàn thị trấn Sa Pa
4.3.3.1 Ảnh hưởng của trình độ học vấn của người dân trồng rau trên địa bàn nghiên cứu
Trình độ học vấn của người dân trồng rau là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến mức chi trả cho việc xây dựng và tạo lập nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” vì nó thể hiện nhận thức của người dân về nhãn hiệu chứng nhận cũng như việc tạo lập và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Theo điều tra và tổng hợp số liệu thì yếu tố trình độ học vấn thể hiện rất rõ đến mức sẵn lòng trả của người dân, do vậy đánh giá nhận thức của người dân trồng rau tới nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
“rau an toàn Sa Pa” là việc xem xét mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức sẵn lòng trả Nhìn chung những hộ có trình độ học vấn cao thường họ nhận thức về vấn đề nhanh và nhìn nhận về tầm quan trọng của nhãn hiệu chứng nhận rõ ràng nên sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư để xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn
Sa Pa” Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.11 dưới đây
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sẵn lòng trả
Trình độ học Mức sẵn lòng chi trả Số lượng Tỷ lệ vấn (nghìn đồng/1000 /năm) (người) (%)
(Số liệu điều tra, 2015) Qua bảng trên ta thấy với mức chi trả bình quân cho 1000m 2 /năm thì những nhóm người có trình độ khác nhau có những mức chi trả bình quân khác nhau như với trình độ học vấn hết cấp 1 có 13 người chiềm tỷ lệ 21,67% trong tổng số người được hỏi có mức chi trả trung bình vào khoảng 90,54 nghìn đồng, trình độ học vấn hết cấp 2 có 31 người chiếm 51, 67% có mức chi trả trung bình khoảng 93,77 nghìn đồng, đối với trình độ hết cấp 3 có 12 người, chiếm 20% số người được hỏi có mức trung bình khoảng 119, 14 nghìn đồng Và còn lại với trình độ trung cấp, cao đẳng hay đại học có 4 người trong tổng số 60 người được hỏi chiếm 6,66 % có mức trung bình khoảng 163 nghìn đồng Mức chi trả này tăng dần lên theo trình độ học vấn và thể hiện rõ hơn trong biểu đồ 4.6 dưới đây.
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức sẵn lòng trả
4.3.3.2 Ảnh hưởng của độ tuổi người được phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu Độ tuổi là yếu tố quan trọng quyết định trong việc chi trả của người tiêu dùng đến sản phẩm nào đó vì vậy khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng thì tìm hiểu độ tuổi là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua để từ đó nghiên cứu đánh giá Thông thường những người có độ tuổi trẻ hơn sẽ có mức chi trả thoáng hơn Qua quá trình điều tra tại thị trấn Sa Pa về mức sẵn lòng trả theo độ tuổi tôi thu được kết quả như bảng 4.12 dướiđây:
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của độ tuổi người được phỏng vấn đến mức sẵn lòng trả
Nhóm tuổi Mức sẵn lòng trả
Nhìn chung ta thấy mức chi trả của người dân giảm đi khi nhóm tuổi tăng lên Ở độ tuổi dưới 35 người dân có mức chi trả cao nhất trung bình vào khoảng 125,35 nghìn đồng, sau đó đến nhóm tuổi từ 35-45 tuổi người dân có mức chi trả khoảng 105,48 nghìn đồng, những người ở độ tuổi từ 46 – 50 mức chi trả giảm xuống còn 100,23 nghìn đồng Cuối cùng ở mức chi trả thấp nhất là độ tuổi trên 50 với mức sẵn sàng trả vào khoảng 90,84 nghìn đồng Qua đó ta có thể thấy những người trong độ tuổi trẻ thường có sự tiếp thu với những điều mới là nhạy bén hơn vì thế họ mạnh dạn chi trả ở mức cao hơn vì họ mong muốn sẽ sản xuất rau trong thời gian dài về sau và sản phẩm rau của họ sản xuất ra có một nhãn hiệu để có thể ngày càng dễ dàng tiêu thụ ra thị trường bên ngoài hay nâng cao giá bán để hướng tới hiệu quả từ sản xuất rau là cao nhất không chỉ hiện tại mà còn trong thời gian dài về sau này.
4.3.3.3 Ảnh hưởng của số năm kinh nghiệm trồng rau của người dân trên địa bàn nghiên cứu
Vơi tình hình tại thị trấn Sa Pa từ điều tra thực tế những hộ trồng rau ở đây đa số là những hộ trồng rau chuyên canh các loại rau và với số năm kinh nghiệm cao và vậy số năm kinh nghiệm sản xuất rau cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả để tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an tòa Sa Pa” của người trồng rau Thường thì những hộ có kinh nghiệm sản xuất lâu năm có nhu cầu về nhãn hiệu cao hơn để tạo ra sự khác biệt và tránh sự giả mạo của những sản phẩm khác với sản phẩm của mìnhvì vậy mức sẵn lòng trả cũng cao Tuy nhiên qua quá trình điều tra tại thị trấn Sa Pa cho thấy kinh nghiệm lâu năm chưa hẳn đã có mức đóng góp cao Kết quả điều tra này được tổng kết trong bảng 4.13 dưới đây
Bảng 4.13:Ảnh hưởng của năm kinh nghiệm trồng rau đến mức sẵn lòng trả
Năm kinh nghiệm Mức sẵn lòng trả
Qua bảng trên ta thấy những hộ có số năm sản xuất rau càng nhỏ thì mức sẵn sàng chi trả để tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn” càng lớn như những hộ có số năm kinh nghiệm sản xuất rau dưới 10 năm có mức chi trả cao nhất vào khoảng 115,94 nghìn đồng, những hộ có năm kinh nghiệm từ 10-15 năm có mức chi trả 101,35 nghìn đồng, những hộ có năm kinh nghiệm 16-20 có mức chi trả 100,27 nghìn đồng và ở năm kinh nghiệm sản xuất cao nhất trên 20 năm thì có mức sãn sàng chi trả khoảng 87,65 nghìn đồng Từ đó có thể nhận xét rằng những người có ít kinh nghiệm trồng rau về kĩ thuật hay những kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều cùng với đó quan hệ với các tác nhân kinh doanh còn bó hẹp vì vậy nhu cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ lớn hay mong muốn sản phẩm rau của mình sản xuất ra sẽ tạo được uy tín, lòng tin với người tiêu dùng vì vậy sẵn sàng trả với mức cao hơn để tham gia xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” cho sản phẩm rau của mình Ngược lại với những người sản xuất lâu năm đã có kinh nghiệm dày dặn và có mối liên kết với cac tác nhân tiêu thụ chặt chẽ và lâu dài vì vậy những nhu cầu mong muốn từ những lợi ích của nhãn hiệu chứng nhận cũng giảm hơn, tuy nhiên họ vẫn bằng lòng tham gia nhưng chi trả ở mức giá thấp hơn.
4.3.3.4 Ảnh hưởng của thu nhập từ trồng rau của hộ điều tra được trên địa bàn nghiên cứu.
Theo nghiên cứu thì nguồn thu nhập từ trồng rau của các hộ dân sản xuất rau tại thị trấn Sa Pa có ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định của người dân và đặc biệt là mức sẵn lòng trả cho nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa”.
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của thu nhập từ trồng rau đến mức sẵn lòng trả
Mức sẵn lòng trả (nghìn đồng/1000m 2 /năm)
Qua bảng 4.14 trên ta thấy với các mức thu nhập từ trồng rau khác nhau thì các mức sẵn lòng trả của các hộ cũng khác nhau Ở những hộ có mức thu nhập dưới 10 triệu/tháng thì mức chi trả trung bình của người dân là 92,24 nghìn đồng/1000m 2 /năm, đây cũng là mức chi trả trung bình thấp nhất trong mức chi trả của 3 nhóm thu nhập Ở những hộ có mức thu nhập trung bình trong khoảng 10-20 triệu tháng có mức chi trả cao hơn khoảng 100,26 nghìn đồng/1000 m 2 /năm Còn lại những hộ có mức thu nhập từ trồng rau trên 20 triệu/tháng có mức chi trả cao nhất trung bình khoảng 112,76 nghìn đồng/1000 m 2 /năm.Như vậy qua đây ta có thể thấy thu nhập từ trồng rau của các hộ dân tại thị trấn sa Pa càng cao thì mức sẵn lòng trả để tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” càng lớn
4.3.3.5 Ảnh hưởng của thu nhập chung của hộ điều tra được trên địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu thu nhập chung của các hộ là một vấn đề rất cần thiết để nghiên cứu về nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu của các hộ Qua quá trình điều tra tôi thu được kết quả như trong bảng 4.15 dưới đây:
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của tổng thu nhập đến mức sẵn lòng trả
Mức sẵn lòng trả (nghìn đồng/1000m 2 /năm)
Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút sự tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn” Sapa của người dân
Xuất phát từ thực tế những hạn chế còn tồn tại qua quá trình điều tra bộ phận người sản xuất tại thị trấn Sa Pa tôi đã nhận thấy và căn cứ vào đó để đề xuất một số giải pháp như sau:
4.4.1 Nâng cao nhận thức của người dân về nhãn hiệu chứng nhận và trách nhiệm của họ trong việc tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa”
Cơ sở đưa ra giải pháp:
Từ thực tế quá trình điều tra cho thấy tỳ lệ người dân trồng rau tại thị trấn Sa
Pa có hiểu biết về NHCN còn rất hạn chế Đa số người dân chưa từng nghe đến NHCN, có những người đã từng nghe đến NHCN thì chưa hiểu rõ, chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích, vai trò của NHCN trong việc bảo vệ sản phẩm và phát triển thị trường Bên cạnh đó người trồng rau vẫn chưa hiểu điều kiện về sản phẩm của họ khi tham gia sử dụng NHCN là thế nào hay thủ tục để được cấp NHCN là như thế nào và cơ quan quản lý hay giúp đỡ người dân trong quá trình tham gia xây dựng và sử dụng NHCN là cơ quan nào
Cách thực hiện giải pháp:
- Vận động, khuyến khích người dân chủ động tích cực tìm hiểu các chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển sản phẩm theo hướng xây dựng NHCN để tự nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò của NHCN đối với sản phẩm rau an toàn Sa Pa.
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến thông tin một cách đầy đủ với hiều hình thức để người dân trồng rau tại thị trấn Sa Pa hiểu rõ hơn về NHCN cũng như vai trò lợi ích từ việc xây dựng NHCN mang lại.
- Phổ biến nội quy, cách thức tham gia NHCN cho người dân để họ chủ động hơn trong việc tham gia.
- Quy trình, thủ tục tham gia xây dựng và sử dụng NHCN phải nhanh chóng, đơn giản nhất để giúp người dân tham gia dễ dàng.
- Tổ chức tham quan các mô hình điển hình trong việc xây dựng nhãn hiệu tập thể để người dân nhìn nhận, đánh giá sâu sắc và đầy đủ hơn về NHCN cũng như thấy được những tầm quan trọng của nhãn hiệu chứng nhận đến sản phẩm rau an toàn Sa Pa.
- Thành lập ban chỉ đạo, tổ chức công tác từ cấp tỉnh, huyện, thị trấn và đội ngũ này phải được tập huấn kĩ để có thể tổ chức hướng dẫn lại cho hộ dân
4.4.2 Quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng kĩ thuật nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất
Cơ sở đưa ra giải pháp:
Hiện nay tình hình sản xuất rau của các hộ trên địa bàn thị trấn Sa Pa đang dần đi theo hướng chuyên canh tuy nhiên còn phân tán rải rác và chưa tập trung. Chỉ một vài hộ có diện tích khá lớn còn lại vẫn nhỏ lẻ, tự phát là chính Với diện tích để trồng rau của các hộ còn nhỏ lẻ chưa tập trung nên việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn dùng những kĩ thuật thủ công đơn giản Nếu được nhận thức rõ hơn những kĩ thuật giúp người dân tăng giá trị sản xuất sẽ thu hút được sự quan tâm của người dân hơn vì vậy cần có những biện pháp thực hiện cụ thể:
Cách thực hiện giải pháp:
- Đối với cán bộ chính quyền cần có những kế hoạch, chủ trương để quy hoạch những vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh tập trung,
- Tiếp thu những kĩ thuật mới của địa phương khác về thử nghiệm và áp dụng, cùng với đó vận động khuyến khích người dân áp dụng những kĩ thuật mới có hiệu quả.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng được một xưởng bảo quản hay chế biến rau an toàn cho các sản phẩm rau trong cả vùng
- Đối với người dân phải biết tận dụng mở rộng diện tích đất và nên trồng các loại rau một cách tập trung, bên cạnh đó cần chủ động đầu tư áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất rau để hạn chế sức lao động một cách tốt nhất.
4.4.3 Hỗ trợ rủi ro và hướng dẫn quy trình kĩ thuật để sản xuất rau an toàn
Cơ sở đưa ra giải pháp:
Với đặc điểm địa hình núi cao và kiểu thời tiết đặc trưng của Sa Pa thuận lợi để trồng một số loại rau nhưng cũng gây khó khăn và thiệt hại rất lớn cho những diện tích rau khi gặp băng tuyết và sương muối vì vậy có những vụ rau mới trồng gặp thời tiết không thuận lợi có thể chết hoặc sinh bệnh vì vậy người dân lại phải đầu tư trồng lại và tốn nhiều công sức, chi phí vì vậy theo mong muốn của người dân có những chính sách, hỗ trợ về vốn hay kĩ thuật để người dân có thể khắc phục những tổn thất khi gặp những lúc thời tiết bất lợi cho việc sản xuất như vậy, cùng với đó người trồng rau cũng cần phản ứng linh hoạt và khắc phục những khó khăn để hậu quả là nhỏ nhất. Đối với người dân tại thị trấn Sa Pa, khái niệm rau an toàn mới chỉ được hiểu nôm na theo ý hiểu của từng người chứ rau được sản xuất vẫn theo hướng tự phát từng hộ và không theo một quy chuẩn nhất định nào đó vì vậy cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng rau và đảm bảo chất lượng rau của các hộ tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa”.
Cách thực hiện giải pháp:
- Thường xuyên tổ chức những đợt tập huấnđể hướng dẫn bà con về quy trình và tiêu chuẩn để sản xuất rau an toàn cũng như giúp họ nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của việc sản xuất rau an toàn
- Đối với cán bộ quản lý cần sát sao công tác kiểm tra đánh giá chất lượng rau an toàn để đảm bảo rau của các hộ tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sa Pa” là đủ tiêu chuẩn tránh tình trạng bất công bằng đánh đồng các sản phẩm rau an toàn với rau thiếu an toàn
- Bên cạnh đó cần tuyên truyền hướng dẫn người dân cùng nhau sản xuất rau toàn lâu dài để danh tiếng rau an toàn Sa Pa được biết đến ngày càng rộng rãi hơn.
4.4.4 Thắt chặt công tác quản lý tránh sự giả mạo rau Sa Pa làm mất uy tín rau của vùng và đẩy mạnh các hoạt động nhằm khai thác sử dụng NHCN “rau an toàn Sa Pa”
Cơ sở đưa ra giải pháp: