Mỗi Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp ra đời là một niềm vui, tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẽ đó sẽ là một thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải t
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH THÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG THÁP
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thanh Hải Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Kim Tuyến MSSV: 0951080102 Lớp: 09DMT1
TP Hồ Chí Minh, 2013
Trang 2L ỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội; quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng có những bước tiến mạnh mẽ Và tất nhiên, sự phát triển của các khu công nghiệp ngày càng nhiều Các KCN phát triển nhanh chóng, đem lại lợi ích về kinh tế cho các quốc gia Song song với việc phát triển kinh tế thì khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động công nghiệp là việc không thể tránh khỏi Kinh tế phát triển càng mạnh thì cũng đồng nghĩa tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác càng triệt để làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường,… Chính vì điều này đã tạo nên sự đối nghịch giữa phát triển KTXH và phá hủy môi trường tự nhiên Đó là còn chưa kể đến các ảnh hưởng xấu của KCN đến môi trường như: làm tăng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn, ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, cạn kiệt tài nguyên …gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu chúng không được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường
Vấn đề môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiện nay đang rất được quan tâm Thực trạng môi trường và những biến đổi môi trường trong những năm
gần đây đang tạo ra nhiều bất lợi cho đời sống con người Môi trường toàn cầu cũng như môi trường của Quốc gia nhìn chung đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi Trước tình hình ô nhiễm môi trường (ÔNMT) trầm trọng như hiện nay cần xây
dựng những kế hoạch, những chính sách chiến lược phát triển kinh tế, sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và thực hiện những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động sản xuất, kết hợp việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với việc cải tạo phục
phục hồi các nguồn tài nguyên, nghiên cứu các biện pháp sử dụng hợp lý và hiệu
quả các nguồn tài nguyên nhằm đảm bảo yếu tố bền vững cho tài nguyên và môi trường đồng thời cũng phục vụ cho việc phát triển lâu dài của con người
Trang 3Trước kia, để khắc phục tình trạng ô nhiễm do sản xuất trong các KCN/CCN, công cụ quản lý môi trường đầu tiên được sử dụng là xử lý cuối đường ống (End-of-pipe) – đây là công cụ lâu đời nhất ra đời vào năm 1960, được đánh giá là tốn chi phí mà mang lại hiệu quả không cao Dần theo thời gian đã cho ra đời nhiều công cụ
quản lý, ngày nay với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà môi trường thì việc khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường trong KCN/CCN đã hiệu quả hơn
Hoạt động công nghiệp của tỉnh Đồng Tháp khá sôi nổi, liên tục 10 năm từ năm 2000 đến năm 2010, ngành công nghiệp Đồng Tháp đã phát triển khá nhanh với hàng loạt nhà máy, xí nghiệp mọc lên, đã đón nhận hàng chục dự án đầu tư trên các lĩnh vực sản xuất liên quan đến cá tra Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được quy hoạch tổng thể 01 khu kinh tế (KKT), 08 KCN với tổng diện tích là 1.266 ha và 31 CCN với tổng diện tích 1.700 ha, trong đó đã triển khai thành lập 01 KKT, 03 KCN(Sa Đéc, Trần Quốc Toản và Sông Hậu) được Chính phủ công nhận đưa vào danh mục các KCN của cả nước với 52 dự án đăng ký đầu tư (39 DA đã đưa vào hoạt động, 05 DA đang xây dựng và 8 DA chuẩn bị đầu tư) tỷ lệ lấp đầy khoảng 67%, và 14 CCN với 63 dự án đăng ký đầu tư (19 DA đã đưa vào hoạt động, 10 DA đang xây dựng và 34 DA chuẩn bị đầu tư) tỷ lệ lấp đầy các CCN đạt khoảng 82% [13]
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương hàng năm luôn trên
20% Những năm gần đây nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đang gặp nhiều khó khăn tuy nhiên tỉnh Đồng Tháp vẫn không ngừng đẩy mạnh hoạt động phát triển công nghiệp của mình
Với tình hình sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng đã góp phần quan
trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp phát triển vươn lên thoát nghèo, đời sống của của người dân đượ
, giảm bớt tình trạng thất nghiệ ật tư Ngoài ra, việc
Trang 4phát triển các dự án sản xuất chế biến trong các KCN, CCN đã là chỗ dựa vững
chắc cho phát triển sản xuất nông nghiệp để cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến…Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ sẽ gây ra nhiều bất lợi tới môi trường nếu không có những biện pháp giảm thiểu và xử lý kịp thời Do đó vấn
đề về môi trường cần được quan tâm và chú trọng hơn
Mỗi Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp ra đời là một niềm vui, tuy nhiên trước sự phát triển mạnh mẽ đó sẽ là một thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do
chất thải, nước thải và khí thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt Những thách
thức này nếu không được chú trọng giải quyết tốt có thể sẽ gây ra những thảm họa
về môi trường và biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến đời
sống, sức khỏe của những người dân Vì vậy, để chất lượng môi trường và đời sống con người được đảm bảo, cần xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các KCN/CCN là một phần quan trọng không thể thiếu trong phát triển KCN/CCN
Đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều có quy hoạch khu XLNT
tập trung, tuy nhiên đối với các CCN thì mới chỉ có 3 trong số 14 CCN đã triển khai khu xử lý nước thải tập trung, các CCN còn lại thì vẫn chưa [13] CCN Bình Thành
là CCN điển hình cho các CCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tuy mới được hình thành nhưng là một trong những cụm lớn nhất của tỉnh Đồng Tháp, có tỷ lệ lấp đầy cao và hoạt động kinh doanh khá hiệu quả đã giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương Trong tương lai CCN sẽ được quy hoạch mở rộng và phát triển mạnh mẽ hơn, đó là điềm mừng cho nền kinh tế huyện Thanh Bình Mặc khác, CCN Bình Thành nằm trong khu dân cư, phía Nam giáp với sông Tiền – là con sông lớn, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho người dân ở huyện Thanh Bình
Việc phát triển kinh tế phải đi đôi với BVMT mới có được sự phát triển bền
vững, trước tình hình đó, vấn đề môi trường tại CCN Bình Thành cần được quan tâm và chú trọng hơn, do đó người làm đề tài đã chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng
và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại CCN Bình Thành
Trang 5trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn,
vừa đảm bảo về mặt môi trường, đời sống của người dân trong huyện mà đặc biệt dân trong khu dân cư – nơi tiếp giáp với CCN Bình Thành, mặc khác đảm bảo được
sự phát triển bền vững cho CCN Bình Thành trong tương lai
2 Tình hình nghiên c ứu có liên quan đến đề tài
Tình hình CNH của nước ta ngày càng đi lên và vấn đề về môi trường cũng càng được chú trọng hơn, cũng chính vì vậy, kể từ khi vấn đề về môi trường trong các KCN, CCN của nước ta được quan tâm, đã có nhiều đề tài liên quan đến việc đánh giá hiện trạng môi trường của các KCN, CCN để biết được mức độ ô nhiễm đã ảnh hưởng tới môi trường và con người nơi đó như thế nào từ đó đề xuất đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm cho KCN, CCN đó
3 Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết 3 vấn đề chủ yếu sau:
- Đánh giá hiện trạng môi trường và các tác động đến môi trường do hoạt
động sản xuất của CCN Bình Thành trong thời gian qua
- Hiện trạng các biện quản lý môi trường tại các Nhà máy trong CCN Bình Thành
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho các Nhà máy trong CCN Bình Thành
4 Nhi ệm vụ của đề tài
Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tại CCN Bình Thành nói chung mà
cụ thể là các Nhà máy trong CCN Bình Thành đang hoạt động, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm và tình trạng ô nhiễm của các Nhà máy trong CCN Bình Thành
Phân tích, đánh giá những biện pháp QLMT mà các Nhà máy đang áp dụng
Trang 6Đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tại CCN Bình Thành, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của huyện
5 Phương pháp nghiên cứu
Đồ án được thực hiện trên cơ sở các phương pháp sau đây:
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến huyện Thanh Bình như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế, xã hội
- Khảo sát thực địa và thu thập số liệu tại CCN Bình Thành về phương thức
hoạt động, công nghệ sản xuất, tình hình phát thải, hiện trạng môi trường, các giải pháp kiểm soát chất thải…từ đó, xem xét, đánh giá chung về hiện
trạng môi trường và biện pháp QLMT tại các Nhà máy trong CCN Bình Thành
- Tính toán, dự báo tải lượng ô nhiễm dựa vào hệ số ô nhiễm
- Phương pháp so sánh dùng để đánh giá tác động trên cơ sở các quy chuẩn môi trường Việt Nam
- Trong quá trình thực hiện luận văn, có tham khảo một số tài liệu chuyên ngành
6 K ết quả đạt được của đề tài
Đề xuất các giải pháp để kiểm soát giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại CCN Bình Thành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Trang 7- Chương 3: Hiện trạng, diễn biến và các tác động đến môi trường do hoạt động sản xuất của CCN Bình Thành trong thời gian qua
- Chương 4: Hiện trạng các giải pháp quản lý môi trường tại CCN Bình Thành
- Chương 5: Đề xuất các giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm tại CCN Bình Thành
- Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Trang 8CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH T Ế XÃ HỘI HUYỆN THANH BÌNH 1.1 Điều kiện tự nhiên [6], [12]
1.1.1 V ị trí địa lý
Thanh Bình là một huyện vùng ven, thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương
thực của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp với diện tích tự nhiên là 341,62 km2, bao gồm 12 xã và 01 thị trấn Địa giới hành chính của huyện bao gồm:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp với huyện Tam Nông
- Phía Đông Nam giáp với Cao Lãnh
- Phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh An Giang
- Phía Tây bắc giáp với huyện Hồng Ngự
1.1.2 Địa hình
Do phù sa bồi đắp nên địa hình của huyện Thanh Bình bằng phẳng, cao trung bình từ 1,5-1,7m Do hoạt động bồi tụ của sông Tiền nên địa hình không điều: cao ở ven sông và thấp dần khi càng sâu trong nội đồng Có thể chia làm 2 vùng riêng
biệt:
- Vùng cù lao sông: gồm 5 xã cù lao của huyện Địa hình có dạng chảo trủng, bao bọc xung quanh cù lao là đê sông tự nhiên có cao độ khoảng 2,5m Là khu vực dân cư và là vùng trồng hoa màu chủ yếu của huyện, càng về phía trong cao độ càng thấp dần trung bình khoảng 1,5m Đây là vùng đất phù sa màu mỡ, trù phú nhất huyện
- Vùng Đông sông Tiền: là vùng còn lại thuộc khu vực Đồng Tháp Mười Dọc
theo đê sông Tiền là đê sông tự nhiên có cao độ khoảng 2,5m và là khu vực dân cư đông đúc Cụm công nghiệp Bình Thành nằm trong khu vực này
1.1.3 Địa chất - thổ nhưỡng
Trang 9Do nằm sát sông Tiền nên hầu hết đất đai trong huyện đều thuộc nhóm đất phù sa do sông bồi đắp, ngoại trừ một số ít diện tích đất phèn thuộc xã Bình Tấn
Vị trí của cụm công nghiệp Bình Thành nằm trên nhóm đất phù sa bồi Đất đai được bồi đắp thêm thành khu thổ cư, bên trong là vùng 2 vụ lúa + 1 vụ màu Kết
quả phân tích nông hóa thổ nhưỡng tầng mặt (0 – 20 cm) của Phòng phân tích – Sở
NN & P TNT Thành Phố Hồ Chí Minh tại cụm công nghiệp như sau:
1.1.4 Khí tượng – thủy văn
Huyện Thanh Bình nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa ( tháng 5 - 11), mùa khô (tháng 12 – 4)
a) Nhi ệt độ
Nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 28oC, ổn định theo không gian và
thời gian, không có sự khác biệt so với những nơi khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
b) Nắng
Trang 10Mỗi năm toàn huyện có tổng số giờ nắng trung bình là 2521 giờ, bình quân 7
Trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính:
- Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến 10 thổi từ Vịnh Thái Lan vào mang nhiều hơi nước gây mưa
- Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11tháng 1 thổi từ lục địa nên khô và hanh
e) Mưa
Chế độ mưa liên quan mật thiết với chế độ gió mùa Trong năm hình thành 2 mùa khô và mưa tương phản sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối ổn định qua các năm, lượng mưa bình quân giao động ở mức 1100mm – 1600mm/năm Lượng mưa phân bố không đều trong năm Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80 -90% tổng lượng mưa trong năm
Một năm có khoảng 108 – 122 ngày mưa Vào mùa mưa, trung bình có 12 –
20 ngày mưa trong tháng Mùa khô, trung bình 3 – 4 ngày Tháng 9 và tháng 10 có
số ngày mưa nhiều nhất 16 – 20 ngày Tháng 2 có số ngày mưa ít nhất chỉ có dưới 1 ngày
Trang 111.1.5 Th ủy văn và hệ thống kênh rạch
Thanh Bình có hệ thống kênh rạch khá dày đặc Với vị trí địa lý nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Kông, chịu ảnh hưởng thủy triều Biển Đông nên chế độ thủy
văn sông Tiền được chia làm 2 mùa:
- Mùa kiệt: từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm Bắt đầu từ tháng 1 nguồn nước đưa về sông Tiền giảm dần, thời kỳ kiệt nhất hàng năm trung tuần tháng 4, 5 Đây cũng là thời kỳ mà sự xâm nhập của thủy triều Biển Đông trên sông
Tiền mạnh nhất Đầu tháng 6 tuy ở thượng nguồn đã có mưa nhưng lưu lượng sông Tiền vào cuối tháng 6 mới rõ nét Lưu lượng nhỏ nhất trên sông
Tiền tại khu vực Thanh Bình là 1500 m3
/s
- Mùa lũ: Từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm Lũ trên sông Tiền được hình thành do mưa ở thượng nguồn sông Mê Kông và mưa khu vực gây ra Lưu lượng lớn nhất trên sông Tiền trong thời điểm này là 5000 – 6000 m3
- Dất phù sa ven sông : đất này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thành phần
cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ thích hợp cho canh tác lúa và trồng hoa màu
- Đất phù sa xa sông : là loại đất có chất lượng cao, có thành phần cơ giới
nặng, đủ nước tưới rất thích hợp cho thâm canh lúa
b) Nhóm đất phèn
Trang 12- Tổng diện tích phèn ít và phèn nhiều chiếm 40,1% tổng diện tích tự nhiên
với 13124 ha, tập trung ở các xã Bình Tấn, Bình Thành, Tân Mỹ và Phú Lợi thuộc loại đất phèn hoạt động tầng sâu
- Đất phèn có độ phì tiềm tàng cao, với hàm lượng chất hữu cơ rất giàu (4 – 11% OM) tương ứng với đạm tổng số cao (N : 0,15 – 0,25) rất giàu kali ( 0,5 – 0,15%), lân tổng số nghèo (0,05 – 0,07%) Các cation kiềm trao đổi đều
thấp
- Về thành phần cơ giới, đất phèn có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ cấp hạt sét
ưu thế >50%
- Đất nhiễm phèn bao gồm đất phù sa trên nền phèn, tầng mặt là tầng phù sa
trẻ có chất lượng cao, sâu bên dưới có vật liệu sinh phèn
- Đất phèn nông bao gồm đất có tầng sinh phèn và tầng xuất hiện phèn ở nông
<50% cm kể từ lớp mặt, đất này khó dùng cho sản xuất nếu không có biện pháp cải tạo
1.1.6.2 Tài nguyên nước
Thanh Bình có hệ thống sông, kênh rạch chằn chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm được nhánh sông Mê Kông cung cấp, đặc biệt có trên 3 tháng mùa lũ,
ngập trên 90% diện tích toàn huyện với độ sâu trung bình trên 1m Hệ thống thủy
lợi khá phát triển, nhưng hàng năm lũ về có một số nơi nạo vét không đúng kỹ thuật (các xã ven lộ và vùng sâu) làm ảnh hưởng đến khả năng phục vụ tưới, tiêu
Trang 13- Tầng thứ ba : Độ khoáng hóa 1,9 – 3,47 g/l Phân bố ở độ sâu 135 – 170 m ở tầng trên đã bị nhiễm nước nhạt phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm (Tràm Chim – Tam Nông – Thanh Bình) khoảng 338 km2
- Tầng thứ tư : Phân bố ở độ sâu 190 – 200m, lưu lượng 14 – 26 l/s, tổng khoáng hóa 0,5 – 0,6 g/lít Chất lượng nước tốt, ổn định, là tầng triển vọng
cấp nước trong khu vực
- Tầng thứ năm : Phân bố ở độ sâu 350m trở xuống, chất lượng nước tốt, có áp
lực, nhiệt độ 36oC Đây là tầng triển vọng cấp nước cho toàn khu vực
Như vậy, nguồn nước ngầm trong huyện khá dồi dào, hiện tại mới chỉ khai thác cho sinh hoạt nông thôn và phục vụ sản xuất
1.1.6.3 Tài nguyên khoáng sản
Hiện vùng đã phát hiện có 2 loại khoáng sản chính :
- Sét gạch ngói : Phân bố dọc theo sông Tiền, vùng cù lao, trên vùng đất phù
sa
Trang 14- Cát san lấp : Phân bố trong vùng sông Tiền Đây là nguồn khoáng sản quan
trọng nhất của huyện, được bổ cấp hàng năm từ thượng nguồn đưa về nên có
trữ lượng lớn, có thể khai thác ổn định trong nhiều năm mà không cạn kiệt
1.2 Đặc điểm kinh tế
Trong những năm qua, Thanh Bình đã có bước đột phá về phát triển kinh tế -
xã hội, chuyển đổi cơ cấu đúng hướng, phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện
của địa phương, phát triển theo cơ cấu “công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” từ đó sớm đưa Thanh Bình từ một huyện thuần nông trở thành địa phương
có vai trò quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp Năm
2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,12%, trong đó nông nghiệp tăng 5,65%, công nghiệp – xây dựng tăng 23,78%, thương mại - dịch vụ tăng 18,87%
1.2.1 Phát tri ển nông nghiệp
Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; cây lúa là cây chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích gieo trồng và trong giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp
Diện tích trồng lúa năm 2012 đạt 46.389 ha, sản lượng lúa đạt 296.92 tấn
1.2.3 Phát tri ển công nghiệp
Thanh Bình là một trong những địa phương có các hoạt động đầu tư công nghiệp khá sôi động với nhiều dự án đã và đang hoạt động có hiệu quả, trở thành điểm nhấn trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư Thanh Bình hiện có 20 doanh nghiệp
Trang 15trong nước đăng ký với số vốn khoảng 5.500 tỷ đồng và 01 doanh nghiệp nước
ngoài đăng ký với số vốn khoảng 10 triệu USD đang hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực ; Từ nguồn nguyên liệu do cá tra nuôi trồng đem lại, từ năm 2006 huyện đã kêu gọi đầu tư, đến nay đã hình thành được CCN Bình Thành với diện tích 46 ha Hiện nay CCN đã có 5 Nhà máy chế biến
thủy sản và thức ăn thủy sản đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động trong và ngoài địa phương Dự kiến năm 2013 sẽ có thêm 3 nhà máy đi vào hoạt động đó là Nhà máy chế biến thức ăn, chế biến đầu cá, bao bì của Công ty TNHH Hùng Cá; sẽ tạo công ăn việc làm cho trên 10.000 lao động địa phương và các vùng lân cận, tăng thu cho ngân sách địa phương khoảng 25 tỷ đồng/năm Trước nhu cầu của các nhà đầu tư, huyện đã quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp Bình Thành thêm 20ha với phương thức nhà nước lập và phê duyệt quy
hoạch, nhà đầu tư thỏa thuận mua đất của dân
Hình 1 1 Dự kiến năm 2013 sẽ có nhiều dự án đi vào hoạt động trên địa bàn
góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương
1.2.4 Phương hướng phát triển đến năm 2020 của huyện
Trang 16Phương hướng phát triển chung của huyện Thanh Bình đến năm 2020 là thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp Trong đó, du lịch - dịch
vụ là mũi nhọn và tập trung chuyên canh phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá cũng được quan tâm Giai đoạn 2015 - 2020, Thanh Bình phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 14 - 14,5%/năm Bên cạnh đó, quy hoạch đảm
bảo đồng bộ về kết cấu hạ tầng; quy hoạch thị trấn Thanh Bình thành khu đô thị loại
IV, xây dựng chợ nông thôn 03 vùng Tân Bình, Tân Thạnh, Tân Mỹ cũng được chú trọng trong thời gian tới
1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội
Lĩnh vực văn hóa xã hội tại địa phương cũng có chuyển biến tích cực, quy
mô trường lớp các bậc học, cấp học của huyện được đầu tư phát triển Hiện nay toàn huyện có 66 trường học, trong đó có 3 trường THPT với 964 phòng học và 354 phòng chức năng đáp ứng nhu cầu dạy và học; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hàng năm luôn đạt và vượt kế hoạch: tiểu học đạt 99,58%, THCS đạt 95,36%, THPT đạt 73,32% (năm học 2011-2012) Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, kiện toàn, 100%
trạm y tế đều có bác sỹ
Công tác đền ơn đáp nghĩa duy trì và phát triển, tạo thành phong trào rộng rãi trong nhân dân Đến nay toàn huyện đã xây dựng được 685 căn nhà tình nghĩa, 1.173 căn nhà cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 12,56% và hộ cận nghèo còn 9,85% so với tổng số hộ dân trên địa bàn
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH
THÀNH 2.1 V ị trí CCN Bình Thành
Cụm công nghiệp Bình Thành với tổng diện tích 37,6 ha, nằm trên Quốc lộ
30, thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Thanh Bình khoảng 3 km về phía Tây và cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 180 km [7]
- Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 30
- Phía Nam giáp Sông Tiền
- Phía Tây giáp khu dân cư bên ngoài CCN
- Phía Đông giáp khu dân cư bên ngoài CCN
Vị trí cụm công nghiệp nằm ngay trên Quốc lộ 30 – con đường duy nhất nối với Quốc lộ 1 đi Hồng Ngự và cửa khẩu quốc tế Dinh Bà Bên cạnh đó phía Nam còn giáp với sông Tiền, do đó giao thông, vận chuyển nguyên liệu và các sản phẩm
bằng đường bộ và đường thủy với khối lượng lớn gặp rất nhiều thuận lợi
Ngoài ra CCN cũng gần các cồn, các bãi bồi ven sông Tiền – là nơi nuôi cá
rất lý tưởng do đó rất thuận tiện cho việc cung cấp nguyên liệu cho hoạt động của
cụm, góp phần thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của cụm trong tương lai
Trang 18Hình 2 1 Mặt bằng tổng thể Cụm công nghiệp Bình Thành
2.2 Tình hình hoạt động của CCN Bình Thành
Quá trình hoạt động, phát triển của CCN Bình Thành do UBND huyện Thanh Bình quản lý Hoạt động sản xuất chính của CCN là CBTSXK với nguyên
liệu chính cá tra với tổng lượng cá là 205 tấn/ngày và chế biến bột cá, thức ăn thủy
sản với nguyên liệu phụ phẩm từ quá trình sản xuất chế biến thủy sản Hệ thống
quản lý được thể hiện trong hình 4.1
Với hình thức quản lý lỏng lẻo như trên gây ra nhiều bất cập đối với việc
quản lý môi trường như: theo dõi không chặt chẽ, công tác kiểm soát ô nhiễm và thanh tra môi trường cũng không được thường xuyên, đánh giá không được chính xác, trách nhiệm không được ý thức rõ ràng dẫn đến việc thờ ơ, không mấy quan tâm vì cứ nghĩ có bộ phận khác lo rồi
Nhà máy Nhà máy
Hình 2 2 Sơ đồ hệ thống quản lý cụm công nghiệp Bình Thành,
huyện Thanh Bình
Trang 19Tần suất thanh tra giám sát quá ít nên các Nhà máy vẫn chưa ý thức tốt về trách nhiệm của mình, vẫn xây dựng hệ thống XLNT nhưng không được chú trọng,
có Nhà máy xả thẳng nước thải ra sông mà không qua xử lý nhưng vẫn không bị phát hiện và xử phạt là do không được kiểm soát chặt chẽ
Khi có sự cố môi trường xảy ra, không được phát hiện kịp thời và để khắc
phục sự cố cũng phải mất khá nhiều thời gian
Mặc khác, lực lượng cán bộ, nhân viên chuyên trách môi trường lại ít gây khó khăn trong công tác quản lý, việc xử lý vi phạm hành chính về BVMT còn quá nhẹ, chưa có biện pháp kiên quyết đối với doanh nghiệp nhiều lần vi phạm
do đó chưa đủ sức răn đe buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm
Thực tế, Sở TNMT tỉnh Đồng Tháp chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản lý môi trường bên ngoài hàng rào cụm công nghiệp, chứ không thể nào nắm rõ tình hình cụ thể trong nội bộ các Nhà máy được
Hiện CCN Bình Thành đã có 5 Nhà máy đi vào hoạt động, mà ngành nghề
chủ yếu là chế biến thủy sản xuất khẩu và thức ăn thủy sản Đặc thù của ngành chế
biến thủy sản là sử dụng tương đối nhiều nước, phát sinh mùi rất khó chịu, chất thải
có hàm lượng chất hữu cơ cao: dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, máu cá, lượng lớn photphat và Nitorat, ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người công nhân
Bảng 2 1 Danh mục các Nhà máy trong CCN Bình Thành
01
Nhà máy CBTS
Á Châu 6,4 ha 20 tấn NL/ngày
Sản xuất chế biến xuất
khẩu cá tra fillet các loại
Trang 20bỏ đầu, trong đó fillet là
6,3827 ha 65 tấn NL/ngày Sản xuất chế biến xuất
khẩu cá tra fillet các loại
(Ngu ồn: Khảo sát thực tế từ các Nhà máy trong CCN Bình Thành, 04/2012)
Quy trình sản xuất cá tra fillet được trình bày trong hình 2.3
Dây chuyền công nghệ sản xuất cá tra fillet:
Tiếp nhận nguyên liệu
Trang 21Hình 2 3Quy trình chế biến cá tra Fillet
Xếp khuôn
Rửa lần 4
Soi ký sinh trùng
Phân cỡ, phân màu
Đóng gói và
bảo quản
Cấp đông, tách khuôn, mạ băng
Mùi, nước thải
Rửa lần 3 Mùi, nước thải Định hình
Lạng da Chất thải rắn: da cá
Rửa lần 2 Mùi, nước thải
xương, vây,…
Trang 22Thuy ết minh quy trình chế biến cá tra fillet
Cá được chở về Nhà máy bằng ghe, vẫn còn tươi sống KCS sẽ tiến hành cân, phân loại, kiểm tra dịch bệnh Cá đạt yêu cầu sẽ được Nhà máy tiếp nhận, còn
nếu không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ và trả lại cho nguồn cung cấp Bước đầu của quá trình chế biến là cá được giết chết bằng cách cắt vào yết hầu, sau đó ngâm vào
bồn nước sạch để xả máu
Cá sau khi cắt tiết sẽ được ngâm đá và rửa bằng nước sạch có pha Chlorine
nồng độ 50ppm cho hết máu và mùi tanh, tần suất thay nước khoảng 400-500kg/lần, thời gian ngâm cá từ 30-40 phút Sử dụng dao chuyên dùng để fillet, tách thịt cá ra
khỏi xương, bỏ đầu, bỏ nội tạng Công đoạn này yêu cầu sự khéo léo của người công nhân, fillet phải tránh phạm thịt, đứt xương, vỡ nội tạng
Hình 2 4 Công đoạn fillet cá
Cá sau khi fillet sẽ được cho vào thau nước có pha Chlorine để rửa sạch lần
2, nhiệt độ nước rửa khoảng 5 – 10o
C
Trang 23Rửa xong, cá được lạng bỏ hết da, sao cho không phạm thịt, không sót da,
phần thịt cá được ướp lạnh bằng đá vảy trong quá trình lạng da để đảm bảo độ tươi ngon cho thành phẩm Sau đó dùng dao gạn bỏ phần thịt đỏ, mỡ, da, xương còn sót
để định hình lại, rồi đem đi ướp đá để giữ nhiệt độ khoảng nhỏ hơn 5o
Trang 24hai dạng: xếp khuôn cho quá trình đông Block và xếp khuôn cho quá trình đông IQF
Nguyên liệu sau khi xếp khuôn được đưa vào cấp đông trong các tủ cấp đông Thời gian cấp đông phụ thuộc vào loại, kích cỡ sản phẩm, công suất máy,…với sản phẩm đông Block sẽ được cấp đông ở nhiệt độ -40oC đến -45o
C , đông IQF ở nhiệt độ -35o
C Thời gian cấp đông khoảng 4h
Đối với sản phẩm đông lạnh dạng Block: úp ngược khuôn cá và gõ nhẹ
xuống mặt bàn để tách block cá ra khỏi khuôn, không mạ băng, còn với sản phẩm đông IQF: Nhận sản phẩm ở đầu ra băng chuyền bằng rổ Sau đó được chuyền qua băng chuyền mạ băng Nhiệt độ nước mạ băng nhỏ hơn 3o
C, thời gian mạ băng không quá 3 giây
Trang 25- Đông IQF: Cho vào túi PE hoặc PA, hút chân không để không còn không khí bên trong túi rồi hàn kín miệng lại Sản phẩm được cho vào thùng carton để dễ
Trang 26máy đều xây dựng hệ thống xử lý nước riêng; hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải cũng được lắp đặt riêng biệt rồi thoát ra sông Tiền
2.3.3 Ngu ồn cung cấp điện
CBTS là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng đặc biệt là điện, điện
phải được duy trì chiếu sáng liên tục trong suốt quá trình chế biến để đảm bảo cho quá trình sản xuất
Nguồn điện 500 kwh cung cấp cho hoạt động sản xuất của cụm là từ mạng lưới điện Quốc gia
2.3.4 Ngu ồn cung cấp cá tra làm nguyên liệu chế biến
Cá tra được cung cấp từ các hộ nuôi, cung cấp cho các Nhà máy CBTS trong
cụm với tổng công suất khoảng 205 tấn NL/ngày
Trang 27CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG DIỄN BIẾN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP
BÌNH THÀNH
Hiện nay vấn đề môi trường là mối quan tâm hàng đầu, có liên quan mật thiết đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của chúng ta, làm suy thái hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và sức khỏe cộng đồng Trong đó,
hoạt động sản xuất là hoạt động chính gây ô nhiễm môi trường đáng quan tâm nhất
hiện nay và cả trong tương lai Các KCN, CCN trong quá trình hoạt động sản xuất thường phát sinh khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường Các nhà quản lý môi trường, các chuyên gia môi trường đang rất nỗ lực
đề xuất biện pháp hiệu quả nhất để hạ chế, giảm thiểu tối đa tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường, đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động, sản
xuất của từng nhà máy, xí nghiệp trong KCN/CCN nhằm ngăn chặn kịp thời vấn đề
ô nhiễm môi trường trầm trọng có thể xảy ra
Mặc dù được kiểm soát gắt gao của Ban quản lý KCN/CCN và các cấp lãnh đạo nhà nước về vấn đề môi trường, nhưng vẫn có một số doanh nghiệp vẫn chưa chấp hành tốt, còn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, sản xuất của mình, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, làm giảm chất lượng môi trường
sống và sinh hoạt đối với dân cư xung quanh, hệ sinh thái, cảnh quan đô thị Vì vậy, môi trường tại các KCN/CCN, các xí nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần được chú ý
và theo dõi thường xuyên trong công tác quản lý môi trường
Đối với CCN Bình Thành, khi đi vào hoạt động sẽ phát sinh nhiều vấn đề nếu không có biện pháp QLMT tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người nơi đây
3.1 Môi trường nước
3.1.1 Ngu ồn gốc ô nhiễm
Trang 28- Nước mưa chảy tràn
Nước mưa thu được từ 2 nguồn: Nước mưa chảy trên mái được quy ước là nước sạch và nước mưa chảy tràn trên đường nội bộ của nhà máy Nước mưa chảy tràn có khả năng nhiễm bụi bẩn, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ và các tạp chất khác có trong môi trường xung quanh khu vực nhà máy
Nguồn nước mưa chảy tràn này sẽ gây ô nhiễm cho hệ sinh thái, nước mặt, nước ngầm, nếu chúng không được kiểm soát tốt trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
- Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, căn tin của các công nhân viên hoạt động trong Nhà máy
Thành phần của nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 – 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5- 10%), có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học [9]
Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD =
500 mg/l; BOD5 = 250 mg/l; SS = 220 mg/l; photpho = 8 mg/l; nitơ NH3 và nitơ
hữu cơ = 40 mg/l, pH = 6.8, TS = 720 mg/l [9]
Bảng 3 1 Lượng nước sinh hoạt thải ra của các Nhà máy trong 01 ngày
động
Lượng nước thải (lít/ngày)
1 Nhà máy chế biến thủy sản Á Châu 800 40.000
2 Nhà máy chế biến thủy sản Hùng Cá 1000 50.000
3 Nhà máy chế biến thực phẩm Vạn Ý 1.400 70.000
4 Nhà máy chế biến thủy sản xuất 1.191 59.550
Trang 29- Nước thải từ hoạt động sản xuất
Nước thải trong quá trình chế biến phát sinh từ các công đoạn như: rửa sơ bộ, cắt tiết cá, sơ chế, tinh chế, chứa nhiều dầu mỡ, máu cá và các chất bẩn hữu cơ với
- Có chứa những mẫu vụn thịt xương nguyên liệu chế biến, máu, chất béo, các
chất hòa tan từ nội tạng, những chất tẩy rửa và các tác nhân làm sạch khác
mà trong đó có chứa nhiều hợp chất khó phân hủy
- Ô nhiễm nặng bởi chất lơ lửng và vi khuẩn
Bảng 3 2 Lưu lượng nước thải từ quá trình CBTS của các Nhà máy
(m 3 /ngđ)
01 Nhà máy chế biến thủy sản Á Châu 400
02 Nhà máy chế biến thủy sản Hùng Cá 280
Trang 30(Nguồn: Khảo sát từ các Nhà máy, 04/2013 )
3.1.2 Hi ện trạng và tác động đến môi trường do nước thải
Mỗi Nhà máy đều có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải riêng biệt nhau Hệ thống thu gom nước mưa của các Nhà máy hầu như không qua
xử lý mà xả thẳng ra nguồn tiếp nhận Thông thường lượng nước mưa được quy ước
là nước sạch, tuy nhiên hiện nay lượng nước mưa không được kiểm soát và quản lý
chặt chẽ nên phần lớn đã gây ra ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận
Hiện tại cụm công nghiệp Bình Thành không có hệ thống XLNT tập trung, nước thải từ Nhà máy nào thì được Nhà máy đó xử lý rồi xả ra sông Tiền qua hệ thống thoát nước thải Do đó vấn đề về quản lý môi trường trong nội bộ và kiểm soát nguồn xả thải của các Nhà máy không được chặt chẽ Từ đó ý thức về trách nhiệm BVMT của các Nhà máy cũng không được cao
Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Tiền và nước thải sau xử lý của các Nhà máy được đánh giá tại một số vị trí quan trắc sau:
Nước sông Tiền (lấy mẫu ngày 12/12/2012)
1 vị trí tại điểm xả nước thải của Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Đồng Tâm Kí hiệu: M1
1 vị trí ở giữa dòng cách điểm xả nước thải của Nhà máy chế biến thủy sản Xuất khẩu Đồng Tâm 200m theo hướng dòng chảy Kí hiệu: M2
Trang 31Bảng 3 3 Kết quả phân tích mẫu nước sông Tiền vào ngày 12/12/2012
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
K ết quả So sánh v ới QCVN
08:2008/BTNMT Cột A2
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp)
Nước thải sau xử lý tại các Nhà máy được trình bày trong bảng 3.4
Trang 32NM4 NM5
Trang 33chuẩn 1,39 - 1,46 lần, DO nhỏ hơn quy chuẩn 1,22 – 1,35 lần Còn lại hầu hết các
chỉ tiêu đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2) Do đó nguồn nước mặt sông
Tiền đang bị ô nhiễm do BOD5 và COD cao trong khi DO lại thấp, dẫn đến khả năng tự làm sạch của sông rất thấp
Về chất lượng nước sau xử lý của các Nhà máy, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt
QCVN 11:2008/BTNMT c ột A
Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát thực tế, bên cạnh một số Nhà máy có ý thức chú trọng đến công tác xử lý, thì cũng có nhà máy xây dựng hệ thống XLNT chỉ mang tính đối phó, thực hiện các cách luồn lách để xả thẳng nước thải ra sông mà không qua bất kỳ một công đoạn xử lý nào Gây ô nhiễm nguồn nước sông nghiêm trọng (1 ví dụ điển hình như trong hình 3.1 )
Hình 3 1 Nước thải chưa xử lý có màu đỏ tươi và mùi tanh của cá được xả thẳng ra
sông Tiền
Trang 3433
Nước thải từ các Nhà máy trong CCN nếu không được xử lý mà thải thẳng ra ngoài môi trường sẽ làm suy thoái chất lượng nguồn nước sông Tiền – là nơi tiếp
nhận nước thải, bởi các nguyên nhân sau:
Làm tăng độ đục của nước do các chất lơ lửng trong nước thải, gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo oxy hòa tan trong nước kênh, gây ảnh hưởng đến
hệ thủy sinh
Làm gia tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước sông do trong nước thải có
chất hữu cơ, Nitơ và phốt pho Khi quá trình phú dưỡng xảy ra làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước gây hiện tượng phân hủy yếm khí các hợp chất
hữu cơ và sinh ra một số sản phẩm độc hại như CH4, H2S, gây ra mùi hôi
và làm cho nước sông có màu
Gây tác động tiêu cực tới hệ thủy sinh do các chất ô nhiễm đặc biệt như: hóa
chất, chất tẩy rửa,
Nguy hiểm hơn, sông Tiền là một trong những con sông lớn của huyện, là nguồn cấp nước cho hầu hết người dân ở đây kể cả cho các Nhà máy trong CCN, nếu dòng sông bị ô nhiễm thì sức khỏe của người dân cũng do đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng
Như vậy để không làm suy giảm chất lượng nước mặt cũng như hệ sinh thái thủy sinh thì nước thải từ CCN cần phải được xử lý đạt loại A trước khi cho thải ra sông Tiền
3.2 Môi trường không khí
3.2.1 Ngu ồn gốc gây ô nhiễm [7]
- Khí th ải từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu
Hoạt động chế biến thủy sản luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở nguyên liệu cung cấp cho quá trình chế biến, nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất chính của các Nhà máy là cá tra Nguyên liệu được vận chuyển về Nhà máy bằng đường thủy từ các phương tiện tàu và xe chở nguyên liệu Nhiên liệu
Trang 35sử dụng chủ yếu là xăng, dầu DO, khi hoạt động sẽ sinh ra khói, bụi, khí thải gây ô nhiễm như: CO, CO2, NO2, CxHy,
- Ô nhi ễm không khí do hoạt động của máy phát điện
Nhu cầu sử dụng điện trong Nhà xưởng phải được duy trì liên tục 24/24 Để đảm bảo cho hoạt động của phân xưởng không bị ảnh hưởng bởi các sự cố mất điện các Nhà máy đều trang bị máy phát điện dự phòng
Nhiên liệu dùng cho máy phát điện dự phòng là dầu DO, với tổng lượng nhiên liệu sử dụng cho toàn CCN là 750kg DO/h hay 18 tấn DO/ngày
- Khí th ải từ hoạt động của lò hơi
Lò hơi có nhiệm vụ cung cấp nước sôi cho quá trình vệ sinh nhà xưởng, thiết
bị dụng cụ sản xuất và cung cấp nhiệt cho quá trình sấy đồ bảo hộ lao động của công nhân
Nhiên liệu để phục vụ cho việc đốt nồi hơi: Sử dụng nhiên liệu là dầu DO
với công suất là 4 tấn DO/h, quá trình đốt sẽ sinh ra nhiều khí thải gây ô nhiễm
Ngoài ra, còn có khói thải, bụi từ các lò nấu mỡ cá thủ công với nhiên liệu sử dụng chủ yếu từ trấu của Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Vĩnh Hoàn I
Hình 3 2 Lò nấu mỡ cá thủ công từ trấu
Trang 3635
- Mùi hôi đặc trưng của các loài thủy sản và từ các công đoạn rửa, fillet, lạng
da, định hình, cấp đông sản phẩm
Cá tra có mùi tanh Mùi tanh này là do các hợp chất gây mùi thường gặp như
H2S, NH3, gây ra, tạo môi trường khó chịu cho khu vực lân cận nằm trong bán kính mà mùi tanh có khả năng phát tán tới
Công đoạn phát sinh mùi tanh nhiều nhất trong tất cả các khâu chế biến là cắt
tiết và rửa cá Trong bước cắt tiết và rửa cá, chất thải là máu cá và nhớt cá hòa lẫn vào nước làm tăng mùi tanh lên đáng kể
- Mùi hôi phát sinh t ừ công đoạn vệ sinh nhà xưởng
Là công đoạn phát sinh mùi khó chịu nhất trong tất cả các khâu sản xuất Vệ sinh nhà xưởng sẽ cần sử dụng dung dịch Chlorine để sát trùng khu vực sản xuất, các thiết bị máy móc Chlorine ở dạng lỏng, có tính chất bốc hơi nên sẽ phát tán ra môi trường xung quanh mùi hóa chất đặc trưng của nó Mùi hóa chất kết hợp với mùi đặc trưng của ngành chế biến thủy sản tạo nên một “hỗn hợp mùi” Hỗn hợp mùi này gây khó chịu cho công nhân trực tiếp làm trong môi trường này
- Mùi hôi t ừ khu xử lý nước thải
Ở khu vực này tập trung nhiều chất hữu cơ, chất lơ lửng, vi khuẩn, từ quá trình sản xuất Hỗn hợp chất thải gây ra mùi rất khó chịu
Trang 37Lĩnh vực ngành nghề của cụm công nghiệp Bình Thành chủ yếu là chế biến
thủy sản xuất khẩu, do đó khí thải sinh ra không nhiều như các ngành công nghiệp khác
Tuy nhiên vẫn cần được chú trọng xử lý đặc biệt là mùi tanh trong phân xưởng sản xuất
Tại các Nhà máy quan trắc một số vị trí như sau:
Thuộc khu vực không khí xung quanh
Tại cổng bảo vệ
Tại khuôn viên
Tại cửa vào phân xưởng chính
Tại khu vực trạm xử lý nước thải
Thuộc khu vực sản xuất
Tại nơi tiếp nhận nguyên liệu
Tại phân xưởng sản xuất
Tại khu cấp đông
Tại ống khí thải lò hơi
(Kết quả quan trắc của từng Nhà máy được đính kèm ở phụ lục A )
Nh ận xét chung:
- Từ kết quả quan trắc của các Nhà máy cho thấy, chất lượng không khí khá
tốt: nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực không khí xung quanh đạt QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT; tại khu vực sản xuất đạt tiêu chuẩn VỆ SINH LAO ĐỘNG; khí thải lò hơi đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột A)
- Tuy nhiên, trong phân xưởng sản xuất có độ ẩm khá cao, dưới nền do nước,
mỡ cá và xà bông văng ra làm cho nền rất trơn và gây mùi khó chịu Do đó
Trang 38- Khí thải, tiếng ồn, rung phát sinh từ phương tiện giao thông, máy phát điện,
lò hơi, đều chứa những thành phần làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân làm việc và người dân sống xung quanh
- Nhiệt thừa thải ra từ các thiết bị lạnh, điều hòa làm cho môi trường vi khí
hậu khu vực Nhà máy và xung quanh bị xáo trộn, nhiệt độ tăng cao
3.3 Chất thải rắn
Với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì các KCN, CCN cũng phát triển rất nhanh với nhiều loại nhành nghề vì vậy rác thải công nghiệp cũng rất đa dạng thải ra ngày càng nhiều với số lượng lớn mà hiện nay vẫn chưa được xử lý
CTR của các Nhà máy bao gồm chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất
và chất thải sinh hoạt của công nhân viên
3.3.1 Ch ất thải rắn sinh hoạt
Chúng được phát sinh ở tất cả các Nhà máy và ở các khu nhà ở, khu văn phòng trong CCN, bao gồm các hoạt động phát sinh do các hoạt động từ văn phòng phẩm và sinh hoạt ăn uống như: giấy vụn của văn phòng phẩm, thực phẩm rau quả
dư thừa, bao nilon, giấy, lon, chai,
Bảng 3 5 Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong 1 ngày của các Nhà máy
(người)
Lượng rác /01 ngày (kg/ngày)
01 Nhà máy CBTS Á Châu 800 400
Trang 39- Ph ụ phẩm: đó là phần còn lại của cá tra sau khi đã lấy đi phần thịt nạc để
xuất khẩu, gồm có đầu, xương, da, thịt vụn và mỡ (chiếm 2/3 lượng nguyên
liệu sản xuất)
- Ph ế liệu: các loại phế liệu phát sinh theo quá trình sản xuất bao gồm thùng
carton, túi PE, PA, đồ nhựa, lượng phế liệu này phát sinh với khối lượng không đáng kể
Hiện tại Cụm công nghiệp chỉ có 1 Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, CTR
chủ yếu phát sinh từ dầu mỡ cá, tro trấu từ quá trình đốt lò hơi, các phế liệu, và
04 nhà máy chế biến thủy sản với lượng phụ phẩm sinh ra được trình bày trong
bảng 3.6
Bảng 3 6 Lượng phụ phẩm sinh ra trong 01 ngày từ các nhà máy chế biến thủy sản
Nhu cầu nguyên
li ệu trong 01 ngày (t ấn/ngày)
Lượng phụ phẩm sinh ra (t ấn/ngày)
01 Nhà máy CBTS Á Châu 20 13,3
02 Nhà máy CBTS Hùng Cá 50 33,3
Trang 40(Nguồn: Khảo sát thực tế từ các Nhà máy,04/2013)
3.3.3 Ch ất thải rắn nguy hại
Đối với CTNH phát sinh chủ yếu là pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, dầu thải, bao bì chứa hóa chất, linh kiện thiết bị điện, điện tử, que hàn
thải, cặn sơn, sơn thải,
Lượng CTNH phát sinh trong 01 tháng của các Nhà máy được đính kèm ở
ph ụ lục B
3.3.4 Tác động tới môi trường do chất thải rắn và CTNH
Chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất phải được thu gom thường xuyên, nếu không được xử lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường đất, môi trường nước và tạo môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển
Nếu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp thì phải thực hiện biện pháp thu gom và xử lý nguồn nước thải phát sinh từ bãi chôn lấp rác để chống ô nhiễm nguồn nước ngầm Ngăn chặn việc phát sinh và lây lan các bệnh do côn trùng (ruồi,muỗi, chuột, ) ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cảnh quan
Đối với CTNH, phải được bảo quản riêng ở nhà chứa, có dán nhãn rõ ràng
Đã là chất thải mang tính nguy hại thì cần phải được kiểm soát và xử lý nghiêm
ngặt nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và con người không chỉ ở hiện tại
Tóm l ại: Với những tác động của các tác nhân như nước thải từ quá trình
chế biến thủy sản, nước thải sinh hoạt của công nhân viên, khí thải từ các lò hơi, máy phát điện, mùi đặc trưng của ngành chế biến thủy sản, chất thải rắn từ quá trình