• Rác thải và nước thải ở các vùng nông thôn, các lò giết mổ gia súc nhỏ lẻ và các vùng nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa được quan tâm đúng mức và có các giải pháp 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH – ĐỒNG THÁP
Họ và tên sinh viên: LÊ GIA VI Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2005 – 2009
TP Hồ Chí Minh, 08/2009
Trang 3
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên: LÊ GIA VI
Mã số sinh viên: 05149018
Niên khóa: 2005 – 2009
1 Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp
2 Nội dung KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
• Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu
• Hiện trạng môi trường và đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh
• Đánh giá công tác quản lý môi trường trên địa bàn nghiên cứu
• Dự báo các tải lượng chất thải trong những năm tới
• Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn nghiên cứu
• Kết luận và kiến nghị
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 01/03/2009
Kết thúc: 30/06/2009
4 Họ tên Giáo viên hướng dẫn: KS HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009
Ban chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn:
Giáo viên hướng dẫn KS Hoàng Thị Mỹ Hương – Giảng viên khoa Môi Trường
và Tài Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suôt thời gian học tập và quá trình thực tập cũng như quá trình hoàn thành khóa luận
Chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, Công ty TNHH - Một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, Phòng Tài Nguyên và Môi trường - Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận
Chân thành cảm ơn cùng các anh chị trong Chi Cục đã cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình làm khóa luận Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn đến KS Phạm Việt Thắng, CN Huỳnh Lê Huyền Trân, ThS Vũ Thị Nhung - Chi Cục trưởng Chi Cục Bảo
vệ Môi Trường tỉnh Đồng Tháp và tất cả những anh chị, cô chú trong Chi Cục đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận
Cuối cùng tôi xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Quản lý Môi trường 2005 – 2009
đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Sinh viên thực hiện
LÊ GIA VI
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp” được
tiến hành tại phạm vi thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp từ tháng 03/2009 đến cuối tháng 05/2009 Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập số liệu, so sánh, khảo sát thực tế và phương pháp đánh giá nhanh,…
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp và công tác quản lý môi trường tại địa bàn Từ đó nắm bắt được các nguyên nhân gây ô nhiễm, đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và dự báo tải lượng ô nhiễm trong tương lai
Chương 1: Đặt vấn đề, đưa ra mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
của đề tài
Chương 2: Nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Cao Lãnh và tổng quan về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Trình bày hiện trạng môi trường bao gồm môi trường nước mặt,
nước ngầm, không khí, nước thải, chất thải rắn và công tác bảo vệ môi trường tại địa bàn Từ đó, nhận diện các nguồn gây ô nhiễm và tiến hành đánh giá nhanh mức độ ô nhiễm tại đây
Chương 4: Dự báo quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tải lượng ô nhiễm
cho thành phố đến năm 2012
Chương 5: Từ những hiện trạng môi trường và các công tác bảo vệ môi trường
tại thành phố, tiến hành đưa ra những đề xuất về quản lý, kinh tế và công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Chương 6: Đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường, từ đó đề ra một số kiến
nghị và giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trên
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP 2
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU THÀNH PHỐ CAO LÃNH 3
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Địa hình 3
2.1.3 Đất đai 4
2.1.4 Đặc điểm về thời tiết – khí hậu thủy văn: 4
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 4
2.2.1 Dân số 5
2.2.2 Kinh tế 5
2.2.3 Giáo dục 5
2.2.4 Y tế 5
2.3 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 6
2.3.1 Cơ cấu tổ chức 6
2.3.2 Vị trí và chức năng 6
2.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp 6
2.3.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Tháp 6
Chương 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH 8
3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT 8
3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại thành phố 8
3.1.2 Tác hại của ô nhiễm nước mặt 8
3.1.3 Hiện trạng nguồn nước mặt tự nhiên 9
3.1.3.1 Chỉ tiêu BOD 9
3.1.3.2 Chỉ tiêu COD 11
3.1.3.3 Chỉ tiêu SS 12
3.1.3.4 Chỉ tiêu Coliform 13
3.1.4 Hiện trạng nguồn nước mặt vùng nuôi thủy sản 14
3.1.4.1 Chỉ tiêu BOD 14
3.1.4.2 Chỉ tiêu COD 15
3.1.4.3 Chỉ tiêu SS 15
3.1.4.4 Chỉ tiêu Coliform 16
3.1.5 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt 16
Trang 73.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM 18
3.2.1 Phân tích chất lượng nước ngầm tầng nông (<100 m) 18
3.2.1.1 Chỉ tiêu độ cứng 18
3.2.1.2 Chỉ tiêu Arsen 19
3.2.1.3 Chỉ tiêu Coliform 20
3.2.2 Phân tích chất lượng nước ngầm tầng sâu (>100 m) 20
3.2.3 Đánh giá chất lượng nước ngầm 21
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 21
3.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm 21
3.3.2 Tác hại của ô nhiễm không khí 22
3.3.3 Chất lượng môi trường không khí 22
3.3.3.1 Độ ồn 22
3.3.3.2 Hàm lượng bụi lơ lửng 23
3.3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí 23
3.4 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI 24
3.4.1 Hiện trạng nước thải sinh hoạt 24
3.4.1.1 Lưu lượng và thành phần trong nước thải sinh hoạt 24
3.4.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 25
3.4.1.3 Đánh giá hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải 26
3.4.2 Hiện trạng nước thải sản xuất 26
3.4.2.1 Hiện trạng xử lý nước thải ở các cơ sở sản xuất 26
3.4.2.2 Phân tích chất lượng nước thải tại một số cơ sở có hệ thống xử lý 27
3.4.3 Hiện trạng nước thải y tế 28
3.5 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN 30
3.5.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt 30
3.5.1.1 Thành phần và tải lượng chất thải rắn sinh hoạt: 30
3.5.1.2 Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 30
3.5.1.3 Tình hình quản lý chất thải rắn và bãi rác 32
3.5.2 Chất thải rắn nguy hại 32
3.5.2.1 Chất thải công nghiệp 32
3.5.2.2 Chất thải rắn y tế 33
3.6 CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH 33
3.6.1 Công tác xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường 33
3.6.2 Công tác thu phí bảo vệ môi trường 34
3.6.2.1 Thu phí nước thải công nghiệp 34
3.6.2.2 Thu phí nước thải sinh hoạt 34
3.6.3 Công tác thanh tra môi trường, xử lý vi phạm 35
3.6.4 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường 35
3.6.5 Công tác quan trắc môi trường 35
3.6.6 Công tác tuyên truyền, vận động 36
3.7 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH 36
3.7.1 Các vấn đề môi trường do hoạt động phát triển đô thị 37
3.7.2 Các vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp 38
3.7.3 Ý thức của người dân 38
Chương 4 DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH 39
4.1 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ 39
Trang 84.3 DỰ BÁO TẢI LƯỢNG NGUỒN NƯỚC THẢI 40
4.3.1 Dự báo lượng nước cấp và nước thải sinh hoạt 40
4.3.1.1 Lưu lượng nước cấp sinh hoạt 40
4.3.1.2 Lưu lượng nước thải sinh hoạt 41
4.3.2 Dự báo lượng nước thải công nghiệp 42
4.4 DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 43
4.5 DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 44
Chương 5 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 45
5.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 45
5.1.1 Giải pháp quy hoạch 45
5.1.2 Cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 46
5.1.3 Giám sát chất lượng môi trường 46
5.1.4 Giáo dục, nâng cao nhận thức người dân 47
5.1.4 Giải pháp về quản lý và tăng cường năng lực 47
5.2 CÁC BIỆN PHÁP KINH TẾ 47
5.2.1 Áp dụng phí bảo vệ môi trường 47
5.2.2 Áp dụng nhãn môi trường 48
5.2.3 Áp dụng các lệ phí hành chính và xử phạt vi phạm hành chính 48
5.2.4 Các hình thức hỗ trợ tài chính 48
5.3 CÁC BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ 49
5.3.1 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải 49
5.3.1.1 Đối với khu vực dân cư hiện hữu 49
5.3.1.2 Đối với các dự án đầu tư mới 49
5.3.2 Công tác quản lý bãi rác 50
Chương 6 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 51
6.1 KẾT LUẬN 51
6.1.1 Hiện trạng môi trường không khí 51
6.1.2 Hiện trạng môi trường nước và hệ thống thoát nước 51
6.1.3 Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn 51
6.2 KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC A CÁC BẢN ĐỒ 54
PHỤ LỤC B CÁC BẢNG BIỂU 58
PHỤ LỤC C CÁC BIỂU ĐỒ 76
PHỤ LỤC D CÁC HÌNH ẢNH 79
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 3.9: TẢI LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO THÀNH PHỐ CAO LÃNH NĂM 2006 24
BẢNG 3.10: KẾT QUẢ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI SINH HOẠT TP.CAO LÃNH NĂM 2006 24
BẢNG 3.13: KẾT QUẢ QUAN TRẮC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TẠI TP.CAO LÃNH NĂM 2008 27
BẢNG 3.14 : KẾT QUẢ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2008 29
BẢNG 3.15: THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 30
BẢNG 3.19: DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ ĐÓNG PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI NĂM 2008 34
BẢNG 3.20: MỨC THU PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOạT 35
BẢNG 3.21: MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA CÁC KHU VỰC TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH 37
BẢNG 4.1: DỰ BÁO DÂN SỐ TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2012 40
BẢNG 4.2: DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC CẤP SINH HOẠT NĂM 2008 – 2012 41
BẢNG 4.3: DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT NĂM 2008 – 2012 42
BẢNG 4.4: LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA KCN TRẦN QUỐC TOẢN ĐẾN NĂM 2012 42
BẢNG 4.5: ƯỚC TÍNH NỒNG ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI CÁC KCN 42
BẢNG 4.6: TẢI LƯỢNG TRUNG BÌNH CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI CỦA KCN TRẦN QUỐC TOẢN ĐẾN NĂM 2012 43
BẢNG 4.7: DỰ BÁO TẢI LƯỢNG KHÔNG KHÍ KCN TRẦN QUỐC TOẢN ĐẾN NĂM 2012 43
BẢNG 4.8: DỰ BÁO TỔNG KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH NĂM 2008 – 2012 44
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN BOD TRÊN CÁC SÔNG RẠCH TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008.10 BIỂU ĐỒ 3.2: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COD TRÊN CÁC SÔNG RẠCH TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008.11 BIỂU ĐỒ 3.3: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN SS TRÊN CÁC SÔNG RẠCH TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008 12 BIỂU ĐỒ 3.4: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COLIFORM TRÊN CÁC CON SÔNG RẠCH TP.CAO LÃNH
NĂM 2008 13 BIỂU ĐỒ 3.5: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN BOD TẠI CÁC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008 14 BIỂU ĐỒ 3.6: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COD TẠI CÁC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008 15 BIỂU ĐỒ 3.7: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG SS TẠI CÁC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TP.CAO LÃNH NĂM 2007 – 2008 15 BIỂU ĐỒ 3.8: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COLIFORM TẠI CÁC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TP.CAO LÃNH NĂM 2008 16 BIỂU ĐỒ 3.9: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN ĐỘ CỨNG TẠI CÁC GIẾNG KHOANG NƯỚC NGẦM TP.CAO LÃNH NĂM 2008 18 BIỂU ĐỒ 3.10: BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN HÀM LƯỢNG ARSEN TẠI CÁC GIẾNG KHOANG NƯỚC NGẦM TP.CAO LÃNH NĂM 2008 19 BIỂU ĐỒ 3.11: BIỂU Đồ BIỂU DIỄN COLIFORM TẠI CÁC GIẾNG KHOANG NƯỚC NGẦM TP.CAO LÃNH NĂM 2008 20 BIỂU ĐỒ 3.12 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN ĐỘ ỒN TẠI CÁC KHU VỰC TP.CAO LÃNH NĂM 2008 22 BIỂU ĐỒ 3.13: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG BỤI LƠ LỬNG TRONG KHÔNG KHÍ TP.CAO LÃNH NĂM 2008 23
Trang 11DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Hàm lượng oxy hòa tan
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
XNK Xuất nhập khẩu
NC – SH Nước cấp sinh hoạt
NT – SH Nước thải sinh hoạt
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
Trang 12Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao Lãnh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp, là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Thành phố Cao Lãnh còn là một trong các trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, là điểm tựa và cơ sở hậu cần cho sự phát triển bền vững khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Sự phát triển kinh tế sẽ thúc đầy các nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên và
sử dụng năng lượng Nhiều ngành công nghiệp mới ra đời sẽ tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh cũng như con người Trong những năm qua vấn đề môi trường đã được chú trọng tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề khó khăn:
• Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ngày càng gia tăng trong khi năng lực thu gom còn thấp và công nghệ xử lý cũng chưa được đảm bảo
• Các cơ sở doanh nghiệp và khu công nghiệp cũng chưa thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường, tình trạng vi phạm vẫn thường xuyên diễn ra
• Rác thải và nước thải ở các vùng nông thôn, các lò giết mổ gia súc nhỏ lẻ và các vùng nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa được quan tâm đúng mức và có các giải pháp
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
• Tổng quan về hiện trạng, chất lượng môi trường của thành phố Cao Lãnh
• Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường tại địa bàn
• Là cơ sở để đánh giá tác động do các hoạt động đối với chất lượng môi trường
• Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường của thành phố trong những năm tiếp theo Đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn
1.3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn TP.Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp, thời
gian từ tháng 03/2009 đến cuối tháng 05/2009
Trang 13Do giới hạn về thời gian đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến một số vấn đề sau:
• Hiện trạng nguồn nước mặt, nước ngầm của thành phố
• Nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và mức độ ô nhiễm nguồn nước
• Đánh giá ảnh hưởng do hoạt động phát triển đô thị đến chất lượng môi trường không khí
• Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp tham khảo tài liệu về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
• Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu có liên quan
• Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
• Phương pháp so sánh số liệu biến động giữa các năm
• Phương pháp khảo sát trực tiếp
• Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường
1.5 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Trong quá trình thực hiện đề tài có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị:
• Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Tháp
• Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Cao Lãnh
• Công ty TNHH – Một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp
Trang 14• Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh
• Phía Nam giáp huyện Lấp Vò
• Phía Tây giáp huyện Chợ Mới tỉnh An Giang
Với vị trí tọa độ địa lý như sau:
• Từ 10o24’ đến 10o30’ Bắc
• Từ 105o33’ đến 105o41’ Đông
Thành phố Cao Lãnh có hệ thống giao thông thủy bộ phát triển khá đồng bộ Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 30 là tuyến quan trọng nhất Đầu QL30 nối với QL1A, cuối giáp biên giới Campuchia Do vậy, từ tuyến này có thể đi TP.Hồ Chí Minh và ngược lại về các huyện phía Bắc của tỉnh và biên giới Campuchia Tuyến tỉnh
lộ 28 qua phà Cao Lãnh nối với tỉnh lộ 23 đi thị xã Sa Đéc, các huyện phía Nam và Châu Đốc – An Giang
Thành phố có mạng lưới sông rạch chằng chịt, phong phú là điều kiện thuận lợi
để phát triển giao thông đường thủy Do đó, nó có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện thị trong tỉnh, với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc tế
2.1.2 Địa hình
Địa hình của TP.Cao Lãnh cao ở ven sông Tiền và ven sông Cao Lãnh, thấp dần ở giữa, độ cao phổ biến từ 1,2 – 1,5 m cao nhất là 2,5 m và thấp nhất là 1 m Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuận lợi cho tưới tiêu
Nhìn chung, địa hình của TP.Cao Lãnh mang đặc điểm chung của địa hình ĐBSCL, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Tuy nhiên cũng do đặc điểm này mà một số khu vực bị ngập vào mùa mưa, mùa lũ gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
Trang 152.1.3 Đất đai
Thành phố Cao Lãnh có 1 nhóm đất phù sa trong đó phân loại mức độ như sau:
• Đất phù sa được bồi: 3.604,58 ha
• Đất phù sa chưa phân dị: 2.400,01 ha
• Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng: 1.819,37 ha
Đất phù sa chưa phân dị là loại đất non trẻ thứ hai sau đất phù sa được bồi, phần diện bắt đầu có sự biến đổi, xuất hiện các đốm nâu vàng, là loại đất có chất lượng cao thích hợp với cây ăn trái, hoa màu và lúa
Tính chất đất phù sa: chất hữu cơ khá cao, tương ứng lượng đạm tổng số rất giàu (0,25 – 0,3 %), Hàm lượng Kali vào loại khá nhưng nghèo lân, cation kiềm trao đổi cao và cân đối giữa Ca2+ và Mg2+, tỷ lệ Ca2+/Mg2+ > 1, CEC tương đối cao (15 –
20 me/100 g), phản ứng dung dịch đất chua
2.1.4 Đặc điểm về thời tiết – khí hậu thủy văn:
Thành phố Cao Lãnh có đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Đồng Tháp, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo thuận lợi cho cây trồng vật nuôi
phát triển quanh năm Dựa vào Niên giám Thống kê năm 2007:
Nhiệt độ: bình hàng khá cao, khoảng 27,29 oC, ổn định theo không gian và
thời gian
Độ ẩm không khí: cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, độ ẩm trung
bình là 83%
Chế độ mưa: phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4
và kết thúc vào tháng 11 Lượng mưa đạt trung bình 1218,9 mm/năm, tập trung vào mùa mưa chiếm 90 – 92 % lượng mưa cả năm
Lượng nước bốc hơi: khá cao và phân hóa rõ rệt theo mùa, trung bình/năm
là 1.165 mm, bình quân 3,1 mm/ngày
Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình 6,5 giờ/ ngày, trong năm 2007 là 2.355 giờ/năm Tháng 7, 8 ít nắng số giờ nắng thấp, tháng 2, 3, 4 số giờ nắng cao
Chế độ thủy văn các sông rạch trong vùng: chịu tác động của 3 yếu tố: lũ,
mùa nội đồng và thủy triều Biển Đông Với hai đỉnh triều mỗi ngày, hàng năm hình
thành 2 mùa rõ rệt: mùa kiệt trùng với mùa khô, mùa lũ trùng với mùa mưa
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
Đồng Tháp là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao so với các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong đó TP.Cao Lãnh giữ vai trò quan trọng, là động lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua và cả những năm tới Nền kinh tế của thành phố trong những năm gần đây đã dần đi vào thế ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước
Trang 162.2.1 Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2007, TP.Cao Lãnh có dân số 151.664 người, mật độ khoảng 1.417 người/km2
• Dân số đô thị 86.728 người (chiếm 57,2%)
• Dân số nông thôn 64.936 người (chiếm 42,8%)
2.2.2 Kinh tế
Thành phố Cao Lãnh nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy, những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư xây dựng như nâng cấp mặt đường, mở rộng nền đường, mở thêm các tuyến đường mới,…góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống của người dân
Hiện tại kinh tế thành phố đang trên đà phát triển theo hướng bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng gia tăng lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ và giảm dần lĩnh vực nông nghiệp
Ngành thương mại và dịch vụ của thành phố khá phát triển đóng góp một tỷ lệ lớn trong nền kinh tế của tỉnh Do có vị trí thuận lợi trong lưu thông hàng hóa và đúng chủ trương đã tạo cho ngành thương mại – dịch vụ phát triển mạnh
Theo số liệu thống kê năm 2007 sản xuất công nghiệp đạt giá trị 3.564.698 tỷ đồng Toàn thành phố có khoảng 1.125 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giải quyết cho khoảng 8.898 lao động Trong những năm gần đây, ngành thủy sản phát triển mạnh đạt sản lượng 6.001 tấn (chủ yếu là cá nuôi)
2.2.3 Giáo dục
Tình hình giáo dục của TP.Cao Lãnh năm 2007 được trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1: Tình hình giáo dục của thành phố Cao Lãnh Nội dung Mẫu giáo Tiểu học Trung học
cơ sở
Trung học phổ thông
Số trường 13 32 11 5
Số lớp học 91 413 269 129 Phòng học 28 394 210 110
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
2.2.4 Y tế
Mạng lưới y tế của TP.Cao Lãnh (2007) có:
• 02 bệnh viện đa khoa với 780 giường bệnh
• 01 phòng khám khu vực với 10 giường bệnh
• 01 viện điều dưỡng với 60 giường bệnh
Trang 17• 15 Trạm Y tế xã, phường với 82 giường bệnh
Sở TN&MT chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh Đồng Tháp; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ TN&MT
(Nguồn: http://www.dongthap.gov.vn/wps/portal/sotnmt)
2.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Tháp
• Trình UBND tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản, dự thảo quy hoạch, kế hoạch 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực TN&MT
và các giải pháp quản lý, bảo vệ TN&MT trên địa bàn tỉnh
• Trình Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực TN&MT
• Trình Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở với các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
• Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh
tế - kỹ thuật trong lĩnh vực TN&MT; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực TN&MT trên địa bàn tỉnh
(Nguồn: http://www.dongthap.gov.vn/wps/portal/sotnmt)
2.3.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Tháp
• Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề
Trang 18án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;
• Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;
• Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư;
• Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
• Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các
cơ sở đó;
• Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Giám đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục
ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;
• Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt hoặc theo đặt hàng của tổ chức, cá nhân; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường ở địa phương;
• Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường đối với Phòng TN&MT huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cán bộ địa chính - xây dựng xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở;
• Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo phân công của Giám đốc Sở
Trang 19Chương 3
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CAO LÃNH
3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT
Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của thành phố đây là nét đặc trưng của ĐBSCL Các con sông chảy qua thành phố là sông Tiền dài 20 km, các tuyến sông Cao Lãnh có chiều dài 13,25 km, và sông Đình Trung dài 7,5 km
Trong những năm qua, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc chất lượng nước định kỳ ở nhiều nơi trong tỉnh cũng như thành phố Năm 2008 tại thành phố đã quan trắc chất lượng nước mặt tự nhiên tại 10 điểm, nước mặt vùng nuôi trồng thủy sản tại 2 điểm nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước để kịp thời đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu góp phần vào phát triển bền vững của tỉnh
3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại thành phố
Nguồn gây ô nhiễm tầng nước mặt có thể do các nguyên nhân khác nhau bao gồm các tác động do tự nhiên và tác động do con người
bể tự hoạt sẽ đổ trực tiếp ra môi trường
- Việc bảo vệ và khai thác cát không hợp lý tại các con sông
- Tại các khu vực nuôi trồng thủy sản hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý nước thải và xả thải trực tiếp vào nguồn nước
- Dân trí và nhận thức của người dân chưa cao, dẫn đến việc xả nước, rác thải tùy tiện vào nguồn nước, nhất là khu vực dân cư sống gần sông rạch và các hộ dân sinh sống ngày trên sông gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
3.1.2 Tác hại của ô nhiễm nước mặt
Nước mặt có vai trò quan trọng trong đối với đời sống nhân dân, và mỹ quan môi trường Nguồn tài nguyên nước mặt của tỉnh Đồng Tháp rất dồi dào, là nguồn nước cung cấp quý giá cho sinh hoạt đời sống của nhân dân và trong lĩnh vực sản xuất
Trang 20Hiện nay các khu dân cư sống gần sông, rạch vẫn đang sử dụng nguồn nước này Do đó với tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân Nước đang bị ô nhiễm do các chất hữu cơ và vi sinh có thể gây các bệnh đường ruột cho con người và cả động vật
Ngoài ra, nguồn nước mặt còn phục vụ cho thủy sản và tưới tiêu tại các khu vực nông thôn Trong thời gian sắp tới do hoạt động kinh tế đang có chiều hướng phát triển mạnh kéo theo nhu cầu cung cấp nước cũng gia tăng Nếu tình trạng ô nhiễm nước ngày càng gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của thành phố
3.1.3 Hiện trạng nguồn nước mặt tự nhiên
Nước mặt giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển con người cũng như sự phát triển rầm rộ của KCN và quá trình đô thị hóa hiện nay đã làm cho nguồn nước mặt của thành phố ngày càng ô nhiễm
Từ kết quả quan trắc nước mặt tự nhiên vào năm 2007 và kết quả quan trắc
tháng 5,10 năm 2008 trong Phụ lục B, Bảng B – 1 và Bảng B – 2, ta có biểu đồ biểu
diễn các chỉ tiêu chất lượng nước như sau:
Sông Tiền (P11)
Sông Cái Sao Sông Cái
Sao Thượng
Năm 2007 Năm 2008
Trang 21Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ diễn biến BOD trên các sông rạch TP.Cao Lãnh
năm 2007 – 2008
Nhận xét:
Từ Biểu đồ 3.1 cho thấy nồng độ BOD đo được ở các con sông qua mỗi năm
không có biến động lớn nhưng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm
Năm 2007, TP.Cao Lãnh chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp, đồng thời các hoạt động kinh doanh sản xuất và dịch vụ đều gia tăng làm cho các hoạt động xả thải cũng gia tăng đột ngột Ý thức người dân cũng như sự quan tâm của chính quyền về BVMT cũng chưa thực sự được đẩy mạnh Trong năm
2007, nồng độ BOD cao hơn tiêu chuẩn quy định là TCVN 5942 – 1995 (cột A, <4 mg/l) gấp khoảng 7 – 9 lần, cao nhất tại sông Tiền (đoạn KCN Trần Quốc Toản) đạt 37 mg/l cao gấp 9,3 lần so với tiêu chuẩn, thấp nhất là ở sông Cao Lãnh đạt 27,5 mg/l cao gấp 6,9 lần so với tiêu chuẩn
Năm 2008, nồng độ BOD ở các con sông có xu hướng giảm đáng kể chỉ còn gấp 6 – 8 lần so với tiêu chuẩn quy định Nồng độ BOD ở rạch Bà Vại và sông Cái Sao
có tăng với mức độ nhẹ, đây là khu vực hoạt động buôn bán và là chợ của Xã Mỹ Tân nên không thể tránh khỏi tình trạng ô nhiễm tăng theo sự phát triển gia tăng của chợ
Do năm 2008 các hoạt động đã đi vào ổn định, cùng với sự quan tâm của chính quyền
và các công tác thực hiện bảo vệ môi trường cũng thực sự được thúc đẩy mạnh Ý thức người dân và các cơ sở sản xuất cũng được nâng cao, do đó hiện trạng môi trường của thành phố trong năm 2008 cũng được cải thiện
Nhìn chung nồng BOD qua các năm có tăng, tuy tăng không đáng kể nhưng tất
cả đều vượt TCVN 5942 – 1995 (cột A) gấp nhiều lần Đây là một dấu hiệu đáng quan tâm
Trang 2244 45,5
32,5
45,5 37,5
Sông Tiền (P11)
Sông Cái Sao Sông Cái
Sao Thượng
Năm 2007 Năm 2008
COD (mg/l)
47
37,5
46,5 44,5
45 46
38,5 49
35,5 34,5
Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ diễn biến COD trên các sông rạch TP.Cao Lãnh
năm 2007 – 2008
Nhận xét:
Vào năm 2007, nồng độ COD dao động từ 39,5 – 52 mg/l, cao gấp 4 – 5 lần so với TCVN 5942 – 1995 (cột A, < 10 mg/l) Nồng độ COD cao nhất ở sông Tiền (đoạn KCN Trần Quốc Toản) đạt 52 mg/l cao gấp 5,2 lần so với tiêu chuẩn Và thấp nhất ở sông Cao Lãnh đạt 39,5 mg/l cao hơn tiêu chuẩn quy định 3,95 lần
Năm 2008, nồng độ COD giảm theo chiều hướng có lợi cho môi trường, tuy nhiên nồng độ COD vẫn còn rất cao, dao động từ 32,5 – 49 mg/l Riêng tại sông Cái Sao, COD tăng nhẹ từ 44 mg/l (năm 2007) đến 45,5 mg/l (năm 2008) Trong năm
2008, nồng độ COD cao nhất tại rạch Bà Vại, và thấp nhất tại sông Cao Lãnh
Trang 23Nhìn chung nồng độ COD tại các điểm quan trắc hầu hết đều vượt chuẩn TCVN
5942 – 1995 (cột A, < 10 mg/l) gấp nhiều lần
So sánh giữa các năm cho thấy nồng độ COD tại năm 2008 có chiều hướng giảm đáng kể, có lợi cho môi trường Tuy nhiên nồng độ COD vẫn ở mức rất cao, cho thấy mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt đang ở tình trạng báo động Do đó, thành phố cần tiếp tục thực hiện các công tác bảo vệ môi trường một cách triệt để và có hiệu quả Đặc biệt là cần nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý và ý thức của người dân
95,5
150,5 185
Sông Tiền (P11)
Sông Cái Sao Sông Cái
Sao Thượng
Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ diễn biến SS trên các sông rạch TP.Cao Lãnh năm 2007 – 2008
Nhận xét:
Biểu đồ 3.3 cho thấy vào năm 2007 hàm lượng SS tại các điểm quan trắc trên
các con sông, rạch này đều vượt TCVN 5942 – 1995 (cột A, 20 mg/l) nhiều lần Cụ thể, nồng độ SS tại các con sông dao động từ 45,5 – 120,5 mg/l cao hơn tiêu chuẩn
Trang 24quy định từ 2,5 đến 6 lần và thấp nhất tại kênh Cái Tôm và cao nhất tại rạch Cả Kích Tại các con sông khác đều bị ô nhiễm chỉ tiêu cặn lơ lửng
Năm 2008, hàm lượng SS tăng đột biến ở các con sông trong thành phố Tại rạch Cả Kích hàm lượng SS có giảm nhưng không đáng kể Tại sông Cái Sâu hàm lượng SS không đổi so với năm 2007, các con sông còn lại hầu hết đều gia tăng từ 2 –
3 lần so với năm 2007, và cao gấp 5 – 6 lần so với TCVN 5942 – 1995 (cột A, 20 mg/l) Trong đó cao nhất là tại sông Cao Lãnh, hàm lượng SS lên đến 185 mg/l, kế tiếp
là sông Cái Sao đạt 150,5 mg/l, thấp nhất tại sông Cái Sâu đạt 112 mg/l nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn qui định 5,6 lần Đây là vấn đề cần được quan tâm vì hàm lượng SS cao
sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của nguồn nước và có thể ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống cấp nước sinh hoạt, và làm tắt nghẽn đường ống cấp nước
3.1.3.4 Chỉ tiêu Coliform
Coliform (MPN/100ml)
65500 67000
5000 19500
24000 24000
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ diễn biến Coliform trên các con sông rạch TP.Cao Lãnh
năm 2008
Nhận xét:
So với TCVN 5942 – 1995 (cột A là 5x103 MPN/100ml), mật độ Coliform tại tất cả các con sông, rạch thuộc TP.Cao Lãnh đều vượt chuẩn Mật độ trung bình tính cho tất cả các con sông, rạch khoảng 32x103 MPN/100ml, cao gấp khoảng 6,4 lần so với tiêu chuẩn
Trong đó, tại một số con sông có mật độ Coliform rất cao, cụ thể là sông Cái Sao: 60,5x103 MPN/100ml, sông Cái Tôm:65,5x103 MPN/100ml và rạch Bà Vạt: 67x103 MPN/100ml, cao gấp 12 – 14 lần tiêu chuẩn
Nhìn chung mật độ Coliform tại điểm quan trắc của các con sông, rạch đều bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân tại thành phố
Trang 253.1.4 Hiện trạng nguồn nước mặt vùng nuôi thủy sản
Năm 2007, diện tích mặt nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản là 71 ha, chiếm 6,64 % trên tổng diện tích tự nhiên của thành phố Sản lượng nuôi trồng lên đến 6.001 tấn chủ yếu là cá, và sản lượng khai thác trong năm là 348 tấn
Cũng trong năm 2007, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc tại 2 điểm thuộc khu
vực nuôi trồng thủy sản, kết quả quan trắc được trình bày trong Phụ lục B, Bảng B – 3
và Bảng B – 4 Dựa trên kết quả quan trắc ta có biểu đồ biểu diễn các chỉ tiêu chất
lượng nước mặt vùng nuôi trồng thủy sản như sau:
Biều đồ 3.5: Biểu đồ diễn biến BOD tại các điểm nuôi trồng thủy sản TP.Cao Lãnh
năm 2007 – 2008
Nhận xét:
Qua Biểu đồ 3.5 cho thấy nồng độ BOD năm 2007 của vùng nuôi trồng thủy
sản tại rạch Khém Bần, xã Tịnh Thới và vùng nuôi trồng thủy sản tại bãi bồi xã Tân Thuận Tây đều rất cao gấp từ 7 – 8 lần TCVN 5942 – 1995 (cột A, < 4 mg/l), và cũng vượt trên tiêu chuẩn cột B (<25 mg/l) từ 1,2 đến 1,4 lần
Năm 2008, nồng độ BOD tại 2 điểm quan trắc trên đều có xu hướng gia tăng, nhưng không đáng kể Tuy nhiên cả 2 điểm quan trắc trên đều vượt TCVN 5942 –
1995 (cột A, < 4 mg/l) từ 8 – 10 lần, và vượt cả cột B (< 25 mg/l) từ 1,4 – 1,7 lần
Trang 26Biểu đồ 3.6: Biểu đồ diễn biến COD tại các điểm nuôi trồng thủy sản TP.Cao Lãnh
năm 2007 – 2008
Nhận xét:
Nồng độ COD tại những 2 điểm nuôi trồng thủy sản khá cao Trong năm 2007, nồng độ COD tại xã Tân Thuận Tây cao hơn xã Tịnh Thới, đạt 46 mg/l Nồng độ COD tại cả 2 điểm quan trắc dao động từ 41,5 – 46 mg/l, vượt TCVN 5942 – 1995 (cột A,
<10 mg/l) trên 4 lần, vượt TCVN 5942 – 1995 (cột B, <35 mg/l) trên 1,2 lần
Đến năm 2008, nồng độ COD tại 2 điểm quan trắc đều tăng nhẹ, vượt tiêu chuẩn quy định tại cột A và cột B Như vậy, nồng độ COD tại các điểm quan trắc đều
có xu hướng gia tăng, và cho thấy mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng tại các điểm của vùng nuôi truồng thủy sản
3.1.4.3 Chỉ tiêu SS
SS (mg/l)
81 87,5
162,5 160
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ diễn biến hàm lượng SS tại các điểm nuôi trồng thủy sản
TP.Cao Lãnh năm 2007 – 2008
Trang 27 Nhận xét:
Qua Biểu đồ 3.7 cho thấy hàm lượng SS tại các điểm quan trắc khá cao Vào
năm 2007, hàm lượng SS tại 2 điểm quan trắc đều cao hơn TCVN 5942 – 1995 (cột A,
20 mg/l và cả cột B, 80 mg/l)
Năm 2008, hàm lượng SS tăng cao đáng kể tại cả 2 điểm quan trắc Hàm lượng
SS tại xã Tịnh Thới tăng từ 87,5 mg/l lên đến 160 mg/l, cao gấp tiêu chuẩn cho phép tại cột A đến 8 lần Hàm lượng SS tại xã Tân Thuận Tây tăng lên từ 81 mg/l lên đến 162,5 mg/l Cao hơn tiêu chuẩn cho phép tại cột A 8,1 lần Và cả hai điểm cũng vượt tiêu chuẩn cho phép tại cột B khoảng 2 lần
3.1.4.4 Chỉ tiêu Coliform
Coliform (MPN/100ml)
5000
10000 14000
17500
0 2000
TCVN 5942 1995 Cột B
-Biểu đồ 3.8: -Biểu đồ diễn biến Coliform tại các điểm nuôi trồng thủy sản
TP.Cao Lãnh năm 2008
Nhận xét:
Nhìn chung mật độ Coliform năm 2008 rất cao, tại xã Tịnh Thới là 14x103MPN/100ml, gấp tiêu chuẩn tại cột A đến 2,8 lần, và gấp tiêu chuẩn tại cột B là 1,4 lần Mật độ Coliform tại xã Tân Thuận Tây cao hơn xã Tịnh Thới đạt 17,5x103MPN/100ml cao gấp tiêu chuẩn tại cột A là 3,5 lần và tiêu chuẩn tại cột B là 1,75 lần
Như vậy mật độ Coliform tại 2 điểm quan trắc vùng nuôi trồng thủy sản đều ở mức rất cao, ảnh hưởng xấu đến người dân sinh sống tại khu vực xung quanh nếu không sớm có các giải pháp hợp lý
3.1.5 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt
Qua các biểu đồ và kết quả quan trắc nước mặt như trên cho thấy tất cả các con sông, rạch và vùng nuôi trồng thủy sản đều bị ô nhiễm nặng chủ yếu là ô nhiễm do chất hữu cơ và vi sinh Hầu hết các điểm quan trắc có các thông số đều vượt quá ngưỡng của giới hạn loại A (TCVN 5942 – 1995) mà chỉ đạt ở mức giá trị giới hạn loại B
Trang 28Riêng nước mặt tại vùng nuôi trồng thủy sản đều vượt quá ngưỡng của giới hạn loại A
và cả loại B
Nhìn chung, chất lượng nước mặt tại các khu vực chợ và KCN Trần Quốc Toản
có nồng độ ô nhiễm cao hơn các vị trí còn lại Do các khu vực chợ hầu hết đều tập trung rất nhiều các loại hình buôn bán Thực tế những người dân buôn bán nơi đây chưa ý thức về tình trạng ô nhiễm môi trường nước Hiện tại thành phố đã có hệ thống thu gom rác cho khu vực chợ, tuy nhiên tình trạng rác thải và nước thải xả vào hệ thống sông rạch vẫn thường xuyên xảy ra làm cho tình trạng ô nhiễm nước mặt ở các khu vực này rất cao
Theo kết quả quan trắc, Phụ lục B, Bảng B – 1, quan trắc vào tháng 5 và tháng
10 cho thấy các thông số ô nhiễm vào tháng 5 cao hơn tháng 10 Tháng 10 là tháng nằm trong mùa lũ, các con sông có lưu lượng và tốc độ dòng chảy cao hơn các mùa khác làm cho mức độ tự làm sạch của các con sông cao hơn, do đó hầu hết các mức độ
ô nhiễm đều giảm Cũng vào mùa lũ, hàm lượng SS tại 7/10 điểm quan trắc gia tăng,
do phù sa bồi lắng vào mùa lũ cao làm cho các hàm lượng cặn lơ lửng cao hơn vào mùa khô
Hàm lượng của các chỉ tiêu ô nhiễm ở các vùng nuôi trồng thủy sản bao gồm vùng nuôi trồng thủy sản xã Tịnh Thới và xã Tân Thuận Tây đều gia tăng theo hàng năm Đây là 2 vùng ngoại ô nằm xa trung tâm thành phố, sự quan tâm và quản lý của chính quyền chưa thực hiện triệt để và đồng bộ cũng như ý thức người dân nơi này vẫn còn thấp, chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế ngành thủy sản
Hầu hết các hộ chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải, mà thải trực tiếp ra sông rạch Mặt khác, nuôi trồng thủy sản sử dụng và xả thải một lượng lớn nước trao dồi là
20 – 30 % trữ lượng ao trong ngày Đây là nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm nguồn nước mặt Lượng nước thải trong các ao nuôi chứa nhiều chất dư thừa, chất thải tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại hình thành và phát triển, có khả năng phá vỡ hệ sinh thái của vùng, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước cho cộng đồng dân cư xung quanh
Ngoài ra, dư lượng thuốc và hóa chất xử lý, phòng trị bệnh thủy sản trong quá trình nuôi cũng tạo nguồn ô nhiễm không nhỏ cho môi trường Môi trường nước mặt tại 2 khu vực này khá ô nhiễm, cao nhất là chỉ tiêu Coliform, Coliform tồn tại ở mật độ cao sẽ gây ra các bệnh đường ruột cho con người và động vật Do vậy, cần có biện pháp thích hợp để phát triển nuôi cá ao mà không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, phát triển thủy sản trên quan điểm phát triển ổn định và bền vững
Trang 293.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
Căn cứ vào địa hình chung của tỉnh, TP.Cao Lãnh có nguồn nước ngầm rất dồi dào và có nhiều tầng nước ngầm với chất lượng khác nhau, có thể chia ra làm 2 tầng nước ngầm chính:
- Nước ngầm tầng nông: tầng nước này nông dễ khai thác nên hầu hết các xã đều có các giếng tầng nông, nhiều hộ dân tự khai thác tràn lan, chất lượng tầng nước không ổn định, trữ lượng kém, nhiều nơi bị nhiễm As
- Nước ngầm tầng sâu: độ sâu trung bình 200 – 400 m Chất lượng nước tốt và
ổn định, trữ lượng lớn có thể khai thác để phục vụ cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt
3.2.1 Phân tích chất lượng nước ngầm tầng nông (<100 m)
Năm 2008, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc chất lượng nước ngầm ở 10 điểm trong TP.Cao Lãnh vào 2 đợt tháng 5 và tháng 10 trong năm Tất cả các giếng
khoang đều có độ sâu không quá 100 m Kết quả quan trắc được trình bày trong Phụ Lục B, Bảng B – 5
416 314 213
0 50
Trang 30cho độ cứng là 350 mg/l Các giếng vượt tiêu chuẩn có kí hiệu NN 1, NN 2, NN 5, NN
3.2.1.2 Chỉ tiêu Arsen
Arsen là kim loại có thể tồn tại trong nhiều dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ Trong nguồn nước Arsen thường ở dạng Arsenat hoặc Arsenit Arsen là chất độc có tác dụng tích lũy và có khả năng gây ung thư Vì vậy sự xuất hiện hàm lượng Arsen cao trong nguồn nước sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu cho con người
Arsen (mg/l)
0,243
0,05 0,0012
0,331
0,00156
0,165
0,0013 0,0028
0,0026 0
Qua biểu đồ trên cho thấy hàm lượng Arsen ở các điểm như sau:
- NN 1 (Đoàn Thị Bỉ, 662 tổ 8, xã Mỹ Tân) có hàm lượng Arsen đạt 0,165 mg/l vượt quy định cho phép QĐ 09/2005 (0,05 mg/l) gấp 3,3 lần
- NN 2 (Bùi Văn Tơ, 1008 K6, P.11) có hàm lượng Arsen đạt 0,243 mg/l cao hơn quy định cho phép gấp 4,86 lần
- NN 4 (Võ Văn Liễn, 1172, K4, P.11) có hàm lượng Arsen đạt 0,331 mg/l cao hơn quy định cho phép gấp 6,62 lần
Hàm lượng Arsen của 3/10 điểm quan trắc cao hơn quy định cho phép rất nhiều lần Còn 7/10 mẫu giếng nước ngầm còn lại đều đạt quy định cho phép Như vậy, ở các
Trang 313.2.1.3 Chỉ tiêu Coliform
Chỉ tiêu coliform đặc trưng cho sự ô nhiễm nguồn nước, coliform tồn tại ở mật
độ cao đồng nghĩa với có nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng gây bệnh và truyền bệnh nguy hiểm như kiết lị, thương hàn, dịch tả, bại liệt,…gây nguy hiểm cho con người
Qua Phụ lục B, Bảng B – 5 ta có được biểu đồ biểu diễn Coliform có trong nước ngầm ở các điểm quan trắc trong thành phố như sau:
Biểu đồ 3.14 cho thấy mật độ Coliform tại 3/10 giếng vượt quy định cho phép
QĐ 09/2005 (quy định 50 MPN/100ml) Cao nhất tại NN 8 (Trần Tấn Phát, 698/6 K2, P.6) đạt 55 MPN/100 ml cao hơn tiêu chuẩn quy định 1,1 lần Thấp nhất tại NN 9 (Bệnh viện ĐK Đồng Tháp, xã Mỹ Tân) đạt 5 MPN/100ml Nhìn chung, mật độ Coliform tại các điểm quan trắc chưa bị ô nhiễm nhiều, vẫn nằm trong tiêu chuẩn quy định cho phép
3.2.2 Phân tích chất lượng nước ngầm tầng sâu (>100 m)
Trong năm 2008, ngoài công tác quan trắc tại các giếng có độ sâu nhỏ hơn 100m, Sở TN&MT Đồng Tháp cũng đã tiến hành quan trắc các giếng khoan tầng có độ sâu lớn hơn 100 m tại 9 điểm để kiểm tra chất lượng nước và đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm của các giếng
tầng sâu được trình bày trong Phụ lục B, Bảng B – 6.
Chất lượng nước ngầm ở tầng sâu là nguồn nước có chất lượng ổn định và phục
vụ tốt cho đời sống nhân dân được đảm bảo, qua bảng quan trắc cũng cho thấy chỉ tiêu chất lượng nước ở tầng này đều đạt quy định cho phép là QĐ 09/2005/QĐ-BYT
Giếng có kí hiệu NN – TS 5: Giếng khoan sâu của trường ĐHSP Đồng Tháp
Trang 32Cấp Thoát Nước tại sân Tenis, phường Mỹ Phú có hàm lượng Cl- trung bình là 333 mg/l đều vượt quy định cho phép QĐ 09/2005/QĐ-BYT (quy định 300 mg/l) Tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu khác đều đạt quy định cho phép và có nhiều chỉ tiêu thấp hơn quy định cho phép rất nhiều, đảm bảo cho việc phục vụ nước sinh hoạt cho người dân
3.2.3 Đánh giá chất lượng nước ngầm
Qua kết quả quan trắc và phân tích cho thấy các giếng nước ngầm tầng nông đang có dấu hiệu bị ô nhiễm Ở các giếng tầng nông chất lượng nước không ổn định và
dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động khai thác khác nhau Tuy vậy, đây là nguồn nước dễ khai thác nên nhiều xã đều có giếng tầng nông và các hộ gia đình đã tự ý khai thác tràn lan Chất lượng nước ớ các giếng tầng nông không ổn định, trữ lượng kém và có nhiều nơi đã bị nhiễm Coliform và Arsen, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân nếu như cơ quan quản lý không có các giải pháp ngăn chặn kịp thời
Nguồn nước ngầm ở tầng sâu có chất lượng nước tốt và ổn định, được các cơ quan chuyên ngành kiểm tra, quan trắc thường xuyên, nhiều nơi đã được khai thác cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất Các chỉ tiêu phân tích cũng cho thấy chất lượng nước ở tầng này rất tốt, đều đạt quy định cho phép, cần được triển khai thác và bảo vệ hợp lý
Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi, quá mức, không theo quy hoạch nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm, gây hiện tượng sụt lún bề mặt… ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng nước ngầm chung của toàn thành phố
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm
Tại TP.Cao Lãnh tỉ lệ đóng góp của các phương tiện giao thông vào tổng tải lượng các chất ô nhiễm không khí khá lớn Một trong những đặc trưng khác biệt TP.Cao Lãnh nói riêng và các đô thị các tỉnh thuộc khu vực Đồng Tháp Mười nói chung so với các đô thị khác trong cả nước là ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông đường bộ, do quá trình đô thị hóa
Xu hướng gia tăng số lượng xe cộ tại thành phố rất rõ rệt, ngoài ra sau khi một
số khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng, công tác xây dựng các nhà máy xí nghiệp gia tăng và hoạt động của ngành công nghiệp ở thành phố phát triển Vì vậy, xu hướng gia tăng ô nhiễm do khói, bụi, tiếng ồn tại các đô thị là rất rõ rệt
Ngoài ra, tại bãi rác Quảng Khánh của thành phố tuy đã đóng cửa, nhưng đây là bãi chôn lấp hở và hiện chưa có các công nghệ nào xử lý nên không thể nào tránh khỏi tình trạng ô nhiễm phát sinh từ bãi rác
Trang 333.3.2 Tác hại của ô nhiễm không khí
Hiện nay, môi trường không khí tại TP.Cao Lãnh chưa ô nhiễm nhưng đang có
xu hướng gia tăng theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và các hoạt động xây dựng
Nếu các chỉ tiêu ô nhiễm gia tăng có thể gây ảnh hưởng cho người dân Ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của con người, gây đau đầu, stress và mất ngủ cho người dân tại các khu vực có độ ồn cao Nhất là những công nhân làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, lâu ngày có thể gây bệnh điếc mãn tính nếu không có các thiết bị bảo hộ
Các chỉ tiêu khác như bụi, CO, SO2, NO2 nếu vượt mức cho phép ở mức độ lớn
có thể gây các bệnh về đường hô hấp và các bệnh khác nguy hiểm cho con người và động vật Ngoài ra ô nhiễm không khí còn gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và
đồ dùng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rau quả, và gây hại cho nhiều lĩnh vực nếu hàm lượng các chất trong không khí cao
3.3.3 Chất lượng môi trường không khí
Trong năm 2008, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc tại 11 điểm trên địa bàn TP.Cao Lãnh nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm không khí của thành phố để sớm đưa ra các giải pháp khắc phục Kết quả quan trắc chất lượng không khí vào tháng 5 và tháng 10 được trình bày tại Phụ lục B, Bảng B – 7
3.3.3.1 Độ ồn
Theo kết quả quan trắc tại Phụ lục B, Bảng B – 7 ta có được các biểu đồ biểu
diễn độ ồn như sau:
69,1 70,8
72,4 72,7 70,0 69,4
-Biểu đồ 3.12 -Biểu đồ diễn biến độ ồn tại các khu vực TP.Cao Lãnh năm 2008
Nhận xét:
Qua Biểu đồ 3.12, cho thấy độ ồn tại các khu vực khu vực có ký hiệu KK3 (khu
vực ngã tư Nguyễn Huệ – Lý Thường Kiệt), KK4 (Công Khu vực KCN Trần Quốc Toản), KK8 (khu vực các trại cưa ven Quốc lộ 30 xã Mỹ Tân) Cao nhất là ở khu vực
Trang 34Theo biểu đồ này cũng cho thấy độ ồn tại các khu vực có tiếng ồn cao thường tập trung ở các khu vực ngã tư trung tâm thành phố và các khu vực sản xuất Tuy nhiên
độ ồn tại 11/11 điểm quan trắc đều không vượt TCVN 5949-1998 về quy định độ ồn cho phép tương đối là 75 dB trình bày trongPhụ lục B, Bảng B – 8.Độ ồn trong năm
2008, dao động từ 68,2 – 73,2 dB Giá trị trung bình cả năm của tất cả các điểm quan
trắc là 70,8 dB
3.3.3.2 Hàm lượng bụi lơ lửng
Hàm lượng bụi lơ lửng có nhiều trong không khí có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp Do đó, việc đánh giá chỉ tiêu này là một công tác quan trọng để đảm
bảo sức khỏe cho người dân Dựa vào Phụ Lục B, Bảng B – 7ta có biểu đồ sau:
Bụi lơ lửng (mg/m3)
0,3
0,42 0,29
0,32
0,17 0,20 0,25 0,24 0,21 0,10 0,00
Qua Biểu đồ 3.13 cho thấy hàm lượng bụi tại các điểm quan trắc dao động từ
0,1 – 0,42 mg/m3, tập trung cao ở các khu vực KK1, KK8, KK10, KK11 và đều vượt TCVN 5937-2005 (trung bình 1 giờ, quy định 0,3 mg/m3) Cao nhất là ở khu vực KK11 (khu vực bãi rác Quảng Khánh) đạt trung bình 0,42 mg/m3 cao hơn tiêu chuẩn quy định 1,4 lần và thấp nhất tại khu vực KK2 (công viên Văn Miếu) đạt 0,1 mg/m3
Tại thành phố, có 4/11 điểm quan trắc hàm lượng bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn quy định Như vậy, mức độ ô nhiễm nhìn chung chưa cao Giá trị trung bình cả năm của tất cả các điểm trắc là 0.26 mg/m3
3.3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí
Qua Phụ lục B, Bảng B – 7 và các biểu đồ diễn biến các chỉ tiêu không khí cho
thấy môi trường không khí TP.Cao Lãnh xảy ra tình trạng ô nhiễm bụi cục bộ ở một số điểm quan trắc
Các chỉ tiêu khác như tiếng ồn tại các khu vực đều không vượt TCVN
5949-1998 (75 dB), tuy nhiên hàm lượng các chỉ tiêu ô nhiễm tập trung cao hơn tại các khu
Trang 35vực sản xuất và các điểm giao thông của trung tâm thành phố Nồng độ các chỉ tiêu
CO, SO2, NO2 tại các điểm quan trắc đều thấp hơn nhiều so với mức cho phép của TCVN 5937-2005
3.4 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI
3.4.1 Hiện trạng nước thải sinh hoạt
3.4.1.1 Lưu lượng và thành phần trong nước thải sinh hoạt
Hiện tại lưu lượng nước thải được tính bằng 80% lưu lượng nước cấp sinh hoạt cho người dân Thành phố Cao Lãnh hiện có một nhà máy cấp nước và 3 chi nhánh do
3 đơn vị tư nhân chủ trì hoạt động, tất cả đều sử dụng nguồn nước ngầm bơm lên và xử
lý trước khi đưa nđến người dân sử dụng Ước tính tải lượng nước cung cấp cho toàn
bộ thành phố được trình bày trong Bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1: Tải lượng nước cấp cho TP.Cao Lãnh năm 2006
2006 (m3/năm)
Công suất thiết
kế (m3/ngày)
Số hộ dân được cấp nước Nhà máy nước TP Cao Lãnh 3.435.737 15.000 14.904
(Nguồn: Công ty TNHH – MTV Cấp nước và Môi trường Đô thị, 2006)
Đến năm 2008, nhu cầu cấp nước tăng lên đạt 15.800m3/ngđ, tỷ lệ dùng nước sạch tại nội ô TP.Cao Lãnh đạt 82 % Do lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt, như vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt cho thành phố trong năm 2008 là khoảng 12.640 m3/ngđ bao gồm nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải chợ, nước thải trong các hoạt động dịch vụ,…
Hiện nay, lượng nước thải sinh hoạt này hầu như không được thu gom triệt để
và xử lý trước khi thải ra môi trường Năm 2006, Sở TN&MT tỉnh đã tiến hành quan trắc thành phần nước thải sinh hoạt 2 đợt
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt TP.Cao Lãnh năm 2006
STT Thông số Đơn vị tính Đợt 1 Đợt 2
TCVN 6772 – 2000 Mức II
TCVN 6772 – 2000 Mức III
Trang 36Do kết cấu hạ tầng cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường học, chợ, các cửa hàng bách hóa, siêu thị,…có quy mô hoạt động đa phần thuộc vào mức II và
mức III của TCVN 6772 – 2000 (căn cứ vào Phụ lục B, Bảng B – 9 và Bảng B – 10),
nên việc đánh gia kết quả quan trắc dựa vào mức II và III của TCVN 6772 – 2000
- Qua Bảng 3.2 cho thấy chỉ có thông số dầu mỡ và độ pH là thấp vào cả 2
đợt quan trắc và đều đạt tiêu chuẩn cho phép ở mức II và III của TCVN 6772 – 2000 Còn hầu hết các chỉ tiêu khác đều vượt mức cho phép
- Hàm lượng TDS quan trắc vào đợt 1 đạt 514 mg/l cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép ở cả mức II và III là 1,03 lần Đợt quan trắc thức 2 đạt 490 mg/l
- Nồng độ BOD5 tại 2 đợt quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần, giá trị trung bình cho cả 2 đợt quan trắc là 182,5 mg/l cao hơn khoảng 6,08 lần so với mức II và cao hơn khoảng 4,56 so với mức III, TCVN 6772 – 2000
- Hàm lượng SS cũng khá cao và vượt tiêu chuẩn cho phép ở cả mức II và III của TCVN 6772 – 2000 Giá trị trung bình hàm lượng SS cho cả 2 đợt quan trắc là 95,5 mg/l cao gấp 1,91 lần so với mức II, và cao hơn mức III, TCVN 6772 – 2000 khoảng 1,59 lần
- Tổng Phospho trong nước thải tại đợt quan trắc lần 1 là 6,74 mg/l vượt Mức
II, TCVN 6772 – 2000 Tại đợt 2, hàm lượng tổng Phospho đều đạt tiêu chuẩn cho phép Giá trị trung bình hàm lượng tổng Phospho là 6,01 mg/l đạt Mức III, TCVN
6772 – 2000 Như vậy, nước thải chưa bị ô nhiễm hàm lượng Phospho
- Coliform: trong nước thải sinh hoạt có mật độ Coliform khá cao, tại cả 2 đợt quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép Giá trị trung bình mật độ Coliform cho cả 2 đợt quan trắc là: 5.850 MPN/100ml, cao hơn mức II, TCVN 6772 – 2000 khoảng 5,85 lần, và cao hơn mức III, TCVN 6772 – 2000 khoảng 1,17 lần
Như vậy, nước thải sinh hoạt của thành phố là khá ô nhiễm, cao nhất là các chỉ tiêu BOD5 và Coliform có thể gây ảnh hưởng đến nơi tiếp nhận các nguồn xả thải
3.4.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
Theo kết quả điều tra hiện nay trên địa bàn TP.Lãnh có 1 hệ thống cống chung
để thu gom nước mưa và nước thải, bao gồm hệ thống cống ngầm và mương hở để thu gom nước thải chảy ra kênh rạch và cuối cùng chảy vào các con sông: sông Tiền, sông Cao Lãnh, sông Đình Trung, …
Mạng lưới thoát nước của thành phố hiện nay được chia làm 4 cấp: nước thải từ các kênh rạch hở tự nhiên; mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt; mạng lưới thoát nước mưa thải ra môi trường và hệ thống thu gom nước mưa và nước thải thải ra môi trường Tuyến cống ngầm của thành phố gồm khoảng 34.800 cống ngầm kích thước từ D400 – D800 và 6000m mương hở Mật độ cống thoát nước chính đô thị là 3km/km2
Trang 37Tuy nhiên, do được xây dựng qua nhiều thời kỳ, nhiều chế độ chính trị nên không đồng bộ và công tác quản lý gặp rất nhiều trở ngại Trong mùa khô các cửa xả hầu hết không có nước thải chảy ra hoặc với lưu lượng nhỏ Như vậy, hầu hết nước thải được ngấm qua bể tự thấm hoặc ngấm trong cống thải
Vào mùa mưa lũ do hệ thống cống thoát nước không đồng bộ lại không được duy trì bảo dưỡng thường xuyên và các trạm bơm chưa đáp ứng được yêu cầu bơm thoát nên thường xảy ra ngập lụt
Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ có những khu quy hoạch mới và cơ quan hành chính là nơi có xây dựng bể tự hoại đúng quy cách, một số hộ dân không xây bể
tự hoại hoặc không đấu nối với cống thoát nước Toàn bộ nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại đều đổ trực tiếp ra môi trường Nước mưa và nước thải được thoát bằng mương rãnh và kênh rạch tự nhiên Nước thải thoát chung với nước mưa và chưa được thu gom, xử lý trước khi thải ra sông
Chất lượng nước sông Tiền và các con sông trong thành phố hiện nay chỉ bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ, nhưng nguy cơ ô nhiễm vi sinh rất cao Nếu không có biện pháp phòng ngừa thì chất lượng nước sông sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới, khi quá trình
đô thị hóa phát triển mạnh
3.4.1.3 Đánh giá hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải
Hiện tại, hệ thống thoát nước trên địa bàn còn kém và đang xuống cấp, thường xuyên gây ngập úng trong giai đoạn mưa lớn, triều cường, đặc biệt là trong mùa lũ
Hiện thành phố cũng được xây dựng hệ thống thoát nước nhưng không đủ năng lực tải, chỉ có những khu quy hoạch mới và cơ quan hành chính là nơi có xây dựng bể
tự hoại đúng quy cách, chủ yếu là hệ thống thoát nước mưa kết hợp với nước thải dạng cống bê tông cốt thép và mương gạch bê tông cốt thép, phần lớn đổ ra sông rạch gần nhất, chưa có các hồ lắng và xử lý Trên địa bàn thành phố cũng chưa có hệ thống thu hồi và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Do hiện trạng hệ thống thoát nước sử dụng chung (thoát nước mưa và nước thải) và mật độ dân cư gia tăng trong khu vực nội ô thành phố Do vậy, hiện trạng ô nhiễm nước mặt trong khu vực nội thị có khuynh hướng tăng lên trong thời gian tới
3.4.2 Hiện trạng nước thải sản xuất
3.4.2.1 Hiện trạng xử lý nước thải ở các cơ sở sản xuất
Phía ngoại ô thành phố có KCN Trần Quốc Toản với quy mô diện tích khoảng
300 ha Khu công nghiệp này phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thuỷ sản, vật liệu xây dựng, điện tử, cảng, bến bãi … Tuy nhiên, hiện vẫn chưa
có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho toàn KCN Các nhà máy trong KCN đều có
hệ thống xử lý nước thải cục bộ
Trang 38Các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn Các nhà máy, xí nghiệp này chỉ tiến hành
xử lý nước thải sơ bộ rồi thải thẳng ra môi trường hay cống nước sinh hoạt Nước thải công nghiệp chưa được xử lý là một nguồn gây ô nhiễm rất nguy hại đối với môi trường nước mặt
Ngoài ra, nhiều xí nghiệp chế biến thực phẩm, đông lạnh, xí nghiệp sản xuất dược phẩm đã có xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý chiếu lệ và thường không vận hành Một số doanh nghiệp hàng ngày vẫn thải ra môi trường một lượng nước thải lớn không đạt tiêu chuẩn quy định
3.4.2.2 Phân tích chất lượng nước thải tại một số cơ sở có hệ thống xử lý
Năm 2008, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc nước thải tại 3 Công ty vào 2 đợt: tháng 3/2008 và tháng 10/2008
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc tại một số cơ sở tại TP.Cao Lãnh năm 2008
(Nguồn: Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Đồng Tháp, 2008)
Các mẫu nước thải được ký hiệu như sau:
- NT1: Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Dược Phẩm IMEXPHARM
- NT2: Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMESCO
- NT3: Công ty TNHH Vĩnh Hoàn
Đây là một số công ty trong TP.Cao Lãnh có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, sau khi nước thải được xử lý sẽ được thải trực tiếp vào cống thoát nước của thành phố Điển hình là Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (thuộc KCN Trần Quốc Toản), có vị trí sát bên sông Tiền Nước thải sau khi được xử lý sẽ thải ra sông Tiền Do nước thải ở
Trang 39các cơ sở này thải chung vào cống thoát nước của thành phố và trực tiếp vào sông nên được quy định tại cột A, TCVN 5945 – 2005
Nhận xét
• Lần quan trắc vào tháng 03/2008:
- Nước thải ở Công ty CP XNK Dược Phẩm IMEXPHARM quan trắc vào tháng 03/2008 có các chỉ tiêu như pH, N-NH3 Dầu mỡ đều đạt tiêu chuẩn cho phép loại A, TCVN 5945 – 2005 Các chỉ tiêu khác như BOD cao gấp 1,67 lần tiêu chuẩn, COD: 1,6 lần; SS: 1,7 lần; Nitơ tổng: 1,1 lần: Phospho tổng: 1,31 lần; Coliform: 1,53 lần
- Nước thải ở Công ty CP XNK Y Tế DOMESCO nhìn chung tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn xả thải
- Nước thải ở Công ty TNHH Vĩnh Hoàn hầu hết đều đạt tiêu chuẩn xả thải, chỉ có hàm lượng SS đạt 76mg/l cao gấp 1,52 lần so với TCVN 5945-2005 (loại A), và mật độ Coliform là 1,1x104 MPN/100ml cao hơn tiêu chuẩn là 3,67 lần
• Lần quan trắc vào tháng 10/2008:
- Nước thải ở Công ty CP XNK Dược Phẩm IMEXPHARM quan trắc vào tháng 10/2008 có các chỉ tiêu như BOD, COD, SS và Coliform vượt tiêu chuẩn Còn lại các chỉ tiêu khác đều đạt tiêu chuẩn Nồng độ BOD cao hơn TCVN 5945-2005 (loại A): 1,67 lần; nồng độ COD cao gấp 1,58 lần; SS cao gấp 1,76 lần; Coliform cao gấp 1,53 lần Các chỉ tiêu khác đều đạt
- Tất cả các chỉ tiêu trong nước thải ở Công ty CP XNK Y Tế DOMESCO đều đạt tiêu chuẩn cho phép
- Nước thải ở Công ty TNHH Vĩnh Hoàn vào tháng 10/200 đều đạt tiêu chuẩn cho phép
Qua Bảng 3.3 cho thấy nước thải tại các công ty đều đạt tiêu chuẩn xả thải
TCVN 5945-2005 (loại A) Chỉ có nước thải ở Công ty CP XNK Dược Phẩm IMEXPHARM có một số chỉ tiêu vẫn chưa đạt yêu cầu Do đó, công ty cần phải sớm
có biện pháp nâng cao hệ thống xử lý
3.4.3 Hiện trạng nước thải y tế
Theo số liệu thống kê (trong nước và các quốc gia khu vực khác trong khu vực Đông Nam Á) lượng nước thải bình quân khoảng 425 lít/giường/ngày Năm 2008, TP.Cao Lãnh có khoảng 932 giường bệnh, suy ra lượng nước thải y tế phát sinh đạt khoảng 396
m3/ng.đ Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều có hệ thống xử lý nước thải Sau khi được xử lý nước thải được thải chung với hệ thống cống thoát nước của thành phố
Năm 2008, Sở TN&MT đã tiến hành quan trắc nước thải tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp tại TP.Cao Lãnh Hiện nay, ở Bệnh viện đã xây dựng và đưa vào vận hành
Trang 40trạm xử lý nước thải y tế Sau khi nước thải được xử lý xong sẽ được thải ra sông Cái Sao Thượng, xã Mỹ Tân Kết quả quan trắc nước thải Bệnh viện như sau:
Bảng 3.4: Kết quả quan trắc nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp
- Qua Bảng 3.4 cho thấy vào đợt quan trắc tháng 3 cho thấy một số chỉ tiêu
như: pH, N – tổng, P – tổng, N – NH3, dầu mỡ đều đạt quy định TCVN 5945 – 2005
- Các chỉ tiêu còn lại như BOD đạt 40 mg/l cao hơn TCVN 5945 – 2005 (50 mg/l) khoảng 1,33 lần; chỉ tiêu COD đạt 70 mg/l cao hơn tiêu chuẩn quy định 1,4 lần; hàm lượng SS đạt 88 mg/l cao hơn tiêu chuẩn quy định 1,76 lần; Coliform đạt khoảng 11.000 MPN/100ml cao hơn tiêu chuẩn quy định 3,67 lần
- Kết quả quan trắc vào tháng 3/2008 cho thấy một số chỉ tiêu đã vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó Coliform cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người dân khi sử dụng trực tiếp nguồn nước trên sông Cái Sao Thượng, xã Mỹ Tân