1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 26: Chi tiêu trong gia đình - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

7 7,6K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

Bài 26: Chi tiêu trong gia đình - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Trang 1

CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH

(tiết 1)

I- Mục tiêu

Sau khi học xong, HS:

- Kiến thức: Biết được các khái niệm và các khoản chi tiêu trong gia đình

- Kĩ năng: Lập được kế hoạch chi tiêu cho bản thân

- Thái độ: Quan tâm tới việc tiết kiệm chi tiêu và làm các công việc vừa sức giúp

đỡ gia đình

II- Chuẩn bị

Tranh ảnh, SGK

III- Tiến trình tiết dạy

1 Ổn định tổ chức:(1')

2 Kiểm tra bài cũ:

-Thu nhập của các gia đình ở thành phố và nông thôn có gì khác nhau không?

- Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình?

3 Bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung

HĐ1: Giới thiệu bài : Hàng

ngày con người có nhiều

hoạt động, các hoạt động

đó được thể hiện theo 2

hướng cơ bản:

+Tạo ra của cải vật chất cho xã

hội

+tiêu dùng những của cải vật

chất của xã hội

Trong đk kinh tế hiện nay, để

có sản phẩm vật chất tiêu dùng

cho gia đình và bản thân, người

ta phải chi 1 khoản tiền nhất

định để mua sắm hoặc trả công

dịch vụ

- 2 HS lên trả lời câu hỏi

- Cả lớp nhận xét

HĐ2: Chi tiêu trong gia đình là gì?

- Con người cần có nhu cầu gì

trong cuộc sống?

+May mặc, ăn uống…

Muốn đáp ứng những nhu cầu

đó cần phải có thu nhập để chi

tiêu trong gia đình

-HS: Con người cần có những nhu cầu vật chất : ăn mặc, đi lại,bảo vệ sức khoẻ… và nhu cầu tinh thần: học

I- Chi tiêu trong gia đình

là gì?

Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn

Trang 2

- Vậy em hiểu chi tiêu trong

gia đình là gì?

tập, nghỉ ngơi giao lưu,giao tiếp xã hội…

hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình

từ nguồn thu nhập của họ

HĐ3: Các khoản chi tiêu trong gia đình.

- Mỗi em có 5 phút để hoàn

thành bản sau về gia đình

mình:

+Mô tả nhà ở

+Qui mô gia đình(số lượng các

thành viên)

+Nghề nghiệp của từng thành

viên

+Phương tiện đi lại của từng

người

+Tên các món ăn thường dùng

trong gia đình

+Tên các sản phẩm may mặc

+Mọi người được chăm sóc sức

khoẻ như thế nào?

-GV: Sự chi tiêu trong các gia

đình không giống nhau vì phụ

thuộc vào qui mô gia đình,

tổng thu nhập của từng gia

đình, nó gồm các khoản chi

như ăn, mặc, ở, nhu cầu đi lại

và chăm sóc sức khoẻ

GV: giải thích nhu cầu về văn

hoá tinh thần là những nhu cầu

như: nghỉ ngơi, giải trí, học tập,

xem phim ảnh………

- Gia đình em phải chi những

khoản gì cho nhu cầu về văn

hoá tinh thần?

-Theo em trong các nhu cầu

trên có nhu cầu nào có thể bỏ

- Cá nhân HS tự hoàn thành yêu cầu của GV về gia đình mình

- học tập của con cái, học tập nâng cao của bố mẹ, nhu cầu xem báo chí, phim ảnh, nhu cầu nghỉ mát, hội họp, thăm viếng……

- HS tự xếp thứ tự

ưu tiên cho các nhu

II- Các khoản chi tiêu trong gia đình.

1- Chi cho nhu cầu vật chất.

Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào qui mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình, nó gồm các khoản chi như ăn, mặc, ở, nhu cầu đi lại và chăm sóc sức khoẻ

2- Chi tiêu cho nhu cầu văn hoá tinh thần

nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim ảnh………

Trang 3

qua không? Em hãy xếp thứ tự

ưu tiên các nhu cầu đó?

GV kết luận: Mọi người trong

xã hội đều có nhu cầu về văn

hoá tinh thần, song qua nhu cầu

về văn hoá tinh thần càng cho

thấy rõ hơn về sự chi tiêu khác

nhau giữa các gia đình Ví dụ:

cùng trong 1 lớp chúng ta thấy

gia đình của mỗi em lại có sự

chi tiêu khác nhau Vì sao?

Giữa thành thị, nông thôn cũng

có sự khác nhau Giải thích?

(đk sống, đk làm việc, nhận

thức xã hội, đk tự nhiên

khác….)

cầu trên

4.Củng cố

- Chi tiêu trong gia đình là gì

- Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình

5 Dặn dò

- Học bài và chuẩn bị nội dung bài mới

Trang 4

Tiết 65:CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH( tiết 2)

I- Mục tiêu

Sau khi học xong, HS:

- Kiến thức: Biết sự khác nhau về mức tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam.

Hiểu tại sao phải cân đối thu chi trong gia đình

- Kĩ năng: Lập được kế hoạch chi tiêu cho bản thân.

- Thái độ: Quan tâm tới tiết kiệm chi tiêu và làm các công việc vừa sức giúp đỡ

gia đìmh

II- Chuẩn bị

- Giáo viên: Nghiên cứu soạn giảng

- Học sinh: Tìm hiểu cách chi tiêu của gia đình

III- Tiến trình tiết dạy

1 Ổn định 6A2: 6A1:

2.KTBC: - Chi tiêu trong gia đình là gì?

- Em hãy kể tên các khảon chi tiêu của gia đình?

3 Bài mới

HĐ1: Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam

- Nhắc lại hình thức thu nhập của

các hộ gia đình ở thành phố và

nông thôn?

GV dẫn dắt: sự khác nhau về hình

thức thu nhập đó sẽ có ảnh hưởng

đến chi tiêu của gia đình

- Vậy theo em mức chi tiêu của

gia đình thành phố có gì khác so

với mức chi tiêu của gia đình

nông thôn?

-GV: đánh dấu x vào các cột ở

bảng 5 ( trang 129 SGK)

- Nhìn vào bảng chi tiêu của các

loại hộ gia đình em có nhận xét gì

về hình thức chi tiêu của các loại

hộ gia đình nông thôn, thành thị?

-GV chốt lại :

+Gia đình nông thôn: sx ra sản

phẩm vật chất và trực tiếp tiêu

.-Cá nhân HS trả lời

- HS: trả lời theo nhận thức cá nhân

III.Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam

+Gia đình nông thôn:

sx ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng

+Gia đình thành thị: thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả

Trang 5

+Gia đình thành thị: thu nhập

bằng tiền nên phải mua hoặc chi

trả

HĐ2: cân đối thu chi trong gia đình

GV: cân đối thu chi là đảm bảo

sao cho tổng thu nhập của gia

đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để

có thể dành một phần tích luỹ cho

gia đình

- GV: có thể thấy phần tích luỹ

trong mỗi gia đình là vô cùng cần

thiết và quan trọng Muốn có tích

luỹ chúng ta phải biết cách cân

đối thu, chi mà trước hết là phải

biết chi tiêu một cách hợp lý

+Gọi HS đọc 4 ví dụ trong SGK

-Em hãy cho biết chi tiêu như các

hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp

lý chưa? Như thế nào gọi là chi

tiêu hợp lý?

GV: việc chi tiêu hợp lý để có

phần tích luỹ không có nghĩa là

hà tiện quá mức để ảnh hưởng tới

sức khoẻ và các vấn đề khác trong

sinh hoạt hàng ngày…

- Nếu chi tiêu không hợp lý thiếu

phần tích luỹ thì sẽ dẫn đến những

hậu quả gì? Liên hệ với thực tế

chi tiêu ở gia đình em?

GV: Chi tiêu hợp lý là mức chi

tiêu phù hợp với khả năng thu

nhập của gia đình và có tích luỹ

song làm thế nào để chi tiêu được

hợp lý?

- GV gợi ý: chi tiêu theo kế hoạch

là lập phương án chi tiêu trong

một khoảng thời gian nhất định

Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên

-HS: dành cho những nhu cầu đột xuất: ốm đau, thăm viếng, cưới hỏi…

- Chi tiêu hợp lý là phải:

+ Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình + có phần tích luỹ

- HS trả lời theo nhận thức của bản thân

IV.Cân đối thu chi trong gia đình

1- Chi tiêu hợp lý.

+ Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình

+ có phần tích luỹ

2- Biện pháp cân đối thu chi

a- Chi tiêu theo kế

Trang 6

cho từng nhu cầu chi tiêu:

+Những chi tiêu thiết yếu (ăn,

mặc, ở… )

+Những chi tiêu định kì ( điện,

nước, học phí…)

+Những chi tiêu đột xuất

( hiếu,hỉ…….)

Muốn thế phải xác định trước

mức chi tiêu phù hợp với khả

năng thu nhập của gia đình

Cho HS quan sát hình 4.3 tr.132

SGK

- Em quyết định mua hàng khi

nào trong 3 trường hợp: rất cần,

cần, chưa cần?

GV gợi ý để HS thảo luận:

+Mua hàng khi nào?

+mua hàng loại nào?

+mua hàng ở đâu?

- Theo em phải làm như thế nào

để mỗi gia đình có phần tích luỹ?

- Bản thân em đã làm gì để góp

phần tiết kiệm chi tiêu cho gia

đình?

-GV mở rộng: để có tích luỹ

thường có 2 hình thức:

+ tiết kiệm chi tiêu

+tăng thêm nguồn thu nhập cho

gia đình

- Tìm một số câu thành ngữ, tục

ngữ nói về lợi ích của tiết kiệm?

- Vậy để cân đối được thu chi

trong gia đình chúng ta phải làm

gì?

-HS lắng nghe để hiểu thế nào là chi tiêu theo kế hoạch

-HS trả lời theo sự hiểu biết của cá nhân

-HS:+tiết kiệm chi tiêu hàng ngày

+các thành viên trong gia đình đều phải có ý thức tiết kiệm chi tiêu

-HS: tự liên hệ bản thân để trả lời

- HS: tự tìm các câu tục ngữ, thành ngữ (ví dụ:

năng nhặt chặt bị…)

- Vận dụng những kiến thức vừa học để trình bày

hoạch.

chi tiêu theo kế hoạch là lập phương

án chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu

b- Tích luỹ

Để có tích luỹ thường có 2 hình thức:

+ tiết kiệm chi tiêu +tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình

4.Tổng kết

Gọi HS trả lời câu hỏi SGK Sau đó đọc phần “ ghi nhớ”

5.Dặn dò:

+ đọc trước bài 27

+ xem lại bài 25-26

Trang 7

+chuẩn bị giấy, thước, bút.

Ngày đăng: 26/04/2014, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w