1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 19: Thực hành - Trộn dầu giấm rau xà lách - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

4 3,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Bài 19: Thực hành - Trộn dầu giấm rau xà lách - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Trang 1

Thực hành TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH

(Tiết 1)

I- MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Nêu được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm

- Nắm vững quy trình và chế biến được một số món ăn với yêu cầu tương tự

2 Kĩ năng:

Vận dụng những kiến thức đã học vào chế biến món ăn tại gia đình

3 Thái độ:

Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm

II- ĐỒ DÙNG:

1 Giáo viên:

Nguyên liệu và phương tiện để hướng dẫn HS thực hành trên lớp

2 Học sinh:

Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

III- PHƯƠNG PHÁP:

Thuyết trình, đàm thoại.

IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC:

1 Khởi động 2 phút

Kiểm tra đầu giờ:

GV nêu câu hỏi

- Tại sao phải làm chín thực phẩm?

- Hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày?

2, Bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

- Mục tiêu: Nêu được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm

- Thời gian: 20 phút

- Đồ dùng dạy học: Nguyên liệu và phương tiện để hướng dẫn HS thực hành trên lớp

- Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV nêu nội dung, yêu cầu của bài thực

hành

- GV nêu và giới thiệu phần nguyên liệu

cho HS tiếp thu

- GV nêu và giới thiệu sự chuẩn bị

nguyên vật liệu như SGK và trình bày

-> HS lắng nghe, tiếp thu

-> HS lắng nghe, tiếp thu

-> HS lắng nghe, tiếp thu

Trang 2

sự chuẩn bị của mình.

- GV hướng dẫn và thực hiện từng thao

tác theo quy trình như SGK để HS tiếp

thu

- GV thực hiện phần trình bày để HS

quan sát và tiếp thu

* Kết luận: Cách làm món rau xà lách

trộn dầu giấm gồm ba bước: chuẩn bị,

chế biến và trình bày

-> HS quan sát, tiếp thu

-> HS quan sát, tiếp thu

Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên

- Mục tiêu: HS chế biến được một số món ăn với yêu cầu

- Thời gian: 13 phút

- Đồ dùng dạy học: Nguyên liệu và phương tiện để hướng dẫn HS thực hành trên lớp

- Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ GV phân nhóm HS tiến hành thực

hành, mỗi HS làm một việc

+ GV quan sát, nhắc nhở an toàn vệ

sinh thực phẩm, an toàn cá nhân khi

thực hành và ý thức thực hành của HS

Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc

- Mục tiêu: HS tự đánh giá sản phẩm của mình dựa theo mục tiêu bài học

- Thời gian: 7 phút

- Đồ dùng dạy học: Không

- Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ GV yêu cầu các nhóm trình bày sản

phẩm của mình và yêu cầu các nhóm

khác nhận xét sản phẩm của từng nhóm

theo mục tiêu bài học

+ GV nhận xét, kết luận và chấm điểm

sản phẩm một số nhóm

Trang 3

3 Tổng kết 3 phút

- GV hệ thống lại quy trình làm món trộn dầu giấm rau xà lách

- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị mỗi nhóm rau xà lách, hành tây, cà chua, tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, hạt tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, tương đủ để thực hành

======================

Tiết 48

Thực hành TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH

(Tiết 2)

I- MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Nêu được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm

- Nắm vững quy trình và chế biến được một số món ăn với yêu cầu tương tự

2 Kĩ năng:

Vận dụng những kiến thức đã học vào chế biến món ăn tại gia đình

3 Thái độ:

Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm

II- ĐỒ DÙNG:

1 Giáo viên:

Tranh vẽ sơ đồ hệ thống hoá quy trình thực hành

2 Học sinh:

Mỗi nhóm rau xà lách, hành tây, cà chua, tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, hạt tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, tương

III- PHƯƠNG PHÁP:

Thuyết trình, thảo luận.

IV- TỔ CHỨC GIỜ HỌC:

1 Khởi động

2, Bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

- Mục tiêu: Hiểu được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm

- Thời gian: 10 phút

- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ sơ đồ hệ thống hoá quy trình thực hành

- Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ GV yêu cầu HS trình bày dụng cụ và

vật liệu của nhóm mình

+ GV treo tranh vẽ sơ đồ quy trình thực

hành cho HS quan sát và ghi nhớ quy

HS trình bày

Trang 4

+ GV nhắc lại quy trình thực hành để

HS tiếp thu

Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên

- Mục tiêu: Chế biến được một số món ăn với yêu cầu

- Thời gian: 25 phút

- Đồ dùng dạy học: Mỗi nhóm rau xà lách, hành tây, cà chua, tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, hạt tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, tương

- Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ GV phân nhóm HS tiến hành thực

hành

+ GV quan sát, nhắc nhở an toàn vệ

sinh thực phẩm, an toàn cá nhân khi

thực hành và ý thức thực hành của HS

HS thực hành theo nhóm

Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc

- Mục tiêu: HS tự đánh giá sản phẩm của mình dựa theo mục tiêu bài học

- Thời gian: 7 phút

- Đồ dùng dạy học: Không

- Cách tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ GV yêu cầu các nhóm trình bày sản

phẩm của mình và yêu cầu các nhóm

khác nhận xét sản phẩm của từng nhóm

theo mục tiêu bài học

+ GV nhận xét, kết luận và chấm điểm

sản phẩm một số nhóm

HS ngừng làm, thu dọn vệ sinh, tự nhận xét đánh giá sản phẩm theo mục tiêu bài học, nộp sản phẩm

3 Tổng kết 3 phút

- GV nhận xét giờ thực hành

- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 20 SGK

=======================

Ngày đăng: 26/04/2014, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w