Microsoft Word LUAN VAN LUU CHIEU docx NGUYỄN THỊ HƯƠNGBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM Đ ỊNH NGUYỄN THỊ HƯƠNG THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG CHO NG[.]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người bệnh THA đang được điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An.
NB có thời gian điều trị ngoại trú từ 1 tháng trở lên tính đến thời điểm bắt đầu nghiên cứu (có thời gian trải nghiệm về điều trị ngoại trú THA),
NB từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng tham gia chương trình giáo dục sức khoẻ và trả lời các câu hỏi phỏng vấn,
NB đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
NB trong tình trạng phải chuyển vào điều trị nội trú.
NB đã từng tham gia một chương trình giáo dục sức khoẻ có nội dung tương tự.
NB có các bệnh nặng khác ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp hoặc chức năng nghe, NB phải nhập viện điều trị nội trú.
NB không tham gia đủ các hoạt động của nghiên cứu (không đưa vào phân tích kết quả).
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: Tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An Thời gian: Thời gian thu thập số liệu và can thiệp giáo dục sức khoẻ từ tháng02/2021 đến tháng 04/2021.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đánh giá trước sau
Đánh giá trước can thiệp
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
VỀ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG DO THA Đối tượng nghiên cứu Đánh giá ngay sau can thiệp [Kiến thức] Đánh giá sau can thiệp 1 tháng[Kiến thức và thực hành
Hình 2 1 Nghiên cứu can thiệp một nhóm, có so sánh trước – sau
Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức: n = Z 2 (α, β) !" (%&!")(!% (%&!%)
Trong đó: n: Là số người bệnh THA tham gia nghiên cứu.
Mức ý nghĩa thống kê là 95% (α= 0,05), lực mẫu 90% (β=0,1) Tương đương với z 2 (α,β) = 10,5.
P0: Là tỷ lệ người bệnh THA thực hành phòng biến chứng đúng trước can thiệp. thiệp P1: Là tỷ lệ người bệnh THA thực hành phòng biến chứng đúng sau can
Theo nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh (2017): Tỷ lệ người bệnh có tuân thủ điều trị thuốc trước can thiệp là 11,9% và tỷ lệ người bệnh có tuân thủ điều trị sau can thiệp là 49,8% Do đó P0 = 11,9%; P1 = 49,8% [7].
Thay vào công thức trên, tính ra n = 83 Trong khoảng thời gian thu thập số liệu và can thiệp giáo dục từ đầu tháng 02 đến hết tháng 04 năm 2021, có 89 người bệnh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu và tham gia đầy đủ các hoạt động của nghiên cứu Do vậy, cỡ mẫu thực tế của nghiên cứu là 89 người bệnh.
Phương pháp chọn mẫu : Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Thu thập số liệu
2.5.1 Trước khi tiến hành thu thập số liệu
Hoàn thiện công cụ thu thập số liệu, các điều kiện cần thiết cho chương trình giáo dục sức khỏe của nghiên cứu.
Tập huấn thống nhất nội dung, cách thức triển khai thu thập số liệu và tổ chức giáo dục sức khỏe trong nhóm nghiên cứu.
2.5.2 Phương pháp và các bước thu thập số liệu:
* Kỹ thuật thu thập số liệu:
Nghiên cứu viên kết hợp cùng với 3 cộng tác viên là các sinh viên năm thứ 4, thuộc Trường ĐH Y khoa Vinh, được phân công thực tập tại Phòng khám Nội A của Khoa khám bệnh – Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An để phỏng vấn và thu thập số liệu kết hợp với các Bác sỹ và điều dưỡng viên tại các phòng khám của Bệnh viện để khám và hướng dẫn qua phòng tư vấn Những thành viên tham gia vào quá trình thu thập số liệu được tập huấn và hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện trước khi tiến hành Để tránh sai số, nhóm nghiên cứu phân công 3 nghiên cứu viên đánh giá kiến thức thực hành phòng biến chứng của người bệnh độc lập ở 3 thời điểm khác nhau: 01 cộng tác viên thực hiện việc thu thập số liệu tại thời điểm trước khi thực hiện can thiệp; 01 cộng tác viên chuyên phụ trách thu thập số liệu tại thời điểm ngay sau khi can thiệp; 01 cộng tác viên chuyên phụ trách thu thập số liệu tại thời điểm 4 tuần sau can thiệp.
Số liệu sẽ được thu thập trực tiếp dựa trên bộ công cụ được thiết kế sẵn với các nội dung đo lường về kiến thức và thực hành về phòng ngừa các biến chứng do THA (Phụ lục 3).
*Các bước thu thập số liệu:
Bước 1: Lập danh sách và lựa chọn NB đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.
Bước 2: Tiếp cận NB, giải thích mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu; trình tự và các bước tham gia (tránh tình trạng NB từ chối PV sau 1 tháng) trước khi tiến hành phỏng vấn Thông báo với NB về các thông tin cá nhân sẽ được bảo mật và câu trả lời của NB sẽ không ảnh hưởng tới quá trình khám và điều trị Nếu người bệnh đồng ý tham gia ngiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 1) Hoạt động này được thực hiện vào khoảng thời gian NB đã nộp sổ khám bệnh và chờ đến lượt khám của mình.
Bước 3: Đánh giá kiến thức và thực hành trước can thiệp GDSK (Thời điểm
T0) bằng phiếu điều tra là bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn (Phụ lục 3) Thời gian phỏng vấn khoảng 10 phút trong khi NB chờ đến lượt khám.
Bước 4: Thực hiện GDSK trực tiếp cho nhóm nhỏ người bệnh về các biện pháp dự phòng biến chứng do THA, kèm các tài liệu phát tay, hình ảnh minh họa,
… (Phụ lục 2) Do số lượng NB đến tái khám đáp ứng tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu mỗi ngày khác nhau và số lượng người bệnh thực tế tại một buổi giáo dục sức khỏe trung bình là 5 người bệnh, ngày ít nhất là 1 người bệnh, ngày nhiều nhất là 7 người bệnh Thời gian một buổi GDSK kéo dài khoảng 30 đến 40 phút trong lúc NB ngồi chờ kết quả xét nghiệm sau khi đã được các Bác sỹ khám và làm các xét nghiệm theo chỉ định tại phòng tư vấn của Khoa Sau khi tiến hành GDSK, nghiên cứu viên sẽ hỏi lại NB xem có điều gì chưa rõ, cần hỏi để giải đáp.
+ Bước 5: Đánh giá lại kiến thức về phòng ngừa biến chứng do THA của NB ngay sau can thiệp GDSK (Thời điểm T1) Sử dụng cùng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức phòng biến chứng do THA như đã đánh giá trước can thiệp (Thời điểm T0) trong lúc NB chờ kết quả của mình Sau khi người bệnh trả lời xong phiếu khảo sát, thực hiện tư vấn bổ sung những nội dung kiến thức mà người bệnh trả lời không đúng; chưa rõ hoặc có thắc mắc để đảm bảo người bệnh nhận thức đúng trước khi về nhà (không tính vào kết quả nghiên cứu) Cảm ơn và đặt lịch hẹn đánh giá lại sau
1 tháng (Thời điểm T2) khi người bệnh đến tái khám (Phụ lục 3).
+ Bước 6: Đánh giá lại kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng doTHA của NB sau 01 tháng kể từ khi kết thúc can thiệp giáo dục sức khoẻ sử dụng cùng bộ câu hỏi đã sử dụng trong lần đánh giá trước can thiệp trong thời gian người bệnh chờ khám Trong trường hợp người bệnh không đến tái khám đúng hẹn,nghiên cứu viên sẽ gọi điện thoại trực tiếp để đánh giá lại kiến thức, thực hành phòng biến chứng do THA cho người bệnh Thực hiện giáo dục bổ sung với những nội dung kiến thức và thực hành chưa đạt (nếu có) trong lúc người bệnh chờ kết quả khám của mình (không tính vào kết quả nghiên cứu) Cảm ơn người bệnh và kết thúc khảo sát.
Can thiệp GDSK
2.6.1 Can thiệp giáo dục sức khoẻ liên quan đến dự phòng biến chứng do THA
Việc dự phòng biến chứng do THA phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và thái độ cũng như chế độ tuân thủ điều trị của NB Muốn có hành vi tốt thì đầu tiên NB phải có kiến thức tốt về bệnh Vì thế NB cần phải được trang bị những kiến thức đúng và đầy đủ về bệnh THA cũng như các biến chứng do THA gây ra; đồng thời phải nâng cao ý thức thực hành các biện pháp nhằm góp phần phòng ngừa các biến chứng do THA Muốn đạt được điều đó thì cần thiết phải xây dựng chương trình GDSK cho NB Các nghiên cứu đã cho thấy, NB có mức kiến thức về bệnh càng cao thì khả năng thực hành phòng ngừa biến chứng do THA càng cao [20], [14].
Nhân viên y tế (NVYT) chính là một trong những đầu mối quan trọng góp phần vào việc nâng cao kiến thức và thái độ thực hành của NB về phòng ngừa biến chứng do THA Do đó, NVYT cần được nâng cao kiến thức của mình về dự phòng biến chứng do THA Khoa phòng và Bệnh viện cần tổ chức thường xuyên các hoạt động đào tạo và thực hành về truyền thông GDSK phòng ngừa biễn chứng do THA nói riêng và các bệnh khác nói chung Ngoài ra, cán bộ NVYT cũng cần phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới nhất về điều trị, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng do THA Tăng cường hoạt động giao tiếp và GDSK nhằm góp phần nâng cao kiến thức và thực hành cho NB. Để đánh giá được sự thay đổi về kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng do THA cho NB chúng tôi sẽ tiến hành chương trình can thiệp GDSK cho những NB được chọn làm ĐTNC có so sánh trước sau Các ĐTNC sẽ được tham gia vào một chương trình GDSK liên quan đến kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng do THA thông qua bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các khuyến cáo trên thế giới và ở trong nước về bệnh THA Tại các thời điểm đánh giá trước can thiệp, ngay sau khi can thiệp và sau can thiệp 1 tháng những kiến thức và thực hành mà NB chưa đạt sẽ được nhắc lại và tư vấn thêm.
2.6.2 Tiêu chí và nguyên tắc xây dựng mô hình can thiệp Để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và thực hiện thuận lợi, chương trình
GDSK cho NB được xây dựng phù hợp và dễ thực hiện dựa trên các nguyên tắc:
- Giao tiếp thân thiện và cởi mở.
- Hướng dẫn trực tiếp kết hợp giải thích và minh họa hợp lý.
- Nội dung nhất quán cho tất cả các buổi GDSK.
- Sử dựng ngôn từ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
- Thể hiện thái độ tôn trọng, phù hợp nhu cầu và đặc điểm của NB.
Nội dung can thiệp GDSK (Phụ lục 2) được xây dựng dựa trên các tài liệu hướng dẫn NB về kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng do THA của WHO, khuyến cáo của Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ và khuyến cáo của khuyến cáo thực hành phòng ngừa biến chứng THA của Bộ y tế Có ý kiến đóng góp của các Giáo viên hướng dẫn là các Tiến sỹ, bác sỹ chuyên ngành Nội khoa và Nội tim mạch và được tiến hành thử nghiệm trên 15 NB trước đó Bao gồm:
- Kiến thức nền về bệnh THA.
- Các biến chứng có thể có do THA, dấu hiệu, cách phát hiện và xử trí ban đầu khi gặp biến chứng,
- Các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng do THA,
- Lý do cần tuân thủ về thực hành phòng ngừa biến chứng do THA,
- Những nội dung về kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng của THA
- Tiếp xúc, ổn định và giới thiệu.
- Giải thích kết quả đánh giá lần 1.
- Phát tài liệu (là nội dung GDSK đã chuẩn bị sẵn) cho NB.
- Giải thích các nội dung can thiệp.
- Trao đổi, thảo luận và giải đáp các thắc mắc.
- Tóm tắt và kết thúc buổi tư vấn.
Các biến số trong nghiên cứu
Bảng 2 1 Biến số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tên biến Định nghĩa Loại biến Cách tính
Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới
Nhị phân Tỷ lệ người bệnh phân 2 nhóm: Nam và nữ
Tuổi Thời gian đã qua kể từ khi sinh đến thời điểm hiện tại (năm)
Thời gian người bệnh mắc bệnh
Là thời gian tính từ lúc người bệnh bắt đầu được chẩn đoán bệnh THA đến thời gian người bệnh tham gia nghiên cứu Định lượng
= Thời điểm phỏng vấn- thời điểm lần đầu người bệnh được chẩn đoán bệnh THA
Là lớp/hệ học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người bệnh đã theo học Định tính Không biết chữ; Tiểu học,THCS, THPT, TS, CĐ,ĐH, SĐH
Là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho người bệnh Định danh
Tỷ lệ người bệnh phân:
Nông dân, Công nhân, Cán bộ, viên chức Lao động tự do Hưu trí mất sức
Là nguồn đã giúp NB có được kiến thức, Định danh
Phương tiện truyền thông (TV, Internet ),
THA thực hành về phòng biến chứng bệnh THA cán bộ y tế, qua sổ khám bệnh, qua gia đình, bạn bè, nguồn khác
Bảng 2 2 Biến số BMI, kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu
Tên biến Định nghĩa Loại biến Cách tính
BMI Chỉ số khối cơ thể tính theo chiều cao (m)/ bình phương cân nặng cơ thể
Rời rạc Tỷ lệ NB: gầy, bình thường, thừa cân, tiền béo phì, béo phì Đo trực tiếp và tính theo công thức
Kiến thức phòng biến chứng do
Kiến thức của người bệnh về phát hiện bệnh và cách điều trị bệnh, yếu tố nguy cơ gây biến chứng, lối sống phòng biến chứng
Phân 2 mức độ: Đạt và không đạt
Thực hành phòng biến chứng do
Là sự tuân thủ đo huyết áp, xử trí khi huyết áp cao đột ngột, điều trị thuốc, chế độ ăn và phòng cơn THA kịch phát Độc lập
Phân 2 mức độ: Đạt và không đạt
Tiêu chuẩn đánh giá
2.8.1 Căn cứ khoa học để thiết kế bộ công cụ đánh giá Để đánh giá kiến thức và thực hành về phòng ngừa biến chứng, nhóm nghiên cứu sử dụng bộ công cụ của tác giả Đinh Thị Thu, 2018 [22] Bộ công cụ được tác giả đánh giá độ đặc hiệu với CVI 0,82 và độ tin cậy cronback anpha 0,72 và đã được tác giả xây dựng dựa vào:
Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chẩn đoán và điều trị THA Khuyến cáo của Liên ủy quốc gia (SJC – Join National Committee) lần thứ VII năm 2003 về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA
Dựa theo European Society of Hypertension/European Society of Cardiology (ESH/ESC) Hội tăng huyết áp Châu Âu / Hội Tim mạch Châu Âu năm 2007.
Hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị THA của Bộ Y tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3192/QĐ – BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp, ngày 31/9/2017.
2.8.2 Tiêu chí bộ công cụ đánh giá kiến thức và thực hành phòng ngừa biến chứng do tăng huyết áp dựa trên nội dung giáo dục sức khoẻ đã xây dựng
Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 3 phần (Phụ lục 4):
Phần A: Thông tin chung gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, công việc hiện tại, BMI, hoàn cảnh phát hiện bệnh THA, thời gian điều trị bệnh THA, nguồn thông tin nhận được.
Phần B: Kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp gồm 16 câu (B1- B16)
Kiến thức về phát hiện bệnh và cách điều trị bệnh: Từ câu B1 đến câu B5. Kiến thức về biến chứng, dấu hiệu các biến chứng và cách xử trí: Từ câu B6 đến câu B11
Kiến thức dấu hiệu và cách xử trí cơn THA kịch phát: Gồm câu B12, câu B13.
B15 Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây biến chứng tăng huyết áp: câu B14, câu
Kiến thức về lối sống phòng biến chứng tăng huyết áp: câu B16.
Trong đó: B1, B6,B7, B8, B9, B10, B12, B14, B15, B16: Là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi ý đúng của câu được 1 điểm, trả lời sai 0 điểm.
Câu: B2, B3, B4, B5, B11, B13 là câu hỏi 1 lựa chọn, mỗi câu người bệnh trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai/không biết 0 điểm.
Phần C: Thực hành phòng biến chứng THA: 20 câu từ câu C1 đến câu C20
Thực hành đo huyết áp: C1, C2, C3, C4
Thực hành khi huyết áp cao đột ngột: C5, C6.
Tuân thủ điều trị thuốc: C7, C8, C9, C10.
Tuân thủ chế độ ăn: C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18.
Tuân thủ phòng cơn THA kịch phát: C19, C20
Trong đó, câu C1, C2, C3, C4, C20 là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi ý đúng của câu được 1 điểm, trả lời sai 0 điểm Câu: C5, C6, C7, C8, C9, C10, C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18, C19 là câu hỏi 1 lựa chọn, mỗi câu người bệnh trả lời đúng tính 1 điểm, trả lời sai/không biết tính 0 điểm.
Trong nghiên cứu này, để đánh giá người bệnh có kiến thức và thực hành về phòng tránh biến chứng do THA ở mức đạt thì người bệnh phải trả lời đúng trên 50% số câu về kiến thức và trên 50% số câu về thực hành theo nội dung trong phiếu phỏng vấn [23].
Với tổng điểm kiến thức là 56 điểm, tiêu chuẩn đánh giá đạt yêu cầu về kiến thức phòng biến chứng do THA là từ 28 điểm trở lên.
Với tổng điểm thực hành là 32 điểm, tiêu chuẩn đánh giá đạt yêu cầu về thực hành phòng biến chứng do THA là từ 16 điểm trở lên.
Phương pháp phân tích số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 Đánh giá thay đổi kiến thức và thực hành sau can thiệp so với trước can thiệp dựa trên so sánh sự khác biệt về Điểm trung bình ( X SD) kiến thức và Điểm trung bình thực hành với biến số phân phối chuẩn, Tỷ lệ (%) người bệnh theo phân loại mức độ đạt kiến thức và đạt thực hành, Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng và thực hành đạt theo từng nội dung, sử dụng các kiểm định thông kê tương ứng Sử dụng kỹ thuật thống kê t-test để so sánh 2 biến nghiên cứu.
Đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và được sự đồng ý của Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trước khi tiến hành nghiên cứu.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu tự nguyện đồng ý tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.
Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.
Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không dùng vào mục đích nào khác.
Tại những thời điểm đánh giá sau chương trình can thiệp GDSK về phòng biến chứng do THA, kết quả đánh giá được ghi nhận để nhập và phân tích số liệu,những nội dung kiến thức chưa đúng và thực hành chưa đạt sẽ được hướng dẫn thêm để củng cố nhưng không nhập liệu để phân tích kết quả.
Sai số, biện pháp khắc phục
Việc thu thập số liệu dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn, phụ thuộc vào kỹ năng phỏng vấn của người hỏi và khả năng nhớ kiến thức và những trải nghiệm thực hành trước đây của người bệnh tham gia nghiên cứu nên có thể ảnh hưởng đến kết quả trả lời. b Biện pháp khắc phục Để khắc phục hạn chế chúng tôi sẽ tiến hành một số biện pháp sau:
Bộ câu hỏi được thiết kế logic với những ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu để đối tượng nghiên cứu có thể dễ dàng trả lời.
Tập huấn kỹ năng phỏng vấn, thống nhất cách thức phỏng vấn trong nhóm nghiên cứu và điều tra viên trước khi tiến hành thu thập số liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung của người bệnh tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC (n) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
>80 15 16,9 Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn: 71,13± 9,66
Công nhân, Cán bộ, viên chức 12 13,5
Nhận xét: Đa số (75,3%) người bệnh 60-80 tuổi Tỷ lệ người bệnh hưu trí chiếm tỷ lệ cao 64%.
Biểu đồ 3 1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu (n)
Nhận xét: Người bệnh nam chiếm 51,7%. Đại học, Sau đại học
Biểu đồ 3 2 Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n)
Nhận xét: Người bệnh có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,6%.
Bảng 3.2 Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể của ĐTNC (n)
BMI Giá trị cho người châu Á theo
IDI & WPRO BMI (kg/m2) Số lượng Tỷ lệ %
Nhận xét: Trong số 89 người bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh có chỉ số khối cơ thể (BMI) trong giới hạn bình thường chiếm 64% đồng thời đã có những tỷ lệ nhất định người bệnh thừa cân (14,6%) và tiền béo phì (13,5%).
Bảng 3.3 Đặc điểm liên quan đến tăng huyết áp của ĐTNC (n) Đặc điểm Lựa chọn trả lời Số lượng Tỷ lệ %
Hoàn cảnh phát hiện bệnh THA Đi khám sức khỏe định kỳ 46 51,7 Đi khám khi có những biểu hiện của bệnh (đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…)
Qua chương trình khám sàng lọc 1 1,1
Khi vào viện vì một bệnh khác 10 11,2
Tự đo và phát hiện tăng huyết áp 0 0,0
Thời gian được điều trị THA
> 5 năm 73 82,0 Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn: 6,12± 5,22 Nhỏ nhất: 0,25 Lớn nhất: 20
Nhận xét: Có 51,7% NB phát hiện ra bệnh khi đi khám bệnh định kỳ; 82%
NB có thời gian điều trị THA > 5 năm.
Bảng 3.4: Nguồn thông tin về tăng huyết áp mà người bệnh nhận được (n)
Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ %
Phương tiện truyền thông (TV, Internet ) 46 51,7
Qua gia đình, bạn bè 3 3,4
Nhận xét: 91% người bệnh cho biết thông tin về bệnh tăng huyết áp mà họ nhận được là từ cán bộ y tế.
3.2 Thực trạng kiến thức và thực hành về dự phòng biến chứng THA của ĐTNC trước can thiệp GDSK
3.2.1 Thực trạng kiến thức về dự phòng biến chứng tăng huyết áp của người bệnh tham gia nghiên cứu trước can thiệp
Bảng 3.5: Kiến thức về chỉ số tăng huyết áp và nguyên tắc điều trị (n)
Nội dung hỏi Lựa chọn đúng Số lượng Tỷ lệ %
Chỉ số huyết áp được coi là tăng huyết áp
HHTT > 140mmHg 73 82,0 và / hoặc HATTr >90mmHg 16 18,0 Điều trị tăng huyết áp Lâu dài 89 100,0
Khám sức khỏe định kỳ Cần thiết 86 96,6
Nguyên tắc điều trị Dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống 75 84,3
Cách dùng thuốc hạ huyết áp Uống hàng ngày, lâu dài 72 80,9
Nhận xét:100% NB tham gia nghiên cứu đều xác định được THA phải điều trị lâu dài; các nguyên tắc cơ bản để kiểm soát THA đều nhận được tỷ lệ rất cao (> 80%) NB trả lời đúng, ngoại trừ chỉ số huyết áp tâm trương để xác định tăng huyết áp chỉ nhận được 18% NB trả lời đúng.
Bảng 3.6: Kiến thức về biến chứng do tăng huyết áp(n)
Nội dung hỏi Lựa chọn đúng Số lượng Tỷ lệ %
Các biến chứng có thể xảy ra do
Biến chứng về não: TBMMN, cơn thiếu máu não 87 97,8
Biến chứng về tim: suy tim, bệnh mạch vành, NMCT… 62 69,7
Biến chứng về thận: Suy thận… 38 42,7
Biến chứng về mắt, mờ mắt… 23 25,8
Các biến chứng về mạch máu 57 64,0
Nhận xét: Có 97,8% NB trả lời đúng bệnh THA gây ra biến chứng về não.
Trong khi chỉ có 25,8% NB biết bệnh THA gây biến chứng ở mắt.
Bảng 3.7: Kiến thức dấu hiệu và xử trí biến chứng tăng huyết áp (n)
Nội dung hỏi Lựa chọn đúng Số lượng Tỷ lệ %
TBMMN Đột ngột tê liệt tay/chân/một bên cơ thể 85 95,5
Méo mồm, méo mặt, nói khó 84 94,4 Đột ngột nhìn mờ một hay cả 2 mắt 5 5,6
Cảm giác mất thăng bằng 20 22,5
Dấu hiệu của suy tim
Hồi hộp, đánh trống ngực 24 27,0
Dấu hiệu của suy thận Ăn không ngon miệng 10 11,2
Mệt mỏi 5 5,6 Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu 3 3,4
Tiểu khó, tiểu ra máu 46 51,7
Dấu hiệu biến chứng về mắt
Ruồi bay trước mặt 7 7,9 Đau, nhức mắt 5 5,6
Xử trí khi có dấu hiệu nghi ngờ biến chứng Đi khám bệnh viện, cơ sở y tế 53 59,6
Nhận xét: Có 95,5% NB trả lời đúng dấu hiệu đột ngột tê liệt tay/chân/một bên cơ thể; chỉ có 5,6% NB trả lời đúng dấu hiệu đột ngột nhìn mờ một hay cả 2 mắt; chỉ có 1,1% NB trả lời đúng dấu hiệu mù.
Bảng 3.8: Kiến thức về dấu hiệu và xử trí cơn tăng huyết áp kịch phát (n)
Nội dung hỏi Lựa chọn đúng Số lượng Tỷ lệ %
THA kịch phát Đau đầu chóng mặt 80 89,9
Vã mồ hôi, buồn nôn 62 69,7
Cách xử trí khi bị
Nghỉ ngơi, dùng thuốc hạ huyết áp đã được kê đơn 45 50,6
Nhận xét: 89,9% NB lựa chọn đúng đau đầu chóng mặt là biểu hiện của cơn
THA kịch phát và 50,6% NB lựa chọn nghỉ ngơi và dùng thuốc đã được bác sỹ kê đơn khi có cơn THA kịch phát.
Bảng 3.9 Kiến thức về các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng (n)
Yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng ở NBTHA Trả lời đúng
Tuổi cao 67 75,3 Ăn mặn 83 93,3 Ăn nhiều thức ăn chế biến từ mỡ động vật 63 70,8
Hút thuốc lá, thuốc lào 13 14,6
Người mắc bệnh THA và các bệnh đi kèm 81 91,0
Người mắc bệnh THA nhưng không được điều trị và thay đổi lối sống 79 88,8
Nhận xét: Hầu hết NB đều có kiến thức về các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng do THA Tuy nhiên, chỉ có 14,6% NB trả lời đúng về hút thuốc lá, thuốc lào làm tăng nguy cơ biến chứng THA.
Bảng 3.10 Kiến thức về lối sống phòng biến chứng do tăng huyết áp (n)
Lối sống giúp phòng ngừa biến chứng do THA Trả lời đúng
Số lượng Tỷ lệ % Ăn giảm muối 83 93,3 Ăn nhiều rau xanh , quả tươi 62 69,7
Hạn chế thức ăn có nhiều mỡ động vật 63 70,8
Không hút thuốc là thuốc lào 26 29,2
Không để thừa cân béo phì 67 75,3
Duy trì vòng bụng không để quá ngưỡng 13 14,6
Lao động chân tay mức vừa phải, tập thể dục 30-60 phút/ngày 41 46,1
Tránh căng thẳng, thay đổi nhiệt độ đột ngột 65 73,0
Nhận xét: Hầu hết NB (93,3%) lựa chọn trả lời ăn giảm muối là biện pháp giúp phòng biến chứng do THA, trong khi rất ít (14,6%) NB biết duy trì vòng bụng không để vượt quá ngưỡng để phòng biến chứng.
Bảng 3.11 Phân loại kiến thức về phòng biến chứng do tăng huyết áp (n)
Phân loại kiến thức Số người bệnh Tỷ lệ % Đạt[≥ 28 điểm ] 62 69,7
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về phòng biến chứng do THA ở mức đạt chiếm 69,7%.
3.2.2 Thực trạng thực hành phòng biến chứng do tăng huyết áp của người bệnh tham gia nghiên cứu trước can thiệp
Bảng 3.12 Thực hành về đo huyết áp của người bệnh (n)
Nội dung đánh giá Thực hiện của người bệnh Số lượng Tỷ lệ %
Tần suất đo huyết Hàng ngày 11 12,4
Nội dung đánh giá Thực hiện của người bệnh Số lượng Tỷ lệ % áp Hàng tuần 19 21,3
Chuẩn bị trước khi đo huyết áp
Kiểm tra lại huyết áp kế 29 32,6
Nghỉ ngơi 15 phúc trước khi đo 22 24,7 Trước khi đo 30 phút không dùng các chất kích thích 40 44,9
Tư thế đo huyết áp
Nằm trên giường duỗi thẳng cánh tay 7 7,9
Ngồi và để thẳng tay lên bàn 81 91 Nhận xét: Có 21,3% NB thực hành đo huyết áp hàng tuần; 44,9% NB không sử dụng chất kích thích trước khi đo huyết áp; 91% NB khi đo huyết áp tư thế ngồi và để thẳng tay lên bàn.
Bảng 3.13: Thực hành khi huyết áp tăng cao đột ngột của người bệnh (n)
Nội dung đánh giá Thực hiện của người bệnh Số lượng Tỷ lệ %
Xứ trí khi nghi ngờ
HA tăng Nghỉ ngơi, đo huyết áp 28 31,5
Hành động khi HA tăng Bình tĩnh nghỉ ngơi, dùng thuốc hạ áp xuống từ từ 89 100,0
Nhận xét: 100% NB lựa chọn bình tĩnh dùng thuốc để hạ áp xuống từ từ khi thấy HA tăng; 31,5% NB khi nghi ngờ THA đã nghỉ ngơi, đo huyết áp.
Bảng 3.14: Tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh (n)
Nội dung đánh giá Thực hiện của người bệnh Số lượng Tỷ lệ % Điều trị THA Dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống 48 53,9
Tự ý ngừng thuốc khi huyết áp ổn định Không 78 87,6
Cách dùng thuốc điều trị huyết áp Uống liên tục, lâu dài 78 87,6
Mức độ quên uống thuốc Không bao giờ quên 45 50,6
Nhận xét: 87,6% NB không tự ý dừng thuốc khi HA ổn định; 87,6% NB dùng thuốc điều trị THA liên tục, lâu dài; Trong khi đó, chỉ có 50,6% NB không bao giờ quên uống thuốc hạ áp và 53,9% NB có dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống.
Bảng 3.15: Thực hành lối sống giảm nguy cơ biến chứng do THA (n)
Nội dung đánh giá Thực hiện của người bệnh Số lượng Tỷ lệ %
Sử dụng thêm muối Không bao giờ 22 24,7 Ăn thức ăn mặn Không bao giờ 2 2,2
Giảm sử dụng muối ≤1 thìa cà phê/ngày 15 16,9 Ăn tăng rau và hoa quả Thường xuyên 61 68,5
Chế biến thức ăn bằng mỡ động vật Không bao giờ 60 67,4
Hút thuốc lá, thuốc lào Không bao giờ 70 78,7
Sử dụng rượu, bia Khônguống rượu bia 65 73,0
Tập thể dục thể thao Thường xuyên (30-
Nhận xét: Có 78,7% NB không bao giờ hút thuốc lá, thuốc lào; 73% NB không uống rượu bia Tuy nhiên, chỉ có 2,2% NB là không bao giờ ăn mặn.
Bảng 3.16: Thực hành phòng cơn tăng huyết áp kịch phát (n)
Nội dung đánh giá Thực hiện của người bệnh Số lượng Tỷ lệ %
Khoảng thời gian đi tái khám
Các biện pháp đã làm để phòng cơn THA kịch phát
Không đi vệ sinh đêm bên ngoài, tránh nhiễm lạnh 64 71,9
Không để quạt thẳng vào người khi ngủ 76 85,4
Không bật dậy ngay khi ngủ 79 88,8
Không để bị xúc động mạnh 13 14,6 Nhận xét: 100% NB tham gia tái khám 1lần/tháng; 88,8% NB không bật dậy ngay khi ngủ dậy; Chỉ có 14,6% NB không để bị xúc động mạnh.
Bảng 3.17 Kết quả chung thực hành phòng biến chứng do tăng huyết áp (n)
Thực hành chung phòng biến chứng THA Số người bệnh Tỷ lệ % Đạt[ ≥ 16 điểm ] 40 44,9
Nhận xét: NB thực hành phòng biến chứng do THA mức độ đạt 44,9%, trong khi có tới 55,1% NB thực hành mức không đạt.
3.3 Thay đổi kiến thức và thực hành phòng biến chứng do tăng huyết áp của người bệnh tham gia nghiên cứu sau can thiệp giáo dục
Bảng 3.18 Thay đổi điểm kiến thức của người bệnh về phòng biến chứng do tăng huyết áp(n)
Kiến thức phòng biến chứng
Kiến thức phát hiện và điều trị bệnh
Kiến thức về biến chứng 9,99±2,32 24,65±3,32 23,66±4,1 t(1,2)= -28,48;p(1,2)