1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Cơ Sở 2016.Docx

124 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 299,33 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài (17)
  • 7. Bố cục của đề tài (17)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (18)
    • 1.1. Các khái niệm liên quan (18)
      • 1.1.1. Nghiên cứu khoa học (18)
      • 1.1.2. Giải pháp Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học (20)
    • 1.2. Phân loại và vai trò nghiên cứu khoa học trong các trường đại học (21)
      • 1.2.1. Phân loại nghiên cứu khoa học (21)
      • 1.2.2. Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với các trường đại học (22)
    • 1.3. Nội dung, hình thức và sản phẩm NCKH ở các trường đại học (27)
      • 1.3.1. Nội dung nghiên cứu khoa học ở các trường đại học (27)
      • 1.3.2. Hình thức thực hiện NCKH ở các trường đại học (27)
      • 1.3.3. Sản phẩm nghiên cứu khoa học ở các trường đại học (28)
    • 1.4. Tiêu chí đánh giáNCKH ở các trường đại học (29)
      • 1.4.1. Tiêu chí về chất lượng khoa học (quality) (30)
      • 1.4.2. Tiêu chí về năng suất (productivity) (37)
      • 1.4.3. Tiêu chí về tính phù hợp (relevance) (37)
      • 1.4.4. Tiêu chí về khả năng phát triển (viability) (38)
      • 1.4.5. Một số tiêu chí khác (39)
    • 1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu khoa học (39)
      • 1.5.1. Yếu tố chủ quan (39)
      • 1.5.2. Yếu tố khách quan (40)
    • 1.6. Nội dung và biện pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại các trường đại học (42)
      • 1.6.1. Nội dung đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại các trường đại học (42)
      • 1.6.2. Biện pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại các trường đại học (43)
    • 1.7. Chính sách nghiên cứu khoa học của một số trường đại học và bài học (48)
      • 1.7.1. Chính sách nghiên cứu khoa học của một số trường đại học (48)
      • 1.7.2. Bài học cho trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh (51)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH (54)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh 46 1. Tổng quan về trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh (54)
    • 2.2. Thực trạngđẩy mạnh nghiên cứu khoa học ở trường ĐHTCQTKD (63)
      • 2.2.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học tại trường ĐHTCQTKD (63)
      • 2.2.2. Thực trạng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh (70)
      • 2.2.3. Một số đánh giá được rút từ thực trạng ở trên (76)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌCTÀI CHÍNH– QUẢN TRỊ KINH DOANH (92)
    • 3.1. Bối cảnh chung (92)
    • 3.2. Quan điểm và định hướng phát triểnNCKH và giáo dục đại học đến năm 2020 (92)
      • 3.2.1. Quan điểm, mục tiêuvà định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ (92)
      • 3.2.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục (96)
    • 3.3. Định hướng và mục tiêu phát triển của trường ĐHTCQTKD giai đoạn 2013-2020 và định hướng năm 2030 (98)
      • 3.3.1. Định hướng phát triển (98)
      • 3.3.2. Mục tiêu phát triển (98)
      • 3.3.3. Nội dung phát triển (100)
    • 3.4. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại trường ĐHTCQTKD (102)
      • 3.4.1. Giải pháp về tuyển dụng (102)
      • 3.4.2. Giải pháp đãi ngộ và khen thưởng NCKH (102)
      • 3.4.3. Giải pháp lấy NCKH làm tiêu chuẩn cho bình xét thi đua và trọng dụng (103)
      • 3.4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học (104)
      • 3.4.5. Giải pháp về cưỡng chế hành chính trong NCKH (104)
      • 3.4.6. Tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên (105)
      • 3.4.7. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ NCKH (106)
      • 3.4.8. Thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học (107)
      • 3.4.9. Nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ giảng viên (108)
      • 3.4.10. Mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về phương pháp NCKH (109)
  • KẾT LUẬN (111)
  • PHỤ LỤC (114)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (116)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Tác động của khoa học công nghệ và mạng Internet toàn cầu làm cho tiến trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức Trong đó giáo dục đại học Việt Nam đứng trước cơ hội được tiếp cận với những thành tựu trong lĩnh vực giáo dục của thế giới và thách thức đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải đổi mới để nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã hội và quá trình hội nhập Đặc biệt, hiện nay mục tiêu của giáo dục đã chuyển dần từ cách truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học Sự chuyển biến này càng rõ nét hơn ở bậc giáo dục đại học và đang trở thành xu hướng chính Khi đó, người thầy chính là lực lượng then chốt để đạt được công cuộc đổi mới đó Do vậy, nghiên cứu khoa học (NCKH) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Thực tế, NCKH được xác định là một trong những nội dung hoạt động quan trọng, cơ bản bên cạnh hoạt động đào tạo của một trường đại học NCKH không những góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển năng lực sư phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục mà còn tạo ra tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ sự phát triển của nhân loại Ngoài ra, NCKH trở thành một trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của nhà trường trong việc nâng cao, đảm bảo chất lượng, uy tín trong đào tạo Mối quan hệ giữa đào tạo và NCKH là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Với vai trò và tầm quan trọng như vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản chỉ đạo, định hướng phát triển cho giáo dục đại học nói chung và NCKH nói riêng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành TW khóa VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: "Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống";Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ (11/4/2012) về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 chỉ rõ: "Phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; gần đây nhất là Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT (31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, trong đó quy định giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH và coi NCKH là một trong những tiêu chí trong năm học được dùng để xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan.

Thực hiện theo tinh thần và chủ trương trên, trong 3 năm qua (2012-2015) trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh (ĐHTCQTKD) với sứ mệnh là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa và năng lực nghề nghiệp, thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nhà trường đã rất quan tâm đến NCKH Trong giai đoạn 2012-

2015, ĐHTCQTKD đã chủ trì và thực hiện thành công 03 đề tài cấp bộ, 79 đề tài cấp cơ sở, 30 bài tạp chí khoa học trong nước, 54 sách chuyên đề và giáo trình giảng dạy và 168 bài viết Nội san Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, NCKH ở ĐHTCQTKD vẫn còn một số tồn tại Đó là số lượng đề tài NCKH còn hạn chế: Vắng bóng các bài tạp chí quốc tế, các đề tài cấp nhà nước; đề tài cấp bộ quá ít, tính bình quân mỗi năm làm 1 đề tài; các bài tạp chí trong nước chưa nhiều trên đầu giảng viên; nhận thức của giảng viên về NCKH chưa tốt, trong đó một bộ phận giảng viên chưa coi trọng NCKH, dẫn đến thiếu sự gắn kết giữa NCKH và giảng dạy; hoặc nếu có NCKH thì vẫn chưa có tinh thần tự giác, say mê mà chỉ làm một cách bắt buộc, áp đặt để có giờ NCKH theo quy định, dẫn đến chất lượng và hiệu quả NCKH chưa cao

Một điều đáng quan tâm nữa là cho đến nay NCKH trong sinh viên vẫn là một khoảng trống hoàn toàn, chưa có một đề tài nào được triển khai, thực hiện. Đây là một hạn chế, thiếu sót cần được khắc phục Các trường đại học không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức mà còn phải giúp sinh viên hình thành tư duy khoa học bao gồm: tư duy độc lập, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo Những loại tư duy này chỉ có thể hình thành thông qua hoạt động NCKH trong sinh viên Điều này phù hợp với lý luận dạy học ở đại học bởi xét về bản chất dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của sinh viên và sinh viên không phải nắm bắt kiến thức một cách máy móc, thụ động, học thuộc lòng; thay vào đó là tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo cùng với óc phê phán, hoài nghi khoa học, lật ngược vấn đề,… Không vì thế mà Almeida Junior cho rằng: “Cái mục tiêu cao nhất mà nhà trường đại học phải nhằm tới và có nhiệm vụ đào tạo cho sinh viên của mình đạt tới đó là sự nghiên cứu khoa học”.

Mặc dù những hạn chế và tồn tại này đã được luận bàn khá nhiều, lý giải dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đến nay chưa có công trình nào được thực hiện một cách hệ thống, bài bản để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trên để khắc phục cũng như đề xuất các giải pháp làm thế nào đẩy mạnh NCKH trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên tại trường ĐHTCQTKD phục vụ tốt, có hiệu qủa cho hoạt động đào tạo và cho nhu cầu xã hội; đồng thời làm cho NCKH phải trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên để qua đó nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng đào tạo, uy tín và thương hiệu của nhà trường Với những lí do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn “ Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Tài chính

– Quản trị kinh doanh ” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường trong năm học 2015-2016.

Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay NCKH luôn là chủ đề được bàn luận khá sôi nổi và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các nhà nghiên cứu, học giả, các nhà quản lý Do vậy, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, thậm chí trở thành đề tài NCKH ở các cấp khác nhau Các đề tài đều nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của NCKH đối với sự phát triển nền giáo dục đại học Việt Nam, và NCKH giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường, đặc biệt tạo ra sự gắn kết giữa NCKH và giảng dạy, giữa lý thuyết và thực hành, giúp giảng dạy và học tập hiệu quả hơn Tuy nhiên, bên cạnh đó, các công trình cũng chỉ ra các hạn chế và tồn tại trong NCKH vẫn chưa giải quyết thấu đáo, kìm hãm phát triển NCKH trong các trường đại học hiện nay Trên cơ sở phân tích hạn chế, tồn tại đó, các công trình có đưa ra các kiến nghị nhằm đẩy mạnh NCKH Dưới đây là kết quả của một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm: i) Thực trạng và vai trò của nghiên cứu khoa học đối với các trường đại học

Trong “Nghiên cứu khoa học – Yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ giảng viên trong các trường đại học” củaLê Hữu Ái và Lâm Bá Hòa (2010) coi nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên là tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo đại học, nhất là trong bối cảnh hiện nay Đồng thời tác giả chỉ ra yếu kém về NCKH của các đại học Việt Nam trong thời gian vừa qua bằng việc so sánh năng suất, chất lượng, số lượng NCKH mà Việt Nam công bố trên các tạp chí quốc tế, đặc biệt lép vế hơn khi so sánh với các nước trong khu vực như Thái, Singapore, Malaysia thì Việt Nam chỉ xếp ở vị trí khiêm tốn trong khi đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ của Việt Nam rất hùng hậu Sự bất cấp này được tác giả chỉ ra do ba nguyên nhân chính bao gồm do mất cân đối trong cơ cấu ngành đào tạo và phân bổ đội ngũ nhà khoa học; do tình trạng lão hóa đội ngũ nhà khoa học; do cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước chưa hợp lý, nhất là chính sách đãi ngộ, hành lang pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học Huế” của Phan Thị Tú Nga (2011) đi sâu nghiên cứu thực trạng NCKH của giảng viên và cán bộ quản lý tại Đại học Huế,trong đó nghiên cứu về nhận thức, động cơ, mục đích và các yếu tố ảnh hưởng đến NCKH Kết quả cho thấy về mặt nhận thức và động cơ đối với NCKH là rất tốt nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến NCKH của GV và CBQL là trình độ,năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng NCKH Qua đó cho thấy muốnNCKH tốt thì phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tiếp cận với tri thức mới, các phương pháp, phương tiện hiện đại phục vụ cho NCKH.

Trong “Nghiên cứu khoa học của giảng viên – Yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay” của Trần Mai Ước (2013) nhấn mạnh đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai nhiệm vụ vừa quan trọng – bắt buộc – cần thiết của bất kỳ giảng viên đại học nào Cả hai nhiệm vụ này có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ trợ lẫn nhau Trong đó bài viết đề cao đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, uy tín đào tạo của đại học Qua đó, bài viết chỉ ra 8 lợi ích thiết thực của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, điển hình như NCKH giúp giảng viên đào sâu, cập nhật, trau dồi tri thức; phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của giảng viên; gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành.

Trong “Chất lượng đội ngũ giảng viên: Từ góc nhìn năng lực nghiên cứu khoa học” của Hoàng Văn Mạnh (2014) cho thấy việc đánh giá chất lượng giảng viên là một công việc khó, không dễ và có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng giảng viên bao gồm học vị, năng lực giảng dạy, năng lực NCKH, ngoại ngữ,trong số đó bài viết nhấn mạnh đến năng lực NCKH vài coi NCKH như là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giảng viên Theo tác giả thực tế các tiêu chuẩn xếp hạng các trường đại học trên thế giới chủ yếu lấy NCKH làm tiêu chí hàng đầu để chấm điểm các trường đại học Liên hệ đến Việt Nam thì năng lực NCKH của các trường đại học cũng như của các giảng viên đại học ViệtNam còn khá yếu và thiếu so với các nước trong khu vực như Thái Lan,Singapore, Indonesia về việc công bố các bài tạp chí khoa học quốc tế và việc đăng ký bản quyền phát minh, sáng chế khoa học hàng năm Bài viết chỉ ra nguyên nhân của sự yếu kém về NCKH của giảng viên đại học bao gồm (i) giảng viên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của NCKH đối với giảng dạy,làm NCKH chỉ mục đích thi đua khen thưởng, đảm bảo đúng giờ NCKH theo quy định hoặc có làm thì qua loa và chưa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; (ii) năng lực ngoại ngữ hạn chế, dẫn đến tiếp cận tài liệu gốc khó khăn và khó khăn hơn khi đăngbài tạp chí quốc tế; (iii) giảng viên giảng dạy nhiều nên dành ít thời gian, công sức vào NCKH.

Trong “Phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao tại Đại học quốc gia Hà Nội” của Lê Xuân Tình (2015) đánh giá đại học quốc gia Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của NCKH và thực tế ĐHQGHN trở thành một trong hai trường đại học duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 200 trường đại học hàng đầu châu Á theo đánh giá của Tổ chức tư vấn giáo dục Quacquareli Symond. Kết quả này là do trường có đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao, bề dày và kinh nghiệm về NCKH Bên cạnh kết quả đạt được, ĐHQGHN vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai hoạt động NCKH như thời gian của giảng viên dành cho giảng dạy/NCKH hơi nhiều theo tỷ lệ 7/3; đội ngũ giảng viên trẻ hóa nên thiếu kinh nghiệm về NCKH; tuyển dụng giảng viên chỉ mới chú trọng đến giảng dạy mà chưa có tiêu chí/đánh giá về năng lực nghiên cứu/sáng tạo; chế độ đãi ngộ cho NCKH chưa tương xứng.

Trong “Thực trạng và giải pháp cho việc đẩy mạnh năng lực nghiên cứu khoa học ở Việt Nam” của Đào Văn Khanh & Phạm Thị Ly & Nguyễn Văn

Tuấn, (2012) chỉ ra thực trạng NCKH của Việt Nam ngày càng tụt hậu so với thế giới và khu vực về năng suất, chất lượng và bảng xếp hạng đánh giá Sự tụt hậu này trái ngược với số lượng GS, PGS và TS hiện có của Việt Nam Từ thực trạng đó nhóm tác giả chỉ ra 4 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học: (i) sự bất cập, chồng chéo trong quản lý và thiếu hụt về nhân sự; (ii) sự tách rời giữa giảng dạy và nghiên cứu; (iii) sự bùng nhùng trong việc đầu tư và phân bổ kinh phí nghiên cứu; và (iv) sự yếu kém trong đánh giá kết quả và chất lượng nghiên cứu.

Trong “Một số ý kiến về tình hình nghiên cứu khoa học trong các trường dại học ở nước ta” của PGS.TS Võ Văn Nhị cho biết thực trạng NCKH của giảng viên đại học còn mờ nhạt, thiếu sinh khí, chỉ thiên về giảng dạy để tăng thu nhập hơn là tập trung vào NCKH Điều này diễn ra không chỉ đối với những giảng viên có học vị, học hàm từ tiến sỹ trở lên mà cả đối với giảng viên trẻ, lâu năm Do đó giảng viên đại học vẫn chỉ là thợ giảng, chưa có sự gắn kết với

NCKH Nguyên nhân một phần do NCKH đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo, kiên trì mà thu nhập mang lại không cao, nhanh như đi giảng Thực trạng suy giảm NCKH trong giảng viên đại học càng thấp khi các trường đại học mở ra nhiều trong khi đội ngũ giảng viên chưa tăng kịp cả về số lượng và chất lượng ii) Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học

Theo Lê Hữu Ái và Lâm Bá Hòa (2010) đề xuất giải pháp chính sách tôn vinh, đãi ngộ người làm NCKH cả về vật chất, tinh thần để khuyến khích họ cống hiến, tận tâm với NCKH; có chính sách thu hút, tận dụng đội ngũ NCKH Việt Kiều; xây dựng chương trình đào tạo đại học đạt chuẩn, không chạy theo số lượng, khẩu hiệu phong trào, tránh tình trạng văn hóa bằng cấp kiểu hữu danh vô thực.

Theo Hoàng Văn Mạnh (2014) đề xuất giải pháp về phía Nhà nước cần tăng cường gửi giảng viên ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ, tạo ra môi trường bình đẳng trong NCKH, nghĩa là không có sự phân biệt theo bằng cấp, thâm niên, chức vụ mà lấy tiêu chí năng lực NCKH làm cơ sở để xét duyệt, đánh giá các đề tài NCKH, đặc biệt đẩy mạnh hợp tác quốc tế đồng thời hội nhập với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về NCKH, như yêu cầu công bố tạp chí quốc tế trong phong hàm GS, PGS Về phía các trường đại học cần được tự chủ nhiều hơn nữa, chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng; đa dạng hóa các nguồn lực từ bên ngoài bằng việc mở rộng hợp tác với doanh nghiệp, nước ngoài thông qua hoạt động NCKH Đặc biệt mở các lớp đào tạo nâng cao NCKH cho giảng viên theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Lê Xuân Tình (2014) giải pháp cho việc phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao ở ĐHQGHN cần xóa bỏ hành chính hóa việc quản lý NCKH; tăng chính sách đãi ngộ cho từng vị trí, chức danh NCKH.

Theo Võ Văn Nhị gợi ý các trường đại học có chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ NCKH đầu đàn, làm nòng cốt, nền tảng cho sự phát triển NCKH của nhà trường; từ đó lan tỏa, dẫn dắt các giảng viên khác; nên đưa tiêu chíNCKH vào tuyển dụng, không chỉ thuần túy về giảng dạy; có chính sách đãi ngộ tương xứng với người có thành tích cao trong NCKH, đãi ngộ ở đây không chỉ về vật chất mà còn là cơ hội học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, thăng tiến trong chuyên môn, quyền được tự do học thuật.

Phương pháp nghiên cứu

+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu và thông tin từ các phòng khoa liên quan đến đề tài như Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Quản lý đào tạo Bên cạnh đó, một số thông tin có liên quan sẽ được thu thập thông qua tham khảo các nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu tiến hành khảo sát đối tượng là giảng viên thuộc 8 Khoa của Trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh và một số ít chuyên viên thuộc Phòng/Trung tâm trong Trường Bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho đối tượng được khảo sát theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập dữ liệu sơ cấp. Tổng số phiếu phát ra là 152 phiếu, tổng số phiếu thu về là 139 phiếu Sau khi sàng lọc và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, số phiếu đưa vào phân tích là

120 phiếu Quy mô mẫu là 120 lớn hơn 5 lần số biến quan sát (21 quan sát) nên mẫu đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu (J.F.Hair & cộng sự, 1998). Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý và phân tích dữ liệu.

- Phương pháp phân tích : Các phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng bao gồm phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, mô hình hóa, đồ thị hóa, kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng.

Dự kiến những đóng góp mới của đề tài

- Về mặt lý luận: Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu khoa học ở các trường đại học.

- Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể được dùng làm luận cứ khoa học cho trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh đề ra các chính sách, giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.

Bố cục của đề tài

Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Đề tài có 03 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

Chương 2 Thực trạng nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

Chương 3 Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Các khái niệm liên quan

Theo Oxford University (1995), “nghiên cứu - Research” được tạo thành bởi từ gốc “search” và tiền tố “re” Về mặt từ vựng, “search” có nghĩa tìm kiếm, suy nghĩ cẩn thận để tìm ra câu trả lời cho một vấn đề; còn tiền tố ‘re”, theo Nguyễn Thành Yến (1997), được dùng để kết hợp động từ và danh từ có liên hệ với động từ đó tạo ra các danh từ và động từ mới Các từ mới này được tạo ra mô tả hoặc chỉ một hành động hay một quá trình được thực hiện hay xảy ra lần thứ hai, đôi khi theo một cách khác ví dụ resource – nguồn lực, review – xem xét lại.

Theo Vũ Xuân Thái (1999), “nghiên cứu” là từ Hán Việt gồm “nghiên” là tìm tòi đến cùng, “cứu” là xem xét, tìm biết; suy ra “nghiên cứu” là xem xét, tìm tòi đến cùng, tới hiểu biết sâu xa.

Căn cứ vào các giải nghĩa về “nghiên cứu” ở trên thì thấy định nghĩa của Hoàng Phê (2001) về nghiên cứu đã bao hàm được đầy đủ các nghĩa ở trên:

“Nghiên cứu là xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới như nghiên cứu chính sách, nghiên cứu tình hình”.

Theo www.en.wikipedia.org, “khoa học” là công việc sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm để gia tăng khối lượng tri thức bao gồm tri thức về con người, văn hóa, xã hội và dùng những tri thức này để tạo ra ứng dụng mới.

Theo Oxford University (1995), “khoa học - science” là sự nghiên cứu cấu trúc và hành vi của thế giới vật chất, tự nhiên và xã hội thông qua quan sát và thí nghiệm.

Theo Vũ Xuân Thái (1999), “khoa học” là từ Hán Việt gồm “khoa” là môn, ngành; “học” là thu thập, hiểu biết; suy ra “khoa học” là ngành nghiên cứu có hệ thống để tìm hiểu sự vật.

Theo Hoàng Phê (2001), “khoa học” là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực hiện chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.

Theo Luật Khoa học và công nghệ (2013), “khoa học” là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Vậy “khoa học” là khái niệm chỉ một ngành, một lĩnh vực được thực hiện một cách có hệ thống nhằm để tìm ra tri thức mới có tính quy luật, bản chất về các sự vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.

Theo Phạm Viết Vượng (2001), “nghiên cứu khoa học” là hoạt động có mục đích, có kế hoạch được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá bản chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào cải tạo thế giới

Theo Luật Khoa học và công nghệ (2013), “nghiên cứu khoa học” là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải phápnhằm ứng dụng vào thực tiễn.

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (2015), “nghiên cứu khoa học” là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học. Theo cách hiểu này thì có hai điều kiện để một hoạt động có thể xem là “nghiên cứu khoa học”: mục tiêu và phương pháp.

Nghiên cứu khoa học là khái niệm chỉ một hoạt động sáng tạo của nhà khoa học trong một ngành, một lĩnh vực được thực hiện dựa trên một hệ thống các phương pháp chặt chẽ, tin cậy và có mục đích nhằm tạo ra tri thức mới có tính quy luật, bản chất về các sự vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, xã hội và tư duy; những tri thức mới này được dùng để ứng dụng vào trong thực tiễn phục vụ lợi ích của con người nhằm cải tạo thế giới.

1.1.2 Giải pháp Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học

Theo Oxford University Press (1995), “đẩy mạnh - promote” là giúp thúc đẩy sự tiến triển của cái gì (to help the progress of sth).

Theo Hoàng Phê (2001), “đẩy mạnh” là một từ gồm “đẩy” là làm cho chuyển động theo một hướng nào đó bằng tác dụng của một lực ép thẳng tới;

“mạnh” là sức cơ bắp, sức khỏe

Suy ra, “đẩy mạnh” là khái niệm chỉ một hoạt động dùng sức lực của con người đẩy một vật gì đó lên phía trước để giúp cho sự tiến triển/ phát triển của vật đó diễn ra nhanh hơn như đẩy mạnh sản xuất, đẩy năng suất lên cao.

Căn cứ vào khái niệm “đẩy mạnh’ và “nghiên cứu khoa học” ở trên, suy ra “đẩy mạnh nghiên cứu khoa học” là khái niệm chỉ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh sự tiến triển/ phát triển hoạt động sáng tạo của nhà khoa học trong một ngành, một lĩnh vực được thực hiện dựa trên một hệ thống các phương pháp chặt chẽ, tin cậy và có mục đích nhằm tạo ra tri thức mới có tính quy luật, bản chất về các sự vật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, xã hội và tư duy; những tri thức mới này được dùng để ứng dụng vào trong thực tiễn phục vụ lợi ích của con người nhằm cải tạo thế giới.

Phân loại và vai trò nghiên cứu khoa học trong các trường đại học

1.2.1 Phân loại nghiên cứu khoa học

1.2.1.1 Căn cứ vào chức năng của nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu mô tả là những công trình nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra một hệ thống tri thức để nhận dạng sự vật; qua đó có thể giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ được bản chất của sự vật.

Trong nghiên cứu mô tả, có thể có những dạng mô tả khác nhau như mô tả thực trạng, mô tả lịch sử, mô tả các xu hướng vận động, mô tả định tính, mô tả định lượng đối với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu.

- Nghiên cứu giải thích là nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân của các sự kiện, hiện tượng bên ngoài của sự việc, hiện tượng mà các nhà nghiên cứu quan sát được, nhằm tìm hiểu bản chất của sự vật Nghiên cứu giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc, giải thích các mặt, các trạng thái, giải thích cấu trúc, giải thích quan hệ, giải thích quy luật chung…

- Nghiên cứu sáng tạo là nghiên cứu phát hiện những sự vật, hiện tượng mới, một cấu trúc thuộc tính mới, một dạng tồn tại mới của sự vật, hiện tượng đã được phát hiện… Trong nghiên cứu sáng tạo có thể có các nghiên cứu chủ yếu nhằm dự báo trạng thái, xu thế vận động của sự vật trong tương lai.

Sự phân chia hoạt động nghiên cứu khoa học thành các loại hình dựa vào chức năng của nghiên cứu khoa học mang tính tương đối và có tính chất ước lệ.Thường thì một công trình khoa học có thể tồn tại nhiều loại hình nghiên cứu này bởi lẽ công trình đó không chỉ thực hiện đơn thuần một chức năng nào đó trong số các chức năng kể trên.

1.2.1.2 Căn cứ vào mục tiêu và trình tự nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

- Nghiên cứu phát triển là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu (Luật Khoa học và công nghệ 2013).

1.2.2 Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với các trường đại học

1.2.2.1 Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao trình độ giảng viên đại học Đối với giảng viên tại trường đại học, công tácgiảng dạy luôn được coi trọng, là điều kiện cần và đủ đốivới một giảng viên Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nửayêu cầu của hoạt động chuyên môn của người giảngviên tại trường đại học Vì vậy, việc NCKH lâu nay luônđược các trường đề cao, chú trọng, đặt ra như mộtnhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên và là một tiêu chuẩnquan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng toàn diện của giảng viên (Trần Mai Ước, 2013) Đây cũng là lí do tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 47/2014/TT- BGDĐT quy định mỗi năm, giảng viên phải dành 1/3 thời gian vào hoạt động nghiên cứu khoa học Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan (Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT)

Tham gia hoạt động NCKH góp phần nâng cao trình độ của giảng viên vì nghiên cứu khoa học mang lại cho giảng viên những lợi ích cơ bản sau:

- NCKH giúp giảng viên có điều kiện đào sâuhơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn màmình đang trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức chưa chuẩn xác trongbài giảng của mình Người giảng viên tham gia NCKH một mặt vừa củng cố lại kiến thức chuyên môn củamình mặt khác vừa có điều kiện mở rộng, hiểu biếtnhiều hơn những kiến thức từ các chuyên ngành khác.

- NCKH sẽ góp phần pháttriển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độclập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thứckhoa học của giảng viên Đồng thời hình thành ởgiảng viên những phẩm chất của nhà nghiên cứu

- NCKH cũng đồngthời là quá trình giúp giảng viên tự “update” thôngtin, kiến thức một cách thực sự hiệu quả Hơn nữa,NCKH giúp cho giảng viên “ngộ” thêm lượng kiếnthức mới từ những nguồn khác nhau để đánh giá vàhoàn thiện lại những kiến thức của chính bản thânmình

- NCKH sẽ tăng thêm sựhiểu biết về ngành nghề, góp phần hình thành và bồidưỡng tình cảm nghề nghiệp cho giảng viên Thiếtnghĩ, đây là điều cần thiết và quan trọng trong quátrình giảng dạy và hoạt động chuyên môn của giảngviên. Điều này sẽ giúp giảng viên có thể hòa nhập tốthơn, chủ động hơn trong công việc của mình

- NCKH là cơ hội tốt đểgiảng viên có môi trường, cơ hội bồi dưỡng năng lựcNCKH Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổimới nội dung, phương pháp giảng dạy Điều này sẽgóp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- NCKH nếu đạt kết quả tốt, sẽ là yếu tốquan trọng góp phần nâng cao vị thế và uy tín củachính bản thân giảng viên, đồng thời khẳng định vịthế và uy tín của trường với xã hội Vì một trongnhững tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đóchính là mảng NCKH của giảng viên, công nhân viênchức của trường

Nội dung, hình thức và sản phẩm NCKH ở các trường đại học

1.3.1 Nội dung nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

Nội dung NCKH ở các trường đại học tập trung vào các lĩnh vực đào tạo của trường nhằm đáp nhu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường đồng thời đứng nhu cầu xã hội ở một số lĩnh vực nhằm thực hiện chức năng phục vụ xã hội của một trường đại học Dưới đây là một số nội dung cơ bản:

- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai những vấn đề trong lĩnh vực khoa học giáo dục đào tạo phục vụ cho việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, tổ chức tự học cho sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các trường đại học.

- Biên soạn, bổ sung, đổi mới giáo trình, các tài liệu giảng dạy – học tập, tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy và học tập trong các trường đại học.

- Nghiên cứu trong lĩnh vực ngành, khối ngành đào tạo hoặc chuyên môn đào tạo của cán bộ, giảng viên trong các trường đại học để nâng cao trình độ của cán bộ, giảng viên.

- Nghiên cứu triển khai ứng dụng những thành tựu KH&CN, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, miền và đất nước.

- Thực hiện các hoạt động về thông tin khoa học, tổ chức hội nghị hội thảo khoa học, xuất bản ấn phẩm công bố chuyên đề khoa học, thực hiện dịch vụ KH&CN.

1.3.2 Hình thức thực hiện NCKH ở các trường đại học

Nội dung NCKH ở trên được thể hiện dưới các hình thức phổ biến sau:

- Tham gia thực hiện đề tài NCKH các cấp: Cấp Nhà nước; Cấp Bộ, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Cấp cơ sở theo quy định của pháp luật về phân cấp đề tài NCKH.

- Tham gia thiết kế, xây dựng, biên soạn, chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo; giáo trình tài liệu phục vụ giảng dạy – học tập: Chương trình đào tạo; Đề cương chi tiết cho môn học; Giáo trình môn học; Sách chuyên khảo; Tài liệu tham khảo, Bộ câu hỏi - bài tập môn học, Biên dịch tài liệu.

- Viết bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Viết bài tham luận, báo cáo chuyên đề khoa học tại các hội thảo khoa học các cấp ở trong và ngoài nước; các buổi sinh hoạt khoa học của Khoa, Semina tại các Bộ môn theo chủ để và kế hoạch đã được nhà trường phê duyệt.

- Tham gia các Hội đồng khoa học:

+ Hội đồng nghiệm thu các đề tài NCKHCN các cấp Nhà nước, cấp bộ/tỉnh, cấp cơ sở.

+ Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường, hội đồng tư vấn về hoạt động NCKHCN.

- Chủ tọa điều hành, thư ký hội thảo, tọa đàm thông tin khoa học.

- Biên tập, phản biện bài viết, xuất bản ấn phẩm công bố công trình nghiên cứu trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước, các hội nghị, hội thảo khoa học.

- Tổ chức, hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tham gia NCKH, chuyên đề luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

- Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN.

1.3.3 Sản phẩm nghiên cứu khoa học ở các trường đại học

Sản phẩm NCKH ở các trường đại học thường tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo của trường trước hết tạo ra các sản phẩm phục vụ quá trình đào tọa của trường như sách giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy – học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường theo từng giai đoạn nhất định Dưới đây là các sản phẩm chính bao gồm:

- Sách chuyên khảo là kết quả nghiên cứu chuyên sâu và tương đối toàn diện về một vấn đề khoa học chuyên ngành, được cơ sở giáo dục đại học(GDĐH) sử dụng để đào tạo từ trình độ đại học trở lên.

- Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với chương trình GDĐH, được thủ trưởng cơ sở GDĐH duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt được.

- Sách tham khảo là sách được cơ sở GDĐH dùng làm sách tham khảo cho giảng viên và người học, có nội dung phù hợp với chương trình GDĐ.

- Sách hướng dẫn là sách được cơ sở GDĐH dùng làm tài liệu hướng dẫn người học vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn; tài liệu hướng dẫn thực tập môn học, tài liệu thực tập theo giáo trình Bộ câu hỏi và bài tập thuộc sách hướng dẫn.

- Đề tài được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.

- Đề án là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án;

Tiêu chí đánh giáNCKH ở các trường đại học

Nghiên cứu khoa học ở các trường đại học gồm hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH Trong phạm vi của đề tài, nhóm nghiên cứu đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH là chủ yếu Bộ tiêu chí bao gồm chất lượng(quality), năng suất (productivity), tính phù hợp (relevance), khả năng phát triển(viability) và một số tiêu chí khác.

1.4.1 Tiêu chí về chất lượng khoa học (quality)

1.4.1.1.Đối với các bài tạp chí quốc tế

Một là, các bài tạp chí quốc tế thuộc danh sách đăng ký trong hệ thống ISSN, ISI, SCI, SCIE và Scopus

(i) Mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN - International Standard Serial Number) được cấp cho các xuất bản phẩm dạng giấy và điện tử, như: tạp chí định kỳ; tạp chí chuyên khảo; báo; bản tin; ấn phẩm thông tin; niên giám; báo cáo thường niên; kỷ yếu hội nghị, hội thảo; phụ trương, phụ bản của các xuất bản phẩm nhiều kỳ, v.v nhằm đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất bản phẩm trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế Các xuất bản phẩm nói trên khi được cấp ISSN có thể coi là đã có “thẻ căn cước” trong “làng” thông tin toàn cầu.

Từ ngày 11/3/2005, Việt Nam chính thức được UNESCO chấp nhận là quốc gia thành viên của Mạng lưới ISSN quốc tế Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được chỉ định là Trung tâm ISSN quốc gia của Việt Nam, trực tiếp tổ chức và thực hiện việc đăng ký và cấp Mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện Trung tâm ISSN Việt Nam đã triển khai việc đăng ký và cấp ISSN (http://www.vista.gov.vn).

Thêm vào đó, hiện nay có mã số chuẩn quốc tế ISBN (International Standard Book Number) Đây là mã số chuẩn quốc tế để xác định một quyển sách Trên thế giới, khái niệm và việc đăng ký mã số ISBN cho sách được bắt đầu từ những năm 1966-1970 và đã trở thành thông lệ, còn ở ta mới từ năm

2007 Đến nay rất ít sách của Việt Nam xuất bản có đăng ký mã số ISBN (http://vsl.vnu.edu.vn).

(ii) Viện Thông tin Khoa học có tên tiếng Anh là Institute for Scientific Information – viết tắt là ISI, thuộc Hoa Kỳ ISI đã xét chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới một cách khắt khe và kỹ lưỡng để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ Sự lựa chọn này được thừa nhận và sử dụng rộng rãi khi bàn luận về chất lượng khoa học của các công trình nghiên cứu Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế thường sử dụng thống kê của ISI trong quản lý và hoạch định các chính sách khoa học, kỹ thuật Các thống kê và đánh giá về khoa học, công nghệ và kỹ thuật nếu không theo ISI thì bị lệch so với thống kê quốc tế.

ISI lúc đầu (năm 1960) chỉ bao gồm tập hợp SCI (Science Citation Index) với khoảng 4.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ có chất lượng cao và truyền thống lâu đời nhất trên thế giới Về sau SCI mở rộng thành tập hợp SCIE (Science Citation Index Expanded) với khoảng 7.000 tạp chí khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ xuất bản từ năm 1900 đến nay ISI còn bao gồm tập hợp SSCI (Social Science Citation Index) với hơn 2.000 tạp chí xuất bản từ năm 1956 đến nay và A&HCI (Arts & Humanities Citation Index) với hơn 1.200 tạp chí xuất bản từ năm 1975 đến nay Như vậy, ISI là tập hợp bao hàm cả SCI, SCIE, SSCI và A&HCI với tổng cộng khoảng 10.000 tạp chí khoa học có chất lượng cao, trong tổng số hàng trăm nghìn tạp chí "thượng vàng hạ cám" trên thế giới.

(iii) Scopus là cơ sở dữ liệu được xây dựng từ tháng 11 năm 2004 của Elsevier (Hà Lan) Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng được lựa chọn nghiêm ngặt Số lượng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi số lượng nằm trong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng 70% số lượng tạp chí của ISI Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các bài báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây Cách đánh giá chất lượng các tạp chí của Scopus cũng dựa vào chỉ số ảnh hưởng IF, nhưng trang web của Scopus http://www.scopus.com) rất tiện ích khi sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học của các cá nhân và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, (http://vsl.vnu.edu.vn).

Hai là, sử dụng chỉ số trích dẫn (citation index)

Một công trình khoa học có giá trị hay có chất lượng thường được trích dẫn Trong một nghiên cứu về lí do trích dẫn, các nhà khoa học trình bày những lí do sau đây : (a) ghi nhận công trạng của tác giả; (b) kính trọng tác giả; (c) phương pháp liên quan ; (d) bài báo cung cấp thông tin nền có ích; (e) trích dẫn để phê bình hay phản nghiệm; và (f) trích dẫn để làm cơ sở cho các phát biểu trong bài báo Do đó, ngoài số lượng ấn phẩm khoa học, tần số trích dẫn là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học.

Chỉ số trích dẫn cũng rất khác biệt giữa các bộ môn khoa học, nhưng tính trung bình chỉ có trên dưới 1% bài báo khoa học được trích dẫn hơn 6 lần trong vòng 5 năm Do đó, có đề nghị là một bài báo được trích dẫn một cách độc lập (tức không phải chính tác giả tự trích dẫn) hơn 5 lần được xem là "có ảnh hưởng" Những công trình có ảnh hưởng lớn thường có số lần trích dẫn 100 lần trở lên Một nghiên cứu trong thập niên 1970 về tần số trích dẫn các nghiên cứu công bố trước khi các nhà khoa học được trao giải Nobel cho thấy tính trung bình, số lần trích dẫn là 62 (so với tần số trung bình của tất cả các nhà khoa học là 6 lần) Cần nói thêm rằng theo phân tích của Viện ISI, trong tất cả các bài báo khoa học công bố trên thế giới, có khoảng 55% không bao giờ được ai (kể cả chính tác giả) trích dẫn hay tham khảo sau 5 năm công bố Trong các ngành như kĩ thuật (engineering), tần số không trích dẫn lên đến 70%

Theo một kết quả nghiên cứu của Phạm Hiệp và Huỳnh Hữu Hiền thì khi nghiên cứu chỉ số trích dẫn của các bài báo quốc tế của một số trường đại học Việt Nam đã cho thấy trường có chỉ số trích dẫn trung bình cao nhất là Trường Đại học Tôn Đức Thắng, với mỗi công trình của Trường được trích dẫn 5.38 lần trong 5 năm Theo sau là hai Đại học Quốc gia (Hà Nội và TPHCM), với chỉ số trích dẫn trung bình là 3.64 lần, và Đại học Cần Thơ (3.46) Các đại học hoặc viện có tốc độ trích dẫn từ 2 đến 3 là Đại học Quốc tế, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ (VAST), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TPHCM, và Đại học Nha Trang [http://laodong.com.vn]

Ba là, sử dụng chỉ số ảnh hưởng (impact factor) Đánh giá chất lượng một công trình khoa học hay một bài báo khoa học không phải là việc làm đơn giản vì nó đòi hỏi thời gian và phương pháp đánh giá Một công trình nghiên cứu cơ bản sau khi công bố có khi phải chờ đến 20 năm hay lâu hơn mới có khả năng ứng dụng, hay được cộng đồng khoa học chấp nhận Tuy nhiên, đối với các hội đồng khoa bảng, họ không có thì giở phải chờ đến 20 năm sau để đánh giá một nhà khoa học; họ cần những chỉ số ngắn hạn nhưng đáng tin cậy để làm “thước đo” chất lượng nghiên cứu của một nhà khoa học.

Một trong những thước đo phổ biến hiện nay là hệ số ảnh hưởng hay impact factor (IF) Hệ số này được phát triển từ thập niên 1950 để đánh giá chất lượng tập san khoa học ở Mĩ, và ngày nay được sử dụng trên toàn thế giới Theo định nghĩa của Eugene Garfiled (người phát triển chỉ số IF), IF là tần số trích dẫn trung bình của những bài báo khoa học sau khi đã công bố trong vòng 2 năm Cố nhiên, IF chỉ tính cho những tập san được liệt kê trong danh bạ ISI hay Journal Citation Report của ISI Chỉ số IF được tính dựa vào số liệu trong 3 năm Chẳng hạn như IF của năm 2005 của một tập san được tính như sau: IF A/B, trong đó A là số lần trích dẫn trong năm 2005 của những bài báo đã công bố trong thời gian 2003-2004, và B là số bài báo đã công bố trong thời gian 2003-2004 Ví dụ: trong 2 năm 2003 và 2004 tập san y khoa Lancet công bố 450 bài báo khoa học, và trong năm 2005 có 10.500 bài báo khác trích dẫn 450 bài báo đó, thì hệ số IF = 10.500 / 450 = 23.3 Mỗi năm ISI đánh giá cho khoảng 7.500 tập san trên thế giới Hiện nay, IF của các tập san dao động từ 0.02 đến 69.

Bốn là, sử dụng chỉ số Hirsch (H index)

Năm 2005, nhà vật lí học Jorge Hirsch (Đại học California San Diego) thực hiện một phân tích về xu hướng công bố bài báo khoa học và tần số trích dẫn, và qua kết quả phân tích, ông đề nghị một chỉ số mà ông lấy tên là H index (H có lẽ là viết tắt họ của ông) Ngay từ khi chỉ số H ra đời, có nhiều người tán thành và lấy đó làm thước đo thành tựu và ảnh hưởng của một nhà khoa học. Ngày nay, các tập san khoa học danh tiếng như Nature, Science, Cell, PNAS, v.v… và các cơ quan quản lí khoa học ở Âu châu, Mĩ châu, Úc châu đều sử dụng chỉ số H để làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ, và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu.

Chỉ số H được tính toán dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn.Mục tiêu của chỉ số H là đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học Chỉ số H được định nghĩa như sau: Chỉ số H của một nhà khoa học là H công trình trong số N công trình của nhà khoa học đó được trích dẫn ít nhất là H lần, và (N – H) được trích dẫn dưới H lần Ví dụ, nếu một nhà khoa học có chỉ số H = 20 có nghĩa là nhà khoa học này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần Một giáo sư (professor) ở đại học có tiếng ở Mĩ thường có chỉ số H khoảng 20

Chỉ số H qua cách tính như mô tả có 2 vế : năng suất và ảnh hưởng của nhà khoa học Tuy được phát triển để đánh giá năng lực một cá nhân, nhưng ngày nay, chỉ số H được sử dụng để đánh giá một nhóm nhà khoa học, phân khoa trong đại học, thậm chí đánh giá năng lực khoa học của một quốc gia. Ngay cả Viện thông tin khoa học (ISI Thomson) cũng sử dụng chỉ số H trong báo cáo của họ. Đôi khi chỉ số trích dẫn và chỉ số H không có tỷ lệ thuận với nhau Chẳng hạn, cùng kết quả nghiên cứu của Phạm Hiệp và Huỳnh Hữu Hiền chỉ ra rằng trong thời gian 2011-2015, chỉ số trích dẫn của Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ (VAST) rất thấp và công nhiều bài báo khoa học nhất (gần 1600 bài), tức gần gấp 10 lần số bài của Đại học Tôn Đức Thắng, nhưng chỉ số H của VAST chỉ 19 (tức có 19 bài với mỗi bài được trích dẫn ít nhất là 19 lần), cao hơn chỉ số

Yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu khoa học

Thời gian gần đây vấn đề tuổi tác và giới tính được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trở thành đề tài khoa học được bàn luận nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học Một thực tế là nhiều nhà khoa học trẻ không tìm được người ủng hộ, tin tưởng vào những ý tưởng, công trình nghiên cứu của họ Thậm chí, tại nhiều đơn vị, các lãnh đạo dường như đang “thiếu niềm tin” vào nhà khoa học trẻ, không giao nhiệm vụ, hoặc chỉ để họ là người

“giúp việc” Có ý kiến cho rằng, nhiều nhà khoa học trẻ có bằng cấp nhưng chưa đủ trình độ để làm chủ các chương trình, đề tài lớn cấp nhà nước, bộ, ngành Đề cập vấn đề này, TS Phạm Phương Chi (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết, các nhà khoa học trẻ, nhất là các nhà khoa học nữ chưa được nhìn nhận, đánh giá công tâm thông qua thành tích nghiên cứu, kết quả đào tạo và tự đào tạo của họ

Tại nhiều đơn vị vẫn có sự nhìn nhận, đánh giá để giao nhiệm vụ dựa theo định kiến về tuổi tác, giới tính, năm kinh nghiệm chứ không hề đánh giá bằng năng lực chuyên môn Do đó, các nhà khoa học trẻ hầu như chỉ được giao thực hiện các đề tài cấp cơ sở Một nhà khoa học trẻ cho biết, việc được giao thực hiện các đề tài cấp bộ không phải là cơ hội dành cho tất cả mọi người Tại nhiều đơn vị vẫn có tình trạng “phân bổ” đề tài Việc được nộp hồ sơ và được xét duyệt phụ thuộc các yếu tố ngoài nghiên cứu như tuổi, thâm niên, chức vụ và các quan hệ xã hội của người làm nghiên cứu(www.nhandan.com.vn)

Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm chế độ, chính sách đãi ngộ và trọng dụng về lương, thu nhập, thăng tiến; môi trường làm việc Thậm chí những vấn đề này trở nên “nhàm chán”, thành điệp khúc “biết rồi khổ lắm nói mãi” mỗi khi bàn luận về yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu khoa học

Với điều kiện còn khó khăn như hiện nay, hầu hết các đơn vị chưa tạo được điều kiện làm việc tốt nhất cho những người làm khoa học Đây cũng là nguyên nhân chính của hiện tượng “chảy máu chất xám” Nhiều nhà khoa học dù muốn cống hiến cho đất nước, nhưng do cơ chế đãi ngộ, tiền lương thấp cho nên buộc phải đi làm thuê với những công việc không liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ, hoặc ra nước ngoài làm việc.

Từ thực tế đó, ngày 12-5-2014, Chính phủ ban hành Nghị định số40/2014/NĐ-CP về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ Qua đó, đã có các quy định cụ thể về môi trường làm việc, cơ chế hỗ trợ từ các quỹ, đơn vị, xét tuyển, nâng lương vượt bậc; chính sách trọng dụng nhân tài, giải quyết các vướng mắc về lương, thuê đất, mua sắm thiết bị, mời chuyên gia… Các nhà khoa học trẻ tài năng cũng được hưởng nhiều cơ chế đãi ngộ, được xét tuyển đặc cách, hưởng hệ số lương 5,08 (tương đương bậc 3/8 ngạch chuyên viên chính), ưu tiên tham gia các chương trình nghiên cứu, đào tạo, thực tập tại nước ngoài… Tất cả những đãi ngộ nói trên nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà khoa học có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ Nhiều nhà khoa học cho biết, những cơ chế, chính sách hỗ trợ nêu trong Nghị định 40 có thể coi là phù hợp trong điều kiện, hoàn cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đơn vị còn chưa áp dụng các chế độ, chính sách đãi ngộ theo đúng các quy định tại Nghị định 40 TS Phạm Phương Chi cho biết, tại Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), các nhà khoa học trẻ dù có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, có các công trình khoa học xuất bản và báo cáo trong và ngoài nước thì vẫn phải hưởng lương theo định mức, hệ số của Nhà nước Có tiến sĩ chỉ hưởng mức lương khoảng ba triệu đồng, khó có thể để họ chuyên tâm nghiên cứu Còn tại nhiều tổ chức khoa học và công nghệ, những chính sách trọng dụng nói trên vẫn chưa được triển khai rộng, chưa tạo một môi trường thật sự thông thoáng khuyến khích hoạt động nghiên cứu sáng tạo Chế độ đãi ngộ, tôn vinh các nhà khoa học chưa tương xứng với chất xám mà họ bỏ ra cho các công trình nghiên cứu

PGS, TS Nguyễn Đức Toàn (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định, vẫn chưa có các cơ chế, chính sách, hướng dẫn rõ ràng để các nhà khoa học có thể tăng thu nhập, thay đổi môi trường, tư duy làm việc Giới khoa học đang rất thiếu phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu, các trang, thiết bị hiện đại… Ngoài ra, việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho các nhà khoa học từ các quỹ còn rườm rà về thủ tục, nhiều chính sách tài chính gây khó khăn, rắc rối làm việc nghiên cứu càng khó khăn Để thu hút, phát huy năng lực cống hiến của đội ngũ các nhà khoa học,cần nhanh chóng yêu cầu các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học áp dụng ngay Nghị định 40 tại đơn vị Đây là việc làm thiết thực để tạo niềm tin khích lệ các nhà khoa học yên tâm công tác (http://www.nhandan.com.vn).

Nội dung và biện pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại các trường đại học

1.6.1 Nội dung đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại các trường đại học

Số lượng được thể hiện dưới hai khía cạnh Một là, gia tăng số lượng các công trình nghiên cứu so với số lượng cán bộ, giảng viên trong trường Hai là, đảm bảo số lượng giờ nghiên cứu khoa học của mỗi giảng viên theo quy định trong mỗi năm học Thực tế tỷ lệ giảng viên đại học tham gia trực tiếp vào nghiên cứu khoa học còn khá khiêm tốn Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm

2010 chỉ 28,4% giảng viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Tỷ lệ giảng viên là chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước chủ yếu tập trung vào đội ngũ giảng viên trên 45 tuổi Do số lượng công trình nghiên cứu hạn chế nên ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học hàng năm vẫn không sử dụng hết Năm 2007, Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn lại cho ngân sách Nhà nước 125 tỉ đồng vì không phân phối hết cho các đề án nghiên cứu; năm 2006, con số được hoàn trả lên đến 321 tỉ đồng (www.dantri.com.vn).

Chất lượng các công trình nghiên cứu được thể hiện trong việc hòa nhập dần theo tiêu chuẩn quốc tế, nghĩa là các công trình nghiên cứu nên có sản phẩm khoa học được công bố trên các tập san khoa học quốc tế có uy tín, nhất là trong danh mục của ISI, Scopus hay ISSN Thông qua việc công bố trên các tập san khoa học quốc tế góp phần nâng cao vị thế khoa học của Việt Nam trong cộng đồng khoa học quốc tế Đây là cách tốt nhất rút ngắn khoảng cách khoa trong nước với thế giới đồng thời là một kênh trực tiếp để giới khoa bảng Việt Nam trao đổi khoa học với giới khoa học thế giới Trên cơ sở đó, xếp hạng khoa học của Việt Nam sẽ được nâng lên Bởi chỉ có công bố khoa học quốc tế mới giúpViệt Nam cải thiện bảng xếp hạng đại học so với các trường đại học khác trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh việc công bố khoa học trên các tập san khoa học quốc tế thì giới khoa bảng, hay giảng viên đại học Việt Nam cũng gia tăng các công trình, đề tài khoa học theo chuẩn quy định của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước trong Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư Nghĩa là chỉ các công trình thuộc diện xét duyệt của HĐCDGSNN thì công trình mới có giá trị khoa học để tính điểm cho việc phong GS và PGS.

1.6.2 Biện pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại các trường đại học 1.6.2.1 Biện pháp tuyển dụng

Theo Điều 54 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 thì trình độ chuẩn của giảng viên đại học là từ thạc sỹ trở lên và Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên Do vậy, các trường đại học nên có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng cho những ứng viên có trình độ cao từ thạc sỹ, tiến sỹ, đặc biệt những người được đào tạo ở những nước tiên tiến Đây là cách làm phù hợp để vừa nâng cao chất lượng giảng viên vừa đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học mà không cần phải mất thêm thời gian, kinh phí cho đào tạo nâng cao trình độ nếu như tuyển từ trình độ cử nhân, kỹ sư.

Ngoài việc ưu tiên về trình độ thì các trường đại học nên bổ sung tiêu chí về năng lực nghiên cứu khoa học trong việc đánh giá tuyển dụng Hiện nay khi tuyển dụng giảng viên đại học mới chỉ hướng đến năng lực giảng dạy là chủ yếu mà chưa quan tâm đúng mức đến năng lực nghiên cứu khoa học Thực tế một giảng viên dạy giỏi chưa chắc đã nghiên cứu giỏi; ngược lại một giảng viên nghiên cứu giỏi rất dễ trở thành giảng viên dạy giỏi

1.6.2.2 Biện pháp đánh giá thực hiện công việc

- Đánh giá thực hiện công việc: Là sự đánh giá có hệ thống và chính thức về tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.

Theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, thì nội dung đánh giá và phân loại cán bộ căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; nội dung đánh giá và phân loại công chức căn cứ vào Khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; nội dung đánh giá và phân loại viên chức căn cứ vào Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Viên chức năm 2010.

Kết quả đánh giá này là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức được sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 và Khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được sử dụng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức năm 2010 (Nghị định số 56/2015/NĐ- CP).

Tuy nhiên, bên cạnh các tiêu chí chung theo quy định của pháp luật nhà nước thì trong việc đánh giá công việc của cán bộ giảng viên đại học nên nhấn mạnh đến tiêu chí nghiên cứu khoa học làm thước đo mạnh mẽ hơn các tiêu chí khác; có như vậy nghiên cứu khoa học mới thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho các giảng viên khác nghiên cứu Đây là một biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.

1.6.2.3 Biện pháp bồi dưỡng và đào tạo

Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ đi cùng với nhiệm vụ giảng day ở các trường đại học Giữa hai nhiệm vụ này có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học có tính đặc thù riêng mà không phải giảng viên nào cũng thực hiện được Thực tế nghiên cứu khoa học ở các trường đại học “ảm đạm’, thiếu “sinh khí” hiện nay là một phần do các giảng viên thiếu tư duy, phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học Những yếu tố này làm hạn chế việc nghiên cứu khoa học của giảng viên Do vậy, các trường đại học cần có mở các lớp, khóa bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn cho cán bộ, giảng viên trong trường cập nhật các phương pháp, thông tin mới để nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học Đặc biệt, là việc mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm từ các trường địa học uy tín về giảng dạy, trao đổi, chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học Bằng cách này các cán bộ giảng viên được trang bị đầy đủ hơn những hành trang cần thiết phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học.

1.6.2.4 Biện pháp tạo động lực làm việc

Khái niệm Động lực Động lực được hiểu là sự khát khao tự nguyện của người lao động nhằm khơi dậy và hướng hành động vào việc đạt được mục tiêu mong đợi, tăng cường nỗ lực trong công việc để đạt được những mục tiêu của cá nhân và mục tiêu chung của tổ chức (Trần Thị Hồng Vân, 2012).

- Biện pháp khuyến khích bằng vật chất bao gồm tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi

Mục đích cuối cùng của người lao động là nhằm đảm bảo cuộc sống vật chất đẩy đủ Đây là nhu cầu thiết yếu của con người Nếu thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhà ở thì người lao động khó có thể tập trung tinh thần, sức lực, trí tuệ vào công việc cũng như các vấn đề khác: “Có thực mới vực được đạo” Để đảm bảo đủ sống về vật chất thì người lao động không có cái gì khác ngoài tiền lương,tiền công lao động Đây là nguồn thu nhập chủ yếu và chính đáng của họ Nguồn thu nhập này giúp họ thỏa mãn những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày Do vậy, để khuyến khích người lao động làm việc hăng say, tích cực, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao thì người sử dụng lao động không những đảm bảo tiền lương ổn định mà còn phải tăng dần lên để giúp họ yên tâm vào công việc,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, nghĩa là họ có thể sống bằng tiền lương của mình mà không phải làm thêm để kiếm sống Có như vậy họ mới tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, đam mê nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc Việc tăng lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức cũng là một cách động viên kịp thời cho những người có thành tích xuất sắc trong công việc.

Bên cạnh tiền lương, thì người sử dụng lao động cần sử dụng các công cụ khác để kích thích họ hăng say làm việc là tiền thưởng, phúc lợi xã hội Yếu tố này vừa để gia tăng thu nhập cho người lao động vừa tạo thêm động lực cho họ làm việc tích cực hơn Thực tế khi lương bằng nhau thì người lao động hay các tổ chức lại cạnh tranh nhau bằng tiền thưởng, phúc lợi xã hội như tham quan nghỉ mát, chăm sóc y tế…

- Biện pháp khuyến khích, động viên tinh thần như thăng tiến, khen thưởng và kỷ luật

Ngoài biện pháp đãi ngộ về vật chất bằng tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi thì người sử dụng lao động cần áp dụng các biện pháp tinh thần Theo Maslow nhu cầu về vật chất chỉ là tầng nấc thấp trong các nấc thang nhu cầu, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người; nhu cầu cứ tăng dần theo cấp độ cao hơn cùng với sự phát triển của loài người Biện pháp tinh thần chính là đáp ứng nhu cầu đó của con người, cụ thể là nhu cầu cấp thứ tư, thứ năm: Nhu cầu được qúy trọng, kính mến; nhu cầu được thể hiện Triển khai biện pháp này bằng việc tạo ra cơ hội thăng tiến, khen thưởng, vinh danh, ghi nhận thành tích, công lao đóng góp mà người lao động tận tâm cống hiến, tận tụy làm việc, mang lại lợi ích cho đơn vị, tổ chức Nếu những biện pháp tinh thần này không được thực hiện đúng người, đúng việc, đúng lúc thì vô hình chung làm nhụt ý chí phấn đấu, cống hiến của người lao động Đặc biệt, đối với giới trí thức, kẻ sỹ thì những biện pháp tinh thần này ở một mức độ nào đó còn quan trọng hơn đãi ngộ về vật chất. Không vì thế người ta nói: “Kẻ sỹ chết vì người tri kỷ” Khi nhu cầu tinh thần được thỏa mãn thì họ không ngần ngại dấn thân, lập thân, hiến thân, xả thân cho công việc.

Chính sách nghiên cứu khoa học của một số trường đại học và bài học

1.7.1 Chính sách nghiên cứu khoa học của một số trường đại học

1.7.1.1 Trường Đại học Hoa Sen

Theo quyết định số 1277/QĐ-HS của trường Đại học Hoa Sen về nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, nhằm khuyến khích giảng viên thựchiện hoạt động nghiên cứu khoa học, nhà trường thực hiện cách tính quy đổi số giờnghiên cứu sang số giờ giảng dạy, tùy theo quy mô của đề tài.Tuy nhiên, trong qui định không nêu rõ định mức số giờ qui đổi cụ thể đối vớitừng công việc nghiên cứu khoa học cụ thể, mà việc tính quy đổi này lại dựa trên đềxuất của nhà nghiên cứu (tác giả công trình), ý kiến của phản biện, và sự chấp thuậncủa Hội đồng khoa học Khoa thuộc trường.

Bên cạnh đó, số tiết giảng được hưởng do việc tham gia nghiên cứu khoa học bịgiới hạn lại, cụ thể là số tiết giảng dạy được miễn giảm trong một năm cho hoạt độngnghiên cứu khoa học của mỗi giảng viên không vượt quá 40% tổng số giờ nghĩa vụtrong năm học.Ngoài ra, nhà trường khuyến khích giảng viên đăng ký khối lượng nghiên cứukhoa họ ngay khi lập kế hoạch đầu năm học để tạo thuận lợi cho việc xét kế hoạch vàđánh giá của lãnh đạo khoa/bộ môn Những trường hợp đặc biệt có nhu cầu miễn giảm nhiều hơn 40% tổng số giờnghĩa vụ thì giảng viên cần lập tờ trình về kế hoạch nghiên cứu để hội đồng khoa họckhoa xem xét.

Về chính sách thu nhập theo Điều 12: Thu nhập từ hoạt động tham gia nghiêncứu ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị ngoài trường, cụ thể như sau:

(i) Theo hợp đồng nghiên cứu giữa Trường Đại học Hoa Sen và cơ quan quản lý và cấp kinh phí nghiên cứu, khoản kinh phí này được chuyển trực tiếp về tài khoản củanhà trường.

(ii) Về việc sử dụng kinh phí, giảng viên có thể chọn một trong hai phương án sau:

Thứ nhất, đề tài đóng góp cho Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học của nhà trường 5% tổng kinh phí được chuyển về trường Chủ nhiệm đề tài lập kế hoạch phân bổ kinh phí để Ban giám hiệu duyệt Trong phương án này, giảng viên được nhận toàn bộ thù lao và có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập

Thứ hai, giảng viên đề nghị miễn giảm một số giờ giảng nghĩa vụ để tập trung nghiên cứu đề tài Mức miễn giảm tối đa không vượt quá 40% tổng số giờ nghĩa vụ trong một năm học Giảng viên đóng góp lại cho Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học số tiền tương ứng với số giờ miễn giảm, trích từ thù lao được nhận từ đề tài/dự án Tuy nhiên, số đóng góp này không vượt quá 40% tổng số thù lao mà giảng viên nhận từ đề tài/dự án Chủ nhiệm đề tài lập kế hoạch phân bổ kinh phí để Ban giám hiệu duyệt

Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học: Để khuyến khích hoạt động nghiên cứu trong trường, toàn bộ các khoản thu từ hoạt động nghiên cứu bao gồm cả thu từ các hợp đồng nghiên cứu, từ các khoản tài trợ, từ việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu… đều được dành cho một quỹ được gọi là Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học của trường Quỹ này được sử dụng cho việc khen thưởng các cá nhân/tập thể có thành tích cao trong hoạt động nghiên cứu, khen thưởng các tác giả có công bố quốc tế, hỗ trợ cho việc viết dự án nghiên cứu trong giai đoạn dự thầu, hỗ trợ các dự án nghiên cứu nhỏ của giảng viên, nhân viên trong trường (Đại học Hoa Sen, 2012).

1.7.1.2 Học viện Quản lý Giáo dục

Hoạt động NCKH tại Học viện Quản lý Giáo dục (HVQLGD) được quan tâm và cụ thể hoáthông qua những qui định cụ thể như sau:

(i) Miễn giảm giờ nghĩa vụ

- Trường hợp chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình,đề án, dự án, phát triển công nghệ, trong đóngười chủ trì được miễn giảm100%, các thành viên được giảm 50%/lần nếu thực hiện đúng yêu cầu thời gianvề nội dung và kinh phí.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học được miễn giảm100% giờ giảngnghĩa vụ, nếu được Hội đồng cấp Học viện nghiệm thu, 50% nếu đượcHội đồng cấp Khoa nghiệm thu.

- Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước theoquy định của pháp luật được miễn giảm 100% giờ nghĩa vụ.

- Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoàinước cụ thể: Tại Hội thảo khoa học cấp Khoa mỗi bài giảm 50%; tại Hội thảokhoa học cấp Trường đại học trở lên được miễn giảm 100%.

- Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn:Tại Hội thảo khoa họccấp Khoa mỗi bài giảm 30%; Hướng dẫn người học tham gia NCKH giảm30%/1 đề tài.

- Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và côngnghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội: Chủ trì được miễn 100%, người thamgia được miễn giảm 50% trong thời gian thực hiện nhiệm vụ nếu chủ trì thựchiện đúng yêu cầu thời gian về nội dung và kinh phí.

- Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hộithuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên: Người chịu trách nhiệm chính đượcmiễn 50%/lần; người tham gia được miễn giảm 20%/lần trong thời gian thực hiệnnhiệm vụ nếu chủ trì thực hiện đúng yêu cầu thời gian về nội dung và kinh phí.

- Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu KHCN: Chủtrì được miễn 50%/lần; người tham gia được miễn giảm 20%/lần, trong thờigian thực hiện nhiệm vụ nếu chủ trì thực hiện đúng yêu cầu thời gian về nộidung và kinh phí.

- Chủ trì và tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác vềKHCN: Chủtrì được miễn 100%, được miễn giảm 50%/lần trong thời gian thực hiện nhiệmvụ nếu chủ trì thực hiện đúng yêu cầu thời gian về nội dung và kinh phí.

- Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống: Chủ trìthực hiện nhiệm vụ đúng yêu cầu thời gian về nội dung và kinh phí được miễn20%/lần; Người tham gia được miễn giảm 10%/lần.

THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giới thiệu khái quát về trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh 46 1 Tổng quan về trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

2.1.1 Tổng quan về trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

2.1.1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh được nâng cấp lên đại học từ năm 2012 theo Quyết định số 1320/QĐ - TTg ngày l8/9/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh thuộc Bộ Tài chính Tiền thân của Trường ĐHTCQTKD là sự nâng cấp từ trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh Trường Cao đẳng TCQTKD là sự hợp nhất của trường Cao đẳng Tài chính Kế toán I và trường Cao đẳng bán công Quản trị kinh doanh năm 2006 Đến nay nếu tính từ sự ra đời cơ sở đào tạo đầu tiên của Trường từ năm 1965 thì Trường ĐHTCQTKD có lịch sử 51 năm thành lập Năm 2015 Nhà trường tổ chức long trọng kỷ niệm 50 năm thành lập.

Ngay từ khi nâng cấp lên đại học, Trường ĐHTCQTKD đã lựa chọn định hướng phát triển trường thành một cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Các lĩnh vực tập trung đào tạo của Trường là kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, pháp luật kinh tế Nhà trường thực hiện tốt sứ mạng cung cấp sản phẩm đào tạo chất lượng cao và chuyển giao kết quả NCKH vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cơ cấu tổ chức của trường gồm Hội đồng trường, Ban giám hiệu, các phòng chức năng, các khoa, các trung tâm, ban, trạm y tế Hiện nay trường có 8 phòng, 8 khoa và 6 đơn vị phục vụ hỗ trợ đào tạo (Hình 2.1)

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của trường ĐHTCQTKD

Khoa Hệ thống thông tin quản lý

Khoa Tài chính ngân hàng

Khoa Kế toán kiểm toán

Khoa Quản trị Kinh doanh

SV và Quan hệ DN

Khoa Giáo dục thể chất

Khoa Lý luận chính trị

Phòng Tài chính Kế toán

Các đơn vị phục vụ và hỗ trợ đào tạo

Các Khoa Các phòng chức năng

(HIỆU TRƯỞNG, CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG)

Trung tâm tư vấn tài chính kế toán

Trung tâm thông tin thư viện

Ban quản lý ký túc xá

Trung tâm Ngoại ngữ tin học

Phòng Quản lý Khoa học và HTQT

Phòng hành chính tổng hợp

Phòng Quản trị thiết bị

2.1.2 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

2.1.2.1 Đặc điểm về sinh viên Đặc điểm sinh viên được xem xét dưới ba khía cạnh là kết quả tuyển sinh, quy mô sinh viên và kết quả học tập của sinh viên hàng năm.

Trong năm học 2012-2013 trường tổ chức tuyển sinh bậc cao đẳng theo hai khối A1 (Toán Hóa Lý) và A1 (Toán Văn tiếng Anh) trong kỳ thi ba chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Năm học này trường tuyển sinh được tổng số 2.606 sinh viên, vượt chỉ tiêu đề ra, trong đó 1872 SV hệ chính quy và 734 SV hệ liên thông Tuy nhiên, sang các năm học sau công tác tuyển sinh của nhà trường bắt đầu gặp khó khăn, 3 năm liên tiếp không tuyển đủ so với chỉ tiêu Cụ thể năm năm học 2013-2014 là năm học đầu tiên tuyển sinh bậc đại học nhưng nhà trường cũng chỉ tuyển sinh được 88,5%, tương ứng với 1682 SV so với chỉ tiêu 1900; năm học 2014-2015 tuyển sinh đạt 78,6%, tương ứng 1561 SV so với

2000 chỉ tiêu; tương tự năm học 2015-2016 đạt 64,25%, tương ứng 1285 SV so với chỉ tiêu 2000 (xem Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Kết quả tuyển sinh 04 năm học 2012-2015

TT Trình độ đào tạo/ Hệ đào tạo Số lượng (SV)

1.2 Liên thông vừa học vừa làm 206 0 21

2.2 Liên thông vừa học vừa làm 734 75 0

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết 03 năm học 2012-2015 Đồng nghĩa với việc tuyển sinh không đủ chỉ tiêu như đã nêu ở trên là việc giảm quy mô đào tạo sau mỗi khóa ra trường, nhất là các khóa cao đẳng. Trước đây quy mô nhiều nhất của trường là trên 10 nghìn sinh viên, đến nay quy mô chỉ bằng nửa hoặc không bằng một nửa so với lúc “hoàng kim” Nhìn vào

Bảng 2.2 cho ta thấy quy mô năm học 2012-2013 nhiều nhất với 6.693 SV và năm học 2015-2016 thấp nhất với 4.232 SV, trong khi hai năm 2013-2015 quy mô giữ mức ổn định với bình quân trên 4900 SV.

Bảng 2.2 Quy mô đào tạo sinh viên 04 năm học 2012-2015

TT Trình độ đào tạo/ Hệ đào tạo

Quy mô Tuyển mới Quy mô Tuyển mới Quy mô Tuyển mới Quy mô

Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Quản lý Đào tạo và Báo cáo tổng kết 03 năm học 2012-2015

Ngoài việc suy giảm về tuyển sinh và quy mô thì kết quả học tập của sinh viên cũng là một vấn đề cần phải xem xét Nhìn vào Bảng 2.3 cho thấy xếp loại học tập yếu kém của sinh viên tăng dần từ 2012-2015, đối với cả bậc đại học và cao đẳng Đối với bậc cao đẳng năm học 2014-2015 xếp loại yếu kém lên tới 69,66% trong khi năm học 2012-2013 con số này chỉ là 2,4% Đối với bậc đại học thì năm học 2013-2014 tỷ lệ yếu kém chiếm 51,5% Như vậy tỷ lệ xếp loại cao như xuất sắc, giỏi và khá đều chiếm tỷ lệ nhỏ

Bảng 2.3 Kết quả học tập của sinh viên

TT Năm học/ Bậc đào tạo Xếp loại học tập của sinh viên (%)

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm học 2012-2015

2.1.2.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của Trường bao gồm diện tích đất sử dụng, diện tích mặt sàn phục vụ đào tạo, diện tích mặt sàn phục vụ cán bộ, giảng viên làm việc, hệ thống trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, ký túc xá sinh viên, nhà ăn sinh viên, sân thi đấu thể thao… Trong số các nội dung trên thì diện tích đất sử dụng của Trường đạt 23,3 m 2 / 1 SV so với quy định là 25 m 2 / 1 SV của Thông tư

24 (04 khu đất với tổng diện tích 100.280 m 2 / 4232 SV); diện tích sàn phục vụ đào tạo đạt 2,27 m 2 / 1 SV so với quy định là 3 m 2 / 1 SV (thư viện: 500 + phòng học và thực hành: 9170 = 9607 m 2 / 1 SV /4232 SV) (xem Bảng 2.4).

Trường có 72 phòng làm việc ở 2 cơ sở với tổng diện tích 2532m 2 được bố trí làm phòng làm việc cho Ban giám hiệu, 8 khoa, 8 phòng và 4 trung tâm,

01 Ban Quản lý KTX với diện tích bình quân 8,4m 2 /người đáp ứng được yêu cầu theo quy định Ngoài ra, Trường có 08 khu ký túc xá ở 02 cơ sở với tổng diện tích 6759m 2 , gồm 215 phòng đáp ứng khoảng 1931 chỗ ở (trong đó có 188 phòng có công trình phụ khép kín) đáp ứng 32% tổng số người học trong toàn trường; 06 cửa hàng ăn có diện tích 944m 2 ; 2 sân bóng đá Mini; 01 Sân giáo dục thể chất; 01 nhà thi đấu cầu lông; 03 sân bóng chuyền… với tổng diện tích 3687m 2 bình quân 0,6m 2 /SV

Về trang thiết bị trường đã đầu tư tổng số máy tính là 828 trong đó có 12 phòng thực hành máy vi tính với tổng số 400 máy vi tính, 02 thư viện được trang bị 63 máy vi tính Tất cả máy tính đều được nối mạng Internet để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập (Báo cáo tự đánh giá của Trường 2015)

Bảng 2.4 Diện tích đất và diện tích các cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo của Trường

Diễn giải ĐVT Thực tế

2 Diện tích phòng làm việc Tổng m 2 2.532

3 Phòng học và thực hành

3.1 Số lượng phòng học phòng 56

3.3 Số lượng phòng thực hành phòng 12

3.4 Diện tích các phòng thực hành m 2 573

4.2 Số lượng đầu sách, tạp chí Đầu 1.758

4.3 Số lượng sách, báo, tạp chí Bản 9.817

5 Ký túc xá và nhà ăn sinh viên

5.1 Diện tích ký túc xá m 2 6759

6 Sân bãi và nhà thi dấu văn hóa, thể dục thể thao m 2 3.687

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tự đánh giá năm 2015

2.1.2.3 Đặc điểm về tài chính Đặc điểm tài chính được xem xét dưới hai khía cạnh là nguồn thu và hoạt động chi hàng năm.

NhìnBảng 2.5 và 2.6 cho thấy rằng nguồn thu của nhà trường chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp, trong đó nguồn ngân sách cấp tăng giảm phụ thuộc vào nguồn thu sự nghiệp của trường hàng năm Điển hình như năm 2012 ngân sách cấp chỉ chiếm 38,51% nhưng năm 2014 ngân sách vụt lên 53,91%; tương tự với nguồn thu sự nghiệp của trường lần lượt là 61,49% và 46,09% Nguyên nhân của việc tăng giảm này là phụ thuộc quy môn đào tạo của trường Như mục đặc điểm sinh viên đã trình bày quy mô đào tạo 3-4 năm gần đây của trường giảm do tuyển sinh không đủ chỉ tiêu cho cả hệ chính quy và liên kết đào tạo Hệ quả nguồn thu của trường giảm xuống vì nguồn thu chính của trường từ học phí, năm 2012 nguồn thu từ học phí chiếm 50,16% nhưng năm học 2014 giảm xuống còn 35,62% Nguồn thu từ liên kết đào tạo cũng giảm mạnh từ 6,78% năm 2013 xuống còn 2,25% năm 2014.

Bảng 2.5 Nguồn thu hàng năm của trường ĐHTCQTKD giai đoạn 2012-2015

Nguồn thu Số lượng (triệu đồng)

1 Nguồn ngân sách nhà nước cấp 17.804 20.469 31.816 24.150

1.1 Chi giáo dục đào tạo 17.108 19.428 31.316 23.150 1.2 Chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ 500 541 500 500 1.3 Chi chương trình mục tiêu quốc gia 196 500 0 500

2.2 Lệ phí dự thi, dự tuyển 492 243 403 400

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo tự đánh giá 2015

2.6 Cơ cấu nguồn thu hàng năm của trường ĐHTCQTKD giai đoạn 2012-2015

1 Nguồn ngân sách nhà nước cấp 38.51% 40.84% 53.91% 40.76%

1.1 Chi giáo dục đạo tạo 37.01% 38.76% 53.06% 39.07%

1.2 Chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ 1.08% 1.08% 0.85% 0.84%

1.3 Chi chương trình mục tiêu quốc gia 0.42% 1.00% 0.00% 0.84%

2.2 Lệ phí dự thi, dự tuyển 1.06% 0.48% 0.68% 0.68%

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo tự đánh giá 2015

Bảng 2.7 Các khoản chi và cơ cấu chi của trường ĐHTCQTKD giai đoạn 2012-2015 ĐVT: Triệu đồng

2 Chi hành chính quản lý 3.557 8,2 4.314 9,2 4.309 7,3 4.917 9,1

3 Chi nghiệp vụ chuyên môn

4 Chi sửa chữa thường xuyên

6 Chi mua sắm, tăng cường

7 Chi đào tạo bồi dưỡng 500 1,2 541 1,2 800 1,3 800 1,4

8 Chi chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo tự đánh giá 2015

- Xét về hoạt động chi

Hoạt động chi của trường tập trung nhiều vào chi cho con người, bình quân chiếm trên dưới 50% Cao nhất là năm 2013 chiếm 54,5%, kế đến năm

2012 chiếm 54% và thấp nhất là năm 2014 chiếm 47%.Năm2013 số tiền vượt giờ trả cho giảng viên cao nhất với số tiền chi trả là hơn 1.027.013.920 đồng và năm 2014 số tiền vượt giờ trả cho giảng viên ít nhất với con số tương ứng là 678.068.700 đồng, đến năm 2015 con số này nhỉnh lên một chút với số tiền là 837.589.070 (Phòng Quản lý Đào tạo) Khoản chi lớn thứ hai của trường là chi mua sắm, tăng cường cơ sở vật chất Năm 2014 khoản chi này vụt lên 32%, cao nhất trong giai đoạn 2012-2015 là do trong năm nàycông tác mua sắm, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chấtnhiều hạng mục, công trình bao gồm:

- Lắp đặt 03 phòng học đa năng (Trong đó 01 phòng cơ sở 1, 02 phòng tại cơ sở 2).

- Lắp đặt 01 phòng Thực hành ngân hàng.

- Mua sắm, lắp đặt 02 phòng máy tính phục vụ thư viện.

- Thực hiện lắp đặt hệ thống thiết bị lọc nước sinh hoạt tại cơ sở 2.

- Thực hiện cải tạo toàn bộ hệ thống cấp nước sinh hoạt tại 2 cơ sở.

- Tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn nhà Hiệu bộ cơ sở 2, KTX A1 cơ sở 1.

- Tiến hành các thủ tục đấu thầu, ký kết hợp đồng và đang triển khai các gói thầu: Cải tạo KTX A2, gói thầu phòng cháy chữa cháy cơ sở 2, gói thầu cải tạo trạm biến áp cơ sở 1 Các hạng mục này sẽ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong quý 3 năm 2015 (Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015)

Thực trạngđẩy mạnh nghiên cứu khoa học ở trường ĐHTCQTKD

2.2.1.1.Cơ cấu độ tuổi, trình độ và giới tính của đội ngũ giảng viên

Bảng 2.9 Số lượng và cơ cấu cán bộ giảng dạy theo tuổi của

Trường ĐHTCQTKD đến năm 2015 Đơn vị Tổng số

Dưới 30 Từ 30 đến 50 Trên 50 (Người) SL Tỷ lệ

3.Khoa Quản trị kinh doanh 32 10 31,25 22 68,75 0 0,00

5.Khoa Hệ thống thông tin quản lý 24 10 41,67 13 54,17 01 4,17

6.Khoa Lý luận chính trị 18 07 38,89 10 55,56 01 5,56

8.Khoa Giáo dục thể chất 7 01 14,29 05 71,43 01 14,29

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Tổ chức cán bộ

Xét về số lượng đến tháng 3/2016 Trường ĐHTCQTKD có 224 giảng viên và giảng viên kiêm chức (gọi chung là giảng viên), trong đó có 203 giảng viên và 21 giảng viên kiêm chức Để thuận tiện cho phân tích và nghiên cứu trong đề tài, các giảng viên và giảng viên kiêm chức được phân gộp về các khoa giảng dạy Độingũ giảng viên này được xem xét theo độ tuổi, giới tính và trình độ.

Xét về độ tuổi, nhìn vào Bảng 2.9 đội ngũ giảng viên được chia thành 03 nhóm tuổi bao gồm dưới 30, từ 30-50 và trên 50 Căn cứ vào cách phân loại này, độ tuổi từ 30-50 chiếm tỷ lệ áp đảo với 94,2%, tương đương 211 người; còn nhóm tuổi tuổi trên 50 chiểm tỷ lệ khiêm tốn 5,8%, tương đương 13 người Ở độ tuổi dưới30, Khoa Kế toán-Kiểm toán (KTKT) chiếm tỷ trọng cao nhất 54,55%

(30 người), tiếp đến là Khoa Tài chính –Ngân hàng (TCNH) chiếm 51,16% (22 người), thấp nhất là Khoa Giáo dục thể chất chiếm 14% (1 người), các khoa khác chiếm tỷ trọng trên dưới 30-40%, mức này bằng với mức bình quân chung của các khoa là 44,20% Còn ở độ tuổi 30-50 Khoa Giáo dục thể chất (GDTC) chiếm tới 71,43% (5 người), cao thứ hai là Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD) chiếm 68,75 (22 người), thấp nhất là Khoa TCNH với tỷ lệ 39,53%, các khoa còn lại đạt mức trung bình trên dưới 50% Riêng độ tuổi trên 50 chỉ chiếm 6,82%, ứng với 13 người, một tỷ lệ quá nhỏ Sự chênh lệch tuổi lớn này là do từ

2012 số lượng tuyển dụng tăng lên gần gấp đôi so với trước 2012

Bảng 2.10 Số lượng và cơ cấu giảng viên theo học vị của

Trường ĐHTCQTKD đến tháng 3/2016 Đơn vị Tổng số Theo học vị

Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân

3.Khoa Quản trị kinh doanh 32 81,25 1 3,13 28 87,50 3 9,38

5.Khoa Hệ thống thông tin quản lý 24 66,67 0 0,00 18 75,00 6 25,00

6.Khoa Lý luận chính trị 18 83,33 0 0,00 12 66,67 6 33,33

8.Khoa Giáo dục thể chất 7 0,00 0 0,00 4 57,14 3 42,86

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Tổ chức cán bộ

Xét về trình độ, trình độ tiến sỹ của đội ngũ giảng viên đang thiếu, chỉ có

7 người bao gồm cả giảng viên kiêm chức, chiếm 3,23% Một số khoa thiếu vắng hoàn toàn trình độ tiến sỹ là Khoa Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL), Khoa Lý luận chính trị (LLCT), Khoa Ngoại ngữ (NN) và Khoa Giáo dục thể chất Đáng chú ý hơn là Khoa HTTTQL là khoa chuyên ngành mà không có học vị tiến sỹ nào trong trường Còn các khoa khác có giảng viên trình độ tiến sỹ nhưng tỷ lệ giảng viên kiêm chức là 5 trong tổng số 7 tiến sỹ, nghĩa là giảng viên có trình độ tiến sỹ đứng giảng trực tiếp, chỉ có 02 Còn trình độ thạc sỹ của trường chiếm 70,98% (159 người), trong đó Khoa QTKD chiếm tỷ lệ cao nhất là 87,5% so với mức bình quân chung của các khoa là 69,93, thấp nhất là Khoa GDTC với tỷ lệ 57,14% Trình độ cử nhân có 58 người chiếm 25,89% Tuy nhiên, cần lưu ý là trong số 159 thạc sỹ, có 22 giảng viên đang là nghiên cứu sinh, trong đó Khoa TCNH có số lượng giảng viên học NCS lớn nhất với 9 giảng viên, chiếm 20,93% của khoa, cao gấp 03 lần so với mức trung bình của cả các khoa Tương tự,trong 58 giảng viên ở trình độ cử nhân, có 43 giảng viên đang học cao học, Khoa KTKT có số lượng giảng viên học cao học nhiều nhất với 14 người, chiếm 25,45% của khoa; và chỉ còn lại 11 giảng viên là cử nhân mà chưa học cao học, trong đó Khoa TĐG chiếm tỷ lệ cao nhất với 13,04% (03) giảng viên (xem Bảng 2.10 và 2.11).

Bảng 2.11 Số lượng và cơ cấu giảng viên theo trình độ của

Trường ĐHTCQTKD đến tháng 3/2016 Đơn vị Tổng số

NCS Cao học Cử nhân

3.Khoa Quản trị kinh doanh 32 03 9,38 01 3,13 02 6.25

5.Khoa Hệ thống thông tin quản lý 24 01 4,17 01 4,17 01 4.17

6.Khoa Lý luận chính trị 18 03 16,67 05 27,78 01 5.56

8.Khoa Giáo dục thể chất 7 0 0.00 02 28,57 01 14.29

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Tổ chức cán bộ

Một nội dung nữa khi nói đến trình độ của giảng viên là việc học tập nâng cao trình độ của giảng viên chủ yếu ở trong nước từ các trường thuộc khối kinh tế gồm Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương; khối ngành tự nhiên về toán, tin gồm Đại học khoa học nhiên, Đại sư phạm Hà Nội 1; khối ngành ngoại ngữ gồm Đại học Hà Nội, Đại học ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nội… Số giảng viên học tập ở nước ngoài chỉ có 01 giảng viên học thạc sỹ tại Vương quốc Anh, 01 NCS đang học ở Úc và

01 NCS đang học ở Trung Quốc

2.2.1.2 Tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học

Về hệ thống thư viện để cung cấp tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học,hiện nay trên thư viện có tổng đầu sách là 1.758 với 9.817 bản sách, trong đó giáo trình có 774 bản, sách tham khảo có 8.705 bản Số đầu sách trung bình cho một ngành đào tạo là 351 đầu sách 01 ngành Tỷ lệ bản sách, tư liệu chuyên ngành trung bình trên số lượng sinh viên chuyên ngành là 2,5 bản/01 sinh viên. Thư viện còn có 50 loại báo, tạp chí; thư viện đã lưu trữ các đề tài NCKH của cán bộ giáo viên đã được nghiệm thu bởi nhà trường Mỗi khoa, mỗi phòng và tương đương được đăng ký sử dụng một đầu tạp chí từ nhà trường cấp phát Ví dụ Phòng QLKH và HTQT đăng ký Tạp chí Nghiên cứu kinh tế của Viện Kinh tế Việt Nam, Khoa Lý luận chính trị đăng ký Tạp chí Cộng sản… Từ năm 2012 đến 2014 trung bình mỗi năm nhà trường dành khoảng 200 triệu đồng để mua bổ sung đầu sách các loại (Báo cáo tự đánh giá 2015).

2.2.1.3 Tài chính phục vụ nghiên cứu khoa học

- Kinh phí phục vụ nghiên cứu khoa học

Số 888 triệu đồng là kinh phí bổ sung được phân bổ đều cho các năm học 2012-2016 Hiện nay phần kinh phí này chưa quyết toán xong Do vậy, việc xem xét kinh phí chỉ tính riêng từng năm học như trong Bảng 2.12, thì thấy rằng kinh phí phục vụ NCKH của trường tăng lên Năm học 2013-2014 chỉ tăng 37,41%, ứng với 141.700.000 so với năm học 2012-2013 Tăng mạnh nhất là năm học 2014-2015, tăng 180,72%, tương đương 940.550.000 đồngso với năm học 2013-

2014 Nguyên nhân cơ bản của sự tăng đột biến này là do trong năm học này thực hiện Đề án tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐHTCQTKDvới 05 nhóm đề tài, mỗi đề tài 40.000.000 đồng Một nguyên nhân nữa là sau khi trường nâng cấp lên đại học không có ý định biên soạn đề cương bài giảng, mà biên soạn luôn giáo trình cho các môn học, nhưng chủ trương này gặp một số khó khăn nên đã linh hoạt chuyển sang biên soạn đề cương bài giảng đối với những môn nhà trường chưa thực hiện được ngay Do đó, việc biên soạn tăng lên đồng nghĩa với việc kinh phí tăng lên so với các năm 2012-2014 Từ đột biến tăng trong năm 2014-2015 dẫn đến năm học 2015-2016 có mức tăng trưởng âm là -42,17%, tương đương giảm 616.160.000 đồng so với năm học2014-2015 Tuy nhiên, nếu so với hai năm học 2012-2014, thì kinh phí NCKH của năm học 2015-2016 vẫn tăng lần lượt là 85,65% và 89,56%, tương đương 324.390.000 đồng và 466.090.000 đồng.

Bảng 2.12 Dự toán kinh phí phục vụ NCKH năm học 2012-2016

TT Năm học Kinh phí phục vụ

NCKH (đồng) Mức tăng trưởng (đồng) Tốc độ tăng (%)

Nguồn: Phòng QLKH và HTQT

Bảng 2.13 Thù lao cho nghiên cứu khoa học

TT Nội dung Kinh phí cấp (đồng)

1 Xây dựng chương trình khung của ngành đào tạo đại học cho việc mở ngành đào tạo 40.000.000/1chương trình

2 Biên soạn chương trình môn học mới 75.000/ 1 tiết

3 Biên soạn giáo trình mới 70.000/1 trang chuẩn

4 Biên soạn sách bài tập, sách chuyên khảo, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn thực hành

5 Xây dựng đề cương bài giảng, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn thực hành 70% của mục 4

6 Sửa chữa, biên tập tổng thể, duyệt xuất bản giáo trình, tài liệu học tập và giảng dạy 10.000/ 1 trang chuẩn

5 Viết bài cho Tạp chí của trường 200.000/1 trang chuẩn

6 Phản biện cho bài viết tạp chí của trường 150.000/người/bài

7 Đề tài NCKH cấp trường 80.000.000/1 đề tài

8 Đề tài NCKH của sinh viên 10.000.000/1 đề tài

Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ của trường ĐHTCQTKD 2016

- Thù lao cho nghiên cứu khoa học

Thù lao cho nghiên cứu khoa học tập trung vào mảng thực hiện đề tài khoa học cấp trường, xây dựng chương trình khung của ngành đào tạo, biên soạn chương tình môn học mới, biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ học tập- giảng dạy, thù lao cho viết bài tạp chí của trường; còn mảng thù lao cho một số hoạt động khác như thù lao nghiệm thu, quản lý và đánh giá các đề tài NCKH chưa được đề cập trong đề tài này

2.2.1.4 Năng suất và chất lượng nghiên cứu khoa học

Bảng 2.14 Bảng kê các công trình NCKH năm học 2013-2016

TT Nhiệm vụ NCKH Số lượng

1 Đề tài cấp nhà nước 0

4 Số sách chuyên đề và giáo trình 54

6 Sách câu hỏi và bài tập 15

7 Tạp chí và kỷ yếu khoa học ngoài trường 22

10 Hội thảo khoa học cấp trường 03

11 Hội thảo khoa học cấp khoa 02

13 Đề tài của sinh viên 0

Nguồn: Tổng hợ số liệu của Phòng QLKH và HTQT

Xét về năng suất khoa học chủ yếu trong ba năm học 2013-2015 thì căn cứ vào Bảng 2.14 thấy rằng nếu gộp một cách cơ học các đề tài lại với nhau chỉ được 425 đơn vị, chia đều cho 03 năm thì bình quân mỗi năm chỉ được 141,67 và tiếp tục đem chia cho số lượng giảng viên thì năng suất khoa học trên đầu giảng viên rất thấp Đặc biệt, các đề tài chủ yếu tập trung vào việc biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập như giáo trình, đề cương bài giảng, sách câu hỏi và bài tập Các đề tài này sẽ cạn dần trong 1-2 năm nữa; khi đó sẽ ảnh hưởng đến giờ NCKH của giảng viên Thực tế năm học 2014-2015 Nhà trường phải cân đối bằng mọi cách để đảm bào đủ giờ NCKH cho một số giảng viên và nguy cơ có thể xảy ra trong năm học 2015-2016 nếu giảng viên không chủ động thực hiện đề tài NCKH Nguy cơ này càng hiện hữu hơn khi giờ NCKH của giảng viên tăng từ 50 lên 120 giờ NCKH theo quy định mới Đây là một thách thức đặc biệt với giảng viên trẻ, chưa kinh nghiệm nhiều về NCKH.

Còn xét về chất lượng, như ở Chương 1 đã đề cập về tiêu chí đánh giá chất lượng đề tài khoa học trong nước là căn cứ vào danh mục các đề tài được tính điểm phong hàm giáo sư, phó giáo sư theo Thông tư 16/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 17 tháng 7 năm 2009 Căn cứ vào

Thông tư này thì số lượng các đề tài/ công trình được tính điểm giáo sư rất ít bao gồm 03 đề tài cấp bộ, 07 giáo trình, khoảng 20 bài tạp chí khoa học ngoài trường; các đề tài/công trình còn lại chỉ phục vụ nhu cầu trong trường về giảng dạy, học tập, đào tạo trong trường và đáp ứng giờ NCKH của giảng viên theo quy định về chế độ công tác của giảng viên hàng năm Mặc dù từ năm 2016 Nội san nâng lên thành tạp chí khoa học chuyên ngành nhưng lộ trình để trở thành tạp chí khoa học chuyên ngành trong danh mục tạp chí tính điểm phong hàm giáo sư, phó giáo sư còn khá dài và gian nan Cuối cùng là tạp chí khoa học nước ngoài và đề tài khoa học cấp nhà nước đang thiếu vắng Tương tự đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên mới bắt đầu triển khai từ quý 1/2016.

2.2.2 Thực trạng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

2.2.2.1 Về nội dung đẩy mạnh NCKH tại trường ĐHTCQTKD

Bảng 2.15 Định mức giờ NCKH của giảng viên

TT Hạng giảng viên Định mức NCKH

Nguồn: Quy định chế độ làm việc đối với GV trường ĐHTCQTKD năm 2013 và 2015

- Số lượng giờ NCKH của giảng viên tăng lên, theo Quy định của Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, ban hành ngày 31/12/2014, Trường ĐHTCQTKD ban hànhQuyết định số 668/QĐ-ĐHTCQTKD ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ngày 30/12/2015, trong đó quy định số lượng giờ NCKH của giảng viên từ năm học 2015-2016 tăng lên, chiếm 1/3 của tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học (1.760 giờ/3 = 587 giờ) Theo đó,giờ NCKH đối với giảng viên hạng I là 150 giờ (cũ là 100 giờ), đối với giảng viên hạng II là 140 giờ (cũ là 80 giờ), đối với giảng viên hạng III là 50 giờ (Bảng 2.15).

- Số giờ NCKH được quy đổi từ một số đề tài NCKH cơ bản tăng lên nhằm vừa động viên, khuyến khích giảng viên tích cực tham gia NCKH vừa đáp ứng giờ NCKH của giảng viên tăng lên theo quy dịnh Sự quy đổi tăng lên nhiều lần so với trước phải nói đến quy đổi bài tạp chí khoa học chuyên ngành, tăng gấp 5 lần (trước đây quy đổi 1 trang tạp chí = 3-4 giờ chuẩn NCKH, hiện giờ là 20-25 giờ); tương tự tham gia hội đồng khoa học bảo vệ luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, đề tài NCKH sinh viên và bài kỷ yếu khoa học… cũng tăng gấp 5 lần so với quy định cũ (Bảng 2.16) Ngoài ra, nhằm để đẩy mạnh NCKH và nâng cao chất lượng NCKH, Trường đã bỏ đi một số loại đề tài mà trước đây được quy định là đề tài NCKH như ngân hàng đề thi tự luận và trắc nghiệm; giảm số giờ NCKH được quy đổi từ một số đề tài như đề cương bài giảng, sách câu hỏi và bài tập để tập trung vào những đề tài chất lượng hơn, mang hàm lượng NCKH nhiều hơn

- Quy định định mức đề tài cho cán bộ, giảng viên hàng năm nhằm tránh một cán bộ, giảng viên làm quá nhiều đề tài trong một năm học Điều này vừa ảnh hưởng đến chất lượng vừa làm giảm sự tham gia của người khác Theo quy định mỗi cán bộ, giảng viên không tham gia quá 02 đề tài khoa học trong 01 năm trừ cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sỹ trở lên thì được tham gia đến 03 đề tài khoa học một năm học Hơn nữa, đối với biên soạn giáo trình, chỉ giảng viên có trình độ từ tiến sỹ trở lên mới được làm chủ biên (Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động NCKHCN trường ĐHTCQTKD năm 2015).

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌCTÀI CHÍNH– QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bối cảnh chung

- Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.

- Đảng và Nhà nước đã xác định rõ một trong ba đột phá để phát triển đất nước là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục Điều này được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

- Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt để tạo bước đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước, được thể hiện ở Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI; chiến lược phát triển khoa học công nghệ và công nghệ giai đoạn 2011-20120; Nghị quyết trung ương 6 về phát triển khoa học và công nghệ.

Quan điểm và định hướng phát triểnNCKH và giáo dục đại học đến năm 2020

3.2.1 Quan điểm, mục tiêuvà định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ

3.2.1.1.Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ

- Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.

- Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.

- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ.

- Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ phải được thực hiện tích cực, chủ động, sáng tạo, bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi.

3.2.1.2 Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ

Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới.

+ Đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020 Giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ tăng trung bình 15 - 17%/năm.

+ Số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước tăng trung bình 15 - 20%/năm Số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2011 - 2015 tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2016

- 2020 tăng 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó đặc biệt tăng nhanh số lượng sáng chế được tạo ra từ các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.

+ Phấn đấu tăng tổng đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% GDP vào năm 2020 Bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm.

+ Đến năm 2015, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 9 - 10 người trên một vạn dân; đào tạo và sát hạch theo chuẩn quốc tế 5.000 kỹ sư đủ năng lực tham gia quản lý, điều hành dây chuyền sản xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước. Đến năm 2020, số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 11 - 12 người trên một vạn dân; đào tạo và sát hạch theo chuẩn quốc tế 10.000 kỹ sư đủ năng lực tham gia quản lý, điều hành dây chuyền sản xuất công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của đất nước.

+ Đến năm 2015, hình thành 30 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ; 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 30 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2020, hình thành 60 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với khoa học và công nghệ; 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

3.2.1.3 Định hướng phát triển khoa học và công nghệ

- Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ

+ Về tổ chức khoa học và công nghệ: Tái cấu trúc và quy hoạch lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế.

+ Về cơ chế quản lý khoa học và công nghệ: Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhanh chóng nâng cao hiệu quả đầu tư và đóng góp thiết thực của khoa học và công nghệ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Về cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ: Triển khai mô hình hợp tác công - tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; phát triển các hình thức hợp tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực giữa khu vực công và tư.

- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ

Định hướng và mục tiêu phát triển của trường ĐHTCQTKD giai đoạn 2013-2020 và định hướng năm 2030

Ngay từ khi nâng cấp lên đại học, Trường ĐHTCQTKD đã lựa chọn định hướng phát triển trường thành một cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Các lĩnh vực tập trung đào tạo của Trường hướng đến lĩnh vực, ngành là thế mạnh, truyền thống của Trường như kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, pháp luật kinh tế, thực hiện tốt sứ mạng cung cấp sản phẩm đào tạo chất lượng cao và chuyển giao kết quả NCKH vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Chiến lược phát triển Trường ĐHTCQTKD giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030). Định hướng này phù hợp với Nghị định 73/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học Theo Nghị định này, cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành là cơ sở giáo dục đại học chú trọng đào tạo, phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản xuất; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung theo hướng triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động đa dạng của các địa phương và các vùng, các tổ chức kinh tế.

3.3.2.1 Mục tiêu phát triển chung

- Về tổ chức bộ máy, nhà trường phấn đấu xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, có sự gắn kết giữa các phòng, khoa, viện nghiên cứu, các trung tâm dịch vụ.

- Cùng cơ cấu tổ chức hợp lý là công tác đào tạo hướng đến đào tạo đa ngành, thường xuyên cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình đào theo hướng bám sát thực tiễn, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và NCKH, giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế.

- Trong xu thế hội nhập quốc tế, có nhiều cơ hội và thách thức đối với mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia Cơ hội được hợp tác, học hỏi để chia sẻ, cập nhật kiến thức, làm rút ngắn con đường phát triển so với trước đây Thách thức là có nguy cơ tụt hậu nhanh hơn hoặc tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt hơn Trước xu thế đó, nhà trường chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc tế theo các hướng sau: (i) Thực hiện nhiệm vụ quan hệ quốc tế ; (ii) Thực hiện các hợp đồng liên kết đào tạo quốc tế giữa nhà trường và một số trường đại học trong khu vực nhằm mở rộng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường ra quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt kiến thức tiên tiến trên thế giới phục vụ việc đào tạo nguồn nhân lực trong nước; (iii) Tạo cơ hội cho sinh viên học tập ở những cơ cở đào tạo, những nước có nền kinh tế, giáo dục và đào tạo phát triển thông qua liên thông, liên kết đào tạo với các trường ngoài nước; (iv) Tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên tiếp cận và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý, phương pháp giảng dạy tiên tiến.

- Cuối cùng để thực hiện thành công các mục tiêu ở trên thì đều cần cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và một nền tảng tài chính vững chắc Về cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật cần khai thác tối đa cơ sở vật chất hiện có và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án mở rộng trường theo quy hoạch mà Bộ Tài chính đã phê duyệt. Còn về tài chính, thực hành tiết kiệm theo tinh thần chỉ đạo, tăng cường các hoạt động dịch vụ nhằm tăng nguồn thu cho nhà trường, tiến tới từng bước tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của nhà trường.

3.3.2.2 Mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học Đối với một cơ sở giáo dục đại học, NCKH là nền tảng cho đào tạo đạt chất lượng cao Từ thực tế nhà trường có chủ trương đẩy mạnh công tác NCKH cả về năng suất và chất lượng NCKH đưa đào tạo của nhà trường gắn kết với thực tiễn, từ thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy hiệu quả, chất lượng hơn Để đạt được điều này, NCKH cần đạt được những mục tiêu cụ thể như: (i) Xây dựng và chuẩn hóa các tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập; (ii) Tất cả các lĩnh vực đào tạo, ngành đào tạo của nhà trường đều phải có ít nhất một đề tài nghiên cứu thực tiễn một cách tổng thể về lĩnh vực, ngành nghề đó để làm cơ sở cho công tác đào tạo.

3.3.3.1 Nội dung phát triển đối với một số lĩnh vực

- Công tác quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực

Từ nay đến năm 2020 ổn định đội ngũ là 310 cán bộ giảng viên trong đó 100% giảng viên có trình độ sau đại học, ít nhất 10% tiến sỹ, 04 PGS, 10% giảng viên có thể giảng dạy bằng tiếng nước ngoài.

- Về hợp tác quốc tế

Phấn đấu từ nay đến 2020 thực hiện được hình thức liên kết hợp tác đào tạo với nước ngoài.

- Quy mô và mở ngành đào tạo

+ Quy mô của Trường phấn đấu từ nay đến 2020 đạt từ 6.000-7.000 sinh viên; đến năm 2030 đạt 15.000 sinh viên Phấn đấu từ năm 2017 xây dựng được Chương trình đào tạo chất lượng cao Giai đoạn 2017-2020 phấn đấu mở từ 2-4 ngành

+ Năm 2017, xây dựng chương trình đào tạo, làm thủ tục mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ; từ năm 2018, bắt đầu đào tạo trình độ thạc sĩ.

+ Năm 2020, xây dựng chương trình đào tạo, làm thủ tục mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ Từ năm 2021, bắt đầu đào tạo trình độ tiến sĩ.

- Về cơ sở vật chất- kỹ thuật và quản lý tài chính

+ Tập trung thực hiện dự án mở rộng trường tại khu đất mới với quy mô lớn, hiện đại với đầy đủ hệ thống giảng đường, hệ thống nhà làm việc, trung tâm nghiên cứu, hệ thống phòng thực hành, khu giáo dục thể chất, khu ký túc xá.

+ Tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất hiện có đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn trước mắt

+ Hiện đại hóa công nghệ thông tin của trường theo hướng phát triển hệ thống mạng thông tin, mạng máy tính, phần mềm quản lý đào tạo; xây dựng thư viện điện tử; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trang bị các phần mềm thực hành phục vụ cho các phòng học đa năng nhằm nâng cao khả năng ứng dụng vào các hoạt động đào tạo, quản lý của trường.

+ Xây dựng các hướng dẫn cụ thể nhằm khai thác tối đa trang thiết bị, cơ sở vật chất, tăng cường quản lý tài sản và sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Nghị định số 52/2009/NĐ

- CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ và các văn bản có liên quan.

+ Từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy chế tài chính nội bộ của trường

+ Phấn đấu nguồn thu sự nghiệp năm 2015 tăng khoảng 20% so với năm

2010, năm 2020 tăng khoảng 30% so với năm 2015, năm 2030 tăng khoảng 50% so với năm 2020 Tỷ lệ nguồn thu đạt khoảng 60 % nhu cầu chi thường xuyên của trường (Trường ĐHTCQTKD, 2013)

3.3.3.2 Nội dung phát triển NCKH

+ Hàng năm: Mỗi Bộ môn thực hiện ít nhất 1 đề tài cấp trường; Trường thực hiện từ 1-2 đề tài cấp Bộ, ngành.

+ Từ năm 2014, hàng năm mỗi Tiến sĩ, NCS có ít nhất 2 bài đăng trên tạp chí chuyên ngành.

+ Đến năm 2016 hoàn thành biên soạn hệ thống giáo trình, tài liệu các môn chuyên ngành và đến năm 2020 hoàn thành việc biên soạn hệ thống giáo trình, tài liệu cho tất cả các ngành đào tạo.

Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại trường ĐHTCQTKD

Xét về công tác NCKH, nhà trường đang gặp một số hạn chế, khó khăn nhất định Đó là cơ cấu về tuổi, trình độ, giới tính của đội ngũ giảng viên chưa hợp lý Những vấn đề chưa hợp lý này đang ảnh hưởng đáng kể đến công tác NCKH của nhà trường nói chung Để khắc phục được các vấn đề hạn chế này, thời gian tới,trong công tác tuyển dụng, nhà trường cần có chính sách ưu tiên cho giảng viên nam ở một mức độ nào đó so với giảng viên nữ Ở đây không đặt nặng vấn đề bất bình đẳng giới mà do ở môi trường đại học, bên cạnh công tác giảng dạy, giảng viên cần phải thực hiện NCKH NCKH có tính đặc thù, rất khác với công tác giảng dạy Giảng dạy là truyền thụ lại cái có sẵn cho người khác; còn NCKH đòi hỏi tính mới, tính sáng tạo Để tìm ra cái mới, có sự sáng tạo thì giảng viên cần dành nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong khi giảng viên nữ trẻ phần nhiều bận rộn gia đình, con cái, sinh nở Trong trường hợp này nam giới có lợi thế nhiều hơn Theo một báo cáo được Nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục Bành Tiến Long công bố hồi cuối tháng 10 năm 2010, thì phụ nữ chỉ chiếm 11% trong số các tiến sĩ và thạc sĩ, trong khi chỉ có 1% số giáo sư ở Việt Nam là phụ nữ (www.voanews.com).

Bên cạnh ưu tiên cho tuyển dụng giảng viên nam, cũng nên có chính sách ưu tiên tuyển dụng những người trình độ từ tiến sỹ trở lên Cách này vừa tiết kiệm kinh phí của nhà trường dành cho giảng viên học nâng cao trình độ vừa đáp ứng ngay yêu cầu về tiêu chuẩn giảng viên Để thu hút người trình độ này, nhà trường nên đưa ra các chính sách hợp lý để hấp dẫn người có trình độ đăng tuyển vào trường Biện pháp này hiện nay một số trường đại học đang áp dụng như tuyển thẳng vào biên chế mà không cần qua thi tuyển, bổ nhiệm luôn vào một số vị trí mà đang thiếu người có trình độ theo quy định

3.4.2 Giải pháp đãi ngộ và khen thưởng NCKH

Chính sách đãi ngộ, khen thưởng cho người NCKH là một cách đầu tư hiệu quả nhất nhằm thu hút, động viên, khuyến khích người làm NCKH Mặc dù khoản đãi ngộ vật chất và tinh thần này có thể không nhiều nhưng qua đó thể hiện sự ghi nhận của tổ chức, tập thể và xã hội về công lao và thành tích của họ. Biện pháp khuyến khích, đãi ngộ trong NCKH đã được luật hóa trong nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước như Nghị định 40/2014/NĐ-CP của chính phủ Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) ban hành ngày 12/05/2014; Nghị định 99/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học ban hành ngày 25/10/2014 Cụ thể Nghị định 99 quy định “Thưởng giảng viên đại học không quá 30 lần mức lương cơ sở chung nếu công bố được 01 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE; hoặc tính tương đương 20 giờ giảng dạy lý thuyết nếu giảng viên đại học công bố 01 bài báo trên trên tạp chí khoa học có thang điểm 01 trong danh mục của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước” Từ quy định trong Nghị định này một số trường đại học đang áp dụng ở các mức độ khác nhau như Đại học Nha Trang, Đại học Kinh tế quốc dân áp dụng nguyên như trong Nghị định này; còn Trường Đại học Tân Trào hỗ trợ cho tác giả 5 triệu đồng/ bài có được đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có mã số ISSN,

20 triệu đồng có chỉ số ISI và Scopus; bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học trong nước có mã số ISSN và có điểm khoa học từ 01 điểm trở lên trong danh mục của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước được hỗ trợ 1 triệu đồng/ bài (Đại học Tân Trào, 2015).

3.4.3 Giải pháp lấy NCKH làm tiêu chuẩn cho bình xét thi đua và trọng dụng

Lấy nghiên cứu khoa học làm tiêu chuẩn trong việc đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm, làm tiêu chuẩn cho việc quy hoạch, bổ nhiệm, trọng dụng Bằng cách này, các giảng viên sẽ coi nghiên cứu khoa học là hành trang không thể thiếu trong sự nghiệp của mình, nghĩa là muốn tiến thân thì trước hết phải dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học Khi đó nghiên cứu khoa học trở về đúng giá trị đích thực của nó, chứ không phải là làm chống đối, qua loa để có giờ nghiên cứu khoa học cuối năm Việc gắn với quyền lợi sát sườn của giảng viên như vậy sẽ khuyến khích giảng viên tập trung đầu tư vào nghiên cứu khoa học Theo thời gian giảng viên dần dần có thói quen nghiên cứu khoa học Một cách gián tiếp giảng viên được nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng đào tạo của trường tăng lên thông qua con đường nghiên cứu khoa học.

Tiêu chí để thực hiện giải pháp này là căn cứ vào chất lượng các công tình mà giảng viên thực hiện, nghĩa là giảng viên nào thực hiện được các đề tài trong danh mục của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hoặc có bài đăng trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục SCI, SCIE và ISI Những sản phẩm khoa học được đăng tài như đã đề cập thì chắc chắn năng lực NCKH của tác giả đã được cộng đồng khoa học trong và ngoài nước ghi nhận, thì việc nhà trường ghi nhận và trọng dụng họ là xứng đáng và cần khuyến khích.

3.4.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học

Nâng cao dần chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên bằng việc tiệm cận dần theo tiêu chuẩn ở trong nước là theo tiêu chuẩn đề tài để bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư và tiêu chuẩn quốc tế Như trên đã trình bày, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên mới chỉ dừng ở việc biên soạn các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập tại trường như biên soạn đề cương bài giảng, sách câu hỏi và bài tập của các môn học, biên soạn giáo trình, đặc biệt xuất bản sách chuyên khảo hầu như không có trong khi tính điểm phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho sách chuyên khảo là cao nhất với 3 điểm cho mỗi công trình Nhận thức được điều này nên vừa qua trong việc sửa đổi quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ tại trường có bỏ đi một số đề tài trước đây được công nhận là đề tài khoa học thì hiện nay chỉ là công việc của giảng viên Tuy nhiên, để triển khai sâu rộng vấn đề này cần có lộ trình để giảng viên thích nghi dần với công việc nghiên cứu khoa học.

3.4.5 Giải pháp về cưỡng chế hành chính trong NCKH Đam mê, hứng thú trong nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố quan trọng giúp người nghiên cứu miệt mài với công việc Thiếu đam mê, hứng thú thì làm khoa học khó đạt đến đích cuối cùng, chưa nói đến đạt thành tích cao.

Do vậy, như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra giảng viên của trường ĐHTCQTKD hiện nay đang thiếu đam mê, đồng nghĩa với việc này là nhận thức chưa rõ ràng về vai trò của nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy Từ thực tế này nhà trường cần có biện pháp trước mắt là cưỡng chế về mặt hành chính, yêu cầu mỗi đơn vị, tập trung vào các khoa, mỗi bộ môn, mỗi giảng viên phải hoàn thành một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học một cách độc lập để đáp ứng đủ giờ nghiên cứu khoa học theo quy định Chẳng hạn, giao chỉ tiêu mỗi khoa phải có bài đăng trên tạp chí của trường ít nhất từ 1-3 bài/ 01 số, trong đó nhấn mạnh đến những giảng viên có trình độ tiến sỹ, đăng ký chiến sỹ thi đua Đây là một nguồn tiềm năng để cung cấp bài cho tạp chí của trường Nếu không quy định như vậy, thì nguồn bài cho tạp chí của trường sẽ gặp khó khăn, Thực tế một số trường đại học có điều kiện giống của trường ĐHTCQTKD đang rơi vào tình trạng thiếu bài đăng và đã phải đưa ra chế tài này nhằm bắt buộc giảng viên phải tham gia viết bài, làm NCKH.

3.4.6 Tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Ngày nay, khi các hình thức đào tạo tại bậc đại học đang được xây dựng theo chiều hướng ngày càng cải tiến, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức phong phú, đa dạng Trong số đó, thực hiện nghiên cứu khoa học được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên mở rộng vốn kiến thức cũng như vốn kỹ năng mềm của bản thân; là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn Tuy nhiên, NCKH của sinh viên chưa được quan tâm đúng mức và triển khai mạnh mẽ từ phía các trường đại học và từ đa số sinh viên trong khi đây là một tiêu chí đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học mà Bộ GD&ĐT đề ra

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp, hay thực hiện những nghiên cứu khoa học ở cấp khoa, trường… Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện nhằm ba mục đích đó là: Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn.

Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ có điều kiện để tiếp cận với các đề tài ở quy mô nhỏ, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ bắt đầu định hình được cách thức, quy trình để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học chất lượng, hiệu quả Không chỉ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học còn góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư duy độc lập, tự học hỏi của sinh viên Đối với mỗi sinh viên, những kỹ năng này không chỉ quan trọng trong quãng thời gian học tập tại giảng đường mà còn theo sát họ trong suốt quãng thời gian làm việc say này Do đó, việc trau dồi và phát huy những kỹ năng này là yêu cầu được đặt ra hết sức cấp thiết với sinh viên. Để thu hút sinh viên tham gia tích cực, say mê, thực hiện nghiên cứu khoa học một cách có hiệu quả cần chú trọng thực hiện một số những giải pháp sau đây:

- Cần tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh dành cho sinh viên, dưới sự hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa của giảng viên và nhà trường;

- Cần khuyến khích, tạo động lực cho sinh viên tham gia tích cực những hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua việc biểu dương thành tích tại các cuộc thi, các cuộc hội thảo nghiên cứu khoa học ở các cấp.

- Cần định hướng cho sinh viên lựa chọn những đề tài phù hợp với thực tiễn, trình độ kiến thức và phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

- Tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên bằng cách đầu tư hệ thống thông tin thư viện, phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho sinh viên trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu, thông tin. Thứ ba, tạo điều kiện để những thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học có chất lượng của sinh viên được áp dụng vào thực tiễn; tạo động lực cho sinh viên tích cực thực hiện những nghiên cứu khoa học vừa mang tính lý luận vừa mang tính ứng dụng thực tiễn (http://htu.edu.vn).

Ngày đăng: 03/03/2023, 10:33

w