Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theoquy định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quy
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các nhàngân hàng thương mại mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các nhân hànghạn chế được những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước.Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo
ra một thị trường tài chính rủi ro hơn Trong bối cảnh đó, không một ngân hànghay một tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản
lý rủi ro hữu hiệu Việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro nói chung và quản
lý rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng Chủtịch tập đoàn tài chính Citicorp Walter Wriston đã nói lên vai trò quan trọng củahoạt động quản lý rủi ro như sau: “toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng
là quản lý rủi ro”
Xuất phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đềcùng với việc nghiên cứu tình hình quản trị rủi ro tín dụng thực tế tại NHTMCP
Sài Gòn, em xin chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng”
cho luận văn tốt nghiệp của mình
Luận văn tốt nghiệp nghiệp có kết cấu làm 3 chương:
Chương I: Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn vàban lãnh đạo NHTMCP Sài Gòn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tàinày
Trang 2
CHƯƠNG 1 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Rủi ro
1.1.1.1 Khái niệm rủi ro
Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh có những
sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra không thể báo trước được, những tình huốngbất ngờ như vậy gọi là rủi ro Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điềukhông tốt lành hoặc một thiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vôhình bất ngờ mang đến do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gâynên
Như vậy: Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người,
đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được.
Tuy khó tìm được một định nghĩa rủi ro hoàn hảo song có thể biết được
rằng rủi ro thường có hai đặc tính sau:
-Thứ nhất là biên độ rủi ro: là sự thiệt hại từ rủi ro gây ra ở mức nào
-Thứ hai là tần số xuất hiện của rui ro là nhiều hay ít
Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại cũng gánh chịucác rủi ro do các tác động của môi trường vi mô và vĩ mô gây nên như cácdoanh nghiệp khác
1.1.1.2 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng
*Khái niệm rủi ro ngân hàng: Rủi ro ngân hàng là những biến cố không
mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quátrình hoạt động
*Phân loại rủi ro ngân hàng:
Phân chia rủi ro theo các loại tài sản có:
- Rủi ro trong quản lí và kinh doanh ngân quỹ
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro trong quản lí và kinh doanh chứng khoán
Trang 3- Rủi ro trong cho thuê.
- Rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng
Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các yếu tố tác động có:
1.1.2.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng (hay hoạt động cho vay) là hoạt động chính tạo ta phầnlớn lợi nhuận cho ngân hàng Theo khoản 8 điều 20 Luật các TCTD thì hoạtđộng tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huyđộng để cấp tín dụng Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để kháchhàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ chovay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác(theo khoản 10 điều 20 Luật các TCTD)
Hoạt động cho vay có thể phân chia làm nhiều loại khác nhau theo tính chất
và đối tượng của hoạt động tín dụng Tuy nhiên, hoạt động cho vay phải đảmbảo một số điều kiện cơ bản Ba điều kiện cơ bản của một hợp đồng cho vay là:
* Thời hạn, lãi suất và hạn mức hoàn trả hay thời gian đáo hạn của hợpđồng
* Vốn vay phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích
* Về nguyên tắc, vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương Hoạt động tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, trong đó cómột số tiêu chí chủ yếu sau:
* Phân loại tín dụng dựa theo tiêu chí thời gian:
- Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động
- Cho vay trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định
Trang 4như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng haomòn.
- Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm tài trợ cho công trình xây dựng như nhà,cầu, sân bay, đường,máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụnglâu
* Phân loại tín dụng dựa trên hình thức tài trợ:
- Cho vay: Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Đây là tài sảnlớn nhất trong khoản mục tín dụng
- Chiết khấu thương phiếu: Là việc ngân hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng
để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặc một giấy nợ)
- Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng thuêtheo những thỏa thuận nhất định Sau thời gian nhất định khách hàng phải trả cảgốc và lãi cho ngân hàng
- Bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộkhách hàng của mình
* Phân loại tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo:
- Tín dụng không cần tài sản đảm bảo: là hình thức cấp tín dụng không dựatrên cam kết yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải kí hợp đồng bảo đảm
- Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là hình thức cấp tín dụng dựa trên cam kếtđảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng pahỉ kí hợp đồng bảo đảm
* Phân loại tín dụng dựa trên rủi ro:
- Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao
- Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh nhưkhách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm…
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời gian ngắn
và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…
- Nợ khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấpquá nhỏ hoặc bị giảm giá…
Trang 5* Phân loại khác:
- Theo ngành kinh tế ( công, nông nghiệp…)
- Theo đối tượng tín dụng ( tài sản lưu động, tài sản cố định)
- Theo mục đích ( sản xuất, tiêu dùng…)
1.1.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng
A.Saunders và H.Lange định nghĩa: “ Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềmtàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng cácluồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thểđược thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn.” Timothy W.Koch cho sằng:
“Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốnxuất phát từ việc vốn vay không được thanh toán hay thanh toán trễ hạn
Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theoquy định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Vậy rủi ro tín dụng là những thiệt hại kinh tế mà ngân hàng thương mạiphải gánh chịu do khách hàng vay vốn sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợvốn gốc và nợ lãi hoặc không hoàn trả được nợ vay của ngân hang do cácnguyên nhân chủ quan hoặc khách quan Rủi ro tín dụng gây tổn thất về tàichính cho NHTM, đó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường củavốn; trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ caohơn có thể dẫn đến phá sản
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
* Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
- Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: Chấtlượng cán bộ tín dụng bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.Đây là những nhân tố đầu tiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý rủi
ro tín dụng của NHTM
Trang 6- Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng:
+ Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc hạn chế sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.Quy trình tín dụng sẽ quy định rõ từng khâu công việc và trách nhiệm cụ thể củacác cán bộ có liên quan
+ Chính sách tín dụng: Kinh nghiệm cho thấy, sự hoạt động của một ngânhàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý có hiệu quả nhiềuhơn là dựa trên cơ sở kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhânđiều hành Vì vậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng củangân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụngcủa NHTM
+ Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Mỗi ngân hàng phải hình thành và đưa
vào sử dụng một mô hình đánh giá rủi ro cụ thể để có thể quản lý rủi ro tín dụngmột cách thống nhất và hiệu quả Mô hình này phải phù hợp với tính chất, quy
mô và độ phức tạp của các hoạt động thuộc ngân hàng đó
* Các nhân tố thuộc về khách hàng: Khi khách hàng sử dụng vốn vay ngân
hàng không đúng mục đích đã đưa ra trong đơn xin vay vốn như: sử dụng vốnvay vào kinh doanh không đúng đối tượng; sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tưtrung dài hạn, đầu tư vào tài sản cố định; đều có thể ảnh hưởng đến việc quảntrị rủi ro tín dụng của NHTM Ngoải ra, rủi ro tín dụng còn có thể phát sinh từ
sự yếu kém về năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm quản lý của người điều hànhdoanh nghiệp; khả năng cạnh tranh của khách hàng; đối tác, bạn hàng làm ảnhhưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng Rủi ro tín dụng cũng
do nguyên nhân thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn
* Các nhân tố thuộc về môi trường:
- Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối
quan hệ về kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trongnền kinh tế Xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đếnviệc quản trị rủi ro tín dụng từ cả phía ngân hàng và phía khách hàng
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật điều
Trang 7chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp để thực thipháp luật Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tựchủ về hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải nằm trong khuôn khổ phápluật quy định Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nóiriêng cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó Nó cũng phải tuân theo nhữngquy định có liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành
+ Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho cácNHTM, nhưng nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng lạm phát và tănggiá bất động sản một cách giả tạo, ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng trongtương lai
+ Chính sách tỉ giá có tác động khác nhau đến từng ngành và hoạt độngxuất nhập khẩu, tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời và hoạt động kinhdoanh ngoại hối của ngân hàng Thay đổi lớn về tỉ giá hay biên độ dao động quálớn thường ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàng vay vốn
và tăng nợ khó đòi, tác động đến ngân hàng sẽ lớn hơn nếu không có qui chếthích hợp về quản lý trạng thái ngoại hối của các ngân hàng Trong nền kinh tế
bị đô la hóa với qui mô lớn, rủi ro tỉ giá thường không cao nhưng rủi ro tín dụngrất lớn và bộc lộ rõ nét khi đồng bản tệ bị mất giá, làm giảm khả năng trả nợ cáckhoản vay ngoại tệ
+ Chính sách tài khóa : do chính sách thuế thường có thiên hướng tăngthu ngân sách, những thay đổi đột ngột trong hệ thống thuế cũng có thể tác độngtới giá tài sản và khả năng trả nợ của bên vay
+ Chính sách bảo hộ cũng ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, trong đó cácNHTMNN vẫn là kênh chủ yếu cấp vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước vàcho vay với mức lãi suất ưu đãi, nhưng ngân sách nhà nước không cấp bù kịpthời ảnh hưởng đến nguồn vốn ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu tại các NHTMNN ở mứccao
1.1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng
Rủi ro luôn tồn tại song song với các hoạt động kinh doanh NHTM, vì vậyviệc hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
Trang 8ngân hàng Tín dụng là một nội dung quan trọng, chiếm khoảng 60-80% trongtoàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng Các rủi ro tín dụng vì thế có ảnhhưởng rất lớn tới ngân hàng, thông thường các rủi ro tín dụng vào khoảng 90%các rủi ro cơ bản Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề trọng tâmhiện nay, đang được sự quan tâm chú ý đặc biệt của hệ thống ngân hàng trêntoàn thế giới Khi ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụng sẽ gây nênnhiều bất lợi mà chủ yếu là các vấn đề như:
Đối với ngân hàng.
* Giảm lợi nhuận: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó
thu hồi Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốndẫn đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng Mặt khác, khi có quá nhiều cáckhoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản
lý, giám sát, thu nợ Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tănglãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo,thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng Bên cạnh đó,ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộphận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển đượcthành tiền để cho người khác vay và thu lãi Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng
sẽ bị giảm sút
* Giảm khả năng thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng
tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới ) và dòng tiền vào (tiền nhậngửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay ) tại các thời điểm trong tương lai Khi cácmón vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cânđối giữa hai dòng tiền Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫnphải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lạikhông được hoàn trả đúng hẹn Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tàisản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngânhàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán
* Giảm uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay
những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín
Trang 9của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút.
* Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăntrong việc hoàn trả, nhất là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảngtrong hoạt động của chính ngân hàng Ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thờicho những tình huống như vậy, mà thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đápứng nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến
sự sụp đổ của ngân hàng nếu Ngân hàng Trung Ương không can thiệp kịp thờihoặc không thể can thiệp
Đối với khách hàng
Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Khi để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn (=150%) lãi suất trong hạn thìchi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên Doanh nghiệp đã đang gặp khó khăn trongtình hình tài chính, giờ lại càng thêm khó khăn gấp bội Nguy cơ không có đủtiền để trả nợ cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phát mạitài sản thế chấp, đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản cho khách hàng
Đối với nền kinh tế.
Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nềnkinh tế bị ngừng trệ Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợquá hạn, nợ khó đòi, ngân hàng không có đủ vốn để cho vay các dự án có hiệuquả, mở rộng và phát triển sản xuất Trong khi đó, tiền cho vay của ngân hànglại hoạt động không có hiệu quả mà ngân hàng lại không thể kiểm soát nổi Kếtquả là sản xuất đình đốn, nền kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn
Như vậy, rủi ro tín dụng xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng đến
sự phát triển của ngân hàng nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nóichung Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của riêng ngânhàng mà là của toàn nền kinh tế
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Bản chất của quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM
Trang 10Quản trị rủi ro của NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, cóhướng đích của các nhà quản trị NH lên các đổi tượng quản trị và khác thể kinhdoanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinhdoanh từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mụctiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi NHTM.
Nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàngcho rằng: đối với các NHTM quản trị kinh doanh cũng chính là quản trị rủi ro,hay nói cách khác, quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản trị điềuhành của mỗi NHTM Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quátrình các NHTM áp dụng các nguyên lí, các phương pháp và kinh nghiệm quảntrị kinh doanh của NHTM ở các quốc gia phát triển vào hoạt động kinh doanhcủa mình để giám sát, phòng ngừa , hạn chế và giảm thấp rủi ro trong hoạt độngtín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác đẻ giảm thiểu tổn thất thiệthại cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nâng cao sức manh và uy tín của NHtrên thương trường
1.2.2 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Đối với rủi ro tín dụng, trước hết, nên coi đó là một hiện tượng có thể xảy rangoài mong muốn của ngân hàng khi thực hiện cho vay đối với khách hàng Vớiquan niệm như vậy, mỗi khi bắt đầu xem xét một khoản tín dụng, ngân hàng cầnlường trước những rủi ro có thể xảy ra Đây cũng chính là xuất phát điểm hìnhthành nên ý tưởng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Mặc dù rủi ro tín dụng làmột hiện tượng tiềm ẩn và không phải bao giờ cũng xảy ra khi ngân hàng chokhách hàng vay vốn nhưng trong nhiều trường hợp do tính lặp lại của rủi ro nênngười ta có thể nhận biết được tính quy luật của nó Chính vì điều này mà ngânhàng có thể tìm ra những biện pháp quản lý nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi rotín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra
Như vậy, “quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của
NHTM bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy
ra.”
Trang 111.2.3 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
1.2.3.1 Các nguyên tắc chung của ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel trong Quản trị rủi ro tín dụng
Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế(Basel I) được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook) do
Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lýrủi ro hiệu quả hơn Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng của hiệp địnhbao gồm:
* Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:
- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược rủi ro tín dụng theo định
kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độkhả năng sinh lời
- Nguyên tắc 2: Thực hiện Chiến lược chính sách tín dụng Xây dựng các
chính sách tín dụng Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ
và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi
ro tín dụng
- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản phẩm
và các hoạt động Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải quađầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ
* Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:
- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về
người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách hàng
riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảngcân đối kế toán
- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt
các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có
- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương
mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và
cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan
Trang 12* Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:
- Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ
đối với các danh mục tín dụng
- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến
từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi
ro tín dụng
- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ Hệ
thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng
- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban quản lý
đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán,cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việcphát hiện các tập trung rủi ro
- Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với: Cơ cấu tổng thể của
danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng
- Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh
tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giádanh mục tín dụng
* Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:
- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và
cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao
- Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ
thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và ápdụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tíndụng cần được báo cáo kịp thời
- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề
1.2.3.2 Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng
Để quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ranhững công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngânhàng đó Sau đây là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụngcủa một NHTM
Trang 13* Quy trình tín dụng: Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay
và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình tín dụng
Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà các bộ tín dụng, các phòng,ban liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho kháchhàng Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong
và sau khi cho vay
- Giai đoạn trước khi cho vay: Trong giai đoạn này, sau khi tiếp nhận hồ sơ
xin vay cũng như tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về kháchhàng và phương án vay vốn; cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm địnhkhách hàng và phương án xin vay Nội dung phân tích bao gồm: năng lực pháp
lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, phương án sử dụng vốnvay và phương án trả nợ, khả năng đảm bảo tiền vay và các biện pháp quản lý,kiểm soát của ngân hàng
- Giai đoạn trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và
vốn vay được giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo cácnội dung chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến độ haykhông, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệulừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không Công việc này cho phép ngân hàng thuthập thêm các thông tin về khách hàng Nếu các thông tin phản ánh chiều hướngtốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được bảo đảm
- Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng
thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy
đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn Trong một số trường hợp, ngườivay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn Điều đó cónghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra Lúc này cán bộ tín dụng cần xem xét, tìm ranguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng như
đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, các
ngân hàng phải xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể và thống nhất Quy trìnhnày phải được ban lãnh đạo của ngân hàng thông qua và phổ biến rộng rãi đến
Trang 14các phòng, ban có liên quan cũng như toàn bộ cán bộ tín dụng trong ngân hàng.
* Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về cho
vay của ngân hàng Chính sách này được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu,chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảonâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro Chính sách tín dụng bao gồm các nội dungchính sau:
- Chính sách khách hàng
- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng
- Lãi suất và phí suất tín dụng
- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ
- Các loại bảo đảm tiền vay
- Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán
- Chính sách đối với các khoản nợ xấu
* Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Để xác định chính xác mức độ rủi ro
của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể đểđánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm cả mô hình phảnánh về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng Đặc điểm của các
mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng cùngmột lúc nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việc phân tích vàđánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay
- Mô hình định tính: Hệ thống tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sử
dụng trong mô hình định tính là : Tiêu chuẩn 5C
+ Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần
trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay.Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay
có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn
+ Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng
người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợpđồng tín dụng Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diệncho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được uỷ quyền hợp pháp của
Trang 15công ty Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được uỷ quyền cóthể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng
+ Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập
trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không?Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiền ròng từdoanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ bánthanh lý tài sản Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng đểtrả nợ vay cho ngân hàng
+ Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng
tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả
nợ của người vay Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trảđược nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngânhàng Tất nhiên tài sản cầm cố thế chấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu vàđiều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng
+ Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện
kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng,cán bộ tín dụng cần phải biết được thực trạng về ngành nghề và công việc kinhdoanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởngnhư thế nào đến hoạt động của người vay
- Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model): Đây là mô hình do
E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vayvốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối
với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người vay.
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngườivay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính điểm như sau:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
Trang 16X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạchtoán của tổng nợ
X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khitrị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy
cơ vỡ nợ cao Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm
số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao
- Mô hình cho điểm theo chỉ tiêu: Mô hình này bao gồm một hệ thống các
chỉ tiêu liên quan đến từng đối tượng khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân),mỗi chỉ tiêu có điểm số khác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọngcủa chúng Căn cứ vào tình trạng của khách hàng và thang điểm của ngân hàng,cán bộ tín dụng sẽ quyết định số điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu, sau đó cộngtổng số điểm Khi có tổng số điểm, căn cứ vào bảng chuẩn, cán bộ tín dụng cóthể đệ trình quyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầu xin vay Với tổng số điểmcao hơn mức điểm chuẩn thì khách hàng đó được vay và thấp hơn mức điểmchuẩn thì ngân hàng từ chối
Như vậy, các công cụ tín dụng có thể nói là rất quan trọng trong hoạt động tín
dụng của NHTM Mục tiêu cuối cùng của các công cụ này là phục vụ kháchhàng trên cơ sở an toàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lờicủa NHTM
1.2.4 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Nhận biết rủi ro tín dụng
Ngân hàng cần có phương pháp nhận ra những dấu hiệu rủi ro tín dụng để
từ chối cho vay (trong trường hợp trước khi cho vay) hoặc để ngăn ngừa xử lýkịp thời (trong trường hợp đã cho vay) Có thể sắp xếp các dấu hiệu của rủi rotín dụng theo các nhóm sau:
* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:
- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoảncủa khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu
Trang 17quan trọng gồm: Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăn trongthanh toán lương; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dưtài khoản tiền gửi…
- Các hoạt động vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng; thanh toán chậmcác khoản nợ gốc và lãi; thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn; yêu cầucác khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến
- Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mại chocác hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất,
ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả(factoring); giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ số thanhtoán phát triển theo chiều hướng xấu; có biểu hiện giảm vốn điều lệ
* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng:
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành
- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị,điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán
- Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Được hoạch định bởiHĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; HĐQT hoặcGiám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thườngnhật; Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; Thuyên chuyển nhân viêndiễn ra thường xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hànhđộng nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi
- Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những ngườiquản lý không thuộc gia đình; cho thành viên của gia đình chưa được đào tạo,huấn luyện đầy đủ đảm đương cương vị then chốt
- Có tranh chấp trong quá trình quản lý
- Có các chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá nhiều chi phí để gây ấntượng như thiết bị văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, BanGiám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cánhân
Trang 18* Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:
- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Doanh nghiệp bị ám ảnh bởi một kháchhàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắt giảm lợinhuận nhằm có được những hợp đồng lớn
- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà khôngchú ý đến các yếu tố khác
- Sự cấp bách không thích hợp như: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra sảnphẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế,tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc
* Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại:
- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ thuậtmới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao
- Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế
* Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán:
- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp cácbáo cáo tài chính
- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối
về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiền mặt giảm;tăng doanh số bán nhưng lãigiảm hoặc không có.số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của cáccon nợ được kéo dài; hoạt động lỗ…
- Những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ củanhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho lưu trữ hànghoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu
1.2.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng
* Một số khái niệm cơ bản: Trước hết cần phải tìm hiểu một số khái niệm
về nợ và nợ quá hạn được quy định trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN:
- "Nợ" bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tàichính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;các khoản bao thanh toán; các hình thức tín dụng khác.Tổ chức tín dụng thực
Trang 19hiện phân loại nợ như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn mà tổ chức
tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;các khoản nợ được trả đầy đủ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểutrong vòng một năm đối với các khoản nợ trung dài hạn và ba tháng đối với cáckhoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủgốc và lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
các khoản nợ khác theo quy định: do khách hàng có một trong nhiều khoản nợvới TCTD bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn nên các khoản nợ khác cũngphải chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng; các khoản nợ mà TCTD có
đủ khả cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm và chủđộng phân loại thành các nhóm nợ rủi ro cao hơn
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến
180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360
ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lạithời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; cáckhoản nợ khác theo quy định
- "Nợ quá hạn" là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi
đã quá hạn
- "Nợ xấu" (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định
trên Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổchức tín dụng
- "Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ" là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp
Trang 20thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tíndụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạnghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giákhách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấulại
* Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng:
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lí rủi ro tín
dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từ nhữngnguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những dấuhiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng:
* Nợ quá hạn:
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn là khoản nợ màkhách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tíndụng
- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ: Nợ khó đòi là khoản nợ quáhạn đã qua một thời kì gia hạn nợ
Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi
ro tín dụng khác nhau Các quan điểm khác nhau, các tính toán khác nhau về kìhạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng
+ Thứ nhất, do kì hạn nợ không đúng: Nhiều cán bộ ngân hàng khi cho vay
không quan tâm thích đáng đến chu kì kinh doanh của người vay, hoặc do nguồnngắn hạn là chủ yếu, họ đặt kì hạn nợ ngắn để hạn chế rủi ro Kì hạn nợ khôngphù hợp với chu kì thu nhập của người vay Khi đến hạn người vay dĩ nhiên sẽkhông thể trả nợ được, gây nợ quá hạn Khoản nợ này trở thành mối đe dọa tàichính đối với người vay, buộc họ phải trả thêm khoản “ phụ phí ” để được giahạn nợ, hoặc phải chịu lãi suất phạt
+ Thứ hai, do đảo nợ hoặc giãn nợ: Nhiều khoản nợ người vay không có khả
năng hoàn trả có thể được đảo nợ để làm giảm nợ quá hạn so với thực tế Để chegiấu với ngân hàng cấp trên, hoặc để không phải chịu lãi phạt, khách hàng và
Trang 21nhân viên ngân hàng thỏa thuận vay khoản mới để trả khoản nợ cũ Nhân viênngân hàng cũng có thể thực hiện giãn nợ đối với các khoản nợ mà chắc chắnngười vay không trả được Những hành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợkhó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng.
+ Thứ ba, do chính sách cho vay: Rất nhiều các khoản vay khó đòi không
thể thu hồi bằng phát mại tài sản ( doanh nghiệp nhà nước, người nghèo, tài sảnkhông rõ ràng…) Những khoản cho vay này hầu hết là cho vay theo chỉ thị củachính phủ Khi chính phủ chưa có biện pháp giải quyết, chúng vẫn tồn tại trênbảng cân đối của ngân hàng, trở thành tài sản ảo.Việc xử lí các khoản nợ này làrất phức tạp Nhiều ngân hàng loại chúng ra khỏi chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khóđòi, xếp vào nợ khoanh ( khi được chính phủ đồng ý) Tuy nhiên chúng thực sự
đe dọa thu nhập của các ngân hàng nếu chính phủ không tìm được nguồn bùđắp
* Các chỉ tiêu khác: Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lí ngân hàng còn sử
dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hóatài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoảncho vay…
- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là
nợ quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiềukhoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn.Khoản cho vay có vẫn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng
- Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lựcsản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng… ngânhàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm Khách hàng loại A hoặcđiểm cao, rủi ro tín dụng thấp; khách hàng loại C hoặc điểm thấp, rủi ro cao Chỉtiêu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng.Điểm của ngân hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn
- Mất tính ổn định vĩ mô: Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao,tình hình chính trị mất ổn định, vùng hay bị thiên tai… đều tạo nên mất ổn định
vĩ mô, tác động xấu đến người vay Do mất ổn định vĩ mô được ngân hàng xem
Trang 22là một nội dung quan trọng phản ánh rủi ro tín dụng.
- Tính kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro.Những thay đổi trong chu kì của người vay là khó tránh khỏi Nếu ngân hàng tậptrung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thìrủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh bao giờcũng gắn liền với rủi ro Trong các loại rủi ro, rủi ro tín dụng có tác động lớnnhất đến hoạt động của ngân hàng Rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra và khixảy ra nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng màcòn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường Vì vậy, các NHTM cần phảithực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích các nguyên nhân
và đưa ra các biện pháp phù hợp Để tìm hiểu trên thực tế một NHTM quản trịrủi ro tín dụng như thế nào, chương 2 của chuyên đề sẽ xem xét thực trạng quảntrị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Trang 23Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP
SÀI GÒN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SÀI GÒN
2.1.1.Khái quát về NHTMCP Sài Gòn
Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCPSài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam,thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sảnphẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thươnghiệu SCB trong cộng đồng Hiện SCB đang đứng hàng thứ 4 về tổng tài sản vàđứng hàng thứ 3 về dư nợ tín dụng so với các ngân hàng TMCP khu vựcTPHCM Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểmtại khu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồngbằng sông Cửu Long
Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng Sau khiđược sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoánViệt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnhgiá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốnđiều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều
lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước
Ngoài ra, SCB còn tạo dựng thế mạnh của mình bằng việc liên minh,liên kết với các ngân hàng NH quốc doanh Cụ thể, SCB ký thỏa thuận hợp táctoàn diện với NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), NH Ngoại thương(Vietcombank) và NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN (Agribank).Nhờ đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phầnnâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển
Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cườnghọc hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng Với
Trang 24nhận thức đó, SCB đang từng bước thực hiện đổi mới công nghệ và hiện đại hoángân hàng Bên cạnh việc ra mắt dịch vụ Ngân hàng hiện đại SCB-Ebankingnhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích cho khách hàng, SCB xúc tiến trang
bị hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking System) tiên tiến với công nghệTemenos T24 và hợp tác với tập đoàn IBM nhằm cập nhật và ứng dụng các côngnghệ tiên phong trong các dự án công nghệ thông tin
Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”,
cùng với khát khao vươn lên của tập thể SCB, chúng ta hoàn toàn có thể tintưởng SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại
VN, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập vớithị trường tài chính trong nước và quốc tế
2.1.2 Khái quát về khối quản trị rủi ro của NHTMCP Sài Gòn
Khối quản trị rủi ro của NHTMCP Sài Gòn gồm:
- Phòng quản lý rủi ro tín dụng
+Tham mưu trong ban điều hành trong viếc ra quyết định tín dụng đối vớicác khoản vay vượt mức phán quyết của các chi nhánh
+Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng của toàn ngân hàng
+Xây dựng, quản lý và kiểm soát danh mục cho vay trong việc nhận dạng,quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng
+Trung tâm thông tin tín dụng của SCB
-Phòng quản lý rủi ro thị trường: chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thị
trường của ngân hàng và tham mưu cho các cấp phê duyệt, ra quyết định kinh doanh đúng đắn, an toàn hiệu quả
-Phòng quản lý rủi ro vận hành: chịu trách nhiệm quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng và tham mưu cho các cấp phê duyệt ra quyết định đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn ,hiệu quả và tuân thủ
2.1.3 Tình hình tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn
Trong các năm gần đây, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao
Trang 25Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội tạo đà đưa nền kinh tế Việt Namphát triển nhanh Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh như vậy thì nhucầu vốn cho nền kinh tế cũng tăng mạnh là một tất yếu.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, NHTMCP Sài Gòn đã không ngừngnâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoàn thiệnquy trình nghiệp vụ cũng như quy trình quản lý Bằng cách tung ra các sảnphẩm tác dụng hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng
cụ thể, SCB đã cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả kinh doanh với tốc độnhanh
Nét nổi bật của hoạt động đầu tư tín dụng của SCB là có sự tăng trưởng cao,tiếp tục duy trì các khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng đối tượng kháchhàng vay mới Các sản phẩm của SCB đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thànhphần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh
SCB áp dụng chính sách sử dụng vốn một cách hiệu quả và phân tán rủi ro.Tổng dư nợ cho vay thường chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số vốn huy động Ngoàihoạt động tín dụng, vốn còn được gửi vào các tổ chức tín dụng khác hoặc gópvốn liên doanh, mua cổ phần tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Các hoạtđộng này nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro trong sử dụng vốn,tiến tới tối đa hóa lợi nhuận
*Tình hình sử dụng vốn và chất lượng tín dụng trong 3 năm
Trang 26Đến 31/12/2006, tổng dư nợ tín dụng – đầu tư SCB đạt 8.790 tỷ đồng, tăng5.433 tỷ (162%) so với năm 2005 Đến 30/9/2007, đạt 17.323 tỷ đông, tăng8.533 tỷ, tương ứng 97% so với đầu năm.
Dư nợ cho vay:
- Tổng dư nợ cho vay: năm 2006 dư nợ cho vay là 8.207 tỷ đồng, tăng4.850 tỷ tương ứng với 144,5% so với năm 2005 Đến 30/9/2007, tổng dư nợcho vay là 15.690 tỷ , tăng 7.483 tỷ, tương ứng với 91,1% so với đầu năm
- Dư nợ cho vay ngắn hạn: năm 2006 dư nợ cho vay ngắn hạn là 6.557 tỉđồng, tăng 4.046 tỉ (gấp 2,6 lần) so với năm 2005 Đến 30/9/2007 dư nợ cho vayngắn hạn là 13.182 tỉ, tăng 6.625 tỉ tương ưng với 101% so với đầu năm
- Dư nợ cho vay trung và dài hạn: năm 2006 dư nợ cho vay trung va dàihạn là 1.650 tỉ đồng, tăng 804 tỉ tương ứng với 95% so với năm 2005 Đến30/9/2007, dư nợ cho vay trung và dài hạn là 2.508 tỉ, tăng 858 tỉ tương ưng với52% so với đầu năm
Chiết khấu cầm cố giấy tờ có giá: năm 2006 đạt 2,6 tỉ đồng, đến 30/9/2007
đạt 5,2 tỉ đồng
Về chất lượng tín dụng:
Dù mức độ tăng trưởng nhanh nhưng hoạt động tín dụng của SCB vẫn đượcđảm bảo về chất lượng Tỉ trọng nợ quá hạn nợ xấu trên tổng dư nợ ngày càngthấp Đó là kết quả của việc áp dụng va két hợp nhiều biện pháp nhăm nâng caochất lượng tín dụng, kiểm soát và thu hồi nợ quá hạn
Tình hình chất lượng tín dụng các năm qua như sau:
Trang 27( Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2005,2006 và quý 3 năm 2007).
Tổng dư nợ xấu năm 2006 (bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ ghi ngờ, nợ cókhả năng mát vốn) chiếm 0,84% trên tổng dư nợ,giảm 0,32% so với năm2005.Đến 30/9/2007 dư nợ xấu là 93,2 tỉ, chiếm 0,59% trên tổng dư nợ, giảm0,25% so với đầu năm
Trong 9 tháng đầu năm 2007, chỉ tiêu nợ đủ tiêu chuẩn tăng đáng kể trongkhi đa phần các chỉ tiêu nơ khác đều có xu hướng giảm,đăc biệt là chỉ tiêu dư nợcần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn giảm đáng kể so với 2006.Mặc dù tỉ lệ nợ xấu
và các chỉ tiêu nợ khác của SCB hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, chưa đạtmức 1% trong tổng dư nợ, nhưng SCB vẫn rất chú trọng và tuân thủ thực hiệnviệc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Cụ thể mức trích lập quỹ dự phòngrủi ro tín dụng từ năm 2004 đến cuối quý 3/2007 như sau:
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2005, 2006 và 9 tháng đầu năm 2007)
* Tình hình cho vay và chất lượng tín dụng năm 2007
Trang 28Dư nợ tín dụng của SCB tăng trưởng đều qua các tháng.Tỷ lệ sử dụng vốncho vay trên số dư vốn huy động đến 31/12/2007 là 85,6% Như vậy hiện nay,hoạt động tín dụng vẫn mang lại nguồn thu nhập chính cho SCB.Với hoạt độngtín dụng hiệu quả, SCB đã thể hiện tốt vai trò trung gian tài chính góp phần phân
bổ và khai thác hợp lý nguồn lực tiết kiệm của dân cư vào các hoạt động pháttriển kinh tế - xã hội quốc gia
Ở mảng tín dụng, Sở giao dịch là đơn vị kinh doanh có đóng góp nhiềunhất, trung bình số dư cho vay của SGD chiếm hơn 60% dư nợ của toàn ngânhàng Các đơn vị khác, hầu hết đều có bước tăng trưởng về quy mô và thị phầntín dụng so với năm trước Trong đó, chi nhánh An Đông có tốc độ tăng trưởng
là 31,25%, chậm hợn so với tất cả các đơn vị còn lại Ngoại trừ đối với chinhánh Nhà Rồng, số dư cho vay đến cuối năm 2007 chỉ còn 412,88 tỷ, giảm22,54% so với dư nợ đạt được cuối năm 2006 (532,99 tỷ)
Xuất phát điểm từ một ngân hàng truyền thống với đặc thù huy động vàcho vay, SCB khó có thể vững bước trên con đường phát triển hiện đại và đanăng.Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng ổn định là một trong những yêu cầu cơ bản
để SCB đa dạng hóa hoạt dộng,củng cố sức mạnh và hội nhập theo chiều sâu
Trang 29Chất lượng tín dụng
Cùng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng tại SCBluôn được kiểm soát và cải thiện Đến 31/12/2007, tổng dư nợ xấu của SCB là65,86 tỷ đồng, chiếm 0,34% so với tổng dư nợ Nếu đầu năm, tỷ lệ nợ xấu là0,85% thì đến cuối năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn 0,34% tức là chỉ bằng 1/3 so vớiđầu năm dù quy mô tín dụng đã tăng gấp 2,37 lần
Chất lượng tín dụng ngày một nâng cao không chỉ phản ánh chật lượngnguồn nhân lực của SCB ,mà còn là tín hiệu cho một sự tăng trưởng bềnvững,và góp phần nâng cao vị thế của SCB trên thị trường tài chính
Để quản lí được chất lượng tín dụng,SCB đã duy trì 100%quy trình chocác sản phẩm tín dụng được triển khai, vấn đề tuân thủ quy trình được hệ thốngkiểm soát giám sát một cách nghiêm ngặt (thực hiện kiểm tra trước, trong và saukhi cho vay) đồng thời SCB đã thiết lập một sợi chỉ xuyên suốt trong công táctín dụng toàn hệ thông qua việc phân cấp phán quyết và xét duyệt thông quaHĐTD các cấp trước khi cho vay SCB cũng đảm bảo trên 70% hồ sơ đượcduyệt thông qua Hội đồng tín dụng, 100% hồ sơ duyệt có 2 chữ ký hoặc có chữ
ký của thường trực HĐQT thông qua
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đãđược SCB bảo lãnh, hoặc khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng hạn gốc
và lãi các khoản vay được SCB cấp Tuy nhiên, để tối thiểu hóa rủi ro tín dụng,SCB đã sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:
- Ban hành quy định về chính sách tín dụng và quy chế cho vay đối vớikhách hàng
- Ban hành quy trình tín dụng ngắn hạn, quy trình tín dụng trung và dài hạn
- Ban hành quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanhnghiệp
2.2.1 chính sách tín dụng và quy chế cho vay đối với khách hàng
2.2.1.1 Chính sách tín dụng
*Khái niệm:
Trang 30Chính sách Tín dụng là hệ thống các chủ trương, giải pháp, cơ chế và quytrình, quy tắc tiến hành hoạt động kinh doanh Tín dụng của Ngân hàng TMCPSài Gòn (SCB), nhằm thực hiện chức năng quan trọng nhất của định chế ngânhàng thương mại theo luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế là “đi vay để chovay”, phục vụ các yêu cầu về vốn phát triển kinh tế.
*Nội dung chính sách
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư:
SCB thực hiện chính sách “đa dạng hóa danh mục đầu tư”, trên cơ sở đảmbảo an toàn vốn, thu lợi nhuận hiệu quả tối đa, góp phần phát triển kinh tế- xãhội theo đúng chính sách, mục tiêu chung của Nhà nước, trong nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở nước ta Hoạt động đầu tư Tín dụng của SCB thựchiện theo các loại hình sau:
+ SCB thực hiện nghiệp vụ cho vay ( đầu tư tín dụng) là giải pháp kinhdoanh chủ yếu nhất Để đảm bảo an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng thanhkhoản theo luật pháp và trong mối quan hệ với khách hàng gửi tiền, các chỉ sốhoạt động tín dụng sau đây phải được duy trì bắt buộc trong toàn hệ thống SCB:
Phải đảm bảo duy trì hệ số CAR tối thiểu là 8,5%
Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng số dư tiền gửi của khác hàng ( cả 2khu vực ) không được vượt quá 90% tính trong mọi thời điểm hoạt động kinhdoanh Trường hợp cần thiết tỷ lệ này vượt mức quy đinh trên, Tổng Giám đốc
sẽ trình Chủ Tịch Hội đồng quản trị quyết định
Mức dư nợ Tín dụng trung dài hạn không quá 42% trong tổng dư nợchung
Về đối tượng đầu tư tín dụng, đối với pháp nhân, SCB ưu tiên bố trí trên65% tổng mức dư nợ cho vay và bảo lãnh, các đối tượng khác không phải là đơn
vị pháp nhân theo luật định, thì tổng mức vốn cho vay và bảo lãnh chỉ giới hạn
tỷ lệ đến 35%
SCB thực hiện chính sách khách hàng trong hoạt động đầu tư Tín dụng
có sự phân biệt khách hàng quan hệ truyền thống, loại được tín nhiệm cao cầnđược hưởng cơ chế cho vay và bảo lãnh theo Tín chấp
Trang 31+ Khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu côngtrình đô thị, tổng mức dư nợ đầu tư trái phiếu không vượt quá 10% tổng dư nợđầu tư tín dụng của SCB, việc đầu tư này chỉ thực hiện tại Hội sở và do Thườngtrực HĐQT quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc.
+ SCB cũng tiến hành đầu tư thương mại ( góp vốn liên doanh, mua cổphần tại các doanh nghiệp, công ty cổ phần) Tuy nhiên để đảm bảo an toànhoạt động và an toàn vốn, tổng mức góp vốn liên doanh của SCB chỉ được thựchiện tối đa đến 25% vốn tự có, việc cử người vào các cơ quan quản trị là HĐQTcủa các tổ chức kinh tế SCB góp vốn do HĐQT SCB quyết định
+ SCB cũng tích cực chuẩn bị thành lập công ty cho thuê tài chính trựcthuộc để triển khai hoạt động kinh doanh đầu tư tín dụng dưới hình thức chothuê tài chính
+ SCB thực hiện các hoạt động đầu tư tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theophương thức “bao thanh toán”
+ Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp
+ Các doanh nghiệp xây lắp
+ Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản: tỷ lệ nợ loại nàykhông vượt quá 40% tổng dư nợ chung của SCB
Trang 32thời hạn từ trên 12 tháng trở lên Phần lớn vốn trung dài hạn của SCB tập trung
ở thể loại trung hạn 12 – 24 – 36 - 48 tháng…Thể loại trung dài hạn từ 50 thángtrở lên SCB vẫn tiếp tục chính sách cung ứng vốn hạn chế do khả năng nguồnvốn chưa đảm bảo
+ Tất cả các khoản cho vay trung dài hạn từ 36 tháng trở lên ( trừ cho vaymua xe ô tô, mua nhà, xây nhà,… với số tiền nằm trong mức ủy quyền cho từngđơn vị) đều do Hội Sở quyết định, thông qua Hội đồng tín dụng và Tổng giámđốc xét duyệt, nếu vượt mức phán quyết thì do thường trực HĐQT xét duyệt
+ Lãi suất tín dụng nợ quá hạn áp dụng tỷ lệ từ 120% đến mức tối đa bằng150% mức lãi suất trong hạn
+ SCB tiến hành thu nợ lãi hàng tháng Trong các hợp đồng tín dụngtrung dài hạn, việc trả lãi vay có thể ấn định theo phân kỳ 3 tháng Các khoảnphát sinh trên 3 tháng chỉ phát sinh cá biệt và do Tổng giám đốc và thường trựcHĐQT SCB xem xét quyết định
+ HĐQT quyết định mức trần lãi suất tín dụng, Tổng giám đốc được ủyquyền ấn định mức lãi suất cụ thể theo từng tính chất loại vay, thời hạn vay cụthể
- Về cơ chế đảm bảo tiền vay:
SCB áp dụng chế độ đảm bảo tiền vay phù hợp với các quy định hiện hành củaChính phủ, Ngân hàng Nhà nước
- Về cơ chế kiểm tra, giám sát tín dụng:Từng cơ sở kinh doanh của SCB
có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát tín dụng đối với từng khoản vay
Trang 33theo từng khách hàng vay vốn Trách nhiệm kiểm tra, giám sát tín dụng thuộccán bộ tín dụng va cơ sở kinh doanh SCB nơi trực tiếp quản lý tín dụng đối vớikhách hàng Phòng Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ SCB có trách nhiệm kiểm tra,phúc tra lại từng khoản vay theo từng khách hàng, kịp thời có ý kiến đánh giátình hình chất lượng tín dụng của mỗi khoản vay và theo từng khách hàng tại tất
cả các cơ sở SCB Báo các tổng hợp kiểm tra, kiểm soát này hàng quý TổngGiám đốc phải gửi trình HĐQT để xem xét, có chủ trương giải pháp chỉ đạo, xử
lý những vấn đề phát sinh có rủi ro tiềm ẩn gây tổn thất về vốn của SCB
- Quy chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh tín dụng
+ Hiểu và chấp hành đúng đắn, đày đủ nội dung chính sách tín dụng củangân hàng; nghiêm chỉnh thực thi những quyu định của pháp luật, quy tắcquytrình nghiệp vụ tín dụng; ận tình truyền đạt, hướng dẫn khách hàng nắm vững vàcùng thực hiện đúng chính sách, quy chế, quy trính tín dụng với tư cách là 1 chủthể trong quan hệ tín dụng
+ Tuyệt đối không được vụ lợi cá nhân dẫn đến hậu quả là làm sai lệchviệc đánh giá thẩm đinh dự án đầu tư tín dụng…
+ Không được làm việc với thái độ qua loa, thiếu sâu sát, lười đi cơ sởkiểm tra, giám sát theo quy định của quy chế cho vay
+ Che dấu những sai trái, tình hình bất lợi gây tiềm ẩn rủi ro tín dụng,không báo cáo đầu đủ kịp thời về những phát sinh tiêu cực của khách hàng vayvốn cho các cấp lãnh đạo SCB để có chủ trương giải pháp thích hợp thu hồi, bảotoàn vốn cũng là một vi phạm nghiệm trọng về quy chuẩn đạo đức tín dụng
2.1.1.2 Quy chế cho vay đối với khách hàng
* Căn cứ xây dựng quy chế:
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổsung một số Điều của quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với kháchhàng ban hành theo Quyết định 1627 nói trên, cùng các chỉ thị, văn bản hướngdẫn khác của Ngân hàng Nhà nước liên quan chính sách, quy chế Tín dụng
Trang 34* Một số nguyên tắc chủ yếu:
- Về giới hạn cho vay và bảo lãnh đối với 1 khách hàng: TGĐ điều hànhđược quyền quyết định cho vay đối với 1 khách hàng đến mức 10% vón tự cócủa SCB, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với 1 khách hàng là 20% Vượt cácgiới hạn này, TGĐ đề nghị thường trực HĐQT SCB quyết định
- Một khách hàng không quan hệ vay vốn tại nhiều cơ sở kinh doanh củaSCB
- Giải ngân tín dụng: chủ yếu bằng chuyển khoản Bên vay trong nhữngnhu cầu hợp lý, cũng được SCB giải ngân bằng tiền mặt, tuy nhiên bên vay phảicam kết sau khi sử dụng tiền vay phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chứng từ chứngminh sử dụng vốn vay
- Về tài sản đảm bảo tiền vay:
+ Cho vay, bảo lãnh không có đảm bảo bằng tài sản: thực hiên theo quychế riêng cho vay không có tài sản đảm bảo do Chủ tịch HĐQT ban hành
+ Cho vay, bảo lãnh có đảm bảo bằng tài sản: tài sản đảm bảo phải đượccông chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật hiệnhành
- Về phương thức cho vay: tùy thuộc vào nhu cầu vốn của từng đối tượngkhách hàng mà SCB có thể áp dụng các phương thức cho vay như sau:
+ Phương thức cho vay từng lần
+ Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Phương thức cho vay theo dự án đầu tư
+ Phương thức cho vay trả góp
+ Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Trang 35+ Phương thức cho vay hợp vốn
+ Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tíndụng
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Kiểm tra sử dụng vốn vay:
+ Cơ sở SCB cho vay có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quátrình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng:
Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra các điều kiện vay vốn tín pháp lýcủa hồ sơ vay vốn và các nội dung khác
Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra các chứng từ, tài liệu gửi kèm theogiấy nhận nợ khi khách hàng rút vốn, bảo đảm mục đích vay phù hợp với hợpđồng tín dụng, giải ngân phù hợp với tiến độ sử dụng vốn thực tế và hình thứcthanh toán của khách hàng Trường hợp cần thiết phải kiểm tra tình hình thực tếtại đơn vị khách hàng
Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hìnhsản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản đảm bảo tiền vay, những khó khăn thuậnlợi trong việc thu nợ, phát hiện các vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảođảm tiền vay để có biện pháp xử lý
+ Thông qua kiểm tra giám sát: Cơ sở SCB cho vay đánh giá mức độ tínnhiệm và phân loại khách hàng, phát hiên các trường hợp sử dụng vốn vay saimục đích, nếu phát hiện khách hàng thông tin sai sự thực, vi phạm hợp đồng tíndụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, không có khả năng trả nợ đúng hạn, ngưnghoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, có nhuy cơ phá sản, lừa đảo… thì các
bộ tín dụng và lãnh đạo phòng tín dụng phải đề xuất các biện pháp xử lys, báocáo Giám đốc để có hướng chỉ đạo xử lý theo quy chế cho vay của Ngân hàngNhà nước và hướng dẫn của NHTMCP Sài Gòn
2.2.2 Quy trình tín dụng
2.2.2.1 Quy trình tín dụng trung dài hạn
* Quy trình tại chi nhánh: tóm tắt quy trình
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ,
Trang 36hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.
Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: CBTD chịu trách nhiệm hướngdẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn Hồ sơ gồm giấy đề nghị vayvốn, hồ sơ pháp lý về khách hàng, hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tàichính, hồ sơ về dự án vay vốn, hồ sơ về bảo đảm tiền vay
Kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ: CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra tínhđầy đủ về số lượng và tíh pháp lý của hồ sơ, báo các trưởng phòng xin ý kiển chỉđạo
Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
A- Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Nội dung thẩm định: CBTD chịu trách nhiệm tiến hành thẩm định về nănglực pháp lý của khách hàng; tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, năng lựchoạt động và uy tín của khách hàng; thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn,lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân Ngân hàng; thẩm định về pháp lý, hiệuquả và khả năng trả nợ của dự án; thẩm định về kinh tế kỹ thuật của dự án; thẩmđịnh các biện pháp bảo đảm tiền vay
Trách nhiệm chính trong quá trình thẩm định: CBTD là người chịu tráchnhiệm chính về các nội dung thẩm định, làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ
sơ lấy ý kiến tham gia của các phòng chức năng khác
B – Lập tờ trình: Sau khi tiến hành thẩm định chung theo các nội dungnhư trên, CBTD chịu trách nhiệm lập tờ trình trình Trưởng phòng CBTD phảinêu rõ ý kiến của mình có đòng ý cho vay hay không đồng ý cho vay, lý do…
C – Trình Trưởng phòng tín dụng: Sau khi lập xong tờ trình, CBTD tậphợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng Trưởng phòng chịu trách nhiệm kiểm tralại hồ sơ, bổ sung thêm những thông tin về khách hàng và dự án , có ý kiến độclập đề xuất cho vay, không cho vay…
D – Trình lãnh đạo:
CBTD chịu trách nhiệm tập hợp lại hồ sơ tín dụng, tờ trình của phòng tín dụng
và các phòng chức năng khác trình Lãnh đạo quyết định
Bước 3: Quyết định cho vay
Trang 37- Xét duyệt cho vay
- Thông báo cho khách hàng
+ Dự thảo văn bản gửi cho khách hàng hoặc tờ trình
+ Trình Trưởng phòng kiểm tra, chỉnh sửa lại, sau đó trình Lãnh đạo kýchính thức
+ Gửi văn bản: sau khi Lãnh đạo ký chính thức, CBTD chịu trách nhiệmchuyển văn bản đã ký cho phòng văn thư đóng dấu, lấy số công văn và gửi vănbản theo quy định…
+ Sau khi nhận được văn bản trả lời của Hội sở chính, Lãnh đạo Chi nhánhchỉ đạo phòng tín dụng thực hiện nội dung văn bản do Hội sở chính trả lời
- Thời hạn xem xét quyết định cho vay không quá 12 ngày làm việc kể từkhi Chi nhánh nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cầnthiết của khách hàng theo yêu cầu của Chi nhánh
- Ký hợp đồng tín dụng: hợp đồng tín dụng được lập thành 3 bản chính,khách hàng vay vốn giữ 1 bản, ngân hàng giữ 2 bản và được lưu ở bộphận tín dụng 1 bản, bộ phận kế toán 1 bản để giải ngân và thu nợ
Bước 4: Giải ngân, kiểm tra giám sát
- Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân: thực hiện bảo đảm tiền vaybằng tài sản, các hình thức bảo đảm tiền vay khác
Bước 5 : Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh
- Theo dõi việc trả nợ, gốc, lãi, phí…
- Thu nợ, lãi và phí
- Xử lý phát sinh: Do trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, có nhiều