1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại sở giao dịch i-nhct việt nam

75 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 736 KB

Nội dung

Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng thì: “Hoạt động tín dụng là việccác TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng” và“Cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để kh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Với vị trí là một ngành kinh tế tổng hợp, là cầu nối trong hoạt động củacác doanh nghiệp, ngân hàng được xem là một tổ chức kinh doanh có vai trò vôcùng quan trọng trong nền kinh tế Hệ thống ngân hàng với hàng nghìn chinhánh hoạt động trên toàn thế giới có tác động đến sự phát triển của tất cả cáclĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế Chức năng cơ bản của hệ thống ngân hàngthương mại hiện nay là tạo ra và cung cấp các dịch vụ tài chính mà thị trường cónhu cầu, trong đó tín dụng là một trong những dịch vụ ngân hàng quan trọngnhất Việc cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cho toàn bộ nền kinh tế đãđóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở bất cứ quốc gianào Khoản mục tín dụng đối với hầu hết các ngân hàng luôn chiếm khoảng 70%giá trị tổng tài sản đồng thời là khoản mục tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu nhậpcủa ngân hàng Chính vì thế NHTM chỉ có thể phát triển bền vững khi ngânhàng đó đạt được hiệu quả trong hoạt động tín dụng , do vậy nâng cao hiệu quảtín dụng là vấn đề phải được ngân hàng quan tâm hàng đầu trong hoạt động đầu

tư, cho vay bởi vì hoạt động tín dụng có hiệu quả thì ngân hàng mới giảm thiểurủi ro, tăng lợi nhuận đảm bảo hai mục tiêu quan trọng sinh lời và an toàn Nângcao hiệu quả tín dụng là yêu cầu bức xúc, là chủ trương định hướng trong hoạtđộng của các ngân hàng hiện nay

Trong thời gian được tạo điều kiện thực tập tại Sở giao dịch I - NHCT ViệtNam tại phòng khách hàng 1, bước đầu tiếp xúc với thực tế các nghiệp vụ tín

dụng, tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình Luận

I-văn này có phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn 2002-2005, chỉ đưa ra một cáchkhái quát những lý luận chung về hiệu quả tín dụng ngân hàng, thực trạng việcnâng cao hiệu qủa tín dụng và đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả tại SGD

I –NHCT Việt Nam Bố cục luận văn gồm ba chương:

Chương một: Hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại

Trang 2

Chương hai : Thực trạng hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I – NHCT ViệtNam

Chương ba :Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tíndụng tại Sở giao dịch I-NHCT Việt Nam

Mặc dù đã được tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫnGS.TS Cao Cự Bội và từ phía SGD I – NHCT Việt Nam trong quá trình thựchiện luận văn, song do kiến thức thực tế còn hạn chế nên luận văn còn khôngtránh khỏi có sai sót Em mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô và ban lãnhđạo ngân hàng

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Chương một : HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNGMẠI

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngân hàngthương mại (NHTM), nhìn chung khoản mục này chiếm khoảng gần 70% tổngtài sản- điều đó phản ánh đặc trưng hoạt động của ngân hàng Với qui mô nhưvậy, tín dụng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hầu hết các chiến lược hoạt động củangân hàng như dự trữ, vay, đầu tư… đồng thời tín dụng cũng là nghiệp vụ manglại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng

Khái niệm:

Nghiên cứu bản chất tín dụng Mark cho rằng: tín dụng là sự chuyển nhượngquyền sử dụng một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật ) trong mộtthời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và được hoàn trả khi đếnhạn với một lượng giá trị lớn hơm giá trị ban đầu Khoản dôi ra này được gọi làlợi tức tín dụng Khác với các quan hệ kinh tế khác sự chuyển nhượng trong qua

hệ tín dụng chỉ là sự chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản trong một thời nhấtđịnh mà không hề có sự chuyển nhượng quyền sở hữu giữa người đi vay vàngười cho vay

Hoạt động tín dụng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những qunan

hệ hàng hoá- tiền tệ Vì vậy trong nền kinh tế thị trường khi quá trình sản xuất

và lưu thông ngày càng phát triển thì tín dụng thương mại không còn đáp ứngđược đòi hỏi về vốn ngày càng lớn, đa dạng và phức tạp của các chủ thể trongnền kinh tế Bởi vậy tín dụng ngân hàng đã ra đời, phát triển và ngày càng trởthành nguồn cung cấp tín dụng chủ yếu cho nền kinh tế

Trang 4

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thểkinh tế khác trong nền kinh tế “Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữangân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nềnkinh tế trong đó ngân hàng ( TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thoả thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàntrả vô điều kiện cả gốc và lãi cho ngân hàng ( TCTD) khi đến hạn thanh thanhtoán” Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng thì: “Hoạt động tín dụng là việccác TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng” và

“Cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiềnvới nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tàichính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”

Một đặc trưng trong hoạt động của ngân hàng là ngân hàng kinh doanh trênlĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu dưới hìnhthức tiền tệ tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng khác như cho thuê tàichính thì tài sản trong giao dịch tín dụng có thể là tài sản cố định, hay có khi là

uy tín như trong các hình thức bảo lãnh…

1.1.2 Vai trò tín dụng:

 Tín dụng là công cụ tài trợ vốn có hiệu quả cho nền kinh tế:

Vai trò quan trọng của tín dụng là đáp ứng vốn có hiệu quả và kịp thời đểduy trì quá trình tái sản xuất, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế Quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực tế luôn có sự chênh lệch vềthời gian cũng như về khối lượng giữa lượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư hànghoá cho quá trình sản xuất kinh daonh tiếp theo với lượng tiền thu được từ việctiêu thụ hàng hoá của chu kỳ sản kinh doanh trước đó Điều này dẫn tới việcluân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp lúc thừa lúc thiếu Ngay cả việc thu chingân sách nhà nước cũng thường xuyên có sự chênh lệch giữa thời gian thu chi

Vì vậy khi nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời dư thừa cùng với các nguồn tiết

Trang 5

kiệm nhàn rối từ dân cư, nguồn kết dư từ ngân sách nhà nước….đã được NHTMtận dụng huy động và sử dụng vốn huy động đó để đầu tư cho các doanh nhiệpkhác đang trong tình trạng thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quáthu nhập của dân chúng và cho yêu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước tronglúc chưa có nguồn thu kịp thời….Như vậy tín dụng ngân hàng đã góp phần điềuhoà vốn một cách có hiệu quả trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

 Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất Tíndụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn Các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ rấtnhiều các chủ thể khác nhau với qui mô khác nhau sẽ được NHTM tập trung lạiqua việc huy động và trở thành lượng vốn lớn Thông qua việc các ngân hàngthương mại tập trung vốn và ưu tiên cho vay một lượng vốn rất lớn cho cácngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn góp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranhcho nền kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng GDP,sản xuất ra những hànghoá chiến lược tăng cường hội nhập quốc tế

 Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và lưu chuyển tiền tệ thôngqua việc tạo điều kiện cho việc thực hiện các cơ hội đầu tư kinh doanh Đôi khidoanh nghiệp có khả năng tiếp cận những cơ hội đầu tư kinh doanh tốt nhưng lạithiếu vốn đầu tư mà buộc phải bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đó Hoặc trong trườnghợp doanh nghiệp có nhiều khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng nguồntài chính thu hẹp, quá trình mở rộng không thể thực hiện được Tín dụng ngânhàng lúc này có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ hội để các doanh nghiệp cóthể tồn tại, phát triển thực hiện các cơ hội kinh doanh, nâng cao sức mạnh cạnhtranh trên thị trường

 Tín dụng là công cụ thúc đẩy chế độ hạch toàn kinh doanh, tăng cườngviệc quản lý tài chính, tăng tích luỹ đối với doanh nghiệp Các tổ chức kinh tếkhi vay vốn họ phải cân nhắc về hiệu quả vốn vay mang lại- họ chỉ vay vốn khibiết rằng có lãi Mặt khác khi ngân hàng cho vay, trước đó, họ phải thực hiện

Trang 6

chính…qua các báo cáo tài chính Điều này buộc các doanh nghiệp phải tăngcường hạch toán kinh tế, quản lý tài chính và tích luỹ vốn để có thể hoàn trả vốncho ngân hàng

 Tín dụng thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư của nền kinh tế.Trông nền kinh tế luôn tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức : thứ nhất đó làcác cá nhân và tổ chức tạm thời có một lượng tiền nhàn rỗi do đó họ có nhu cầugửi tiền nhằm thực hiện các mục tiêu về an toàn và sinh lời đối với các khoảntiết kiệm Trong khi đó một số cá nhân và tổ chức khác lại có nhu cầu sử dụngvốn Điều tất yếu là tiền sẽ được chuyển từ nhóm một sang nhóm hai nếu như cảhai cùng thấy có lợi Khi hai đối tượng này tiếp xúc với nhau chắc sẽ tạo ra quan

hệ tín dụng trực tiếp Tuy vậy, quan hệ tín dụng trực tiếp gặp nhiều giới hạn vềquy mô, thời gian, không gian…điều này đã tạo điều kiện làm nảy sinh các trunggian tài chính Các trung gian tài chính với khả năng chuyên môn hoá trong cáchoạt động của mình sẽ tập hợp những người có nhu cầu tiết kiệm và nhữngngười có nhu cầu đầu tư, bằng việc đó giải quyết được những mâu thuẫn của tíndụng trực tiếp Như vậy bằng tín dụng ngân hàng, NHTM đã làm tăng thu nhậpcho người tiết kiệm, từ đó khuyến khích tiết kiệm đồng thời làm giảm phí tổn tíndụng cho người đàu tư ( làm tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó mà khuyếnkhích đầu tư

 Tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NHTM

Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng chủ yếu dựa vào khả năng sinh lờicuả ngân hàng Mà trong đó tín dụng luôn là khoản mục lớn nhất chiếm khoảng70% tài sản sinh lời của NHTM Do vậy các hình thức tín dụng ngân hàng đangngày càng được đa dạng hoá, kết hợp với việc mở rộng mạng lưới, phát triểncông nghệ mới gia tăng các tiện ích… một mặt đảm bảo tính an toàn trong hoạtđộng đồng thời tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng

Trang 7

 Tín dụng ngân hàng là công cụ của Nhà nước để điều tiết lượng tiền tệlưu thông trong nền kinh tế.

Một trong những chức năng quan trọng của NHTM là tạo phương tiệnthanh toán Khi các ngân hàng cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo

ra phương tiện thanh toán- tạo ra M1 tức là đã tạo ra một khả năng cung ứngtiền tệ Và ngược lại khi các NHTM thu hẹp tín dụng lượng cung ứng tiền sẽgiảm xuống Do đó tín dụng ngân hàng được Nhà nước sử dụng như là một công

cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông thông qua việc thực hiện các chínhsách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước Đó là các chính sách về lãi suất, dự trữ bắtbuộc, công cụ thị trường mở, hạn mức tín dụng …

1.1.3.Đặc trưng của tín dụng ngân hàng:

-Thứ nhất trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng ngânhàng phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn khách hàng Đó là các rủi ro tín dụng, rủi

ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tồn đọng vốn Những rủi ronày gây tổn thất cho ngân hàng Nguyên nhân gây rủi cho ngân hàng có thểthuộc về chính bản thân ngân hàng : do quản lý yếu kém, không có khả năngđánh giá chất lượng các khoản vay, cố tình làm sai , do các thay đổi bất thườngtrên thị trường vượt qua khả năng dự tính cuả ngân hàng như thay đổi về lãisuất, tỷ giá, thay đổi trong các quyết định cuả Chính phủ Một trong nhữngnguyên nhân quan trọng nữa là xuất phát từ phía khách hàng: khách hàng có thểlàm ăn kém hiệu quả thua lỗ, chây lười hay cố ý sử dụng sai mục đích đã camkết trong hợp đồng tín dụng Tuy nhiên rủi ro là điều không thể tránh khỏi tronghoạt động của ngân hàng nhất là rủi ro tín dụng, ngân hàng chỉ có thể kiểm soát,hạn chế nó ở mức thấp nhất bằng việc thực hiện thắt chặt quản lý tín dụng, xâydựng chính sách và qui trình phân tích tín dụng , trích lập quĩ dự phòng, duy trì

sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, trao đổi lãi suất, sử dụng các hợpđồng kỳ hạn, hoán đổi lãi suất, quyền chọn…

Trang 8

- Thứ hai trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Lượng tiền mà NHTM sửdụng để cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế hầu như không phải bằngnguồn vốn tự có của bản thân ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng bao gồmhai loại chính : Vốn của chủ ( vốn tự có) và vốn nợ Khác với nhiều loại hìnhdoanh nghiệp khác, vốn của chủ ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổngnguồn vốn, vốn nợ sẽ là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng Ngân hàng cấp tíndụng chủ yếu là từ nguồn vốn nợ Nguồn vốn nợ này hình thành từ nghiệp vụhuy động vốn của ngân hàng, là nguồn tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trongnền kinh tế, nguồn tiền vay, vốn tài trợ từ các tổ chức, Chính phủ nước ngoài…

1.1.4 Các hình thức tín dụng của ngân hàng :

Tập hợp các phương thức cấp tín dụng được sắp xếp theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định được gọi là hình thức tín dụng Có các hình thứctín dụng cơ bản sau theo từng tiêu thức sau:

- Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia theo các loại:

Cho vay : Cho vay là phương thức mang lại nhiều lợi nhuận nhất so vớicác nghiệp vụ khác, đồng thời cũng là hình thức phổ biến và truyền thống trongnghiệp vụ tín dụng Đôi khi nói đến tín dụng người ta hàm ý là nói đến cho vay.Cho vay là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng sẽ giao một khoản tiền chokhách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong mộtkhoảng thời gian xác định

Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay:1.Thấu chi: Đây là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng cho phép kháchhàng (người vay) được phép chi trội (vượt ) trên số dư tiền gửi thanh toán củamình đến một giới hạn nhất định, trong một khoảng thời gian xác định Giớihạn này được gọi là hạn mức thấu chi Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn,linh hoạt, thủ tục đơn giản, có thể cấp cho cả các cá nhân và doanh nghiệp trongcác khoảng thời gian khác nhau Thấu chi là hình thức cho vay dựa trên cơ sở

Trang 9

thu chi của khách hàng không có sự phù hợp về thời gian và qui mô do đó đã tạothuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán một cách chủ động, nhanhchóng, kịp thời Tuy nhiên hình thức này chỉ được áp dụng cho những kháchhàng có độ tin cậy, thu nhập đều đặn với chu kỳ ngắn.

2 Cho vay trực tiếp từng lần: Cho vay trực tiếp từng lần là một hình thứccho vay chủ yếu và tương đối phổ biến của NHTM Đối tượng áp dụng lànhững khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có đủ điều kiện

để được cấp hạn mức thấu chi Những khách hàng này chủ yếu sử dụng vốn chủ

sở hữu và tín dụng thương mại để kinh doanh, vốn vay của ngân hàng chỉ thamgia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh tức là chỉ đếnkhi có nhu cầu nảy sinh mang tính thời vụ hoặc cần mở rộng sản xuất kinhdoanh họ mới đến ngân hàng vay vốn Do vậy, mỗi lần vay vốn khách hàng vàngân hàng phải thực hiện các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tíndụng Cho vay trực tiếp từng lần là nghiệp vụ cho vay tương đối đơn giản, tiềnvay dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo

3 Cho vay luân chuyền: Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựatrên sự luân chuyển của hàng hoá Trong nhiểu trường hợp doanh nghiệp muahàng hoá có thể thiếu vốn, do vậy cần vay vốn từ ngân hàng và sẽ trả nợ khidoanh nghiệp bán được hàng Đầu kỳ luân chuyển hàng hoá doanh nghiệp làmđơn xin vay luân chuyển, lúc này ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận vớinhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá vàkhả năng tiêu thụ Người vay cam kết rằng các khoản vay sẽ được trả cho ngườibán và mọi khoản thu từ bán hàng đều dùng vào việc thanh toán tiền vay rồi mớiđược trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng Do vậy ngânhàng sẽ cho vay dựa trên các chứng từ hoá đơn nhập hàng mà khách hàng gửiđến

Trang 10

Cho vay luân chuyển thường được áp dụng với các doanh nghiệp thươngnghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ đều đặn,ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên đối với ngân hàng.

4 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng lànghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng một hạnmức tín dụng được duy trì tromg một khoảng thời gian nhất định Hạn mức tíndụng là số dư tối đa tại thời điểm tính Nếu hạn mức tín dụng được tính cho cả

kỳ thì doanh nghiệp có thể vay làm nhiều lần nhưng số dư nợ không được vượtquá hạn mức tín dụng Nếu hạn mức tín dụng tính cuối kỳ thì dư nợ trong kỳ cóthể lớn hơn hạn mức nhưng đến cuối kỳ thì khách hàng phải trả nợ để dư nợcuối kỳ không được vượt quá hạn mức Hạn mức tín dụng sẽ được xác định tuỳtheo từng đối tượng khách hàng Mỗi lần khách hàng muốn vay vốn chỉ cầntrình bày phương án vay sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ hàng hoá dịch vụ vànêu yêu cầu vay Trong nghiệp vụ này ngân hàng không cố định trước ngày trả

nợ, ngân hàng sẽ thu nợ khi khách hàng có thu nhập chính điều này đã tạo ratính chủ động cho khách hàng trong việc quản lý ngân quỹ nhưng cũng gây khókhăn cho ngân hàng khi kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay do các lần vaykhông có sự tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể Cho vay theo hạn mức tín dụngđược sử dụng cho các khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham giathường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh

5 Cho vay gián tiếp: Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua cáctrung gian Cho vay gián tiếp được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vaynhỏ, người vay phân tán…do đó cho vay qua trung gian sẽ có thể tiết kiệm đượcchi phí cho vay Cho vay gián tiếp có hai loại:

- Ngân hàng cho vay gián tiếp thông qua các tổ, đội, hội nhóm như Hộinông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người mù…các tổ chức này sẽđứng ra đảm bảo vay vốn cho các thành viên với mục đích phát triển kinh tế,xoá đói giảm nghèo, làm giàu Đối tượng của hình thức cho vay này không chỉ

Trang 11

là những người buôn bán nhỏ, hộ gia đình…mà còn có thể là các doanh nghiệplớn với trung gian là các tổng công ty.

- Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầuvào của chu kỳ sản xuất Người bán lẽ sẽ tập trung các hoá đơn chứng từ đề nghịngân hàng thanh toán, sau đó ngân hàng sẽ thu nợ của khách hàng

6 Cho vay trả góp: Cho vay trả góp là hình thức tín dụng trong đó kháchhàng được phép hoàn trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoảthuận

Hình thức cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay cógiá trị lớn trung và hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hoá lâu bền nhưmua ô tô, mua nhà… ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán về số hàng hoá màkhách hàng đã mua trả góp Tuy nhiên đây là hình thức cho vay có độ rủi ro cao

do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, nếu thu nhập củangười đi vay bất ổn do ốm đau, mất việc…sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nợcủa ngân hàng Do đó cho vay trả góp thường có lãi suất cao nhất trong khunglãi suất cho vay của ngân hàng

Chiết khấu thương phiếu:

Thương phiếu được hình thành trong quá trình mua bán chịu giữa ngườimua chịu và người bán chịu Người bán hay người thụ hưởng có thể giữ thươngphiếu cho đến hạn sẽ được người mua hay người phải trả thanh toán; hoặc trongnhiều trường hợp người bán ( người thụ hưởng) có thể xin chiết khấu thươngphiếu trước hạn tại ngân hàng Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụngtrong đó ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trịthương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếuchưa đến hạn Đến hạn ngân hàng có quyền đòi tiền từ người mua (người phảitrả), nếu người phải trả không trả ngân hàng có quyền truy đòi đối với các bên

có ký tên trên thương phiếu

Trang 12

Bảo lãnh: Bảo lãnh của ngân hàng là việc ngân hàng sẽ cam kết dưới hìnhthức thư bảo lãnh về việc thực hiện thay cho khách hàng của mình các nghĩa vụtài chính khi khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ như cam kết với đối tác Bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín Ngân hàng không phảixuất tiền ngay khi bảo lãnh Do đó bảo lãnh được ghi vaò tài sản ngoại bảng, đó

là giá trị mà ngân hàng cam kết trả thay khách hàng của mình Phần bảo lãnhngân hàng phải thực hiện thay cho khách hàng của mình các nghĩa vụ tài chínhlúc đó sẽ được ghi vào loại tài sản “xấu” trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn.Bảo lãnh thường có ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên hưởngbảo lãnh Trong đó ngân hàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là bênđược bảo lãnh, người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba Bảo lãnh có các loại sau:

- Bảo lãnh bảo đảm dự thầu

- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh hoàn trả vốn vay( bảo lãnh vay vốn)

- Bảo lãnh đảm bảo thanh toán

Bảo lãnh của ngân hàng tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi

ro giữa các bên liên quan Trước hết do mối liên hệ giữa khách hàng và ngânhàng buộc khách hàng phải thực hiện các cam kết đã ký đồng thời góp phầngiảm bớt thiệt hại tài chính cho bên thứ ba khi tổn thất xảy ra Bảo lãnh cũnggóp phần tạo điều kiện ở rộng các dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,thanh toán

Cho thuê ( thuê- mua tài sản ): Cho thuê bắt nguồn từ việc một số doanhnghiệp sản xuất hoặc cung cấp các thiết bị, nhà cửa có giá trị lớn, thời gian sử

Trang 13

dụng lâu dài có nhu cầu tiêu thụ để tăng doanh thu và giảm sự hao mòn của tàisản, trong khi đó lại có những người mua không đủ tiền mua hoặc chỉ có nhucầu sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hơn thời gian khấu hao của tài sản do

đó đã nảy sinh nhu cầu cho thuê và đi thuê Cho thuê là việc các ngân hàngthương mại bỏ tiền mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho kháchhàng thuê theo những thoả thuận nhất định Và sau một thời gian nhất địnhkhách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng Do vậy tài sản cho thuê thuộc

sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng sẽ thu hồi để bán hay cho người khác thuê.Cho thuê có hai hình thức chủ yếu là cho thuê nghiệp vụ và cho thuê tàichính Việc cho thuê nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thuê trong thì gian ngắn còncho thuê tài chính đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng lâu dài và người đi thuê cóquyền mua lại tài sản khhi hết hợp đồng thuê Trong hoạt động tín dụng củangân hàng thương mại thì hoạt động cho thuê chủ yếu là cho thuê tài chính.Trong hoạt động cho thuê của ngân hàng thì tài sản cho thuê thường là tàisản cố định, những tài sản này ngân hàng không cam kết cung cấp các dịch vụbảo dưỡng tài sản cũng như không chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối vớitài sản cho thuê Khi người đi thuê không thực hiện đúng hợp đồng ngân hàng sẽ

có quyền thu hồi lại tài sản Lãi suất cho thuê thường cao do phải bao gồm cácchi phí liên quan đến tìm kiếm người cung cấp, mua trang thiết bị, chi phí dànxếp, và do rủi ro mà ngân hàng gặp phải vì đây là những tài sản mang tính đặcchủng, khó bán, chi phí thu hồi cao Để quản lý hoạt động cho thuê ngân hàngthương mại có thể lập các phòng cho thuê hoặc có rất nhiều ngân hàng đãchuyên môn hoá nghiệp vụ cho thuê bằng việc lập ra các công ty cho thuê

- Phân loại theo sự bảo đảm tín dụng:

 Tín dụng không có sự đảm bảo (tín chấp) Về nguyên tắc mọi khoản tíndụng của ngân hàng đều có đảm bảo Tuy nhiên ngân hàng chỉ ghi vào tronghợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi thu nợ khi khách

Trang 14

hàng không hoàn trả nợ Tín dụng không có đảm bảo là loại tín dụng không cầntài sản đảm bảo mà việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng.

Vì vậy hình thức này được cấp cho các khách hàng có uy tín, khách hàng làm

ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, vững chắc, các món vaytương đối nhỏ so với nguồn vốn của người vay hoặc các khoản vay theo chỉđịnh của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu không cần có tài sản đảm bảo

 Tín dụng có tài sản đảm bảo: Đối với loại tín dụng này khi khách hàngvay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba Tíndụng có đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng của mình phải ký hợp đồngđảm bảo, ngân hàng sẽ kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo về các nội dung nhưquyền sở hữu, giá trị thị trường, khả năng bán tài sản, khả năng tài chính củabên bảo lãnh… để có thể giám sát và bảo quản tài sản đảm bảo, thanh lý tài sảnkhi khách hàng không trả nợ

- Phân loại theo độ rủi ro:

Tín dụng phân theo độ rủi ro bao gồm các khoản tín dụng có độ an toàncao, khá, trung bình và thấp Để phân loại ngân hàng phải nghiên cứu để xâydựng các tiêu thức phân chia theo từng thang bậc xếp loại tín dụng có dấu hiệurủi ro từ thấp đến cao

 Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao

 Tín dụng vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu đó là khách hàngchậm tiêu thụ hàng hoá, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính, gặp thiên tai, rủi ro…

 Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: đây là các khoản nợ đã quá hạnnhưng khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn

 Nợ quá hạn khó đòi: là các khoản nợ quá hạn đã lâu, khả năng trả nợkém, các khoản thế chấp có giá trị nhỏ, mất giá

- Phân theo mục đích:

Trang 15

Cho vay tài trợ các dự án: Đó là các khoản vay phục vụ cho việc xây dựng

cơ sở hạ tầng, mua sắm các tài sản cố định…nhằm thực hiện các dự án Để đượcvay vốn người vay phải xây dựng các phương án của dự án một cách đầy đủ cácthông tin chi tiết về nội dung, mục đích , kế hoạch, quá trình thực hiện đầu tư…ngân hàng sẽ dựa vào việc đánh giá, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của

dự án để đánh giá hiệu quả như NPV, IRR, PI…dự án để xem xét có quyết địnhcho vay hay không

Thông thường các khoản vay tài trợ cho các dự án là các khoản tín dụngtrung và dài hạn

 Cho vay tiêu dùng: Là một hình thức tín dụng sử dụng cho các cá nhân

để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng ngày càng gia tăng mạnh mẽtrong điều kiện kinh tế đang có nhều bước phát triển, đời sống nhân dân ngàycàng cao gắn liền với nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng lâu bền có giá trị lớn nhưnhà cửa, đất đai, xe, phương tiện vận tải…vì thế cho vay tiêu dùng đang trởthành một trong những xu hướng phát triển và trở thành một thị trường đầy tiềmnăng trong hoạt động của ngân hàng Việc cho vay tiêu dùng đã góp phần giúpđời sống nhân dân được nâng cao, tăng khả năng được đào tạo, giúp họ có nhiều

cơ hội tìm kiếm công việc tốt hơn

Nền kinh tế phát triển càng đòi hỏi khả năng đáp ứng của tín dụng đối vớitoàn bộ nền kinh tế, là nhu cầu của từng khách hàng từ cá nhân, doanh nghiệp,các công ty tài chính còn là nhu cầu của quốc gia….Vì vậy các NHTM đã vàđang không ngừng mở rộng, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, hoàn thiệntừng hình thức nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời tăng lợinhuận cũng như tính an toàn của mình

-Phân loại theo thời hạn tín dụng bao gồm các loại:

 Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 12tháng trử xuống nhằm tài trợ :

Trang 16

+ Tài trợ cho Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước bằngviệc ngân hàng sẽ mua trái phiếu do kho bạc phát hành.

+ Ngân hàng cho vay đối với các tổ chức tín dụng tài chính , các công ty tàichính, quĩ tín dụng … nhằm đáp ứng thanh khoản

+ Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ cho các nhu cầuvốn phát triển thêm cho sản xuất kinh doanh, cho vay xuất nhập khẩu, thanhtoán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn là loại hình tín dụng có thời hạn

từ 1 năm đến 5 năm Đối với loại hình tín dụng này khách hàng là các doanhnghiệp có nhu cầu tín dụng trung hạn để phục vụ việc mua sắm trang thiết bị tàisản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, công nghiệp, mở rộng sản xuất kinhdoanh, đầu tư cho các dự án, công trình có qui mô vừa và nhỏ Ngân hàng còncấp tín dụng trung hạn đối với người tiêu dùng nhằm thoả mãn các yêu cầu muasắm một số hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, ô tô, các phương tiện khác…

 Tín dụng dài hạn: đây là loại hình tín dụng có thời hạn trên 5 năm tài trợcho các mục đích sau:

Nhà nước vay dài hạn để đầu tư nhất là đối với các nước đang phát triểnnhư Việt Nam khi mà khả năng tích luỹ của các doanh nghiệp còn chưa cao thìcác doanh nghiệp có qui mô lớn còn hạn chế và chủ yếu là các doanh nghiệpNhà nước thì vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế là rất quan trọng Nhànước thường vay dài hạn để đáp ứng việc phát triển các ngành nghề chiến lược,xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như sân bay, cầu đường, hải cảng… các dự ánphát triển

Doanh nghiệp sử dụng tín dụng dài hạn để m ua sắm các thiết bị máy móc

có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, đầu tư cho các chương trình dự án mangtính chiến lược

Trang 17

Việc phân chia tín dụng theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đốivới ngân hàng bởi vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tàisản từ đó ngân hàng sẽ cân đối cơ cấu nguồn một cách hợp lý.

1.2 Hiệu quả tín dụng

1.2.1 Khái niệm hiệu quả tín dụng

Cũng như các doanh nghiệp khác trong quá trình thực hiện kinh doanh,ngân hàng luôn chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung trong

đó có nâng cao hiệu quả tín dụng Hiệu quả tín dụng phản ánh hiệu quả của hoạtđộng tín dụng, bao gồm hai yếu tố khả năng sinh lời và mức độ an toàn của ngânhàng do hoạt động tín dụng mang lại Khả năng sinh lời là những thu nhập từhoạt động tín dụng mang lại và những thu nhập này phải lớn hơn so với chi phí

bỏ ra, mặt khác có hiệu quả tín dụng còn phải đảm bảo mục tiêu an toàn Hiệuquả tín dụng đứng trên góc độ hiệu quả kinh tế đó là các khoản lợi nhuận manglại từ hoạt động tín dụng bởi vì khi ngân hàng có được lợi nhuận từ việc cấp tíndụng có nghĩa việc cấp tín dụng có hiệu quả, cũng có nghĩa khách hàng củangân hàng hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh, thu được lợi nhuận trả được

nợ cho ngân hàng Đối với xã hội hiệu quả của hoạt động tín dụng sẽ góp phầnthực hiện các chính sách hay mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước, tạo ramôi trường thuận lợ cho mọi thành viên phát triển

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng

Để xem xét hiệu quả hoạt động tín dụng NHTM đã đưa ra các chỉ tiêu đểđánh giá, do phần lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chovay vì vậy xét đến hiệu qủa tín dụng - hiệu quả cho vay là xét đến các hiệu quả

về qui mô, chất lượng và lợi nhuận mà hoạt động đó mang lại cho ngân hàng

1.2.1.1 Chỉ tiêu dư nợ tín dụng

+ Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng

Trang 18

Chỉ tiêu trưởng dư nợ tín dụng dùng để phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợtín dụng đối qua các năm Chỉ tiêu này được xem xét về việc mở rộng hoạt độngtín dụng của ngân hàng, tín dụng của ngân hàng có sự tăng lên hay giảm đi làbao nhiêu sau từng năm Nếu ngân hàng có sự tăng trưởng với tốc độ tăng cao

có nghĩa quy mô tín dụng được mở rộng

+ Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo (TSĐB)

Ch ỉ tiêu tỷ lệ dư nợ tín dụng có TS ĐB =

Hiệu quả tín dụng phải bao gồm cả yếu tố an toàn, dư nợ tín dụng có tàisản đảm bảo góp phần tạo nên tính an toàn cho khoản tín dụng đó Hầu hết mọikhoản vay của ngân hàng đều phải có tài sản đảm bảo bởi vì tài sản đảm bảo hạnchế việc mất vốn của ngân hàng Trong trường hợp khách hàng của ngân hàngkhông hoàn trả được nợ lúc đó ngân hàng sẽ bán các tài sản đảm bảo để bù đắptổn thất đó Vì vậy để tăng hiệu quả tín dụng ngân hàng cần chú ý tới các tài sảnđảm bảo và cố gắng cho vay đối với những khoản có tài sản đảm bảođồng thờihạn chế việc cho vay đối với các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo

493/2005/QĐ-+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụngcũng như đánh giá hiệu quả tín dụng của NHTM Một khi NHTM có quá nhiềukhoản nợ quá hạn, ngân hàng đó có nguy cơ không được hoàn trả các khoản đã

Trang 19

cho vay, gây mất vốn, ảnh hưởng tới cả việc thanh toán các khoản vốn đã huyđộng và gây mất niềm tin trong dân chúng làm ảnh hưởng tới nhiều hoạt độngcủa ngân hàng dẫn đến hiệu quả kinh doanh , hiệu quả tín dụng thấp, năng lựccạnh tranh giảm sút Do vậy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng thấp càng tốt,ngân hàng luôn cố gắng giảm tỷ lệ này tới mức thấp nhất có thể.

+ Tỷ lệ nợ khó đòi: Là các khoản nợ quá hạn đã qúa một kỳ gia hạn nợ Tỷ

lệ nợ khó đòi cho biết khả năng thu nợ trong tổng nợ quá hạn là được bao nhiêu

% nó cho phép NHTM có thể đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đôi lúc khôngthể tránh khỏi những rủi ro trong kinh doanh gây nên tình trạng không trả được

nợ hoặc không trả được nợ đúng hạn, đôi khi lại do nguyên nhân chủ quan từchính bản thân doanh nghiệp Trong nền kinh tế nước ta hiện nay khối doanhnghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lơn, các doanh nghiệp này hoạtđộng dựa vào sự giúp đỡ của Nhà nước với qui mô cồng kềnh, hoạt động kémhiệu quả thường được vay vốn theo sự chỉ định của Nhà nước vì vậy khả năngtrả nợ ngân hàng thường kém Bên cạnh đó có rất nhiều các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy rất năng động trong nền kinh tếmới, làm ăn hiệu quả ngày càng cao nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế, gặpmột số cản trở từ cơ chế chính sách, nhất là trong tình trạng cạnh tranh gay gắtdẫn đến những rủi ro không thể tránh được và việc không thể trả nợ cho ngânhàng là điều có thể xảy ra Để tránh điều này, các NHTM đã và đang chủ độngtrong việc thực hiện một qui trình phân tích tín dụng một cách nghiêm túc, cẩnthận đồng thời yêu cầu mọi khoản tín dụng đều cần tới tài sản đảm bảo Tạo điềukiện khuyến khích vay vốn cho các khách hàng mới, các doanh nghiệp vừa vànhỏ

1.2.2.3 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng

+ Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng =

Trang 20

Chỉ tiêu thứ ba sử dụng để đánh giá hiệu quả tín dụng là tỷ lệ thu nhập từhoạt động tín dụng Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng cho biết tỷ lệ % thunhập có được từ tín dụng trên tổng thu nhập từ tất cả các hoạt động của ngânhàng,cũng cho biết mức đóng góp vào thu nhập của ngân hàng từ tín dụng Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng do vậy tỷ

lệ thu nhập của NHTM phải cao Tuy nhiên đây chỉ là con số tương đối Khi xétđến tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại trên tổng thu nhập cần phải có

sự so sánh, tính toán về các chi phí đã bỏ ra để có được thu nhập này so với cáchoạt động khác Nếu như tỷ lệ thu nhập cao mà chi phí bỏ ra lớn đều đó không

có nghĩa hoạt động tín dụng có hiệu quả Do vậy các NHTM phải tìm cách nângcao thu nhập đồng thời phải giảm bớt các chi phí liên quan

Điều cần chú ý khi tính toán chỉ tiêu này là để sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ thunhập từ hoạt động tín dụng các ngân hàng phải thống nhất đó là thu nhập trướcthuế hay cùng là thu nhập sau thuế

+ Chỉ tiêu mức sinh lời vốn tín dụng :

Mức sinh lời vốn tín dụng =

Mức sinh lời vốn tín dụng là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả tín dụng

và cho biết khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Mức sinh lời vốn tín dụngcho biết cứ một đồng dư nợ tín dụng bình quân sẽ tạo ra mấy đồng thu nhập từhoạt động tín dụng Khi mức sinh lời vốn tín dụng càng cao có nghĩa là khảnăng sinh lời từ tín dụng càng lớn- hiệu quả tín dụng càng cao Mục tiêu cuốicùng của bất cứ môt doanh nghiệp nào cũng là tăng lợi nhuận, tăng giá trị tài sảnchủ sở hữu, NHTM cũng vậy Ngân hàng luôn tìm cách tăng mức sinh lời vốntín dụng nhằm tăng hiệu quả cũng như thu nhập của mình Nhưng tỷ lệ sinh lờicao không có nghĩa là ngân hàng đang an toàn trong hoạt động Do vậy ngânhàng cần phải có sự xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác nhất là các chỉ tiêu antoàn vốn

Trang 21

1.2.2.4 Chỉ tiêu về tỷ lệ mất vốn:

Một trong những chỉ tiêu cũng được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quảtín dụng là tỷ lệ mất vốn Tỷ lệ mất vốn là tỷ số giữa số vốn bị mất do xoá nợcho kỳ báo cáo trên dư nợ bình quân cùng kỳ Tỷ lệ mất vốn cho biết về nhữngkhoản vay bị mất và khoản vay bị mất thực sự của NHTM Để giải quyết nợquá hạn NHTM có thể áp dụng chính sách xoá nợ Nếu như một khoản nợ quáhạn không còn được tiếp tục theo dõi mà được xoá nợ thì điều này có nghĩa làkhoản nợ đó không có khả năng thu hồi được nữa, ngân hàng sẽ bị mất mộtkhoản vốn Vì thế ngân hàng không thường xuyên sử dụng biện pháp này và chỉxoá nợ khi không còn cách nào khác Việc xoá nợ của NHTM làm cho cáckhoản nợ quá hạn giảm xuống, tức tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống Khi tỷ lệ nợquá hạn giảm có nghĩa là hiệu quả tín dụng cao nhưng thực tế không phải vậy

mà do là NHTM đó đã bị mất đi một số vốn Do đó để đánh giá một chính xáchiệu quả tín dụng tỷ lệ mất vốn cần phải được xem xét đồng thời với các chỉ tiêutrên

1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tín dụng

 Đối với ngân hàng

- Nâng cao hiệu quả tín dụng góp phần tạo ra vị thế cạnh tranh cho ngânhàng Hầu hết với các NHTM tín dụng là hoạt động chủ yếu đồng thời cũng làhoạt động mang lại thu nhập nhiều nhất Một ngân hàng có hiệu quả tín dụngđồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năng hoạt động tốt trong tín dụng cũng

có nghĩa có vị thế cạnh tranh cao, thị trường lớn, khả năng đáp ứng vốn cho nềnkinh tế có hiệu quả cao

- Đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận: Hai mục tiêu lớm nhất trong hoạtđộng của ngân hàng là an toàn và lợi nhuận Nâng cao hiệu qủa tín dụng sẽ giúpngân hàng thực hiện được hai mục tiêu đó Thu nhập chủ yếu của các ngân hànghiện nay là từ tín dụng, do vậy để có được mức thu nhập cao buộc các khoản tín

Trang 22

dụng phải thực sự có hiệu quả, các khoản tín dụng sau khi cấp cho khách hàng

sử dụng phải được quay trở lại ngân hàng với lượng lớn hơn ban đầu Mặt khác,tín dụng cũng là hoạt động mang rủi ro lớn nhất, tuy nhiên ngân hàng phải chấpnhận rủi ro tín dụng, đó là điều không thể tránh khỏi ngân hàng chỉ có thể hạnchế ở mức độ nào đó Khi hoạt động tín dụng được nâng cao hiệu quả sẽ gópphần giảm bớt tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, hạn chế tổn thất mà ngân hàng phảigánh chịu Như vậy hiệu quả tín dụng được nâng cao không những tạo ra lợinhuận cho ngân hàng mà nó còn góp phần hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn tronghoạt động của ngân hàng

- Quản lý tốt hơn quá trình cấp tín dụng cho khách hàng: Để nâng cao hiệuquả tín dụng ngân hàng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra trước, trong và saukhi cấp tín dụng Việc quản lý thường xuyên này giúp ngân hàng có được nhữngkhách hàng tốt, và có những xử lý kịp thời khi khoản tín dụng đã cấp gặp trởngại, tạo khả năng thu hồi vốn và lãi cao

 Đối với doanh nghiệp

- Nâng cao hiệu quả tín dụng giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình đầu tưmột cách nghiêm túc Doanh nghiệp có thể tiếp cận với ngân hàng để vay vốn.Khi ngân hàng đã cấp tín dụng cho khách hàng của mình nếu ngân hàng khôngthực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát khoản tín dụng này thì khách hàng có thể

sử dụng vốn vay sai mục đích , đầu tư vào một danh mục đầu tư có tính rủi rocao với kỳ vọng đem lại thu nhập lớn Việc này sẽ gây lên việc vốn ngân hàngcho vay có thể gặp rủi ro, khả năng hoàn trả khó khăn, gây ra nợ quá hạn, nợkhó đòi Muốn nâng cao hiệu quả tín dụng các ngân hàng phải thực hiện mộtqúa trình giám sát, kiểm soát vốn vay nghiêm túc, thường xuyên không để xảy

ra hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích đã được ký kết Điều này khiến chodoanh nghiệp phải thực hiện đầu tư, sản xuất một cách nghiêm túc

Trang 23

- Lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để nâng caohiệu quả tín dụng trước khi quyết định cấp một khoản tín dụng, ngân hàng phảithực hiện việc phân tích tín dụng một cách chặt chẽ Chỉ khi khách hàng đáp ứngđược các yêu cầu mang tính khắt khe của ngân hàng thì ngân hàng mới cấp tíndụng cho khách hàng Mặt khác trong qúa trình khách hàng sử dụng vốn vay,ngân hàng vẫn thường xuyên giám sát, theo dõi các kết quả kinh doanh, định kỳxem xét đánh giá các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanhnghiệp điều này góp phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động một cách lànhmạnh, trung thực

- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: ngânhàng có hiệu quả tín dụng cao đồng nghĩa với việc vốn vay mà ngân hàng chovay được trả đầy đủ và đúng hạn, điều này bắt buộc khách hàng của ngân hàngcũng phải có hiệu quả trong hoạt động đầu tư, sản xuất tạo ra thu nhập để trả nợđầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng Như vậy khi ngân hàng nâng cao hiệu quảtrong cấp tín dụng đồng thời nó cũng thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanhnghiệp có hiệu quả

 Đối với xã hội

- Nâng cao hiệu quả tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển: Khi hoạtđộng tín dụng có hiệu quả có nghĩa vốn vay mà ngân hàng cung cấp được kháchhàng sử dụng có hiệu quả, tăng giá trị của cải, giá trị tích luỹ, nền kinh tế thực

sự tăng trưởng Các cá nhân tổ chức vay vốn ngân hàng cũng phải tự mình hoànthiện quá trình tham gia hoạt động của mình trên thị trường nhằm sản xuất kinhdoanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận, trả nợ đầy đủ cho ngân hàng

- Góp phần tạo môi trường hoạt động an toàn, phát triển kinh tế một cáchlành mạnh Hoạt động tín dụng ngân hàng có hiệu quả làm giảm bớt những thiệthại xảy ra cho ngân hàng cũng như cho nền kinh tế Tạo môi trường an toàn ổnđịnh cho các thành viên phát triển

Trang 24

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng :

1.2.2.1 Các nhân tố chủ quan:

-Các nhân tố thuộc về ngân hàng:

 Cán bộ nhân viên ngân hàng

Một trong những đặc tính của sản phẩm ngân hàng là hình thức dịch vụmang hình thái phi vật chất mà cả quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm phảiđược tiến hành một cách đồng thời với sự tham gia của 3 yếu tố: Khách hàng-Nhân viên ngân hàng – cơ sở vật chất trang thiết bị Do đó nhân viên ngân hàng

có tác động trực tiếp đến hiệu quả của ngân hàng cũng như hoạt động tín dụngcủa NHTM Khi mà ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ,năng lực, phẩm chất tốt thực hiện nhuần nhuyễn chính xác các công việc nghiệp

vụ của mình thì ngân hàng sẽ có kết quả cao trong hoạt động và ngược lại Hoạtđộng tín dụng là một rong những hoạt động cơ bản của ngân hàng, kết quả củahoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ mọi hoạt động khác củangân hàng do vậy trình độ của cán bộ nhân viên tín dụng có vai trò quan trọngnhất định trong cơ cấu tổ chức cán bộ của NHTM Nhân viên tín dụng ngânhàng là đôi ngũ trực tiếp xử lý các nghiệp vụ tín dụng như cho vay, bảo lãnh,chiết khấu… cho các khách hàng, xử lý các qui trình tín dụng từ việc xem xét hồ

sơ cho vay, phân tích tín dụng, giải ngân, thu nợ, xử lý các rủi ro liên quan Độingũ nhân viên có trình độ cao thì các hợp đồng tín dụng sẽ được xử lý tốt, ngânhàng có được một khoản cho vay thành công tránh được rủi ro và mang lại lợinhuận cho ngân hàng Trong đó có thể nói nhân viên giao dịch với khách hàng làhình ảnh của NHTM, bởi sản phẩm của ngân hàng mang hình thái phi vật chấtkhách hàng chỉ có thể đánh giá chất lượng của sản phẩm sau khi đã sử dụng nó

do thế trước hết để xem xét có nên sử dụng sản phẩm dịch vụ nào đó của ngânhàng không thông thường khách hàng sẽ lựa chọn theo cảm tính như thươnghiệu, mức độ phổ biến, sự thuận tiện…đặc biệt là thông qua thái độ tiếp xúc của

Trang 25

nhân viên ngân hàng- nhân viên giao dịch Nâng cao trình độ nghiệp vụ năng lựccho cán bộ công nhân viên đang trở thành một nhu cầu chính đáng và cần thiếtđối với toàn bộ hệ thống NHTM, là một trong những`chính sách phát triểnnguồn nhân lực của ngân hàng Nhà nước.

 Chiến lược kinh doanh : Là chiến lược quan trọng hàng đầu đối vớiNHTM Mỗi NHTM có một chiến lược kinh doanh khác nhau trong hoạt độngcủa mình bảo đảm cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả nâng cao vị thế củamình trong hệ thống tài chính Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tớihoạt động tín dụng Khi ngân hàng có một chiến lược tín dụng phù hợp dựa trên

cơ sở một chiến lược kinh doanh tốt, đúng đắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quảtín dụng Nếu ngân hàng có một chiến lược kinh doanh tốt,có tính thực tiễn cao

mà trong đó lại có chiến lược tín dụng không phù hợp thậm chí mâu thuẫn vềmục tiêu đạt được ngân hàng sẽ gặp bế tắc trong việc lựa chọn mục tiêu cầnhướng tới Mặt khác trường hợp ngân hàng có một chiến lược tín dụng tốt nhưngchiến ược kinh doanh không đúng đắn thì hiệu qủa tín dụng cũng bị hạn chế

Do vậy, người lãnh đạo của ngân hàng phải đề ra được một chiến lược kinhdoanh dài hạn một cách phù hợp, linh hoạt dựa trên quan hệ tổng thể với cácchiến lược kế hoạch khác

 Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ củamột ngân hàng trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viênngân hàng Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng là các vấn đề liên quan tớiviệc cấp tín dụng như các chính sách về khách hàng, chính sách qui mô và giớihạn tín dụng, lãi suất tín dụng và phí suất, thời hạn, các tài sản đảm bảo và cáctài sản có vấn đề…Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ thu hút được nhiều kháchhàng, thu được nhiều lợi nhuận Tuy nhiên mỗi NHTM có một chính sách tíndụng riêng phù hợp với cơ cấu, mục tiêu, của mình trong từng giai đoạn Thựcchất chính sách tín dụng là chính sách khách hàng của NHTM Chính sách tạo ra

Trang 26

sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng caokhả năng sinh lời.

 Qui trình phân tích tín dụng:

Tín dụng là hoạt động sinh lời cao nhất nhưng cũng là hoạt động mangnhiều rủi ro cao nhất cho NHTM Do vậy để hạn chế rủi ro ngân hàng phải xemxét, ước lượng khả năng sinh lời và rủi ro trước và trong khi tài trợ đó chính làquá trình phân tích tín dụng Nội dung của phân tích tín dụng là thu thập cácthông tin, phân tích và xử lý các thông tin nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý

về khả năng tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả dự án,…của khách hàngtrong quá khứ, hiện tại, tương lai Hiệu quả tín dụng có được đảm bảo haykhông tuỳ thuộc và việc có thực hiện tốt không chỉ ở các bước thực hiện và sựphối hợp giữa các bước trong quá trình phân tích tín dụng Quá trình phân tíchtín dụng phải được tiến hành một cách nghiêm túc để loại bỏ những khoản vayxấu gây thiệt hại cho ngân hàng nhưng đồng thời trong môi trường cạnh tranhgia tăng giữa các ngân hàng quá trình này cần có sự nhanh gọn, tiết kiệm chiphí

 Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng ảnh hưởng tới hiệu qủa tín dụng.Nếu NHTM có được những thông tin tín dụng tốt ngân hàng có thể đánh giáphân tích khách hàng một cách chính xác trong quá trình phân tích tín dụng lựachọn những khoản vay tốt, an toàn đồng thời loại bỏ những khoản vay có vấn

đề Nắm bắt kịp thời chính xác các thông tin tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắtđược các cơ hội tốt trong kinh doanh, phòng tránh những rủi ro trong hoạt động.Thông tin có thể đến với ngân hàng qua việc phỏng vấn trực tiếp đối với kháchhàng, thông qua các thông tin có được từ báo cáo của người vay hay có thể muahoặc tìm kiếm các thông tin qua trung gian (qua báo chí, cơ quan quản lý, bạnhàng, trung tâm tư vấn, đối tác) Việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng mộtcách hoàn thiện là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranhcao hiện nay đặc biệt là đối với NHTM - một trung gian tài chính cung cấp các

Trang 27

dịch vụ tài chính tiền tệ rất nhạy cảm với nhiều yếu như chính trị, luật pháp,kinh tế xã hội, chiến tranh và tâm lý…khi mà một sự biến động trong hệ thốngngân hàng sẽ gây ra những tác động ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế xãhội Tuy nhiên ngân hàng cũng phải nâng cao trình độ phân tích xử lý đánh giámột cách chính xác các thông tin đó để ra các quyết định phù hợp.

 Vấn đề kiểm tra, thanh tra Rủi ro gắn liền với hoạt động của NHTM dovậy ngân hàng không thể loại bỏ nó mà chỉ có thể phòng tránh Cho nên ngânhàng phải thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giám sát tất cả các hoạt độngcủa mình Quá trình kiểm tra thanh tra phải được thực hiện liên tục thườngxuyên cho chính bản thân ngân hàng và cho khách hàng Đối với khách hàng ,ngân hàng thực hiện kiểm tra , kiểm soát hồ sơ vay vốn, các thông tin báo cáo,

sử dụng vốn vay…của khách hàng trước và trong khi cho vay Còn đối với bảnthân ngân hàng đó là quá trình kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các khoản tíndụng, công tác huy động vốn, loại bỏ những tiêu cực có thể xảy ra trong chínhbản thân ngân hàng Kiểm tra kiểm soát góp phần làm tăng hiệu quả tín dụngcủa ngân hàng bởi nó giúp ngân hàng thực hiện được mục tiêu an toàn bên cạnhmục tiêu sinh lợi

Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là cách thức bố trí xây dựng các phòngban chuyên trách Việc tổ chức các phòng ban hợp lý, bố trí đúng người đúngviệc giúp ngân hàng đạt được hiệu qủa trong mọi hoạt động bởi nhân tố conngười luôn là nhân tố trung tâm quan trọng hàng đầu của mọi quá trình sản xuất.Mặt khác sự phối hợp giữa các phòng ban một cách nhịp nhàng nhuần nhuyễncàng làm tăng thêm hiệu quả công việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của kháchhàng, theo dõi quản lý tốt các khoản vốn huy động, cho vay Mà hiệu quả tíndụng lại chịu nhiều ảnh hưởng từ công tác quản lý khoản tín dụng đó của ngânhàng Do vậy cơ cấu tổ chức cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tíndụng

Trang 28

NHTM là một trung gian tài chính, một trong những vai trò quan trọng của

nó là chuyển tiền từ những người muốn tiết kiệm sang những người có nhu cầuvay vốn Để hoạt động tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân tổchức ngân hàng phải có đủ vốn, phải không ngừng mở rộng và nâng cao hiệuquả hoạt động huy động vốn, mở rộng thị trường, đa dạng hoá các hình thức huyđộng, phát triển các công cụ nợ mới

 Cơ sở vật chất trang thiết bị Cơ sở vật chất trang thiết bị cũng là mộtyếu tố góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng Đó là các công cụ,dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốnvay, tạo điều kiện thuận tiện thoải mái trong quá trình thực hiện giao dịch vớikhách hàng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang tính thông dụng, sảnphẩm đơn điệu do đó việc tạo ra các sản phẩm khác biệt, độc đáo là hết sức khókhăn Vì vậy ngân hàng phải tìm ra các biện pháp khác để thay thế Việc đầu tưxây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị, đầy đủ hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợitrong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng, tạo sự tin tưởng vàthoải mái cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng

- Các yếu tố thuộc về khách hàng

 Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính của doanhnghiệp là khả năng đủ vốn để đáp ứng quá trình sản xuất kinh doanh cũng nhưkhả năng thanh toán các khoản vay vốn của ngân hàng Vốn của doanh nghịêp

có ảnh hưởng lớn đến khả năng vay vốn và trả nợ của doanh nghiệp Nếu kháchhàng có năng lực tài chính tốt sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc vay vốn,tình hình tài chính lành mạnh, rõ ràng thì qui trình phân tích tín dụng của ngânhàng sẽ được tiến hành dễ dàng, chính xác và nhanh chóng hơn Đồng thời khi

có năng lực tài chính tốt thì khách hàng sẽ biết cách sử dụng vốn vay một cách

có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao do đó khả năng thu hồi vốn của ngân hàngcao tất yếu hiệu quả tín dụng vì thế cũng có kết quả tốt

Trang 29

 Trình độ quản lý và năng lực sản xuất: Một doanh nghiệp có tiềm lực tàichính lớn nhưng trình độ quản lý yếu kém, năng lực sản xuất hạn chế thì vốn sửdụng không hiệu quả, gây lãng phí vốn, kém vị thế trên thị trường cạnh tranh.Các sản phẩm dịch vụ của nó tiêu thụ kém, lợi nhuận mang lại thấp thậm chí làthua lỗ Do thế khả năng trả nợ cho ngân hàng là hạn chế và nhiều khi là không

đủ khả năng trả nợ Tuy nhiên một số doanh nghiệp có trình độ quản lý và nănglực sản xuất kinh doanh tốt thì các nguồn vốn doanh nghiệp huy động trong đó

có vốn vay ngân hàng sẽ được sử dụng tối đa với hiệu quả cao, gia tăng đượcđồng vốn hiện có tại doanh nghiệp Mang lại một kết quả hoạt động kinh doanhtốt cho doanh nghịêp, vốn quay vòng nhanh khả năng trả nợ cho ngân hàng là rấtcao, quá trình vay vốn lại được tiếp tục Nhờ những doanh nghiệp này mà hoạtđộng tín dụng ngân hàng có hiệu quả cao đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinhlời

 Sử dụng vốn đúng mục đích: Sử dụng vốn đũng mục đích tạo ra tính antoàn trong tín dụng Một nguyên tắc tín dụng ngân hàng là khách hàng phải camkết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận , ký kết với ngân hàng tronghợp đồng tín dụng Để chạy theo lợi nhuận nhiều khách hàng đã đem đầu tư vốnvay của ngân hàng vào các danh mục đầu tư có độ rủi ro cao bởi khi độ rủi rocàng lớn lợi nhuận kỳ vọng đem lại càng lớn.Vì thế khoản vốn cho vay của ngânhàng là khoản cho vay không an toàn Độ rủi ro tiềm ẩn gây ra khả năng hoàntrả cho ngân hàng là thấp làm hiệu quả tín dụng giảm, ngân hàng dễ bị mất vốn

Do vậy việc kiểm tra, giám sát trước và trong khi cho vay đối với ngân hàng làrất quan trọng, góp phần hạn chế hiện tượng sử dụng vốn không đúng mục đíchnhư đã thoả thuận

 Kiến thức của khách hàng trong việc vay vốn: Khách hàng có nhu cầuvay vốn nhưng lại thiếu những kiến thức cơ bản trong việc vay vốn như khôngbiết cách lập hồ sơ xin vay, lập phương án, lập các báo cáo tài chính, thiếu cácgiấy tờ pháp lý cần thiết… việc này đã gây lên tình trạng kéo dài trong việc

Trang 30

thẩm định, đánh giá, xây dựng hợp đồng tín dụng, giải ngân, để hoàn thành cácthủ tục vay vốn ngân hàng và khách hàng phải tốn kém về thời gian, chi phí đilại xác minh, thiết lập hợp đồng làm giảm hiệu quả tín dụng

Ngoài ra còn do những yếu tố khác về bản thân khách hàng như sự châylười trong việc trả nợ, cố tình kéo dài thời gian trả nợ, không trả nợ đúng hạn,làm sai các báo cáo tài chính, gian lận trong viẹc thiết lập các giấy tờ liên quan

1.2.2.2 Các nhân tố khách quan:

 Môi trường kinh tế:

Sự phát triển của tín dụng ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh

tế Khi nền kinh tế phát triển cao, ổn định nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn,vòng quay vốn nhanh, đồng thời tính an toàn cho khoản vay cũng cao hơn Khinền kinh tế phát triển thì các thành viên của nó là các cá nhân tổ chức cần nhiềuvốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư, tận dụng các cơ hội kinh kinhdoanh tốt, thu được lợi nhuận cao khả năng trả nợ ngân hàng là cao, doanhnghiệp lại càng có xu hướng mở rộng sản xuất vì thế nhu cầu vốn lại gia tăng…

do vậy vốn nhàn rỗi được sử dụng một cách hiệu quả, vòng quay vốn nhanh.Hiệu quả tín dụng được nâng cao Khi nền kinh tế khủng hoảng, suy thoái đìnhtrệ, cầu giảm qui mô sản xuất thu hẹp, các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, hạnchế vay vốn, khả năng trả nợ ngân hàng cũng khó khăn do lợi nhuận thu được ít,hiệu quả tín dụng ngân hàng bị giảm đáng kể

 Môi trường chính trị- xã hội và luật pháp:

Hoạt động của NHTM có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, nhạy cảm vớicác tác dộng từ môi trường kinh tế- xã hội- chính trị và luật pháp Nếu môitrường này ổn định sẽ tạo điều kiện an toàn cho các nhà đầu tư yên tâm thựchiện đầu tư, mở rộng sản xuất Một xã hội ổn định sẽ hạn chế những biểu hiệntiêu cực như lừa đảo làm, ăn phi pháp Chính trị ổn định góp phần tạo môitrường an toàn cho kinh tế phát triển bởi chính trị có ảnh hưởng tới mọi hoạt

Trang 31

động của nền kinh tế, bất cứ sự biền động nào dù nhỏ đều gây lên những xáotrộn khó lường Pháp luật là hành lang bảo vệ tốt nhất cho các hoạt động đầu tưtrong đó có hoạt động tín dụng ngân hàng Hệ thống pháp luật sẽ tạo ra một môitrường hoàn toàn bỉnh đẳng, bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ cho các chủ thểkinh tế, bắt buộc mọi chủ thể phải thực hiện Một hệ thống pháp luật ban hànhđồng bộ hợp lý sẽ tạo ra môi trường pháp lý an toàn lành mạnh, các văn bảnpháp luật, qui chế tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng,hoạt động tín dụng có hiệu quả, phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng đối với

sự phát triển kinh tế xã hội

 Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật : Trong thời đại ngày nay nhữngtiến bộ về khoa kỹ thuật được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực, trong ngành tàichính ngân hàng cũng vậy Một ngân hàng có công nghệ tiến bộ sẽ tạo điều kiệntăng hiệu quả cho mọi hoạt động của ngân hàng Ngân hàng sẽ thuận lợi hơntrong việc xử lý các nghiệp vụ, dễ dàng đưa ra các quyết định một cách chínhxác, quản lý theo dõi tài sản và nguồn vốn thuận tiện, kịp thời Các khách hàngcũng dễ dàng thực hiện đúng các giao dịch theo qui định của ngân hàng, đượctạo điều kiện thuận lợi nhất tiếp cận với các dịch vụ sản phẩm của ngân hàng.Khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm cuả ngân hàng không hạn chế về thờigian không gian Các thủ tục được tiến hành một cách nhanh gọn chính xác íttốn kếm thời gian tiền bạc Mặt khác công nghệ thông tin ngân hàng giúp cậpnhật thông tin về khách hàng tốt hơn trong quá trình giám sát trong khi cho vay

Do vậy công nghệ ngân hàng có tác động làm tăng hiệu quả tín dụng cũng nhưcác hiệu quả mọi công việc khác

 Chủ trương chính sách của Nhà nước:

Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên thị trường phải chịu sự quản lý vĩ

mô của Nhà nước trong hành lang hẹp Nhà nước đưa ra các qui định, qui chế,pháp lệnh, các điều luật buộc ngân hàng phải tuân thủ thực hiện Trong đó cơ

Trang 32

điều khoản bắt buộc các NHTM phải thực hiện như mở tài khoản tại ngân hàngNhà nước, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mức tín dụng cung ứng… Do vậy các chínhsách của ngân hàng Nhà nước cũng tác động trực tiếp tới họat động tín dụng.Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng Nhà nước thực hiện các chính sáchtài chính tiền tệ để quản lý nền kinh tế Một quyết định của ngân hàng Nhà nước

sẽ thay đổi khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng, tác động tới tiết kiệm vàđầu tư từ đó mà cũng ảnh hưởng đến qui mô và hiệu quả tín dụng

Các nhân tố khác: rủi ro trong hoạt động của khách hàng, ngân hàng Kháchhàng trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh có thể không tránh khỏi nhữngrủi ro như chính trị bất ổn, thiên tai bão lũ, cháy nổ, hàng bị đắm, rủi ro do đốitác không cung cấp hàng, trả tiền đúng hạn hay từ một qui định, do một chínhsách nào đó của Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên mà hàng hoá chậm tiêu thụ,không được tiêu thụ…gây tồn thất cho khách hàng làm giảm khả năng vay vốn

và trả nợ cho ngân hàng Ngân hàng cũng có thể gặp các biến động xấu nhưkhủng hoảng kinh tế, tỷ giá biến động, hoả hoạn, trộm cắp…gây mất mát chongân hàng hiệu quả nói chung bị ảnh hưởng Đây là những nhân tố bất khảkháng nmà cả khách hàng và ngân hàng không thể kiểm soát

Trang 33

Chương hai: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

2.1 Một vài nét khái quát về Sở Giao Dịch I (SGD I)

Sở giao dịch I (SGD I) có tên giao dịch quốc tế là Industrial andcommercial Bank of Vietnam- Trasaction Office N1, có trụ sở tại số 10 Lê Lai,quận Hoàn Kiếm Hà Nội Sở được chính thức mang tên Sở giao dịch I –NHCT(Ngân hàng Công thương) Việt Nam từ sau quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT Việt Nam ngày 30/12/1998 SGD I có chức năng như một chi nhánh củaNHCT Việt Nam thực hiện đầy đủ tất cả các hoạt động của một ngân hàngthương mại, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước vàcác tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hoạch toánkinh tế theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam Nhiệm vụ quyềnhạn của Sở là: Sử dụng có hiệu quả bảo toàn vốn và các nguồn lực của NHCTViệt Nam; tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả,phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; thực hiện các nghiệp vụ về tàichính theo quy định của pháp luật và của NHCT Việt Nam; là đầu mối cho chinhánh NHCT phía bắc trong mọi nghiệp vụ Trong những năm vừa qua SGD I

đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao chất lượng kinhdoanh, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, xâydựng các chính sách khách hàng phù hợp, đổi mới công nghệ ngân hàng phùhợp với sự phát triển chung của nền kinh tế SGD I đang ngày càng có vị thế, vaitrò đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế chung, trở thành điạ chỉtin cậy đối với khách hàng

Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Sở gồm 1 giám đốc, 4 phó giámđốc, và có 12 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch, 8 quĩ tiết kiệm trực thuộcphòng khách hàng cá nhân Trong đó các phòng nghiệp vụ tín dụng là: phòngkhách hàng số 1 (phòng giao dịch với khách hàng lớn), phòng khách hàng số 2

Trang 34

(giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ), phòng khách hàng

cá nhân và phòng tài trợ thương mại

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại SGD I

2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam.

2.2.1 Thực trạng hoạt động tại SGD I-NHCT Việt Nam

 Tình hình huy động vốn qua các năm 2002- 2005 tại SGD I – NHCTViệt Nam

Phòng Tài trợ thương mại

Phòng

Kế toán tài chính

Phòng Khách hàng số 2

Phòng khách hàng cá nhân

Tổng hợp tiếp thị

Phòng

Tổ chức hành chính

Phòng Tiền tệ kho quỹ

Phòng Kiểm tra nội bộ

Trang 35

Bảng: Tình hình huy động vốn tại SGD I-NHCT Việt Nam

2.1: - K kỳ hạn 9.446 87 9.355 85,2 8.436 85 9226 88,7 -Có kỳ hạn 1.341 13 1.626 1482 15 1173 11,32.Tiềngửi dân cư 3.728 25,5 3.628 24 3398 24,2 3908 24,32.1: - VNĐ 1.099 29,5 1.548 42,7 1418 41,7 1773 45,5 -Ngtệ quy VNĐ 2.629 70,5 2.080 57,3 1979 58,3 2135 54,5

( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002-2005)

SGD I nằm tại số 10 Lê Lai quận Hoàn Kiếm- một địa điểm thận lợi bởiđây là khu vực trung tâm kinh tế thương mại của Hà Nội nơi tập trung kinhdoanh buôn bán tấp nập của Thủ đô với nhiều văn phòng đại diện, nhiều doanh

Trang 36

nghiệp lớn đặc biệt có các hộ kinh doanh buôn bán lớn do đó nguồn tiền gửi rấtdồi dào Do vậy hiện nay SGD có khoảng 8000 khách hàng mở tài khoản giaodịch, nguồn vốn huy động được ngày càng tăng Tổng vốn huy động đến ngày31/12/2005 đạt được 16071 tỷ đồng tăng 2.046 tỷ đồng tức tăng 14,5% so vớithời điểm cuối năm2004 Trong đó cụ thể như sau:

- Phân theo đối tượng khách hàng:

Tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn huyđộng, chiếm từ trên 70% qua các năm 2002, 2003, 2004, và đạt 64,7% năm

2005 Đây là nguồn vốn huy động với chi phí thấp, lãi suất thấp có số lượng lớn

do vậy SGD đã đưa ra nhiều chính sách thu hút nguồn vốn này bằng các ưu đãivới các khách hàng truyền thống, khách hàng lớn như các chính sách lãi suất,các dịch vụ thanh toán kèm theo, thu nhận tiền mặt chứng từ cho khách hàng.Trong cơ cấu tiền gửi của doanh nghiệp thì tiền gửi bằng VNĐ chiếm hầu hết( 99%) và là các khoản tiền gửi không kỳ hạn bởi chủ yếu các doanh nghiệp gửitiền đều với mục đích thanh toán

Tiền gửi của dân cư: Nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm tỷ trọng caothứ hai sau tiền gửi doanh nghiệp Nguồn huy động này từ năm 2002-2005 đangngày càng tăng tuy tốc độ tăng chậm với tỷ lệ lần lượt là: 24,5%, 24%, 24,2%,

và 24,3 trong năm 2005 một tốc độ tăng khá ổn định Nguồn huy động từ dân

cư tuy mất chi phí cao hơn nhưng có ưu điểm là một nguốn vốn ổn định, vữngchắc do vạy Sở cấn phải có những biện pháp kết hợp giữa nguồn tiền gửi dân cư

và doanh nghiệp tạo sự phù hợp cho cơ cấu nguồn vốn, nhu cầu cho vay đảmbảo tính an toan và đem lại lợi nhuận hợp lý

Các loại tiền gửi khác đang có xu hướng tăng mạnh cả về số tương đối lẫntuyệt đối Nếu như năm 2002 tiền gửi khác chỉ đạt 60 tỷ chiếm có 0,5% về tỷtrọng thì qua năm 2003 đã tăng lên 549 tỷ gấp 9 lần năm trước tương ứng với

Trang 37

3,6% về tỷ trọng vốn huy động và đạt mức 1.764 tỷ đồng chiếm 11% trên tổngnguồn huy động.

Việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo thành phần huy động là xu thế tất yếucuả hoạt động huy động vốn của SGD I cũng như trong các NHTM nói chung,điều này tạo ra một cơ cấu nguồn vững chắc, đa dạng, ổn định tránh được rủi rotrong hoạt động Tiền gửi khác ở đây bao gồm tiền gửi của các tổ chức tín dụngkhác, vay từ ngân hàng Nhà nước hoặc các khoản vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, từphát hành trái phiếu kỳ phiếu tuy nhiên việc phát hành các loại giấy tờ có giánày không được coi trọng tại Sở như ở các ngân hàng khác

- Phân loại theo tiền tệ: theo tiêu thức này ta có thể chia ra loại tiền huyđộng ra làm hai loại : tiền gửi bằng VNĐ và tiền gửi ngoại tệ Cùng với sự tăngtrưởng trong công tác huy động vốn, việc huy động bằng VNĐ cũng gia tăng vớimột tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huuy động chiếm trên 80% Riêng trong năm

2005 huy động vốn bằng VNĐ đạt 13.709 tỷ đồng tương đương với 85,3% về tỷtrọng Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ qui ra VNĐ của SGD I còn chiếm một tỷ lệkhiêm tốn dưới 20% Nguồn vốn huy động ngoại tệ qui ra VNĐ năm 2002là2.671 tỷ đồng chiếm 18,3% tổng nguồn huy động đến năm 2004 giảm xuốngcòn 2076 tỷ đồng giảm chung so với tổng nguồn huy động năm đó và chỉ chiếm15% trên tổng nguốn vốn huy động Đến năm 2005 khoản mục này tăng lên 286

tỷ đạt 2362 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,7% Sở dĩ tiền gửi bằng VNĐ luôn chiếm

đa số trong tổng nguồn huy động là do tâm lý chung của người dân Việt Namcòn khá e ngại với ngoại tệ chỉ coi các loại ngoại tệ mạnh là phương tiện cất giữ

và chủ yếu các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ là từ dân cư bởi SGD I đóngtrên địa bàn có nhiều hộ kinh doanh các mặt hàng mỹ nghệ thủ công mà kháchmua bán sử dụng ngoại tệ để thanh toán, hoặc các doanh nghiệp thanh toán tronghoạt động xuất nhập khẩu

- Phân theo kỳ hạn: Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi không kỳ hạn

Ngày đăng: 26/04/2014, 09:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại - NXB Tài chính - 2004 2. TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, - NXB Thống kê-2004 Khác
3. PGS.TS Lưu Thu Hương -Giáo trình tài chính doanh nghiệp-NXB Thống kê- 1998 Khác
4. Tap chí Thị trường Tài chính tiền tệ tháng 3 năm 2005 Khác
5. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 Khác
6. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 Khác
7. Các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn 2002-2005 SGD I-NHCT Việt Nam Khác
8. Báo cáo thường niên năm 2002,2003, 2004 Ngân hàng Công thương Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại SGD I - một số giải pháp và kiến nghị  nhằm nâng cao hiệu quả  tín dụng tại sở giao dịch i-nhct việt nam
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức tại SGD I (Trang 34)
Bảng : Tỷ lệ mất vốn tại SGD I - một số giải pháp và kiến nghị  nhằm nâng cao hiệu quả  tín dụng tại sở giao dịch i-nhct việt nam
ng Tỷ lệ mất vốn tại SGD I (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w