1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam thành tập đoàn kinh tế

100 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 526 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo và Thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ để em hoàn thành bản thảo chuyên đề tốt nghiệp và các cô chú trong ban kế hoạch Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho em làm tốt chuyên đề này. Sinh viên Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 91/TTg ngày 7.3.1994 về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế, Chỉ thị số 20/1998/CT/TTg ngày 21.4.1998 về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Chỉ thị số 15/1999/CT/TTg ngày 26.5.1999 về việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam chuyển thành Tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên để tiến tới tập đoàn kinh tế thì phải có những bước đi thích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Trên thế giới, quá trình nhất thể hoá, toàn cầu hoá, đặc biệt là quá trình sáp nhập và tái cơ cấu diễn ra mạnh mẽ tại nhiều Tập đoàn, Công ty viễn thông. Về mặt vĩ mô, việc tự do hoá trong lĩnh vực viễn thông và sức ép mở cửa thị trường viễn thông khi tham gia APEC, WTO cũng là một xu thế lớn ảnh hưởng đến Tổng công ty. Do đó Tổng công ty phải có những thay đổi mới để phù hợp với cơ chế đó. Về mặt công nghệ: Sự kết hợp mạnh mẽ giữa viễn thông – tin học, công nghệ thông tin – truyền thông đã và sẽ làm thay đổi phương thức và phạm vi kinh doanh của nhiều doanh nghiệp viễn thôngyêu cầu thay đổi phù hợp với Tổng công ty. Về cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý của Tổng công ty: có một số tồn tại phát sinh trong mô hình đang áp dụng, đòi hỏi cần có sự đổi mới để phát triển trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập. Chính vì những lý do trên mà đề tài: Một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam thành Tập đoàn kinh tế đã được lựa chọn và triển khai nghiên cứu. 2. Mục tiêu, yêu cầu Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 2 - Làm rõ luận cứ khoa học (cả lý luận và thực tiễn) của việc chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông thành Tập đoàn kinh tế. - Đề xuất mô hình Tập đoàn và các giải pháp chủ yếu để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam thành Tập đoàn kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi mô hình tổ chức hiện đang áp dụng tại Tổng công tymột số vấn đề chủ yếu về tổ chức quản lý cần giải quuyết để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế. Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 3 Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOẠN KINH TẾ 1.1.1 Quan niệm về Tập đoàn kinh tế và đặc điểm của tập đoàn kinh tế Trên thế giới, Tập đoàn kinh tế được tổ chức theo những mô hình không giống nhau và mang những tên gọi khác nhau như: Cartel, Group, Sydicate, Consortium, Combinat, Holding Company, Intercoporation, Truts, Conglomerte tuy được định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung khái niệm này được hiểu là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và kế ước với nhau, cùng tiến hành hoạt động kinh doanh trong một hoăch nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế. Xét về bản chất, đó là một tổ chức kinh tế vừa mang tính chất của một Doanh nghiệp (kinh doanh vì mục tiêu sinh lợi), vừa mang đặc trưng của một Hiệp hội kinh tế (phục vụ mục tiêu chung của các thành viên). Đặc điểm khác nhau chủ yếu trong quan niệm về Tập đoàn kinh tế đó là: Tư cách pháp nhân của Tập đoàn kinh tế. Có quan niện cho rằng Tập đoạn kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh và tài chính trên quy mô lớn. Ở một số nước, Tập đoàn kinh tế không phải là một định chế pháp lý, tuy Tập đoàn kinh tế bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong một hoặc nhiều ngành khác nhau, trên một hay nhiều nước. Điều đó có nghĩa Tập đoạn kinh tếmột cơ cấu tổ chức, một loại hình tổ chức kinh tế. Tuy có sự khác nhau nhất định về quan niệm và tên gọi, nhưng Tập đoàn kinh tếmột số đặc điểm sau: Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 5 - Có quy mô lớn về vốn, doanh thu và lao động. - Có số lượng lớn đơn vị thành viên. - Có thị trường rộng lớn trong và ngoài nước, hoạt động chuyên ngành hoặc đa ngành. - Sở hữu vốn cổ phần gồm nhiều chủ nhưng có một công ty mẹ đóng vai trò chi phối đối với các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Công ty mẹ đứng ra chủ trì phối hợp các đơn vị thành viên thực hiện những hoạt động vì lợi ích chung, từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển, tổ chức các kênh phân phối, cho đến khâu mở văn phòng đại diện ở các nước khác nhau, tổ chức việc điều hoà, huy động vốn, phân công sản xuất - Tập đoàn kinh tế chỉ nằm một số khâu chủ yếu như nguồn vốn, đào tạo nhân sự, xây dựng chiến lược phát triển, còn mỗi doanh nghiệp thành viên vând giữ vai trò độc lập tương đối, với tư cách là một pháp nhân kinh tế. Nói cách khác, Tập đoàn kinh tế dù tồn tại dưới dạng nào đi nữa nhưng không bao giờ là một pháp nhân kinh tế độc lập. - Việc tham gia Tập đoàn kinh tế dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Về mặt kinh tế, việc tham gia nhập Tập đoàn kinh tế của một chủ thể kinh tế có thể vì sức ép cạnh tranh hoặc lý do nào khác để có điều kiện tồn tại và phát triển. Nhưng về phương tiện pháp lý, quá trình này diễn ra trên cơ sở một hợp đồng liên kết tự nguyện, không áp đặt. Chính vì vậy mà về mặt tổ chức, Tập đoàn kinh tế mang tính chất của một Hiệp hội. 1.1.2 Các hình thức chủ yếu của Tập đoàn kinh tế Về hình thức sở hữu và tên gọi trong thực tế, các Tập đoàn kinh tế có các hình thức chủ yếu sau: 1.1.2.1 Cartel: Đây là loại hình Tập đoàn kinh tế giữa các công ty trong một ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các công ty này có mức độ sản xuất Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 6 khác nhau hoặc thương mại, dịch vụ giống nhau thường xuyên cạnh tranh với nhau nhưng không thắng nổi nhau, cuối cùng chúng đi đến ký kết hợp đồng với nhau hoặc thoả thuận kinh tế nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh. Trong Cartel, các công ty vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý còn tính độc lập về kinh tế được điều hành bằng hợp đồng kinh tế. Đối tượng của thoả thuận kinh tế có thể là: thống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu, thống nhất về chuẩn mực, kiểu loại, kích cỡ, chuyên môn hoá sản phẩm. 1.1.2.2 Syrdicate: Thực chất đây là một dạng đặc biệt của Cartel. Điểm khác biệt căn bản so với Cartel là trong Tập đoàn dạng Syrdicate có một văn phòng thương mại chung được thành lập do một ban quản trị chung điều hành và tất cả các công ty phải tiêu thụ hàng hoá của họ qua kênh của văn phòng tiêu thụ này. Như vậy, các công ty trong Syrdicate vẫn giữ nguyên tính độc lập về sản xuất nhưng hoàn toàn mất tính độc lập về thương mại. 1.1.2.3 Conglomerate: Đây là loại Tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực. Các công ty thành viên ít có mối quan hệ công nghệ sản xuất gần gũi với nhau, thậm chí không có mối quan hệ nào về mặt công nghệ sản xuất. Mối quan hệ ở đây chủ yếu về mặt tài chính và hành chính. Conglomerate được hình thành bằng cách thu hút cổ phần của những công ty có lợi nhuận cao nhất, đặc biệt là những công ty đang ở vào giai đoạn phát triển cao. Trong Conglomerate không có một ngành nghề nào là chủ chốt. Thông qua hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường, cơ cấu sản xuất của Conglomerate có xu hướng chuyển đến những ngành nghề có lợi nhuận cao. 1.1.2.4 Concern: Đây là hình thức Tập đoàn phổ biến nhất hiện nay. Concern không có tư cách pháp nhân. Các công ty thành viên Concern vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ giữa những thành viên trong Concern dựa trên cơ sở những thoả thuận về lợi ích chung. Đó là những thoả thuận về phát minh sáng chế, nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác sản Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 7 xuất kinh doanh chặt chẽ và có hệ thống tài chính chung. Thông thường, trong Concern người ta thành lập Holding Company có vai trò như “công ty mẹ” điều hành hoạt động của Concern. Công ty này chỉ quan tâm đến lĩnh vực tài chính của Tập đoàn mà không quan tâm đến những lĩnh vực sản xuất. Thực chất nó là một công ty cổ phần nắm giữ cổ phần vốn đóng góp của các công ty thành viên. 1.1.2.5 Các tập đoàn xuyên quốc gia: Trong những thập kỷ gần đây, việc hợp nhất các công ty đã vượt qua ngoài biên giới quốc gia đã dẫn đến hình thành các Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. Đó là sản phẩm của sự liên minh giữa các nhà tư bản có thế lực nhất. Các Tập đoàn này có quy mô mang tầm cỡ quốc tế, có một hệ thống chi nhánh dày đặc ở nước ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành trướng quốc tế. Cơ cấu tổ chức gồm 2 bộ phận cơ bản, đó là “công ty mẹ” thuộc sở hữu của các nhà tư bản nước chủ nhà và một hệ thống các công ty, chi nhánh ở nước ngoài. Mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty chi nhánh là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về tài chính, công nghệ, kỹ thuật. Các công ty, chi nhánh có thể mang hình thức 100% vốn nước ngoài, cũng có thể mang hình thức công ty hỗn hợpp, công ty liên doanh với hình thức góp vốn cổ phần. Dù những hình thức chi nhánh ở nước ngoài như thế nào đi nữa và sở hữu tư bản ở chi nhánh dù tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác thì các chi nhánh đó thực chất cũng là những bộ phận của một tổ hợp, quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nhà tư bản nước mẹ. 1.1.3 Tính tất yếu khách quan của sự hình thành, phát triển Tập đoàn kinh tế và vai trò của Tập đoàn kinh tế Sở dĩ các Tập đoàn kinh tế được hình thành, có sức sống mạnh mẽ và có sự phát triển không ngừng như vậy bởi vì nó phù hợp với quy luật khách quan và những xu thế phát triển của thời đại. Đó là: Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 8 1.1.3.1 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất: Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và liên kết kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội kéo theo sự liên kết kinh tế chặt chẽ, quy mô sản xuất và tiêu thụ, sản xuất kinh doanh không còn mang tính chất manh mún, rời rạc và sở hữu không còn là sở hữu cá thể nữa mà đã và đang đi sâu vào xã hội hoá, phân côngsở hữu hỗn hợp. Tập đoàn kinh tế với tư cách là một loại hình tổ chức kinh tế, tổ chức kinh doanh, tổ chức liên kết kinh tế có ý nghĩa là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất cần phải ra đời để đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. 1.1.3.2 Quy luật tích tụ, tập trung vốn và sản phẩm: Mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là một cơ thể sống, một tế bào của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp tồn tại, phát triển trong cạnh tranh, do đó phải tái sản xuất mở rộng không ngừng. Quá trình đó cũng là quá trình tích tụ, tập trung vốn vào sản xuất. Doanh nghiệp tích luỹ vốn từ lợi nhuận đem lại và tăng thêm vốn từ các nguồn khác (đi vay, liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần ), nhờ vậy vốn và khả năng sản xuất của doanh nghiệp được nâng lên. Hoặc doanh nghiệp mạnh, lớn thôn tính, chấp nhận sự sáp nhập của các doanh nghiệp nhỏ hơn. Do đó, vốn và khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nâng lên. Trong quá trình vận động khách quan như vậy, Tập đoàn kinh tế sẽ được ra đời và phát triển. 1.1.3.3 Quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hoá lợi nhuận: Đấu tranh giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quy luật hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Cuộc cạnh tranh nghiệt ngã ấy sẽ không bao giờ chấm dứt và sẽ dẫn đến 2 xu hướng chính: Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 9 - Các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thôn tính, hút mình vào các doanh nghiệp bị đánh bại, do vậy trình độ tập trung hoá sản xuất và vốn được nâng lên. - Nếu cạnh tranh quá nhiều năm mà không phân thắng bại thì trong số các doanh nghiệp đó sẽ có liên kết lại với nhau hoặc tìm doanh nghiệp khác để liên kết nhằm tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa. Quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra theo các hình thức sau: + Liên kết ngang: diễn ra giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành. Tuy nhiên để chống lại xu thế độc quyền hoá, luật pháp nhiều nước không cho phép kiểu liên kết ngang đó thông qua việc ban hành các đạo luật chống độc quyền. + Liên kết dọc: đó là sự liên kết giữa các công ty trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà trong đó mỗi công ty đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó. Trong Tập đoàn dạng này liên kết giữa nhiều ngành nghề khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. + Liên kết hỗn hợp: Trong thực tế ngày càng xuất hiện nhiều quan hệ liên kết kiểu ngang- dọc, bao gồm rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh tế khác nhau, ít hoặc thậm chí không có mối liên hệ kinh tế trực tiếp với nhau. Đó là sự liên kết đa ngành, đa lĩnh vực. Như vậy, Tập đoàn kinh tế ra đời, phát triển là sản phẩm tất yếu của quá trình cạnh tranh, liên kết để tối đa hoá lợi nhuận. 1.1.3.4 Tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ Yếu tố quyết định cho các doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao là việc nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học- công nghệ. Để đổi mới công nghệ cần phải có nhiều vốn, tiến hành trong thời gian nhiều năm, trong khi đó rủi ro lại cao và cần có lực lượng khoa học kỹ thuật đủ mạnh. Một doanh nghiệp nhỏ, manh mún, biệt lập không đủ sức làm được Tài liệu được tải từ website http://reportshop.com.vn 10 [...]... hnàh chính, việc tách tỉnh, thiết lập thêm các công ty cũng làm tăng số lượng đơn vị thành viên của Tổng công ty Đây là một nhân tố quan trọng cần phải tính đến trong quá trình hình thành Tập đoàn tại Tổng công ty 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH –VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng mô hình Tổng công ty 2.2.1.1 Những ưu điểm của mô hình hiện đang áp dụng Tổng công ty Bưu chính- Viễn. .. năng khống chế Tổng công ty được coi là một pháp nhân kinh tế, các đơn vị thành viên có mức độ độc lập khác nhau Tập đoàn kinh tế có phải là một pháp nhân kinh tế hay không? Đó là một vấn đề chưa được làm rõ Có quan niệm cho rằng, Tập đoàn kinh tếmột chủ thể pháp lý; cũng có quan điểm khẳng định Tập đoàn kinh tếmột khái niệm thể hiện một hình thức hay cơ cấu tổ chức, hơn là một chủ thể pháp... lược của Tập đoàn kinh tế sẽ được ưu tiên hàng đầu Quan hệ tài sản giữa công ty mẹ và công ty thành viên chủ yếu là quan hệ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên vay vốn từ nguồn vốn cổ phần chung của Tập đoàn kinh tế Các công ty thành viên được hưởng lãi suất từ việc vay vốn này theo tỷ lệ cổ phần đóng góp Để thực hiện chức năng này Tập đoàn kinh tế thường thành lập một công ty được... 15 Mô hình Tập đoàn viễn thông của một số nước trên thế giới được nghiên cứu chủ yếu gồm: - Deutsche Telekom (Đức) - AT & T (Mỹ) - Telstra (Australia) - Unicom – Liantong ( Trung quốc) - Các Tập đoàn này đều có một đặc điểm chung sau: * Kinh doanh đơn ngành: Các Tập đoàn này đều chủ yếu kinh doanh dịch vụ viễn thông Đây là điểm khác biệt cơ bản đối với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thể hiện... bỏ chế độ Bộ chủ quản, các cấp hành chính, xoá bỏ sự phân biệt các doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế Ngày 29/04/1995, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 249/TTg, thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) theo mô hình tập đoàn kinh doanh Về cơ bản, Tổng công ty Bưu chính- Viễn thôngmột tổ chức kinh tế nhà nước hoạt động kinh doanh trong... chính Viễn thông Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Bưu điện, có các đơn vị thành viên chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc khối hạch toán phụ thuộc bao gồm 53 Bưu điện tỉnh thành phố (nay là 61) và các công ty dọc: Công ty Viễn thông quốc tế, Công ty viễn thông liên tỉnh, Công ty điện toán và truyền số liệu Một số doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp, thương mại khi đó không phải là đơn vị thành. .. hệ kinh tế: Trong hầu hết các Tập đoàn kinh tế đều có một công ty mẹ và các công ty thành viên Các công ty thành viên vẫn có tính độc lập về mặt pháp lý Mối quan hệ của các thành viên chủ yếu dựa trên mối quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế được điều khiển bởi các hợp đồng hoặc các thoả thuận về kinh tế Công ty mẹ và các công ty thành viên có mối quan hệ phụ thuộc và hộ trợ về mặt chiến lược, tài chính, ... kinh tếmột cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận 1.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1 Giới thiệu một số Tập đoàn kinh tế nói chung và một số Tập đoàn Viễn thông trên thế giới 1.2.1.1 Một số Tập đoàn Viễn thông trên thế giới Tài liệu được tải từ website... bẩy kinh tế còn các thành viên hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh Kiểu quản lý này vừa phát huy được tính năng động tự chủ của các công ty thành viên vừa tạo được sự thống nhất chung trong Tập đoàn 1.2.2.4 Chiến lược kinh doanh: Việc hình thành Tập đoàn kinh tế xuất phát từ lợi ích kinh tế của các công ty thành viên và của bản thân Tập đoàn Để phục vụ lợi ích chung và riêng đó, tăng cường sức mạnh kinh. .. Tính chất kinh doanh và công ích tồn tại đan xen do đó chưa tạo ra động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty: Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất được nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công ích trong lĩnh vực Bưu chính- Viễn thông Các dịch vụ công ích mà Tổng công ty cung cấp nhằm bảo đảm thông tin . việc chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông thành Tập đoàn kinh tế. - Đề xuất mô hình Tập đoàn và các giải pháp chủ yếu để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam thành Tập đoàn kinh. cạnh tranh và hội nhập. Chính vì những lý do trên mà đề tài: Một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam thành Tập đoàn kinh tế đã được lựa chọn và. của các Tổng công ty Nhà nước Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam chuyển thành Tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên để tiến tới tập đoàn kinh tế thì phải

Ngày đăng: 26/04/2014, 08:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1-1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN  THÔNG – KHỐI KHAI THÁC VIỄN THÔNG - một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam thành tập đoàn kinh tế
SƠ ĐỒ 1 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – KHỐI KHAI THÁC VIỄN THÔNG (Trang 73)
SƠ ĐỒ 1-2: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN  THÔNG. - một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam thành tập đoàn kinh tế
SƠ ĐỒ 1 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (Trang 74)
SƠ ĐỒ 1-3: SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN  BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – KHỐI THƯƠNG MẠI, CÔNG NGHIỆP, - một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam thành tập đoàn kinh tế
SƠ ĐỒ 1 3: SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG – KHỐI THƯƠNG MẠI, CÔNG NGHIỆP, (Trang 75)
SƠ ĐỒ 1-4: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN  THÔNG KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam thành tập đoàn kinh tế
SƠ ĐỒ 1 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 77)
SƠ ĐỒ 1-5: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN  THÔNG KHỐI KINH DOANH TÀI CHÍNH - một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam thành tập đoàn kinh tế
SƠ ĐỒ 1 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHỐI KINH DOANH TÀI CHÍNH (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w