1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu sản xuất chè theo quy trình vietgap

34 2,4K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 296 KB

Nội dung

tài liệu: Tài liệu sản xuất chè theo quy trình vietgap

Trang 1

HƯỚNG DẪN

QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT VietGAP

TRÊN CÂY CHÈ

I GAP là gì?

GAP là việc áp dụng những kiến thức sẵn có vào quá trình sản xuất nông nghiệp

để hướng đến sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội trong sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an toàn

Hướng dẫn sản xuất chè an toàn theo VietGAP gồm 12 mục:

1.Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

7 Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm

8.Quản lý và xử lý nước thải

9.Người lao động

10.Ghi chép, lưu dữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

11.Kiểm tra nội bộ

12.Khiếu nại và giải quyết kiếu nại

II Nội dung hướng dẫn sản xuất chè an toàn theo VietGAP

1 Đáng giá và lựa chọn vùng sản xuất:

Phát triển vùng sản xuất chè phải nằm trong quy hoạch của Nhà nước và địa phương Phải được khảo sát, đánh giá phù hợp với qui định hiện hành của nhà nước và địa phương đối với các mối nguy cơ về hoá học, sinh học và vật lý tại vùng sản xuất và vùng lân cận

Trong vùng sản xuất chè, người trồng chè cần lưu ý các nguy cơ ô nhiễm về hoá học, vi sinh vật và ô nhiễm vật lý Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến 2 nguy

Trang 2

cơ ô nhiễm, đó là hoá chất và vi sinh vật, còn ô nhiễm vật lý đối với chè búp tươi ít xẩy ra.

Tùy theo điều kiện cụ thể lựa chọn quy mô hợp lý cho vùng sản xuất, khu sản xuất tập trung nên đảm bảo các điều kiện sau:

+ Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, (nếu độ dốc quá cao khó khăn cho việc trồng trọt, thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp) dồi dào nước ngầm, mùa mưa thoát nước nhanh, không bị úng Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 18-25oC, ở khoảng nhiệt độ này cây chè sinh trưởng khỏe, tính chống chịu tốt, thuận lợi quản lý cây trồng tổng hợp Độ ẩm không khí trung bình năm trên 80% Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm

+ Nguồn nước, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hóa học và VSV Cần xem xét kỹ nguồn nước sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm hay không, nếu có cần đưa ra biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả, đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dòng chảy, ống cống và khí thoát từ ống khói nhà máy, bệnh viện Xây dựng được các hồ đập giữ nguồn nước mặt, tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm trong mùa khô

+ Trong trường hợp vùng sản xuất bị ô nhiễm bất khả kháng, thì không tiến hành sản xuất chè

để trồng mới và trồng thay thế chủ yếu là giống chè LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, TRI777…… Người trồng chè cần tìm hiểu kỹ lý lịch

và đặc điểm của từng giống để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ

3 Quản lý đất:

Phải tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá các nguy cơ về hoá học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón, chất phụ gia và các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể

Trang 3

Cần có biện pháp khắc phục các nguy cơ ô nhiễm, chống xói mòn và thoái hoá đất.

Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng trồng chè Nếu bắt buộc nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch

Đất trồng chè phải được quản lý và sử dụng theo hướng ngăn ngừa mọi khả năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng Do đó cần chú ý canh tác như sau:

+Hàm lượng chất hữu cơ trong đất là yếu tố quan trọng duy trì độ phì nhiêu và kết cấu của đất Đảm bảo đủ lượng hữu cơ trong đất sẽ ngăn chặn xói mòn, làm cho đất luôn tơi xốp, chất dinh dưỡng ngày càng tăng, trên cơ sở đó cây chè sẽ

sử dụng nước có hiệu quả Đất chè nên duy trì hàm lượng mùn tổng số 2% trở lên

+Chất hữu cơ trong đất chè được duy trì trước tiên từ cành lá chè đốn giữ lại hàng năm, tiếp sau là được làm giàu hơn bằng việc bổ sung qua việc tủ gốc cho chè từ thân lá thực vật không bị nhiễm bẩn, lá rụng, cành tỉa của các loại cây che bóng, cây trồng xen thời kỳ chè KTCB, tốt nhất là các cây có hàm lượng dinh dưỡng cao

+Chè sinh trưởng tốt trong khoảng pH từ 4 – 5,5 cho nên trong quá trình canh tác luôn kiểm tra pH đất để kịp thời điều chình Nếu pH cao cần sử dụng phân bón có chứa lưu huỳnh Nếu đất trở nên quá chua (pH<4) có thể sử dụng vôi vào thời gian đốn với lượng 2-3tấn/ha, sử dụng có chất lượng tốt là vôi dolomitic(vôi có chứa magiê và cácbonat)

+Không trồng chè trên những vùng đất có pH>5,5 Đất có pH cao thì sự sinh trưởng của cây rất kém, lá cây bị héo và rễ cây bị sùi Có thể chuẩn đoán độ pH thích hợp trong quá trình canh tác qua các cây chỉ thị như họ cây sim, mua…+ Xói mòn đất có thể xẩy ra rất mạnh nếu không có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu, điều quan trọng nhất là phải duy trì độ che phủ trên mặt đất bằng các cây trồng lâu năm, và cây chè được coi là cây chống xói mòn hữu hiệu đối với đất dốc Vì thế phải trồng chè theo đường đồng mức, tạo độ nghiên ra một cách đáng kể, đặc biệt những vùng có độ dốc cao >20o cần trồng cỏ Ghi nê hàng đơn, hoặc dứa Cayen, cứ sau 10 hàng chè có thể trồng phụ 1 hàng ở đường đồng mức Cần đào những rãnh phù sa phải được để ý và suy xét tới sự an toàn trong quá trình chăm sóc và thu hái Phải chú ý cẩn thận đến việc xây dựng những con mương thoát nước, những con mương này cần cắt ngang dòng chảy, chặn các

Trang 4

dòng chảy, làm lưu lượng nước chảy chậm kết quả là làm giảm sự xói mòn Nên trồng loại cỏ thích hợp dọc theo những con mương để cản nước và xói mòn đất trước khi nước chảy vào mương.

4 Phân bón và chất phụ gia:

Để trồng chè có hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất và môi trường sinh thái cần phải sử dụng phân bón trên tất cả các loại đất Về nguyên tắc toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào (kể cả các khoáng vật từ đất và chất hữu cơ) nên tương đương lượng chất dinh dưỡng cây đã lấy đi trong quá trình thu hoạch sản phẩm và hiệu suất

sử dụng phân bón, cần phải tính toán cả lượng được tổng hợp từ rễ của cây trồng che phủ đất hoặc trồng trồng xen, lượng tồn tại trong cơ thể của cây chè Để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm phân bón cần phải giảm hao hụt dinh dưỡng trong các trường hợp: dòng nước chảy cuốn đi khi mưa, khi tưới nước, sự bốc hơi nước và trong quá trình canh tác Hết sức chú ý sự mất đạm, lân dễ tiêu trên bề mặt và lân bị cố định, quá trình lắng xuống và sự xói mòn đất

Trong quá trình cân đối đạm việc bón đạm dạng vi sinh, hoặc dưới dạng đạm hữu cơ cần phải được chú ý ở mức cao nhất kết hợp bổ sung phân vi lượng sẽ luôn làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đạm, lân và kali cũng như các dưỡng chất khác

Muốn sử dụng dinh dưỡng có hiệu quả cao, đòi hỏi chúng ta phải tính toán liều lượng và tỷ lệ phối hợp các nguyên tố NPK phù hợp với từng loại đất và khí hậu thời tiết cụ thể từng vùng Trên thực tế không phải lúc nào ta cũng tính toán được do vậy ánh sáng mặt trời chiếu vào lá chè tạo ra màu sắc sẽ là chỉ thị giúp

ta nhận biết sự thiếu hụt phân bón như:

+Lá màu xanh tối, to, dày, búp chè mọng nước có thể cho thấy lượng đạm sử dụng đã vượt quá mức

+Ngược lại lá chè nhỏ, màu vàng nhạt, búp chè nhỏ, cứng có thể cho thấy lượng đạm sử dụng thiếu chưa đủ

Hiện nay, ở các vùng sản xuất chè thường bón phổ biến là 30kg N/tấn búp, duy trì tỷ lệ bón NPK (3:1:1) Nhưng để cây chè sinh trưởng tốt giảm thiểu các mối nguy ảnh hưởng đến sản phẩm, môi trường, con người cần bón bổ sung hoặc thay phân khoáng bằng phân HCSH và bổ sung chế phẩm phân giải xenlulo Có thể tham khảo bảng hướng dẫn bón phân cho nương chè 10-15tấn/ha như sau:

bón

Lượng bón Ghi

chú

Trang 5

Đạm ure Bón cuốc, vùi lấp 3-4 lần 600-800

kg/ha/nămLân hữu cơ sinh học

Sông Gianh

Bón cuốc, vùi lấp 3-4 lần 2.000-3.000

kg/ha/nămKaliclorua Bón cuốc, vùi lấp 3-4 lần 200-250

kg/ha/nămChế phẩm phân giải

*Khi sử dụng phân bón và chất phụ gia cần phải lưu ý:

- Các loại phân bón và chất phụ gia cần phải được chọn lọc để giảm thiểu các mối nguy hóa học, sinh học cho sản phẩm Chỉ sử dụng các phân bón và chất phụ gia đáp ứng được giới hạn cho phép về kim loại nặng, có mức độ tạp chất thấp, có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

- Không sử dụng những sản phẩm phân bón không rõ nguồn gốc, không bao bì nhãn mác hoặc quá hạn sử dụng

- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý, không nên sử dụng tro (sản phẩm sau khi đốt) của bất kỳ loại cây nào để bón cho chè (bởi vì tro là chất kiểm)

- Nên sử dụng phân lân dạng rắn và đặc biệt quan trọng là bón lót cho chè trồng mới (thường sử dụng Supe lân 600kg/ha) Sử dụng phân lân dạng rắn sẽ cung cấp lượng phospho hòa tan dần dần cho cây chè sử dụng

- Tăng cường đưa đạm vào từ những loài sinh vật cố định đạm trồng xen canh các loài cây họ đậu Không bón phân khoáng trong các tháng mùa khô và lúc trời mưa to, tránh bón phân tròng vùng cách dòng sông hoặc mương nước 3-4m

Trang 6

- hạn chế đến mức tối đa mất mát dinh dưỡng do cỏ dại và các cây trồng xung quanh đồi chè.

- Các dụng cụ bón phân (giàng, cuốc, xẻng…) phải vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên và cất giữ ở nơi quy định

- Xây dựng và bảo dưỡng nơi tồn trữ phân bón hay khu vực để trang thiết bị

- Lưu trữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng)

- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia

5 Nước tưới:

- Chất lượng nước đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành Chỉ sử dụng nguồn nước

đã được xác định không bị ô nhiễm hóa chất và VSV Nếu không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng sau khi đã xử lý

và kiểm tra

- Không sử dụng nước thải công nghiệp, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải trong sản xuất chè

- Sử dụng tưới nước bằng các phương pháp tưới tiết kiệm, tránh lãng phí

- Cần phải có nhà máy xử lý nước, không để nước thải trực tiếp của các nhà máy chảy vào các dòng sông hay kênh suối

- Luôn chú trọng xây dựng và bảo trì các đập nước và hệ thống dẫn nước

6 Bảo vệ thực vật và sử dụng hoá chất:

- Người sử dụng thuốc phải được tập huấn về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.(phun đúng thuốc, phun đúng lúc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, phun đúng địa điểm, chỗ nào chưa cần phun thì không được phun) và trang

bị những thiết bị phun, quần áo bảo hộ lao động…

- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) Đảm bảo cho sản phẩm chè vừa an toàn, vừa chất lượng, bảo vệ được thiên địch, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người Các biện pháp: Đốn đúng thời vụ, hái đúng kỹ thuật, bón phân hợp lý (sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân

có nguồn gốc hữu cơ kết hợp với tủ gốc và tưới nước để cây chè sinh trưởng khỏe, có khả năng chống chịu tốt); điều tra định kỳ để sớm xác định được đối tượng sâu hại, thời điểm trừ sâu có hiệu quả và điều quan trọng hơn là khi

Trang 7

mật độ sâu chưa đến mức phun thuốc thì không sử dụng thuốc hóa học; chỉ dùng thuốc khi số lượng sâu hại vượt quá ngưỡng phòng trừ, khi mật độ sâu hại chưa đến mức bùng phát dịch chỉ nên dùng thuốc có nguồn gốc thảo mộc (SH01, Sukupi…) Khi bùng phát dịch hại cần phun thuốc hóa học trong danh mục cho phép sử dụng trên cây chè của Bộ Nông nghiệp &PTNT(Nhện

đỏ nên dùng Comite; Pầy Xanh dùng Actara, Acelant…; Bọ cánh tơ dùng Agbamex, Confido…) Phải đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc tối thiểu là 10 ngày, một năm phun thuốc hóa học không quá 6 lần

- Chỉ mua và sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục cho phép sử dụng trên cây chè của Bộ Nông nghiệp & PTNT

- Thuốc BVTV và hoá chất cần phải được chọn lọc cao dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái, mức độ an toàn của sản phẩm, giảm sự nguy hiểm tới người lao động và môi trường

- Thuốc BVTV và hóa chất cần được cất giữ cẩn thận, an toàn và đúng phương thức, bao gói thuốc phải có hướng dẫn cụ thể, đưa ra những trường hợp cấm được sử dụng và cách xử lý trong những trường hợp có sự cố xẩy

ra, định nghĩa rõ ràng và có hiệu lực đối với từng loại thuốc Xử lý thuốc không dùng hết, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường

- Vệ sinh, bảo dưỡng dụng cụ phun sau mỗi lần sử dụng và bảo quản cẩn thận tránh gây ô nhiễm

- Những dụng cụ cá nhận phải được rửa sạch sẽ sau khi sử dụng thuốc BVTV, tất cả quẩn áo và thiết bị sử dụng phải được rửa sạch sẽ ở một vị trí phù hợp

- Nên có biển cảnh báo vùng sản xuất chè vừa mới được phun

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hoá chất có trong chè Phải có thói quen kiểm tra sức khỏe cho người lao động và phải có biện pháp sơ cứu tại chỗ khi người lao động bị thuốc xâm nhập

- Đặc biệt chú trọng biện pháp tủ gốc hoặc trồng cây phủ đất để khống chế cỏ dại nên nhổ cỏ bằng tay không nên sử dụng thuốc diệt cỏ Trong trường hợp không thể trách được dùng thuốc diệt cỏ thì cần chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ phải đảm bảo an toàn về sinh thái học, sức khẻo con người và môi trường

Trang 8

7 Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển:

7.1 Thu hoạch và bảo quản chè búp tươi:

- Thiết bị, dụng cụ thu hái phải được làm từ vật liệu không gây ô nhiễm

- Sản phẩm sau khi thu hoạch không được tiếp xúc trực tiếp với đất

- Chè thu hái nên đựng trong giỏ hoặc sọt, không có mùi lạ, không được lèn chặt, tránh làm dập nát và đưa ngay về nơi sơ chế, chế biến

- Chè bảo quản tại chỗ chờ chế biến cần được bảo quản bằng phương tiện phù hợp

7.2 Vận chuyển chè búp tươi:

- Không được đặt trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ gây ô nhiễm

- Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp bao bì chứa sản phẩm

- Không vận chuyển và bảo quản chung với các hàng hoá có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm

9 Người lao động:

9.1 An toàn lao động:

- Những người mắc bệnh truyền nhiễm có khả năng gây bệnh phải được nghỉ

- Người quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa chất

và phải có kỹ năng nghi chép

- Được cung cấp trang thiết bị, áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi bị nhiễm hoá chất

Trang 9

- Phải có tài liệu hướng dẫn sơ cứu và dán tại kho chứa hoá chất.

- Trang bị quần áo bảo hộ, thiết bị phun thuốc cho người được giao nhiệm vụ

- Quần áo bảo hộ phải được giặt sạch và không để chung với thuốc BVTV

9.2 Điều kiện làm việc:

- Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý, đảm bảo và phù hợp với sức khoẻ người lao động (được cung cấp quần áo bảo hộ)

- Kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ thường xuyên

- Phải có qui trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro

9.3 Vệ sinh cá nhân:

- Trang bị kiến thức cần thiết, được tập huấn về thực hành vệ sinh cá nhân

- Cung cấp tài liệu hướng dẫn và nội qui vệ sinh cá nhân

- Cần có nhà vệ sinh (vị trí thuận lợi, cách ly với khu sản xuất) và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh, duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh

- Nước thải vệ sinh phải được xử lý

9.4 Phúc lợi xã hội của người lao động:

- Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam

- Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt

- Lương, thù lao phải hợp lý, phù hợp với pháp luật

9.5 Đào tạo:

- Thông báo về nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn trước khi làm việc

- Phải được tập huấn về :

+ Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ; các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động; sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân

10 Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm:

- Ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về BVTV, phân bón, bán sản phẩm,

- Kiểm tra hoặc thuê Kiểm tra viên kiểm tra nội bộ việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu giữ hồ sơ

- Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu

Trang 10

- Hồ sơ phải được lưu giữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng.

- Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất

- Bao bì, túi đựng sản phẩm cần có nhãn mác

- Khi xuất hàng phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ

- Khi sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ, phải cách ly và ngừng phân phối

- Điều tra nguyên nhân gây ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm đồng thơi lưu lại hồ sơ về nguy cơ và giải pháp xử lý

11 Kiểm tra nội bộ:

- Kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần

- Việc kiểm tra nội bộ phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá Sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá Bảng tự kiểm tra đánh giá và bảng kiểm tra đột xuất và định kỳ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ

- Tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng

12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu

- Trong trường hợp có kiếu nại, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ

BẢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Bắt buộc thực hiện

Ghi chú

1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

Trang 11

1 Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch

của Nhà nước và địa phương đối với loại

cây trồng dự kiến sản xuất không?

4 Đã có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử

lý về giống và gốc ghép tự sản xuất chưa?

A

5 Trong trường hợp phải mua, đã có hồ sơ ghi

lại đầy đủ nguồn gốc về giống và gốc ghép

chưa?

A

3 Quản lý đất và giá thể

6 Đã tiến hành định kỳ công tác phân tích,

đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hoá học,

sinh vật, vật lý trong đất và giá thể của vùng

sản xuất và có biện pháp khắc phục hậu quả

8 Có chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm đất, nguồn

nước trong vùng trồng chè không?

B

9 Nếu có chăn thả vật nuôi, đã có biện pháp

xử lý để bảo đảm không làm ô nhiễm môi

Trang 12

đã đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh

vật, vật lý có thể gây nhiễm bẩn lên chè

chưa?

11 Có sử dụng các loại phân bón có trong danh

mục được phép kinh doanh tại Việt Nam

không?

A

12 Các loại phân hữu cơ đã qua xử lý chưa và

có đầy đủ hồ sơ (mua và sử dụng) các loại

phân hữu cơ này phải không?

A

13 Dụng cụ, nơi trộn và lưu giữ phân bón và

chất phụ gia đã được bảo dưỡng, giữ vệ sinh

nhằm giảm nguy cơ gây ô nhiễm phải

không?

A

14 Đã ghi chép và lưu vào hồ sơ khi mua và sử

dụng phân bón và chất phụ gia chưa?

A

5 Nước tưới

15 Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau

thu hoạch cho sản xuất đã đảm bảo theo tiêu

chuẩn hiện hành không?

A

16 Đã lưu vào hồ sơ các đánh giá nguy cơ ô

nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước

sử dụng chưa?

A

6 Sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật

17 Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được

tập huấn về hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật

và cách sử dụng chưa?

A

18 Người lao động sử dụng hay hướng dẫn sử

dụng hoá chất đã được huấn luyện về

chuyên môn chưa?

A

19 Có áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng

hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp

B

Trang 13

(ICM) không?

20 Hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh

học mua có trong danh mục được phép sử

dụng không?

A

21 Có mua các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực

vật, thuốc sinh học từ các cửa hàng có giấy

phép kinh doanh không?

A

22 Có sử dụng hoá chất đúng theo hướng dẫn

ghi trên nhãn không?

A

23 Đã lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử

dụng và xử lý hoá chất chưa?

A

24 Kho chứa, cách sắp xếp, bảo quản, sử dụng

và xử lý các loại hoá chất đã được thực hiện

đúng như VietGAP đã hướng dẫn chưa?

A

25 Các loại nhiên liệu xăng, dầu, và hoá chất

khác có được bảo quản riêng ở nơi phù hợp

27 Khi thay thế bao bì, thùng chứa có ghi đầy

đủ tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao

bì, thùng chứa gốc không?

A

28 Việc tiêu huỷ hoá chất và bao bì có được

thực hiện đúng theo quy định của nhà nước

không?

A

29 Có thường xuyên kiểm tra việc thực hiện

quy trình sản xuất và dư lượng hoá chất

không?

A

7 Thu hoạch , bảo quản và vận chuyển

Trang 14

30 Việc thu hoạch sản phẩm có tuân thủ đầy đủ

thời gian cách ly sau sử dụng háo chất

32 Có tuân thủ việc không để sản phẩm tiếp

xúc trực tiếp với đất không?

A

33 Khu vực bảo quản chè búp tươi có được

cách ly với các kho, bãi chứa hoá chất hay

các vật tư khác không?

A

34 Có nghiêm chỉnh thực hiện điều kiện an toàn

vệ sinh, bảo vệ bóng đèn nơi khu vực bảo

quản chưa?

A

35 Khu vực bảo quản chè có được xây dựng

cách xa bãi rác, kho chứa xăng dầu, hóa

chất, thuốc BVTV không?

A

36 Thiết bị, dụng cụ thu hoạch, bảo quản và

vận chuyển có được thường xuyên vệ sinh

38 Đã có biện pháp ngăn chặn các loài sinh vật

lây nhiễm trong và ngoài khu vực bảo quản

chưa?

A

8 Quản lý và xử lý chất thải

39 Nước thải, rác thải có được thu gom và xử lý

theo đúng quy định để giảm thiểu nguy cơ

gây nhiễm bẩn đến người lao động và sản

phẩm không?

A

9 Người lao động

Trang 15

40 Người lao động làm việc trong vùng sản

xuất có hồ sơ cá nhân không?

B

41 Người lao động làm việc trong vùng sản

xuất có trong độ tuổi lao động theo quy định

của pháp luật không?

A

42 Người lao động đã được tập huấn những

kiến thức nhất định về vận hành máy móc,

sử dụng hoá chất, an toàn lao động và trang

bị đầy đủ bảo hộ lao động chưa?

B

43 Người lao động có được cung cấp điều kiện

làm việc và sinh hoạt theo VietGAP không?

A

44 Đã trang bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tế và

bảng hướng dẫn sơ cứu khi bị ngộ độc hoá

chất chưa?

A

45 Đã có biển cảnh báo vùng sản xuất vừa mới

được phun thuốc chưa?

B

10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

46 Đã ghi chép đầy đủ nhật kýsản xuất, thu

hoạch, bảo quản và bán sản phẩm v.v…

chưa?

A

47 Có kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu trữ hồ sơ

chưa? Nếu chưa thì đã có biện pháp khắc

phục chưa?

A

48 Đã ghi rõ vị trí và mã số của từng lô sản

xuất chưa? Vị trí và mã số của lô sản xuất có

được lập hồ sơ và lưu trữ không?

Trang 16

50 Chép thời gian cung cấp, tên và địa chỉ bên

mua và lưu giữ hồ sơ cho mỗi lô sản phẩm

mỗi khi xuất hàng không?

A

51 Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có

nguy cơ ô nhiễm, đã cách ly và ngừng phân

phối; đồng thời thông báo cho người chế

biến và kinh doanh chưa?

A

11 Kiểm tra nội bộ

52 Đã tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm

54 Đã tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho

cơ quan quản lý chất lượng chưa?

A

55 Đã ký vào bảng kiểm tra đánh giá chưa? A

56 Đã tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm

1 lần hay chưa?

A

12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

57 Tổ chức và cá nhân sản xuất đã có sẵn mẫu

đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu

chưa?

B

58 Tổ chức và cá nhân sản xuất đã giải quyết

đơn khiếu nại như thế nào? Có lưu trong hồ

sơ không?

A

NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ THUỐC BVTV DÙNG TRÊN CÂY CHÈ

1 Khái niệm về thuốc BVTV:

Thuốc BVTV dùng trên chè là những hợp chất hoá học, những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng), những chất điều hoà

Trang 17

sinh trưởng… được dùng trên cây chè để chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại.

Các sinh vật gây hại gồm: Côn trùng, tuyến trùng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại,

….được gọi chung là dịch hại

2 Phân loại thuốc BVTV:

Có nhiều loại thuốc BVTV khác nhau: Phân loại theo đối tượng phòng trừ, phân loại theo con đường tác động, phân loại theo thành phần hoá học,…

- Phân loại theo đối tượng phòng trừ: nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, nhóm thuốc điều hoà sinh trưởng,…

- Phân loại theo con đường tác động: nhóm thuốc tiếp xúc, thuốc vị độc, thuốc xông hơi,

- Phân loại theo nguồn gốc của thuốc: nhóm thuốc hoá học, thuốc thảo mộc, thuốc sinh học,…

3 Tính độc của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng:

Nói chung các thuốc BVTV đều là những loại chất độc

- Tính độc của thuốc: là khả năng gây độc của một lượng thuốc nhất định khi xâm phạm vào cơ thể

- Độc cấp tính (trúng độc cấp tính) : là khả năng gây độc tức thời, khi

một loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể đến một lượng nào đó, cơ thể bị ngộ độc, biểu hiện bằng những triệu chứng (chóng mặt, toát mồ hoii, ói mửa,

co giật, hôn mê, … ) đó là sự trúng độc cấp tính

- Độc mãn tính: là khả năng gây độc lâu dài về sau, do thuốc tích luỹ

dàn trong cơ thể, sau nhiều lần tiếp xúc (nếu ngày này qua ngày khác, thuốc liên tục xâm nhập vào cơ thể với những lượng nhỏ thì đến một lúc nào đó cơ thể bị suy yếu, có những chức năng của cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc)

- Nhóm độc (rất độc): Căn cứ vào trị số LD 50 (LD 50 là liều gây chết

cho 50% số lượng con vật thử nbghiệm) tổ chức y tế thế giới (WHO) và nước ta phân chia thuốc BVTV thành các nhóm độckhác nhau Thuốc BVTV được chia thành 4 nhóm:

+ Nhóm I (rất độc): trị số LD50 (qua miệng) < 200mg/kg Phía dưới nhãn thuốc

có vạch màu đỏ, phía trên có biểu tượng hình đầu lâu xương gạch chéo

Ngày đăng: 15/01/2013, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Tài liệu sản xuất chè theo quy trình vietgap
BẢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (Trang 10)
Bảng hướng dẫn sơ cứu khi bị ngộ độc hoá - Tài liệu sản xuất chè theo quy trình vietgap
Bảng h ướng dẫn sơ cứu khi bị ngộ độc hoá (Trang 15)
55 Đó ký vào bảng kiểm tra đỏnh giỏ chưa? A 56Đó tiến hành kiểm tra nội bộ ớt nhất mỗi năm  - Tài liệu sản xuất chè theo quy trình vietgap
55 Đó ký vào bảng kiểm tra đỏnh giỏ chưa? A 56Đó tiến hành kiểm tra nội bộ ớt nhất mỗi năm (Trang 16)
Bảng l- Kích thớc khu đất lấy mẫu và số lợng mẫu theo mục đích nghiên cứu - Tài liệu sản xuất chè theo quy trình vietgap
Bảng l Kích thớc khu đất lấy mẫu và số lợng mẫu theo mục đích nghiên cứu (Trang 27)
Bảng l - Kích thớc khu đất lấy mẫu và số lợng mẫu theo mục đích nghiên cứu - Tài liệu sản xuất chè theo quy trình vietgap
Bảng l Kích thớc khu đất lấy mẫu và số lợng mẫu theo mục đích nghiên cứu (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w