Từ thực tế phát sinh trên, người thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ KHẢO SÁT HIỆN TRANG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO
Trang 1trên giảng đường đại học của tôi Để hoàn thành tốt đồ án này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô và bạn bè trong khoa Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ , chỉ dẫn để hòan tất quá trình thực hiện
Tôi xin cảm ơn cô Lê Thị Vu Lan đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, dạy dỗ cho tôi nhiều điều trong suốt quá trình làm đồ án
Tôi cũng muốn gởi lời cám ơn rất nhiều đến các thầy, cô trong khoa Môi Trường, những người bạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
Xin dành lời cảm ơn cho gia đình và những người thân của tôi, những người luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập Tất cả những điều đó đã bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn của người Kỹ sư môi trường, giúp ích cho công việc của tôi sau này
Tuy có những nỗ lực và cố gắng nhất định những luận văn cũng không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Mong được sự đóng góp và giúp đỡ của quý thầy cô
Cuối cùng, xin kính chúc tất cả mọi người nhiều sức khỏe và thành đạt!
Xin chân thành cảm ơn !
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2012
Đỗ Thị Hồng Nhung
Trang 2CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp, kinh doanh, dịch
vụ, du lịch ở các thành phố là các vấn đề môi trường được nảy sinh Vấn đề CTR là một trong những vấn đề môi trường hàng đầu, là mối quan tâm của tất cả các quốc gia Điều này được thể hiện qua các chính sách và các chương trình cụ thể: chiến lược BVMT quốc gia 2001 – 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh rõ 7 điểm ưu tiên cần thực hiện, trong đó vấn đề quản lý chất thải rắn và nước mặt Hoạt động quản lý CTR bao gồm hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản
lý CTR, các hoạt động phân loại thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và
xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người Tuy nhiên, khi triển khai chương trình và dự án BVMT và phát triển cộng đồng cho thấy: một khi nhận thức của người dân về môi trường, sinh thái, tài nguyên còn hạn chế thì tất yếu sẽ dẫn đến hành vi phá hoại môi trrường một cách vô ý thức hoặc có ý thức Nói cách khác, hành vi của con người là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa đến môi trường Để cho hành vi của con người không làm nguy hại đến môi trường thì con người cần phải nhận thức đúng đắn về nó Trong bối cảnh kinh tế đang trên đà phát triển và việc nhận thức về môi trường cũng đang dần được nâng cao khi các hoạt động môi trường đang được diễn ra hằng ngày và ở khắp mọi nơi Tuy nhiên không phải nhận thức của người dân về môi trường đều như nhau Do
đó, việc đánh giá nhận thức của người dân là một việc vô cùng quan trọng
Với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch nổi tiếng, thành phố Đà Lạt
là nơi thu hút hàng triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới Do đó đòi hỏi môi trường phải sạch đẹp Nhưng hiện nay, vấn đề rác thải đặc biệt là rác thải công cộng ngày càng tăng gây mất mỹ quan và ảnh hưởng rất lớn đến du lịch của thành phố Mặc
dù đã được sự quan tâm của các cấp, chính quyền, địa phương nhưng vấn đề quản lý
Trang 3CTR ở thành phố vẫn chưa được hiệu quả, cụ thể là tình hình vệ sinh còn kém ở một số nơi như hồ Than Thở, thác Cam Ly, thác Prenn
Từ thực tế phát sinh trên, người thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“ KHẢO SÁT HIỆN TRANG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG ”để tìm hiểu hiện trạng thu gom, quản lý CTR
công cộng, đồng thời đánh giá nhận thức của người dân về công tác quản lý CTR công cộng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý CTR công cộng, công tác BVMT, hạn chế và giảm ô nhiễm, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, du lịch và giữ gìn môi trường sạch đẹp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá hiện trạng và công tác quản lý hiện hữu chất thải rắn công cộng tại thành phố Đà Lạt và rút ra những ưu điểm, khuyết điểm tồn tại trong quá trình quản lý chất thải rắn công cộng cũng như ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư
Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý và nâng cao ý thức Bảo Vệ Môi Trường cho cộng đồng dân cư thành phố Đà Lạt
1.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau:
1.3.1 Khảo sát hiện trạng quản lý Chất thải rác tại thành phố Đà Lạt
- Hiện trạng chất thải rắn: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn, tải lượng chất
thải rắn từ các nguồn thải
- Hệ thống quản lý hành chính: Cơ quan chuyên trách thu gom – vận chuyển, xử lý rác tại thành phố Đà Lạt
- Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý: Khối lượng rác, quá trình thu
gom và vận chuyển, phương pháp xử lý và các bãi rác hiện hữu
Trang 41.3.2 Dự báo diễn biến về chất thải rắn thành phố Đà Lạt đến 2015
Dựa vào các yếu tố: Tốc độ gia tăng dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt sẽ dự báo diễn biến về thành phần, số lượng chất thải rắn đến 2015
1.3.3 Đánh giá ý thức của người dân thành phố Đà Lạt về chất thải rắn công cộng
Khảo sát ý thức của người dân, khách du lịch, công nhân vệ sinh trong công tác quản lý chất thải rắn công cộng và bảo vệ môi trường
Từ đó đưa ra mục tiêu, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý chất thải rắn công cộng đến năm 2015
1.3.4 Đề xuất và xây dựng các giải pháp quản lý, và nâng cao ý thức Bảo Vệ Môi Trường cho cộng đồng dân cư thành phố Đà Lạt
- Các biện pháp như: tuyên truyền trong cộng đồng, giải pháp về đào tạo, các chính sách về xã hội, chương trình giám sát môi trường
- Phổ biến việc áp dụng công nghệ sạch hơn đến các doanh nghiệp, giải pháp quản lý và xử phạt hành chính về môi trường và văn minh đô thị
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thể hiện nội dung nghiên cứu trên, các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng:
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tài liệu thứ cấp:
Đây là phương pháp cơ bản nhất được tiến hành thường xuyên trước và trong quá trình làm khóa luận Nguồn tài liệu chủ yếu được tham khảo từ nguồn tài liệu thứ cấp, trước hết là nguồn tài liệu giảng dạy của thầy để định hướng và xác định đề tài
Tiếp theo nguồn thông tin được cung cấp từ Đội Môi Trường thuộc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt, Cục Thống Kê Đây là nguồn tài liệu quan trọng, thể hiện số lượng rác thải trong các năm, hiện trạng thu gom, quản
lý rác thải tại thành phố Đà Lạt
Trang 5-Đi theo xe thu gom rác
-Tìm hiểu quá trình thu gom, xử lý
Tài liệu sơ cấp:
Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp Người được phỏng vấn là các hộ gia đình sống trên địa bàn thành phố Đà Lạt, khách du lịch, CNVS
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp tiếp cận thực tế nhất nhằm nhận diện được thực trạng và hướng đi của đề tài Quá trình khảo sát chia làm 2 đợt:
Hình 1.1 Sơ đồ quá trình khảo sát thực địa
1.4.3 Phương pháp điều tra xã hội:
1.4.3.1 Mục đích của điều tra xã hội học:
Xác định nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh CTR công cộng
Khảo sát ý thức của người dân và khách du lịch trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng cùng với sự quan tâm của nhà quản lý với vấn đề này
Xác định mức độ ảnh hưởng của CTR công cộng đối với hoạt động du lịch của thành phố Đà Lạt
1.4.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình thực hiện khóa luận
Thu thập thông tin về
các phường trên Tp
Đà Lạt
Xác định vùng, phường cần khảo sát
Khảo sát thực địa phường 1, 5,12
Nhận dạng thực trạng và hướng đi của đề tài
Trang 6Bước 1: Xác định đối tượng điều tra
Qua quá trình quan sát thực tế, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát 3 đối tượng gồm: người dân, CNVS và du khách (nội địa, quốc tế)
Số hộ dân được phỏng vấn là các hộ dân sống trong khu vực thành phố Đà Lạt Tác giả tiến hành lựa chọn 3 phường (phường 1, phường 5, phường 12) để điều tra
+ Phường 1 thuộc khu trung tâm của thành phố Đà Lạt, loại hình kinh tế chủ yếu là thương nghiệp - dịch vụ - du lịch; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; cơ quan hành chính - kinh tế - văn hóa Phường 1 đại diện cho phường có thu nhập cao
+ Phường 5 cách 2km so với trung tâm thành phố Đà Lạt, 1 nửa phường thuộc nội thành 1 nửa thuộc ngoại thành, loại hình kinh tế chủ yếu là thương nghiệp - dịch vụ; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; nông nghiệp và lâm nghiệp Phường 5 đại diên cho phường có thu nhập bình thường
+ Phường 12 thuộc ngoại thành, loại hình kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Phường 12 đại diện cho phường có thu nhập chưa cao
Bước 2: Xác định số phiếu và bảng câu hỏi
Người dân
- Xác định số phiếu điều tra: Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng, dựa
vào công thức:
n = N / ( 1 + N e2 )
“Nguồn Nancy J Helen F Clair E, 2004 ”
Với - n: Số mẫu điều tra
- N: Tổng số mẫu
- e : Độ sai số Với độ sai số 6 %, tổng số hộ dân 3 phường là 8118 hộ dân, vậy kết quả tính được là 269 hộ dân ( tối thiểu ) Để đảm bảo số liệu đầy đủ tác giả lấy thêm 5 - 10% hộ dân tức là 280 - 300 hộ dân
Trang 7Bảng 1.1 Xác định cỡ mẫu khảo sát người dân
- Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi đựợc xây dựng phù hợp với từng đối tượng khác nhau, đối với người dân chủ yếu tập trung vào những nội dung chính như sau:
+ Xác định nguyên nhân chính làm phát sinh CTR và đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với đời sống người dân và hoạt động du lịch
+ Tìm hiểu ý kiến của người dân về khối lượng rác phát sinh, chất lượng của việc thu gom CTR công cộng hiện nay
+ Đánh giá ý thức cũng như mức độ quan tâm đến vấn đề BVMT của người dân Xác định giải pháp tối ưu nhằm làm giảm lựơng rác thải công cộng
- Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi đối với khách du lịch chỉ 10 câu:
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rác thải công cộng đối với đời sống, sinh hoạt của họ và hoạt động du lịch tại thành phố
+ Qua sự quan sát của khách du lịch đánh giá được nhận thức của người dân đối
Trang 8với việc BVMT và cảnh quan đô thị, xác định giải pháp tối ưu nhằm làm giảm lựơng rác thải công cộng
+ Đánh giá ý thức khách du lịch đối với việc BVMT và mức độ quan tâm của xã hội đối với vấn đề CTR công cộng
Công nhân vệ sinh
- Xác định phiếu điều tra: đối với CNVS tác giả chọn ngẫu nhiên 30 người
- Xây dựng bảng câu hỏi
Nội dung chính tập trung vào những vấn đề sau:
+ Xác định nguyên nhân làm phát sinh, số lượng rác thải công cộng
+ Đánh giá được hiện trạng kỹ thuật cũng như hiệu quả của hệ thống quản lý CTR hiện nay, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rác thải công cộng đối với CNVS + Đánh giá ý thức của khách du lịch và người dân trong công tác BVMT
+ Xác định mức độ tác động của CTR công cộng đối với hoạt động du lịch tại thành phố Từ đó có thể đánh giá tầm quan trọng của công tác thu gom và quản lý CTR công cộng đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý thông tin thu được
- Thống kê kết quả của các câu hỏi cho từng đối tượng khảo sát
- Tính tỷ lệ % cho mỗi phương án trả lời theo công thức:
k = số phiếu/số mẫu*100 trong đó : k là tỷ lệ % cho phương án trả lời (%)
- Vẽ biểu đồ cho mỗi câu hỏi bằng phần mềm Excel, công cụ Chart Wizard
Trang 9X = x ± ∂
Trong đó:
x: là giá trị trung bình của giá trị đo
∂: là khoảng tin cậy
T: Thời gian (năm)
1.4.6 Phương pháp xây dựng công cụ tuyên truyền:
Tờ bướm
nâng cao nhận thức của người dân trong các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, mỹ
quan đô thị nhằm xây dựng lối sống văn minh đô thị, thân thiện với môi trường
- Thiết bị sử dụng: máy vi tính
- Phương pháp thực hiện gồm 3 bước: Xây dựng ý tưởng, tìm các tài liệu, hình ảnh liên quan, sử dụng phần mềm photoshop thiết kế tờ rơi
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Vật chất: chất thải rắn công cộng tại thành phố Đà Lạt
- Con người: người dân, khách du lịch, công nhân vệ sinh tại thành phố Đà Lạt
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: phường 1,5,12 tại thành phố Đà Lạt
Trang 10-Về thời gian : từ ngày 11/2011 đến ngày 03/2012
1.6 Ý Nghĩa của đề tài:
1.6.1.Ý nghĩa môi trường:
- Giảm thiểu lượng rác thải công cộng phát sinh trên địa bàn thành phố thông qua việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý
- Tăng cường hiệu quả thu gom, tránh tình trạng ứ đọng rác làm phát sinh mùi, tạo môi trường cho mầm bệnh phát triển
- Hạn chế tác động đến môi trường, cảnh quan đô thị, sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế của thành phố
- Nâng cao ý thức BVMT của người dân, khách du lịch
1.6.2 Ý nghĩa kinh tế:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch tại địa bàn thành phố
- Giảm chi phí thu gom và xử lý chất thải phát sinh
1.6.3 Ý nghĩa xã hội:
- Đảm bảo nhu cầu về chất lượng môi trường
- Tạo cảnh quan đô thị vệ sinh, sạch sẽ, thoáng mát
Trang 13CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN VÀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG
CỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.Vị trí địa lý
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, khu vực Tây Nguyên với diện tích 393,29 km², chiếm 3,2% diện tích toàn tỉnh
Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương
Phía Nam giáp huyện Đức Trọng
Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà
Đà Lạt cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây Nam, cách Buôn Mê Thuột 190 km về phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông và Nha Trang 230 km về phía Đông Bắc Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lưu với các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền Trung
Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Lâm Đồng
Trang 142.1.2 Địa hình
Đà Lạt có độ cao trung bình so với mặt biển 1500 m Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là nhà Bảo Tàng (1532 m), nơi thấp nhất là Thung Lũng Nguyễn Tri Phương ( 1398,2 m)
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành 2 bậc rõ rệt:
Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25 – 100 m, lượn sóng nhấp nhô độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1500 m
Bên ngòai cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m Chính địa hình đặc biệt đã tạo cho Đà Lạt một vẻ đẹp vừa hùng vĩ, mạnh mẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển, lại cuốn hút khách
du lịch đến với thành phố thơ mộng này
2.1.3 Khí hậu và thời tiết
Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi độ cao và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so với những vùng lân cận Nhiệt độ trung bình cả năm là 18,30C vào tháng 12 và tháng 1:16,3 – 16,70C Những tháng còn lại nhiệt độ trong khoảng 18 – 19,40C Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 14°C
Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12,1,2 và 3 của mùa khô Tổng lượng bức xạ thu nhập
ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng
8 Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt
độ thấp và tương đối ôn hòa
Trung bình, một năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với lượng mưa 1.739 mm, tập
Trang 15trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường gió mùa tây nam Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10
Bảng 2.1 Khí hậu Đà Lạt qua các năm
Khí hậu Đà Lạt
Trung bình tối cao °C 22.3 24.0 25.0 25.2 24.5 23.4 22.8 22.5 22.8 22.5 21.7 21.4 20,6 Trung bình tối thấp °C 11.3 11.7 12.6 14.4 16.0 16.3 16.0 16.1 15.8 15.1 14.3 12.8 14,3 Lượng mưa mm 11 24 62 170 191 213 229 214 282 239 97 36 1.739
- Đà Lạt nằm ở vị trí đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai, thuộc lưu vực của
4 nhánh sông - suối lớn là: Đa Nhim, Đa Tam, Cam Ly, Suối Vàng
+ Sông Đa Nhim: Sông Đa Nhim nằm ở phía Đông thành phố Đà Lạt, là một trong 2 nhánh chính của hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa phận Lâm Đồng; phần lưu vực nằm trong địa phận Đà Lạt có diện tích khoảng 116 km2
+ Suối Prenn: Nằm ở khu vực phía Nam, có diện tích lưu vực phần nằm trên địa
Trang 16phận Đà Lạt khoảng 121 km2, hiện có 2 thác nổi tiếng (Đatanla, Prenn) và hồ Tuyền Lâm
+ Suối Cam Ly: Suối Cam Ly bắt nguồn từ các dãy núi phía Đông – Bắc của Thành phố, chảy qua khu vực trung tâm, sau đó đổ về sông Đa Dâng qua địa phận Tà Nung và khu vực Nam Ban thuộc huyện Lâm Hà Diện tích lưu vực trong địa phận Đà Lạt khoảng 150 km2, là nguồn cung cấp nước chính và đồng thời là trục tiêu chính cho khu vực trung tâm của Thành phố
+ Suối Vàng: Suối Vàng là một nhánh của sông Đa Dâng, bắt nguồn từ khu vực phía Tây dãy Liang Biang, lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Lạc Dương, hiện
có 2 hồ lớn nằm ở phía Tây Bắc Thành phố là hồ Suối Vàng và hồ Đan Kia, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố
vệ để hạn chế tối đa về ô nhiễm và bồi lắng
Tài nguyên đất:
Trong đó nhóm đất đỏ vàng, đất phù sa và đất dốc tụ thuôc loại podzolic vàng
đỏ được sử dụng để sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu Do kém dinh dưỡng khoáng tự nhiên nên trong quá trình canh tác nông dân phải sử dụng một lượng phân bón rất lớn
Trang 17Đà Lạt cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp chiếm 10.998 ha
Bảng 2.2 Một số đặc điểm lý tính của các loại đất tại Đà Lạt
Nâu đỏ trên bazan Thịt trung bình,
nặng
Đỏ vàng trên phiến sa Thịt trung bình, nhẹ 50-100 Đỏ vàng, vàng đỏ
Đỏ vàng trên phiến sét Thịt trung bình,
nặng
“Nguồn: http://www.dalat.gov.vn/web/books/diachidalat ”
Nhóm đất phù sa gồm có đất phù sa chua, đất phù sa gley (diện tích 423,64 ha) thuận lợi cho sản xuất các loại rau cải, lúa, ngô
Nhóm đất gley gồm đất gley chua (diện tích 353,45 ha)
Nhóm đất đỏ gồm đất đỏ chua tầng mặt nhiều mùn, đất đỏ chua giàu mùn, đất đỏ chua nghèo bazơ (diện tích 1.358,75 ha) thuận lợi cho sản xuất hoa cắt cành và a-ti-sô
Nhóm đất xám gồm đất xám rất chua sỏi sạn, đất xám đỏ vàng, đất xám giàu mùn tích nhôm, đất xám tầng mặt giàu mùn rất chua và đất xám (diện
Trang 18tích 35.213,08 ha) thuận lợi cho sản xuất hoa, a-ti-sô, rau cải, chè, cây ăn quả, lương thực
Nhóm đất đen gồm đất đen giàu mùn (diện tích 557,94 ha)
Tài nguyên khoáng sản:
- Theo tài liệu trên phạm vi Đà Lạt có các loại khoáng sản chính như sau:
+ Thiếc: Gồm thiếc gốc và thiếc sa khoáng, phân bố ở các khu vực Đạchair, núi Đarahoa (Lạc Dương), cách trung tâm Đà Lạt 15-30 km; khu vực Đa Thiện, Măng Lin, Thái Phiên (Đà Lạt), trữ lượng khoảng 16.000 tấn
+ Cao lin: Toàn tỉnh có trữ lượng 520 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở 2 mỏ trên địa bàn Đà Lạt là Trại Mát thuộc xã Xuân Thọ và Prenn thuộc Phường 3
+ Đá xây dựng: Tập trung ở khu vực Tà Nung, Cam Ly, Lạc Tiên, Suối Vàng, Trại Mát
Rừng Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.106 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 25.646 ha với tỷ lệ 73,9% Đặc điểm chung của quần thể thực vật Đà Lạt là rừng thông 3 lá thuần loại xen kẽ với rừng lá rộng
Các tài liệu phân loại học xác định khu hệ cao nguyên Lang Biang có hơn 400 loài thực vật, trong đó có những loài có giá trị kinh tế cao như thông, thông hôi, pơmu, tùng, thông nàng,… có những loài là hoá thạch sống như thông 2 lá dẹt, thông đỏ, tuế lá chẻ,… và có những loài đặc hữu như thông 5 lá, hồng tùng,…
2.2 Điều Kiện Kinh tế và Xã hội
2.2.1 Kinh tế
Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 16,2%
Trang 19- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 15,7%, Nông Lâm nghiệp chiếm 11%, Du lịch - Dịch vụ chiếm 73,3%
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 2.500 tỷ đồng
- GDP bình quân đầu người: 21,4 triệu đồng/người/năm
- Tổng kim ngạch xuất khẩu 35 triệu USD
- Tổng thu ngân sách địa phương quản lý 595.500 triệu đồng, chi ngân sách địa phương 275.325 triệu đồng
Nông nghiệp:
Quy mô diện tích gieo trồng đối với cây hàng năm xu hướng tăng lên qua các năm do điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa trên diện tích có khả năng nông nghiệp chưa sử dụng và tăng vụ, trồng xen, trồng gối Đến năm 2005, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 97.134 ha, tăng 19.550 ha so năm 2000, quy mô diện tích cây hàng năm tăng liên tục trong 5 năm với mức tăng bình quân mỗi năm 4,6% Riêng diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định ở mức 50.000 đến 51.000 ha/năm
Song song với trồng trọt, chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm cũng giữ mức ổn định, một số loại tăng mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như đàn
bò sữa, đàn heo Trong chăn nuôi, đàn trâu tăng chậm do diện tích chăn thả bị thu hẹp
và việc thay thế dần sức kéo bằng máy móc cơ giới Theo kết qủa điều tra 1/10 hàng năm, đàn trâu năm 2005 có 17.756 con, tăng 245 con so năm 2000
Lâm nghiệp:
Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa Rừng ở Lâm Đồng nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm
Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loại, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có 1 số
Trang 20loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác
Diện tích cây rau, đậu các loại 7.201,1 ha, năng suất 656,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 206.161 tấn Diện tích hoa các loại 3.141,7 ha Diện tích cây lương thực các loại 238,4 ha
Du lịch
Để du lịch Đà Lạt có hiệu quả so với tiềm năng và phát triển bền vững, các cấp
có thẩm quyền đã tiến hành nghiên cứu quy hoạch chi tiết các khu du lịch Đến cuối năm 2000, các dự án đầu tư nước ngoài đã được phê duyệt trên địa bàn đạt tổng số vốn
770 triệu USD và đã triển khai thực hiện được 52 triệu USD (đạt 7% tổng mức vốn các
dự án được phê duyệt)
Tính đến đầu năm 2001, Đà Lạt có 369 khách sạn (gồm 4.334 phòng với 8.259 giường và có sức chứa 15.821 khách ngày-đêm), trong đó khách sạn đạt chuẩn từ 1 đến 5 sao có 20 cơ sở, đạt loại A là 57 cơ sở, loại B là 68 cơ sở và loại C là 224 cơ sở
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Dà lạt:
Năm 2006, hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã thu hút 8.519 lao động, ngành công nghiệp chế biến sử dụng 74,8% lao động, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống
Tổng giá trị ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tạo ra năm 2006 (tính theo giá thực tế) đạt đến 1.021 tỉ đồng, tăng 2,28 lần so với năm 2003 Ngành công nghiệp chế biến đạt mức 729,8 tỉ đồng với sản phẩm thực phẩm và đồ uống chiếm 599,2 tỉ đồng
Trang 21Bảng 2.3 Số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Đà Lạt (2006)
“Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010”
Hình 2.2 Công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống tại Đà Lạt
2.2.2 Dân số
Dân số biến động và phân bố không đều và có sự khác biệt rất lớn theo vùng địa
lý, kinh tế Năm 2010 là 209 301 người với mật độ dân số 532 người/km 2
Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm
Trang 22Theo số liệu năm 2010, Đà Lạt có 188.225 cư dân thành thị, tương đương 90% Cấu trúc theo giới tính, thành phố có 99.581 cư dân nam và 109.720 cư dân nữ
Cũng như các đô thị khác, mật độ dân số của Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như phường 1, phường 2, phường 6 Ở ngoại thành, cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm một phần quan trọng Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nét nhất là các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung
2.2.3 Giao thông
Đường bộ
Hiện nay hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố đều khắp trong tỉnh, Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó tổng chiều dài:
Đường hàng không
Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có tổng diện tích 160 ha đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng đi 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có
Trang 23chuyến bay từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh và ngượclại
Đường thuỷ
Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60 km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu
Đường sắt
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84 km được đưa vào khai thác từ năm
1932 này không còn hoạt động nữa Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ
ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8 km phục vụ du lịch
2.2.4 Văn hóa, giáo dục
Đà Lạt vẫn là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục phát triển ở miền Nam với hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo khá đồ sộ từ sơ cấp đến đại học
Nhiệm vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học ở đây chẳng những phục vụ cho nhân dân trong thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà còn thu hút mạnh mẽ cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, tốc độ phát triển hàng năm lên tới 10 - 12% Đó là Trường Đại học Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân, Phân viện Sinh học, Học viện Lục quân, Viện Vacxin (Pasteur), Trường Cao đẳng Sư phạm
Tuy là một thành phố trẻ nhưng bề dày văn hoá ở đây cũng rất được chú ý về sự phong phú, đa dạng, vừa mang tính truyền thống và hiện đại Cùng với sự giao lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Đà Lạt: hiền hòa, thanh lịch và mến khách
2.2.5.Y tế và kế hoạch hoá gia đình
Hoạt động y tế của Thành phố không ngừng phát triển, mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm tăng cường, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người, hiện có 3,4 y-bác sỹ/ngàn dân Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, đã tổ chức nhiều đợt khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc và người có hoàn cảnh khó khăn
Trang 24Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu phát triển của Thành phố thì cần phải được tập trung thêm các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao hơn
Công tác kế hoạch hoá gia đình thường xuyên được quan tâm, đã giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,76% năm năm 1996 xuống 1,58% năm 2000, tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm tương ứng từ 16,18% xuống 9,77%
2.2.6.Công tác quy hoạch
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể xây dựng đã được phê duyệt theo Quyết định số 620/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua Thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực nhằm quản lý đô thị tốt hơn Đã thực hiện quy hoạch chi tiết 14 khu vực với tổng diện tích 2.320 ha, thực hiện quy hoạch chỉnh trang độ thị ở một số khu vực
Năm 2001 đã tiến hành “Điều chỉnh quy hoạch chung” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện đang khẩn trương tiếnhành quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn Thành phố và chi tiết đến từng phường-xã
2.2.7 Công tác quản lý nhà nước về đô thị
Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản về quản lý đô thị như: quy định lộ giới các trục đường, quy định các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch và xây dựng đối với nhà ở tư nhân, quy hoạch chỉnh trang hệ thống giao thông đường hẻm trên từng phường xã
Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm: đường và các nút giao thông, biển báo chỉ dẫn giao thông, chiếu sáng, cấp nước, mạng lưới điện thoại, nghĩa trang, cây xanh và công viên …
Công tác làm xanh-sạch-đẹp Thành phố đã được tiến hành thường xuyên, đã thật sự có tác dụng làm xanh-sạch- đẹp và nâng cao ý thức làm đẹp Thành phố đến từng khuôn viên đất ở của từng gia đình
Tuy nhiên, công tác quản lý đô thị vẫn còn nhiều thiếu sót, các quy hoạch phục
Trang 25vụ dân cư chưa nhiều mà mới tập trung cho quy hoạch phân lô nhằm cấp quyền sử dụng đất ở Tình trạng vi phạm các quy định liên quan đến quản lý đô thị vẫn thường xuyên xảy ra, hồ sơ quản lý các công trình hạ tầng còn chưa đầy đủ Các biện pháp nhằm dãn dân khu vực có mật độ dân số quá tải kết hợp phát triển với các khu đô thị mới còn chậm và chưa đồng bộ
2.2.8 Hệ thống thoát nước thải và các cơ sở xử lý vệ sinh môi trường
Hiện nay, khu vực nội thành, nước mưa và nước thải sinh hoạt đều được thoát qua trục thoát chính là suối Cam Ly Do chưa có hệ thống sử lý nước sinh hoạt kể cả nước thải của bệnh viện và khu vực lò mổ, nên vào mùa khô suối Cam Ly bị ô nhiễm khá nặng
Hệ thống cống thoát khu vực:
+ Hệ thống cống cũ D1.500-1.800 được xây dựng từ thời Pháp thuộc chủ yếu thu nước mưa và nước thải khu vực chợ, bến xe cũ chạy dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai đã bị hư hỏng nặng và không có hồ sơ nên không quản lý được
+ Trong thời gian gần đây, Thành phố đã xây thêm một số tuyến cống thoát nước mưa dạng hộp, nắp đan hai bên đường hoặc mương xây hở ở một số tuyến ở khu vực trung tâm Thành phố, bao gồm:
Đường trục chính trung tâm với hệ thống mương xây: đường Đinh Tiên Hoàng, Phù Đổng Thiên Vương, Nguyễn Thái Học, Đường trục phía Đông với hệ thống mương hở: Trần Quốc Toản, Yersin, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Phan Chu Trinh, Hồ Xuân Hương
Các khu vực có mật độ dân số thấp, nước thải chủ yếu tự thấm
Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội:
Là Thành phố có chức năng hàng đầu là du lịch nên trong thời gia qua đã bị ảnh hưởng khá nặng nề của suy thoái kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á và những khó khăn trong phát triển kinh tế của cả nước, mặt khác còn phải chịu sức ép về cạnh tranh với rất nhiều điểm du lịch mới mở ở khu vực Nam Bộ, nhưng dưới sự lãnh đạo của
Trang 26Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân thành phố Đà Lạt đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tuy thấp hơn so với kế hoạch và mức trung bình toàn tỉnh Lâm Đồng, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với trung bình cả nước
Ngành du lịch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong phát triển kinh kế, các lợi thế của Thành phố cũng đã từng bước được phát huy, thu nhập của nhân dân không ngừng được tăng lên, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng hơn hẳn so với nhiều thập niên trước đó và đang từng bước phát huy tác dụng Thành phố vẫn giữ được vị trí đầu tầu trong phát triển kinh tế – xã hội và đóng góp trên 40% ngân sách cho Tỉnh Các lĩnh vực văn hoá- xã hội phát triển tốt, nhất là giáo dục và thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc và với người nghèo.- Tuy nhiên, quá trình phát triển của Thành phố chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, chưa có sự đột phá trên cơ sở của một hoạch định nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, nên phát triển kinh tế vẫn còn mang tính tự phát, thiếu ổn định, không gian đô thị còn chậm được cải tạo, kết cấu hạ tầng và
cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu phát triển của đô thị tỉnh lỵ
và trung tâm du lịch lớn của cả nước
2.3 Các khái niệm liên quan đến chất thải và chất thải rắn
2.3.1 Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải được hiểu như quy định tại Điều 2 của Luật Bảo Vệ Môi Trường năm
2005:“chất thải là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc các dạng khác thải ra từ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác của con người”
Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con người
và động vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì không sử dụng được hoặc không được mong muốn nữa
Chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt chủ yếu bao gồm:
+ Chất thải rắn công cộng + Rác thải sinh hoạt
+ Chất thải rắn nông nghiệp
Trang 27+ Chất thải rắn Y tế
+ Chất thải rắn xây dựng
Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 “Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác CTR bao gồm chất thải rắn thông thừờng và chất thải rắn nguy hại”
2.3.2 Khái niệm chất thải rắn công cộng
CTR công cộng là loại rác thải có vị trí phát sinh tại các khu vực công cộng như đường phố và công viên
Trang 282.3.3 Tác hại của chất thải đối với môi trường
Đối với môi trường không khí
Quá trình phát sinh khí từ bãi chôn lấp
Khí sinh học là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bãi chôn lấp Các bãi chôn lấp là nguồn tạo ra khí sinh học, trong giai đoạn đầu chủ yếu là CO2
và một số loại khí khác như N2 và O2 Sự có mặt của khí CO2 trong bãi tạo điều kiện cho vi sinh vật kỵ khí phát triển và từ đó bắt đầu hình thành khí CH4 Hai thành phần chủ yếu của khí gas là CH4 và CO2, chiếm tỷ lệ cao
Khi quá trình phân hủy kỵ khí rác xảy ra hoàn toàn sẽ sinh ra khí Mêtan và Cacbonic và một số khí khác gây độc hại cho môi trường Phản ứng phân hủy kỵ khí chất thải rắn xảy ra như sau :
Chất hữu cơ (rác) +H O2 Chất hữu cơ bị phân hủy + CH4+CO2
+ khí khác
Trang 29Khí CH4 có thể gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường không khí, làm ngạt thở đối với người, động vật ở bãi chôn lấp và các khu vực xung quanh.Gốc sulfate có trong rác trong điều kiện kỵ khí có thể bị khử thành sulfide, sau đó sulfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành Hydrosulfur, một chất có mùi hôi khó chịu Quá trình được diễn ra theo phương trình sau :
2 CH CHCOOH3 + SO2- CH COOH3 + 2
S - + H O2 + CO2
2
S - + H+ H S2
Các chất hữu cơ có chứa khi 2
S - phân hủy có thể tạo thành Methyl Mercaptan
và Axid Amino Butyric có mùi hôi đặc trưng Methyl Mercaptan có thể bị thủy phân tạo ra Methyl Alcohol và H S2
Trong điều kiện hiếu khí, Acid Amin có trong rác hữu cơ được men phân giải
và vi khuẩn tạo thành Acid hữu cơ và khí NH3(gây mùi hôi) Trong điều kiện kỵ khí, Acid Amin bị phân hủy thành Amin và khí CO2 Một số amin tạo thành có thể gây độc cho người và động vật Quá trình diễn ra như sau :
Bảng 2.5 Diễn biến thành phần khí sinh ra từ bãi rác
Khoảng thời gian
Trang 30( Nguồn : Tài liệu Quản lý kỹ thuật của Đội Môi trường Đô thị tp Đà Lạt)
Đối với môi trường đất
Những thành phần rác khó phân hủy, không tái sử dụng được như kim loại nặng, sơn, sành sứ được chôn lấp ở bãi rác sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường đất ở khu vực gần bãi chôn lấp nhất là khi có nhu cầu sử dụng vùng đất này phục vụ cho nông nghiệp
Đối với môi trường đất, vi sinh vật giữ vai trò cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa vật chất và tạo nên độ phì nhiêu cho đất Kim loại
Trang 31nặng được coi là yếu tố cần thiết cho cây trồng nhưng với nồng độ vượt quá nhu cầu của vi sinh vật đất thì nó trở thành chất gây ô nhiễm môi trường đất
Hình 2.3 Bãi rác Cam Ly gây ô nhiễm môi trường đất
Chất thải rắn khi được thải vào môi trường đất sẽ làm phá hủy cấu trúc của hệ keo trong đất dẫn đến việc giữ nước, giữ chất dinh dưỡng trong đất giảm Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường d6át nữa là nước rỉ rác Với một lượng chất thải rắn và nước rò rỉ vừa phải thì môi trường đất có khả năng tự làm sạch, nhưng với lượng rác thải và nước rò rỉ quá lớn thì, khi đó môi trường đất sẽ trở nên quá tải và
bị ô nhiễm
Bãi xử lý rác là nơi sinh sản lý tưởng của bọn ruồi, muỗi, thu hút các vật chủ trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Việc phân loại, thu gomvà xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho những công nhân vệ sinh và người bới rác tại bãi rác
Đối với môi trường nước
Nước tạo rỉ ra từ bãi chôn lấp kết hợp với nước mưa chảy tràn, nước ngầm … kéo theo các chất ô nhiễm xâm nhập vào các tầng nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm các nguồn nước này
Trang 32 Quá trình hình thành nước rỉ rác từ bãi chôn lấp
Tại bãi chôn lấp rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rỉ rác Nước rỉ rác di chuyển trong bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh
Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải có chứa chất hữu cơ và vô cơ (đặc biệt là các ion kim loại nặng), trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học … hình thành các chất
có khả năng gây ô nhiễm Lượng nước rỉ rác ở bãi rác thành phố Đà Lạt thải vào môi trường khoảng 40 – 120 m3/ngày, có chứa nồng độ các chất ô nhiễm khá cao
Trong rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên men axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men mêtan Đó là do các axit béo, các hợp chất Hydroxyl vòng thơm, Axit Humic và Axit Fulvic mới hình thành tác dụng với kim loai tạo thành phức kim loại Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử Fe3+ thành Fe2+
sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại khácNgoài ra, trong nước rỉ rác có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như các chất hữu cơ bị Halogen hóa, các Hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư Các chất này sẽ thấm vào trong các nguồn nước ngầm, nước mặt gần đó, sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Thành phần, tính chất nước rỉ rác
Thời gian chôn lấp, khí hậu, mùa, độ ẩm của bãi rác, mức độ pha loãng của nước mặt, nước ngầm và các loại rác đem chôn lấp đều có tác động rất lớn đến thành phần và tính chất nước rỉ rác Nước rỉ rác thường có nồng độ ô nhiễm rất cao (gấp 20 –
30 lần nước thải thông thường), nồng độ các chất ô nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian,
từ khoảng năm thứ 3 trở đi nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác giảm đi rất
nhiều
Trang 33Hình 2.4 Nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường
Đối với sức khỏe con người
Yếu tố môi trường luôn tác động tới đời sống, sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn Các chất ô nhiễm tồn tại trong đất, nước, không khí có thể trực tiếp hoặc gián tiếp xâm nhập vô cơ thể con người gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
2.4 Ý thức của cộng đồng và các biện pháp bảo vệ môi trường thành phố Đà Lạt trong các năm qua:
2.4.1 Thực hiện theo đề án khôi phục, nâng cấp môi trường cảnh quan Đà Lạt Lâm Đồng năm 2005 và định hướng đến năm 2010:
(Đã được phê duyệt tại Quyết định số 2005/QĐ-UB ngày 11/8/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng, V/v phê duyệt đề án khôi phục, nâng cấp môi trường cảnh quan Đà Lạt - Lâm Đồng năm 2005 và định hướng đến 2010)
2.4.1.1 Phát triển cây xanh, cây cảnh và hoa ở thành phố Đà Lạt
Trong 5 năm 1998 – 2003, Thành phố đã đầu tư trồng mới 4.014ha cây xanh đường phố dọc theo các trục đường chính (gồm 28 tuyến đường), Trồng cây nhân dân
Trang 34tại các khu vực dân cư trên 79.800 cây xanh các loại với trên 15 loại cây trồng đặc trưng của địa phương (Thông 3 lá, Mai Anh Đào, Mimoza, Long Não, Liễu rủ, Tùng các loại ) cũng như một số loại cây di thực (Uyli mộc, Muồng hoa vàng, Chuỗi ngọc, Phượng)
Đến nay, trên một số trục đường chính của Thành phố, hệ thống cây xanh phát triển khá ổn định và phù hợp với cảnh quan chung (Trục đường Trần Hưng Đạo - Trần Phú, Quang Trung - Hồ Xuân Hương, Đinh Tiên Hoàng – Phù Đổng Thiên Vương, đường 3/4, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thái Học…)
Môi trường cảnh quan chung của thành phố Đà Lạt và các thị xã, thị trấn, ở các khu điểm du lịch nhìn chung vẫn chưa được phục hồi tốt chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang, tôn tạo phát triển đô thị
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố hoa, nhưng hoa cũng chưa thật sự nhiều và chưa tương xứng với tên gọi là thành phố hoa mà mọi người mong đợi, nhất là hoa mọc tự nhiên ở những nơi công cộng, trong rừng và trên những đường phố còn rất ít thiếu những ý tưởng hay và có lúc có nơi, bố trí hoa theo kiểu cơ khí, không hòa nhập được với cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt tạo sự phản cảm về thẩm mỹ
Phần lớn các khu, điểm du lịch chưa thật sự quan tâm đến việc đầu tư, nâng cấp môi trường cảnh quan gắn với việc phát triển khu, điểm du lịch Một số nơi đã xuống cấp nghiêm trọng như hồ Than Thở, thác Cam Ly
Trồng hoa kể cả những người làm du lịch và du khách tham gia phong trào làm
đẹp thành phố, đặc biệt là ý thức bảo vệ hệ thống cây xanh, cây cảnh, hoa trong nhân dân chưa được cao, nên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng bẻ gãy, chặt phá cây hoa,
cây cảnh trên đường phố, nơi công cộng
Từ thực trạng nói trên, công tác khôi phục môi trường, cảnh quan đô thị là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển đô thị, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, là cơ sở cho ngành kinh tế du lịch phát triển bền vững, có hiệu quả trong tương lai
Trang 352.4.2 Về công tác giáo dục tuyên truyền của ban chỉ đạo tỉnh:
Tổ chức quán triệt chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn
toàn tỉnh để nhằm tạo chuyển biến trong nhận thứcvà hành động
Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa về bảo vệ và nâng cấp phát triển môi trường
cảnh quan trên địa bàn toàn tỉnh
Xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể để tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài Phát thanh – Truyền hình, báo chí thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú và phù hợp như: tọa đàm, chuyên đề, thông tin tuyên truyền hàng tuần, hàng tháng để phát động các phong trào thi đua trong mọi tầng lớp nhân dân
2.4.3 Về công tác đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Phát động phong trào thi đua sâu rộng đến từng tổ chức Đoàn, đoàn viên Thanh niên tích cực tham gia hưởng ứng chương trình
Chỉ đạo giao trách nhiệm cho lực lượng Đoàn viên ở Thành đoàn, Huyện đoàn làm nòng cốt thực hiện chương trình trồng cây nhân dân trên địa bàn
Tổ chức ký kết giao ước thi đua đến từng tổ chức Đoàn ở cơ quan, trường học, phường, xã gắn với việc phân công trách nhiệm đảm nhận các công trình Thanh niên trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh, cây cảnh, trên các khu phố, địa bàn dân cư và tuyến đường
Nghiên cứu, bổ sung các nội dung thực hiện chương trình trồng và chăm sóc cây xanh, cây cảnh và hoa ở các cơ sở Đoàn vào các tiêu chí bình xét khen thưởng Chi đoàn Vững Mạnh hàng năm
Trang 36Thường xuyên tuyên truyền và triển khai đến các cơ sở Đoàn ở các trường học
để vận động Đoàn viên, học sinh tích cực tham gia trồng cây nhân dân và nâng cao ý chăm sóc bảo vệ cây xanh, cây cảnh
Giao 02 công trình lớn cho Đoàn thanh niên trên hai con đường và những cánh rừng dọc cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt ( Đường Prenn và Mimoza)
Tổ chức tuần lễ tuyên truyền BVMT hàng năm, ngày chủ nhật xanh, ngày thứ 7 tình nguyện và xây dựng các công trình điển hình về BVMT nhằm nhân rộng và phát triển trong mọi tầng lớp nhân dân
2.4.4 Ban hành các văn bản pháp luật về Bảo vệ môi trường nôi bộ trong tỉnh:
Bảng 2.7: Một số văn bản BVMT nội bộ
01 Chỉ thi 04/2005/CT-UB ngày
Quy định về việc thu, nôp và quản
lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
04 Quyết định 3572/QĐ-UBND Quyết định thành lập quỹ BVMT
Trang 37ngày 30/12/2008 và ban hành điều lệ hoạt động
05 Quyết định 04/2009/QĐ-UBND
ngày 05/02/2009
Quy định mức thu và sử dụng điều tiết phí BVMT đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG 3.1 Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý Chất thải rắn công cộng tại thành phố
Đà Lạt
3.1.1 Khối lượng chất thải rắn công cộng của thành phố Đà Lạt
Hiện nay, việc thu gom CTR tại Đà Lạt được thực hiện bởi Công ty TNHH một thành viên dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt, hoàn toàn không có dân lập Khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 110-140 tấn rác /1ngày
Rác thải công cộng và rác thải sinh hoạt được thu gom chung CTR được thu gom chủ yếu bằng xe đẩy tay đối với các đường phố và hẻm nhỏ hoặc thu gom bằng xe rác đối với đường phố lớn và các chợ, sau khi xe đầy di chuyển lên bãi rác
Cam Ly
Công tác thu gom chủ yếu được thực hiện theo cách thủ công, người lao động phải tiếp xúc với rác thải trong một thời gian dài, việc thu gom rác từ hộ dân lên xe ép được thực hiện bằng tay xác suất tai nạn lao động là rất cao và tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp (bệnh đường hô hấp và lao lực ) cũng tương đối cao Do hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xá, không thuận tiện nên lượng rác thải hằng ngày vẫn chưa được thu gom triệt để và làm phát sinh một lượng lớn CTR công cộng
Một số khu vực như phường 7, 12, 11,10, xã Xuân Trường, Xuân thọ người dân vứt rác ra lề đường, vỉa hè, sông suối, hồ, cống thoát nước gây mất mỹ quan thành phố
và ô nhiễm nguồn nước mặt Đà Lạt với vai trò là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hoá , dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Lâm Đồng; một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng và cả nước Cùng với sự phát triển vượt bậc của thành phố là sự gia tăng khối lượng rác thải, được thể hiện qua bảng sau:
Trang 39Bảng 3.1 Khối lượng chất thải rắn theo năm
Rác hộ dân chiếm tỷ trọng 57,91% tổng lượng rác
Rác đường phố chiếm tỷ trọng 14,29% tổng lượng rác
Rác công sở chiếm tỷ trọng 2,8% tổng lượng rác
Rác chợ chiếm tỷ trọng 13% tổng lượng rác
Rác thương nghiệp chiếm tỷ trọng 12% tổng lượng rác
Như vậy trong tổng lượng rác thì khối lượng rác đường phố chiếm tỷ trọng cao thứ hai chỉ sau rác hộ dân Và rác đường phố lại chiếm tỷ lệ cao trong tổng khối lượngCTR công cộng Như vậy với số liệu thống kê tổng lượng rác vào năm 2010 của thành phố Đà Lạt là 127,112 tấn/ngày thì lượng rác đường phố phát sinh là 18,1643 tấn/ngày Qua số liệu thống kê ước lượng có thể thấy lượng CTR công cộng phát sinh thực tế là rất nhiều cần có giải pháp quản lý hiệu quả CTR công cộng
3.1.2.Hệ thống lưu trữ chất thải rắn
Thành phố Đà Lạt có hệ thống thùng composit 660L và thùng 240L được thiết
kế với kiểu dáng bắt mắt đặt trên các đường phố, công viên các thùng 240L trên lề đường dành cho khách du lịch, khách bộ hành sử dụng Tuy nhiên, số lựợng thùng composit còn hạn chế do yêu cầu thẩm mỹ Bên cạnh đó, người dân và các hộ buôn bán thường xuyên đổ rác gây tình trạng quá tải tràn xuống lòng đường gây mất mỹ quan
Trang 40và tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển và phát sinh nước rỉ rác
Số lượng thùng composit 660L: 290 thùng
composit 660L composit 240L
Hình 3.1 Các loại thùng rác được sử dụng tại Tp Đà Lạt
3.1.3 Hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn
Lực lượng thu gom
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu gom, vân chuyển và xử lý rác tại thành phố Đà Lạt là công ty quản lý công trình đô thị Đà Lạt
- Công ty quản lý công trình đô thị được thành lập trên cơ sở sát nhập hai đơn vị
là công ty vệ sinh mai táng và công ty công trình công cộng của Đà Lạt Công ty là doanh nghiệp nhà nước chuyển hoạt động công ích do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh thành lập
và được giao với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác
+ Duy tu sửa chữa đường bộ, nạo vét mương cống rãnh làm sạch đẹp đường phố
+ Quản lý hạ tầng cơ sở kỹ thuật đô thị
+ Quản lý vận hành và phát triển hệ thống đèn chiếu sáng công cộng