Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì về nhân cách không làm được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Hiện nay, môi trường Việt Nam và thế giới đang bị ô nhiễm và bị suythoái nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của một bộphận lớn cư dân trên trái đất Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóngbỏng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Sự thiếu hiểu biết về môitrường và giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) là một trong những nguyênnhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường
Do vậy, việc đưa giáo dục môi trường vào các cấp học có ý nghĩa vô cùngquan trọng, đặc biệt là cấp tiểu học, vì học sinh tiểu học đang ở độ tuổi địnhhướng và phát triển về nhân cách Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền
tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”,
đồng thời có sức ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa phương, gópphần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của mọi người dân vào sựnghiệp chung về bảo vệ môi trường
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hướng dẫn tổ chức thực hiện dạylồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học Đó cũng là một trong
những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai rộng khắp trong các trường học.
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc tiểu học, làmthế nào để có thể hình thành cho học sinh tiểu học những hiểu biết về môitrường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay
Bản thân là một giáo viên tiểu học, tôi nhận thấy mình có trách nhiệm lớntrong việc hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh,lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúccảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các
em Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 4 và các hoạt động ngoại khoá”, đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4A trường TH Chấn Hưng, với
mong muốn góp phần đào tạo các em trở thành những con người toàn diện
“Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
2 Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 4 và các hoạt động ngoại khoá”
Trang 25.2 Vấn đề mà sáng kiến giải quyết
- Học sinh biết phân tích và biến lí thuyết thành hành động, có ý thức bảo
vệ môi trường
- Nâng cao trách nhiệm mỗi học sinh trong việc bảo vệ môi trường
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Sáng kiến bắt đầu được áp dụng từ tháng 10 năm 2016
Trang 37 Mô tả bản chất của sáng kiến
là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp vớimục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có trithức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp
Từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham
gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhàtrường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo
Năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30, hướng dẫn đánhgiá học sinh tiểu học một cách toàn diện, đánh giá về Năng lực và Phẩm chất,học sinh đạt được hai mục tiêu này là các em đã có kĩ năng sống cho chínhmình
Đối với kỹ năng sống về lĩnh vực bảo vệ môi trường, môn Khoa học lớp 4
sẽ giúp các em:
- Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về sự trao đổi chất,nhu cầu dinh dưỡng lớn lên của cơ thể, cách phòng tránh một số bệnh thôngthường và bệnh truyền nhiễm
- Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng ứng xử thích hợptrong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình vàcộng đồng
- Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi tự giác thực hiện cácquy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng Ham hiểu biếtkhoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống Yêu conngười, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp Có ý thức và hành động bảo vệ môitrường xung quanh
Trang 4- Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường còn được triển khai qua các hoạtđộng ngoại khoá.
1.2 Môi trường là gì?
* Có nhiều quan niệm về môi trường
- Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiệnbên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển củasinh vật
- Theo điều 3-Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người”.
Tóm lại: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhântạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đờisống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên
1.3 Thế nào là môi trường sống ?
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tựnhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tàinguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chínhtrị, đạo đức, văn hoá, lịch sử
- Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường sống tựnhiên và môi trường sống xã hội
a Môi trường tự nhiên
Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tạingoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người
Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đấtnước…
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa,trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sảnxuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnhđẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
b Môi trường xã hội
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thểchế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc,Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, tổ nhóm, họ tộc, giađình, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,…
Trang 5Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuônkhổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm chocuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm Môi trường nhân tạo: Bao gồmtất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành nhữngtiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị,công viên …và chịu sự chi phối của con người
Môi trường nhà trường: Bao gồm không gian trường, CSVC trong trườngnhư phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy của trường,các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội
1.4 Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dụcchính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểubiết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiệncho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái
- Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểubiết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những kháiniệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức); những tình cảm, mối quantâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi); những kĩ nănggiải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩnăng); tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có nhữnghành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực)
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Hiện trạng môi trường Việt Nam:
Có thể nói, chất lượng môi trường Việt Nam hiện đang ở tình trạng báođộng Tài nguyên rừng cạn kiệt, tài nguyên đất suy thoái, tài nguyên biển suykiệt, môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm nặng, dân số tăng nhanh và phân
bố không đều đã gây sức ép quá lớn đối với môi trường
- Ô nhiễm môi trường không khí: Một số thành phố ô nhiễm bụi tới mứctrầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạtđộng dịch vụ, sinh hoạt của con người…
- Ô nhiễm môi trường nước: Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp, nôngnghiệp, và sinh hoạt tăng nhanh, nguồn nước bị ô nhiễm, nạn chặt phá rừng,
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêucầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại
Trang 62 Hiện trạng môi trường ở địa phương, trường lớp:
* Thuận lợi:
Trường tiểu học Chấn Hưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền
và địa phương về môi trường trong trường học, đã được công nhận đạt chuẩnquốc gia mức độ 1 vào năm 2014 và đang hoàn thành hồ sơ kiểm định chấtlượng giáo dục cơ sở đề nghị đánh giá ngoài
Chương trình “xanh- sạch- đẹp” được thực hiện tốt trong nhà trường, nhà
trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho giáo viên,học sinh, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việchàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trườnglớp Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từnglớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp
* Khó khăn:
Trường nằm trên trục đường chính của xã, thuộc thôn Nha, Xã ChấnHưng, dân cư không đông đúc nhưng lại gần chợ, cạnh trường còn có các hộ dânchăn nuôi gia súc, gia cầm Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường là không tránhkhỏi
Số lượng cây xanh trong sân trường nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo bóngmát và môi trường trong lành cho học sinh vì diện tích khuôn viên nhà trườngquá rộng
Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trườngchưa cao Hầu hết cha mẹ các em đều làm nghề nông, buôn gánh bán bưng, vàlao động phổ thông như: thợ may, thợ mộc, thợ rèn , làm thuê… Đời sống củađại đa số gia đình các em còn khó khăn, vì vậy các em chưa được gia đình quantâm một cách đúng mức về việc học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm Chưanói đến việc ngay bản thân nhiều bậc phụ huynh cũng chưa có nhận thức đúngmức về bảo vệ môi trường Đa số học sinh đã được giáo dục bảo vệ môi trường,thế nhưng qua khảo sát, theo dõi tôi nhận thấy vẫn còn nhiều học sinh do nhậnthức bảo vệ môi trường sống chưa cao nên hầu hết các em còn bộc lộ rất nhiềuhành vi có tác động xấu đến môi trường như:
- Khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quyđịnh, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh như hốt cát ném nhau
- Trèo cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cây trồng, thảm cỏ, Không tôn trọng,bảo vệ tài sản của công, vẽ bậy trên tường, bảng, bàn ghế
- Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưabiết giữ gìn an toàn trong lao động vệ sinh, không đeo khẩu trang, đùa nghịchbằng dụng cụ lao động
Trang 7- Ở nhà các em còn đi bắt chim, trong đó có các loại có ích như chim sâu,chưa có ý thức bảo vệ cây trồng trong vườn nhà, đường thôn, khối phố.
- Một số gia đình của các em học sinh nghèo còn sử dụng bao ni-lông ruột
xe để đun nấu thức ăn, sử dụng than tổ ong để nấu rượu, cám heo hằng ngày,đánh bắt cá bằng hóa chất,
Từ thực trạng nêu trên, tôi ý thức được rằng trách nhiệm của giáo viên chủnhiệm trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất lớn, rất cần thiết
và cấp bách
PHẦN II: NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC LỚP 4
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
I MỤC TIÊU CỦA BIỆN PHÁP
Việc chú trọng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn Khoa học lớp
4 và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em hình thành ý thức và thóiquen trong việc bảo vệ môi trường, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòinhững kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đóphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Các em cảm thấy rất vui
và biết thêm nhiều kiến thức Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân như là tựsắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình, vệ sinh cá nhân vàmôi trường sống Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà Đây được xem
là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục lấyhọc sinh làm trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cáchhọc sinh ngay từ khi còn là học sinh tiểu học
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, tôi thấy các em còn thiếu những kỹnăng bảo vệ môi trường trầm trọng Chính vì vậy tôi đã đưa ra 1 số phươngpháp giáo dục bảo vệ môi trường cho các em Dựa trên thực trạng học sinh nôngthôn để hướng dẫn các em hình thành các kỹ năng bảo vệ môi trường
II CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 Khảo sát nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường sống.
Trang 8môi trường cho học sinh đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành theo dõi, khảo sát,điều tra bằng phiếu đối với 40 học sinh của lớp 4A tôi chủ nhiệm, kết quả nhưsau:
Bảng 1: Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường.
Hành vi xấu Bảo vệ môi trường
2.1 Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 4.
Trong những năm gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại Trường tiểuhọc Chấn Hưng nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạylồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, TiếngViệt Bản thân tôi đã tham gia đầy đủ các chuyên đề do Phòng giáo dục cũngnhư trường tố chức, tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, soạn bài lựa chọnnội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy thật phù hợp với yêu cầu lồng ghépcho từng môn học, bài học cụ thể, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh trên phương châm “chính xác, phù hợp, không gượng ép, có hiệu quả cao”.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, phụ trách lớp, qua thực tiễn trên tôi suynghĩ cần phải có những biện pháp nhằm góp phần giáo dục môi trường cho họcsinh lớp thông qua bộ môn Khoa học như đề tài đã nêu trên được kết hợp chặtchẽ giữa lý thuyết và thực hành qua các bài học
* Những việc cần thực hiện:
Trang 9- Trong từng bài dạy của môn Khoa học cần lồng ghép các kiến thức cóliên quan đến vấn đề môi trường để cho các em biết cách bảo vệ môi trường làcác em đã có kĩ năng sống thông qua những việc làm cụ thể.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hìnhthức để tạo hứng thú học tập giúp học sinh nhớ lâu, có được hành động đúng
- Góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân và bảo vệ môi trường ởcộng đồng
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, côngtrình măng non của lớp và khu vực vệ sinh của lớp được phân công cụ thể trongnăm học để kịp thời uốn nắn và giáo dục cho học sinh
* Các biện pháp thực hiện:
- Giáo dục về môi trường thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực:Hướng dẫn học sinh đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định tránh làm ô nhiễm môitrường đất, không ảnh hưởng đến môi trường chung Giáo viên hướng dẫn các
em nữ đi vào phòng vệ sinh nữ, nam đi vào phòng vệ sinh nam; khi vệ sinh xongphải biết dùng nước giội sạch sẽ, không bỏ giấy cứng vào bồn cầu mà nên dùngloại giấy thấm bằng cuộn Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn Ở mỗi lớpđều có thau nước, xà bông cho học sinh rửa tay, có khăn lau tay khi làm vệ sinh,không đi chân đất khi đến lớp, lúc ra chơi cũng như lúc ở nhà Không ăn quà vặt,không uống các loại nước đủ màu sắc bán ở các vỉa hè, … thông qua toànchương “Con người và sức khỏe” từ trang 3 sách giáo khoa lớp bốn cho họcsinh
- Cho học sinh xem tranh trong sách giáo khoa thông qua bài học “Ănnhiều rau quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn” giúp học sinh nhận thấyđược đặc điểm, chất lượng của thực phẩm sạch và an toàn là nó giữ được chấtdinh dưỡng, nuôi trồng và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, khônggây hại cho cơ thể Trong tiết dạy này giáo viên đem một số vật thật như: Mộtvài loại trái cây chín, vài bó rau cải hoặc rau muống đến lớp Cho các em nhận rađược các em nên chọn mua để dùng trái cây nào, bó rau nào trong các loại tráicây và rau trên Từ đó các em nêu được ý kiến chọn mua và biết lý do em chọn
để mua, như vậy là các em đã biết áp dụng cách sử dụng thực phẩm sạch, antoàn Các em biết vận dụng kiến thức của bài học này để tuyên truyền cho ba,
mẹ và những người quanh xóm mình cần cố gắng nuôi trồng, bảo quản, chế biếnthực phẩm hợp vệ sinh và an toàn để dùng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốckích thích tăng trưởng lá cho rau xanh, trái cây mà mình trồng tại vườn nhà Làmnhư vậy là hợp vệ sinh và an toàn cho thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho conngười
Trang 10- Qua bài “Một số cách bảo quản thức ăn” trang 4 sách giáo khoa Họcsinh biết được cách bảo quản thức ăn để sử dụng được nhiều ngày mà không ảnhhưởng đến sức khỏe con người nhằm áp dụng ở gia đình mình như phơi khô,sấy, nướng, đóng hộp, ướp muối,… Làm như vậy là tiêu diệt được vi khuẩn, visinh vật không gây hại cho cơ thể Đồng thời các em nhận thức được quà vặt bàybán ở lề đường, cổng trường, … luôn có bụi bặm, ruồi nhặng bám vào, do môitrường xung quanh đó không hợp vệ sinh nếu ăn vào rất dễ mắc một số bệnh vềđường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ,… các em còn biết được không nên uốngnước lã, không nên ăn quà vặt trên đường đi đến lớp, giờ ra chơi, rửa tay sạch sẽsau khi tiểu tiện, trước khi ăn.
- Giúp học sinh phòng tránh một số bệnh tật qua bài học “Nước bị ônhiễm” trang 5 sách giáo khoa, học sinh thấy được môi trường xung quanh bị ônhiễm có ảnh hưởng đến nguồn nước, nước bị bẩn, có mùi hôi sẽ là nơi trú ngụ
và sinh sản của các vi sinh vật, ruồi, muỗi, … đây là những con vật trung giantruyền bệnh rất nguy hiểm cho con người như: tả, dịch hạch, tiêu chảy, sốt rét,sốt xuất huyết, … Từ đó học sinh hiểu được nguyên nhân nào làm nguồn nước bị
ô nhiễm
- Qua bài học “Nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm” trang 54 sách giáokhoa, học sinh thấy được khi nguồn nước bị bẩn thì dẫn đến nước bị ô nhiểmngười sử dụng bị mắc bệnh ngoài da như: ghẻ lở, hắc lào, lang ben, một số bệnhnặng hơn độc hại cho cơ thể có thể dẫn đến tử vong
Qua hai bài học trên, giáo dục cho các em cần chú ý không xả rác bừa bãi,không đổ rác xuống ao, hồ, sông, suối; thường xuyên nhắc nhở các bạn trong tổ,trong lớp, cần phải bỏ rác vào giỏ đã quy định và mang đi đổ vào hố rác Khôngphóng ẩu bừa bãi mà cần đi đúng nơi quy định ở trường học Ở gia đình các emcần có ý kiến với ba, mẹ và những người xung quanh xóm chú ý hạn chế việc sửdụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt mầm ở ruộng lúa, vườn cây; nếu có sử dụng thìphải gom vỏ chai, bao bọc của các loại thuốc đó về một nơi quy định để đào hốchôn hoặc xử lý đúng cách; xác chết của động vật không nên bỏ ra trên mặt đất,trên đường đi gây mùi hôi Nhà xí, chuồng nuôi gia súc phải đặt nơi cách xanguồn nước sử dụng Thực hiện được những việc làm trên không những làmsạch môi trường mà còn hạn chế được nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất,nước và không khí Ở lớp có tuyên dương những cá nhân, tổ thực hiện tốt việclàm này vào cuối tuần và có thể khen thưởng vào tuần cuối cùng của tháng
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kĩ năng sống thực tế quacác môn học có liên quan đến tự nhiên xã hội để học sinh thấy được lợi ích trồngcây xanh, trồng rừng, bảo vệ rừng, chăm sóc cây là biện pháp tích cực để nhằmtạo ra và giữ được bầu không khí trong lành cho môi trường
Trang 112.2 Giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp:
Mục tiêu của giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành vàphát triển kỹ năng hành động trong môi trường của học sinh Từ đó tạo nên mộtlối sống có trách nhiệm, thân thiện với tự nhiên
a Tổ chức các trò chơi: Trò chơi “Người bạn của môi trường” giúp học
sinh phân biệt được hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động phá hoại môitrường Thấy được nguồn gốc của rác thải và tác hại của việc thải rác ra môitrường sống
* Thông qua các bài tập, như:
Bài tập 1: Tô màu vào ô trống trước các hành động Hành động thân thiện
với tự nhiên tô màu xanh, không thân thiện tô màu đỏ
Tôi bỏ giấy kẹo vào thùng rác
Tôi không thích mọi người hút thuốc
Những con vật chết tôi đem ra sông vứt cho nước cuốn trôi đi
Tôi thích trồng hoa trước sân nhà Tôi vứt rác trên hè phố
Bài tập 2: Xác định đâu là hành động thân thiện, đâu là hành động chưa
thân thiện trong những hành động sau rồi ghi vào bảng:
- Tôi thích đi bộ trong rừng
- Tôi thích sử dụng xe máy
- Tôi vứt rác bất cứ chỗ nào
- Tôi thích bẻ cành cây để chơi
- Tôi thích đi săn
- Tôi thích sự yên tĩnh
- Tôi thích nghe nhạc
- Tôi thích trồng cây
- Tôi thích chăm sóc cây
Hành động thân thiện Hành động chưa thân thiện