1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ năng nghe hiểu trong tiếng anh

8 634 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 22,63 KB

Nội dung

Người nghe có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nghe bằng cách vận dụng kiến thức đa dạng của mình phân tích những gì anh ta nghe được để có thể hiểu phát ngôn của người nói.’

Trang 1

Kỹ năng nghe hiểu trong tiếng Anh, những khó khăn và biện pháp khắc phục 23.7.2013

(ĐHVH) - Ngày nay, tiếng Anh là thứ tiếng thông dụng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới Đó là ngôn ngữ của khoa học kỹ thuật, công nghệ, thương mại và thông tin trên toàn cầu Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc trong hầu hết các trường học ở Việt Nam, đặc biệt là trong trường đại học Trên thực tế, trong quá trình học tiếng Anh, sinh viên gặp phải rất nhiều khó khăn và khó khăn phổ biến nhất là những khó khăn trong quá trình học kỹ năng nghe hiểu Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập những khó khăn khi nghe nhìn từ quan điểm người học, đồng thời tìm ra nguyên nhân của chúng để từ đó đưa ra một số biện pháp khắc phục nhằm giúp người học vượt qua khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi mới học nghe

1 Định nghĩa về nghe hiểu

Định nghĩa về nghe hiểu được các nhà khoa học đưa ra theo các cách khác nhau

Theo Field (1998:38) thì ‘Nghe là một quá trình trí tuệ không nhìn thấy được, do đó rất khó mô tả Người nghe phải

phân biệt được các âm, hiểu được từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, nắm được trọng âm và ý định của người nói, có thể nhớ lại và hiểu được nó trong ngữ cảnh văn hóa-xã hội của phát ngôn.’

Anderson & Lynch (1988: 21) đưa ra định nghĩa về nghe hiểu như sau:

‘Nghe hiểu nghĩa là hiểu những gì mà người nói đã nói Người nghe có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nghe bằng cách vận dụng kiến thức đa dạng của mình phân tích những gì anh ta nghe được để có thể hiểu phát ngôn của người nói.’

Wolvin & Coakley (1985) định nghĩa nghe theo cách đơn giản hơn: ‘Nghe là quá trình cơ quan thính giác tiếp

nhận, xử lý và xác định được thông điệp của lời nói.’

Định nghĩa về nghe hiểu, theo Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm (1997) trong ‘Từ điển tiếng Việt’ được đưa ra cụ thể

như sau: ‘Nghe là một quá trình trong đó thính giác tiếp nhận những âm thanh bên ngoài và chuyển nó đến hệ

thống thần kinh trung ương Tại đây, những âm thanh này được phân tích, chuyển thành những tín hiệu và được truyền đến các giác quan giúp hình thành những phản xạ của con người đối với những âm thanh đó.’

Các định nghĩa trên cho thấy nghe hiểu là một kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving) phức tạp Nhiệm vụ của nghe hiểu không chỉ là tiếp nhận âm thanh mà nó còn đòi hỏi sự phân tích và xác định được thông điệp của lời nói

2 Những khó khăn thường gặp trong quá trình học kỹ năng Nghe

Trang 2

Thông thường, con người luôn nghe với một mục đích nhất định Nếu mục đích của nghe chỉ để thư giãn, giải trí nhằm giải tỏa căng thẳng như nghe nhạc chẳng hạn thì người nghe hầu như không cần phải có bất kỳ một kỹ năng nào cả Tuy nhiên, nếu mục đích nghe là để thu nhận thông tin, đặc biệt là khi nghe băng, đĩa ngoại ngữ để học tiếng thì người học cần phải có một số kỹ năng như: phán đoán trước khi nghe, tập trung trong khi nghe, suy ra thông tin chính cần nghe từ những từ ngữ quan trọng trong bài (key words), phân tích, tổng hợp những thông tin nghe được

Kỹ năng nghe được tạo thành từ một loạt các kỹ năng riêng lẻ đó

Đa số người học đều có nhận định rằng một văn bản nếu ở dạng viết có thể đơn giản đối với họ trong xử lý thông tin, nhưng cũng văn bản đó ở dạng nói thì người học lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt nội dung chính của bài Tại sao lại như vậy? Dưới đây là quan điểm của một số tác giả khi đưa ra những khó khăn mà người học thường gặp phải trong quá trình học kỹ năng nghe

2.1 Quan điểm của một số tác giả về những khó khăn khi nghe.

Theo Ur, P (1996), tác giả của nhiều cuốn sách viết về việc dạy tiếng (language teaching) thì người học thường gặp

phải những khó khăn sau đây trong khi học nghe: (1) Không nhận ra được các âm mà người Anh nói, (2) Có thói

quen phải hiểu tất cả các từ trong câu mới hiểu được nội dung của bài, (3) Không thể hiểu được khi người Anh nói nhanh một cách tự nhiên, (4) Cần phải nghe nhiều lần mới có thể hiểu được, (5) Thấy khó có thể nắm bắt được tất

cả các thông tin và không dự đoán được điều mà người nói sắp nói, (6) Nếu phải nghe kéo dài, người học sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu tập trung.

Khi đề cập đến những khó khăn của người học đối với môn nghe, hai nhà giáo học pháp ngoại ngữ là Nguyễn Bàng

và Nguyễn Bá Ngọc cũng liệt kê ra 6 khó khăn sau đây: (1) Gặp khó khăn với các âm tiếng Anh, (2) Phải hiểu hết

các từ, (3) Không hiểu được khi người Anh nói nhanh tự nhiên, (4) Thấy khó có thể theo kịp tốc độ nói của người Anh, (5) Cần nghe đi nghe lại nhiều lần, (6) Mệt mỏi và thất vọng.

Trong cuốn ‘Teaching Listening’, Underwood (1989) cũng đưa ra một số khó khăn của người học nghe Đó là: (1)

Không theo kịp được tốc độ của người nói, (2) Không thể nhắc lại được thông tin, (3) Hạn chế về vốn từ vựng, (4) Không nhớ hết tất cả các thông tin nghe được, (5) Không nắm bắt được thông tin chính, (6) Không thể tập trung và

(7) Không hình thành được thói quen nghe.

Những khó khăn trong quá trình học kỹ năng nghe nhìn từ quan điểm của người học cũng được các tác giả Hoàng

Văn Vân, Nguyễn Thị Chi và Hoàng Thị Xuân Hoa (2006) nêu ra trong cuốn ‘Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh

ở Trung học Phổ thông Việt Nam’ như sau: (1) Khó khăn về nghe âm tiếng Anh, (2) Phải hiểu được tất cả các từ mới nắm bắt được ý định của người nói, (3) Không hiểu được người bản ngữ khi họ nói nhanh tự nhiên, (4) Cần phải nghe đi nghe lại nhiều lần, (5) Thấy khó nắm bắt được tất cả các thông tin và không dự đoán được thông tin tiếp theo, (6) Không tập trung khi nghe.

Trang 3

Nói tóm lại, theo nhận định của các nhà khoa học kể trên thì người học thường gặp phải những khó khăn phổ biến

sau đây trong khi nghe: (1) Không nhận ra các âm tiếng Anh, (2) Hạn chế về vốn từ vựng, (3) Thiếu tập trung khi

nghe, (4) Khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe, (5) Cần nghe nhiều lần và (6) Không theo kịp tốc độ của người nói.

2.2 Một số khó khăn phổ biến của sinh viên không chuyên khi học nghe

Bằng cách liệt kê ra những khó khăn của người học đối với môn nghe theo quan điểm của các nhà khoa học trình bày ở trên, chúng tôi đã xây dựng nên những câu hỏi điều tra nhằm thu thập thông tin thực tế phục vụ cho quá trình nghiên cứu tìm ra những khó khăn mà sinh viên không chuyên thường gặp phải trong quá trình học kỹ năng nghe

Trên thực tế, theo kết quả khảo sát gần 80 sinh viên năm thứ hai theo học khoa Văn hóa Du lịch trường Đại học Văn

hóa Hà Nội thì có ba khó khăn phổ biến nhất trong việc học nghe là: (1) Không nhận ra các âm tiếng Anh (49%), (2) Thiếu tập trung khi nghe (57%), (3) Khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe (71%).

3 Nguyên nhân của những khó khăn khi nghe

3.1 Nguyên nhân của việc không nhận ra các âm tiếng Anh

Khi được hỏi về nguyên nhân của việc gặp khó khăn với các âm trong tiếng Anh, 31% số người tham gia điều tra cho rằng khó khăn này là do họ không phân biệt được các từ đồng âm, đặc biệt là các từ có cách phát âm gần giống nhau 28% số sinh viên được hỏi nhận định việc nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định là nguyên nhân chủ yếu Đặc biệt là 40% số sinh viên tham gia điều tra cho rằng họ không nhận ra thông tin chính cần nghe là do một vài đặc điểm trong phát âm chuỗi lời nói (connected speech) trong tiếng Anh như: hiện tượng nuốt âm (elision), dạng yếu trong phát âm một số từ chức năng (weak form), hiện tượng đồng hóa âm vị (assimilation), hiện tượng rút gọn của từ (contraction), hiện tượng nối âm (linking), Như vậy, việc người học không nhận ra các âm trong tiếng

Anh chủ yếu là do (1) không phân biệt được các từ đồng âm và các từ có cách phát âm gần giống nhau, (2) nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định, đặc biệt là do (3) một số ảnh hưởng về phát âm chuỗi lời nói trong tiếng Anh.

3.2 Nguyên nhân của việc thiếu tập trung khi nghe

Số liệu thu được từ cuộc điều tra cho thấy 30% số sinh viên cho rằng nguyên nhân của việc thiếu tập trung khi nghe

là do sức khỏe không tốt trong khi số lượng sinh viên nhiều hơn (37%) coi việc thiếu kinh nghiệm khi nghe là nguyên nhân làm cho họ càng lúc càng cảm thấy khó tập trung vào bài nghe Trong khi đó 32% số sinh viên tham gia điều tra nghĩ rằng khả năng kém tập trung của họ vào bài nghe là do cả hai nguyên nhân trên Từ những số liệu

này có thể kết luận rằng người nghe thường mất khả năng tập trung nghe khi (1) tình trạng sức khỏe không tốt và (2) thiếu kinh nghiệm trong nghe hiểu.

Trang 4

3.3 Nguyên nhân của việc không thể nắm bắt ý chính của bài nghe

Theo số liệu thu được thì đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khó khăn trong khi nghe cho người học (71%) Khi được hỏi về nguyên nhân của khó khăn này, 36% số người tham gia cho rằng họ khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe vì họ không biết đâu là thông tin quan trọng cần nghe trong bài 37% số sinh viên lại cho rằng việc họ không thể suy luận được nội dung chính của bài nghe từ những từ ngữ quan trọng (key words) làm cho họ không nắm bắt được ý chính khi nghe Số người chọn cả hai nguyên nhân là 25% Những số liệu này cho thấy nguyên nhân

của tình trạng khó có thể nắm bắt nội dung chính của bài nghe là (1) không phân biệt được thông tin cần nghe với những thông tin còn lại và (2) không suy luận được ý chính của bài nghe từ những từ ngữ quan trọng.

4 Biện pháp khắc phục

Những giải pháp được đưa ra trong phần này xuất phát từ chính những nguyên nhân gây ra khó khăn cho người học với hi vọng có thể giúp người học phần nào khắc phục khó khăn, tìm ra phương pháp thich hợp nhất cho bản thân trong quá trình học kỹ năng nghe

4.1 Giải pháp cho việc không nhận ra các âm tiếng Anh

4.1.1 Cách phân biệt các từ đồng âm, từ có cách phát âm gần giống nhau

Dựa vào cách phát âm

Cách này có thể áp dụng hiệu quả cho các từ có cách phát âm gần giống nhau vì chúng có trọng âm rơi vào các âm

tiết khác nhau, ví dụ như thirteen / thirty và độ dài ngắn của các âm là khác nhau, ví dụ ‘ship/sheep’, ‘fit/ feet’.

Dựa vào nghĩa của cả câu và chức năng của từ trong câu

Các từ đồng âm được phát âm giống hệt nhau, rất dễ gây nhầm lẫn cho người nghe, ví dụ some / sum, I/ eye, son/

sun Bên cạnh đó lại có những từ đồng âm và đồng cách viết mang nghĩa khác nhau (homonyms) như left, flat, saw, play Do vậy, người học cần phải dựa vào chức năng của từ đó trong câu, cấu trúc câu được tạo nên bởi từ đó, đặc

biệt là ngữ cảnh của câu (context) để suy luận và chọn ra từ đúng

Ví dụ: (TOEFL 4 in 1 CD-ROM, TOEFL Explorer, Tutorial)

Question: Which answer has the closest meaning to the statement?

Tapescript: The man was fired for overlooking the security checks

Answer choices: a The man was tired because he overdid his work

Trang 5

b The chicks were overcooked.

c The man lost his job because he did not check the security

d The tired man looks over the check for mistakes

Trong các lựa chọn đã cho ở trên, người nghe rất khó phân biệt ‘fired’ với ‘tired’, ‘overlooking’ với ‘overcooking,

‘checks’ với ‘chicks’ Tuy nhiên, giới từ của ‘tired’ là ‘of’ chứ không phải là ‘for’ nên có thể loại bỏ lựa chọn ‘a’ và

‘d’ Hơn nữa, ‘security chicks’ không có nghĩa nên từ đúng phải là ‘security checks’ Thêm vào đó, ‘security checks’ không thể ‘overcooked’ nên phải chọn ‘overlooking’ Do đó lựa chon c là đúng

4.1.2 Cách khắc phục nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định

Trong tiếng Anh, để phủ định, người ta thường dùng các trợ động từ trong câu Ngoài ra, dạng phủ định của từ cũng

có thể được tạo nên nhờ các phụ tố (tiền tố hoặc hậu tố) như: im- trong impossible, il- trong illegal, dis- trong

dissatisfied, -less trong careless Do đó, để tránh nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định trong bài nghe,

người học cần đặc biệt chú ý đến các phụ tố, các trợ động từ cũng như một số yếu tố khác như giọng điệu của người nói và ngữ cảnh của câu

Ví dụ: (TOEFL 4 in 1 CD-ROM, Longman Test 1)

Question: Which answer has the closest meaning to the statement?

Tapescript: The researcher isn’t at all dissatisfied with his findings

Answer choices: a He is pleased with his result

b He isn’t satisfied with all his work

c He found that all his work wasn’t satisfactory

d He satisfied all the panel of his findings

Trong ví dụ này người nghe cần phải phân biệt được hai từ ‘satisfied’ và ‘disatisfied’ để chọn phương án trả lời

đúng Nếu chú ý các lựa chọn cho trước (answer choices) trước khi nghe thì người nghe có thể phát hiện ra ngay từ

‘satisfied’ không phải là từ đúng cần nghe vì nghĩa của đáp án b và c là giống nhau Ngoài ra, câu nói được phủ định hai lần nên nó mang nghĩa khẳng định Thêm vào đó, câu trả lời d (the panel of his findings) không mang nghĩa như

câu nói trong đĩa nên câu a sẽ là câu trả lời đúng

4.1.3 Cách khắc phục một số ảnh hưởng về cách phát âm chuỗi lời nói trong tiếng Anh

Trang 6

Anne Anderson & Tony Lynch (1988) nhận định rằng một số ảnh hưởng về cách phát âm chuỗi lời nói trong tiếng Anh như dạng yếu trong phát âm một số từ chức năng (weak forms), hiện tượng rút gọn của từ (contractions), hiện tượng nuốt âm (elision), hiện tượng nối âm (linking), gây cho người học khá nhiều khó khăn khi nghe, đặc biệt là với những người mới học ngoại ngữ Do đó, sinh viên nên làm quen với những hiện tượng này bằng cách tìm học những ví dụ thường gặp và đặc trưng cho từng hiện tượng, tập phát âm các cụm từ đó, viết ra nhật ký học tập để ghi nhớ

Ví dụ: 1 Cách phát âm dạng yếu (weak forms) thường gặp trong chuỗi lời nói nhanh và đôi khi không mang tính

nghi thức như: wanna, hafta, kuz, gonna, dunno, don’cha know Đây là hình thức rút gọn của ‘want to, have to,

because, going to, don’t know, don’t you know.’

2 ‘kind of’ và ‘sort of’ đôi khi được rút gọn thành ‘kinda’ và ‘sorta’

3 Những trợ động từ ‘would like, can, may, will, would, ought to, so on and so forth’ cũng thường được rút

gọn trong câu nói

4.2 Giải pháp cho việc thiếu tập trung khi nghe

4.2.1.Tránh hoặc khắc phục tình trạng sức khỏe không tốt

Tình trạng sức khỏe không tốt như mắc bệnh hay mất ngủ, thiếu ngủ có thể gây cho người học mất tập trung khi nghe Do vậy, người nghe cần phải tránh nhiễm bệnh, nếu chẳng may bị nhiễm bệnh cần tìm mọi cách khắc phục và tránh hiện tượng thiếu ngủ trước khi nghe, nhất là trước khi làm bài thi

4.2.2 Thường xuyên luyện tập nghe

Trong khi nghe, một người nghe giàu kinh nghiệm bao giờ cũng có nhiều lợi thế hơn những người nghe ít kinh nghiệm do trong quá trình luyện tập, họ đã hình thành được một số kỹ năng Do đó, để nâng cao khả năng nghe hiểu, người học ngoại ngữ nên tích cực luyện tập một cách hợp lý và có phương pháp Bằng việc thường xuyên luyện tập

và tiếp xúc với các tài liệu có mức độ thay đổi từ dễ đến khó, cùng với thời gian, người học sẽ hình thành được kỹ

năng nghe Sinh viên không chuyên trong hai năm đầu có thể sử dụng một số tài liệu phù hợp như sau: (1) Listen carefully (Jack C Richards), (2) Ship or Sheep (Ann Baker), (3) Listen for it (Jack C Richards, Deborah Gorbon, Andrew Harper), (4) Three or Tree (Ann Baker), (5) Think First Certificate (John Naunton)

Để luyện phần phát âm, sinh viên có thể vào các trang Web sau:

http://www.soundsofenglish.org/

http://polyu.edu.hk/Pronunciation/la-index.htm

Trang 7

http://www.efl.net/

Ngoài ra, sinh viên cũng có thể truy cập vào các trang Web sau để thực hành nghe:

http:// www.eslhome.com/esl/listen/

http://www.EnglishListening.com

http:// www.nclnc.org/essentials/listening/developlisten.htm

http://esl-lab.com/

4.3 Giải pháp cho việc khó có thể nắm được ý chính của bài nghe

4.3.1 Cách phân biệt thông tin cần nghe (relevant points) với những thông tin còn lại (irrelevant information)

Thông thường, trước khi nghe, bao giờ người nghe cũng có một khoảng thời gian ngắn (1-2 phút) để đọc qua những câu hỏi yêu cầu hoặc nghe chỉ dẫn trong băng, đĩa Nếu biết tận dụng những câu hỏi và chỉ dẫn này, người học có thể suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe, nhờ đó người nghe có thể vận dụng vốn hiểu biết của mình để có sự chuẩn bị trước về vốn từ và một số cấu trúc câu cần thiết Nếu làm tốt điều này thì lượng thông tin cần ghi nhớ sẽ giảm đi, người nghe sẽ phần nào phân biệt được những thông tin cần nghe với những thông tin không quan trọng khác trong bài

4.3.2 Cách suy luận được ý chính của bài nghe qua từ ngữ quan trọng

Những từ ngữ quan trọng trong bài là những từ ngữ mà dựa vào đó, người nghe có thể suy ra ý chính của bài nghe Thường thì những từ này được nhấn mạnh trong câu hoặc có thể được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài Chính vì vậy, người nghe nên dựa vào một số dấu hiệu ngôn từ (discourse markers) này để nắm bắt được ý chính của bài nghe

Ví du:

Những cụm từ dùng để liệt kê ý chính là: I would like to emphasize, The general point you must remember is, It is

important to note that, I repeat that, Another thing is, Finally, That is, Now,

Những cụm từ được sử dụng để liệt kê ví dụ là: such as, Let me give you some examples, For example/ instance, I

might add, To illustrate thi spoint,

Trang 8

Những cụm từ thường dùng khi đề cập đến những vấn đề không quan trọng là: By the way, I might note in

passing,

Ngoài ra, để có thể ghi nhớ hết những thông tin quan trọng trong bài, người nghe cần có sự ghi chép (take notes) Tuy nhiên, cần phải bố trí phần ghi chép cho hợp lý để dễ sử dụng và tránh gây nhầm lẫn

Kết luận: Có thể nói rằng kỹ năng nghe có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ vì nó có tác

động rất tích cực đến các kỹ năng khác như nói, đọc, viết, giúp luyện phát âm và mở mang vốn từ vựng Thực tế cho thấy người học gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình nghe hiểu Để khắc phục những khó khăn trên, người học cần tìm ra nguyên nhân của chúng để từ đó có cách giải quyết hợp lý Những giải pháp đưa ra trong bài viết này có thể phát huy hiệu quả nếu được áp dụng một cách đúng đắn Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân người học phải kiên trì, bền bỉ, lựa chọn phương pháp thích hợp phù hợp với trình độ và hoàn cảnh của mình

Tài liệu tham khảo

1 Anderson, A & Lynch, T (1988) Listening Oxford Oxford University Press.

2 Bàng, Nguyễn & Ngọc, Nguyễn Bá (2002) A Course in TEFL Theory & Practice II Đại học Ngoại ngữ

Hà Nội

3 Field, J (1998) Skills and Strategies: towards a new methodology for listening Oxford OUP.

4 Tom Hutchinson (1999) Lifelines Oxford University Press.

5 Underwood, M (1989) Teaching listening New York Longman.

6 Vân, Hoàng Văn, Chi, Nguyễn Thị & Hoa, Hoàng Thị Xuân (2006) Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh

ở trung học phổ thông Việt Nam Nhà xuất bản Giáo dục.

7 Wolvin, A.D & Coakley, C (1985) Listening Dubuque William C Brown.

Ngày đăng: 25/04/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w