Lựa chọn loại xe bus CNG phù hợp cho các tuyến

Một phần của tài liệu Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 42 - 128)

4.2.1. Quan điểm lựa chọn phương tiện

Các phương tiện xe buýt sử dụng khí nén CNG tại Đồng Nai phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hiện tại của tỉnh đối với xe buýt và tiêu chuẩn trong tương lai.

Loại xe buýt lựa chọn phải tuân theo yêu cầu về tiêu chuẩn đối với xe khách trong thành phố. Các yêu cầu đó bao gồm:

- Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.

- Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/06/2010 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

- Quyết định số 14/2006/QĐ-BGTVT ngày 02/03/2006 của Bộ Giao thông Vận tải về ban hành tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302-06 “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - ôtô khách thành phố - yêu cầu kỹ thuật”.

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô.

Bảng 4-11: Các thông số cơ bản của xe buýt chuẩn theo QCVN 09:2011/BGTVT Các kích thước hình học cơ bản Đơn vị Buýt lớn tiêu chuẩn Buýt trung bình Mini buýt

Chiều dài tối đa mm 12.200 12.200 12.200

Chiều rộng tối đa mm 2.500 2.500 2.500

Chiều cao tối đa mm 4.000 4.000 4.000

Khoảng sáng gầm xe nhỏ

nhất mm 120 120 120

Bán kính quay vòng nhỏ nhất mm 12.000 12.000 12.000 Tỷ lệ sức chứa (HK) / cửa

kép HK/cửa 40:1 28:1 40:1

Số cửa kép tối thiểu Cửa 2 2 1

Chiều rộng cửa tối thiểu mm 650 650 650

Các kích thước hình học cơ bản Đơn vị Buýt lớn tiêu chuẩn Buýt trung bình Mini buýt Lối đi dọc: - Chiều rộng nhỏ nhất mm 490 490 490

- Chiều cao từ sàn tới trần mm 1.800 1.800 1.800

Số bậc lên xuống tối đa Bậc 3 3 3

Nguồn:Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302-06

1. Tiêu chuẩn khí thải:

Hầu hết các nước châu Á hiện nay đang áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn khí thải Châu Âu (EURO) nhưng ở các mức độ khác nhau. Trên thực tế, những loại xe mới hiện được sử dụng trên thị trường đã đáp ứng được tiêu chuẩn, tuy nhiên, do đặc điểm nhiên liệu sử dụng nên gây ra những khó khăn cho vấn đề giảm khí thải. Do vậy, việc thắt chặt những tiêu chuẩn về khí thải là cách tốt nhất để giảm những nguồn ô nhiễm di động.

Ở Việt Nam, ngày 10/10/2005, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 249/2005/QĐ-TTg về việc qui định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: áp dụng tiêu chuẩn khí thải cho các loại xe đang lưu hành tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng) với các chỉ tiêu nồng độ cho phép: độ CO là 4,5%, độ HC 1.200 ppm, độ khói 72% HSU; sau đó triển khai trên toàn quốc từ 01/01/2007. Đến năm 2010, các chỉ tiêu nồng độ đối với xe đang lưu hành sẽ siết chặt hơn: CO là 3,5%, HC ppm, độ khói 60% HSU. Đối với xe sản xuất mới và nhập khẩu, áp dụng Euro 3 vào cuối năm 2010.

Bảng 4-12: Giới hạn tối đa cho phép của khí thải PTGT cơ giới đường bộ Thành phần

gây ô nhiễm khí thải

Phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức Ô tô Mô tô, xe máy Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 1 Mức 2 Mức 3 CO (% thể tích) 4,5 3,5 3,0 4,5 4,5 - - - HC (ppm thể tích) - Động cơ 4 kỳ 1.200 800 600 1.500 1.200 - - -

Thành phần gây ô nhiễm khí

Phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức Phương tiện lắp động cơ cháy do nén Ô tô Mô tô, xe máy

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 1 Mức 2 Mức 3 - Động cơ 2 kỳ 7.800 7.800 7.800 10.000 7.800 - - - - Động cơ đặc biệt 3.300 3.300 3.300 - - - Độ khói (% HSU) - - - 72 60 50

Nguồn: Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc qui định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Đến năm 2011, Thủ tướng ban hành quyết định 49/2011/QĐ-TTg về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Theo đó, Các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5 như sau:

+ Tiêu chuẩn khí thải mức 4 từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. + Tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Trang thiết bị trên xe, thông số kỹ thuật của xe CNG phải phù hợp với đặc điểm luồng hành khách, điều kiện đường sá, bãi đỗ hiện tại của tuyến đưa vào áp dụng.

3. Chi phí chi phí đầu tư mua xe và chi phí khai thác vận hành tuyến phải không quá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của doanh nghiệp, không có sự khác biệt nhiều so với chi phí khai thác hiện tại nhằm đảm bảo lợi ích tài chính cho doanh nghiệp.

4. Công nghệ của xe buýt CNG tuy mới tại Việt Nam, nhưng chủ yếu khác biệt về động cơ xe CNG và khung xe CNG, còn các tổng thành và chi tiết còn lại của xe thì tương tự xe diesel. Vì vậy, việc lựa chọn xuất xứ cho xe buýt CNG cần chú ý ưu tiên loại xe có xuất xứ và công nghệ đóng mới, BDSC quen thuộc.

4.2.2. Phân tích lựa chọn loại phương tiện

Các tiêu chí lựa chọn

Công nghệ CNG là một công nghệ mới, hiện đại và đang được triển khai ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công nghệ này chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ CNG trong hoạt động vận tải hành khách công cộng mà cụ thể là xe buýt sử dụng nhiên liệu khí nén thiên nhiên CNG cho động cơ xe

buýt. Chính vì vậy, việc lựa chọn phương tiện xe buýt CNG đưa vào khai thác vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về thông số kỹ thuật, an toàn, cũng như mức độ ảnh hưởng đến môi trường của phương tiện. Để thuận tiện cho việc đánh giá lựa chọn phương án, nhóm nghiên cứu đưa ra một số tiêu chí để lựa chọn phương án như sau:

- Tiêu chí về công nghệ: phương tiện phải đạt các yêu cầu cần thiết về mặt công nghệ, kỹ thuật, an toàn của phương tiện vận tải hành khách công cộng.

- Tiêu chí về mặt kinh tế – xã hội – môi trường: đây là loại phương tiện sử dụng nhiên liệu mới, chính vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội khi đưa phương tiện vào hoạt động, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt môi trường (chi phí đầu tư và vận hành thấp, giảmlượng khí thải gây ô nhiễm).

- Tiêu chí về khả năng thích ứng với điều kiện địa hình tại Việt Nam: phương tiện được nhập về cần phải hoạt động tốt trong điều kiện địa hình, khí hậu tại Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Các phương án cung cấp xe CNG

Hiện tại, có 03 phương án để có thể đưa xe CNG vào hoạt động trong VTHKCC tại Đồng Nai là: 1)Nhập khẩu mới nguyên chiếc; 2)Nhập khẩu xe cũ đã qua sử dụng; 3)Sử dụng xe sản xuất trong nước. Ưu nhược điểm của các phương án như sau:

+ Phương án 1: Nhập khẩu mới nguyên chiếc:

Ưu điểm: đây là phương án có chi phí đầu tư phương tiện tương đối cao nhưng chất lượng xe đảm bảo và là phương án có chất lượng xe tốt nhất. Thời gian đưa phương tiện vào khai thác ngắn (khoảng 4-5 tháng kể từ khi dự án được phê duyệt).

Nhược điểm: phương án này có khó khăn trong việc xin ý kiến của các Bộ ngành liên quan về việc miễn thuế cho số phương tiện đầu tư cho dự án.

+ Phương án 2: Nhập khẩu xe cũ đã qua sử dụng:

Ưu điểm: là phương án có chi phí đầu tư thấp nhất, thời gian đưa phương tiện vào khai thác nhanh (khoảng 3-4 tháng kể từ khi dự án được phê duyệt).

Nhược điểm: khó khăn trong việc trang bị với số lượng lớn, khó kiểm soát chất lượng của các phương tiện nhập về, tuổi thọ phương tiện bị thu ngắn.

+ Phương án 3: Sử dụng xe sản xuất trong nước

Ưu điểm: có thể thiết kế chế tạo xe theo nhu cầu thực tế của địa bàn hoạt động của xe tại Đồng Nai, ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước.

Nhược điểm: là phương án có chi phí đầu tư tương đối cao với chất lượng phương tiện phù hợp. Thời gian đưa phương tiện vào khai thác phụ thuộc vào đơn vị cung cấp.

Lựa chọn phương án cung cấp phương tiện

Các phương án trên là những phương án hoàn toàn có thể áp dụng triển khai trong dự án, tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện cụ thể thì cần phân tích để đưa ra phương án hợp lý nhất.

+ Phương án 1: Với xe CNG nhập khẩu mới nguyên chiếc từ nước ngoài, hoàn toàn có thể yên tâm về mặt công nghệ khi đưa vào vận hành sử dụng. Các vấn đề như kết cấu, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn đều thỏa mãn tiêu chuẩn của Việt Nam. Có thể nói, về mặt đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật-công nghệ và thời gian đưa phương tiện vào khai thác thì phương án này được đánh giá cao nhất.

+ Phương án 2: Với xe CNG nhập khẩu đã qua sử dụng, nếu đạt các tiêu chuẩn về mặt công nghệ, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn của Cục đăng kiểm Việt Nam thì phương án này hoàn toàn có thể đưa xe vào sử dụng và khai thác, tuy nhiên về tuổi thọ kỹ thuật của xe giảm đi rõ rệt so với các phương án khác đồng thời cũng sẽ gặp khó khăn trong việc nhập một số lượng lớn các phương tiện đã qua sử dụng.

+ Phương án 3: Đóng mới tại Việt Nam: hiện tại, các đơn vị có thể đóng mới bao gồm: tập đoàn sản xuất ô tô Trường Hải, Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO). Trong đó, tập đoàn sản xuất ô tô Trường Hải là đơn vị có khả năng về sản lượng cũng như chất lượng.

Sau khi phân tích đánh giá các phương án, dự kiến sẽ chọn Phương án 1 nhập khẩu mới nguyên chiếc nhằm đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và KT-XH của dự án. Trong tương lai khi áp dụng đại trà sẽ tính đến phương án hợp tác với tập đoàn sản xuất ô tô Trường Hải để sản xuất xe buýt CNG trong nước.

Dựa trên những tiêu chí và đánh giá trên, dự án quyết định lựa chọn dòng xe xuất xứ Trung Quốc vì lý do sau:

Hiện nay, nhiều hãng sản xuất xe ô tô trên thế giới đều đã đưa ra thị trường dòng xe sử dụng nhiên liệu CNG. Theo mức độ tiên tiến của công nghệ, có thể phân loại công nghệ ô tô CNG thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Ô tô xuất xứ Âu-Mỹ-Nhật (Mercedes – Đức; Karosa – CH Séc; Citaro – Nhật; Ecobus, Tedom Kronos, Solaris – Hà Lan...).

- Nhóm 2: Ô tô xuất xứ Hàn Quốc (Huyndai, …). - Nhóm 3: Ô tô xuất xứ Trung Quốc (Hengtong...).

Công nghệ ô tô xuất xứ Âu-Mỹ-Nhật đã có kinh nghiệm nhiều năm, nổi tiếng và đứng đầu thế giới về các yếu tố bền, đẹp, an toàn, ổn định và các yêu cầu về môi trường. Tuy nhiên, giá thành phương tiện cũng như phụ tùng và chi phí BDSC rất cao. Với sự hạn chế về mặt tài chính của dự án, cũng như tiêu chí về chi phí đầu tư và khai thác dự án ở mức vừa phải thì khó có thể lựa chọn dòng xe xuất xứ Âu-Mỹ-Nhật.

Không được đánh giá cao so với công nghệ sản xuất ô tô xuất xứ Âu-Mỹ-Nhật, song công nghệ ô tô xuất xứ Hàn Quốc lại được đánh giá cao khi có rất nhiều loại xe đang được khai thác tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy, giá thành vẫn còn nằm ở mức cao sẽ là rào cản lớn nhất trong dự án này, đặc biệt là khi dự án có nhu cầu đầu tư với số lượng phương tiện khá lớn.

So với công nghệ ô tô xuất xứ Âu-Mỹ-Nhật và xuất xứ Hàn Quốc, công nghệ ô tô của Trung Quốc còn khá non trẻ. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất ô tô của nước này đã có được những bước đột phá khi đang dần chinh phục được các thị trường mang tính cạnh tranh cao như tại Mỹ, Châu Âu. Lợi thế lớn nhất của ô tô Trung Quốc khi nhập khẩu về Việt Nam là giá thành rẻ, trong khi các yếu tố về an toàn khi vận hành, độ bền vững và ổn định được đánh giá là ở mức chấp nhận được. Ngoài ra, sự gần gũi về địa lý với những nét tương đồng trong điều kiện địa hình nên các ô tô xuất xứ Trung Quốc có khả năng thích nghi tốt khi đưa về Việt Nam khai thác.

Mặt khác, theo báo cáo tổng hợp phương tiện của Công ty cổ phần vận tải Sonadezi, số lượng phương tiện có xuất xứ Trung Quốc chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu đoàn phương tiện của công ty (29%), trong đó có tới 79% số xe buýt đang

hoạt động của công ty là có xuất xứ Trung Quốc. Vì vậy, sẽ rất thuận lợi nếu tiếp tục sử dụng dòng xe CNG xuất xứ Trung Quốc để trang bị cho các tuyến buýt của công ty.

Thông số kỹ thuật của 02 loại xe trên được trình bày trong Phụ lục 2 và Phụ lục 3

Hình 4-14: Xe buýt CNG Hengtong B60 Hình 4-15: Xe CNG Hengtong B80 4.3. Lựa chọn hệ thống cung cấp CNG cho các tuyến bus CNG

Việc xây dựng hệ thống cung cấp CNG cho sự hoạt động của mạng lưới xe buýt sẽ được thực hiện bởi đơn vị cung cấp khí CNG (PV Gas South), do đó, các chi phí liên quan đến hệ thống cung cấp CNG không tính vào chi phí thực hiện dự án.

4.3.1. Quy trình sản xuất nhiên liệu cho xe CNG từ khí thiên nhiên

Để có khí nén thiên nhiên CNG cung cấp cho phương tiện cần đi kèm với nó là một loạt các hạng mục công trình, trang thiết bị phục vụ cho công tác: sản xuất, vận chuyển, dự trữ và cung cấp cho xe CNG (Hình 4 -16).

Trong quá trình sản xuất, khí thiên nhiên được pha trộn với các khí khác theo tỷ lệ nhất định để đảm bảo hiệu quả đốt và an toàn ở mức cao nhất và phù hợp với yêu cầu về tỷ lệ các thành phần khí trong nhiên liệu tương ứng với từng loại xe CNG của các hãng sản xuất.

Hình 4-16: Quy trình sản xuất và phân phối CNG

+ Phân phối khí CNG làm nhiên liệu cho phương tiện vận tải

Khí thiên nhiên (NG) được vận chuyển từ các mỏ khí tới nhà máy sản xuất, sau đó từ các nhà máy sản xuất này, NG sẽ được vận chuyển trên các đường ống chính Φ=20inch, từ các ống chính, nhiên liệu CNG sẽ được phân phối đến các trạm CNG thông qua các đường ống nhánh.

Để cung cấp CNG cho xe buýt tại tỉnh Đồng Nai, trước mắt, do chưa thể thiết lập hệ thống đường ống dẫn khí, nên sẽ sử dụng các Tube Trailer để vận chuyển khí từ nhà máy đến các trạm nạp nhiên liệu CNG cho phương tiện.

Tại các trạm CNG, khí thiên nhiên sẽ được nén bằng các máy nén, và được chứa trong các bình chứa tiêu chuẩn để phục vụ cho phương tiện.

Chính vì vậy để có thể đưa CNG vào cung cấp cho các phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện VTHKCC bằng xe buýt thì một yêu cầu bắt buộc tối thiểu đó là

Một phần của tài liệu Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 42 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w