Quan điểm đánh giá

Một phần của tài liệu Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 65 - 67)

a) Quan điểm chung

Hoạt động VTHKCC không đặt lợi nhuận và hiệu quả tài chính lên hàng đầu mà mục đích chính là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Đây là một dự án đầu tư do một doanh nghiệp đứng ra làm chủ đầu tư, sẽ không mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đánh giá hiệu quả tài chính, phải xem xét nhiều phương án về doanh thu và chi phí khác nhau nhằm tìm kiếm một giải pháp khả thi để đề xuất xin hỗ trợ từ phía nhà nước đảm bảo lợi ích tài chính cho chủ đầu tư.

Mặt khác, mục tiêu của dự án là đưa xe buýt sử dụng CNG thay thế xe buýt đang sử dụng nhiên liệu diesel trên các tuyến do doanh nghiệp điều hành. Từ đó phổ cập ra các tuyến khác trong tỉnh, tiến tới mục tiêu cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Vì vậy, có thể nói, đối với chính quyền và người dân, mối quan tâm hàng đầu là hiệu quả về môi trường của dự án. Mức độ giảm khí thải ô nhiễm môi trường hàng năm là bao nhiêu từ việc thay thế phương tiện đang sử dụng nhiên liệu Diesel sang khí nén CNG. Và nếu thay thế toàn bộ phương tiện CNG thì hiệu quả đến đâu so với phương án hiện tại vì hoạt động VTHKCC so với vận tải bằng phương tiện cá nhân mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường rất to lớn và áp đảo hiệu quả tài chính.

Việc đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án được đánh giá trên 2 phương diện, đó là: + Hiệu quả tài chính.

+ Hiệu quả kinh tế xã - xã hội - môi trường.

b) Quan điểm cụ thể

Đánh giá về hiệu quả tài chính

Dự án không đặt hiệu quả tài chính lên hàng đầu, mà việc đánh giá nhằm tìm kiếm một giải pháp khả thi để đề xuất xin hỗ trợ từ phía nhà nước (trợ giá, vay vốn với lãi suất ưu đãi, chính sách thuế…) để đảm bảo lợi ích cho chủ đầu tư, thông thường một dự án về xe buýt, khi xét về mặt tài chính có thể bị lỗ nhưng mang lại lợi ích cho xã hội. Từ đó tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong kế hoạch thực hiện dự án, doanh nghiệp cần đâu tư phương tiện, các chi phí dự phòng phục vụ đào tạo và trang thiết bị phục vụ bảo dưỡng sửa chữa xe.

Tuy nhiên, trên nhiều tuyến buýt có trợ giá, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đầu tư xe chạy là không cao. Doanh thu trợ giá được xác định căn cứ số xe.km chạy trong kỳ và đơn giá trợ giá tạm tính được các Sở ban ngành thống nhất để tính toán trong dự án.

Giả định trong vòng đời 15 năm của dự án không có lạm phát và các yếu tố để xác định doanh thu và chi phí không thay đổi.

Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường

 Hiệu quả môi trường

Vấn môi trường sẽ được đánh giá giữa xe Deawoo hiện đang được sử dụng và loại xe sử dụng nhiên liệu sạch mà công ty lựa chọn là xe CNG được nhập từ tập đoàn Hengtong, Trung Quốc. Việc đánh giá hiệu quả KT-XH-MT chỉ so sánh về lượng bụi PM10, lượng khí thải ô nhiễm (NOx, CO, MNHC) và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2) giữa phương án được đề xuất với phương án hiện tại.

Việc đánh giá hiệu quả môi trường trong dự án chủ yếu là đánh giá về mức độ giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông đường bộ gây ra chiếm tỷ lệ rất lớn, lượng khí thải này chủ yếu là do xe buýt và các phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô). Sau khi đoàn xe được thay thế, lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường của xe CNG sẽ giảm đáng kể so với xe buýt diesel cũ. Mặt khác, sử dụng xe buýt sạch CNG sẽ làm tăng khả năng thu hút người dân đang sử dụng phương tiện cá nhân chuyển sang sử dụng xe buýt, khi đó sẽ giảm được một lượng đáng kể khí thải do phương tiện cá nhân thải ra đồng thời cũng giảm áp lực sử dụng mặt đường, góp phần làm giảm nguy cơ gây ùn tắc giao thông.

 Hiệu quả tiết kiệm chi phí nhiên liệu

Hiệu quả tiết kiệm chi phí nhiên liệu sẽ được tính toán theo 2 phương pháp đó là tính toán tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho một hành khách sử dụng xe buýt đi 1 km và tiết kiệm chi phí của mỗi xe trong 1 năm. Các tính toán sẽ được trình bày cụ thể ở phần tính toán cụ thể.

Việc đánh giá hiệu quả tài chính kinh tế – xã hội – môi trường được chia thành 3 nhóm theo những đặc trưng khác nhau với mục đích so sánh giữa xe buýt chạy diesel

truyền thống với xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch. Vì vậy, các tính toán dưới đây sẽ sử dụng phương pháp tính toán đặc trưng, tức là với mỗi nhóm xe buýt sẽ tính cho 1 tuyến, cụ thể:

+ Nhóm 1: nhóm xe buýt chạy nội tỉnh (269 xe) tính cho tuyến số 7 (Bến xe Tp. Biên Hòa - Bến xe Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu), tuyến nội thị có trợ giá.

+ Nhóm 2: nhóm xe buýt phụ cận (187 xe) tính cho tuyến số 5 (Bến xe Tp. Biên Hòa - Bến xe Chợ Lớn), tuyến phụ cận, không được trợ giá.

+ Nhóm 3: nhóm xe đưa rước công nhân (99 xe) tính cho tuyến S1.22,5 (Trạm đầu chợ Biên Hòa - Cty Sanyo (KCN Biên Hòa II)).

Một phần của tài liệu Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w