4.5.1. Nhu cầu đầu tư phương tiện
Kế hoạch đầu tư:
Theo đề xuất ban đầu, dự án được chia thành 02 giai đoạn, với tổng số lượng phương tiện CNG cần đầu tư là 555 xe, trong đó có 456 xe buýt và 99 xe đưa rước.
Giai đoạn 1: đầu tư 162 xe buýt CNG thay thế cho các xe diesel đang hoạt động trong 92 tuyến đưa rước công nhân và 06 tuyến xe buýt của công ty cổ phần vận tải Sonadezi.
Giai đoạn 2: đầu tư 393 xe buýt CNG cho 15 tuyến xe buýt đang hoạt động trong mạng lưới và 07 tuyến xe buýt mở mới theo quy hoạch phát triển giao thông công cộng của tỉnh.
Nhu cầu đầu tư:
Căn cứ theo bảng báo giá tháng 06/2013 của công ty Hengtong Bus co., Ltd: + Giá xe buýt CNG B60 là 45.500 USD
+ Giá xe CNG B80 là 51.500 USD
Giá các loại xe trên đuợc tính là giá giao tại cửa khẩu, chưa tính phí vận chuyển về Đồng Nai, các loại thuế và lệ phí đăng ký. Phí vận chuyển từ cửa khẩu về Đồng Nai được tạm tính là 15 triệu đồng/1 xe.
Các mức thuế suất và lệ phí áp dụng đối với xe buýt nhập CNG khẩu phục vụ VTHKCC: Thuế nhập khẩu 0% (xin miễn thuế nhập khẩu), thuế trước bạ 2%, thuế GTGT 5%.
Tỷ giá đô la Mỹ lấy bằng 21.007 VNĐ/USD (theo tỷ giá niêm yết Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ngày 27/09/2013).
Tổng nhu cầu vốn đầu tư mua sắm phương tiện là: + Giai đoạn 1 là 196.250.254.200 đồng
+ Giai đoạn 2 là 411.320.238.746 đồng. Chi tiết được trình bày trong Bảng 4 -14.
Bảng 4-14: Nhu cầu vốn đầu tư mua sắm phương tiện
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
CNG B60 CNG B80 CNG B60 CNG B80 1 Số lượng xe cần đầu tư xe 43 119 373 20 2 Chi phí mua và vận chuyển 1 xe về Đồng Nai VNĐ/xe 970.818.500 1.096.860.500 970.818.500 1.096.860.500 3 Tổng phí xe CNG tại Đ.Nai VNĐ 41.745.195.500 141.495.004.500 362.115.300.500 21.937.210.000
4 Thuế Nhập khẩu Miễn 0 0 0 0
5 Trước bạ 2% 834.903.910 2.829.900.090 7.242.306.010 438.744.200 6 Thuế GTGT 5% 2.129.004.971 7.216.245.230 18.467.880.326 1.118.797.710 Tổng 44.709.104.381 151.541.149.820 387.825.486.836 23.494.751.910
607.570.492.946
Nguồn: Tư vấn
4.5.2. Nhu cầu đầu tư hệ thống cung cấp CNG
Dựa vào nhu cầu về nhiên liệu cho các phương tiện xe buýt trong các giai đoạn phát triển, cũng như cơ sở hạ tầng hiện có của đơn vị cung cấp khí CNG, đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng hệ thống cung cấp nhiên liệu cho xe CNG như sau:
Trạm trung tâm: Hiện tại có 03 trạm trung tâm đang hoạt động đủ để cung cấp cho nhu cầu sử dụng CNG trong khu vực phía Nam, trong đó có Đồng Nai.Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South)quản lý 02 trạm, được đặt tại KCN Mỹ Xuân,Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu (được đưa vào sử dụng năm 2010 với
công suất 100 triệu m3/năm), và KCN Hiệp Phước, Nhà Bè, TP.HCM (đưa vào sử
dụng năm 2011 với công suất 10 triệu m3/năm). Trạm còn lại thuộc công ty cổ phần CNG Việt Nam được đặt tại KCN Phú Mỹ 1, Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu (được đưa vào sử dụng năm 2010 với công suất 70 triệu m3/năm).
Trạm con: Đây là nơi trực tiếp cung cấp nhiên liệu CNG cho các phương tiện, nên khi chọn vị trí xây dựng trạm con, ngoài việc quỹ đất sử dụng cho xây dựng, cần tối ưu hóa trong phương án vận hành xe buýt nhằm giảm tối đa số km huy động cho các phương tiện khi có nhu cầu nạp nhiên liệu.
Quy mô và số lượng trạm CNG xây dựng trong các giai đoạn không chỉ phụ thuộc vào số lượng xe mà trạm phục vụ được tính toán mà còn phải tính đến khả năng phục vụ cho các tuyến khác trong mạng lưới khi có nhu cầu trong tương lai. Theo đó, số lượng các trạm CNG con dự kiến được xây dựng như sau:
+ Giai đoạn 1: Dự kiến xây dựng 02 trạm tại khu vực Thành phố Biên Hòa.
+ Giai đoạn 2: Xây dựng 05 trạm: Nhơn Trạch 01 trạm, Long Thành 01 trạm, Trị An 01 trạm, Trảng Bom 01 trạm, Dầu Dây 01 trạm.
Dưạ trên những lập luận trên, đề xuất xây dựng mỗi trạm có khả năng cung cấp khí CNG cho 70 xe buýt đối với các trạm xây dựng tại Thành phố Biên Hòa và 50 xe đối với các trạm khác, trên cơ sở tính toán là số km chạy xe bình quân ngày đêm của 1 xe vận doanh bằng 250 km đối với xe buýt và 160km đối với xe đưa rước công nhân.
Tổng thể tích của các bình chứa nhiên liệu trên 01 xe CNG (CNG storage module) là 17,1 m3
.
- Thể tích của 01 bình chứa CNG: 0,45 m3 .
- Số bình chứa của 01 module là 38 bình.
- Áp suất làm việc 250 barg.
- Kích thước của storage module, D x L x H (m) = 2,45 x 6,07 x 2,9 m.
- Khối lượng của 01 storage module: 3,76 tấn khí (áp suất 250 barg).
- Áp suất trong các xe chở CNG sẽ giảm dần từ 250 barg xuống 24 barg (máy nén CNG tại trạm con hoạt động hiệu quả tại điều kiện áp suất đầu vào 24 – 49 barg).
- Khối lượng của khí còn lại trong storage module: 17,1 m3 x 20,71 kg/m3 = 354 kg.
- Khối lượng của 01 xe chở CNG cung cấp cho xe bus là: 3,76 tấn – 0,354 tấn = 3,4 tấn.
Khối lượng CNG cần phải cung cấp cho 50 xe CNG trong một ngày là: 70 xe x 119Sm3/ngày x 0,84 kg/m3 = 6997 kg (6,997 tấn).
- Số chuyến xe Trailer chở CNG trong 01 ngày: 6,997 tấn/3,4 tấn = 2 (chuyến/ngày).
- Thời gian xe Trailer chở CNG nạp khí tại trạm CNG mẹ: (17,1 m3 x 247,2 kg/m3)/(1800 Sm3/h x 0,84 kg/m3) = 3 giờ/xe
- Thời gian khởi động, đấu nối xe Trailer chở CNG vào hệ thống nạp: 30 phút
- Thời gian xe Trailer đi từ trạm CNG mẹ (Mỹ Xuân A- Tân Thành-Bà Rịa Vũng Tàu) đến trạm CNG con (Thành Phố Biên Hòa – Đồng Nai) khoảng 2giờ.
- Tổng thời gian từ lúc nạp CNG tại trạm mẹ, vận chuyển đến trạm con để cung cấp cho xe buýt là: 3 + 0,5 + 2 = 5,5 (giờ).
Thời gian nạp nhiên liệu cho xe bus khoảng từ 2-10 phút, thời gian nạp càng dài càng an toàn, trung bình khoảng 7 phút/xe. Với khoảng 50 xe Trailer CNG, thời gian cần để nạp là 350 phút (khoảng 6 giờ).
Mỗi trạm cần ít nhất 2 xe Trailer chứa CNG để đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho 50 xe buýt vận hành trong ngày và phải được bố trí sao cho luôn luôn có ít nhất 1 xe tại trạm con.
Chi phí đầu tư xây dựng các trạm con dự kiến sẽ do bên cung cấp CNG (PV Gas South) đầu tư.
Quỹ đất sử dụng cho xây dựng các trạm con dự kiến sẽ sử dụng quỹ đất dự trữ phát triển của tỉnh tại các khu vực đặt trạm nạp.
4.6. Nhu cầu đào tạo, huấn luyện vận hành hệ thống xe bus CNG và chuyển giao công nghệ giao công nghệ
Nhân lực phục vụ trên các tuyến gồm lái phụ xe trên tuyến và điều độ viên, kiểm soát viên, cán bộ kỹ thuật, công nhân BDSC và cán bộ quản lý. Do không có thay đổi về mặt tổ chức vận tải nên toàn bộ nhân lực hiện tại sẽ không thay đổi về mặt số lượng, cơ cấu và bố trí nhân sự.
Tuy nhiên, công nghệ CNG tương đối mới tại Việt Nam, đặc biệt đối với các lái xe, kỹ sư và công nhân bảo dưỡng sửa chữa xe CNG. Vì vậy, nhu cầu về đào tạo trang bị các kiến thức chuyên môn cho lái xe và kỹ thuật viên bảo dưỡng sửa chữa là hết sức cần thiết.
Số lượng và cơ cấu lao động cho các tuyến CNG được thể hiện như sau:
Bảng 4-15: Số lượng và cơ cấu lao động trong các tuyến buýt đang hoạt động
STT Loại lao động Tuyến 05 Tuyến 06 Tuyến 07 Tuyến 08 Tuyến 12 Tuyến 603 Tổng
1 Số xe Vận doanh 8 10 11 8 10 10 57
2 Lái xe (2 lái/xe) 16 20 22 16 20 20 114
3 Phụ xe (bằng số lái xe) 16 20 22 16 20 20 114
4 Giám sát viên(0,3 người/xe +1) 3 4 4 3 4 4 22
5 Điều độ viên (0,1 người/xe +1) 2 2 2 2 2 2 12
6 Bảo dưỡng sửa chữa (0,6người/xe) 5 6 7 5 6 6 35
STT Loại lao động Tuyến 05 Tuyến 06 Tuyến 07 Tuyến 08 Tuyến 12 Tuyến 603 Tổng
Tổng số 51 63 69 51 63 63 360
Nguồn: Tư vấn
Bảng 4-16: Số lượng và cơ cấu lao động trong các tuyến buýt dự kiến STT Loại lao động Tuyến 01 Tuyến 23 Tuyến 26 Tuyến 28 Tuyến 30 Tuyến 31 Tuyến 32 Tổng
1 Số lượng xe Vận doanh 12 24 20 18 12 16 24 126
2 Lái xe (2 lái/xe) 24 48 40 36 24 32 48 252
3 Phụ xe (bằng số lái xe) 24 48 40 36 24 32 48 252
4 Giám sát viên (0,3 người/xe +1) 5 8 7 6 5 6 8 45
5 Điều độ viên (0,1 người/xe +1) 2 3 3 3 2 3 3 19
6 Bảo dưỡng sửa chữa (0,6người/xe) 7 14 12 11 7 10 14 75
7 Quản lý (0,1 người/xe) 1 2 2 2 1 2 2 12
Tổng số 75 147 124 112 75 101 147 781
Nguồn: Tư vấn
Bảng 4-17: Số lượng và cơ cấu lao động trong các tuyến ĐRCN
Số lượng xe Vận doanh Lái xe (1,2 lái/xe) Giám sát viên (0,2 người/xe )
Bảo dưỡng sửa chữa (0,3 người/xe) Quản lý (0,1 người/xe) Tổng 126 151 25 38 13 265 Nguồn: Tư vấn
Số lượng lao động trên các tuyến buýt mở mới được tính dựa theo cơ cấu lao động trong các tuyến buýt đang hoạt động. Tuy nhiên, trong tính toán đào tạo huấn luyện sẽ chỉ tính toán cho giai đoạn 1, vì khi các tuyến trong giai đoạn này được hình thành, phương tiện xe buýt CNG đã dần trở thành quen thuộc và do đó công tác tập huấn sẽ trở nên thuận lợi hơn, có thể được thực hiện bởi đội ngũ sẵn có.
Nhu cầu đào tạo và huấn luyện đội ngũ vận hành xe sử dụng động cơ CNG cho tuyến, được dự kiến như sau:
+ Đào tạo về nội dung vận hành xe buýt CNG cho lái xe: tài xế xe buýt là 114 tài xế; tài xế xe đưa rước công nhân là 151 tài xế. Tổng cộng là 265 tài xế. Dự kiến có 2 khóa học, mỗi khóa 2 ngày (4 buổi).
+ Bổ trợ kiến thức về xe CNG cho cán bộ quản lý tuyến, giám sát viên, điều độ viên và phụ xe: các tuyến buýt là 154 người; các tuyến đưa rước công nhân là 38 người. Tổng cộng là 192 người. Dự kiến 2 khóa học, mỗi khóa 1 ngày (2 buổi).
+ Đào tạo về công nghệ và quy trình BDSC xe CNG: 1 khóa học nghiệp vụ 10 ngày (20 buổi) tại Việt Nam cho 73 kỹ sư và công nhân xưởng BDSC.
Chi phí đào tạo về xe buýt CNG dự kiến 147.600.000 đồng. Cụ thể được trình bày trong Bảng 4 -18
Bảng 4-18:Dự kiến chi phí đào tạo về xe CNG
STT Các loại chi phí Chi phí đào tạo
1
Chi phí trang bị kiến thức về buýt CNG cho lái xe 63.400.000
+ Số lượng học viên 265
+ Số khóa học 2
+ Số buổi học 4
+ Chi phí tài liệu học viên 53.000.000
+ Chi phí phòng học 2.400.000
+ Chi phí giảng viên 8.000.000
2
Chi phí trang bị kiến thức cho cán bộ quản lý, điều
độ, giám sát và phụ xe 43.600.000
+ Số lượng học viên 192
+ Số khóa học 2
+ Số buổi học 2
+ Chi phí tài liệu học viên 38.400.000
+ Chi phí phòng học 1.200.000
+ Chi phí giảng viên 4.000.000
3
Chi phí trang bị kiến thức và quy trình công nghệ
BDSC buýt CNG cho cán bộ công nhân xưởng BDSC 40.600.000
+ Số lượng học viên 73
+ Số khóa học 1
+ Số buổi học 20
+ Chi phí tài liệu học viên 14.600.000
+ Chi phí phòng học 6.000.000
+ Chi phí giảng viên 20.000.000
Nguồn: Tư vấn
Chi phí cho công tác đào tạo đội ngũ không tính vào chi phí thực hiện dự án. Tuy nhiên, khi lựa chọn nhà thầu cung cấp xe CNG có thể xem xét thêm điều kiện cung cấp gói đào tạo nguồn nhân lực miễn phí khi mua xe buýt CNG.
4.7. Xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư
Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư:
- Nghị địnhsố 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư 109/2000/TT-BXD ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư.
- Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫnquyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước; Quyết định 2173/QĐ-BTC ngày 25/06/2007 của Bộ Tài chính đính chính thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính và thông tư 98/2007/TT-BTC ngày 09/08/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫnquyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Tổng mức đầu tư
Tổng mức dự toán đầu tư của dự án là 633.938.925.760 đồng, trong đó, giai đoạn 1 là 196.221.775.309 đồng, giai đoạn 2 là 437.717.150.451 đồng (chi tiết xem Bảng 4 -20).
Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư dự kiến được vay từ hai nguồn: Vốn ODA với lãi suất 9,6%, ưu đãi 40%, thời gian hoàn vốn 5-10 năm và nguồn vốn Đầu tư phát triển sản xuất với lãi suất 10,5% có ưu đãi 40%, thời gian hoàn vốn là 5 năm.
Phân kỳ vốn đầu tư
Tổng cộng cả hai đợt cần đầu tư 555 xe CNG, trong đó có 436 xe CNG B60 và 119 xe CNG B80.
Bảng 4-19: Phân kỳ đầu tư và nhu cầu nguồn vốn
STT Phân kỳ đầu tư Nội dung Nhu cầu vốn Thời gian cần vốn
1 Giai đoạn 1 xe CNG B60 và 119 xe CNG B80Nhập khẩu mới nguyên chiếc 43 196.221.775.309 01/01/2014
2 Giai đoạn 2 Nhập khẩu nguyên chiếc 373 xe
CNG B60 và 20 xe CNG B80 437.717.150.451 01/01/2016
Tổng cộng 2 giai đoạn 633.938.925.760
Bảng 4-20: Xác định tổng mức đầu tư dự án theo giai đoạn đầu tư
Stt Khoản mục chi hiệuKý Giá trị Cách tính
Thành tiền
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
CNG B60 CNG B80 CNG B60 CNG B80
I CHI PHÍ PHƯƠNG TIỆN G Gtb+TNK+GTGT 44.709.104.381 139.793.773.865 387.825.486.836 23.494.751.910 593.123.297.351
1 Đơn giá phương tiện (đồng) Gx 970.818.500 1.096.860.500 970.818.500 1.096.860.500 4.135.358.000
2 Số lượng phương tiện (xe) Ac 43 119 373 20 555
3 Chi phí mua xe CNG nhập khẩu nguyên chiếc Gtb Gx*Ac 41.745.195.500 130.526.399.500 362.115.300.500 21.937.210.000 553.803.265.500
4 Thuế Nhập khẩu TNK Miễn thuế - - - - - 0
5 Trước bạ Tb 0,02 Gtb*2% 834.903.910 2.610.527.990 7.242.306.010 438.744.200 11.076.065.310
6 Chi phí thiết bị trước thuế GTGT Gtbtt Gtb + TNK + Tb 42.580.099.410 133.136.927.490 369.357.606.510 22.375.954.200 564.879.330.810
7 Thuế GTGT GTGT 0,05 Gtb*5% 2.129.004.971 6.656.846.375 18.467.880.326 1.118.797.710 28.243.966.541
II CHI PHÍ QLDA VÀ CHI PHÍ KHÁC K K1+K2+K3 575.515.451 1.799.487.551 4.992.261.933 560.975.941 7.893.487.599
1 Chi phí quản lý dự án K1 0,00918 Gtbtt*K1 390.885.313 1.222.196.994 3.390.702.828 205.411.260 5.185.592.257
2 Chi phí tư vấn đầu tư K2 K2a+K2b+K2c+K2d+K2e 155.970.904 487.680.565 1.352.956.913 80.978.578 2.068.168.447
a Chi phí lập dự án K2a 0,00131 Gtbtt*K2a*1,1 61.357.923 191.850.313 532.244.311 32.243.750 813.991.116
b Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của dự án K2b 0,00016 Gtbtt*K2b 6.812.816 21.301.908 59.097.217 3.938.168 90.738.708
c Chi phí thẩm tra dự toán K2c 0,00030 Gtbtt*K2c*1,3 16.606.239 51.923.402 144.049.467 7.384.065 218.960.382
d Chi phí lập HS mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm TB K2d 0,00032 Gtbtt*K2d**1,1 14.988.195 46.864.198 130.013.877 7.876.336 198.837.524