Quy trình sản xuất nhiên liệu cho xe CNG từ khí thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 48 - 51)

Để có khí nén thiên nhiên CNG cung cấp cho phương tiện cần đi kèm với nó là một loạt các hạng mục công trình, trang thiết bị phục vụ cho công tác: sản xuất, vận chuyển, dự trữ và cung cấp cho xe CNG (Hình 4 -16).

Trong quá trình sản xuất, khí thiên nhiên được pha trộn với các khí khác theo tỷ lệ nhất định để đảm bảo hiệu quả đốt và an toàn ở mức cao nhất và phù hợp với yêu cầu về tỷ lệ các thành phần khí trong nhiên liệu tương ứng với từng loại xe CNG của các hãng sản xuất.

Hình 4-16: Quy trình sản xuất và phân phối CNG

+ Phân phối khí CNG làm nhiên liệu cho phương tiện vận tải

Khí thiên nhiên (NG) được vận chuyển từ các mỏ khí tới nhà máy sản xuất, sau đó từ các nhà máy sản xuất này, NG sẽ được vận chuyển trên các đường ống chính Φ=20inch, từ các ống chính, nhiên liệu CNG sẽ được phân phối đến các trạm CNG thông qua các đường ống nhánh.

Để cung cấp CNG cho xe buýt tại tỉnh Đồng Nai, trước mắt, do chưa thể thiết lập hệ thống đường ống dẫn khí, nên sẽ sử dụng các Tube Trailer để vận chuyển khí từ nhà máy đến các trạm nạp nhiên liệu CNG cho phương tiện.

Tại các trạm CNG, khí thiên nhiên sẽ được nén bằng các máy nén, và được chứa trong các bình chứa tiêu chuẩn để phục vụ cho phương tiện.

Chính vì vậy để có thể đưa CNG vào cung cấp cho các phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện VTHKCC bằng xe buýt thì một yêu cầu bắt buộc tối thiểu đó là phải có trạm CNG. Trạm CNG này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của một trạm CNG tiêu chuẩn gồm: máy nén; bình dự trữ, máy nạp CNG, hệ thống máy tính quản lý SCADA (Supervisory Control & Data Acquisition System) (Hình 4 -17).

Hình 4-17: Mô hình hệ thống thông tin quản lý SCADA

- Hệ thống SCADA

+ Giám sát hoạt động của máy nén CNG.

+ Hướng dẫn điều kiện vận hành của từng máy nén. + Ghi nhận vận hành, cảnh báo trước.

+ Cho biết trước thời gian bảo dưỡng.

Với mô hình thông tin quản lý này, cùng một lúc hệ thống có thể giám sát hoạt động của các máy nén khí ở trạm cung cấp cũng như các máy nén ở công ty mẹ. Đồng

Máy nén (#1 máy nén)

Máy nén Máy nạp

Máy nạp

Máy nạp

Thẻ MMI Quan sát hiện

thời, điều khiển, vận hành, kiểm soát sự đóng mở van, dòng điện của mô tơ, nhiệt độ nhớt, hệ thống thông gió, áp suất và nhiệt độ của từng máy nén khí. Tất cả các dữ liệu hoạt động của máy nén sẽ được ghi nhận, và lên một tiểu sử vận hành của từng máy nén. Các dữ liệu trên sẽ được phân tích trước khi vận hành, và hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo trước. Qua tiểu sử vận hành của các máy nén, hệ thống SCADA sẽ dự kiến được khoảng thời gian cần phải tiến hành bảo dưỡng các thiết bị của trạm.

- Máy nén CNG:

Tiêu chuẩn của một máy nén CNG: + Lực vào: 0~200 Kg/cm3

+ Lực ra: 260 Kg/cm3

+ Dung lượng: 200~3,000 Nm3/hr + Chỉ số mã lực: 50~700Hp - Bồn dự trữ CNG:

+ Lực vận chuyển 3,550 Psi(250 barg) + Lực thử nghiệm 5,920 Psi (417 barg) + Dung tích 1300L

+ Chỉ số: OD 610mm x 6250mm (L) + Trọng lượng 3130 Kg/Ea

+ Van an toàn

- Máy nạp CNG cho phương tiện: là bộ phận trực tiếp cung cấp khí nén CNG đến các phương tiện vận tải.

Một phần của tài liệu Đầu tư xe bus sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG hoạt động trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w