Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
555 KB
Nội dung
Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. Mục lục Mở đầu 2 A. Cơchếhấpthụdinhdưỡngcủanấm 3 B. Giátrịdinhdưỡngvàgiátrịdượcliệucủanấm ăn vànấmdượcliệu .6 I. Giátrịdinhdưỡng 6 1. Protein 7 2. Acid nucleic 8 3. Lipid 8 4. Glucide và cellulose 9 5. Vitamin 9 6. Khoáng 10 II. Giátrịdượcliệu 10 1. Tác dụng chống khối u 11 2. Tăng cường sức miễn dịch 12 3. Tác dụng chống virus bệnh cảm mạo 12 4. Phòng trị bệnh tim mạch 13 5. Tác dụng giải độc, bổ gan 14 6. Tác dụng bổ dạ dày 14 7. Tác dụng đối với hệ thống thần kinh trung ương 14 8. Tác dụng hạ đường huyết 15 9. Chống phóng xạ 16 10. Tác dụng khử gốc hữu cơ tự do 16 11. Tác dụng chống lão hóa 17 Kết luận 18 Phụ lục 1 19 Phụ lục 2 20 Phụ lục 3 22 Tiểu luận nấmNấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. MỞ ĐẦU Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinhdưỡngvà sinh sản, nấmđược xếp thành một giới riêng. Giới nấmcó nhiều loài, chúng đa dạng về hình dáng, màu sắc, gồm nhiều chủng loại và sống ở khắp nơi. Cho đến nay, con người mới chỉ biết đến một số loại để phục vụ cuộc sống. Nấm ăn bao gồm nhiều loại như nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ, nấm hương… là thực phẩm cógiátrịdinhdưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các vitamin A, B, C, D, E…và một số chất kháng sinh, không có các độc tố, không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu như nhiều loại thịt động vật. Do vậy, nấmđược xem như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”, được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các bữa ăn của con người. Ngoài giátrịdinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa bệnh như: làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu, chống khối u, tăng sức miễn dịch… Nấmcó thể sản xuất được ở nhiều địa bàn theo các mùa vụ, công nghệ và quy mô khác nhau; nấm sinh trưởng nhanh, nguyên liệu để sản xuất rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng, kỹ thuật sản xuất vàchế biến không phức tạp, nhà xưởng sản xuất vàchế biến đơn giản và không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Do vậy, nghề trồng nấm ở trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay và hiện nay đã lan rộng ra khắp toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi làm đề tài: “Nấm ăn,nấmdược liệu- cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng” nhằm tìm hiểu thêm về cơchếhấpthụdinhdưỡng cũng như giátrịdinhdưỡngvàgiátrịdượcliệucủanấm ăn vànấmdược liệu. Tiểu luận nấm 2 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. A. CơchếhấpthụdinhdưỡngcủanấmNấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ (động vật hoặc thực vật). Ngoại trừ niêm khuẩn thay đổi hình dạng tế bào để nuốt lấy thức ăn (tương tự động vật), còn lại hầu hết các loài nấm đều lấy dinhdưỡng qua màng tế bào hệ sợi (giống rễ cây thực vật).Nhiều loài nấmcó hệ men (enzyme) phân giải tương đối mạnh, giúp chúngcó thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp, bao gồm các đại phân tử như chất xơ (cellulose, hemicellulose), chất đạm (protein), chất bột (amidon, polysaccharide), chất mộc (ligin)… Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mạt cưa, gỗ…) rút lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm (tần dinhdưỡng hay tần sinh sản). Dựa theo cách dinhdưỡngcủa nấm, có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Hoại sinh: đặc tính chungcủa hầu hết nấm, trong đó cónấm trồng. Thức ăn củachúng là xác bã thực vật hoặc động vật. Nhóm nấm này có hệ men tiêu hóa tương đối mạnh, phân giải được nhiều loại cơ chất (thức ăn). Chúngcó khả năng biến đổi những chất này thành những thành phần đơn giản để có thể hấpthu được. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nấm không thể phân giải đượccơ chất, và nhờ vào các vi sinh vật khác (vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn) tiến hành trước một bước. Nấm phục linh hoại sinh trên rễ cây thông Tiểu luận nấm 3 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. Nhóm 2: Ký sinh: bao gồm chủ yếu các loại nấm gây bệnh. Chúng sống bám vào cơ thể các sinh vật khác (động vật, thực vật hoặc các loài nấm khác). Thức ăn củachúng chính là các chất lấy từ cơ thể ký chủ, làm suy yếu hoặc tổn thương ký chủ. Một số nấm ăn có thể sống trên cây còn tươi, nhưng đời sống thực sự vẫn là hoại sinh, nên được xếp vào nhóm trung gian, gọi là bán ký sinh (trường hợp nấm mộc nhĩ). Nhóm 3: Cộng sinh: đây là nhóm nấm đặc biệt, lấy thức ăn từ cơ thể vật chủ nhưng không làm chết hoặc tổn thương ký chủ, ngược lại, còn giúp chúng phát triển tốt hơn. VÌ vậy các loài này đối với ký chủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc nuôi trồng do đó cũng trở nên phức tạp hơn, thường giống nấmđược trồng cùng lúc với việc trồng cây (ví dụ nấm Tuber hoặc Boletus). Các chất có kích thước phân tử lớn (đại phân tử) như chất xơ hoặc chất bột… khi bị phân giải sẽ cho ra những thành phần đơn giản hoặc nhỏ hơn. Sản phẩm cuối thường là D-Glucose. D-Glucose là một dạng đường đơn, mà hầu như tất cả các loài nấm đều phải cần đến. Nó là nguồn carbon chính trong việc tổng hợp các chất trong cơ thể nấm, bao gồm các thành phần cấu tạo nên sợi nấmvà các hợp chất liên quan đến hoạt động sống. Ngoài ra, nấm còn sử dụng đường như là chất đốt cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nhiều nấm cũng mọc tốt trên các dạng đường khác như D-Fructose, D- Galactose, D-Mantose… Nói chungnấm cần nguồn carbon hay đường như là một yếu tố bắt buộc, không có nó, nấm không thể tăng trưởng hoặc phát triển được. Bên cạnh nguồn carbon, nitơ cũng là nguồn dinhdưỡng không thể thiếu được ở nấm. Từ hai nguồn này (carbon và nitơ), nấm sẽ tạo ra acid amin, là đơn vị căn bản để tổng hợp nên các protein. Protein là thành phần cấu tạo Tiểu luận nấm 4 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. chính của tế bào, đồng thời là cấu trúc của các men (enzyme). Ngoài ra, nitơ còn là thành phần của các base nitơ acid nucleic rất quan trọng trong hoạt động di truyền của nấm. Nhiều loại nấm trồng có khả năng sử dụng được đạm vô cơ (nitrat) trong khi nguồn đạm thích hợp củachúng là acid amin và amoni. Nhiều nguyên tố khoáng cũng rất cần cho nấm, như P, K, Ca, S, Mg, Fe, Cu, Zn… Phosphat (P) tham gia trong thành phần cấu tạo acid nucleic và các chất tạo năng lượng, nếu thiếu nó sẽ kìm hãm sự hấpthụ glucose, cũng như quá trình hô hấpcủa nấm. Kali (K) dự phần trong sự thẩm thấu và giữ nước của tế bào, tham gia các hoạt động trao đổi chất và biến dưỡng protein. Magie (Mg) rất cần cho sự biến dưỡng các chất đường. Các nguyên tố vi lượng khác, như sắt (Fe), kẽm (Zn), Mangan (Mn), Molybden (Mo), Bor (Bo)… chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại quan trọng cho việc hoạt hóa các enzyme, tổng hợp các loại vitamin, hấpthu các trao đổi chất, kể cả quá trình hình thành quả thể một cách bình thường. Quá trình hấpthụ các chất dinhdưỡng thông qua bề mặt sợi nấm. Sợi nấm lại rất mỏng mang nên dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, ánh sáng, ảnh hưởng của các yếu tố này lại liên quan đến đặc điểm của từng loài nấm. Một yếu tố không thể thiếu được là nước. Nước giúp hòa tan các chất dinhdưỡngvà chuyển chúng qua màng tế bào sợi nấm. Nếu môi trường không có nước, sợi nấm sẽ bị khô và chết. Do đó để nấm mọc tốt cần thêm nước vào nguyên liệu nuôi trồng. Lượng nước trong nguyên liệu (độ ẩm) không cần cao lắm (khoảng 40-60%), vì nước nhiều sẽ làm giảm khả năng khuếch tán oxi vànấm sẽ bị yếm khí mà chết. Ngoài độ ẩm nguyên liệu còn phải chú ý đến độ ẩm không khí. Độ ẩm này thường rất cao (80-95%), nhờ vậy quả thể không bị mất nước và phát triển bình thường. Tiểu luận nấm 5 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. B. Giátrịdinhdưỡngvàgiátrịdượcliệucủanấm ăn vànấmdượcliệu I. Giátrịdinh dưỡng: Ngoài các đặc điểm như nhiều đạm, ít mỡ, ít calo, nấm ăn còn có các chất có ích cho cơ thể con người như đường đa, khoáng và vitamin. Chất đạm củanấmăn, động vật và thực vật là ba nguồn đạm quan trọng của loài người. Có thể nói, nấm là một loài thực phẩm thuốc. Nấm rơm Trong chất hữu cơcủa 112 loài nấmăn, hàm lượng bình quân của protein là 25%, lipid là 8%, glucid là 60% (trong đó đường 58%, xơ 8%), chất trơ 7%. Hàm lượng chất hữu cơ trong mỗi loài nấm ăn sai khác rất nhiều, có quan hệ mật thiết với ngoại cảnh và điều kiện sống. Bảng 1. Tỉ lệ % so với chất khô Chủng loại Độ ẩm (W) Protein Lipid Hydrat- carbon Tro Calo Trứng Nấm mỡ Nấm hương Nấm sò Nấm rơm 74 89 92 91 90 13 24 13 30 21 11 8 5 2 10 1 60 78 58 59 0 8 7 9 11 156 381 392 345 369 Tiểu luận nấm 6 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. 1. Protein Theo kết quả nghiên cứu mới đây của sinh hóa học và sinh vật học phân tử thì protein và acid nucleic là cơ sở vật chất quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của sự sống. Hơn nữa, enzyme có tác dụng quan trọng trong sự sống là protein, chất kích tố có tác dụng điều tiết quá trình trao đổi chất là protein hoặc dẫn xuất của protein, vận động co duỗi củacơ chính là do protein, máu con người do protein tạo thành, phản ứng miễn dịch củacơ thể đều nhờ có protein mới thực hiện được. Protein củanấm ăn cũng gồm 2 loại protein đơn thuần và protein phức hợp. Hàm lượng protein trong 1kg nấm mỡ tương đương với 2kg thịt lợn nạc, cao hơn 1kg thịt bò. Trong nấm ăn tươi có khoảng 4% là protein, gấp 12 lần so với rau và quả tươi. Nấm ăn thơm ngon là do trong protein có nhiều amin tự do và chất gây tạo hương vị đặc biệt. Có khoảng 17-19 loại acid amin như leucine, iso leucine, tyrosine, methionine, phenylalanine, lysine, histidine, arginine, cystine, tryptophane, asparagine, threonine, glutamine, proline, glycine, analine, avanine, trong đó có 9 loại acid amin cần thiết cho cơ thể con người. Theo tài liệu thống kê, 9 loài nấm thường dùng như nấm mỡ, nấm hương, nấm kim vàng, nấm bèo, nấm phượng vĩ, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ lông, mộc nhĩ trắng, nấm đầu khỉ… có tổng hàm lượng acid amin bình quân là 15,76% (khô), tổng hàm lượng acid amin cần thiết là 6,43% (khô), chiếm 40,53% tổng hàm lượng acid amin. Thông thường trong hạt cốc, đậu các loại thiếu các acid amin như lysine, methionine, tryptophane thì có thể dùng nấm ăn bổ sung. Tiểu luận nấm 7 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. Bảng 2. Thành phần acid amin (amino acid) Đơn vị tính: mg/100g chất khô Chủng loại lysine Histi- dine Argi- nine Threo- nine Va- line Methi- onin Iso- leucine Leucine Trứng Nấm mỡ Nấm hương Nấm sò Nấm rơm 913 527 174 321 384 295 179 87 87 187 790 446 348 306 366 616 366 261 264 375 859 420 261 390 607 406 126 87 90 80 703 366 218 266 491 1193 580 348 390 312 2, Acid nucleic Acid nucleic là chất cao phân tử có tác dụng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và sinh sản củacơ thể sinh vật, cũng là vật chất cơ bản của di truyền. Trong nấm song bào, nấm sò, nấm phượng vĩ, nấm rơm… hàm lượng acid nucleic đạt tới 5,4-8,8% (khô), nhưng biến động theo giai đoạn sinh trưởng. Theo tài liệunăm 1970 của tổ cố vấn về protein của Liện hiệp quốc (PAG), mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 4g acid nucleic, trong đó 2g có thể lấy từ vi sinh vật nên ăn nấm tươi là điều vô cùng hữu ích. Trong nấm hương, hương vị thơm ngon là do chất 5-GMP (5- guanylic acid) (trong nấm hương khô cao hơn trong nấm hương tươi 2 lần) và nhất là chất nấm hương lenthonine. 3, Lipid Lipid bao gồm chất béo và các chất tương tự như phospholipide, glucolipide, sterol và sterol-lipid. Trong nấm ăn có nhiều acid béo không no. Trong bào tử Linh chi, chất béo không no gồm acid oleic (55,2%), acid linoleic (16,5%), acid palmitic (19,8%). Còn trong bào tử củanấm tùng nhung, acid linoleic chiếm tới 78,5%, acid palmitic chiếm 13,1%. Tiểu luận nấm 8 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. Phospholipide trong nấm ăn khá phong phú, chủ yếu là ovo-lipide, cholamino-lipide. Trong nấm hương, cứ mỗi gram có khoảng 128 đơn vị quốc tế tiền vitamin D (ergosterol) mà nhu cầu của một người là 400 đơn vị quốc tế, nghĩa là chỉ cần ăn mỗi ngày 3-4g nấm hương khô là thỏa mãn nhu cầu vitamin D. 4. Glucid và cellulose 4.1. Glucid Trong nấm ăn có tới 30-93% là chất glucid, nhưng gần đây, người ta phát hiện glucid củanấm ăn không chỉ là chất dinhdưỡng mà còn là chất đa đường (polysaccharide) và hợp chất của đa đườngcó tác dụng chữa bệnh, nhất là chống khối u. Trong nấmăn, phần lớn đa đường do các đường đơn như glucose, semi-lactose, xylose, arabinose hợp thành. Các chất đường đơn hexose (6C) vừa là nguồn năng lượng vừa là thành phần đa đường. 4.2. Cellulose Cellulose trong nấm ăn chiếm khoảng 2,5-21,5%, bình quân 8%. Các nghiên cứu gần đây chứng tỏ, cellulose có tác dụng chống sự trầm tích của muối trong mật và giảm hàm lượng cholesterol trong máu, nhờ đó mà phòng được sỏi thận và huyết áp cao. Do đó thường xuyên ăn các loại nấm như nấm hương, nấm mỡ, nấm kim châm… là rất có lợi. 5. Vitamin Vitamin là loại hợp chất hữu cơ không thể thiếu được trong quá trình duy trì sự sống của con người mà phần lớn là do thức ăn cung cấp. Nấm ăn là nguồn vitamin phong phú, nhất là vitamin B1, B2, C, PP, B6, acid folic, B12, caroten, còn vitamin A thì rất ít. Sử dụng nấmăn, ta có thể khắc phục được các chứng viêm thần kinh, viêm mép, viêm đầu lưỡi, bại huyết. Trong nấm rơm, hàm lượng vitamin C đạt 206,27mg/100g tươi. Tiểu luận nấm 9 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủa chúng. 6. Khoáng Chất khoáng phải được cung cấp hàng ngày theo đường thức ăn vào cơ thể. Trong nấmăn, chất khoáng có khoảng 3-10%, bình quân 7%, loại nấm sống trên rơm rạ ít khoáng hơn là loại nấm sống trên cây gỗ. Trong khoáng, K, P và Na nhiều, Ca và Fe ít hơn. Nấm hương, nấm mỡ, nấm bèo có nhiều K rất có lợi đối với người già; nấm mỡ, nấm hoa cây xám có nhiều P nên bổ óc, nấm vòng mật, nấm mỡ, nấm hương giàu chất sắt, có ích cho phụ nữ và trẻ em. Bảng 3. Hàm lượng vitamin và chất khoáng Đơn vị tính: mg/100g chất khô Chủng loại Acid nicotinic Ribo- lavin Thia- min Acid ascobic Iron Canxi Phos- pho Trứng Nấm mỡ Nấm hương Nấm sò Nấm rơm 0,1 42,5 54,9 108,7 91,9 0,31 3,7 4,9 4,7 3,3 0,4 8,9 7,8 4,8 1,2 0 26,5 0 0 20,2 2,5 8,8 4,5 15,2 17,2 50 71 12 33 71 210 912 171 1348 677 II. Giátrịdượcliệu Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 250.000 chủng nấm, trong đó độ 300 chủngcógiátrịdược liệu, và nay thực sự sử dụng làm thuốc chỉ khoảng 20-30 chủng. Trung Quốc là nước sử dụng nấm làm thuốc sớm nhất, cách đây hơn 1.000 năm, trong “Thần nông bản thảo kinh” và sau đó là nhiều sách thuốc khác đều ghi rõ tác dụng điều trịcủa các loài nấm như Linh chi, Phục linh, Trư linh, Lôi hoàn, Mã bột, Đông trùng hạ thảo, Bạch cương… trong đó Phục linh được dùng nhiều nhất. Tiểu luận nấm 10 [...]... Linh chi xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, tím đều có tác dụng dượcliệu tính bình, không độc, ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên” Ngày nay, trong cuộc đấu tranh sinh tử của con người với lão hóa và bệnh tật thì tác dụng củanấm ngày càng to lớn Tiểu luận nấm 17 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủachúng KẾT LUẬN Nấm ăn vànấmdượcliệu đang có nhu cầu... món ăn làm từ nấm rất thơm ngon vàcógiátrịdinhdưỡng cao Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin về cơ chếhấpthụ dinh dưỡng cũng như các giátrịdinh dưỡng, giátrịdượcliệucủanấm ăn vànấmdượcliệu Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Nghiễn đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài này Trong quá trình thực hiện còn nhiều sai sót, rất mong thầy và các bạn... Tiểu luận nấm 18 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơ chếhấpthụ dinh dưỡngvàgiátrịcủachúng Phụ lục 1 Cách ăn nấm tươi 1 Hái nấm tươi, rửa sạch phần gốc bám rơm rạ, đựng trong túi PE Nếu để lâu cần bảo quản ở nhiệt độ thấp ( 5-8 °C), thời gian bảo quản 1 2-2 4 giờ 2 Đun sôi nước, thả nấm vào trần 1-2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh để nấm rắn chắc và hết mùi ngái Nếu muốn bảo quản nấm vài ngày thì để nấm đã... địa và xuất khẩu Nấm ăn vànấmdượcliệu bao gồm nhiều loại như nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ, nấm hương, linh chi… là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và acid amin, chất khoáng, vitamin và các chất kháng sinh .Nấm được xem như là một loại “rau sạch” và “thịt sạch”, được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các bữa ăn của con người Ngoài giátrịdinh dưỡng, nấm còn cógiátrịdược liệu, ... ngủ Dịch khuẩn ti Tiểu luận nấm 14 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơ chếhấpthụ dinh dưỡngvàgiátrịcủachúng linh chi có tác dụng trấn tĩnh ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm trương lực củacơ nên có thể trịchứng thần kinh suy nhược và mất ngủ Thuốc viên chế từ nấm vòng mật ứng dụng lâm sàng ở Bắc Kinh và Phúc Kiến 723 ca, có hiệu quả chống váng đầu, tê chân, mất ngủ đến 8 0-9 0% Tác dụng giảm đau: Trong... chiết xuất từ nấm hương chất đa Tiểu luận nấm 12 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủachúngđường do pentose hợp thành có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của virus bệnh cảm mạo Do vậy, có thể tách chiết từ nấm ra chất kích thích cơ thể hình thành RNA hai liên kết, gọi là chất gây nhiễu, ức chế sự tăng trưởng của virus 4 Phòng trị bệnh tim mạch 4.1 Điều tiết chức năng của tim Chất... rửa sạch, trần qua nước sôi 1-2 phút, chế biến như nấm tươi 6 Nấm muối: Dùng dòng nước lưu thông qua nấm liên tục trong vòng 24 giờ, nấm sẽ nhạt như vừa trần xong Tiểu luận nấm 19 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơ chếhấpthụ dinh dưỡngvàgiátrịcủachúng Phụ lục 2 Một số món ăn từ nấm 1 Chim om nấm Chim câu non hay chim cút bóp chết, làm sạch lông, thui vàng, mổ moi bỏ nội tạng, rút xương, lọc lấy thịt... trong máu Tiểu luận nấm 15 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơ chếhấpthụ dinh dưỡngvàgiátrịcủachúng 9 Chống phóng xạ Người ta điều trị khối u bằng mổ và chất phóng xạ Dùng nấm ăn có tác dụng như chất bổ trợ sau mổ, có thể kéo dài tuổi thọ của người bệnh, nay được ứng dụng rộng rãi Năm 1978, Từ Thừa Hùng và Từ Đường Phú chứng minh dùng nước chiết mộc nhĩ trắng thí nghiệm trên chuột và trên chó đều có thể.. .Nấm ăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủachúngNấm linh chi 1 Tác dụng chống khối u Nấm ăn cógiátrị chữa bệnh do hầu hết có chứa chất đa đường, được các nhà khoa học trên thế giới hết sức coi trọng Tại Nhật Bản, người ta đã chiết xuất chất đa đường từ đảm tử khuẩn để làm thí nghiệm chống khối u Theo tài liệu thống kê, khả năng chống được khối u trên cơ đạt 8 0-9 0% có... ngấm Nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm rửa sạch, trần qua nước sôi, dội lại nước sạch cho giòn, ướp ít nước mắm, tiêu xay Tiểu luận nấm 20 Nấmăn,nấmdượcliệu – cơchếhấpthụdinhdưỡngvàgiátrịcủachúng Đun mỡ nóng già, phi thơm hành, tỏi cho thịt gà vào xào, cho tiếp nấm, đảo đều, thêm ít nước dùng, bột đao, cho hành tươi, đảo đều, xúc ra đĩa Ăn nóng, khi ăn rắc thêm tiêu, rau mùi Món ăn ngon, mùi thơm hấp . giá trị dược liệu của nấm ăn và nấm dược liệu. Tiểu luận nấm 2 Nấm ăn, nấm dược liệu – cơ chế hấp thụ dinh dưỡng và giá trị của chúng. A. Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của nấm Nấm chủ yếu sống dị dưỡng,. hóa và bệnh tật thì tác dụng của nấm ngày càng to lớn. Tiểu luận nấm 17 Nấm ăn, nấm dược liệu – cơ chế hấp thụ dinh dưỡng và giá trị của chúng. KẾT LUẬN Nấm ăn và nấm dược liệu đang có nhu cầu lớn. sôi 1-2 phút, chế biến như nấm tươi. 6. Nấm muối: Dùng dòng nước lưu thông qua nấm liên tục trong vòng 24 giờ, nấm sẽ nhạt như vừa trần xong. Tiểu luận nấm 19 Nấm ăn, nấm dược liệu – cơ chế hấp