toàn cầu hóa đối với việt nam
Học sinh thực hiện: Vũ Long – A3 (2010 – 2013) – Phổ Thông Năng Khiếu – Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 1 TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI VIỆT NAM I. MỤC ĐÍCH: - Để tìm hiểu rõ về những cơ hội, thách thức của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa. - Phát huy tốt những điểm mạnh (mặt tích cực) và khắc phục hoặc hạn chế những điểm yếu (mặt tiêu cực). - Đề ra các chiến lược phát triển một cách toàn diện cho Việt Nam. II. PHÂN TÍCH: Để hiểu rõ một cách cặn kẽ, toàn diện, chi tiết ta nên phân tích theo từng phương diện mà “Toàn cầu hóa” đã tác động lên những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Các phương diện cần phân tích bao gồm: Kinh tế và khoa học – Kỹ thuật; Văn hóa, giáo dục, chính trị & môi trường. 1. Về phương diện kinh tế, khoa học – kỹ thuật (của Việt Nam): CƠ HỘI (Opportunities): 1. Các nước phát triển có xu hướng đem vốn để đầu tư ở các nước đang phát triển nhằm thu lợi. 2. Là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO → Tự do hóa thương mại; hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ, giảm xuống; hàng hóa được lưu thông rộng rãi; có quyền đưa ra tiếng nói vào các chính sách thương mại toàn cầu. 3. Có thể nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội. 4. Tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh với tất cả các nước. 5. Chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác. 6. Góp phần thúc đẩy chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác và các dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thế giới. THÁCH THỨC (Threats): 1. Các nước tiên tiến (phát triển) đặt ra những nhu cầu khá cao về chất lượng sản phẩm xuất khẩu của nước ta. 2. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn (điện tử - tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, công nghệ hàn không vũ trụ, công nghệ sinh học, …). 3. Công nghệ sản xuất hàng hóa theo quy mô công nghiệp rất được chú trọng. 4. Làm cho sự phân hóa giữa giàu và nghèo ngày càng sâu sắc (trong từng nước và giữa các nước với nhau). 5. Sự mất cân đối trầm trọng của cán cân ngoại thương cứ dai dẳng trong mấy năm qua. 6. Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng rất nhiều đến nên KT thế giới (chủ yếu là Mỹ). Làm cho nhu cầu nhập khẩu của các nước này giảm → Hàng hóa chúng ta sản xuất ra dư thừa… Học sinh thực hiện: Vũ Long – A3 (2010 – 2013) – Phổ Thông Năng Khiếu – Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2 ĐIỂM MẠNH (Strengths): 1. Nguồn lao động dồi dào, chi phí thuê lao động rẻ, lao động có khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật tốt. 2. Có nguồn tài nguyên khoán sản dồi dào (dầu mỏ, quặng Bô-xít, đất hiếm, …). 3. Có thế mạnh về du lịch. 4. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao trong những năm gần đây. 5. Các mặt hàng có chất lượng tốt (giày da, lúa gạo, sản phẩm từ cây công nghiệp, dầu thô, hàng dệt may, hải sản, hóa chất, phụ tùng, sắt thép, than đá, thiết bị điện tử, đồ gia dụng) được xuất khẩu ngày càng nhiều. Chiến lược phát triển S + O: S 1, 2 + O 1 : Thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước phát triển → Tiếp thu các thức tổ chức sản xuất. S 1, 2 + O 3, 4, 5 : Đẩy mạnh việc đào tạo lao động có tay nghề cao (tiếp thu tốt các thành tựu KH – KT từ các nước khác). Đưa HS – SV đi du học; mời các giáo sư, kỹ sư nước ngoài về đào tạo. (* 1 ) S 3 : Tăng cường quảng bá các địa điểm du lịch, mở rộng dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch. S 5 + O 2, 3, 4, 5, 6 : Tăng kim ngạch xuất khẩu đồng nghĩa với việc tăng thu nhập. Vì vậy, ta phải vận dụng các thành tựu KH – KT của thế giới để nâng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu. Tăng tỷ trọng các ngành CN khai thác & chế biến giúp phát triển nhanh chóng nền KT. (* 2 ) Chiến lược phát triển S + T: S 1 + T 1 : Bằng việc nâng cao trình độ chuyên môn cho LĐ cộng với thế mạnh về số lượng LĐ, VN có thể đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà các nước phát triển đặt ra. S 2, 3 + T 2, 3 : Bắt kịp đươc các thành tựu về KH – KT để khai thác tốt các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, v.v…). S 4 + T 4, 5 : Tăng cường các hoạt động xóa đói, giảm nghèo để xóa bỏ ranh giới giàu – nghèo. Kinh tế tăng trưởng thường đi kèm với việc tăng giá đồng tiền nước mình, làm cán cân kinh tế ngày càng nghiêng; do đó phải thực hiện các chính sách làm giảm giá trị đồng tiền (hay tang tỷ giá) → Kiếm được nguồn lợi khổng lồ từ việc xuất khẩu. S 5 + T 1, 2 : Bắt buộc chúng ta phải nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu. (~ * 2 ) S 5 + T 6 : Nắm bắt được thị trường xuất khẩu; xuất khẩu đến nhiều quốc gia, khu vực khac nhau để không phải phụ thuộc vào bất kỳ nên KT nào. ĐIỂM YẾU (Weaknesses): 1. Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông chưa phát triển. 2. Trình độ khoa học – kỹ thuật còn thấp. 3. Khả năng cạnh tranh thị trường so với các doanh nghiệp nước ngoài chưa cao. 4. Mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ còn lỗi thời. 5. Chất lượng sản phẩm Việt còn thấp → Các mặt hàng không có chỗ đứng trên trường quốc tế → Nhập siêu cao. 6. Tiền đồng Việt Nam đang bị định giá quá cao (cao hơn khoảng 15% so với USD), nhất là so với đồng nhân dân tệ (NDT). 7. Nạn tham nhũng, lạm phát, đầu cơ vẫn còn tiếp diễn. 8. Vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng mà trong nước có khả năng sản xuất được (dầu mỏ, tăm tre, đồ chơi, muối, …) vì 3 lý do sau: tỷ giá VND cao, mặt hàng trong nước chất lượng chưa cao, công nghiệp chế biến chưa phát triển (dẫn đến việc phải xuất nguyên liệu thô và nhập về sản phẩm với giá đắt hơn nhiều lần). Chiến lược phát triển W + O: W 1 + O 1, 3, 4, 5 : Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông một cách khoa học, hợp lý (có thể dựa vào nguồn vốn ODA, FDI). * 1 : Từ đó, nâng cao trình độ tay nghề của các LĐ có tay nghề thấp, từng bước phát triển nền Khoa học – kỹ thuật. W 3 + O 2 : Dựa vào các hiệp định chung về thương mại của WTO để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nhiệp trong nước. W 4 + O 3, 4, 5 : Tiếp thu, học tập mô hình sản xuất của nước phát triển (xây dựng trang trại quy mô lớn, phát triển công nghiệp chế biến song song với công nghiệp khai thác, …). W 5 + O 3, 4, 5, 6 : Tiếp thu các thành tựu về KH – KT để nâng cao chất lượng sản phẩm → tăng khả năng xuất siêu. W 6 + O 2 : Đưa đồng tiền trong nước về đúng giá trị của nó so với đồng NDT càng sớm càng tốt. W 7 + O all : Cần tránh tham nhũng, lạm phát, đầu cơ. Thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA và các khoản vay nợ nước ngoài để có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và bền vững. W 8 + O all : Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỷ giá VND, xây dựng thêm nhiều nhà máy công nghiệp chế biến (như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy tổng hợp cao su, …). Chiến lược phát triển W + T: W 1 + T 2, 3 : Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông là nền tảng để phát triển nền KT. Không vì vậy mà phát triển ồ ạt, thiếu sự điều chỉnh, thiếu chất lượng → Có thể gây hậu quả nghiêm trọng. W 2 + T 2, 3 : Phát triển KH – KT đi đôi với GD & ĐT. W 3, 5, 6, 8 + T 1, 5 : Nâng cao chất lượng hàng hóa. Tìm kiếm thị trường đầu tư thích hợp. Nâng cao tỷ giá tiền VND. Xây dựng thêm nhiều nhà máy công nghiệp chế biến. W 4 + T 1, 2, 3 : Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo hướng công nghiệp với quy mô lớn (thành lập nhiều trang trại trồng trọt, chăn nuôi; ứng dụng thành tựu KH – KT vào sản xuất NN). W 7 + T all : Nếu không giảm được tình trạng tham nhũng, lạm phát, đầu cơ tích trữ thì sẽ không bao giờ có thể vượt qua được các thách thức mà quá trình “Toàn cầu hóa” đặt lên nên Kinh tế. Học sinh thực hiện: Vũ Long – A3 (2010 – 2013) – Phổ Thông Năng Khiếu – Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 3 Nói tóm lại, những chính sách phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật cần được đặt lên hàng đầu trong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam bao gồm: a) Chống tham nhũng, lạm phát, quản lý chặt các nguồn vốn: Đây là quốc sách hàng đầu để có thể phát triển nền kinh tế. Cần quản lý chặt chẽ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; quản lý nguồn vốn ODA và các khoản vay nợ nước ngoài; đầu tư hợp lý vào các dự án cần thiết, không nên phung phí tiền bạc vào các dự án không cần thiết; quy hoạch, tái thiết lại các tập đoàn, doanh nghiệp vỡ nợ; điều chỉnh các dự án treo; điều chỉnh ngân sách nhà nước cho phù hợp;… b) Chính sách tiền tệ: Cần điều chỉnh tỷ giá USD/VND hay NDT/VND để phù hợp với tình hình ngoại thương hiện nay của nước ta. Điều này sẽ giúp cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. c) Phát triển nền kinh tế tri thức: Song song với việc phát triển nền kinh tế cơ bản, ta phải tập trung vào việc phát triển nền kinh tế tri thức để bắt kịp với các nước phát triển. a. Đào tạo đội ngũ LĐ: Đào tạo lao động có tay nghề cao (tiếp thu tốt các thành tựu KH – KT từ các nước khác). Đưa HS – SV đi du học; mời các giáo sư, kỹ sư nước ngoài về đào tạo chuyên môn. b. Kinh tế tri thức: Hay nói cách khác là phải phát triển các ngành dịch vụ: nâng cao chất lượng GT – VT; phát triển các ngân hàng cho vay vốn; dịch vụ y tế, giáo dục cũng cần được quan tâm; giao dịch chứng khoán, bất động sản cần được chú trọng. d) Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông: Cũng cần được quan tâm. Nhưng không vì vậy mà phát triển ồ ạt, thiếu sự điều chỉnh, thiếu chất lượng → Có thể gây hậu quả nghiêm trọng (Sập cầu Cần Thơ, đường cao tốc Trung Lương, nhà máy hạt nhân, … ). e) Tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành chủ lực của nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. f) Tăng cường ngoại thương để có một thị trường xuất khẩu ổn định. g) Phát triển nguồn lao động chất lượng cao cho tương lai: Bằng cách mở thêm nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,… Song song là việc nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường trọng điểm. h) Trong quá trình TCH Kinh tế, phải biết tiếp thu một các có chọn lọc các thành tựu của nước ngoài; biết vận dụng sáng tạo, hợp lý; “từng bước” phát triển kinh tế. Học sinh thực hiện: Vũ Long – A3 (2010 – 2013) – Phổ Thông Năng Khiếu – Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 4 2. Về phương diện văn hóa, giáo dục, chính trị & môi trường: CƠ HỘI (Opportunities): 1. Có nhiều cơ hội tiếp cận với các nền văn minh tiên tiến trên thế giới. 2. Mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, làm cho con người ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm được tình hình cập nhật ở mọi nơi. 3. Tiếp thu, vận dụng cái tốt của hệ thống giáo dục ở các nước phát triển. 4. Khoa học – kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. 5. Mở đường cho mối quan hệ đa phương được phát triển. 6. Tăng cường xu hướng khu vực hóa. Thành lập (gia nhập) các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa trong khu vực, trên thế giới (ASEAN, APEC, UNESCO, v.v…). THÁCH THỨC (Threats): 1. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống, nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức có nguy cơ bị sói mòn. 2. Gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái. 3. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. 4. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước - dân tộc. 5. Tăng sức ảnh hưởng của các quốc gia giàu, mạnh lên nền chính trị của các quốc gia khác. 6. Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm phần kém an toàn. ĐIỂM MẠNH (Strengths): 1. Nền văn hóa phương Đông lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Nền chính trị Xã hội chủ nghĩa phát triển. 3. Khả năng tiếp thu, học hỏi những cái hay từ nền văn hóa, giáo dục của các nước phát triển là rất cao. 4. Nguồn nhân lực dồi dào cũng là 1 thế mạnh của nền văn hóa, giáo dục, chính trị ở VN. 5. Nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển nhanh chóng. 6. An ninh, quốc phòng ổn định. Chiến lược phát triển S + O: S 1 + O 1, 2 : Tiếp tục phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Phổ biến những cái tốt; hoàn thiện, sửa chữa những cái chưa tốt còn tồn tại. S 2 + O 1, 2 : Tiếp tục phát triển và hoàn thiện thể chế chính trị XHCN. S 3, 4 + O all : Biến những mặt tốt của nền văn hóa, giáo dục của nhân loại thành tai sản của quốc gia một cách có chọn lọc. S 5 + O 3, 4, 5, 6 : Duy trì, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế. S 6 + O all : Giữ vững các biên giới với các quốc gia khác (đất liền, biển, … ). Đồng thời, có những chính sách mềm mỏng, khéo léo mà quyết đoán để giúp ổn định an ninh, tránh sự nhòm ngó của các thế lực thù địch. Chiến lược phát triển S + T: S 1 + T 1 : Chống lại những sự áp đặt (hoặc tiếp thu một cách bị động) từ nền văn hóa của các quốc gia tiên tiến. S 2, 6 + T 1, 4, 5, 6 : Nâng cao sự phát triển về an ninh quốc phòng; hoàn thiện lại những lỗ hổng của chế độ XHCN. S 3, 4, 5 + T 1, 5 : Tiếp thu cái tốt. Không tiếp thu những cái xấu từ bên ngoài. Phổ biến những mặt tốt của văn hóa Việt Nam đến các quốc gia khác trên thế giới. ĐIỂM YẾU (Weaknesses): 1. Khác biệt về thể chế chính trị với các nước chủ nghĩa tư bản. 2. Vẫn nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình – thấp. 3. Hệ thống giáo dục vẫn còn nhiều bất cập. 4. Ô nhiễm môi trường ở rất nhiều nơi, từ thành phố đến nông thôn. 5. Trình độ dân trí còn thấp → Dễ bị tác động từ bên ngoài → Khả năng kháng cự với các thế lực phản động thấp. 6. Công cụ lao động còn thô sơ, dễ gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở hạ tầng kém phát triển cũng gây ô nhiễm. 7. Tốc độ gia tăng dân số còn cao. Chiến lược phát triển W + O: W 1 + O 1, 2 : Hoàn thiện hơn chế độ chính trị của quốc gia. W 2 + O 1, 2, 5, 6 : Phát triển kinh tế một cách nhanh chóng nhằm đưa VN thành một quốc gia giàu, mạnh. W 3 + O all : Phát triển hệ thống tuyển sinh hợp lý ở tất cả các cấp học. Ứng dụng các thành tựu giáo dục và KH – KT vào giảng dạy (CNTT, học + hành, … ). W 4, 6 + O all : Hạn chế tối đa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Tiến hành đàm phán song phương, đa phương nhằm đưa ra những quy định chung để giảm bớt lượng khí thải, chất thải ra môi trường (Nghị định thư Kyoto, …). W 7 : Thực hiện tốt chủ trương kế hoạch hóa gia đình nhằm làm giảm tốc độ gia tăng dân số tự nhiên. Chiến lược phát triển W + T: W 1, 5 + T 1 : Giữ vững được nền chính trị quốc gia. Không để các quốc gia TBCN làm ảnh hưởng. W 2 + T all : Cần tích cức phát triển kinh tế một cách toàn diện. W 3 + T all : Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân tài để đáp ứng nhu cầu của xã hội. W 4, 6 + T 2, 3 : Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và vận động toàn nhân loại cùng tham gia. Học sinh thực hiện: Vũ Long – A3 (2010 – 2013) – Phổ Thông Năng Khiếu – Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 5 Nói tóm lại, quá trình toàn cầu hóa đã đặt ra nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, có thể ảnh hưởng mạnh lên một quốc gia. Do đó, Việt Nam cần phải có những chính sách để có thể vừa phát triển, vừa chống lại sự ảnh hưởng tiêu cực của các quốc gia khác: a) Phát triển nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc: Phổ biến, giới thiệu cho toàn thế giới hiểu rõ hơn về nền văn hóa Việt Nam; sửa chữa những hạn chế của nền văn hóa; chống lại sự áp đặt từ các nền văn hóa khác. b) Tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo vệ chế độ XHCN còn non trẻ: Tăng cường đầu tư ngân sách cho quốc phòng; nâng cao hiểu biết của nhân dân để tránh sự kích động của các thế lực thu địch, phản động; ứng dụng KH – KT vào quốc phòng; v.v… c) Tiếp tục phát triển kinh tế một cách nhanh chóng. d) Hoàn thiện hệ thống giáo dục ở Việt Nam: Đổi mới phương pháp dạy và học; nâng cao hiệu quả học tập; thay đổi nội dung học tập phù hợp với từng cấp học, ứng dụng các thành tựu KH – KT vào giảng dạy; đưa học sinh, sinh viên đi du học để tiếp thu những cái tốt của hệ thống giáo dục nước ngoài. e) Một trong những vấn đề quan trọng nhất là vấn đề môi trường: Hạn chế tối đa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường; tiến hành đàm phán song phương, đa phương nhằm đưa ra những quy định chung để giảm bớt lượng khí thải, chất thải ra môi trường. f) Ngoài ra, còn phải quan tâm đến vấn đề dân số, đô thị hóa. III. KẾT LUẬN: Như đã phân tích ở trên, ta thấy rằng xu hướng toàn cầu hóa đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế – xã hội của Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải đặt ra những chính sách nhằm: - Từ những cơ hội đó, tiếp tục phát triển, nâng cao, hoàn thiện các điểm mạnh mà quốc gia có được. Đồng thời, sửa chữa, khắc phục những điểm yếu của Việt Nam. - Biến những thách thức đó thành động lực để phát triển các điểm mạnh, song song với việc tránh những tác động của nó là tăng thêm (một cách trầm trọng) những điểm yếu của quốc gia. Nguồn tham khảo: http://vi.wikipedia.org http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/phan-tich-swot-kinh-te-viet-nam.629933.html http://www.camnangdoanhnghiep.com/news/Nghe-thuat-Kinh-doanh/Phan-tich-SWOT-Cac-diem-manh-diem-yeu-co-hoi-kinh-doanh-va- nhung-moi-de-doa-322 http://www.tin247.com/ty_gia_diem_yeu_cua_nen_kinh_te_viet_nam-3-21655699.html http://niemtin.free.fr/ktvncungmem.htm http://www.vietnamplus.vn/Home/Mat-hang-xuat-khau-chu-luc-tiep-tuc-ghi-diem/20118/103062.vnplus http://vietbao.vn/Kinh-te/10-mat-hang-xuat-khau-chu-luc-ve-dich-truoc-thoi-han/40052959/87/