1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án môn học thanh toán quốc tế

42 4K 67

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 252 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận về mở L/C 1.1.1 Giới thiệu phương thức tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng Ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu c

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

PHẦN I :VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C 4

1.1 Cơ sở lý luận về mở L/C 4

1.2 Căn cứ vào hợp đồng để viết giấy xin mở L/C 10

1.3 Giải thích cách viết L/C 10

PHẦN 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA L/C .15

2.1 Cơ sở lý luận khi lập chứng từ thanh toán 15

2.2 Đề nghị chỉnh sửa L/C ( mẫu 02) cho phù hợp 16

2.3 Lập bộ chứng từ thanh toán trên cơ sở L/C đã cho 17

2.4 Giải thích cách lập từng loại chứng từ 18

PHẦN 3: KIỂM TRA CHỨNG TỪ DO NGƯỜI HƯỞNG LỢI XUẤT TRÌNH .30

3.1 Cơ sở lý luận của việc kiểm tra chứng từ 30

3.2 Kiểm tra và lập danh mục những bất hợp lý của bộ chứng từ 36

3.3 Giải thích những điểm bất hợp lý 39

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 2

hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế

Có rất nhiều phương thức thanh toán trong buôn bán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, mở sổ ghi nợ, uỷ thác nhờ thu, bảo đảm thư, tín dụng chứng từ Tuy nhiên, phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền, nhờ thu vẫn chưa đảm bảo được quyền lợi cho người xuất khẩu vì chưa ràng buộc được chặt chẽ nghĩa

vụ trả tiền của người nhập khẩu Nên, trừ khi giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu có sự tin cậy lẫn nhau, còn không thì áp dụng phương thức thanh toántín dụng chứng từ Việc thanh toán bằng phương thức này sẽ ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của người bán và người mua Chính vì những nguyên nhân trên “ đồ

án môn học thanh toán quốc tế” đã trình bày chi tiết cụ thể về phương thức tín dụng chứng từ, đem lại những kiến thức hữu ích cho sinh viên

Trong bài đồ án bao gồm 3 nội dung chính:

+ Phần 1: Viết giấy yêu cầu mở L/C

+ Phần 2: Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C

+ Phần 3: Kiểm tra chứng từ do người hưởng lợi xuất trình

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 L/C Letter of Credit: Thư tín dụng

2 B/L Bill of Lading: Vận đơn đường biển

3 CFS Container Freight Station: Trạm gom hàng lẻ

4 CY Container Yard: Bãi container

5 LCL Less than container load: Phương thức gửi hàng lẻ hay nhận hàng

lẻ

6 FCL Full container load: Phương thức gửi hàng nguyên container

7 C/O Certificate of origin – Giấy chứng nhận xuất xứ

8 UCP The uniform customs and practive – Các Quy tắc và Thực hànhThống nhất về Tín dụng chứng từ

9 ISBP International Standard Banking Practice for the Examination ofDocuments Under Documentary Credits – Tập quán ngân hàng tiêu chuẩnquốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ

10 ICC International chamber of commerce – Phòng thương mại quốc tế

Trang 4

PHẦN I :VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C

1.1 Cơ sở lý luận về mở L/C

1.1.1 Giới thiệu phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu

mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi

số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng thanh toán một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng

Thư tín dụng thương mại là một bức thư hoặc điện có tính pháp lý trong

đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho người hưởng lợi hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát theo phạm vi số tiền trong L/C nếu người này xuất trình ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện quy định ghi ở trong L/C

1.1.2 Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ

a,Người yêu cầu mở L/C (Applicant): là người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác

- Được ngân hàng đứng ra thay mặt mình cam kết trả tiền cho người XK

- Được ngân hàng cấp tín dụng trong trường hợp kí quỹ nhỏ hơn 100%

- Được ngân hàng đứng ra kiểm tra bộ chứng từ mà người XK xuất trình

Trang 5

b, Người hưởng lợi L/C (Beneficiary): là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định.

* Nghĩa vụ:

- Kiểm tra L/C trước khi giao hàng, nếu nội dung của L/C có vấn đề gì thì phải tự chỉnh lại và giao hàng theo L/C không giao hàng khi chưa có hoặc L/C chưa hợp lý;

- Lập và xuất trình chứng từ đến ngân hàng mở qua ngân hàng thông báo, chứng từ đó phải phù hợp với L/C và uỷ thác cho Ngân hàng đòi tiền

* Quyền lợi:

- Đựơc ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền (được ngân hàng trả tiền & chấp nhận trả tiền tuỳ loại L/C)

- Có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi thư tín dụng thông qua người NK

c, Ngân hàng mở L/C (Issuing Bank/Openning Bank) là ngân hàng của người nhập khẩu, thường ở nước người NK, ngân hàng này cấp tín dụng cho người nhập khẩu

* Nghĩa vụ:

- Ngân hàng có trách nhiệm mở thư tín dụng theo yêu cầu của người NK

- Sau khi mở thư tín dụng phải chuyển bản gốc đến cho người XK thông qua ngân hàng thông báo

- Nhận và kiểm tra chứng từ do người XK xuất trình tuỳ thuộc vào kết quảkiểm tra mà ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì trả tiền và ngược lại

* Quyền lợi:

- Sau khi trả tiền người XK ngân hàng sẽ xuất trình L/C đòi tiền người

NK, nếu người NK trả tiền thì trao chứng từ cho người NK ngược lại ngân hàng

có toàn quyền xử lý lô hàng đó

d, Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi Trụ sở của ngân hàng này thường

ở nước người XK & thường có quan hệ đại lý với ngân hàng mở Nếu trường

Trang 6

hợp không có quan hệ đại lý với ngân hàng mở thì phải thông qua ngân hàng thứ

3 có quan hệ đại lý với cả 2 bên

* Nghĩa vụ:

- Không có nghĩa vụ dịch bản gốc của L/C mà chỉ nhận và chuyển bản gốc của L/C đến người hưởng lợi (người XK);

- Có nghĩa vụ kiểm tra tính chân thật của L/C trước khi chuyển;

- Nhận chứng từ của người XK gửi đến ngân hàng mở

- Khi ngân hàng mở L/C trả tiền (chấp nhận) hoặc từ chối thì ngân hàng thông báo sẽ chuyển tiền hoặc thông báo về người XK

- Trong trường hợp được uỷ quyền của ngân hàng mở thì ngân hàng thôngbáo có thể kiểm tra L/C và trả tiền cho người XK

*Quyền lợi: Ngân hàng sẽ được thu lệ phí, được miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng

Ngoài 4 đối tượng trên trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn có thể có thêm các ngân hàng như ngân hàng xác nhận nếu là loại thư tín dụng xác nhận; là ngân hàng thanh toán nếu ngân hàng mở thư tín dụng không trực tiếp thanh toán mà chỉ định một ngân hàng khác thanh toán tiền cho người xuất khẩu; ngân hàng thương lượng; ngân hàng chuyển nhượng

1.1.3 Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ

Trang 7

(1): Người NK gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng gửi đến Ngân hàng và tiến hành ký quỹ

(2): Ngân hàng phát hành L/C sẽ kiểm tra xem mình có thể làm được không, nếu được sẽ phát hành cam kết cho người hưởng lợi và bằng cách nhanh chóng nhất thông báo nội dung của L/C và chuyển cho người hưởng lợi thông qua ngânhàng thông báo (ngân hàng đại lý) tại nước người hưởng lợi

(3): Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho người hưởng lợi Ngân hàng này chỉ có nghĩa vụ thông báo nguyên văn nội dungcủa L/C chứ không phải chịu trách nhiệm về những sai sót trong L/C

(4): Giao hàng Người XK kiểm tra kỹ nội dung của L/C nếu thấy có bất kỳ vấn

đề gì thì thông báo cho Ngân hàng mở và người NK kết hợp sửa đổi L/C Nếu thấy L/C hợp lý, phù hợp rồi thì người xuất khẩu phải tiến hành giao hàng theo quy định trong L/C Khi giao hàng cho người chuyên chở, người xuất khẩu phải lấy được bộ chứng từ hợp lệ Trong lúc hàng hoá đang trên đường vận chuyển,

HĐ mua bán – Sale contract

2

Trang 8

người xuất khẩu sẽ tập hợp tất cả các chứng từ tạo thành một bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán Bộ chứng từ này phải làm theo đúng quy định của L/C

(5): Người xuất khẩu xuất trình nguyên văn và toàn bộ chứng từ đòi tiền cho Ngân hàng thông báo và báo cho Ngân hàng mở yêu cầu thanh toán Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem nó có phù hợp , thoả mãn các điều kiện của L/C hay không Nếu từ chối thanh toán phải nói rõ nguyên nhân sai ở đâu, thiếu sót chỗ nào để người xuất khẩu sửa lại cho phù hợp

(6): Ngân hàng thông báo xuất trình bộ chứng từ đòi tiền Ngân hàng mở

(7): Ngân hàng kiểm tra kĩ bộ chứng từ Nếu thấy phù hợp với các quy định trong L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người XK và ngược lại nếu không phù hợp thì trả lại bộ chứng từ cho người XK Ngân hàng thông báo thông báo cho người hưởng lợi và chuyển tiền cho người hưởng lợi Lúc này, ngân hàng phát hành vẫn đang là người sở hữu hợp pháp của lô hàng đang vận chuyển

(8): Ngân hàng mở xuất trình chứng từ đòi tiền người nhập khẩu

(9): Người nhập khẩu kiểm tra xem bộ chứng từ có hợp lý, có đáp ứng được các yêu cầu của L/C hay không Nếu thấy chứng từ đã hợp lý thì thanh toán và nhận hàng về Nếu thấy không hợp lý có quyền từ chối thanh toán nhưng phải nói rõ nguyên nhân

1.1.4 Nguyên tắc cơ bản khi viết giấy yêu cầu mở L/C

Viết giấy yêu cầu mở L/C để gửi đến ngân hàng là một khâu quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ vì chỉ trên cơ sở của giấy này ngân hàng mới

có căn cứ để mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi và sau đó người xuất khẩu mới giao hàng Về mặt pháp lý giấy yêu cầu mở L/C là một khế ước dân sự vì vậy nội dung của chứng từ phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, tránh những sơ xuất gây ra hiểu nhầm, lẫn lộn quyền lợi và nghĩa vụ của các bêntham gia

Theo quy định của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, người xin mở L/C của

Trang 9

- Viết giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu theo mẫu in sẵn của ngânhàng Sau đó điền vào những nội dung cần thiết.

- Giám đốc các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở Nếu uỷquyến phải tuân theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta

- Các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở Nếu uỷ quyền phảitheo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta

- Các đơn vị xin mở L/C phải làm 2 bản giấy yêu cầu mở tín dụng, cùngvới giấy này đơn vị nhập khẩu phải có 2 uỷ nhiệm chi: 1 để trả lãi lệ phí

mở L/C, 1 để ký quỹ mở L/C

- Nếu ngân hàng đồng ý mở L/C cho đơn vị xin mở L/C thì giám đốc ngânhàng phải ký vào góc trái cuối cùng của giấy xin mở L/C và ghi rõ số hiệuL/C đã mở, ngày mở L/C ở bên cạnh chữ ký của giám đốc ngân hàng.Như vậy, giấy yêu cầu mở tín dụng nhập khẩu này đã trở thành khế ước dân

sự 2 bên, cụ thể nó được xem như 1 dạng hợp đồng đặc biệt giữa người xin mở L/C và ngân hàng

1.1.5 Cơ sở viết giấy yêu cầu mở L/C

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp đòi hỏi các bên liên quan tham gia phải am hiểu thủ tục và chuyên môn Có thể nói người nhập khẩu là người khởi đầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ saukhi 2 bên ký hợp đồng ngoại thương Ở giai đoạn này căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết nhà nhập khẩu sẽ lập giấy đề nghị mở L/C, nhà nhập khẩu cần lưu ý:

- Đơn vị mình có đủ điều kiện để ngân hàng mở L/C hay không, nếu khôngphải uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện mở L/C

- Những điều khoản của hợp đồng ngoại thương có đủ cơ sở ràng buộcngười xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi của mình hay chưa

*) Điều kiện của người xin mở:

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, nếu không đơn vị phải uỷthác việc mở L/C qua đơn vị khác và chịu chi phí uỷ thác

- Có giấy phép nhập khẩu hàng hoá

Trang 10

- Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng.

- Thực hiện ký quỹ mở L/C theo yêu cầu của ngân hàng

*) Ký quỹ theo yêu cầu:

Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, ngân hàng thường yêu cầu đơn vị xin mở L/C thực hiện ký quỹ số tiền ký quỹ vào tài khoản riêng, không được hưởng lãi để dành cho việc thanh toán L/C Số tiền ít hay nhiều phụ thuộc vào quan hệ của đơn vị với ngân hàng, tình hình tài chính của ngân hàng nhập khẩu, khả năng tiêu thụ lô hàng

*) Lập giấy đề nghị xin mở L/C:

Giấy đề nghị mở L/C được lập căn cứ vào các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương, có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng Nếu hợp đồng không quy định người mua có thể lựa chọn một ngân hàng thích hợp

1.2 Căn cứ vào hợp đồng để viết giấy xin mở L/C.

1.2.1 Hợp đồng mua bán( mẫu 4) – căn cứ để viết giấy đề nghị xin mở L/C1.2.2 Giấy đề nghị xin mở L/C

1.3 Giải thích cách viết L/C.

a Kính gửi (Dear): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOM

BANK), chi nhánh Hải Phòng

Trong hợp đồng không quy định ngân hàng mở nên nhà nhập khẩu Công tyTNHH Thương mại WEIXIN chọn Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại

thương Việt Nam là ngân hàng uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và có quan hệ thanh toán lâu năm với doanh nghiệp

b Doanh nghiệp lựa chọn gửi thư bằng điện

Thư tín dụng được phát hành dước dạng nào có thể do doanh nghiệp tự dochọn lựa Ở đây doanh nghiệp lựa chọn phát hành dưới dạng Telex vì nhanh chóng và thuận tiện

c Doanh nghiệp mở Thư tín dụng theo loại Irrevocable L/C

Trang 11

Căn cứ điều 7 trong hợp đồng có quy định: Payment by irevocable L/C at sight advising through MAHATAN Bank favouring VICTORIA negotiable withany Bank in USA.

(50) Applicant: WEIXIN Trading Co., Ltd

Address: 456 Lach Tray Street HaiPhong VN

Tel: 084-31-826395

Fax: 084-31-593628

Vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ quy định người nhập khẩu phải mở L/C tại ngân hàng của mình trước một khoảng thời gian nhất định ngàygiao hàng để đảm bảo với người xuất khẩu là người nhập khẩu có khả năng thanh toán lô hàng Người làm đơn xin mở L/C phải là bên mua, tức người nhập khẩu nhằm đảm bảo với bên bán là bên mua có khả năng thanh toán

(59) Beneficiary: HUANGMINH TRADING Co., Ltd

Address: 123 NANJUNG Str.,BEIJING, CHINA

Term of shipment: CIF

Điều khoản 1 của hợp đồng đã nêu rõ giá bán là USD 275.0 per MT CIF HAIPHONG

Trang 12

(31D) Date and Place of Expiry: 21/03/2014

Ngày hết hạn hiệu lực phải sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp

lý Thới gian này lớn hơn hoặc bằng 21 ngày làm việc ( thường là 21 ngày ).Vậythời hạn hiệu lực của L/C là từ ngày giao hàng cộng thêm 21 ngày sẽ là ngày hếthiệu lực của L/C tức 21/03/2014

Nơi chấm dứt thời hạn hiệu lực của L/C là ở bên nước người bán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bán trong việc chủ động nhận thanh toán và để

tỏ sự thiện chí của bên mua

(44A) Shipment from: Shanghai port, China

Shipment to: HaiPhong port

Mặc dù hợp đồng không quy định việc vận chuyển hàng hoá từ cảng nào đến cảng nào nhưng để thuận tiện cho việc giao và nhận hàng thì người yêu cầu

mở L/C cần quy định rõ cảng dỡ là cảng Hải Phòng vì trụ sở chính của công ty WEIXIN(người mua, người nhập khẩu) là đặt tại Hải Phòng và cảng xếp là cảng Shanghai,China vì giá là giá CIF HAIPHONG

(44C) Lastest shipment date: 20/02/2014

Tại điều khoản 6 (Shipment) quy định vào ngày 20 tháng 2 năm 2014

(43P) Partial shipment: Not allowed

Trong hợp đồng không quy định việc giao hàng từng phần có được phép hay không Tuy nhiên, công ty chỉ mua 1500 tấn thép tấm cán nóng nên nếu có chỉ cần 1 chuyến là có thể giao hết toàn bộ lô hàng trên Nếu bên công ty Victoria giao thành nhiều lần sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì phải tốn chi phí nhận hàng nhiều lần và mất thời gian Vì vậy phải quy định trong L/C là việc giao hàng từng chuyến là không được phép

(43T) Transhipment: Not allowed

Trong hợp đồng không quy định việc chuyển tải có được phép hay không.Tuy nhiên, để tránh việc chuyển tải làm hư hỏng tổn thất hàng hóa, công ty quyết định quy định trong L/C là việc chuyển tải là không được phép

Description of goods and/or service:

Trang 13

Như đã mô tả trong hợp đồng tại điều khoản 1 price), điều khoản 2 (Specification) 3 (Parking) và 4 (Marking)

(46A) Documents required:

Việc lựa chọn các chứng từ cần thiết dựa vào điều khoản 8 trong hợp đồng

- Hoá đơn bán hàng phát hành bởi người bán gồm 3 bản gốc

- Xuất trình 2 trong số 3 bộ vận đơn đường biển hoàn hảo đã xếp hàng lêntàu và là vận đơn theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C, đã thanh toánphí vận chuyển

- Không có vận đường hàng không vì hàng hoá chỉ vận chuyển bằng đườngbiển từ cảng Singapore đến cảng Hải Phòng

- 3 bản gốc packing list

- Giấy chứng nhận xuất xứ cung cấp bởi nhà sản xuất

- Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng cung cấp bởi nhà sản xuất

- Chứng nhận của người xuất khẩu về việc 1 bản vận đơn gốc và 2 bảncopy của những giấy tờ trên đã được gửi cho người nhập khẩu bằng dịch

vụ chuyển phát nhanh trong vòng 5 ngày kể từ ngày phát hành B/L

- Chấp nhận giấy tờ của bên thứ ba

(47A) Special conditions:

Quy định thời gian mà bộ chứng từ phải được xuất trình để thanh toán nhưng trong hợp đồng không quy định rõ Theo UCP 500 nếu L/C không quy định rõ thời điểm xuất trình bộ chứng từ để thanh toán thì thời hạn hiệu lực của chứng từ thường là 21 ngày kể từ ngày giao hàng

“Document to be present within 21 days after the date of issurance the transport documents but within validity of the credit”

(71B) Charges: quy định những chi phí phát sinh khác

“All bank charges outside Vietnam including reimbursing bank charges are for account of Benificiary”

Tất cả những phí ngân hàng phát sinh ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ

do người hưởng lợi chịu

Trang 14

Trong hợp đồng không quy định rõ, hai bên có thể có những thỏa thuận khác Tuy nhiên theo thông lệ, chi phí phát sinh ở nước nào thì bên đó chịu.

(72) This L/C is subject to Uniform Customs and Practice for Documentary

Credit 2007 revision No.600 published by ICC

Quy định L/C phải tuân thủ theo quy định của UCP 600 tái bản năm 2007

do ICC phát hành về thư tín dụng

(78) Instruction to negotiating bank:

“Upon receiving the relatetive cable which is complied with the

conditions and terms of L/C we make payments as instruction of Negotiating bank”

Quy định việc thanh toán phải theo sự chỉ dẫn của ngân hàng trả tiền/ Ngân hàng chấp nhận/ Ngân hàng chiết khấu bằng điện SWIFT, trong đó thể hiện các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng này

Chỉ thị cho ngân hàng phát hành L/C: Phần chỉ thị của người nhập khẩu

cho ngân hàng mở L/C: ghi số tài khoản, số tiền mở L/C, trị giá của số tiền so với L/C, L/C được mở theo hợp đồng thương mại số, ngày , số điện thoại liên lạc, fax

Cuối cùng ghi ngày tháng năm làm đơn xin mở L/C và chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng, cùng với con dấu xác nhận của cơ quan

- Vì trong hợp đồng quy định L/C phải được mở trong vòng 7 ngày kể từ saungày hợp đồng được kí kết “This L/C shall be openned within 7 day aftersigning this contract”, nghĩa là trong khoảng 15/04/2013 đến 22/04/2013.Bởi vậy doanh nghiệp viết đơn xin mở L/C ngày 16/04/2013 đủ thời gian đểngân hàng kiểm tra và xem xét

Trang 15

PHẦN 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO

YÊU CẦU CỦA L/C

2.1 Cơ sở lý luận khi lập chứng từ thanh toán.

2.1.1 Tầm quan trọng của bộ chứng từ thanh toán

Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình là một nội dung thenchốt của L/C, bởi vì chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của Ngườixuất khẩu chứng minh rằng đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúngnhững quy định trong L/C Do vậy, Ngân hàng phát hàng L/C phải dựa vào đó

để tiến hành trả tiền cho Người xuất khẩu, nếu bộ chứng từ phù hợp với nhữngđiều quy định trong L/C

2.1.2 Yêu cầu khi lập bộ chứng từ

Về chứng từ, ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu người hưởng lợiL/C phải thoả mãn những điều kiện sau:

- Các loại chứng từ mà Người hưởng lợi L/C phải xuất trình Số loạichứng từ tối thiểu thường được quy định trong hợp đồng Trên cơ sở hợp đồngnày, Người nhập khẩu quy định cụ thể hoá các loại chứng từ mà người xuấtkhẩu phải xuất trình

- Số lượng bản chính và bản sao chứng từ của mỗi loại

- Yêu cầu ký phát các loại chứng từ đó như thế nào

Cụ thể, để được Ngân hàng thanh toán, chứng từ phải đảm bảo các điềukiện:

- Chứng từ phải đủ: L/C yêu cầu cần những loại chứng từ gì thì ngườixuất khẩu phải chuẩn bị từng ấy chứng từ, yêu cầu mỗi loại chứng từ cần baonhiêu bản, bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản sao thì người xuất khẩu cũngphải lập đủ số bản yêu cầu

Trang 16

- Chứng từ phải đúng: tính hợp lý của từng loại chứng từ, ngày ghi trênmỗi chứng từ, số tham chiếu cũng như nội dung của từng loại chứng từ phải phùhợp với nhau và phù hợp với những quy định trên L/C.

- Bộ chứng từ cần được lập trên cơ sở những quy định của thư tín dụng.Trên cơ sở đó, người hưởng lợi muốn được thanh toán phải xuất trình bộchứng từ phù hợp với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C Vìvậy có thể nói cơ sở để lập bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu đó chính

là L/C Chính vì lý do đó này mà trong L/C, người yêu cầu mở không nên đưaquá nhiều nội dung chi tiết và người yêu cầu mở L/C sẽ phải chịu rủi ro về sự

mơ hồ ghi trong đơn yêu cầu phát hành L/C

2.2 Đề nghị chỉnh sửa L/C ( mẫu 02) cho phù hợp.

- Trường 31D: thời hạn hiệu lực của L/C ghi : “131009 VIETNAM”

Sai vì ngày giao hàng là ngày 29/12/13 (theo trường 44C) do đó thời gian hếthạn như vậy là không hợp lý

Ta có thể sửa lại : “140119 VIET NAM” hết hạn sau 21 ngày kể từ ngày giaohàng

- Trường 45A: mô tả về hàng hóa chưa thật chính xác

Hàng chè xanh nên để dung sai cho hàng hóa vậy ghi “19 MT” là chưa hợp lýcần sửa thành “19 MT +/- 5%)

- Điều kiện cơ sở “ CIP KARACHI” là chưa đúng cần sửa lại : “ CIPKARACHI Incoterm 2010”

- Dẫn chiếu theo hợp đồng chưa ghi ngày của hợp đồng, căn cứ vào ngàyphát hành L/C 15/07/13 ta có thể ghi “ SALE CONTRACT NO 02TN/ATMDATE 08/07/13”

- Trường 32B : số tiền ghi trên L/C ghi: “USD1850.00”

Căn cứ theo trường 45A thì số tiền sẽ phải là 19x950=18050

Vậy phải sửa thành: “ USD 18050.00”

- Trường 43P: Vận chuyển từng phần ghi : “ ALLOWED”

Hàng chỉ có 19MT 1 container 40’ nên không thể vận chuyển từng phần

Trang 17

Sửa thành “ NOT ALLOWED”

- trường 43T: Chuyển tải ghi “ ALLOWED”

Trường 46A.5 có yêu cầu hàng hóa không được chuyển tải tại cảng nào do đóphải sửa thành “ NOT ALLOWED”

- Trường 46A.2: Hối phiếu ghi “ AT 90 DAYS AITER SIGHT”

Theo trường 42C thì hối phiếu là trả ngay nên ta phải sửa thành “ AT SIGHT”Dẫn chiếu số hiệu L/C là chưa chính xác phải sửa thành “ ACZ058246891”

- Trường 46A.2 : Dẫn chiếu số L/C chưa chính xác “ No 058246891”

Theo trường 20 phải sửa thành “ No ACZ058246891”

2.3 Lập bộ chứng từ thanh toán trên cơ sở L/C đã cho.

Bộ chứng từ thanh toán phải được lập theo qui định tại trường 46A của mẫuL/C Trong phạm vi đồ án môn học này em xin trình bày cách lập các chứng từsau:

1 Hoá đơn thương mại

2 Phiếu đóng gói hàng hóa

3 Vận đơn đường biển

4 Hối phiếu thương mại

5 Giấy chứng nhận xuất xứ

6 Giấy chứng nhận bảo hiểm

Trang 18

2.4 Giải thích cách lập từng loại chứng từ

2.3.1 Hoá đơn thương mại (Commercial invoice):

Hoá đơn là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán Nó là yêu cầu của ngườibán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn Hoá đơnnói rõ đặc điểm hàng hoá đơn giá và tổng giá trị hàng hóa

Hoá đơn được xuất trình cho ngân hàng mở L/C để đòi tiền hàng Hoáđơn được xuất trình cho cơ quan hải quan để tính thuế nhập và thuế xuất hàng,được xuất trình cho cơ quan bảo hiểm khi mua bảo hiểm cho hàng hoá

*) No and date of invoice (số và ngày của hoá đơn):

- Số của hóa đơn: Mỗi hóa đơn có 1 số riêng, được định bởi nhà xuấtkhẩu:

No of Invoice: 654321

- Ngày của hoá đơn: là ngày lập hoá đơn (phải trước ngày giao hàng):

Date of Invoice: 22/12/2013

*) Shipper/ exporter (người gửi hàng hay người xuất khẩu):

Đây chính là người hưởng lợi được ghi trong L/C ở trường số 59:

THAI NGUYEN IMPORT EXPORT COMPANY,

25 HOANG VAN THU STREET THAI NGUYEN TOWN THAI NGUYEN PROVINCE VIETNAM

*) For account and risks of Mrss (người nhận hàng):

Đây chính là người phải nhận hàng hay là người nhập khẩu, cũng chính làngười mở L/C, đã được ghi trong L/C tại trường 50:

KARACHI TEA CENTER

NARANKARI BAZAR, RAWALPINDI

*) Notify party (thông báo cho bên):

SAME AS CONSIGNEE

Thông báo cho người nhận hàng

*) Payment (thanh toán):

Trang 19

By Irrevocable L/C

Draf at SIGHT

Theo trường 40A của L/C quy định loại thư tín dụng là:

“IRREVOCABLE” Theo trường 42C của L/C quy định: “DRAFT AT SIGHT”.

Phương thức thanh toán là bằng L/C không hủy ngang, trả ngay

*) Port of loading (cảng xếp hàng):

Theo trường 44A của L/C: ANY PORT IN VIETNAM

Vậy ta chọn và ghi : HAIPHONG PORT, VIETNAM

*) Final destination (cảng dỡ hàng):

Theo trường 44B của L/C: KARACHI SEAPORT

*) Carrier (người chuyên chở): ABC Lines

Hãng tàu do người xuất khẩu thuê để chuyên chở hàng hóa bằng đườngbiển

*) Sailing on or board (ngày cuối cùng của việc giao hàng): 29/12/2013

Theo trường 44C của L/C thì ngày giao hàng muộn nhất là: 131229

(30/08/12)

*) Remark: Letter of credit No ACZ058246891 Dated 15/07/13

L/C không quy định nhưng các chứng từ nên ghi số và ngày của L/C (ghitheo trường 20 và 31C của L/C)

*) Mark and No of packages: Mục này ghi theo trường 45A của L/C

01 contaier 40’ 19 MT (760 carton box)

*) Description of goods (mô tả hàng hoá): Theo trường 45A của L/C:

VIETNAM GREEN TEA SPECIAL GRADE

*) Quantity unit (số lượng đơn vị): Theo trường 45A của L/C:

19 MT

*) Unit price: Theo trường 45A của L/C

USD 950 PER MT CIP KARACHI

*) Amount: Lấy khối lượng nhân với đơn giá

USD 18050

*) Total: Ghi tổng giá trị hóa đơn bằng chữ và bằng số

Trang 20

In figure: USD 18050

In word: US Dollars eighteen thousand and fifty

*) Signature (chữ ký của bên bán): Theo quy định tại trường 46A của L/C,

hóa đơn phải có chữ ký

2.3.2 Đơn bảo hiểm

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người đượcbảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiếtquan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm Trong mối quan hệ này,

tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì rủi ro mà hai bên

đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp chongười bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm

Vai trò của chứng từ bảo hiểm:

- Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyếtnhững rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế

- Giải quyết phần nào thiệt hại xảy ra trong vận tải đường biển vì bảohiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng

*) No (số của giấy chứng nhận bảo hiểm): BH28254

*) Name of assured (tên người được bảo hiểm):

Trường 45A của L/C có ghi bán hàng theo điều kiện CIP, theo đó ngườibán sẽ là người mua bảo hiểm cho hàng hóa được xuất khẩu, nếu hàng hóa cóxảy ra tổn thất thì bên nhập khẩu là người đi khiếu nại đòi bồi thường Do đó, ônày sẽ ghi tên của người xuất khẩu

THAI NGUYEN IMPORT EXPORT COMPANY,

25 HOANG VAN THU STREET THAI NGUYEN TOWN THAI NGUYEN PROVINCE VIETNAM

*) Name and/ or No of vessel/ flight (tên và số hiệu của tàu) : Diamond

Falcon DF741

Ghi theo thông tin trên hợp đồng thuê tàu

Trang 21

Căn cứ vào vận đơn để ghi số vận đơn.

*) From (cảng xếp):

Theo trường 44A của L/C: ANY PORT IN VIETNAM

Vậy ta chọn và ghi : HAIPHONG PORT, VIETNAM

*) Goods insured : VIETNAM GREEN TEA SPECIAL GRADE

*) Amount insured (số tiền bảo hiểm): USD 19855

L/C không qui định nhưng ta mua bảo hiểm với 110% giá CIP

*) Premium (phí bảo hiểm): USD 3.971

Phí bảo hiểm = tỷ lệ phí bảo hiểm x số tiền bảo hiểm = 0.02%* 19855 = 3.97USD

Bảo hiểm mặt hàng này chịu thuế VAT 5%

*) Premium rate (tỷ lệ phí bảo biểm): 0.02%

Theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro, tỷ lệ phía bảo hiểm cho mặt hàng này

là 0,02%

*) Total amount (tổng số tiền bảo hiểm): 4.17 USD

Bao gồm phí bảo hiểm và thuế VAT: 3.97 + 5% x 3.97 = 4.17 USD

*) Condition or special coverage: All risk

*) In the event of lots or damage apply to survey to (nơi và cơ quan giám định): VINACONTROL

54 TRANNHANTONG STREET, HANOI, VIETNAM

Chọn Vinacontrol Hà Nội vì đây là một công ty có danh tiếng và uy tíntrong việc giám định

Ngày đăng: 23/04/2014, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w