1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học

122 697 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 6,35 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ DINH DƯỠNG 1.1. Khái niệm về văn hóa ẩm thực: [1] 1.1.1. Khái niệm văn hoá: 1.1.1.1. Định nghĩa văn hóa: Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hoá như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hoá như một lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch công chức của mình. Khi nói về vấn đề văn hoá, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về văn hóa. Nhưng chung quy lại có thể cho rằng, văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hóa là do con người sáng tạo ra, thông qua các hoạt động của chính mình. Theo quan niệm của UNESCO (Uỷ ban giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc có nêu: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng”. Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất (hay văn hóa vật thể), và văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể). Trong quá trình hoạt động sống, con người đã tạo nên nền văn hóa vật chất, thông qua quá trình tác động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần tuý, như việc con người biết chế tạo công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà ở, cầu đường giao thông, đền đài,… Còn nền văn hóa tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay bằng những cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác vô cùng phong phú và sinh động. 1.1.1.2. Đặc điểm của văn hóa: Từ cách hiểu văn hóa như trên, chúng ta thấy văn hóa gồm một số đặc điểm sau: 1[] : ThS. Nguyễn Nguyệt Cầm (2006),Giáo trình văn hóa ẩm thực, NXB Hà Nội SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 1 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học Thứ nhất, văn hóa là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hóa. Từ đó, văn hóa là đặc trưng cơ bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí cơ bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hóa xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hóa cũng là kết quả của sự thích nghi ấy. Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị chân-thiện-mỹ. Thứ ba, văn hóa bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần. Thứ tư, văn hóa không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường người ta nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hóa. 1.1.2. Khái niệm ẩm thực: Theo từ điển Tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”. Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo,… nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử… nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, những quan niệm về ăn uống cũng khác nhau…từ đó hình thành những tập quán, phong tục về ăn uống khác nhau. Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lúc đó, để giải quyết nhu cầu ăn, con người hoàn toàn dựa vào những cái sẵn có trong thiên nhiên nhặt, hái, lượm được. Đó là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống”. Tuy nhiên đó là bước đường tất yếu của loài người phải trãi qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp vệ sinh hơn, có văn hóa hơn”. 1.1.3. Khái niệm về văn hóa ẩm thực: Từ cách hiểu văn hóa ẩm thực như trên, khi xem xét văn hóa ẩm thực phải xem xét ở hai góc độ: Văn hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóa tinh thần (là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh… của các món ăn đó). Như TS.Trần Ngọc Thêm đã từng nói “Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên của con người”. Khái niệm văn hóa ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ. Chúng ta có thể hiểu văn hóa ẩm thực như sau: “Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người, những cách ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 2 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các món ăn; cách thức thưởng thức món ăn… Nói như vậy từ xa xưa, người Việt Nam đã chú ý đến văn hóa ẩm thực, “Ăn trong nồi, ngồi trong hướng” đâu chỉ là vật chất mà còn là ứng xử với gia đình – xã hội. Con người không chỉ biết “Ăn no mặc ấm” mà còn biết “Ăn ngon mặc đẹp”. Trong ba cái thú: “Ăn – Chơi - Mặc” thì cái ăn được đặt lên hàng đầu. Ăn trở thành một nét văn hóa, và từ lâu người Việt Nam đã biết giử gìn những nét văn hóa ẩm thực của dân tộc mình. 1.2. Ẩm thực nhìn từ các góc độ: 1.2.1. Dưới góc độ văn hóa: Dưới góc độ văn hóa, ẩm thực được xem như là những nét truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương. Ăn uống là một thành tố quan trọng tạo nên phong vị dân tộc, phong vị quê hương. Nó lưu giữ và tạo nên những nét riêng của vùng miền. Món ăn của địa phương nào mang đặc điểm văn hóa truyền thống của địa phương đó và có tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, vào cách ứng xử của mỗi cộng đồng người, mỗi con người. Bởi đặc trưng của món ăn, lối ăn được tạo nên từ những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội… của từng vùng, từng quốc gia. Ví dụ: Huế là mảnh đất cố đô với điều kiện sống vương giả của tầng lớp quý tộc đã tạo nên một phong cách ăn tỉ mỉ, cầu kì và có phần đài các. Còn với vùng đất mới Nam Bộ thì lại hoàn toàn khác. Những con người Nam Bộ là những người đi khai hoang lập ấp, điều kiện sống không ổn định, nay đây mai đó. Do vậy, họ không cầu kì lắm trong ăn uống, họ tận dụng tất cả những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để chế biến các món ăn của mình. Cách thức chế biến cũng đơn giãn, chủ yếu nướng, ăn uống xô bồ chứ không “thỏ thẻ”, “lãng mạn” như Huế. Chính những khác biệt trong cách ăn, lối ứng xử là cái tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, của địa phương và của vùng miền. Văn hóa ẩm thực được xem là một thành tố quan trọng góp phần tạo nên sự phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. 1.2.2. Dưới góc độ xã hội: Ẩm thực được coi là nét đặc trưng để phân biệt giai tầng trong xã hội. Mỗi tầng lớp trong xã hội có điều kiện sống khác nhau nên có những món ăn và cách thức ăn riêng. Thông thường ăn uống được chia làm 3 loại ứng với 3 tầng lớp cơ bản trong xã hội: • Ăn uống cung đình của tầng lớp quý tộc, • Ăn uống bình dân của tầng lớp lao động, • Ăn chay của tầng lớp tăng ni, phật tử. SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 3 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học Ngày nay, cuộc sống đã có nhiều biến đổi, các món ăn cũng không còn được “phân tầng” như trước nữa và người bình thường cũng ăn chay, người giàu có cũng vẫn ăn những món ăn bình dân. Song nhìn vào cách thức ăn, cách chọn món ăn, cách thức chế biến, chúng ta cũng thấy rõ họ thuộc tầng lớp nào. Ăn uống là một vấn đề lớn được xã hội quan tâm bởi nó luôn gắn liền với sự sống của con người. Con người cố gắng học tập, lao động trước tiên là nhằm đáp ứng đầy đủ và đáp ứng tốt nhu cầu ăn uống sau mới tính đến những nhu cầu khác. Dân ta có câu: “Có thực mới vực được đạo”. Hầu hết các tờ báo, tạp chí đều đề cập đến văn hóa ẩm thực, được nhiều người am hiểu và được toàn xã hội quan tâm. Có người còn nói rằng, mọi mặt đời sống thường ngày, tính cách con người, văn hóa, tri thức,… đều được phản ánh qua chuyện ăn uống. Vì vậy có câu: “Hãy cho tôi biết anh thường xuyên thích ăn món gì, tôi sẽ có thêm cứ luận để nói rõ cho anh biết anh là người thế nào”. [2] Tính xã hội còn được thể hiện trong ăn uống là nếp sống gia đình. Nhìn vào cách ăn uống của mỗi gia đình ta có thể thấy được các thành viên trong gia đình đó cư xử với nhau như thế nào, có nề nếp gia phong hay không. Như vậy, ăn uống là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn. Nó là dấu hiệu để biết sự phát triển, sự thay đổi và phát triển của kinh tế xã hội. 1.2.3. Dưới góc độ y tế: Ăn uống được coi là một trong những yếu tố mang lại sức khoẻ cho con người. Ăn uống được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu, phục vụ cho quá trình sống bởi dinh dưỡng là nguồn cung cấp và tạo năng lượng cho quá trình lao động, là nguyên liệu để xây dựng, cấu thành tu bổ cho các tổ chức cơ thể, là chất liệu điều tiết, duy trì chức năng sinh lý, sinh hóa bình thường. Sự cung cấp dinh dưỡng hợp lý là tiền đề quan trọng để phát triển cơ thể, bảo vệ sức khoẻ. Ăn uống phải nhằm mục đích cuối cùng là làm cho con người khoẻ mạnh, có sức bền bỉ, dẻo dai, nhanh nhẹn để lao động có hiệu quả, đạt năng suất cao. Do vậy, ăn uống trước hết phải dựa trên cơ sở khoa học nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, nhu cầu nước uống, nhu cầu năng lượng, nhu cầu đạm, béo, ngọt, vitamin và chất khoáng. Món ăn trước hết phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu trên sau đó mới tính đến mùi vị, hình thức trình bày… 2[] : http://www.hanoi.gov.vn/hnpforum/viewthread?thread=25 SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 4 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học Các món ăn ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng, nó còn có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh. Y học cổ truyền đã có câu: “Y thực cùng nguồn” để nhấn mạnh việc chữa bệnh và ăn uống quan trọng như nhau. Bởi thức ăn có quan hệ mật thiết đối với con người nên các danh y đều chủ trương “chữa bệnh theo thuốc than không bằng chữa bệnh theo ăn uống”. Danh y Tuệ Tĩnh nói: “Ăn là cách dùng thuốc hay nhất”. Như vậy, ăn uống hợp lý, dinh dưỡng tốt sẽ tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng làm cho con người khoẻ mạnh, loại trừ bệnh tật. 1.2.4. Dưới góc độ kinh tế dịch vụ, du lịch: Việt Nam - một vùng đất có nhiều địa danh là di sản văn hóa của nhân loại, là mảnh đất thiên nhiên rất tươi đẹp, hữu tình, là quê hương của dân tộc anh hùng, đang lưu truyền một nền văn hóa đậm đà bản sắc riêng…Tất cả đã tạo nên một điểm đến vừa bình yên vừa hấp dẫn, thu hút biết bao du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Để đón tiếp những du khách viễn du đến tham quan địa điểm nào đó, diều tất yếu chúng ta phải có sự đầu tư cho các cơ sở hạ tầng như xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ hướng dẫn tham quan, ăn uống, mua sắm, giải trí,… Khi đi du lịch, bất cứ khách nào cũng đều có nhu cầu cơ bản về mặt sinh lý (ăn, ngủ, nghỉ, dưỡng). Hơn nữa nhu cầu ăn uống khi đi du lịch lại luôn cao hơn nhu cầu thường ngày, vì đây là dịp để họ hưởng thụ, thưởng thức những món ăn ngon, mới lạ. Du khách lúc nào cũng có tâm lý dễ dàng chấp nhận mức giá cao hơn mức thường ngày. Bởi vậy, đây là nguồn nguyên liệu nếu được khai thác tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ du khách sẽ đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp kinh doanh. Như vậy, kinh doanh dịch vụ ăn uống thông qua các món ăn đặc sản, các món ăn truyền thống là hình thức kinh doanh nguồn tài nguyên nhân văn của một vùng dưới hình thức sản phẩm du lịch. Du khách đi du lịch không chỉ tìm kiếm, khám phá, thưởng thức vẻ đẹp phong cảnh,… mà còn thưởng thức những tinh hoa qua các bữa ăn mang đậm đà sắc thái địa phương. Do đó, hoạt động kinh doanh ăn uống cần được chú trọng phát triển và khai thác đúng giá trị văn hóa như thế sẽ đem lại nguồn kinh tế lớn. Chính vì đem lại những lợi ích như vậy mà văn hóa ẩm thực còn là một phương tiện truyền bá cho hình ảnh đất nước, cho du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống. Đây được xem là hình thức quảng bá hữu hiệu nhất bởi thông qua việc quảng cáo bằng ẩm thực chúng ta vừa quảng cáo được cho hình ảnh món ăn, vừa quảng cáo được cho thương hiệu của nhà hàng chế biến món ăn đó, vừa quảng cáo cho hình ảnh đất nước, nền văn hóa đất nước và đó chính là hình thức quảng bá cho du lịch Việt Nam. SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 5 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học 1.3. Biểu hiện của văn hóa ẩm thực: 1.3.1. Qua góc độ vật chất: Biểu hiện của văn hóa ẩm thực qua góc độ vật chất chính là những món ăn, thức uống với thành phần nguyên liệu, số lượng, màu sắc, mùi vị, sự sắp xếp chúng trong các bữa ăn mà không tính đến nghệ thuật chế biến, nghệ thuật sắp đặt, ý tưởng thể hiện, cách thưởng thức… Những món ăn, thức uống này được chế biến từ những nguyên liệu thực phẩm khác nhau trong cuộc sống. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các sản phẩm đó thông qua những món ăn dân tộc và món ăn trên thế giới. Ví dụ: bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt Nam, có trong các dịp lể tết, được làm rất công phu từ lá gói bánh là lá dong phải chọn lá bánh tẻ, đến các nguyên liệu như gạo nếp phải là nếp cái hoa vàng, đỗ xanh phải là đỗ hạt tiêu vàng lòng. Những nguyên liệu này được đãi thật kỹ để riêng, thịt lợn làm nhân bánh ngon phải là thứ thịt ba chỉ có cả nạc và mỡ, hạt tiêu. Bánh chưng được gói hết sức cẩn thận vuông thành sắc cạnh bằng lạt được làm từ cây tre, muốn bánh thơm dẻo thì phải đun bằng củi và sử dụng nước mưa để luộc. 1.3.2. Qua góc độ tinh thần: Văn hóa ẩm thực thể hiện qua góc độ tinh thần chính là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến món ăn, ý nghĩa biểu tượng tâm linh, cách trang trí món ăn, …Qua cách ăn uống cũng thể hiện được nét văn hóa của dân tộc. Chẳng hạn với chiếc bánh chưng: bánh hình vuông biểu trưng cho hình ảnh đất nước, tượng trưng cho đất, biểu trưng cho bốn phương cùng một nhà. Nhân bánh bằng thịt lợn tượng trưng cho động vật, đỗ xanh biểu trưng cho thực vật, lá dong gói bánh có màu xanh của đồng cỏ, dây buộc lấy từ cây tre. Tất cả những nguyên liệu này đều được nuôi, trồng trên mảnh đất quê hương Việt Nam. Chiếc bánh chưng cũng còn là sự biểu trưng cho lòng dũng cảm, yêu hòa bình như trong sự tích “bánh chưng bánh dày”. 1.4. Văn hóa ẩm thực Việt Nam: 1.4.1. Đặc điểm chung: Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 6 Hình 1.1: Món ăn Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò v.v. Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như chó, dê, rùa, thịt rắn, ba ba thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại rau, đậu tương tuy trong cộng đồng thế tục ít người ăn chay trường, chỉ có các sư sãi trong chùa hoặc người bị bệnh buộc phải ăn kiêng. Ẩm thực Việt Nam còn đặc trưng với sự trung dung trong cách phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v.; gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, thính, bỗng rượu, giấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa v.v. Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển", như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Đây cũng là nền ẩm thực sử dụng thường xuyên nước mắm, tương, tương đen (còn gọi là xì dầu). Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm và nồi cơm chung, từ xưa đến nay biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt. Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật v.v). Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ thân, món ăn Việt ăn SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 7 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này càng ngày càng phai nhòa và trở nên ít bản sắc trong thời hội nhập. 1.4.2. Những nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam: 1.4.2.1. Tính tổng hợp: Trong lối ăn của người Việt, tính tổng hợp được thể hiện trước hết là trong cách chế biến thức ăn. Các món ăn Việt Nam hầu hết đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp giữa các loại rau, gia vị, tôm, cá hoặc thịt gia súc với nhau. Từ các món ăn bình dân như xôi, phở,… cho đến các món ăn cầu kỳ như bánh chưng, chả giò… hay đơn giản như rau sống, nước chấm cũng được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Sự tổng hợp này có tác dụng bổ sung lẫn nhau, cho chúng ta những món ăn có đủ mọi chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, chất bột, khoáng,…không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn tạo nên một hương vị vừa độc đáo, ngon miệng, vừa nồng nàn khó quên của các vị: mặn – béo – chua – cay - ngọt và có sự hài hòa giữa các màu: đen - đỏ - xanh - trắng – vàng. Ví dụ điển hình cho tính tổng hợp này là một tô phở, bạn sẽ có đạm của thịt, tinh bột của bánh phở, khoáng và sơ của các loại rau giá, béo của mỡ bò, ; hương vị thì tuyệt vời, nước dùng thì ngọt từ cái ngọt của tuỷ xương, thơm mùi thịt bò, cay cay của ớt đỏ, thơm nhẹ của các loại rau thơm; món ốc nấu không chỉ có ốc mà còn có thêm đậu phụ, thịt, mỡ, chuối xanh, rau tía tô,… Tính tổng hợp còn được thể hiện ngay trong cách ăn. Mâm cơm của người Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá, thịt, đồ xào, luộc, kho, Bữa ăn là quá trình tổng hợp của nhiều món ăn, trong một chén ăn đã có đủ cơm, canh, rau và thịt. Điều này khác hẳn cách ăn lần lượt đưa ra của người phương Tây – ăn hết món này rồi mới đem món khác ra. Cách ăn của người Việt đã tác động vào các giác quan (thị giác, khướu giác, xúc giác, thính giác và vị giác): mũi ngửi mùi thơm ngào ngạt từ món ăn đem ra, mắt nhìn màu SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 8 Đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Tính tổng hợp Tính cộng đồng và tính mực thước Tính biện chứng, tính linh hoạt Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học sắc hài hòa của bàn ăn, lưỡi thưởng thức món ăn, tai nghe tiếng giòn của thức ăn ùa đôi khi nếu dùng tay để ăn thì càng thấy ngon hơn. 1.4.2.2. Tính cộng đồng và tính mực thước: Tính cộng đồng trong ăn uống đòi con người phải có văn hóa giao tiếp_văn hóa ăn uống. Người Việt từ xưa sống trong một làng xã, họ luôn sống chung từ gia đình nhỏ đến dòng họ, gia đình lớn và ra đến cộng đồng làng xã. Vì vậy, họ có nhu cầu ăn chung, làm cho các thành viên trong gia đình có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, do đó phải ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn. Đó chính là lý do mà ông cha ta thường dạy con cháu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm dương, đòi hỏi người ăn không ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, người Việt Nam mỗi khi được mời cơm thì một mặt phải ăn sao cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà nhưng mặt khác cũng phải chừa lại một ít thức ăn để chứng tỏ mình không phải là người đói khát, tham ăn. Bữa ăn nói lên một tính chất cộng đồng các ngôi vị gắn kết với nhau qua việc chia sẻ bữa ăn. Trong bữa ăn, bao giờ cũng quy tụ hầu hết mọi thành viên, từ ông bà con cái đến cháu chắt, nếu cùng ở chung trong một nhà. Ðể bắt đầu bữa ăn người công giáo thường đọc kinh "Lạy Cha" để cầu xin Chúa thánh hoá bữa ăn, và cũng để cầu xin cho mọi thành viên tham dự bữa ăn hôm đó. Trong cách ăn cũng có nhiều đặc điểm đáng nói. Việc ăn uống trước tiên là lời mời, càng bé càng mời nhiều người. Việc mời không chỉ dừng lại ở việc lễ phép, nhưng còn biểu lộ một tâm tình biết ơn. Thực vậy, ca dao Việt Nam có câu “ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi” nói lên ân nghĩa đối với những nơi, những người đã giúp ích cho mình ít nhiều. Lời mời càng không thiếu khi cha mẹ và các anh chị là những người vất vả “chân lấm tay bùn”, “ăn lúa tháng năm, trông trăng rằm tháng tám”. Chia nhau những vất vả, sẻ cho nhau những niềm vui. Trong bữa cơm, nơi gặp gở gia đình, hiệp thông với nhau cách tròn đầy tình nghĩa. Như trái cam, mẹ đi chợ mua về, nghĩ tới ba, vất vả ngoài đồng. Ba nghĩ tới con, tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” dành lại đem về cho con. Con nghĩ tới mẹ “một sương, hai nắng”, đem về gửi mẹ. Trái cam đi hết một vòng lớn hơn quả đất, rộng hơn biển cả. “Bát cơm và nắng chan sương Ðói no con mẹ sẻ nhường cho nhau” SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 9 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học Những người ở đồng ruộng mới thấu hiểu “chén cơm, bồ lúa” có giá trị kinh tế thế nào trong gia đình. Bao nhiêu thứ tiền, từ ăn đến học, chỉ trông vào bồ lúa. Hoàn cảnh gia đình cũng trồi sụt theo từng vụ mùa. Thế nên người Việt Nam mỗi khi nhớ về mẹ cha hay quê hương thường nhắc đến một chút nào đó ẩn hiện hơi hướng cánh đồng. “Ðằng sau những dấu chân chim Là cả một đời khó nhọc Mẹ đưa bàn tay gầy guộc Ðỡ về từng giọt sương mai” (Hiếu Dũng). Những đứa con lớn lên, rồi trưởng thành, xa mẹ cha, ai là người không nhớ: "Khi con biết đòi ăn Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo" (Thanh Nguyên). Từ bàn ăn trần thế có thể hiểu bàn tiệc Thánh Thể trong một môi trường như thế, thật không xa. Nếu là bữa tiệc các thành viên trong gia đình còn đông đủ hơn nữa. Ở các địa phận miền Bắc, có những truyền thống rất đáng trân trọng. Ví dụ tại địa phận Bùi Chu. Vào mỗi dịp chầu lượt tại Giáo Xứ, những người bà con thân thuộc, từ nhiều nơi quy tụ về. Không chỉ dừng lại ở việc chầu Thánh Thể, nhưng còn là một bàn tiệc hiệp thông với mọi người trong đại gia đình. Hầu như nhà nào cũng thức từ tối hôm trước, chuẩn bị những bàn ăn cho mọi người thân vào ngày chầu hôm sau. Dù có đi đâu, cũng cố gắng trở về quê vào dịp ấy, ý nghĩa ngày tết thế nào, ngày chầu cũng mang ý nghĩa như vậy. Họ đến với Chúa và đến với nhau, những buồn giận, dịp này cũng là để hoà giải, thông cảm, sẻ chia. Ðây cũng là dịp họ hàng ở xa, có dịp gặp gỡ nhận ra nhau là anh em chú bác. Giận nhau thường người Việt Nam không ăn chung với nhau, bởi lúc ấy “cơm chẳng lành, canh chẳng ngon”, mà mỗi người chia nhau một bếp. Cho nên, khi đồng ý ngồi lại với nhau để dùng chung một mâm cơm, là bắt đầu đi vào cuộc hòa giải “Bát cơm ấm áp thơm tho, canh rau cũng mát, cá kho cũng hiền”. Tính cộng đồng trong bữa ăn được thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén nước mắm. Các món ăn khác có thể có người ăn, người không ăn, còn nồi cơm, nước mắm thì ai cũng phải ăn, cũng phải chấm. Vì ai cũng dùng cho nên chúng trở thành thước đo sự ý tứ cho trình độ văn hóa của con người trong việc ăn uống và là biểu tượng cho tính cộng đồng SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 10 [...]... lịch, cao sang, quý phái rất riêng Với bề dày lịch sử dưới chế độ phong kiến nên cái ăn, cái mặc, nề nếp sinh hoạt từ giai đoạn này đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây với lối sống khoan hòa, nhân ái, cư xử tế nhị, mềm mỏng Chính phong cách Huế này SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 21 Luận văn tốt nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa đã nâng lên thành nghệ thuật, nghệ thuật ẩm thực... dùng để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày lễ tết đầu năm mới với ý nghĩa thiêng liêng, cao cả của nó [5] 5[] : Nguyễn Đức Khoa (2007),Tìm hiểu các món ăn dân tộc cổ truyền Việt Nam-NXB Trẻ SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 15 Luận văn tốt nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa 1.5.2 Yếu tố địa lý:  Miền Bắc: - Về vị trí địa lý: Vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế... đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm; một trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê… • Đối với thịt gà: nhất phao câu, nhì đầu cánh…  Mỗi loại thức ăn lại có giá trị trạng thái khác nhau: 3[] : http://www.mangamthuc.com/van-hoa-am-thuc.asp SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 11 Luận văn tốt nghiệp họcNghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa Tôm nấu sống, bống để ươn; bầu già thì ném xuống ao, bí già thì đóng... nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa Protein chiếm 19% trọng lượng cơ thể Do đó, protein là thành phần không thể thiếu của mọi cơ thể sống, chúng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển, duy trì sự sống và phục hồi của tế bào và các mô Có thể nói protein có liên quan đến mọi chức phận sống của cơ thể: tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết, hoạt động thần kinh  Giá trị sinh học. .. học quan trọng khác SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 26 Luận văn tốt nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa Tham gia cấu trúc cơ thể: đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào cũng như trong mọi hoạt động sống của tế bào Ngoài ra, còn là dự trữ năng lượng, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi nhiệt độ và những va chạm cơ học Lipid còn được sử dụng để chế biến thức ăn tạo ra hương vị thơm ngon... văn tốt nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa + Pho mai : 30 – 50 + Đậu phộng : 58 – 74  Nhu cầu Lipid: - Theo WHO và FAO (1993), đối với người trưởng thành tối thiểu đạt 15% năng lượng khẩu phần, và tối đa là 30% - Lượng acid béo no không vượt quá 10% tổng số năng lượng, acid béo không no phải đảm bảo từ 4-10% năng lượng - Cholesteron trong khẩu phần nên khống chế ở mức dưới 300mg/ngày... răng, xương dễ gãy và khó hồi phục − Nguồn cung cấp: Vitamin D có nhiều trong nghêu, sò, ốc, hến, cua, cá, sữa… SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 31 Luận văn tốt nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa − Trên da người có tiền vitamin D, dưới tác dụng của tia tử ngoại sẽ thu được vitamin D, vì vậy người ta chữa cho trẻ con bị còi xương do thiếu vitamin D bằng cách tắm nắng  Vitamin E Hình 1.7: Công... nên tăng cường chất sắt trong khẩu phần ăn SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 35 Luận văn tốt nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa − Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là một bênh dinh dưỡng có tầm quan trọng lớn, tuy ít khi gây tử vong nhưng nó làm cho hàng triệu người ở trong tình trạng yếu đuối, trẻ em học kém do thiếu máu gây buồn ngủ và thiếu tập trung Thiếu máu đặc biệt gây nguy hiểm cho phụ nữ... Nam Bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp với nhiều dân tộc, các làng văn hóa Đông Tây” Cơ cấu bữa SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 18 Luận văn tốt nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa ăn của người Việt Nam Bộ có sự thay đổi Nếu ở đồng bằng Bắc Bộ, cơ cấu bữa ăn là cơm + rau + cá thì ở Nam Bộ tương quan các thành phố có sự thay đổi Nguồn tài nguyên thủy sản ở... biển”, họ đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ven biển Người dân miền Bắc không chú trọng đến việc tập trung đánh cá ngoài SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 19 Luận văn tốt nghiệp học Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa khơi mà chủ yếu tận dụng ao, hồ, đầm để khai thác thủy sản, nhưng phương thức canh tác chính của người nông dân vẫn là trồng lúa nước Do đất đai không nhiều nên để tận dụng thời . Trang 5 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học 1.3. Biểu hiện của văn hóa ẩm thực: 1.3.1. Qua góc độ vật chất: Biểu hiện của văn hóa ẩm thực qua góc độ vật chất chính là. Trang 4 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học Các món ăn ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng, nó còn có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh. Y học cổ truyền đã có câu: “Y. Việt ăn SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh Trang 7 Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này càng ngày càng phai nhòa

Ngày đăng: 23/04/2014, 05:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Bản đồ - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 1.2 Bản đồ (Trang 16)
Bảng 1.1: Lượng protein trong một số loại thực phẩm thông dụng Tên thực - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 1.1 Lượng protein trong một số loại thực phẩm thông dụng Tên thực (Trang 26)
Hình 1.5: Công thức cấu tạo Hình 1.6: Nguồn thực phẩm Hình 1.4: Nguồn thực phẩmHình 1.3: Công thức cấu tạo - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 1.5 Công thức cấu tạo Hình 1.6: Nguồn thực phẩm Hình 1.4: Nguồn thực phẩmHình 1.3: Công thức cấu tạo (Trang 31)
Hình dạng Cuốn dài và có dạng hình  ống, đôi khi hình vuông - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình d ạng Cuốn dài và có dạng hình ống, đôi khi hình vuông (Trang 49)
Bảng 2.3: Thành phần các axit amin không thay thế trong thịt [13] - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.3 Thành phần các axit amin không thay thế trong thịt [13] (Trang 53)
Bảng 2.4: Chỉ tiêu cảm quan của thịt lạnh đông (theo TCVN 7074:2002) Tên chỉ tiêu Yêu cầu theo TCVN 7074 : 2002 - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.4 Chỉ tiêu cảm quan của thịt lạnh đông (theo TCVN 7074:2002) Tên chỉ tiêu Yêu cầu theo TCVN 7074 : 2002 (Trang 56)
Bảng 2.7: Chỉ tiêu vi sinh vật của thịt lạnh đông (TCVN 7074:2002) - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.7 Chỉ tiêu vi sinh vật của thịt lạnh đông (TCVN 7074:2002) (Trang 56)
Bảng 2.11: Yêu cầu cảm quan của tôm (theo TCVN 3726:1989) Tôm nguyên liệu (TCVN 3726 : 1989) - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.11 Yêu cầu cảm quan của tôm (theo TCVN 3726:1989) Tôm nguyên liệu (TCVN 3726 : 1989) (Trang 60)
Bảng 2.12: Chỉ tiêu vi sinh của tôm (TCVN 5289 – 1992) - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.12 Chỉ tiêu vi sinh của tôm (TCVN 5289 – 1992) (Trang 61)
Hình 2.4: Ghẹ - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.4 Ghẹ (Trang 61)
Bảng 2.15: Thành phần hóa học của củ sắn - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.15 Thành phần hóa học của củ sắn (Trang 63)
Bảng 2.18: Chỉ tiêu hóa lý của đường (TCVN 6958 - 2001) - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.18 Chỉ tiêu hóa lý của đường (TCVN 6958 - 2001) (Trang 68)
Hình 2.15: Tiêu - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.15 Tiêu (Trang 69)
Bảng 2.20: Thành phần nguyên liệu - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.20 Thành phần nguyên liệu (Trang 70)
Hình 2.17: Bỏ nhân vào bánh tráng Hình 2.18: Gấp hai đầu lại - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.17 Bỏ nhân vào bánh tráng Hình 2.18: Gấp hai đầu lại (Trang 71)
Hình 2.21: Chiên chả giò - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.21 Chiên chả giò (Trang 72)
Hình 2.24: Chả giò rế con tôm Hình 2.25: Chả giò rế tôm cua - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.24 Chả giò rế con tôm Hình 2.25: Chả giò rế tôm cua (Trang 79)
Bảng 2.23: Giá trị dinh dưỡng của chả giò Tôm - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.23 Giá trị dinh dưỡng của chả giò Tôm (Trang 80)
Bảng 2.24: Thành phần nguyên liệu - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.24 Thành phần nguyên liệu (Trang 86)
Hình 2.30: Chả giò tôm Hình 2.31: Chả giò cao cấp - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.30 Chả giò tôm Hình 2.31: Chả giò cao cấp (Trang 88)
Bảng 2.25: Giá trị dinh dưỡng của chả giò tôm cua - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.25 Giá trị dinh dưỡng của chả giò tôm cua (Trang 90)
Hình 2.32: Máy xay thịt - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.32 Máy xay thịt (Trang 91)
Bảng 2.26: Thành phần nguyên liệu của chả giò tôm cua - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.26 Thành phần nguyên liệu của chả giò tôm cua (Trang 97)
Hình 2.42: Chả giò hải sản - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.42 Chả giò hải sản (Trang 101)
Bảng 2.30: Thành phần nguyên liệu - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.30 Thành phần nguyên liệu (Trang 105)
Bảng 2.32: Giá trị dinh dưỡng của chả giò mực bánh đa: 4 cuốn - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.32 Giá trị dinh dưỡng của chả giò mực bánh đa: 4 cuốn (Trang 106)
Bảng 2.33: Thành phần nguyên liệu làm rế. - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.33 Thành phần nguyên liệu làm rế (Trang 107)
Bảng 2.36: Thành phần nguyên liệu - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.36 Thành phần nguyên liệu (Trang 112)
Hình 2.45: Chả giò chiên chuối - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Hình 2.45 Chả giò chiên chuối (Trang 112)
Bảng 2.37: Giá trị dinh dưỡng của chả giò chiên chuối: 20 cuốn ST - nghiên cứu chả giò dưới góc nhìn khoa học
Bảng 2.37 Giá trị dinh dưỡng của chả giò chiên chuối: 20 cuốn ST (Trang 115)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w