1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng phương pháp thử tiêu chuẩn cho phép đo các tính chất cơ lý của xơ bông trên thiết bị h v i

30 843 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 313,6 KB

Nội dung

Cùng với các vấn đề sinh thái dệt may, rào cản kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước và thâm nhập thị trường bên ngoài, v.v....trong đó có phương pháp thử rất cần thiết, ví dụ nh

Trang 3

Nh÷ng ng−êi thùc hiÖn chÝnh:

ThS TrÇn ThÞ Thu Dung ThS NguyÔn H÷u §«ng ThS NguyÔn Phi Hïng

KS TrÇn V¨n §oµn

CN Ng« ThÞ Thu HiÒn

Trang 4

4

mục lục

Nội dung Trang

mục lục 4

mở đầu 5

tóm tắt quá trình thực hiện đề tài 7

I Mục tiêu thực hiện đề tài 7

II Phương pháp tiến hành 7

III Kết quả thực hiện đề tài 8

IV Kiến nghị 9

phụ lục A (tham khảo) 10

phụ lục B (tham khảo) 17

Trang 5

mở đầu

Công nghiệp dệt may là ngành mũi nhọn của công nghiệp nhẹ và là ngành quan trọng nhất cho một số nước đang phát triển và chậm phát triển Ngành dệt may không chỉ đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước mà còn giải quyết việc làm cho người lao động và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2010 là 11,2 tỷ USD, năm 2011 dự báo đạt 13,2 tỷ USD tăng 31,5 % so với năm trước Ngành hiện sử dụng gần 2 triệu lao động, trong đó trên 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên

10 % lao động công nghiệp cả nước Công nghiệp dệt may là trọng tâm của quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời là yếu tố then chốt trong sự phát triển xuất khẩu của đất nước, hay nói rộng hơn trong nỗ lực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Trong thời gian tới ngành Dệt May Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển Chính phủ đã đặt mục tiêu ngành Dệt May Việt Nam nằm trong tốp 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu

25 - 30 tỷ USD vào năm 2020

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu và là nước xuất khẩu dệt may, đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt, nhất là về giá thành, các , các tiêu chuẩn, quy chuẩn, rào cản kỹ thuật từ nhiều nước trên thế giới Giải pháp chủ chốt để tồn tại là đảm bảo và chứng minh độ tin cậy về chất lượng sản phẩm, nên cần có phương pháp thử ổn định, tin cậy và phù hợp với các tiêu chuẩn trên thế giới để kiểm tra chất lượng sản phẩm

Cùng với các vấn đề sinh thái dệt may, rào cản kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước và thâm nhập thị trường bên ngoài, v.v trong đó có phương pháp thử rất cần thiết, ví dụ như tiêu chuẩn đối với hàng dệt may nhập khẩu (theo Thông tư 32 của Bộ Công Thương, ngày 29/11/2009) đã mang lại

sự tin cậy và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước Mặt khác ngành Dệt May Việt Nam cần và có thể thừa hưởng các kết quả nghiên cứu của các nước phát triển đi trước như các tiêu chuẩn quốc tế ISO, ASTM, AATCC, BS, áp dụng vào điều kiện cụ thể để có thể kế thừa và theo kịp yêu cầu hòa nhập với thế giới

Trang 6

6

Với chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu nên công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm là điều không thể thiếu được Hiện nay có khoảng 200 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về vật liệu dệt trong đó có khoảng hơn một nửa số tiêu chuẩn là chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn nước ngoài như tiêu chuẩn ISO, ASTM, BS, Đứng trước tình hình thực tế là tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở về kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành Dệt May còn phải bổ sung nhiều Để đáp ứng với nhu cầu thử nghiệm của khách hàng ,dựa trên năng lực thử nghiệm, khả năng của thiết bị, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã giao nhiệm vụ cho Viện Dệt May tiến hành xây dựng tiêu chuẩn phương pháp thử sau:

Vật liệu dệt - Xác định các tính chất cơ lý của xơ bông trên thiết bị H.V.I

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2011

Trang 7

tóm tắt quá trình thực hiện đề tài

i mục tiêu thực hiện đề tài

1.1 Xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về phương pháp thử Vật liệu dệt trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn của Mỹ: ASTM D5867: 2005 Standard test method for measurement of physical properties of cotton fibers by High Volume

Instrument (Phương pháp thử tiêu chuẩn cho phép đo các tính chất cơ lý của xơ bông trên máy H.V.I) phù hợp với điều kiện trang thiết bị và năng lực thử

nghiệm

1.2 áp dụng vào thực tế phục vụ cho công tác thử nghiệm và bổ sung vào danh mục các tiêu chuẩn phương pháp thử về vật liệu dệt

II phương pháp tiến hành

2.1 Dựa trên mục tiêu của đề tài được giao và nội dung Hợp đồng Đặt hàng sản xuất

và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt May số: 01.11XDTC/HĐ-KHCN ký ngày 10 tháng

và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng

2.5 Thí nghiệm các mẫu bông đại diện cho chủng loại bông của các nước theo tiêu chuẩn biên soạn

2.6 Lấy các ý kiến đóng góp của các cơ quan, nhà máy, chuyên gia: Trung tâm Nghiên cứu bông tại TP Hồ Chí Minh; Trung tâm thí nghiệm Tổng công ty

CP Dệt May Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên - Tổng công ty 28; Công ty TNHH Sợi Vĩ Sơn; Công ty TNHH Sợi Vinh Phát; Công ty TNHH Dệt Sợi Vĩnh Phúc; Công ty CP Dệt Công nghiệp Hà Nội; Phân Viện Dệt May TP Hồ Chí Minh; Phòng thí nghiệm Hàng tiêu dùng - QUATEST 1; ThS Thái Quỳnh Hoa - Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam; PGS TS Phạm Hồng - Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội; PGS TS Trần Minh Nam - Viện Dệt May & Thời trang

Trang 8

8

trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; KS Hoàng Thu Hà - Viện Dệt May; ThS Bùi Thị Thái Nam - Viện Dệt May;

2.7 Tổ chức 2 cuộc hội thảo, lấy ý kiến đóng góp cho bản dự thảo TCVN

2.8 Kiểm tra khả năng ứng dụng các tiêu chuẩn phương pháp thử đã biên soạn vào thực tế thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may

2.9 Hoàn thiện các dự thảo TCVN

III kết quả thực hiện đề tài

Đề tài đã xây dựng được 01 dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây:

3.1 Vật liệu dệt - Xác định các tính chất cơ lý của xơ bông trên thiết bị H.V.I

3.1.1 Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các loại xơ rời lấy từ bông nguyên liệu

hoặc đã qua xử lý một phần và một vài loại bông phế Phương pháp này được

sử dụng rất phổ biến ở trong nước và quốc tế, áp dụng cho các cơ sở sản xuất, nhà trồng bông và đặc biệt thờng được sử dụng làm trọng tài trong mua bán bông thương mại

3.1.2 Các tính chất đo được: 15 tính chất cơ lý của xơ bông bao gồm:

Chỉ số micronaire, độ chín, chỉ số kéo sợi, chiều dài xơ và độ đồng đều theo chiều dài, chỉ số xơ ngắn, độ bền, độ giãn, độ ẩm, độ phản quang, độ vàng, phân cấp màu sắc, số lượng tạp, phần trăm diện tích tạp, phân cấp tạp của xơ bông

3.1.3 Bố cục , nội dung các phần chính của tiêu chuẩn:

- Điều hòa mẫu

- Màu sắc của bông nguyên liệu

- Chỉ số micronaire

- Chiều dài xơ và độ đồng đều theo chiều dài

- Độ bền tương đối và độ giãn đứt

- Độ chụm và độ chệch

Trang 9

- Từ khóa

IV kiến nghị

4.1 Đề tài đã hoàn thành các nội dung cơ bản của hợp đồng, xây dựng

được 01 tiêu chuẩn phương pháp thử kiểm tra các tính chất, chất lượng phổ biến cho nguyên liệu và sản phẩm dệt may

4.2 Nhóm thực hiện đề tài trình đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và

Công nghệ xem xét ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) này để làm phương tiện kỹ thuật trong công tác kiểm tra chất lượng, kiểm soát nguyên liệu và sản phẩm ngành dệt may cho các nhà máy, các phòng thí nghiệm, các cơ quan chuyên ngành

4.3 Nhóm biên soạn tiêu chuẩn cũng rất mong Vụ Khoa học Kỹ thuật - Bộ

Công Thương xem xét các đề nghị của Viện Dệt May về xây dựng tiêu chuẩn các phương pháp thử chỉ tiêu vật liệu dệt và sinh thái dệt may để bổ sung các tiêu chuẩn quốc gia còn thiếu và hài hòa với các tiêu chuẩn trên

thế giới theo kế hoạch hàng năm đề nghị với Bộ Công Thương

Trang 10

T C V N TIÊU CHUẩN quốc gia

TCVN : 2011 (aStm d 5867 : 2005)

Xuất bản lần 1

vật liệu dệt-xác định các tính chất cơ lý của

xơ bông trên thiết bị H.V.I

Standard test method for measurement of physical properties of

cotton fibres by High Volume Instrument

Hà nội – 2011

Trang 11

2

tcvn : 2011

Lời nói đầu

TCVN : 2011 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với

ASTM D 5867 - 2005 Standard test method for measurement of physical properties of cotton fibers by High volume instruments, với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428-2959, USA Tiêu chuẩn ASTM D 5867:

2005 thuộc bản quyền của ASTM quốc tế

TCVN : 2011 do Viện Dệt May biên soạn, Vụ Khoa Học Công Nghệ Bộ Công Thương đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

Trang 12

3

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN : 2011

Vật liệu dệt - Xác định các tính chất cơ lý của xơ bông trên thiết bị H.V.I

Standard test method for measurement of physical properties of cotton fibres by High Volume Instrument

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Phương pháp này bao gồm các phép thử : độ bền và độ giãn dài, chiều dài, độ đồng đều theo

chiều dài, chỉ số Micronaire, hàm lượng tạp, màu sắc của xơ bông sử dụng hệ thống HVI 900SA của Spinlab hoặc các hệ thống HVI 3500 và HVI 4000 của Motion Control, Inc Các hệ thống này là tổ hợp những thiết bị được kết nối qua máy tính đơn lẻ chuyên dụng được lập trình sẵn

1.2 Các phép thử này có thể áp dụng cho các loại xơ rời lấy từ bông nguyên liệu hoặc đã qua xử

lý một phần và một vài loại bông phế

1.3 Các phương pháp thử này bao gồm các điều như sau:

Điều Màu sắc của xơ bông (7 - 15)

Hàm lượng tạp của mẫu xơ bông (16 - 24)

Chỉ số Micronaire của xơ bông (25 - 33)

Chiều dài và độ đồng đều theo chiều dài của xơ bông (34 - 42)

Độ bền đứt tương đối và độ giãn dài của xơ bông (43 - 51)

Độ chụm và độ chệch (52)

1.4 Công bố giá trị đo theo cả hai hệ đơn vị inch-pound và SI đều được coi là chính thức Các giá

trị cho trong ngoặc đơn chỉ mang ý nghĩa tham khảo

1.5 Tiêu chuẩn này không đề cập đến mọi vấn đề về an toàn, nếu có, liên quan tới sử dụng tiêu

chuẩn Người sử dụng tiêu chuẩn có trách nhiệm xây dựng các qui tắc an toàn vệ sinh phù hợp

và xác định các hạn chế bắt buộc trước khi áp dụng tiêu chuẩn

2 Tài liệu viện dẫn

2.1 Các tiêu chuẩn ASTM

Trang 13

4

TCVN : 2011

D 123 Terminology relating to textiles (D 123 Thuật ngữ liên quan đến vật liệu dệt)

D 1441 Practice for sampling cotton fibers for testing (D 1441 Thực hành lấy mẫu xơ bông để thử

nghiệm)

D 1445 Test method for breaking strength and elongation of cotton fibers (Flat bundle method) (D

1445 Phương pháp thử độ bền đứt và độ giãn dài của xơ bông (Phương pháp chùm xơ dẹt))

D 1447 Test method for length and length uniformity of cotton fibers by Fibrograph Measurement

(D 1447 Phương pháp thử đo chiều dài và độ đồng đều theo chiều dài của xơ bông, bằng phép đo Fibrograph)

D 1448 Test method for Micronaire reading of cotton fibers (D 1448 Phương pháp thử đo chỉ số

Micronaire)

D 1776 Practice for conditioning and testing textiles (D 1776 Thực hành điều hòa và thử nghiệm

vật liệu dệt)

D 2253 Test method for color of raw cotton using Nickerson - Hunter cotton colorimeter (D 2253

Phương pháp thử đo màu bông nguyên liệu dùng máy đo màu Nickerson – Hunter)

D 2812 Test method for non-lint content of cotton (D 2812 Phương pháp thử hàm lượng tạp của

bông)

D 3025 Practice for standardizing cotton fiber test results by use of calibration cotton standards (D

3025 Thực hành chuẩn hóa các kết quả thử xơ bông bằng cách sử dụng bông chuẩn để hiệu chuẩn)

D 4848 Terminology of force, deformation and related properties of textiles (D 4848 Thuật ngữ về

lực, sự biến dạng và các tính chất liên quan của vật liệu dệt)

D 7139 Terminology for cotton fibers (D 7139 Thuật ngữ về xơ bông)

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1 Tất cả các thuật ngữ liên quan đến xơ bông, tham khảo ASTM D 7139

3.1.1 Các thuật ngữ sau đây liên quan đến tiêu chuẩn này là : độ bền tương đối, độ giãn dài khi

đứt, chiều dài trung bình, chỉ số micronaire, số lượng điểm tạp, phần trăm diện tích tạp, chiều dài span, Rd (độ phản quang) và +b (độ vàng), độ bền, chùm xơ thử, chỉ số đồng đều, tỷ lệ

đồng đều, chiều dài trung bình nửa trên

3.2 Tham khảo các thuật ngữ khác liên quan đến vật liệu dệt trong Thuật ngữ ASTM D 123 và

Thuật ngữ ASTM D 4848

Trang 14

đều được kiểm soát bằng cách sử dụng cùng các mẫu chuẩn phòng thí nghiệm

4.1.1 Trong trường hợp có tranh chấp nảy sinh từ sự khác nhau trong các kết quả thử khi sử dụng

các phép thử đã được chấp nhận cho giao nhận hàng hóa, bên mua và bên bán phải tiến hành các thí nghiệm so sánh liên phòng để xác định xem có độ chệch thống kê giữa các phòng thí nghiệm hay không Nên sử dụng sự trợ giúp thống kê có năng lực để nghiên cứu

độ chệch Tối thiểu là hai bên phải lấy một nhóm các mẫu thử càng đồng đều càng tốt và từ cùng một lô nguyên liệu của loại đang nghi vấn Các mẫu thử phải được lấy ngẫu nhiên và chia đều cho mỗi phòng thí nghiệm để thử Các kết quả trung bình từ hai phòng thí nghiệm phải được so sánh có sử dụng chuẩn t-Student để xác định số liệu không khớp và mức xác suất chấp nhận phải được hai bên chọn từ trước Nếu thấy có độ chệch, thì hoặc phải tìm ra nguyên nhân và xử lý hoặc bên mua và bên bán phải thỏa thuận giải thích các kết quả sau này theo độ chệch đã biết

4.2 Hệ thống tích hợp chuyên dụng có khả năng đo màu, hàm lượng tạp, chỉ số micronaire, chiều dài, độ bền và độ giãn có các lợi ích sau đây:

4.2.1 Hệ thống HVI có thể xác định một cách nhanh chóng và khách quan màu của xơ bông, một

yếu tố quan trọng để xác định mục đích sử dụng của xơ bông

4.2.2 Hệ thống HVI cho biết số điểm tạp trong bông, thông số liên quan trực tiếp tới phế thải của

quá trình gia công

4.2.3 Hệ thống HVI xác định chỉ số micronaire, yếu tố liên quan đến hiệu suất làm sạch, điểm kết

tạp, độ bền và độ đều của sợi, cũng như khả năng nhuộm màu của xơ, sợi và vải

4.2.4 Hệ thống HVI cung cấp quy trình cho phép xác định chiều dài và độ đồng đều theo chiều dài

của xơ một cách kinh tế và lặp lại

4.2.5 Hệ thống HVI có thể xác định các thông số ứng suất biến dạng khác nhau, điều này hữu ích

cho việc nghiên cứu, và xác định mối liên quan đặc tính của xơ với hiệu quả gia công và chất lượng sản phẩm cuối cùng

5 Lấy mẫu

5.1 Mẫu lô - Để tạo ra mẫu lô dùng cho phép thử chấp nhận, lấy ngẫu nhiên một số các bao gói

Trang 15

6

TCVN : 2011

khi chuyên chở như được chỉ dẫn trong đặc tính kỹ thuật của nguyên liệu hoặc theo thỏa thuận khác giữa bên mua và bên bán, như là thoả thuận dùng Thực hành ASTM D1441 cho kiện xơ hoặc bao cúi Coi kiện và bao gói vận chuyển là đơn vị mẫu ban đầu

Chú thích 1 : Một qui định hoặc thỏa thuận khác giữa bên mua và bên bán đòi hỏi phải tính đến sự biến

động giữa các đơn vị lấy mẫu, giữa các mẫu phòng thí nghiệm trong một đơn vị lấy mẫu, và giữa các mẫu thử trong một mẫu phòng thí nghiệm để bảo đảm có được một sơ đồ lấy mẫu rõ ràng với rủi ro có ý nghĩa cho nhà sản xuất và cho người tiêu dùng, mức chất lượng chấp nhận được và mức chất lượng giới hạn

5.2 Mẫu phòng thí nghiệm - Để thử nghiệm chấp nhận, lấy ngẫu nhiên nguyên liệu từ mỗi đơn vị

lấy mẫu lô, hoặc nguyên liệu ban đầu, như xơ rời từ một hoặc nhiều quả bông, nhiều cây, hoặc nhiều hàng bông trên cánh đồng; nhiều kiện, nhiều pha trộn hoặc hỗn hợp xơ bông; hoặc bất cứ mẫu bông thương mại nào gửi tới, hoặc theo lô bông, có kích thước hoặc khối lượng bất kỳ theo yêu cầu của mẫu thử

5.3 Mẫu thử - Lấy các mẫu thử theo hướng dẫn của từng phương pháp thử

6 Điều hòa mẫu

6.1 Tiến hành cân bằng ẩm cho các mẫu phòng thí nghiệm để thử trong môi trường cho thử

nghiệm vật liệu dệt Xem Thực hành ASTM D1776

Chú thích 2 - Các mẫu bông nhận được trong phòng thí nghiệm thường tương đối khô, nên không cần các quy trình điều hoà sơ bộ trước Các mẫu ẩm cần được điều hoà sơ bộ trước khi mang vào điều hoà trong phòng thí nghiệm

Chú thích 3 - Nếu các phép thử không được cân bằng ẩm thì khuyến nghị điều hòa mẫu ít nhất 12 giờ trước

khi thử

Mầu sắc của bông nguyên liệu

7 Phạm vi áp dụng

7.1 Phép thử này thực hiện so sánh màu của bông nguyên liệu với các chuẩn chính thức phân

cấp màu bông của Bộ Nông nghiệp Mỹ bằng máy đo màu kiểu Nickerson - Hunter Nó có thể

đo màu của một loại bông nguyên liệu bất kỳ, nhưng đặc biệt phù hợp cho bông American Pima

và Upland, là các loại bông đã được xác lập tiêu chuẩn phân cấp chính thức

7.2 Thiết bị sử dụng bộ vi xử lý có thể đặt chương trình có bộ nhớ để kiểm soát hoạt động bên

trong và thực hiện việc hiệu chuẩn, tính toán và trình bày dữ liệu cần thiết

Chú thích 4 : Với các phương pháp khác mô tả phép đo màu của bông nguyên liệu, tham khảo phương pháp thử ASTM D 2253.

Ngày đăng: 21/04/2014, 15:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1- Các thành phần biến sai và sai lệch tới hạn - hệ thống Spinlab - Xây dựng phương pháp thử tiêu chuẩn cho phép đo các tính chất cơ lý của xơ bông trên thiết bị h v i
Bảng 1 Các thành phần biến sai và sai lệch tới hạn - hệ thống Spinlab (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w