Nội dung nghiên cứu: Khảo sát các dạng tổn thương bàn chân đặc trưng, nhu cầu sử dụng; Xây dựng yêu cầu cơ bản đối với giầy dép bảo vệ bàn chân cho bệnh nhân ĐTĐ; Lựa chọn kết cấu sản ph
Trang 1VIỆN NGHIÊN CỨU DA -GIÀY
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo
giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường”
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Da - Giầy Chủ nhiệm đề tài: CN Đào Vĩnh Sơn
HÀ NỘI, NĂM 2011
9038
Trang 2Danh sách những người thực hiện
************
- Viện nghiờn cứu Da Giầy
5 Lưu Toàn Năng Cử nhõn Cao đẳng Nt
và các đồng nghiệp tại Trung tâm Thiết kế và PTSP - Viện nghiên cứu Da
Giầy, tại các Doanh nghiệp sản xuất Giầy thuộc Hiệp hội Da Giầy Việt Nam
Trang 3MỤC LỤC
Danh s¸ch nh÷ng ng−êi thùc hiÖn 0
PHẦN I TỔNG QUAN 4
1.1 Cơ sở pháp lý, xuất xứ và sự cần thiết của đề tài .4
1.1.1 Cơ sở pháp lý: 4
1.1.2 Sự cần thiết của đề tài: 4
1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 5
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước: 5
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước: 6
1.6 Một số yêu cầu đối với giày và nguyên vật liệu sản xuất giày cho bệnh nhân tiểu đường: 9
1.6.1 Yêu cầu đối với giày cho bệnh nhân tiểu đường 9
1.6.2 Vật liệu làm giầy cho người bị bệnh đái tháo đường và yêu cầu đối với chúng 11 1.6.2.1 Vật liệu làm phần mũ giầy và yêu cầu đối với chúng 12
1.6.2.2 Vật liệu làm phần đế giày và yêu cầu đối với chúng 19
PHẦN II THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN 23
2.1 Thiết kế giày cho bệnh nhân tiểu đường 23
2.1.1 Cấu trúc giày 23
2.1.2 Phom để sản xuất giày cho bệnh nhân tiểu đường 25
2.1.3 Thiết kế mũ giày 26
2.1.4 Thiết kế các chi tiết phần đế giày 27
2.1.5 Đặc điểm thiết kế, cấu trúc giày cho bệnh nhân tiểu đường 28
2.1.6 Đặc điểm công nghệ sản xuất giày cho người bệnh tiểu đuờng 29
2.1.6.1 Pha cắt vật liệu thành các chi tiết giày và hoàn thiện chi tiết sau pha cắt 30
2.1.6.2 Ráp nối các chi tiết mũ giày 31
2.1.6.3 Định hình mũ giày trên phom 32
2.1.6.4 Ráp phần đế giày 33
2.1.6.5 Hoàn tất giày 35
2.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 36
2.2.1 Thiết kế phom: 36
2.2.2 Chế tạo tẩy lót 36
2.2.3 Lựa chọn nguyên liệu: 38
2.2.4 Lựa chọn quy trình thiết kế và chế tạo giầy cho bệnh nhân tiểu đường với quy mô nhỏ, công suất từ 70 đến 100 đôi giầy thành phẩm/ca ( 8 giờ): 39
2.2.4.1 Đo chân: 40
2.2.4.2 Điều chỉnh phom .43
2.2.4.3 Pha cắt: 43
2.2.4 4 May lắp ráp mũ giầy 44
2.2.4.5 Gò ráp đế: 45
2.2.5.Tổ chức đo chân và sản xuất thử nghiệm: 46
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC 50
Trang 4
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài "Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” được tiến hành theo hợp đồng đặt hàng khoa học công nghệ
số 241.10 RD/HĐ-KHCN và hợp đồng số 201.11 RD/HĐ-KHCN giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Da Giầy
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu, đưa ra quy trình thiết kế và chế
tạo giầy dép phù hợp với việc bảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh đái tháo đường
Nội dung của đề tài:
- Khảo sát các dạng tổn thương bàn chân đặc trưng, nhu cầu sử dụng
- Xây dựng yêu cầu cơ bản đối với giầy dép bảo vệ bàn chân cho bệnh nhân ĐTĐ
- Lựa chọn kết cấu sản phẩm và loại NPL phù hợp
- Xây dựng quy trình thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc bảo
vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh ĐTĐ
- Sản xuất thử nghiệm 100 đôi giầy cho bệnh nhân ĐTĐ
- Đánh giá hiệu quả đề tài
Trang 51.1.2 Sự cần thiết của đề tài:
Ở Việt nam, số lượng bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bàn chân ngày càng tăng Nghiên cứu của Viện Nội Tiết Trung Ương năm 2004 ở những bệnh nhân lần đầu tiên đến khám cho thấy 43,2% bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại vi, 1,2% có loét bàn chân, từ tháng 6/2004 đến tháng 8/2005 có 60 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 1,9% bệnh nhân nhập viện, năm 2006 tỷ lệ này là 2,9%, năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006
Để hạn chế và phòng ngừa loét chân cần khám phát hiện sớm biến chứng bàn chân, điều trị thích hợp, tư vấn giáo dục bệnh nhân chăm sóc bàn chân và lựa chọn giày thích hợp
Giày không vừa chân là nguyên nhân phổ biến gây loét chân của bệnh nhân đái tháo đường Sử dụng giày theo chỉ định của bác sĩ được xem là một cách để phòng ngừa và điều trị loét bàn chân đái tháo đường Tuy vậy, việc này chỉ có hiệu quả nếu bệnh nhân chấp nhận mang giày đã được chỉ định Vì vậy, việc thảo luận vai trò của mang giày phù hợp là vô cùng quan trọng
Vì các kích ứng do giày, dép gây ra là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương bàn chân đái tháo đường nên các lời khuyên về việc sử dụng giày dép thích hợp là rất cần thiết trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát các tổn thương của bàn chân
Vì vậy, đề tài "Nghiên cứu quy trình thiết kế, chế tạo giầy dép cho bệnh nhân đái tháo đường” được tiến hành sẽ giải quyết được vấn đề trên cho
bệnh nhân đái tháo đường
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đưa ra quy trình thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc bảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh đái tháo đường 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam
Trang 61.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trong 2 năm, với mục tiêu:
Thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc bảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh đái tháo đường ở Việt Nam
1.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nội dung nghiên cứu:
Khảo sát các dạng tổn thương bàn chân đặc trưng, nhu cầu sử dụng;
Xây dựng yêu cầu cơ bản đối với giầy dép bảo vệ bàn chân cho bệnh nhân ĐTĐ;
Lựa chọn kết cấu sản phẩm và loại NPL phù hợp;
Xây dựng quy trình thiết kế và chế tạo giầy dép phù hợp với việc bảo vệ bàn chân đã và sẽ bị tổn thương do hậu quả của bệnh ĐTĐ;
Sản xuất thử nghiệm 100 đôi giầy cho bệnh nhân ĐTĐ;
Đánh giá hiệu quả đề tài
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực tế, xác định tiêu chuẩn chất lượng của giầy dép phù hợp với bệnh nhân ĐTĐ;
- Tiến hành thí nghiệm theo phương pháp thử- sai, phân tích đánh giá kết quả qua từng thí nghiệm thiết kế và chế tạo, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật trong quá trình thực hiện nhằm tìm ra quy trình công nghệ tối ưu
1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước:
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạnh thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu kết hợp với các rối loạn quan trọng về chuyển hoá carbonhydrate, chất béo, và protein Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ[3]
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian, sự phát triển kinh tế xã hội Đái tháo đường đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe của toàn cầu, là nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ bệnh tật và tử vong
do làm tăng tỷ lệ biến chứng cấp tính và mạn tính…
Tại Việt Nam ĐTĐ đang tăng lên một cách nhanh chóng, đang là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng gây giảm tuổi thọ và tăng tỷ lệ bệnh tật, là gánh nặng kinh tế đối với cá nhân và xã hội Điều tra 1991 tại một số vùng lân cận Hà Nội
tỉ lệ ĐTĐ vào khoảng 1,1%, tại Huế khoảng 0,9% dân số trong vùng Điều tra
cơ bản năm 1992 tại một số quận nội thành TP Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ ĐTĐ
Trang 7là 2,52± 0,4% [6] và năm 2003 là 3.8% [5 ] Điều tra 1999-2001 tỷ lệ ĐTĐ tại thành phố Hà Nội đã tăng lên 2,42% [1] Và theo ước tính, năm 2010, số người ĐTĐ ở Việt Nam xấp xỉ 1,65? triệu người, chiếm 2,9%, năm 2030 là 3,4 triệu người, chiếm 4,4% dân số[4] Các cuộc điều tra mới đây tại một số vùng miền Bắc và miền Nam Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3-5% thay đổi tuỳ vùng địa lý [2]
Để hạn chế và phòng ngừa loét chân cần khám phát hiện sớm biến chứng bàn chân, điều trị thích hợp, tư vấn giáo dục bệnh nhân chăm sóc bàn chân và lựa chọn giày thích hợp
Giày không vừa chân là nguyên nhân phổ biến gây loét chân của bệnh nhân đái tháo đường Chọn giày mang theo chỉ định của bác sĩ được xem là một cách
để phòng ngừa và điều trị loét bàn chân đái tháo đường Tuy vậy việc này chỉ có hiệu quả nếu bệnh nhân chấp nhận mang giày đã được chỉ định Vì vậy, việc thảo luận vai trò của mang giày phù hợp là vô cùng quan trọng
Tuy nhiên ở Việt Nam, việc thiết kế giầy dép cho bệnh nhân ĐTĐ chưa được nghiên cứu bài bản nên phần lớn bệnh nhân thường dùng giầy dép theo tư duy của họ, không phù hợp về mặt y tế Một số áp dụng mới chỉ là tấm lót giầy nên chưa giải quyết trọn vẹn yêu cầu y tế đặt ra
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Trên thế giới người ta thường sử dụng 2 loại giầy cho bệnh nhân tiểu đường: giầy được chế tạo theo bàn chân bệnh nhân và giầy “sâu rộng” được sản xuất hàng loạt
Loại đầu tiên được sản xuất theo các đặc trưng nhân trắc (hình dạng và kích thước) bàn chân của từng bệnh nhân tiểu đường Chúng được làm từ các loại vật liệu rất mềm như da mềm với các chi tiết đóng mở linh hoạt như băng nhám (Velcro) với mục đích phòng các biến chứng như các vết trầy sước hoặc nhiễm trùng Loại giày này còn sử dụng các chi tiết hỗ trợ vòm bàn chân, hỗ trợ gót chân và các chi tiết độn, chúng được thiết kế chính xác theo biên dạng và hình dạng bàn chân và chân người bệnh Tuy nhiên giá thành của loại giầy này thường rất cao
Loại giày thứ hai là giầy “sâu rộng” với một số kiểu giầy tiêu biểu với lót giầy có thể tháo rời Gọi là giầy “sâu rộng” là vì giầy này cao hơn, rộng hơn giầy bình thường, có nghĩa là thể tích bên trong giầy lớn hơn để có thể chứa lót giầy có độ dày lớn hơn ở giày bình thường Lót có độ dày tối thiểu 3/16 inch (4,8 mm) đảm bảo độ giảm chấn, độ êm cho bàn chân người bệnh Giầy được giữ (đóng) trên bàn chân bằng dây giày hoặc băng nhám velcro để có thể điều
Trang 8chỉnh được độ vừa vặn của giày với bàn chân sau khi đã đưa lót giày vào Lót
giày có thể được chế tạo theo bàn chân người bệnh
Có một số kiểu giầy loại 2 cho bệnh nhân tiểu đường tùy thuộc vào mức
độ bệnh hay nguy cơ bàn chân Thường chia thành 4 nhóm nguy cơ bàn chân đái
tháo đường :
Nhóm nguy cơ thấp: Cảm giác bảo vệ bàn chân bình thường
Nhóm nguy cơ vừa: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, không có biến dạng
bàn chân, không có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước
Nhóm nguy cơ cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn
chân, không có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước
Nhóm nguy cơ rất cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn
chân, có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước
Giày cho nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp: Nhóm này lựa chọn giày phù hợp với
các đặc điểm: Đế và mũi giày mềm, có các kích cỡ bề ngang khác nhau thích
hợp cho từng bệnh nhân, ví dụ nhu ở hình 1
Hình 1: Giày cho bệnh nhân tiểu đường nguy cơ thấp (Nguồn:
Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear
in the Prevention of Diabetic Foot Problem)
Giày cho nhóm bệnh nhân nguy cơ vừa: Bệnh nhân có nguy cơ vừa bị loét
Lựa chọn loại giày da rộng, mềm, dễ uốn, với kích cỡ cân đối, với áp lực thích
hợp, vừa vặn với cung gan bàn chân cho đối tượng bệnh nhân này
a b Hình 2: Giày cho bện nhân tiểu đường nguy cơ vừa (Nguồn: Luigi Uccioli, MD,
The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic
Trang 9Foot Problem)
a: Giày da rộng, mềm, dễ uốn, vừa vặn với cung gan bàn chân
b: Giày có sự phân bố áp lực phù hợp bên trong đế giày
Giày cho nhóm nguy cơ bị loét chân cao: Khi bị mất cảm giác bảo vệ sẽ gây ra
những biến dạng của bàn chân (lồi xương đốt bàn, ngón chân hình búa, ngón chân hình vuốt thú) Trong các trường hợp này ngón chân của bàn chân bị biến dạng, không thích hợp với đôi giày đang mang từ trước, nhân tố quan trọng nhất
là phần trên mũi giày, sẽ gây cọ sát và làm gia tăng những vết loét ở phía trên ngoài và sau của vùng này Vị trí loét thường xuất hiện ở phía trên mu bàn chân
và bên cạnh của ngón 1 và ngón 5
Với những bệnh nhân này cần được tư vấn để lựa chọn giày phù hợp: chất liệu nên mềm, dễ uốn, tạo được sự thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào của bề mặt giúp phòng ngừa các tổn thương do cọ sát Với nhóm bệnh nhân này, sự biến dạng bàn chân có liên quan mật thiết với dáng đi của từng người Giày cho nhóm bệnh nhân này có đế giày làm bằng chất liệu cao su, cho phép trải rộng áp lực bên trong ra cả vùng biên và đế giày vững và có thể chuyển động dễ dàng Giày làm bằng da mềm, có khoảng trống ở mũi giày phù hợp với ngón chân bị biến dạng và tránh tăng áp lực quá mức từ mũi giày
Hình 3 Giày cho nhóm nguy cơ cao bị loét chân (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot Problem)
Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao: (Mất cảm giác bảo vệ, kèm biến
dạng bàn chân, tiền sử bị loét hoặc chấn thương)
Bệnh nhân tiểu đường bị mất cảm giác bảo vệ, bàn chân biến dạng cùng với tiền sử loét ở vùng gan bàn chân, hoặc trước đó có tháo ngón Ở các bệnh nhân này xuất hiện tình trạng tăng quá mức áp lực dưới chân trong khi họ đi lại,
áp lực cao nhất thường xuyên xảy ra ở phía dưới của ngón chân bị lồi lên, liên quan đến vị trí của vết loét Để giảm áp lực đỉnh này cần sử dụng giày phù hợp
để phân bố đều áp lực lên các phần lòng bàn chân
Trang 10Hình 4: Lót giày cho bệnh nhân tiểu đường (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot Problem)
Nhóm này nên lựa chọn loại giày với các đặc điểm: đế giày di động và cứng, giày nửa sau giúp giảm tải ở phần bàn chân trước và thúc đẩy sự lành vết loét lên đến 66%
Hình 5: Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao (Nguồn: Luigi Uccioli, MD, The Diabetic Foot 2006: The Role of Footwear in the Prevention of Diabetic Foot Problem)
a: Giày với đế cứng và mũi giày rộng để chứa ngón chân biến dạng, và có nhiều miếng đệm ở bên trong
b: Giày nửa đế, giúp không tạo áp lực lên vết loét bàn chân trước, do bệnh nhân đi bằng áp lực duy nhất ở vùng rìa bàn chân
1.6 Một số yêu cầu đối với giày và nguyên vật liệu sản xuất giày cho bệnh nhân tiểu đường:
1.6.1 Yêu cầu đối với giày cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có các nhóm nguy cơ khác nhau về chấn thương bàn chân, tuy nhiên bàn chân tất cả các bệnh nhân đều có đặc điểm chung sau đây:
- Bàn chân dễ bị tổn thương, do người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác bàn chân, khi bị tổn thương người bệnh không biết do vậy vết thương dễ nặng
Trang 11- Da bàn chân dễ bị vi khuẩn tác động gây bệnh
- Các mạch máu và đầu dây thần kinh dễ bị tổn thương khi bị va chạm mạnh hoặc bị ép nén trong thời gian dài
- Da bàn chân nhạy cảm dễ bị tổn thương, cảm giác kém
- Bàn chân bị biến dạng do bị teo các cơ, sai lệch các khớp (hình 7)
Hình 6 Minh họa biến dạng bàn chân bện nhân tiểu đường
- Phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị thay đổi
Từ các đặc điểm trên, kết hợp với các yêu cầu về mặt y học đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường có thể đưa ra các yêu cầu chung sau đây đối với loại giầy này:
- Kiểu giầy thấp cổ hoặc cổ lửng có dây buộc hoặc dùng băng nhám (velcro) để dễ điều chỉnh cho giầy vừa vặn với bàn chân Giầy có băng nhám còn thuận tiện cho các bệnh nhân gặp khó khăn khi cúi buộc dây giầy
- Giầy có gót thấp từ 1,5 – 2,5 cm (gót không quá thấp) để đảm bảo phân
bố áp lực bình thường nên bàn chân, đế giày và gót rộng tạo độ vững chắc cho người bệnh khi đi đứng
- Giầy phải vừa chân, có phần mũi cao và rộng (hình 8) để tránh ép nén cục bộ và tổng thể nên bàn chân, tổn thương da và các mạch máu, dây thần kinh hoặc làm trầy xước da
Trang 12Hình 7 Minh họa yêu cầu phần mũi giày cho bệnh nhân tiểu đường
- Giầy bảo vệ bàn chân khỏi các tác động cơ học từ môi trường bên ngoài (các tác động va đập, đâm xuyên của các vật thể)
- Giầy mềm mại, lót êm không cộm để tránh tổn thương da bàn chân, tránh ép nén mạnh nên bàn chân khi đi lại (bẻ uốn)
- Lót giầy đảm bảo cho sự phân bố áp lực đều nên lòng bàn chân, giảm chấn (có độ êm) cho bàn chân, nâng đỡ bàn chân Nếu có thể nên làm lót theo đặc thù bàn chân người bệnh
- Giày bảo vệ bàn chân khỏi bị lạnh hoặc không bị quá nóng (giữ nhiệt độ
- Giầy đảm bảo các yêu cầu sinh thái (hàm lượng CrVI, độ pH của da thuộc, độ bền màu, thuốc nhuộm azo gây ung thư hoặc dị ứng, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng formaldehit trên vải v.v.) để không gây độc hại cho bàn chân Các yêu cầu sinh của lọai giầy này cũng cần phải cao hơn giầy thông thường
1.6.2 Vật liệu làm giầy cho người bị bệnh đái tháo đường và yêu cầu đối với chúng
Giày nói chung được cấu tạo từ 2 phần: Phần đế giày và phần mũ giày Phần mũ giày hay còn gọi tắt là mũ giày bao phủ bề mặt mu bàn chân và thường được cấu tạo từ 3 lớp chi tiết: lớp chi tiết bên ngoài; lớp chi tiết lót - các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với phần mu bàn chân; lớp chi tiết tăng cường - các chi tiết nằm giữa chi tiết bên ngoài và lót có tác dụng bảo vệ và làm ổn định hình dạng của mũ giày
Phần đế giày che phủ phần lòng bàn chân cũng bao gồm 3 lớp: lớp chi tiết
Trang 13bên ngoài (đế giày, gót giày), lớp chi tiết bên trong (gồm lót giày và đế trong) tiếp xúc trực tiếp với lòng bàn chân và lớp chi tiết đệm giữa (độn đế)
1.6.2.1 Vật liệu làm phần mũ giầy và yêu cầu đối với chúng
1.6.2.1 1.Vật liệu làm chi tiết bên ngoài
Để làm các chi tiết bên ngoài của mũ giày người ta thường sử dụng da thuộc, vải dệt thoi và giả da (còn gọi là vải tráng phủ), cũng như kết hợp một số vật liệu khác
- Da thuộc: Da thuộc được sử dụng nhiều để làm các chi tiết bên ngoài và
lót mũ giày, làm các chi tiết phần đế giày như đế trong, lót giày do chúng có tính tiện nghi tốt (hút ẩm, nhả ẩm, hút nước, thải nước, thông hơi tốt, thân thiện với
da cơ thể người v.v.) và thỏa mãn các yêu cầu công nghệ sản xuất (độ giãn, tính đàn hồi, tính ổn định hành dạng v.v.)
Thành phần cấu tạo chính của da là protit colagen Các tính chất của da phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của colagen Tính chất của colagen được xác định bởi cấu tạo hóa học, dạng và các đặc điểm của các nhóm hoạt tính và các mối liên kết xuất hiện giữa chúng với colagen
Để làm mũ giày cho bệnh nhân tiểu đường thường sử dụng da cật và da váng Thông thường người ta sử dụng da bò hoặc dê, da cừu mềm (hoặc rất mềm) thuộc crom có độ dày từ 1,0 đến 1,5 mm Các loại da này có thể là da cật nguyên (không xẻ) hoặc da cật xẻ Đôi khi người ta dùng các loại da váng (da lớp 2) để làm chi tiết bên ngoài cho một số loại kiểu giầy Da váng có thể được hoàn tất bằng cách tráng phủ và tạo vân hoa bề mặt nhằm tăng độ bền của da, tạo cho da có ngoại hình của da cật Tuy nhiên các tính chất cơ lý và tính vệ sinh của loại da này kém hơn so với da cật, chúng được sử dụng để làm mũ giày có chất lượng thấp
- Vải dệt thoi: Vải ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp sản
xuất giầy một phần do nhu cầu về giầy dép ngày càng tăng, trong khi đó sản lượng da thuộc không đủ để đáp ứng nhu cầu này, mặt khác do chúng có các tính chất đảm bảo các yêu cầu vệ sinh (hút ẩm, hút nước tốt, thải ẩm tốt, thông hơi, thông khí rất tốt v.v.), công nghệ và giá thành rẻ hơn so với da thuộc Để làm chi tiết bên ngoài của giày thông dụng người ta sử dụng chủ yếu là vải đi từ
xơ sợi bông hoặc vải pha bông với xơ sợi tổng hợp như Pe/co Tuy nhiên vải bông pha có các tính chất tiện nghi bị giảm nên người ta thường dùng vải bông
100 %
Trang 14Để làm chi tiết bên ngoài của mũ giày cho bệnh nhân tiểu đường có thể dùng vải dệt thoi với độ dày, chi số sợi khác nhau và có khối lượng từ 250 đến
400 g/m2
Vải dệt thoi là loại vải có kết cấu bền chắc chắn, liên kết của sợi ngang và sợi dọc trong cấu trúc vải khá chặt chẽ, do có độ bền cao nên rất thuận tiện cho việc chế tạo nhiều sản phẩm trong đó có các chi tiết mũ giầy
Vải bông làm mũ giầy thường là vải bạt dày dệt từ sợi bông hoặc sợi bông pha được sản xuất theo kiểu dệt vân điểm có khối lượng mét vuông từ 250 đến
400 g/m2, mật độ sợi khoảng từ 100 đến 200 sợi/10 cm
Các yêu cầu cơ bản đối với vật liệu làm các chi tiết mũ giày cho bệnh nhân tiểu đường:
Mũ giày là phần che phủ toàn bộ mu (phần trên) của bàn chân và ống chân Các chi tiết bên ngoài là nhóm chi tiết quan trọng có chức năng bảo vệ và chức năng làm đẹp cho giày Các chi tiết bên ngoài của giày chịu tác động mạnh
mẽ nhất từ môi trường sử dụng: tác động cơ học (va đập, ép nén, mài mòn, kéo giãn, bẻ uốn v.v.), tác động nhiệt, tác động vật lý (ẩm, nước, bức xạ v.v.) Các tác động này luôn thay đổi, nhưng mang tính lặp lại Các chi tiết bên ngoài cũng chịu tác động từ phía bàn chân, như bẻ uốn, ép nén v.v Chóp mũi và lắc (phần phía trước của giày) là các chi tiết bên ngoài chịu tác động lớn nhất từ môi trường, từ bàn chân và chúng có chức năng bảo vệ cao nhất
Vật liệu, hình dạng và kích thước các chi tiết bên ngoài cơ bản quyết định kiểu giày, vẻ đẹp ngoại hình giày Do vậy, các yêu cầu đối với vật liệu làm chi tiết bên ngoài bao gồm: các yêu cầu bảo vệ tương tự như đối với giầy thông dụng, yêu cầu vệ sinh, yêu cầu thẩm mỹ Các yêu cầu vệ sinh sinh thái bao gồm:
độ hút ẩm, thải ẩm, độ thông hơi, hàm lượng CrVI đối với da thuộc, giá trị pH của da, hàm lượng formandehyde trên vải v.v
Bảng 1 Yêu cầu đối vật liệu làm mũ giày
Trang 154 Hệ số thông hơi mg/cm2 ≥ 15
6 Hàm lượng CrVI (đối với da) ppm ≤ 10 ppm
1.6.2.1.2 Vật liệu làm lớp lót mũ giày và yêu cầu đối với chúng
- Da thuộc: Da thuộc được sử dụng nhiều để làm lót giày, trong đó có
giày cho bệnh nhân tiểu đường vì có tính vệ sinh tốt (hút ẩm, hút nước, thải ẩm, thải nước, thông hơi tốt, tính cách nhiệt tốt) có độ bền mài mòn khô và ướt cao,
da mềm mại và thân thiện với bàn chân
Da làm lót giầy có loại da cật và loại da váng (từ da lợn, bò, trâu nguyên liệu) Da lót cật thường là các loại da có chất lượng thấp không phù hợp làm da cho mũ giày Da váng được sử dụng nhiều để làm lót vì có các tính chất tiện nghi tốt, giá thành thấp Da làm lót giày thường yêu cầu độ mền mại do đó thường dùng da thuộc crôm và được tẩm dầu (mỡ)
Da váng dùng để làm lót giầy hiện đang được sử dụng phổ biến trên thị trường do chúng có cấu tạo từ các chùm xơ colagen mỏng đan xen vào nhau nên rất mềm mại, khả năng thẩm thấu không khí và hơi nước tốt tương tự da mặt cật Một yếu tố quan trọng nữa là loại da này có giá thành rẻ hơn nhiều so với da mặt cật, nên hợp lý để làm lớp lót giày Tuy nhiên do độ bền đứt kém nhiều hơn so với da cật nên cũng gây không ít khó khăn cho công nghiệp sản xuất đặc biệt là khâu gò mũi giày trên phom
Riêng về da lợn, loại nguyên liệu này được sử dụng một cách rộng rãi để làm lớp lót giầy vì da lợn là một nguồn nguyên liệu vô cùng dồi dào, có độ bền mài mòn tốt, độ thông hơi tốt rất phù hợp làm lót mũ giày Các lông cứng xuyên sâu qua tạo nên trong da thuộc các lỗ thủng xuyên làm cho da thẩm thấu nước tốt Ngoài ra da lợn có giá thành rẻ hơn so với các loại da khác và rất phù hợp để làm lót giày
- Vải dệt thoi: Để làm lót mũ giày người ta có thể dùng vải dệt thoi (vải
bạt bông) bởi vì vải bông có các tính chất vệ sinh tốt đảm bảo được các yêu cầu
vệ sinh và công nghệ cho nhiều loại giày Vải bông làm lớp lót giày thường là vải bạt mỏng dệt từ sợi bông được sản xuất theo một số kiểu dệt chính sau: kiểu dệt vân điểm, vân chéo hoặc vân đoạn Do vải bông 100 % có độ bền mài mòn ướt không cao nên chúng thường không được sử dụng làm lót phần gót giày, mà
Trang 16chủ yếu được sử dụng làm lót phầm mũi mũ giày
Để làm lót mũ giày người ta sử dụng vải mỏng hơn so với vải làm chi tiết bên ngoài của mũ giày Các loại vải lót có các tính chất giữ nhiệt thấp có khối lượng 190 - 300 g/m2 mật độ sợi trên 10 cm theo sợi dọc là 220 - 420, theo sợi ngang là 200 - 300 Vải có lông tuyết có tính chất giữ nhiệt cao hơn và có khối lượng lớn hơn 210 g/m2 và mật độ sợi trên 10 cm theo chiều dọc lớn hơn 130, theo chiều ngang lớn hơn 110
Để tăng độ êm xốp cho giầy người ta có thể sử dụng cấu trúc vải dệt thoi + mút xốp Các lớp vật liệu này được bồi dán keo với nhau trước khi pha cắt Tuy nhiên tính vệ sinh của hệ vật liệu này bị giảm do có mặt của màng keo
Để tăng tính vệ sinh cho giầy, có thể sử dụng các mặt hàng vải dệt có xử
lý kháng khuẩn Mặt hàng này rất phù hợp cho loại giầy cho bệnh nhân tiểu đường để phòng tránh nhiễm trùng bàn chân do vi khuẩn
- Vải dệt kim: Vải dệt kim được tạo ra bằng sự liên kết các vòng sợi với
nhau theo một quy luật nhất định Do được tạo thành bởi các vòng sợi nên vải dệt kim thường có tính đàn hồi, xốp và thẩm thấu không khí tốt hơn các loại vật liệu khác Cấu trúc vải dệt kim phụ thuộc vào loại, độ dày của xơ sợi, kiểu dệt, các chỉ số độ chứa đầy và các công đoạn hoàn tất Kiểu dệt của vải dệt kim xác định hình dạng và kích thước vòng sợi, do vậy có ảnh quyết định đến các tính chất của vải Để sản xuất vải dệt kim dùng làm lớp lót giày và lót giày người ta thường sử dụng một số kiểu dệt sau đây: kiểu dệt xucno, dệt futer, dệt rib, dệt interloc
Mặt hàng vải dệt kim dùng trong để làm lót mũ giày bảo vệ khá đa dạng
Số lượng vải dệt kim sử dụng trong ngành giày nói chung và trong sản xuất lót giày nói riêng ngày càng tăng nhanh do chúng có ưu điểm như giá thành rẻ hơn
so với vải dệt, tính giữ nhiệt tốt, các tính chất cơ lý của vải dệt kim cho phép dễ dàng tiến hành các công đoạn định hình lót giày và cấu trúc lỏng lẻo cho phép thoát hơi ẩm nhanh
Tuy nhiên do độ giãn quá cao, độ đàn hồi lớn nên không được dùng làm lót cho các phần mũ giày chịu biến dạng lớn trong sản xuất vì không đảm bảo độ
ổn định hình dạng Do vậy chúng thường được dùng kết hợp với lớp mút xốp hoặc với EVA xốp, PU xốp để làm lót giày và làm lót phần gót cho mũ giày
Để làm lót giày người ta thường sử dụng kết cấu vải dệt kim (ví dụ Visatery thành phần 100 % polyeste) bối dán với lớp mút xốp 4-5 mm và lớp vải dệt kim mỏng tricot Cấu trúc này đảm bảo cho giày êm xốp, hút ẩm, hút nước
Trang 17tốt, thông hơi, truyền ẩm tốt Tương tự vải dệt thoi, hiện nay có một số mặt hàng vải dệt kim được xử lý kháng khuẩn để làm lót mũ giày và lót giầy Chúng phù hợp làm lót giày cho bệnh nhân tiểu đường
- Vải không dệt: Vải không dệt cấu tạo từ đệm xơ liên kết với nhau bằng
phương pháp hóa học, cơ học và hóa lý v.v Do được cấu tạo từ đệm xơ nên vải không dệt có độ bền thấp, độ giãn lớn và sự không đồng đều về tính chất nên được sử dụng hạn chế để làm các chi tiết bên ngoài của mũ giày mà chủ yếu dùng làm các chi tiết lót, đệm giữa của mũ giày hoặc làm lót giày một lớp
Vải không dệt dùng để làm lớp lót giày chủ yếu là vải không dệt khâu đan
có lông trên bề mặt được làm từ xơ bông Vải không dệt khâu đan được sản xuất bằng cách gắn kết hai hệ sợi sợi dọc và sợi ngang đặt chồng lên nhau bằng hệ sợi thứ ba nhờ sử dụng đường may ziczắc một chỉ Đệm xơ của vải có thể được gắn kết bởi kiểu dệt kim đan dọc đơn và dệt đơn đan dọc kép Loại vải này bền
và có độ xốp lớn, tính giữ nhiệt tốt rất thích hợp để làm lót giầy đi mùa đông Ngành sản xuất vải không dệt phát triển rất mạnh bởi vì ngành này sử dụng nguyên liệu xơ cấp thấp và phế liệu trong sản xuất, trang thiết bị có năng suất cao và diện tích nhà xưởng ít Ngoài những yếu tố kể trên thì yếu tố quyết định vẫn là loại vải này có giá thành thấp hơn so với các loại vải khác Ngày nay người ta sử dụng nhiều loại vải không dệt mới được sản xuất từ các chất chống được tác dụng của vi khuẩn và có lớp màng dẻo để dán với các chi tiết mũ giày,
đế giày Các vật liệu này đảm bảo không tạo thành môi trường vi khuẩn và nấm mốc trên bề mặt bên trong của mũ giày, duy trì độ thẩm thầu không khí và thấm hút mồ hôi cần thiết của giày
Vải không dệt ngày càng được sử dụng nhiều để lể làm lót mũ giày, đặc biệt là các loại vải không dệt mới như Camprrela (hình 8) có khả năng thông hơi tốt nhưng có độ kháng thấm nước cao phù hợp cho các loại giày yêu cầu có tính bảo vệ khỏi nước
Vải không dệt Cambrella là loại vải được làm từ 100% polypropylene (PP), có khối lượng từ 15 - 260 g/m2; khổ rộng đến 3,2 m, được sản xuất theo phương pháp ép –gia nhiệt Đây là loại vật liệu thân thiện với môi trường, có độ bền kéo giãn cao, mềm mại, nhẹ, không độc, kháng nước, hạn chế cháy, và thông khí tốt, chống tia UV, chống tĩnh điện, kháng khuẩn Loại vải này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đó có may mặc và sản xuất giày Giày
có lót làm từ vải không dệt Camprella đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, trong khi vẫn đảm bảo chức năng bảo vệ
Trang 18Hình 8 Ngoại hình vải không dệt Camprella
Các yêu cầu cơ bản đối với vật liệu làm lớp lót mũ giày cho bệnh nhân tiểu đường: Lót mũ giày là lớp tiếp xúc với mu bàn chân, chịu tác động mạnh
mẽ từ bàn chân, và cũng có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến bàn chân Lớp lót có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính vệ sinh của giày Độ bền mài mòn (khô và ướt) của lớp lót ảnh hưởng lớn đến độ bền của giày Do vậy yêu cầu cơ bản đối với lót giày cho bệnh nhân tiểu đường là: yêu cầu vệ sinh, sinh thái (hút
ẩm, hút nước, thải ẩm, thông hơi, hàm lượng CrVI trong da, giá trị pH của da v.v.) Ngoài ra lót giày quyết định khá lớn đến cảm giác tiếp xúc của bàn chân,
do vậy vật liệu làm lót cần phải mềm mại, êm xốp, không thô ráp Yêu cầu thẩm
mỹ đối với vật liệu làm lớp lót không quan trong như đối với các chi tiết bên ngoài Màu sắc vật liệu làm lót cần hài hòa với màu vật liệu làm chi tiết bên ngoài mũ giày
Bảng 2 Yêu cầu đối vật liệu làm lót mũ giày
6 Hàm lượng CrVI (đối với
1.6.2.1.3 Vật liệu làm chi tiết tăng cường và yêu cầu đối với chúng
Trang 19Chi tiết tăng cường trong mũ giày bao gồm chi tiết tăng độ bền (các chi tiết tăng cường ô dê, cánh lắc v.v.) và chi tiết đảm bảo tính ổn định hình dạng của giày và tính năng bảo vệ (pho gót và pho mũi)
- Chi tiết tăng độ bền thường sử dụng khi vật liệu làm mũ giày và làm lót
có độ dày nhỏ hoặc có độ bền kéo đứt kém Khi đó người ta thường sử dụng vải dệt thoi vân điểm cotton pha polieste CVC mỏng khối lượng 80 - 120 g/m2 để dán vào giữa chi tiết bên ngoài và chi tiết lót nhằm tăng độ bền và tính ổn định hình dáng cho mũ giày Vật liệu làm giầy cho bệnh nhân tiểu đường có độ dày nhỏ nên có thể cần đến các chi tiết này
- Vật liệu làm pho gót và pho mũi: Pho gót và pho mũi có tác dụng tạo cho mũ giày có hình dạng phần gót và phần mũi phom và duy trì hình dạng này trong quá trình sử dụng Pho gót và pho mũi còn có tác dụng bảo vệ phần gót và phần mũi bàn chân khỏi các tác động va đập từ bên ngoài
Da thuộc được sử dụng làm pho gót và pho mũi do có tính vệ sinh tốt, tính đàn hồi và tính ổn định hình dạng cao, nên chất lượng pho rất tốt Tuy nhiên việc sử dụng da thuộc làm pho gót kéo theo công nghệ sản xuất giày phức tạp hơn, năng suất giảm và vì thế giá thành pho gót, giá thành giày cao hơn Do vậy
da thuộc thường dùng làm pho gót cho giày da cao cấp, sản xuất thủ công
Hiện nay để sản xuất các loại giày thông thường, sử dụng pho gót và pho mũi làm từ mex (chemi shet) Đây là loại vải không dệt (mex) cứng có độ dày từ 0,8 đến 2,5 mm, sản xuất ở dạng cuộn Trong quá trình sản xuất, sử dụng chất
xử lý – các dung môi làm mềm, tan lớp keo liên kết các xơ trong mex Sau khi định hình và gia nhiệt, dung môi bay hơi và lớp nhựa đóng rắn, tạo cho pho gót
và pho mũi có độ rắng cứng cần thiết và duy trình hình dạng pho gót trong quá trình sử dụng Tuy nhiên yếu điểm của loại pho này là tính đàn hồi kém pho gót làm từ da thuộc
Để sản xuất giày người ta còn sử dụng pho nhựa PVC Pho gót được sản xuất ở dạng đúc thành pho gót thành phẩm Trong quá trình sản xuất giày, pho gót được gia nhiệt trở lên mềm, được định hình thao hình dạng phần gót phom, sau khi làm nguội trở lên cứng và day trì hình dạng pho gót trong quá trình sử dụng Tuy nhiên loại pho này có giá thành cao, phải bổ sung công đoạn định hình pho trong quá trình sản xuất
Trang 201.6.2.2 Vật liệu làm phần đế giày và yêu cầu đối với chúng
1.6.2.2.1 Vật liệu làm đế ngoài của giày (sau đây gọi là đế giày)
Các chi tiết phần đế nằm giữa bàn chân và bề mặt tiếp xúc Chúng chịu tác động lớn nhất trong quá trình sử dụng giày
Ở các cấu trúc giày bình thường, đế giày thực hiện công việc tương đối lớn Nó bị mài mòn và uốn cong nhiều lần Bán kính độ cong bẻ uốn của đế thường là 4 – 8 cm, tuỳ thuộc vào cấu trúc và tính chất cơ lý của vật liệu làm phần đế giày, mà chủ yếu là độ dày và độ cứng của chúng Độ giãn tương đối trên bề mặt của đế da khi bị uốn cong đạt khoảng 16 %, ở đế cao su có độ dày lớn và bề mặt có hình nổi (hoa văn) độ giãn tương đối theo bề mặt tựa đạt tới 25
% Tuỳ thuộc vào cấu tạo phần mũi bàn chân và kiểu đi của người sử dụng mà lớp ngoài của đế chịu áp lực riêng khác nhau Ở các trường hợp riêng biệt, áp suất riêng đạt tới 106 Pa và lớn hơn Thường nó đạt (4 – 7)105 Pa ở phần mũi của
đế và khoảng 2.105 Pa ở phần khớp ngón
Để làm đế giày thông thường cũng như đế giầy cho bệnh nhân tiểu đường người ta có thể sử dụng đế làm bằng da thuộc Tuy nhiên loại đế này có độ dày hạn chế, khó tạo hoa văn bề mặt để chống trơn trượt, nhanh bị mài mòn, kém chống thấm nước, sản xuất phức tạp nên người ta thường sử dụng các loại đế cao su, đế PU (polyuretan) hoặc đế kết hợp cao su + EVA v.v
Đế PU có ưu điểm là khá nhẹ do cấu trúc xốp, được đúc sẵn, nhưng có nhược điểm là đắt hơn nhiều so với đế cao su, kém mềm bẻ uốn hơn đế cao su, lão hóa nhanh Do nhẹ và xốp (giảm chấn cho bàn chân) nên phù hợp làm đế giày cho bệnh nhân tiểu đường Tuy nhiên khi sản xuất giày theo bàn chân khách hàng, giầy sẽ có giá thành rất cao
Đế cao su được sử dụng nhiều để làm giày nói chung và giày cho bệnh nhân tiểu đường nói riêng với nhiều đặc tính vượt trội hơn so với các loại vật liệu khác để làm đế giày, cụ thể :
Trang 21- Có thể sử dụng nhiều phương pháp ráp đế khác nhau như dán, khâu, vít, dùng đinh hoặc kết hợp các phương pháp;
- Độ lão hóa chậm hơn nhiều so với PU;
- Giá thành thấp, công nghệ sản xuất đơn giản và dễ thay đổi thành phần hóa chất;
- Độ mềm dẻo cao, nên tạo độ mềm uốn cho phần đế giày
Đế kết hợp cao su và EVA được sử dụng nhiều để làm giầy cho bệnh nhân tiểu đường vì kết hợp được mặt mạnh của hai loại vật liệu này làm cho đế giày vừa bền, vừa nhẹ và êm xốp, có thể chế tạo nhiều loại đế khác nhau, đặc biệt là đế giày theo bàn chân bệnh nhân với chi phí hợp lý
Để làm giầy cho bệnh nhân tiểu đường yêu cầu đế giầy phải đảm bảo độ chống trượt, tính bảo vệ và độ mềm dẻo, đồng thời phải nhẹ và êm xốp Có thể
sử dụng cấu trúc đế liền gót hoặc đế giầy có gót rời
1.6.2.2.2 Vật liệu làm đế trong và yêu cầu đối với chúng
Đế trong là chi tiết có vai trò quan trọng trong quá trình gò ráp mũ giày với đế giày, góp phần đảm bảo tính vệ sinh cho giày Yêu cầu đối với vật liệu làm đế trong phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp ráp đế Ví dụ đối với phương pháp dùng đinh vít, phương pháp khâu, đế trong cần có yêu cầu cao hơn đối với phương pháp dán Khi sử dụng phương pháp khâu riễu, đế trong phải có bệ riễu chắc chắn Đế trong cũng phải chịu tác động nén và uốn cong lặp lại ở phần khớp ngón như đế giày khi bàn chân cử động (khi đi lại) Sự mài mòn của đế trong khác sự mài mòn của đế ngoài ở chỗ nó bị bàn chân tác động lên trước tiên, và bàn chân thường mang tất bị làm ẩm bởi mồ hôi
Để làm đế trong người ta thường sử dụng các vật liệu: da thuộc, cacton, mex
- Da thuộc: Da thuộc là vật liệu rất tốt đế làm đế trong Nó hội tụ đầy đủ
các tính chất tốt mà đế trong cần có như độ bền bẻ uốn, độ đàn hồi, độ bám dính keo, độ chắc chắn cho các vật liên kết (chỉ, đinh v.v.) hút nước, hút ẩm, thải nước, thải ẩm tốt v.v Do vậy da thuộc được sử dụng cho các loại giày cao cấp
Da thuộc để làm đế trong thường được làm từ các loại da nguyên liệu có chất lượng thấp, không đủ điều kiện để làm chi tiết mũ giày hoặc làm từ lớp da xẻ (da váng) Da làm đế trong có độ dày từ 1,2 - 3 mm tùy thuộc vào loại giày Để giảm giá thành giày, thường người ta sử dụng đế trong làm từ da lợn hoặc từ da váng
- Các-tông là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất để làm giày dép nói
Trang 22chung và giày cho bệnh nhân tiểu đường nói riêng Với các ưu điểm như đảm bảo độ cứng, độ đàn hồi, hút ẩm, thải ẩm tốt (do được làm từ nguyên liệu thiên nhiên), giá thành vừa phải nên đế trong làm từ các-tông đảm bảo các yêu cầu cần thiết của nhiều loại giày
- Mex để làm đế trong giày có thành phần cơ bản là xơ poliesste Đệm xơ
polieste được ép nén, gia nhiệt để các xơ liên kế với nhau Mex mềm hơn so với
da thuộc và các tông, có độ bền mài mòn tốt, độ bền nhiệt và cách nhiệt tốt, hút nước, thải nước tốt, do vậy ngày càng được sử dụng nhiều để sản xuất giày có sử dụng công nghệ dán keo đế
- Đối với giầy cho bệnh nhân tiểu đường có thể không sử dụng đế trong
để tăng cường độ mềm uốn cho phần đế giầy Khi đó người ta sử dụng mặt tẩy
để may với chân gò mũ giầy và định hình cưỡng bức Trong các trường hợp này
có thể sử dụng vải dệt thoi hoặc da thuộc để làm lót tẩy
1.6.2.2.3 Vật liệu làm lót giầy
Lót giầy là chi tiết rất quan trọng của giầy cho bệnh nhân tiểu đường, có tác dụng giảm chấn cho bàn chân, phần bố đều áp lực lên lòng bàn chân, giữ vệ sinh cho bàn chân Ở các loại giày da thông thường, lót mặt thường được làm từ lớp da mỏng (0,8 - 1 mm) sử dụng làm lót mũ giày Đối với giày cho bệnh nhân tiểu đường sử dụng các loại vật liệu sau:
- Da thuộc: Tương tự như ở giày da, người ta có thể sử dụng lớp da làm lót mũ giày bảo vệ để làm lót mặt và dán trực tiếp lên bề mặt đế trong Tuy nhiên phương án này thường không hợp lý từ góc độ tính vệ sinh của giày, do lót mặt có tính giảm chấn, tính hút ẩm, nhả ẩm kém, hạn chế đế trong hút ẩm, thải ẩm, khó vệ sinh Do vậy người ta sử dụng da thuộc dạng này để làm lót mặt
đa lớp (lớp da ở bên trên, lớp vật liệu đệm và lớp vật liệu lót bên dưới) và lót mặt không dán với đế trong mà được đặt vào trong giày
Người ta có thể sử dụng da cứng dày như da dùng làm đế trong để làm lót mặt một lớp Lót mặt làm từ loại da này có các tính chất cơ lý và vệ sinh tốt: bền mài mòn khô và ướt, mềm mại khi hút ẩm, hút ẩm tốt nhưng không ướt bề mặt, thải ẩm tốt Loại lót mặt này được cắt thành chi tiết và đặt vào trong giày Để tăng tính vệ sinh của giày có thể xử lý kháng khuẩn cho loại da này để giảm mùi hôi cho giày
- Lót giầy có kết cấu vật liệu từ các tổ hợp vải dệt kim hoặc dệt thoi (vải làm lót mũ giày) kết hợp với EVA dày 3 - 4 mm để làm lót giày Loại lót này có tính giảm chấn tốt (êm) nhưng có tính vệ sinh kém do EVA hút ẩm kém, mặt
Trang 23khác sau một thời gian sử dụng EVA bị ép nén lại độ dày giảm đi
- Ở nhiều nước trên thế giới sử dụng lót mặt làm bằng PU (hình 9) để tăng tính giảm chấn cho mặt lòng bàn chân Các loại lót giầy này được định hình theo hình dạng bề mặt lòng bàn chân người bệnh tiểu đường để nâng đỡ bàn chân và phân bố áp lực đều nên lòng bàn chân Loại lót này phù hợp với điều kiện khí hậu khô, lạnh của các nước châu Âu, nhưng chưa phù hợp với khí hậu nóng ẩm của nước ta do có tính vệ sinh không cao (khả năng hút ẩm, hút nước kém)
Hình 9 Một số mẫu lót giày (hỗ trợ bàn chân) làm bằng PU
Để tăng khả năng giảm chấn cũng như khả năng định hình với bàn chân nhằm phân bố đều áp lực, trên thế giới nghiên cứu sản xuất các loại vải “không gian” (hình 10) cho các loại giầy y tế Tuy nhiên loại vải này chưa được sử dụng rộng rãi do giá thành khá cao
Hình 10 Cấu trúc vải dệt kim “không gian”
Trang 24PHẦN II THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN
2.1 Thiết kế giày cho bệnh nhân tiểu đường
2.1.1 Cấu trúc giày
Giày nói chung, giày cho bệnh nhân tiểu đường nói riêng đều được kết cấu từ 2 phần [26]: Phần mũ giày và phần đế giày Mỗi phần thường được cấu trúc từ 3 lớp chi tiết: lớp chi tiết bên ngoài, lớp chi tiết lót và lớp chi tiết tăng cường Cụ thể về các chi tiết giày được thể hiện trong hình 11
Hình 11 Các chi tiết giày có cấu trúc thông thường
- Các chi tiết bên ngoài của mũ giày bao gồm chóp mũi 1 (hình 12), lắc 2,
má 3, lưỡi 4, hậu (đáp hậu) 5, ba ghết ngoài 6, bọc gót 7, ống ủng 8, viền chi tiết, đệm đường may, các chi tiết trang trí và tăng cường, các chi tiết giữ giày trên bàn chân
Hình 12 Các chi tiết bên ngoài của giày cổ lửng (a), giày mõm nhái (b), ủng (c): 1– chóp mũi;
2 – lắc; 3 – má giày; 4 – lưỡi; 5 – hậu; 6 – ba ghết ngoài; 7 – bọc gót; 8 – ống ủng;
9 – lắc ủng
- Các chi tiết lót tiếp xúc trực tiếp với bàn chân Chúng bao gồm lót lắc 1 (lót lắc liền lót má) (hình 13), lót ôdê 2, lót mép trên của má 3, ba ghết trong 4, túi hậu, lót ống ủng v.v
Trang 25Hình 13 Các chi tiết lót của mũ
giày cổ lửng: 1 – lót lắc-má; 2 – lót
ôdê; 3 – lót mép má giày; 4 – ba
ghết trong
Hình 14 Các chi tiết tăng cường của
mũ giày: 1 3 – các chi tiết tăng cường tương ứng cho chóp mũi, lắc, má; 4 – tăng cường ô dê; 5 – tăng cường hậu; 6 – tăng cường cánh lắc; 7 – pho gót; 8 – pho mũi
- Các chi tiết tăng cường nằm giữa các chi tiết bên ngoài và các chi tiết lót
để tăng độ cứng cho mũ giày, đặc biệt là giày làm từ vật liệu mềm và mỏng Chi tiết tăng cường có hình dạng tương tự hình dạng chi tiết bên ngoài của mũ giày, bao gồm: tăng cường chóp mũi (1), tăng cường lắc 2, tăng cường ôdê 3, tăng cường má 4, tăng cường hậu 5, tăng cường cánh lắc 6, pho gót 7 và pho mũi 8 (hình 14)
Phần mũi và phần hậu của hầu hết các loại giày được gia cố bằng các chi tiết độn cứng – pho hậu và pho mũi Các chi tiết này tạo dựng và duy trì hình dạng phần mũi và phần hậu giày
Ở đa số các cấu trúc giày, trừ cấu trúc ủng, để thuận tiện cho việc đi giày (xỏ giầy) và cố định nó trên bàn chân, thường có các chi tiết làm bằng kim loại hoặc chất dẻo (khoá cài, cúc bấm, khoá kéo v.v.) Các chi tiết này cho phép mở rộng má và quai khi xỏ chân vào giày và sau đó cố định chắc giày trên bàn chân Ngoài ra, các cấu trúc giày này còn tạo thuận lợi cho cho việc điều chỉnh giày cho vừa chân
Ở một số cấu trúc, giày được cố định trên bàn chân nhờ vải chun co dãn (cao su co giãn) may giữa các chi tiết phần mũ giày Khi bị kéo giãn, vải chun sẽ tạo thuận lợi cho việc xỏ chân vào giầy, và sẽ ôm chặt lấy bàn chân trong thời gian sử dụng Ngoài ra còn sử dụng cấu trúc cúc bấn, dây nhám "velcro" v.v Các chi tiết ngoài của phần đế gồm có đế 1 (hình 16), đế lửng 2, gót 3, phủ gót có hình dạng bề mặt phủ gót của gót, riễu trang trí 4, riễu 5
Các chi tiết bên trong có đế trong 6, và lót mặt che phủ bề mặt bên trên của đế trong
Các chi tiết độn nằm giữa các chi tiết bên ngoài và bên trong và bao gồm
đế trung gian có hình dạng của đế giày, độn mũi 7, độn cứng 8, đế trong lửng 9
và thập cam 10 v.v