Mặt tiêu cực

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

2. Thực trạng ODA ở việt nam

2.3.2.Mặt tiêu cực

Gia tăng nợ quốc gia: Việc ODA không ngừng tăng cao trong giai đoạn 1993- 2012 cũng kéo theo việc gia tăng nợ của quốc gia.

Năm 2005 Việt Nam nợ 19 tỷ đô la, số tiền trả hàng năm là 2 tỷ, có thể tăng lên 3 tỷ vì thời hạn ưu đãi 3 năm đầu chưa trả nợ. 2006–2010: tính mượn thêm 17 tỷ nữa. Sau 5 năm số nợ có thể tăng đến 32 tỷ (34% đến 50% GDP). Theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ năm 2006 - 2010, Việt Nam sẽ phải trả nợ nước ngoài 10 tỷ USD, tương đương 2 tỷ USD/năm. Trong đó, 64,5% là nợ chính phủ từ các nguồn tài trợ chính thức (ODA). Như vậy, tỷ trọng nợ ODA trên GDP ở nước ta khá cao (trên 20%), nhưng do bình quân hàng năm tỷ lệ nợ ODA tăng 12.53%, trong khi tốc độ tăng tương ứng của GDP là 16.13% nên tỷ trọng nợ ODA trên DGP giảm dần. Nếu tính cả các khoản nợ công khác thì tỷ trọng này gần 37%, mặc dù vẫn ở trong giới hạn tỷ lệ nợ an toàn cho phép của quốc gia nhưng các nhà quản lý và sử dụng vốn ODA cần phải lưu tâm, có các chính sách sử dụng hiệu quả để không để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai.

Nguồn vốn trong nhiều dự án ODA còn bị sử dụng sai mục đích, gây thất thoát lãng phí cho nền kinh tế: Báo cáo giám sát của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (QH) vừa công bố con số sơ bộ: Chỉ tính đến đầu năm 2003, có 34 dự án của các doanh nghiệp với số tiền thực vay hơn 246 triệu USD từ nguồn vốn ODA hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ.

Trong những năm gần đây, nổi bật lên sự kiện hàng loạt các dự án sử dụng vốn ODA không hiệu quả, tham nhũng, làm thất thoát hàng triệu USD. CÓ thể kể đến là vụ án tham nhũng PMU18 vào năm 2006 đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 37 tỷ đồng, hay vụ PCI (vụ hối lộ xảy ra ở dự án đại lộ Đông-Tây )năm 2008 với số tiền hối lộ quan chức. Năm 2011, là vụ Huỳnh Ngọc Sĩ – giám đốc ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây bị kết án 20 năm tù do nhận hối lộ 262,000USD từ các nhà thầu Nhật Bản. Vụ mới đây nhất, bộ Ngoại giao Đan Mạch tuyên bố ngừng ¾ dự án tài trợ vốn ODA cho Việt nam do nghi

ngờ có gian lận về tài chính, do phản ứng từ một số cơ quan thực hiện dự án. Hai bên vẫn đang tiếp tục họp, xác định cho đúng bản chất vụ việc.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 26)