Hàm ý chính sách và hạn chế nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

4.1. Hàm ý chính sách

Đối với Việt Nam, một nước kém phát triển với cơ sở hạ tầng kinh tế lạc hậu, nguồn nhân lực kém phát triển và chưa có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn quốc tế nhưng lại đang thiếu vốn, công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, vốn ODA đóng vai trò rất quan trọng. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình ở trên, chúng ta có thể phần nào ODA có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng ODA một cách thận trọng và

hiệu quả sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu, β2 lại có dấu hiệu tiêu cực có thể hiểu rằng nếu lượng vốn ODA quá lớn sẽ có tác động tiêu cực đến GDP. Từ thực nghiệm chúng ta có thể rút ra kết luận nên thận trọng khi ký kết lượng vốn ODA đầu tư vào nước ta. Kinh nghiệm còn cho thấy, việc sử dụng một cách hiệu quả dòng vốn ODA có ý nghĩa hơn nhiều so với việc thu hút chúng. Để thực hiện được điều đó, một lần nữa chính sách kinh tế vĩ mô vững mạnh và quản lý tốt là điều kiện tiên quyết. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong môi trường quản lý tốt 1% GDP viện trợ sẽ dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương với 5% GDP; làm giảm 1% nghèo đói và tạo

them 1,9% GDP đầu tư tư nhân. Sau đây là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA:

4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý.

Cơ chế chính sách phù hợp là điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay hệ thống quản lý của nước ta còn nhiều bất cập, nhiều văn bản chưa đồng bộ. Vì vậy nâng cao thu hút hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, ngoài việc cần phải có một chiến lược thu hút và sử dụng rõ ràng theo mục tiêu phát triển.

Thứ nhất, cần nghiên cứu xây dựng các văn bản có tính pháp lý cao hơn về vay nợ và viện trợ nước ngoài của quốc gia.

Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng một hệ thống văn bẳn pháp lý về quản lý đối với nguồn vốn ODA để đáp ứng nhu cầu thực tiễn Việt Nam.

4.1.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng vốn ODA.

Chúng ta có thể nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng vốn ODA bằng nhiều giải pháp.

 Cần hướng huy động vốn và tổ chức tài trợ trên cơ sở dự báo hạn mức huy động, đảm bảo cân dối với các nguồn lực khác và khả năng háp thụ của nên kinh tế trong tương lại.

 Quy hoạch sử dụng vốn ODA theo định hướng thúc đẩy tăng trưởng.

 Chủ động đưa ra danh mục chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi trong nền kinh tế.

4.1.3. Tăng cường hiệu lực trong tổ chức quản lý và điều hành

Thường xuyên tổ chức kiểm tra và giám sát việc sử dụng nguồn vốn ODA để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích. Để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng chương trình đào tạo cán bộ phục vụ cho công tác quản lý một cách hợp lý. Ngoài ra chúng ta có thể giám sát bằng cách thành lập các công ty cấp quốc gia thẩm định đánh giá chất lượng sử dụng nguồn vốn ODA.

4.2. Hạn chế nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu trên chỉ mang tính chất tham khảo, do được thực hiện bằng công cụ Eveiw do đó còn nhiều hạn chế. Số lượng quan sát của mô hình chưa lớn (20 quan sát), công cụ Eveiw chỉ thực hiện đối với các mô hình đơn giản. Kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy ODA tác động đến tăng trưởng kinh tế, chưa chi rõ được tác động của ODA cụ thể đến từng lĩnh vực ngành nghề. Phạm vi của nghiên cứu hẹp, chỉ đề cập đến một khía cạnh là tăng trưởng kinh tế nên chưa đưa ra được nhiều giải pháp để sử dụng ODA một cách có hiệu quả nhất trong quá trinh xây dựng phát triển kinh tế xã hội.

4.3. Hướng nghiên cứu trong tương lai

Trong tương lai, nếu thu thập được đầy đủ số lượng hơn nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu theo mô hình “Aid and growth: A study of South East Asia”, năm 2006, của Paul J. Burke, Fredoun Z. Ahmadi-Esfahani. Mô hình nghiên cứu này nghiên cứu ở những nước Đông Nam Á nên có thể nói hoàn toàn phù hợp nếu có thể thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam.

hính côn

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ODA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 34)