1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin

21 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 867,27 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THANH THỦY PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THANH THỦY PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIN Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HÙNG TIẾN Hà Nội – 2013 MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 4 Những lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 4 1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1.3 Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 6 1.3.1 Thông tin chung 6 1.3.2 Thông tin theo ngành 7 1.3.3 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp 8 1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 10 1.4.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn 10 1.4.2 Phân tích các chỉ số tài chính 12 1.4.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 21 1.5 Một số phương pháp phân tích tài chính 22 1.5.1 Phương pháp so sánh 22 1.5.2 Phương pháp phân tích chỉ số 23 1.5.3 Phương pháp phân tích Dupont 23 1.6 Quy trình phân tích 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 26 Chƣơng 2 27 Thực trạng tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 27 2.1. Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.2. Chức năng hoạt động 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 29 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 31 2.2. Phân tích thực trạng tài chính của Công ty 32 2.2.1. Phân tích biến động tài sản và biến động nguồn vốn 32 2.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính 38 2.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 45 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 48 2.2.5. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty 52 2.3. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 56 2.3.1. Điểm mạnh 56 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 56 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 58 Chƣơng 3 59 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin và bài học kinh nghiệm đối với Công ty Intraco 59 3.1. Quan điểm, phương hướng phát triển của Công ty 59 3.1.1 Quan điểm phát triển Công ty 59 3.1.2. Định hướng phát triển Công ty INTRACO 60 3.1.3 Mục tiêu phát triển 61 3.1.4. Dự báo thị trường 62 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình tài chính của Công ty 65 3.3. Kiến nghị 70 3.3.1. Kiến nghị với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin 70 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 71 3.4. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác 71 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 72 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích tài chính doanh nghiệp là một hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Hoạt động này giúp các nhà quản lý đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó, có biện pháp tác động thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp, những đối tượng có lợi ích gắn liền với doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhận biết những tiềm năng, cơ hội, rủi ro tài chính và đưa ra các quyết định kinh tế chính xác và hiệu quả hơn. Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin là một công ty con của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), được thành lập năm 2003, chịu trách nhiệm về các hoạt động xuất nhập khẩu của Vinashin. Mặc dù công ty đã có quyết định chấm dứt hoạt động, nhưng việc phân tích tài chính của công ty vẫn rất cần thiết để thấy được những nguyên nhân về tài chính dẫn đến sự giải thể của công ty, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quan nghiên cứu và tham khảo tài liệu tác giả nhận thấy rằng, đề tài phân tích tài chính được sự quan tâm của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp được trình bày trong giáo trình tài chính doanh nghiệp của tác giả Lưu Thị Hương. Vấn đề tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp đã được trình bày khái quát trong giáo trình này. Còn tác giả Nguyễn Tấn Bình đã chi tiết hơn về vấn đề phân tích tài chính trong tài liệu Phân tích quản trị tài chính của mình. Cuốn sách đã cung cấp các kiến thức cần thiết về tài liệu, phương pháp phân tích tài chính thông qua báo cáo tài chính. Từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua tài sản, nguồn vốn và các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đã có nhiều tác giả vận dụng hệ thống lý luận trên để phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp cụ thể. Chẳng hạn như tác giả Nguyễn Như Sơn với luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình tài chính công ty 789/BQP trong tiến trình cổ phần hóa. Hay tác giả Nguyễn Anh Vinh với luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần ALPHANAM. Đã có một số tài liệu nghiên cứu về Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, tuy nhiên, các tài liệu này chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực xuất nhập khẩu của Công ty. Cho đến hiện tại chưa có bất kỳ một tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề tài chính của Công ty. Do đó, đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin là đề tài độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Từ những thông tin tài chính của Công ty, luận văn tiến hành phân tích tình hình tài chính và chỉ ra những nguyên nhân yếu kém của Công ty, từ đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp tham khảo cho các nhà quản lý của Công ty. Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau : - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính - Đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin - Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty - Rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Công ty xuất nhập khẩu Vinashin * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu Công ty xuất nhập khẩu Vinashin thông qua các báo cáo tài chính của Công ty. Về thời gian: Từ năm 2009 - 2011 2 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích tổng hợp, so sánh và thống kê để nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu của đề tài. Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin từ năm 2009 đến năm 2011; các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo; sách; luận văn; các báo cáo hàng năm của Bộ Tài chính; các website. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin - Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty. - Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu Vinashin Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin và bài học kinh nghiệm đối với Công ty Intraco Chƣơng 1 Những lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. [5] 1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp  Chủ doanh nghiệp và nhà quản trị phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để ra được những quyết định đúng nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.  Nhà đầu tư phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vị thế tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp.  Đối với người cho vay: người cho vay phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để từ đó ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không.  Người lao động trong doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Thông tin chung Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm như: tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay của ngân hàng, lạm phát, các chính sách kinh tế của Nhà nước. 1.3.2 Thông tin theo ngành Các thông tin theo ngành kinh doanh bao gồm: - Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành. - Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường. - Mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng. 3 - Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành. - Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. 1.3.3 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp Thông tin về tài chính của doanh nghiệp được phản ánh đầy đủ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chínhtài liệu cung cấp những thông tin quan trọng cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, người mua, người bán, các cơ quan quản lý, cơ quan thuế…Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. 1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn 1.4.1.1 Phân tích biến động tài sản của doanh nghiệp Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. 1.4.1.2 Phân tích biến động nguồn vốn của doanh nghiệp Phương pháp phân tích là xác định tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số, so sánh từng loại nguồn vốn giữa đầu kỳ với cuối kỳ và giữa các năm với nhau cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. 1.4.2 Phân tích các chỉ số tài chính 1.4.2.1 Nhóm các hệ số thanh khoản * Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành = Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn * Hệ số thanh khoản nhanh: Hệ số thanh khoản nhanh = Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn 1.4.2.2 Nhóm các hệ số lợi nhuận Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của doanh nghiệp. ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA): là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. ROA = Lợi nhuận sau thuế Bình quân tổng giá trị tài sản Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của chủ doanh nghiệp. ROE = Lợi nhuận sau thuế Bình quân vốn chủ sở hữu 1.4.2.3 Nhóm tỷ số sử dụng tài sản * Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Giá trị khoản phải thu bình quân × 360 Doanh thu thuần * Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân * Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân * Vòng quay tài sản lưu động 4 Vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu thuần Giá trị tài sản lưu động bình quân * Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân 1.4.2.4 Nhóm tỷ số quản lý nợ * Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Tỷ số nợ = Tổng nợ bình quân Tổng tài sản bình quân *Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ bình quân Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân * Tỷ số khả năng trả lãi: đo lường khả năng trả lãi của doanh nghiệp Tỷ số khả năng trả lãi = EBIT Chi phí lãi vay * Tỷ số khả năng trả nợ: Tỷ số khả năng trả nợ là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số khả năng trả nợ = Giá vốn hàng bán + khấu hao + EBIT Nợ gốc + chi phí lãi vay 1.4.2.5 Nhóm tỷ số khả năng tăng trưởng * Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay hệ số tái đầu tư) là một tỷ số tài chính đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận giữ lại = 100% x Lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận sau thuế * Tỷ số tăng trưởng bền vững: đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Tỷ số tăng trưởng bền vững = 100% x Lợi nhuận giữ lại Vốn chủ sở hữu 1.5 Một số phƣơng pháp phân tích tài chính 1.5.1 Phương pháp so sánh So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạc để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được. So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 1.5.2 Phương pháp phân tích chỉ số Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Đó là các nhóm hệ số về khả năng thanh toán, nhóm các hệ số lợi nhuận, nhóm tỷ số sử dụng tài sản, nhóm tỷ số quản lý nợ, nhóm tỷ số về khả năng tăng trưởng. Mỗi nhóm chỉ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. 1.5.3 Phương pháp phân tích Dupont 5 Đây là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây. ROA = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng tài sản ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu có thể biến đổi thành Tổng tài sản = Tổng tài sản = 1 Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản – Nợ phải trả 1 - Nợ phải trả Tổng tài sản Từ đây ta thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận càng cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì sử dụng nợ càng tăng số lỗ. 1.6 Quy trình phân tích Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính -> Phân tích chi tiết -> Phân tích tổng hợp (qua phân tích Dupont, phân tích đòn bẩy) -> đối chiếu các chỉ số tài chính hiện nay với các chỉ số tài chính mục tiêu, đưa ra nhận xét và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính -> đưa ra Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau giải pháp -> đưa ra các vị thế tài chính sau khi có giải pháp. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ. Việc đưa ra mục tiêu, căn cứ và khuôn khổ để phân tích là điều không thể thiếu, nó giúp cho doanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính một cách khoa học hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn. Trong chương 1, tác giả đã hệ thống được những lý luận cần thiết để tiến hành phân tích tài chính của Công ty XNK Vinashin trong chương 2. Chƣơng 2 Thực trạng tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 2.1. Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập theo quyết định số 1051/QĐ-TCCB-LĐ của Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Công ty xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập với mục đích ban đầu là đáp ứng nhu cầu nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc cho hoạt động đóng tàu của các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. 2.1.2. Chức năng hoạt động Công ty xuất nhập khẩu Vinashin thực hiện hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh và đầu tư, dịch vụ. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: 1 giám đốc và 4 phòng nghiệp vụ phòng nội chính (gồm tài chính kế toán, tổ chức nhân sự và hành chính); phòng kinh doanh; phòng kế hoạch dự án; phòng giao nhận (quản lý hai văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh). 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 6 Sự suy thoái của nền kinh tế khiến Công ty XNK Vinashin phải đối mặt với tình trạng giảm sút các hợp đồng kinh tế cả về số lượng và giá trị. Kinh tế đình đốn khiến các khoản phải thu của Công ty cũng trở nên khó đòi hơn. Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát theo ở Việt Nam liên tục tăng trong ba năm 2009-2011 (6,52% - 11,75% - 18,18%) [4]. Lạm phát cao đồng nghĩa với việc giá nguyên vật liệu tăng làm cho giá vốn hàng bán cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sản lượng bán hàng. Lãi vay: Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty XNK Vinashin phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng của các ngân hàng và với mức lãi suất cao ngất ngưởng. Tỷ lệ lãi vay trên tổng nguồn vốn của Công ty là tương đối lớn (năm 2010 là 8,4% và năm 2011 là 9,3%). Với mức chi phí vay vốn như hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. 2.2. Phân tích thực trạng tài chính của Công ty 2.2.1. Phân tích biến động tài sản và biến động nguồn vốn Bảng 2.2: Biến động tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2009-2011 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011 Cuối năm 2010, tài sản cũng như nguồn vốn giảm 7,75% so với năm 2009, tuy nhiên cuối năm 2011, tài sản và nguồn vốn lại tăng lên 16,12% so với năm 2010. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá về tình hình sử dụng, phân bổ tài sản và nguồn vốn của Công ty có hợp lý, tối ưu hay chưa, có mang lại hiệu quả cao nhất hay không. * Cơ cấu tài sản: Bảng 2.3: Biến động tài sản giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng trƣởng 2010 so với 2009 Năm 2011 Tăng trƣởng 2011 so với 2010 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) TSCĐ 477,8 0,04 288,8 0,02 (189) -0,04 87,2 0,01 (202) -0,01 TSLĐ 1.301.198,8 99,96 1.200.444,2 99,98 (100.754,6) 0,04 1.394.200,7 99,99 193.756,5 0,01 ∑TS 1.301.676,6 100 1.200.733,1 100 (100.943,5) - 1.394.287,9 100 193.554,8 - Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011 Tổng tài sản giảm nhẹ vào năm 2010, rồi lại tăng lên vào năm 2011. Trong đó, tài sản cố định của Công ty giảm dần qua các năm cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng, năm 2009 là 477,8 triệu đồng chiếm 0,04%, năm 2010 là 288,8 triệu đồng chiếm 0,02%, và đến năm 2011 giảm chỉ còn 87,2 triệu đồng chiếm 0,01%. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị văn phòng… Phần lớn tài sản được cấu thành từ tài sản lưu động. Tuy giá trị tài sản lưu động cũng giảm nhẹ vào năm 2010, rồi lại tăng lên vào năm 2011 nhưng tỷ trọng của tài sản lưu động vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2009 là 99,96% với giá trị 1.301,2 tỷ đồng, năm 2010 là 99,98% với giá trị 1.200,4 tỷ đồng, năm 2011 là 99,99% với giá trị 1.394,2 tỷ đồng. Trong tài sản lưu động, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần qua các năm. Năm 2009 chiếm tỷ trọng 76,18%; năm 2010 chiếm 86,59%; năm 2011 tăng lên 96,03%. Nguyên nhân chính là do giá trị các hàng hóa xuất khẩu và các hàng hóa phân phối cho khách hàng trong nước lớn. Năm 2009 và 2010, hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn (15,83% và 6,2%) nhưng đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 0,4%. Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản lƣu động qua các năm 2009-2011 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng so với 2009 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng so với 2010 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị (tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) ∑TS=∑NV 1.301,7 - 1.200,7 -7,75 1.394,3 16,12 [...]... 1.394.200,7 100 193.756,47 -0,01 - Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011 So sánh với Công ty cổ phần XNK Hàng không: Bảng 2.5: So sánh tổng tài sản của Công ty XNK VinashinCông ty XNK hàng không năm 2011 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Công ty XNK Vinashin 1.394.287,9 ∑TS Công ty A 144.047,7 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin và luận văn của tác giả Nguyễn Hương... thấy năm 2011 quy mô kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin lớn gấp 9,7 lần so với quy mô kinh doanh của Công ty XNK hàng không 102 Tỷ trọng TSLĐ 100 98 96 Công ty XNK Vinashin 94 Công ty A 92 90 88 86 2009 2010 2011 Năm Hình 2.1: Biến động tỷ trọng TSLĐ của Công ty XNK VinashinCông ty XNK hàng không năm 2011 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin và luận văn của tác giả... với tình hình tài chính công ty XNK Vinashin, luận văn đã hệ thống hóa vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, đưa ra các khái niệm, phương pháp, kỹ thuật, nội dung phân tích, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp; làm cơ sở cho việc phân tích tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2012 Từ đó chỉ ra được những yếu kém về tài chính của Công ty; ... đến sự chuẩn mực về tài chính, tạo sự minh bạch trong quản lý về tài chính, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp Để đạt được hiệu quả trong công tác này, Công ty cần: - Hoàn thiện căn cứ để phân tích tài chính + Bổ sung một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: + Bổ sung báo cáo thu nhập - Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính - Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính 3.2.2 Xử lý triệt... đồng nghĩa với tỷ lệ tài sản lưu động tăng dần qua các năm Năm 2011, công ty sử dụng 0,01% tài sản cố định và 99,99% tài sản lưu động Cơ cấu này có sự chênh lệch rất lớn giữa tài sản cố định và tài sản lưu động, một phần là do đặc thù kinh doanh, Công ty không phải là một công ty sản xuất mà là công ty thương mại chuyên về xuất nhập khẩu; phần khác là do Công ty đã có quyết định sát nhập với một đơn vị... nói chung trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Công ty XNK Vinashin là một công ty mới thành lập, nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay từ ngân hàng, nguồn vốn cố định còn ít Điều này gây khó khăn rất lớn cho Công ty trong quá trình huy động vốn, ảnh hưởng nhiều tới quá trình hoạt động nhập khẩu của Công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty còn thiếu, chưa đồng bộ, ảnh... Báo cáo tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011 Qua phân tích trên cho thấy hệ số thanh khoản hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1 điều này cho thấy tổng tài sản của Công ty có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và những tài sản của Công ty có thể chuyển đổi trong thời gian dưới 1 năm có thể thanh toán cho nợ ngắn hạn Tuy nhiên, phần lớn tài sản... doanh của Công ty XNK Vinashin Năm 2009 và 2010, lợi nhuận sau thuế của Công ty XNK hàng không đều cao hơn lợi nhuận sau thuế của Công ty XNK Vinashin (năm 2010 cao hơn 3,5 lần) Tuy nhiên đến năm 2011 lại tụt xuống, thấp hơn 9,9 lần Nguyên nhân không phải do tình hình kinh doanh của Công ty XNK Vinashin tốt lên mà do Công ty đã thu được những khoản này từ doanh thu hoạt động tài chính 2.2.5 Phân tích báo... nguyên nhân dẫn đến việc giải thể Công ty Tiếp đến, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cải thiện tình hình tài chính cho Công ty trong giai đoạn mới (sát nhập vào công ty INTRACO) Với các giải pháp được đưa ra sẽ giúp công ty INTRACO quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và nâng cao tình hình tài chính Tuy nhiên, trong quá trình nghiên... cho các doanh nghiệp khác Sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty XNK Vinahin, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Cần phải quản lý hiệu quả các khoản phải thu, có chính sách thu nợ rõ ràng, hiệu quả - Công tác quản lý vốn đầu tư: Vốn chủ sở hữu của Công ty rất nhỏ so với quy mô Công ty Công ty đã vay thương mại với số lượng quá lớn để nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị đóng . xuất nhập khẩu của Công ty. Cho đến hiện tại chưa có bất kỳ một tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề tài chính của Công ty. Do đó, đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin. luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính - Đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin - Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty -. tiến hành phân tích tài chính của Công ty XNK Vinashin trong chương 2. Chƣơng 2 Thực trạng tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 2.1. Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu Vinashin

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w