Phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin

5 218 0
Phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu vinashin

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin Trần Thanh Thủy Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Tài Chính –Ngân ha ̀ ng; Mã số: 60 34 20 Nghd: TS. Phạm Hùng Tiến Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính. Đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty. Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty. Rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác. Keywords: Phân tích tài chính; Tài chính doanh nghiệp; Tài chính Contents: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng phát triển, hội nhập toàn cầu và tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội mới và những thách thức chưa từng có. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế biến động và cạnh tranh cao, bắt buộc các doanh nghiệp trước hết phải ý thức được thực trạng tài chính của chính doanh nghiệp mình. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Hoạt động này giúp các nhà quản lý đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó, có biện pháp tác động thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp, những đối tượng có lợi ích gắn liền với doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhận biết những tiềm năng, cơ hội, rủi ro tài chính và đưa ra các quyết định kinh tế chính xác và hiệu quả hơn. Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin là một công ty con của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), được thành lập năm 2003, chịu trách nhiệm về các hoạt động xuất nhập khẩu của Vinashin. Mặc dù công ty đã có quyết định chấm dứt hoạt động của Thủ tướng chính phủ, nhưng việc phân tích tài chính của công ty vẫn rất cần thiết để thấy được những nguyên nhân về tài chính dẫn đến sự giải thể của công ty, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quan nghiên cứu và tham khảo tài liệu tác giả nhận thấy rằng, đề tài phân tích tài chính được sự quan tâm của rất nhiều tác giả trong và ngoài nước. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp được trình bày trong giáo trình tài chính doanh nghiệp của tác giả Lưu Thị Hương. Vấn đề tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp đã được trình bày khái quát trong giáo trình này. Còn tác giả Nguyễn Tấn Bình đã chi tiết hơn về vấn đề phân tích tài chính trong tài liệu Phân tích quản trị tài chính của mình. Cuốn sách đã cung cấp các kiến thức cần thiết về tài liệu, phương pháp phân tích tài chính thông qua báo cáo tài chính. Từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua tài sản, nguồn vốn và các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đã có nhiều tác giả vận dụng hệ thống lý luận trên để phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp cụ thể. Chẳng hạn như tác giả Nguyễn Như Sơn với luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình tài chính công ty 789/BQP trong tiến trình cổ phần hóa. Hay tác giả Nguyễn Anh Vinh với luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần ALPHANAM. Đã có một số tài liệu nghiên cứu về Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, tuy nhiên, các tài liệu này chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực xuất nhập khẩu của Công ty. Cho đến hiện tại chưa có bất kỳ một tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề tài chính của Công ty. Do đó, đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin là đề tài độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Từ những thông tin tài chính của Công ty, luận văn tiến hành phân tích tình hình tài chính và chỉ ra những nguyên nhân yếu kém của Công ty, từ đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp tham khảo cho các nhà quản lý của Công ty. Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau : - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính - Đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin - Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty - Rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Công ty xuất nhập khẩu Vinashin * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu Công ty xuất nhập khẩu Vinashin thông qua các báo cáo tài chính của Công ty. Về thời gian: Từ năm 2009 - 2011 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích tổng hợp, so sánh và thống kê để nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu của đề tài. Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin từ năm 2009 đến năm 2011; các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo; sách; luận văn; các báo cáo hàng năm của Bộ Tài chính; các website. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin. - Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty. - Đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu Vinashin Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin và bài học kinh nghiệm đối với Công ty Intraco TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Bộ chính trị (2010), Kết luận về Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. 3. Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (2009-2011), Báo cáo tài chính năm 2009-2011. 4. Bích Diệp (2012), “Biến động lạm phát 2012 nhiều điểm bất thường”, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bien-dong-lam-phat-2012-nhieu-diem- 5. Lưu Thị Hương (2006) (chủ biên), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Nguyễn Hương Lý (2012), Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 7. Nguyễn Như Sơn (2009), Phân tích tình hình tài chính công ty 789/BQP trong tiến trình cổ phần hóa, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 8. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2108/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trong giai đoạn 2011 - 2013 9. Nguyễn Anh Vinh (2010), Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần ALPHANAM, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. . xuất nhập khẩu của Công ty. Cho đến hiện tại chưa có bất kỳ một tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề tài chính của Công ty. Do đó, đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin. luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính - Đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin - Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty -. về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính. Đánh giá về thực trạng tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty. Đề xuất

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan