1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty dl - dv hồng hà

63 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 388 KB

Nội dung

Điều này đòi hỏi các DN phải có 1 số tiền ứng tr- ớc để mua sắm , lợng tiền ứng trớc gọi là vốn kinh doanh trong đó chiếm chủyếu là vốn cố định VCĐ Trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ c

Trang 1

Lời nói đầu

1 Sự cần thiết của đề tài

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) phải tựtrang bị cho mình 1 hệ thống cơ sở vật chất tơng ứng với ngành nghề kinhdoanh mà mình đã lựa chọn Điều này đòi hỏi các DN phải có 1 số tiền ứng tr-

ớc để mua sắm , lợng tiền ứng trớc gọi là vốn kinh doanh trong đó chiếm chủyếu là vốn cố định ( VCĐ )

Trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trờng hiện nay, các DN muốntồn tại và phát triển đợc thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn có hiệuquả ? Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý DN phải tìm ra các phơng sách nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nóiriêng

Công ty du lịch – dịch vụ Hồng Hà ( Công ty DL – DV Hồng Hà ) là

1 đơn vị có quy mô và lợng vốn cố định tơng đối lớn Do vậy việc quản lý sửdụng chặt chẽ và có hiệu quả vốn cố định của công ty là 1 trong những yêucầu lớn nhằm tăng năng suất lao động thu đợc lợi nhuận cao đảm bảo trang trảicho mọi chi phí và có lãi

Với những lý do nh vậy và qua quá trình thực tập tại Công ty DL - DV

Hồng Hà em đã lựa chọn đề tài : “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn cố định tại Công ty DL - DV Hồng Hà “ làm luận văn tốt

nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nhằm đa ra một số giải pháp cơ bản , có tính khả thi để nâng cao hiệuquả sử dụng vốn của Công ty DL - DV Hồng Hà trong điều kiện hiện nay

3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn nghiên cứu vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định củaCông ty DL - DV Hồng Hà trong 2 năm 2002 và 2003 đặc biệt đi sâu vàonghiên cứu tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2003

4 Phơng pháp nghiên cứu

Để đạt đợc mục đích của đề tài trên tổng thể chuyên đề đã vận dụng

ph-ơng pháp phân tích của phép duy vật biện chứng , logích , so sánh , phph-ơngpháp thống kê kế toán , phơng pháp liên hệ , … để nghiên cứu để nghiên cứu

5 Bố cục chuyên đề

Trang 2

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu luận văn nh sau:

Chơng I : Lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng VCĐ trong DN khách sạn du lịch

Chơng II : Phân tích và đánh giá tình hình sử dụng VCĐ tại Công ty

1.1 Vốn và nguồn vốn trong kinh doanh khách sạn du lịch

Trong phạm vi nền kinh tế , vốn là khối lợng tiền tệ đa vào lu thôngnhằm mục đích sinh lời Còn trong phạm vi một DN thì vốn là tất cả tài sản bỏ

ra lúc đầu , thờng biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm mục đích sinh lời

Vậy vốn trong các DN kinh doanh nói chung và vốn trong DN kinhdoanh khách sạn – du lịch nói riêng đều đợc biểu hiện bằng tiền nhng phải là

Trang 3

tiền đợc vận động với mục đích sinh lời Trong quá trình vận động vốn tiền tệthờng phải thay đổi hình thái và nhờ đó tạo ra khả năng sinh lời Khả năngsinh lời của vốn vừa là mục đích của sản xuất kinh doanh , vừa là phơng tiện

để vốn đợc bảo tồn và tăng trởng , tiếp tục vận động ở chu kỳ tiếp theo tronghoạt động kinh doanh của DN

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn

a) Khái niệm:

Vốn kinh doanh của DN khách sạn – du lịch là số tiền ứng trớc về cáctài sản cần thiết nhằm thực hiện các chức năng cơ bản và bổ sung của DN

Vốn sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại

và phát triển của mọi DN Vốn sản xuất kinh doanh bao gồm : vốn cố định vàvốn lu động.Trong công tác quản lý tài chính của DN, quản lý vốn sản xuấtkinh doanh là một công tác quan trọng bậc nhất Để quản lý và sử dụng vốnkinh doanh một cách có hiệu quả cần phải nắm đợc những đặc điểm vận độngcủa từng loại vốn

b) Đặc điểm:

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các DN du lịch vừa mang tính chấtchung và vừa mang tính đặc thù riêng so với các DN khác trong nền kinh tếquốc dân , vì vậy ngoài những đặc điểm chung vốn có của vốn trong hoạt độngsản xuất kinh doanh , vốn trong DN du lịch có những đặc điểm cơ bản khácbiệt sau:

- Trong cơ cấu vốn kinh doanh của các DN du lịch , bộ phận VCĐ thờngchiếm tỷ trọng lớn Bộ phận này tập trung chủ yếu là nhà cửa , phơng tiện vậnchuyển , các tiện nghi trong phòng ngủ , phòng ăn… để nghiên cứu Nói chung những tài sảnnày thuộc loại hiện đại , đắt tiền và phục vụ cho nhu cầu sang trọng

Ngày nay , cơ sở vật chất kỹ thuật càng cần đợc đầu t mạnh , đổi mới ờng xuyên và bổ sung kịp thời ăn khớp với tiến bộ xã hội , văn minh xã hội ,tránh tụt hậu không đáp ứng đợc nhu cầu du lịch Đồng thời khi DN có đợc cơ

th-sở vật chất khang trang , đồng bộ sẽ thu hút đợc nhiều khách hàng , tăng uy tíncho DN của mình Để làm đợc điều này , các DN khách sạn – du lịch cầnphải huy động đợc vốn kịp thời nhằm đáp ứng tốt cầu du lịch Bên cạnh đó ,cơ sở vật chất kỹ thuật trong DN khách sạn – du lịch phải đợc sử dụng tối đakhả năng của nó

- Vốn trong DN du lịch chịu ảnh hởng nhiều của tính thời vụ và cầu dulịch Nên mỗi DN cần có phơng pháp kinh doanh cụ thể trong những thángchính vụ cũng nh trái vụ Để phục vụ nhu cầu của khách trong những tháng

Trang 4

thời vụ thì các DN không những phải nâng cấp , đổi mới trang thiết bị , cơ sởvật chất kỹ thuật mà còn phải tăng thêm nguồn nhân lực , và khi đó nhu cầu vềnguyên vật liệu cũng tăng , khi đó vốn đợc sử dụng 1 cách triệt để Tuy nhiêntrong những tháng trái vụ khi mà cầu du lịch giảm thì lúc đó vốn lại rất nhànrỗi Do đặc điểm này, DN cần có những điều chỉnh vốn một cách hợp lý nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN mình.

1.1.2 Phân loại vốn

Trong DN kinh doanh nói chung và các DN du lịch nói riêng có rấtnhiều loại vốn khác nhau tùy theo chức năng, nguồn hình thành hay đặc điểmtuần hoàn Thông thờng vốn trong DN kinh doanh khách sạn – du lịch đợcphân loại nh sau :

a) Căn cứ vào nguồn hình thành vốn của DN du lịch đợc chia ra :

- Vốn chủ sở hữu : Nguồn vốn của DN thể hiện trách nhiệm pháp lý của

DN đối với từng loại tài sản của DN Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền

sở hữu của ngời chủ về các tài sản hiện có của DN Vốn chủ sở hữu đợc tạonên từ các nguồn sau :

+ Nguồn thứ nhất đó là số tiền đóng góp của các nhà đầu t, ngờichủ sở hữu của DN

+ Nguồn thứ hai tạo nên vốn chủ sở hữu là tổng số tiền đợc tạo ra

từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, số này gọi là lãi lu giữ hoặclãi cha phân phối

+ Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lạitài sản, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ dự trữ, chênh lệch tỷ giá, quỹkhen thởng, quỹ phúc lợi, vốn đầu t xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp… để nghiên cứu

- Nguồn vốn đi vay: trong điều kiện nền kinh tế thị trờng, hầu nh khôngmột DN nào chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà đềuphải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ

Nguồn vốn vay đợc thể hiện qua 3 phơng thức chủ yếu sau :

+ Tín dụng Ngân hàng : là các khoản mà DN vay của Ngân hàngthơng mại hoặc của các tổ chức tín dụng khác

Trang 5

+ Phát hành trái phiếu : theo luật Công ty của nớc ta bất kỳ một

tổ chức kinh doanh nào cũng có thể vay vốn Ngân hàng, các Công ty tài chính,các tổ chức kinh tế… để nghiên cứu ới hình thức hợp đồng tín dụng, chỉ có DN Nhà nớc, dcông ty cổ phần có phát hành cổ phiếu mới có quyền vay vốn bằng cách pháthành trái phiếu Trái phiếu là một tờ phiếu mà công ty phát hành để vay vốn và

là vốn vay dài hạn, hay còn gọi là văn tự nợ giữa con nợ là công ty và chủ nợ lànhững ngời vay vốn

+ Tín dụng thơng mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà DN, đợcbiểu hiện dới hình thức mua bán chịu bằng hàng hóa đợc thực hiện giữa ngờimua và ngời bán

b) Căn cứ vào đặc điểm tuần hoàn : vốn có 2 loại

- Vốn cố định : là số tiền ứng trớc về tài sản cố định (TSCĐ) phục vụkinh doanh khách sạn – du lịch nhằm thực hiện các chức năng cơ bản và chứcnăng bổ sung VCĐ có đặc điểm là chuyển dần giá trị trong mỗi kỳ kinh doanh

và chỉ hoàn thành một lần luân chuyển khi giá trị tài sản cố định đợc chuyểndịch hết vào giá trị hàng hóa và dịch vụ qua nhiều chu kỳ kinh doanh

Vốn cố định trong DN khách sạn – du lịch đợc hình thành từ các nguồnsau đây :

+ Nguồn vốn pháp định : khi DN đợc thành lập cũng nh trongquá trình hoạt động, DN cần phải có một lợng VCĐ tối thiểu theo quy địnhcủa Nhà nớc, đó là mức vốn pháp định tối thiểu Mức vốn vay tùy thuộc vàoquy mô, loại hình kinh doanh của DN, nó giúp cho việc thực hiện các chứcnăng của DN cũng nh đảm bảo quyền lợi của những tập thể hoặc cá nhân cóquan hệ với DN

Đối với DN Nhà nớc, vốn này chính là nguồn vốn ngân sách Nhà nớccấp phát ban đầu khi DN mới đi vào hoạt động.Toàn bộ tiền trích khấu hao cơbản tài sản cố định đều đợc để lại cho DN, DN có trách nhiệm bảo toàn và pháttriển số vốn này Đối với DN cổ phần, nguồn vốn pháp định là nguồn vốn docác cổ đông đóng góp thông qua việc mua các cổ phiếu Đối với DN t nhân,nguồn vốn này là số vốn của chủ DN bỏ ra ban đầu để kinh doanh

+ Nguồn vốn DN tự bổ sung : trong quá trình hoạt động khôngngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô kinh doanh là mục tiêucủa mỗi DN trong nền kinh tế thị trờng Điều đó đòi hỏi DN phải đầu t thờngxuyên thêm vốn bằng cách lấy lợi nhuận để lại DN sau khi đã bù đắp nhữngchi phí trong quá trình kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sáchNhà nớc

Trang 6

+ Nguồn vốn liên doanh : là nguồn vốn mà các đơn vị liên doanhvới DN đóng góp Hiện nay, ở các DN liên doanh với nớc ngoài từ phía ViệtNam tham gia góp vốn chủ yếu bằng giá trị các khách sạn, nhà cửa, đất đai,còn phía nhà đầu t nớc ngoài thì góp vốn chủ yếu bằng máy móc, trang thiết

bị, vật t, tiền mặt… để nghiên cứu

+ Nguồn vốn đi vay: trong kinh doanh nói chung và đối vớingành kinh doanh khách sạn – du lịch nói riêng, nếu các nguồn vốn trên thiếuthì DN có thể vay ngân hàng theo chế độ tín dụng dài hạn để đầu t xây dựng cơbản các tài sản cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của DN

- Vốn lu động : vốn lu động là số tiền ứng trớc về tài sản lu thông và tàisản lu động cần thiết của DN Toàn bộ vốn lu động trong DN kinh doanhkhách sạn – du lịch đợc chia ra làm 2 bộ phận là vốn lu động định mức vàvốn lu động không đinh mức

+ Vốn lu động định mức : là số vốn lu động cần thiết, thờngxuyên đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN tiến hành đợc bình thờng,liên tục và có đủ căn cứ để tính toán định mức, số vốn mà thờng chiếm tỷ trọnglớn trong toàn bộ vốn lu động của DN, nó bao gồm vốn nguyên liệu hàng hóa

và vốn nguyên liệu phi hàng hóa

+ Vốn lu động không định mức : bao gồm các khoản tiền khác

nh tồn kho tiền gửi ngân hàng, tiền giao cho cán bộ đi mua hàng… để nghiên cứu , các khoảnvốn kết toán nh các khoản thanh toán khách hàng nợ, khách hàng có, cáckhoản phải thu, phải trả, tài sản thừa, thiếu cha rõ nguyên nhân … để nghiên cứu

Vốn lu động không định mức là các khoản vốn phát sinh trong quá trìnhkinh doanh những biến động lên xuống thất thờng, không có đủ căn cứ để tínhtoán định mức đợc Do đó, đòi hỏi ngời quản lý vốn phải hạn chế tới mức thấpnhất các khoản vốn mà tránh sự ảnh hởng tới các loại vốn khác trong định mứccủa DN

1.2 Tầm quan trọng của vốn cố định đối với DN khách sạn du lịch

Trang 7

giá trị TSCĐ đợc chuyển dịch hết vào giá trị hàng hóa và dịch vụ qua nhiềuchu kỳ kinh doanh.

Tài sản cố định là những t liệu lao động chủ yếu Chúng tham gia trựctiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh của

DN Tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong suốt thờigian sử dụng, cho đến lúc h hỏng hoàn toàn Trong quá trình sử dụng tài sản cố

định hao mòn dần, phần giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trị mới tạo racủa sản phẩm và đợc bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm đợc tiêu thụ Tài sản cố

định cũng là một loại hàng hóa có giá trị sử dụng và giá trị Nó là sản phẩmcủa lao động và đợc mua bán, trao đổi trên thị trờng sản xuất

Vậy giữa tài sản cố định và vốn cố định có mối quan hệ mật thiết vớinhau Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định

1.2.2 Phân loại vốn cố định

Để quản lý và sử dụng VCĐ có hiệu quả ngời ta nghiên cứu các phơngpháp phân loại và nghiên cứu khấu hao TSCĐ

a) Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Theo cách này toàn bộ số TSCĐ của doanh nghiệp đợc chia thành hailoại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

- Tài sản cố định hữu hình :

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất

Nó bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị và phơng tiện vận tải… để nghiên cứu Tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử dụng không bị thay đổi hình tháivật chất nhng giá trị sử dụng và giá trị của nó bị giảm dần do bị hao mòn hữuhình và hao mòn vô hình và đợc bù đắp bằng vốn khấu hao

- Tài sản cố định vô hình:

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhng

có giá trị sử dụng và thời gian sử dụng nh tài sản cố định khác: Bằng phát minhsáng chế, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí lợi thế thơng mại… để nghiên cứu

Trong ngành kinh doanh du lịch, TSCĐ hữu hình là chủ yếu, ít có TSCĐvô hình Mặt khác, nhu cầu của khách ngày càng cao do vậy những TSCĐ hữuhình có giá trị, lịch sự, sang trọng luôn luôn đợc bổ sung và đổi mới Đòi hỏi

DN phải có chính sách đầu t cho phù hợp vơi nhu cầu của khách du lịch

b) Phân loại TSCĐ theo tính chất, công dụng kinh tế

- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ do DN sử dụngnhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

Trang 8

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng: lànhững TSCĐ do DN quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, anninh, quốc phòng trong DN.

- TSCĐ bảo quản hộ, gửi hộ, cất giữ hộ Nhà nớc là những TSCĐ DN bảoquản, giữ hộ cho các đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nớc theo quyết định củacơ quan Nhà nớc có thẩm quyền

Nói chung tùy thuộc theo yêu cầu quản lỳ của từng DN , DN tự phânloại chi tiết hơn các TSCĐ của DN theo từng nhòm cho phù hợp

c) Phân loại TSCĐ theo hình thức sử dụng

Theo cách này TSCĐ của DN chia thành:

- TSCĐ đang sử dụng: Đây là những tài sản đang trực tiếp hoặc gián tiếptham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm Trong DN, tỷtrọng TSCĐ đã đa vào sử dụng so với toàn bộ TSCĐ hiện có càng lớn thì hiệuquả sử dụng TSCĐ càng cao

- TSCĐ cha sử dụng: Đây là những tài sản DN do những nguyên nhânchủ quan, khách quan cha thể đa vào sử dụng nh: TS dự trữ, TS mua sắm, xâydựng thiết kế cha đồng bộ, tài sản trong giai đoạn lắp ráp, chạy thử… để nghiên cứu

- TSCĐ không cần dùng chờ thanh toán: Đây là những tài sản đã h hỏng,không sử dụng đợc hoặc còn sử dụng đợc nhng lạc hậu về mặt kỹ thuật, đangchờ đợi để giải quyết Nh vậy có thể thấy rằng cách phân loại này giúp ngờiquản lý tổng quát tình hình và tài năng sử dụng tài sản, thực trạng về TSCĐtrong DN

Nhờ có cách phân loại này, ngời quản lý nắm đợc một cách tổng quáttình hình, cơ cấu, tỷ trọng của từng loại TSCĐ hiện có so với tổng nguyên giáTSCĐ Trên cơ sở đó, giúp cho công tác quản lý TSCĐ cũng nh VCĐ trong vàngoài sản xuất kinh doanh của DN để từ đó có biện pháp tăng cờng khai thácnăng lực của TSCĐ hiện có cũng nh quản lý TSCĐ chặt chẽ hơn

d) Phân loại tài sản cố định theo cách khác

Toàn bộ tài sản cố định đợc phân thành các loại sau:

- Tài sản cố định cố định tài chính: là các khoản đầu t dài hạn, đầu t vàochứng khoán và các giấy tờ có giá trị khác Các loại tài sản này đợc DN mua

và giữ lâu dài nhằm mục đích thu hút và các mục đích khác nh chiếm dụng uthế quản lý, hoặc đảm bảo an toàn cho DN

- Tài sản cố định phi tài chính: bao gồm các tài sản cố định cố định khácphục vụ cho lợi ích của DN nhng không đợc chuyển nhợng trên thị trờng tàichính

Trang 9

Trong nền kinh tế thị trờng để thuận lợi cho việc hạch toán ngời ta thờngphân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu t.Theo cách phân loại này, tài sản cố định của DN đợc chia ra làm 4 loại sau:

+ Tài sản cố định hữu hình+ Tài sản cố định vô hình + Tài sản cố định thuê tài chính+ Tài sản cố định tài chính

đó, Nhà nớc cũng xem xét trợ cấp cho các DN nằm trong danh mục u tiên.Hình thức hỗ trợ có thể đợc diễn ra dới dạng cấp vốn bằng tiền, bằng tài sản,hoặc u tiên giảm thuế, miễn phí… để nghiên cứu

- Vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn của DN thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với từngloại tài sản của DN Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của ngờichủ về các tài sản hiện có của DN Vốn chủ sở hữu đợc tạo nên từ các nguồn sau :

+ Nguồn thứ nhất đó là số tiền đóng góp của các nhà đầu t, ngờichủ sở hữu của DN

+ Nguồn thứ hai tạo nên vốn chủ sở hữu là tổng số tiền đợc tạo ra

từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, số này gọi là lãi lu giữ hoặclãi cha phân phối

Trang 10

+ Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lạitài sản, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ dự trữ, chênh lệch tỷ giá, quỹkhen thởng, quỹ phúc lợi, vốn đầu t xây dựng cơ bản, kinh phí sự nghiệp… để nghiên cứu

- Nguồn vốn đi vay

Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng, hầu nh không một DN nào chỉhoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà đều phải hoạt độngbằng nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể

Vốn vay có ý nghĩa quan trọng không những chỉ ở khả năng tài trợ cácnhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của Công

ty mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằngviệc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lợng vốn vay

Nguồn vốn vay đợc thể hiện qua 3 phơng thức chủ yếu sau :

+ Tín dụng Ngân hàng : là các khoản mà DN vay của Ngân hàngthơng mại hoặc của các tổ chức tín dụng khác

+ Phát hành trái phiếu : theo luật Công ty của nớc ta bất kỳ một

tổ chức kinh doanh nào cũng có thể vay vốn Ngân hàng, các Công ty tài chính,các tổ chức kinh tế… để nghiên cứu ới hình thức hợp đồng tín dụng, chỉ có DN Nhà nớc, dcông ty cổ phần có phát hành cổ phiếu mới có quyền vay vốn bằng cách pháthành trái phiếu Trái phiếu là một tờ phiếu mà công ty phát hành để vay vốn và

là vốn vay dài hạn, hay còn gọi là văn tự nợ giữa con nợ là công ty và chủ nợ lànhững ngời vay vôn

+ Tín dụng thơng mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà DN, đợcbiểu hiện dới hình thức mua bán chịu bằng hàng hóa đợc thực hiện giữa ngờimua và ngời bán

1.2.4 Tầm quan trọng của vốn cố định đối với DN

Về mặt giá trị, VCĐ phản ánh tiềm lực của DN.Còn về mặt hiện vật,VCĐ thể hiện vai trò của mình qua tài sản cố định

Tài sản cố định là những t liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh của DN Nó gắn liền với DN trong suốt quá trình tồn tại

DN có tài sản cố định có thể không lớn về mặt giá trị nhng tầm quan trọng của

Trang 11

sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn

định trong chu kỳ kinh doanh của DN cả về sản lợng và chất lợng

Thứ ba, khi nền kinh tế phát triển thì các nhu cầu của con ngời cũngnhân lên và đa dạng, tơng ứng với nó thì tiến trình cạnh tranh giữa các DNcũng ngày càng trở nên gay gắt hơn Điều này đòi hỏi các DN phải làm sao đểtăng năng suất lao động, tạo đợc những sản phẩm có chất lợng cao, giá thànhhạ, nhằm chiếm lĩnh thị trờng Sự đầu t không đúng mức đối với tài sản cố

định cũng nh việc đánh giá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định dễ đem lạinhững khó khăn sau cho DN :

- Tài sản cố định có thể không đủ khả năng để cạnh tranh với các DNkhác cả về chất lợng và giá thành sản phẩm Điều này có thể dẫn các DN đến

bờ vực phá sản nếu lợng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mới tài sản

- Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranhgiành mất một phần thị trờng của DN và điều này buộc DN khi muốn giành lạithị trờng khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạgiá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp

Thứ t, tài sản cố định còn là một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:

- Đối với vốn vay ngân hàng thì tài sản cố định đợc coi là điều kiện kháquan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay Trên cơ sở trịgiá của tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không vàcho vay với số lợng là bao nhiêu

- Đối với công ty cổ phần thì quy mô của Công ty phụ thuộc vào giá tàisản cố định mà Công ty nắm giữ Do vậy, trong quá trình huy động vốn cho

DN bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà

đầu t chịu ảnh hởng khá lớn từ lợng tài sản mà Công ty hiện có và hàm lợngcông nghệ có trong tài sản cố định của công ty

1.2.5 Nội dung công tác quản lý sử dụng vốn cố định

Quản lý việc sử dụng VCĐ là một trong những nội dung quan trọng củacông tác quản lý DN Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động củaVCĐ gắn liền với hình thái vật chất của nó Vì vậy để quản lý sử dụng có hiệuquả VCĐ và trang thiết bị có một số hình thức quản lý sau:

- Đánh giá đúng TSCĐ và xác định tỷ lệ khấu hao hợp lý cho từng loại

- Phối hợp các phơng pháp đánh giá TSCĐ nh : đánh giá TSCĐ theo giánguyên thủy, đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục và theo giá trị còn lại đểxác định tỷ lệ khấu hao hợp lý cho từng loại tài sản và trang thiết bị Từ đógiúp cho DN thu hồi vốn đầu t và hạn chế tối đa hao mòn vô hình

Trang 12

- áp dụng chính sách khấu hao nhanh để sử dụng tối đa năng lực sảnxuất của TSCĐ và trang thiết bị để hạn chế hao mòn vô hình.

- áp dụng quản lý định mức sử dụng TSCĐ, giao trách nhiệm vật chấtcho các bộ phận quản lý và sử dụng TSCĐ và trang thiết bị

- Thờng xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dỡng và sửa chữa trang thiết

bị nhằm duy trì năng lực sản xuất ban đầu của chúng Nghiên cứu cải tiến tổchức lao động của DN để sử dụng tối đa công suất của trang thiết bị, đặc biệtcác loại có tốc độ hao mòn vô hình nhanh nh máy vi tính, các loại đồ điện caocấp, đối với các khách sạn cần chú ý hớng dẫn du khách sử dụng trang thiết bịtrong các phòng cho thuê, các phơng tiện công cộng của DN một cách thànhthạo và hợp lý để tránh gây ra những thiệt hại về tài sản

1.3 Hiệu quả sử dụng vốn trong DN du lịch.

1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Nh đã biết, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng lao động xã hội bao gồm lao động sống và lao động đã đợc vật hóa hoặc cácnguồn lực nh nhân lực, vật lực… để nghiên cứu để đạt đợc kết quả kinh tế cao với chi phí lao độngxã hội hoặc các nguồn lực ít nhất

Trong đánh giá hiệu quả ngời ta thờng sử dụng mối quan hệ

Hiệu quả = Kết quả / Chi phí

- Kết quả đạt đợc là doanh thu hoặc lợi nhuận

- Chỉ tiêu chi phí đợc xác định bao gồm toàn bộ những chi phí kinhdoanh hoặc từng loại hao phí trong DN tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và đốitợng phân tích

Do kết quả kinh tế của DN là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cảcác yếu tố trong quá trình kinh doanh ( lao động, vốn, t liệu lao động, côngnghệ… để nghiên cứu ) nên DN chỉ có đạt đợc hiệu quả cao khi sử dụng có hiệu quả các yếu

tố cơ bản đã nêu trên

Trong phạm vi chuyên đề này đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả sửdụng VCĐ, do đó cần xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung vàVCĐ nói riêng dới nhiều góc độ thông qua hệ thống chỉ tiêu chi tiết và cụ thể.Mặt khác trong điều kiện kinh tế thị trờng hiện nay, các DN đợc giao quyền tựchủ về tài chính thì việc sử dụng vốn là vấn đề then chốt, việc đánh giá hiệuquả sử dụng vốn sẽ cho thấy đợc chất lợng quản lý sản xuất, vạch ra các khả năngtiềm tàng để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn

1.3.2 Khái niệm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

a) Khái niệm:

Trang 13

Hiệu quả sử dụng vốn của DN là chỉ tiêu phản ánh kết quả chung nhấtcủa hiệu quả kinh tế Đó là tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng hoặc tối đa hóakết quả hay khối lợng sản phẩm trong một giới hạn về các nguồn tài vật lực phùhợp với hiệu quả kinh tế nói chung.

Công thức chung về hiệu quả sử dụng vốn đợc xác định nh sau:

Trong đó : HV là hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

KQ là kết quả thu đợc ( doanh thu hoặc lợi nhuận )

V KD là số d bình quân của vốn sản xuất kinh doanh

Từ công thức trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanhthay đổi không chỉ phụ thuộc vào giá trị sản lợng sản phẩm, mức doanh thuhay lợi nhuận thu đợc mà còn phụ thuộc vào sự tăng giảm số vốn sản xuất kinhdoanh bình quân Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn của DN càng cao

b) Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

*) Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu:

- Các chỉ tiêu phải phản ánh và đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNmột cách tổng quát cũng nh riêng biệt từng yếu tố tham gia vào hoạt động sảnxuất kinh doanh Do đó, trong hệ thống chỉ tiêu phải có chỉ tiêu tổng hợp (chỉtiêu chung) và chỉ tiêu riêng biệt ( chỉ tiêu bộ phận)

- Các chỉ tiêu đánh giá phải có sự liên so sánh đợc với nhau và phải cóphơng pháp tính toán cụ thể và thống nhất

- Các chỉ tiêu đáng giá phải có phạm vi áp dụng nhất định phục vụ từngmục đích cụ thể trong từng công tác đánh giá

*) Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

•) Mức sản xuất kinh doanh của VCĐ

Chỉ tiêu này đợc xác định bằng cách so sánh tổng doanh thu đạt đợctrong kỳ với VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ, nó phản ánh một đồng VCĐ bỏ

ra kinh doanh thu về bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏhiệu quả sử dụng VCĐ của DN càng tốt

Công thức : H = D/ V

Trong đó : H là hệ số mức sản xuất kinh doanh của VCĐ

D là tổng doanh thu đạt đợc trong kỳ

V CĐ là VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

•) Hệ số sức sinh lời của VCĐ

Trang 14

Chỉ tiêu này đợc xác định bằng công thức :

H = Ln / V

Trong đó : Ln là lợi nhuận đạt đợc trong kỳ

H là hệ số sức sinh lợi của VCĐ

V CĐ là VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

•) Hiệu quả sử dụng diện tích kinh doanh

Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sửdụng VCĐ của các DN kinh doanh du lịch, chỉ tiêu này cho thấy việc sử dụngdiện tích để kinh doanh có hợp lý không, kết quả mang lại nh thế nào để từ đó

có các phơng hớng và biện pháp sử dụng tốt hơn

Công thức xác định chỉ tiêu :

H = D / SSXKD hoặc H = Ln / SSXKD

Trong đó : H là hiệu quả sử dụng diện tích kinh doanh

D là tổng doanh thu đạt đợc trong kỳ

Ln là tổng lợi nhuận đạt đợc trong kỳ

SSXKD là tổng diện tích sử dụng để sản xuất kinh doanh

•) Hiệu quả sử dụng chi phí TSCĐ

Đây là chỉ tiêu xác định mức doanh thu hoặc mức lợi nhuận trên một

đồng chi phí khấu hao tài sản cố định trong kỳ Công thức xác định :

H = D / Fkhtscđ hoặc H = Ln / Fkhtscđ

Trong đó : F là mức chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hơn chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ vì chi phíkhấu hao là những hao phí thực tế đã tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của DN

•) Mức trang bị VCĐ cho một lao động

Công thức : H = V CĐ / R

Trong đó : R là số lao động bình quân trong kỳ

•) Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định và VCĐ của từng nghiệp vụkinh doanh

Trang 15

hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô Với bất cứ một sự thay đổi nàotrong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của DN

Đối với vấn đề hiệu quả sử dụng VCĐ của DN thì các văn bản pháp luật

về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu t, gây ảnh hởng lớn trong quátrình kinh doanh, nhất là các quy định về cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố

định, về trích khấu hao, các văn bản về thuê vốn, thiết bị nhất định… để nghiên cứu đều cóthể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng VCĐ

b) Nhân tố về tính thời vụ của DN du lịch

Tính chất thời vụ trong hoạt động kinh doanh là một đặc điểm khác biệtcủa ngành du lịch so với các ngành kinh tế khác Trong một chu kỳ kinh doanh( thờng là một năm ) thì có một khoảng thời gian nhất định nguồn khách dulịch tập trung vào tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ du lịch, khoảng thời gian đó

đợc gọi là thời vụ du lịch Ngoài khoảng thời gian đó ra, số khách sử dụng tiêudùng các dịch vụ này rất ít Do vậy đã ảnh hởng đến việc sử dụng nguồn vốnkinh doanh của các DN du lịch Nếu nh trong thời vụ du lịch, nguồn vốn kinhdoanh đợc sử dụng một cách tối đa và mang lại hiệu quả cao, thì ở khoảng thờigian còn lại DN có nhiều vốn nhàn rỗi , đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản cố

định sẽ không có nguồn thu để bù đắp Vì thế hiệu quả sử dụng vốn của DN sẽgiảm xuống, tốc độ chu chuyển vốn thấp, thời gian khấu hao tài sản cố định sẽkéo dài, nguồn VCĐ bỏ ra để đầu t mua sắm tài sản cố định sẽ chậm đợc thuhồi, gây tình trạng ứ đọng vốn trong kinh doanh

c) Nhân tố giá cả:

Giá cả vừa mang tính chất khách quan và chủ quan ảnh hởng trực tiếp

đến hiệu quả sử dụng vốn của DN khách sạn Nó ảnh hởng cả đến đầu vào và

đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh

Sự tác động đến đầu vào nh là: giá nguyên vật liệu hàng hóa, giá cớcphí, giá TSCĐ, giá công cụ lao động… để nghiên cứu Với những tác động của giá cả đến đầu

ra nh: giá tiêu thụ sản phẩm, giá bán… để nghiên cứu Vì thế những thay đổi dù lớn hay nhỏcũng đều ảnh hởng đến hiệu quả kinh tế của DN Do vậy, để đánh giá đúngthực chất hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nh hiệu quả sử dụng vốn thì DNkhách sạn cần phải xác định sự ảnh hởng của yếu tố giá cả

d) Các nhân tố khác

Các nhân tố này có thể đợc coi là nhân tố bất khả kháng nh thiên tai,

địch họa,… để nghiên cứu có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng VCĐ ( tài sản cố định )của DN Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết tr-

ớc, chỉ có thể dự phòng trớc nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi

Trang 16

1.4.2 Các nhân tố chủ quan

a) Ngành nghề kinh doanh của DN

Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho DN cũng nh định hớng cho nótrong suốt quá trình tồn tại Với một ngành nghề kinh doanh đã đợc lựa chọn,chủ DN buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính gồm:

- Cơ cấu VCĐ của DN thế nào là hợp lý, khả năng tài chính của công ty ra sao

- Cơ cấu tài sản đợc đầu t ra sao, mức độ hiện đại hóa nói chung so vớicác đối thủ cạnh tranh đến đâu

- Nguồn tài trợ cho những tài sản cố định đó đợc huy động từ đâu, có

đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của DN hay không

b) Trình độ tổ chức quản lý của DN

Trình độ tổ chức quản lý của DN là yếu tố quan trọng ảnh hởng đến hiệuquả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng Nếuquản lý tồi là nguyên nhân thứ nhất, thì thiếu vốn là nguyên nhân thứ hai dẫncác DN vào tình trạng phá sản Muốn sử dụng vốn có hiệu quả, ngời lãnh đạotrớc tiên phải lập đợc kế hoạch ngân sách cụ thể, đúng đắn nếu không nó cóthể gây cản trở, khó khăn cho họat động kinh doanh của DN Chủ DN hay ngờilãnh đạo cũng phải xác định đợc rõ nhu cầu vốn kinh doanh của mình số vốn

đó phải đảm bảo đủ cho họat động sản xuất kinh doanh Trong thực tế có rấtnhiều DN có tiềm năng lợi nhuận hoặc đã có lợi nhuận hiện thực mà khônglàm gì đợc chỉ vì họ đã cạn tiền Do vậy, việc xác định chính xác nhu cầu vốnkinh doanh của DN là một vấn đề có ý nghĩa sống còn của DN Ngoài ra, mộtngời lãnh đạo có trình độ quản lý tốt hay tồi cũng thể hiện thông qua việc có

đảm bảo đợc nguồn tài chính thờng xuyên cho DN hay không, vì các nguồn tàichính tài trợ cho hoạt động kinh doanh của vị trí quyết định đối với nhịp độ

tăng trởng của DN.

c) Trình độ của ngời lao động trong DN

Sản phẩm lao động trong hoạt động kinh doanh du lịch là dịch vụ hànghóa nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của du khách, sản phẩm hàng hóa này có đặc

điểm là sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời cả về không gian vàthời gian Do vậy, khách hàng sẽ tiếp xúc trực tiếp với ngời sản xuất và sẽ đánhgiá chất lợng dịch vụ mà ngời lao động mang lại Việc đánh giá tốt hay xấucủa khách hàng phụ thuộc nhiều vào trình độ của ngời lao động Nếu ngời lao

động có trình độ cao, thái độ phục vụ tốt tất nhiên sẽ làm cho khách hàng hàilòng và họ sẽ quay trở lại với DN Tức DN sẽ có lợi nhuận, doanh thu ngàycàng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng tốt Ngợc lại, nếu trình độ của ngời lao

Trang 17

động thấp, thái độ phục vụ không tốt sẽ làm cho khách hàng có ấn tợng xấu,

do đó lợng khách đến với DN sẽ giảm, doanh thu giảm làm cho hiệu quả sửdụng vốn thấp, không có nguồn vốn để bổ xung

d) Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của DN

Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hởng đến hiệu quả sử dụng vốn Các

DN kinh doanh du lịch có đặc điểm là có số lợng cơ sở vật chất kỹ thuật lớn,vốn đầu t vào lĩnh vực này nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện cho việc

đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Mặt khác, tính thời vụ của

du lịch tạo nên chi phí cho cơ sở vật chất lớn và chi phí này chiếm tỷ trọng lớntrong giá thành sản phẩm du lịch Vì vậy, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹthuật cũng sẽ làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn

1.5 Bảo toàn và phát triển vốn

1.5.1 ý nghĩa của việc bảo toàn và phát triển vốn

Để nâng cao quyền tự chủ về tài chính của DN cũng nh trách nhiệm vềmặt pháp lý của DN đối với Nhà nớc, cùng với hàng loạt những chính sách vềkinh tế, tài chính, tiền tệ khác Nhà nớc đã và đang thực hiện chính sách giaovốn cho các DN Nhà nớc và đòi hỏi DN phải có trách nhiệm bảo toàn và pháttriển số vốn đó để duy trì và phát triển kinh doanh Tức là kinh doanh ít nhấtphải đảm bảo hòa vốn, bù đắp đợc số vốn bỏ ra để tái sản xuất giản đơn Đồngthời DN phải kinh doanh có lãi để tự tích lũy bổ sung vốn Mặt khác, do điềukiện thực tiễn của nền kinh tế Việt nam có lạm phát, giá cả biến động lớn, sứcmua của đồng tiền Việt nam giảm nên nếu tiếp tục duy trì cơ chế giá thấp nhtrớc đây thì số vốn sản xuất kinh doanh của các DN bằng tiền Việt nam sẽgiảm dần giá trị thực tế, sức mua của vốn bị thu hẹp, hậu quả là lãi giả lỗ thật

Do đó, phải điều chỉnh giá trị của tài sản cố định theo mức độ tăng giá của thịtrờng một cách hợp lý và buộc các DN Nhà nớc phải xác định đúng nguyên giátài sản cố định, tính đúng, tính đủ khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuấtnhằm thu hồi vốn, tái tạo lại tài sản cố định Đồng thời,với một cơ chế giá thị tr-ờng thì các DN phải tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành sản phẩm hànghóa, điều chỉnh kịp thời giá trị vật t, hàng hóa, tài sản lu động khi có trợt giá, bổsung vốn lu động từ các khoản chênh lệch giá nhằm duy trì sức mua của vốn lu

động

Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh của các DN không chỉ cótrách nhiệm tạo nguồn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất mà vấn đề đặcbiệt quan trọng là phải bảo toàn và phát triển số vốn đã có.Do nguồn vốn của

DN đợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên ngoài trách nhiệm bảo toàn

Trang 18

và phát triển các loại vốn Nhà nớc giao, DN còn phải bảo toàn, giữ gìn và sửdụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động khác nh vốn tín dụng, vốn liêndoanh liên kết, vốn của khách hàng bằng cách thực hiện đúng các cam kếttrong hợp đồng tín dụng, hợp đồng liên doanh và các hợp đồng kinh tế khác.

1.5.2 Bảo toàn và phát triển vốn cố định

DN Nhà nớc có trách nhiệm bảo toàn VCĐ thuộc sở hữu Nhà nớc cả vềhiện vật và giá trị Tuy nhiên không bắt buộc DN phải giữ nguyên hình thái vậtchất của tài sản cố định hiện có khi giao vốn mà là bảo toàn năng lực sản xuấtcủa tài sản cố định Trong quá trình sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinhdoanh, DN phải quản lý chặt chẽ, không làm mất mát tài sản cố định, thựchiện đúng quy chế sử dụng, bảo dởng, sửa chữa mua sắm nhằm đảm bảo chotài sản cố định không bị h hỏng trớc thời hạn, duy trì và nâng cao năng lựchoạt động của tài sản cố định Đồng thời, DN đợc quyền chủ động đổi mớithay thế tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển và nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với việc bảo toàn về mặt giá trị, trong điềukiện có biến động lớn về giá cả DN phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy địnhcủa Nhà nớc về điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định, VCĐ theo các hệ sốtính lại, đồng thời phải sử dụng đúng mục đích và chịu sự kiểm soát của Nhànớc đối với việc sử dụng số vốn thu hồi về nhợng bán, thanh lý tài sản cố đinh

Số VCĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ của DN đợc xác định nh sau :

Trong đó :

- Số vốn đầu kỳ ( hoặc số phải bảo toàn đến đầu kỳ sau không bao gồm

số chi khấu hao cơ bản để lại DN )

- Khấu hao cơ bản trích trong kỳ chỉ bao gồm khấu hao của nhữngTSCĐ ở đầu kỳ ( không tính khấu hao cơ bản của TSCĐ tăng trong kỳ )

- Hệ số điều chỉnh chênh lệch giá do cơ quan có thẩm quyền công bố

Hệ số này đợc xác định trên cơ sở tính toán độ tăng giá của TSCĐ tính bằngtiền trong nớc phù hợp với cơ cấu và đặc điêm kinh tế – kỹ thuật của từngngành, có tính đến yếu tố hao mòn vô hình

- Tăng giảm VCĐ trong kỳ đó là số VCĐ phải bảo toàn tăng (+) giảm (-)trong kỳ, phần tăng này phải xác định theo từng thời điểm

Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, các DN còn có trách nhiệm bảo toànVCĐ trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh trích từ lợinhuận để lại DN và phần khấu hao cơ bản để lại DN để đầu t xây dựng cơ bản

Số vốn đ ợc giao đầu

kỳ (hoặc số phải bảo toàn đầu kỳ)

Tăng giá VCĐ trong kỳ

Số VCĐ phải

bảo toàn đến

Hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ

x

Khấu hao cơ

bản trích trong kỳ _

=

Trang 19

1.6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VCĐnói riêng trong sản xuất kinh doanh bao gồm hàng loạt các phơng pháp, biệnpháp công cụ quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao nhất cácnguồn vốn hiện có, các tiềm năng về kỹ thuật công nghệ, lao động và các lợithế khác của DN Dới đây là một số giải pháp chủ yếu

Trớc hết, DN phải xác định đợc nhu cầu về vốn nói chung và VCĐ nóiriêng ở từng thời kỳ kinh doanh trên cơ sở kế hoạch kinh doanh tổng thể của

DN hay phải xác định đợc mức vốn ở từng giai đoạn Đây là một nội dungquan trọng quyết định sự thành bại của DN vì có đủ vốn nói chung cũng nhVCĐ nói riêng thì DN mới có nhiều khả năng thu lợi nhuận cao và từ đó pháttriển đợc nguồn vốn kinh doanh của mình

Các DN phải xác định đợc cơ cấu về VCĐ một cách hợp lý, giảm tớimức thấp nhất số lợng TSCĐ cha sử dụng, TSCĐ không cần dùng, giảm bớt tỷtrọng TSCĐ không trực tiếp phục vụ kinh doanh Phải sử dụng triệt để côngsuất của TSCĐ, đồng thời tăng cờng bảo quản, sửa chữa kịp thời để kéo dàithời gian sử dụng TSCĐ Bên cạnh đó, sự biến động của giá cả và tỷ giá làmcho giá trị TSCĐ, nguyên vật liệu tăng lên, kéo theo sự tăng lên của các yếu tốchi phí đầu vào, nhng giá bán sản phẩm hàng hóa đầu ra lại do thị trờng quyết

định, điều đó đòi hỏi các DN phải tính đúng, tính đủ chi phí ở đầu vào và giá bán

ở đầu ra nh thế nào để nhằm kinh doanh có lãi, vừa bảo toàn đợc vốn sản xuấtkinh doanh

Để tránh trờng hợp không bảo toàn đợc VCĐ do các nguyên nhân kháchquan nh thiên tai, địch họa hoặc rủi ro trong quá trình sản xuất các DN cũng cầnphải mua bảo hiểm tài sản để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại về vốn nêu trên

Bố trí sử dụng các nguồn vốn hợp lý linh hoạt, tiết kiệm cũng là một

ph-ơng pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ Đối với các nguồn vốn mà DN

đợc phép sử dụng trong một thời gian không phải trả lãi thì cần phải khai thác

và sử dụng một cách triệt để, chỉ khi thiếu mới sử dụng đến nguồn vốn vay

Đôn đốc trả nợ kịp thời và định kỳ phải đánh giá lại VCĐ để xác định mức bảotoàn hợp lý tránh tình trạng ăn vào vốn

Một chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ là hiệu quả sử dụng chi phí khấu hao TSCĐ vì chi phí khấu hao TSCĐ là những chi phí thực tế đã tạo ra kết quả kinh doanh của DN Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí khấu hao TSCĐ cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung

Trang 20

Ta có:

kỳ trong KHTSCĐ

phí chi Mức

nhuận) (lợi

thu doanh Tổng

KHTSCĐ

phí chi

dụng sử quả

Hiệu

Từ công thức trên ta thấy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí khấu haoTSCĐ cần phải tăng nhanh doanh thu và lợi nhuận bán hàng, đồng thời xác định mộtcách chính xác nhất hao phí khấu hao phải bỏ ra sao cho hiệu quả đạt đợc làlớn nhất

Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và h hỏng dần, để thu hồi đủvốn nhằm tái trang bị TSCĐ cần thiết phải tính khấu hao Bộ phận giá trị tơng

đơng với mức hao mòn đợc chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm đợc gọi làkhấu hao TSCĐ Trong điều kiện kinh tế thị trờng hiện nay, các DN phải tính

đúng, tính đủ chi phí khấu hao ở đầu vào và giá bán ở đầu ra phù hợp với yêucầu kinh tế thị trờng

Tất cả mọi phơng án đầu t về VCĐ đều phải tính đến hiệu quả kinh tếmang lại do việc đầu t đó Có nghĩa là việc đầu t xây dựng, trang bị dụng cụ đềuphải xuất phát từ yêu cầu kinh doanh nhằm mục đích nâng cao chất lợng phục vụ,

mở rộng kinh doanh, có thể cạnh tranh với tất cả các DN khác và mang lại lợi nhuậncao

Trang 21

Chơng II: Thực trạng của việc sử dụng Vốn cố định

tại Công ty DL - DV Hồng Hà

2.1 Giới thiệu về Công ty DL - DV Hồng Hà.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty DL - DV Hồng Hà là một DN Nhà nớc thuộc ban tài chính quảntrị của thành ủy Hà nội, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn và dulịch, đợc thành lập theo quyết định số 3238/ QĐUB của ủy ban nhân dânThành phố Hà nội

Công ty có trụ sở làm việc tại số 204 đờng Trần Quang Khải – QuậnHoàn Kiếm – Thành phố Hà nội

Năm 1986 đợc thành lập có tên là Nhà khách Thành ủy để phục vụ các

đoàn đại biểu về thủ đô công tác và phục vụ nhân viên Thành ủy Do vậy, lúcnày công ty là một cơ quan bao cấp mang tính chất kinh doanh

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển công ty đã nhiều lầnchuyển đổi cơ cấu tổ chức và đạt đợc nhiều thành công đóng góp cho côngcuộc xây dựng đất nớc nói chung và cho ngành dịch vụ Khách sạn – du lịchnói riêng

Trong thời kỳ bao cấp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

DL - DV Hồng Hà phụ thuộc vào sự chỉ đạo trực tiếp của thành ủy Hà nội vớichức năng phục vụ ăn uống và lu trú cho các đại biểu về thủ đô công tác

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trờng Công ty chuyển sang hạch toánkinh doanh độc lập, vẫn giữ chức năng chính là phục vụ ăn uống và lu trú nhngkhông phải để phục vụ riêng cho thành ủy mà phục vụ cho tất cả những ai cónhu cầu với mục đích kinh doanh mang lại lợi nhuận

Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu mà lãnh đạo và cán bộ công nhân viêntrong Công ty đặt ra là:

- Ngày một nâng cao chất lợng dịch vụ trong khách sạn nh: Vậnchuyển, ăn uống, lu trú và các tổ chức vui chơi giải trí nhằm thỏa mãn tối đa

Trang 22

các nhu cầu cho khách Nâng cấp, bảo dỡng thờng xuyên các trang thiết bị để

đảm bảo an toàn sạch sẽ, chất lợng cao các dịch vụ cung cấp cho khách Liêntục quảng cáo, ký kết hợp đồng với các hãng du lịch trong và ngoài nớc nhằmthu hút khách đến ăn ở tiêu dùng các dịch vụ trong khách sạn của Công ty, xâydựng các tour du lịch đặc biệt trong nớc

- Làm tốt công tác đối nội đối ngoại, đóng thuế cho nhà nớc đầy đủ, sổsách rõ ràng minh bạch Thực hiện các lĩnh vực kinh doanh theo đúng khuônkhổ quy định của “ Giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn – du lịch “ do ủyban nhân dân thành phố Hà nội cấp

- Chăm lo đời sống của nhân viên, thờng xuyên nâng cao tay nghề đặc biệt

là nghệ thuật giao tiếp ứng xử, trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên môn

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Để thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới, tổ chức bộ máy củaCông ty trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi theo hớng mở rộngtính độc lập tự chủ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Do vậy yêu cầu và nhiệm vụ trong sự thay đổi mới của cơ chế thị trờng,Công ty DL – DV Hồng Hà đã sắp xếp bộ máy tổ chức có thể xem là một cơcấu liên trực tuyến – chức năng Cơ cấu này là sự kết hợp giữa hai kiểu: cơcấu trực tuyến và cơ cấu chức năng Nó năng động, phát huy đợc những u

điểm, đồng thời loại bỏ những nhợc điểm của từng cơ cấu Bộ máy tổ chức lao

động của Công ty DL – DV Hồng Hà thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 23

Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty DL DV Hồng Hà

Theo sơ đồ trên, bộ máy tổ chức của công ty đợc hình thành theo kiểu cơcấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng Giám đốc doanh nghiệp nắm toànquyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc một thủ trởng Mặt khác, Giám đốc doanhnghiệp thờng xuyên đợc sự trợ giúp của Phó giám đốc, quản lý điều hành từng lĩnhvực kinh doanh nh: buồng, bảo vệ, … để nghiên cứu đồng thời Trợ lý giám đốc phụ trách hànhchính tổ chức thực hiện vai trò trợ lý quản lý chung toàn doanh nghiệp

*) Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bộ phận:

- Giám đốc công ty : là ngời cao nhất và điều hành chung toàn công ty

Đồng thời phối hợp với các trợ lý chỉ đạo các phòng ban thực hiện tốt chính

Giám Đốc

Phòng Hành chính tổ chức

Phòng Kế toán tài chính

Ban Lễ tân

Tổ bàn

Tổ bếpTrợ lý Giám đốc

Phòng bảo d ỡng điện

n ớc

Tổ phục

vụ cơm bình dân tâm du Trung

lịch

Trang 24

sách , chiến lợc kinh doanh đề ra của công ty Trực tiếp phụ trách các bộ phậnhành chính tổ chức, kế toán tài chính, lễ tân, bàn, bếp,

- Phó Giám đốc: là ngời có trách nhiệm phụ trợ giám đốc trong việckinh doanh tại công ty Chỉ đạo và quản lý các hoạt động trên mọi thị trờng màcông ty tham gia cung ứng sản phẩm dịch vụ Giúp Giám đốc đôn đốc các bộphận thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đợc giao của công ty Thay mặt Giám

đốc điều hành công việc của công ty khi Giám đốc đi vắng Giúp giám đốctheo dõi: buồng, bảo vệ, bảo dỡng điện nớc, tổ phục vụ cơm bình dân, và trungtâm du lịch

- Trợ lý giám đốc phụ trách hành chính tổ chức: là ngời có trách nhiệmphụ trợ cho giám đốc trong quá trình quản lý và tổ chức điều hành trong công ty

- Phòng hành chính tổ chức : tham mu, ngoại giao, quản trị, tổ chức cáchoạt động tác nghiệp của công ty Có chức năng quản lý hồ sơ, tiếp nhận và bốtrí điều hành nhân lực nhằm hỗ trợ các phòng ban trong quá trình tuyển dụng

đề bạt, điều động đội ngũ công nhân viên Thực hiện các chế độ khen thởng,

kỷ luật cùng chế độ tiền lơng cho nhân viên trong công ty

- Phòng kế toán – tài chính : Có chức năng ghi chép lại các giao dịch

về tài chính, chuẩn bị và diễn giải các báo cáo tài chính Cung cấp cho banquản lý của các bộ phận khác bản báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động đạt đ-

ợc để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh Chuẩn bị bảng lơng kế toán thu và kếtoán chi đồng thời hạch toán kết quả kinh doanh, phân tích lỗ lãi và thực hiệnnghĩa vụ đối với nhà nớc

- Phòng bảo dỡng điện nớc : Phụ trách về việc vận hành và bảo trì toàn

bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty bao gồm : Điện , cơ khí , hệ thống s ởi ,máy điều hòa không khí , bộ thông khí , các loại bơm và thực hiện sửa chữanhỏ cùng tu bổ trang thiết bị

- Trung tâm du lịch : Tiếp thị các dịch vụ : phòng nghỉ , hội thảo , tiệccác loại , cho thuê xe, … để nghiên cứu và phối hợp với lễ tân để có kế hoạch nhận đăng ký

sử dụng dịch vụ Thực hiện tốt các công việc về lữ hành du lịch Giúp BanGiám đốc chuẩn bị các hợp đồng dịch vụ , trình giám đốc ký với khách hàng

- Bộ phận bảo vệ : Phụ trách công việc đảm bảo an toàn cho con ngờicùng tài sản của khách và của công ty

- Tổ phục vụ cơm bình dân : Phục vụ cơm bình dân vào các buổi trahàng ngày trong tuần ( trừ Thứ 7 và chủ nhật ) tại cơ quan Thành ủy

Trang 25

- Bộ phận buồng : là bộ phận chăm lo nơi nghỉ ngơi của khách trongsuốt thời gian khách lu lại khách sạn, giữ gìn vệ sinh trong phòng và đại sảnhkhách sạn

- Bộ phận lễ tân , Mar : là bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng ,

đón khách đến , khách đi , làm thủ tục đăng ký và trả phòng , theo dõi chặt chẽcác phòng đợc đăng ký trớc ở khách sạn Đồng thời chuyên nghiên cứu thị tr-ờng khách hàng trong lĩnh vực : ăn uống , lu trú , du lịch … để nghiên cứu để giúp cho giám

đốc có chiến lợc , kế hoạch thích ứng với thị trờng

- Bộ phận Bàn Bar : là bộ phận phục vụ tại phòng ăn , phục vụ và cungứng thức ăn và đồ uống cho các thực khách của khách sạn trong các buổi liênhoan tiệc chiêu đãi , hội nghị , lễ cới … để nghiên cứu

- Bộ phận bếp : là bộ phận chế biến và chuẩn bị các bữa ăn phù hợp với

đơn đặt hàng của khách do bộ phận lễ tân đa xuống Bộ phận này liên quanchặt chẽ với bộ phận bàn bar để phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách

2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh

Với diện tích đất sử dụng gần 2000m 2 , công ty đã xây dựng 1 khu nhà

5 tầng gồm các bộ phận :

- Bộ phận đại sảnh của công ty đợc trang trí thoáng đẹp, hiện đại mà vẫn

đậm nét dân tộc Đại sảnh còn đợc bố trí 1 bộ ghế đệm lịch sự cùng một ti vi đểphục vụ khách ngồi nghỉ ngơi giải trí Một gian hàng bán đồ lu niệm Một cầuthang máy thiết kế hiện đại, đảm bảo yêu cầu vận chuyển nhanh ít ồn , hiệu quảkinh tế cao

- Khách sạn có 72 phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt

đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế

- Công ty du lịch - dịch vụ Hồng Hà có 3 phòng ăn, trang trí mỹ thuật vàtiện nghi hiện đại Đặc biệt có phòng ăn lớn khi cần có thể chuyển đổi thànhphòng hội nghị , hội thảo hay tiệc đứng… để nghiên cứu Hệ thống ánh sáng hoàn hảo gồmnhiều đèn , lắp đặt ở nhiều góc độ do vậy có thể điều chỉnh mức sáng tối khácnhau Bàn ghế luôn sạch đẹp, trình bày đúng quy cách tiêu chuẩn Có quầy bartrong phòng luôn bày bán đủ các loại rợu, bia, nớc hoa quả

- Bộ phận bếp thông thẳng với phòng ăn, đợc trang bị đầy đủ các thiết bịbảo quản và đun nấu hiện đại nh : nhà lạnh, lò sấy , bếp ga , thiết bị đo đạckiểm tra … để nghiên cứu ợc bố trí hợp lý , thuận tiện cho việc cung cấp nguyên liệu cho đquá trình sản xuất chế biến cũng nh quá trình tiêu thụ các thành phẩm

- Bãi đỗ xe rộng rãi đợc xây dng ở ngay cạnh công ty , đảm bảo thuậntiện cho việc đi lại và công tác trông nom bảo quản phơng tiện cho khách

Trên đây là những nét căn bản về quá trình hình thành, phát triển cũng

nh cơ cấu tổ chức và tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty DL - DV

Trang 26

Hồng Hà Để biết đợc cơ cấu hoạt động và việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật

nh thế nào? ta chuyển sang mục 2.2

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2002-2003 của Công ty

2.2.1 kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2002- 2003

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh khách sạn

và các dịch vụ liên quan đến khách sạn du lịch nh dịch vụ đa đón khách từkhách sạn đi đến các điểm tham quan du lịch Ngoài ra Công ty còn thành lậptrung tâm du lịch,nhà hàng phục vụ cơm bình dân, phục vụ tiệc cới, phục vụhội nghị… để nghiên cứu và liên kết với các hãng lữ hành khác Trong thời gian tới để khẳng

định vị thế của Công ty với các DN ở thủ đô và cả nớc, Công ty xác định chiếnlợc kinh doanh lâu dài là đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, chuyển cơ cấu sảnphẩm, dịch vụ, mở rộng thị trờng, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh

Biểu số 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 - 2003

Trang 27

Các chỉ tiêu mức doanh thu và lợi nhuận đạt đợc trên 1 đồng chi phíkinh doanh đều tăng Cụ thể là:

- Doanh thu đat đợc từ 1 đồng chi phí bỏ ra kinh doanh năm 2003 so vớinăm 2002 là

phí năm chi

Tổng

năm thu doanh Tổng

phí chi dụng sử quả

Năm 2002 là: 1,13386 ( đồng doanh thu / 1 đồng chi phí )

Năm 2003 là: 1,1362 ( đồng doanh thu / 1 đồng chi phí )

Số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí theo doanh thu năm

2003 so với năm 2002 đã tăng 0,00234 đồng

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí theo lợi nhuận cho biết 1 đồng chiphí bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

phí năm chi

Tổng

năm nhuận lợi

Tổng phí

chi dụng sử quả

Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2002 là 0,0352 ( đồng lợi nhuận / 1 đồngchi phí ), năm 2003 là 0,0354 đồng và tăng 0,0002 ( đồng lợi nhuận / 1 đồngchi phí ) so với năm 2002

Vậy điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả chi phí bỏ ra kinhdoanh

Để có đợc kết quả nh trên, Công ty đã chú trọng đến việc đa dạng hóasản phẩm, chất lợng dịch vụ, mạnh dạn đầu t vốn vào những lĩnh vực mới và đãthu đợc những kết quả nhất định Bên cạnh đó phải nói đến một ban Giám đốcnăng động, linh hoạt cùng với một đội ngũ lao động tận tình với công việc

Tuy nhiên, ngoài những điểm mạnh trên thì Công ty vẫn còn một số

điểm yếu cần phải khắc phục Thứ nhất là trong điều kiện phát triểnnhanh,mạnh nh hiện nay thì các sản phẩm đòi hỏi phải có sự động bộ và cầnphải mở rộng kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ khác Đối với các dịch vụ bị

Trang 28

xuống cấp không còn phù hợp với nhu cầu hiện nay thì phải bổ sung, nâng cấp.Thứ 2 là Công ty cha khai thác hết chức năng, nhiệm vụ cũng nh quyền hạncủa mình Cụ thể là, các chơng trình du lịch nói chung còn nghèo nàn và ítthay đổi nên khách dễ nhàm chán không đi lại lần 2, khách hàng của Công tychủ yếu vẫn là khách nội địa vơi khả năng thanh toán thấp và một phần kháchquốc tế mà chủ yếu là khách Trung quốc.

Về công tác quản lý lao động:

- Tổng số lao động năm 2003 tăng 2,78% tơng ứng với số ngời tăng lên

là 2 ngời Năng suất lao động trong năm 2003 tăng 5,11% tơng ứng với tỷ lệtăng là 3,8tr.đ/ ngời so với năm 2002

- Tổng quỹ lơng của DN trong năm 2003 so với năm 2002 tăng 5,71%,tơng ứng với số tiền tăng là 45,6 tr.đ Nếu so sánh tỷ lệ tăng của quỹ lơng vơi

tỷ lệ tăng của tổng doanh thu thì ta thấy việc sử dụng quỹ lơng của DN là hợp

lý Vì tỷ lệ tăng quỹ lơng nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu, nên tỷ suất tiền lơnggiảm là 0,32%

- Mức lơng bình quân trên 1 lao động tăng 3,03%, tơng ứng với số tiềntăng là 0,025tr.đ Trong khi đó năng suất lao động tăng 5,71%, điều này chứng

Trang 29

Biểu số 2: Đội ngũ lao động của Công ty năm 2003

Trình độ

Đạihọc

Trang 30

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại Công ty DL - DV Hồng Hà

2.3.1 Phân tích vốn và nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh.

Biểu số 3: Tình hình vốn và nguồn vốn Đơn vị tính: tr.đ

Tỷ trọng

Số tiền Tỷ lệ

Tỷ trọng

6 Tổng giá trị nguồn vốn 12000 100 12000 100

- Vốn Ngân sách cấp 3070 25,58 3230 26,92 160 5,21 1,34

Căn cứ vào biểu số 3 ta thấy rằng:

Đánh giá chung việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong năm làcha đợc tốt vì: Doanh thu tăng 430tr.đ với tỷ lệ tăng là 8,04%, lợi nhuận kinhdoanh tăng13,85tr.đ với tỷ lệ tăng là 8,34% Trong khi đó tổng vốn kinh doanhkhông tăng

Việc phân bổ vốn kinh doanh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc

điểm hoạt động kinh doanh của từng loại hình DN Nhìn chung ở DN kinhdoanh khách sạn du lịch thì vốn thuộc tài sản cố định và đầu t dài hạn thờngchiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là vốn thuộc nhà cửa, máy móc trang thiết bị nộithất Còn VLĐ và đầu t ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn

Qua biểu trên ta thấy rằng cơ cấu vốn kinh doanh của khách sạn là hợp

lý vì VCĐ chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng VLĐ VLĐ và đầu t ngắn hạnchiếm tỷ trọng thấp Còn VCĐ và đầu t dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhng tỷtrọng của chúng lại không tăng Đó chính là sự bất hợp lý trong việc phân phối

về vốn của khách sạn

Tuy tổng nguồn vốn bình quân không tăng nhng DN vẫn sử dụng vốnkinh doanh có hiệu quả bởi hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN tăng và

hệ số sinh lợi của vốn cũng tăng so với năm 2002 Cụ thể là:

- Hiệu quả sử dụng vốn tăng 6,67%, tơng ứng tăng với số tuyệt đối là0,03 tr.đ trên 1 đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ

Trang 31

- Hệ số sinh lợi của vốn tăng 7,14%, tơng ứng tăng với số tuyệt đối là0,001tr.đ trên 1 đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh.

Nói tóm lại, trong năm vừa qua tuy việc phân bổ nguồn vốn kinh doanhcủa khách sạn cha hợp lý,nhng việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trongnăm là có hiệu quả Kể cả hiệu quả sử dụng vốn, lẫn sức sinh lợi của vốn đềutăng Điều đó cho thấy DN đã có những chính sách và phơng pháp quản lý vốn

1 cách có hiệu quả Nhng vì vốn kinh doanh của DN không tăng, chứng tỏ quymô hoạt động kinh doanh không tăng

ứng với tổng số vốn không tăng thì tổng giá trị nguồn vốn cũng khôngtăng lên.Nhng trong đó nguồn vốn ngân sách cấp tăng 160tr.đ, tơng ứng với tỷtrọng tăng 1,34% Vốn tự có tăng 310tr.đ tơng ứng với tỷ trọng tăng 2,57%.Còn vốn vay giảm 470tr.đ, tỷ trọng giảm 3,91% Nh vậy, do tình hình kinhdoanh gặp khó bởi tác động của dịch bệnh nên công ty đã đợc Đảng và Nhà n-

ớc trợ giúp mặt khác do sự biến động của thị trờng tiền tệ nên DN đã giảm tỷ

lệ vốn vay nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty DL – DV Hồng Hà - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty dl - dv hồng hà
Sơ đồ t ổ chức quản lý của Công ty DL – DV Hồng Hà (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w