Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu tuốc bin (ISO VG 32, 46) ứng dụng cho các nhà máy điện tại tại việt nam

45 877 2
Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu tuốc bin (ISO VG 32, 46) ứng dụng cho các nhà máy điện tại tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Báo cáo tổng kết khoa học, kỹ thuật Đề tài: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU TUỐC BIN ỨNG DỤNG CHO CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN TẠI VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: ThS. PHẠM THỊ THÚY NGA 9023 HÀ NỘI 12 - 2011 Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ, HĐ số 191.11.RD/HĐ-KHCN - 1 - DANH MỤC VIẾT TẮT kl : Khối lượng tt : Thể tích DBP : 2,6-di-tert-butyl phenol DBMB : 2,6-di-tert-butyl-4-methyl phenol PANA : N-phenyl-1-naphtylamin TAN : Chỉ số axit Lubrizol 888 : Lz 888 v/p : vòng/phút - 2 - TÓM TẮT NHIỆM VỤ Dầu tuốcbin là dầu bôi trơn cho các máy tuốcbin gồm tuốcbin khí, tuốcbin hơi và tuốcbin hơi nước. Hiện nay, dầu tuốcbin sử dụngViệt Nam phải nhập ngoại hoàn toàn như là Turbinol X32; X46 của BP, T32, T46 của Shell, Đề tài “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu tuốcbin ứng dụng cho các nhà máy điện tại Việt Nam” đã tiến hành nghiên cứu xác lập đơn pha chế và công nghệ pha chế dầ u tuốc bin ISO VG 32 và ISO VG 46. Các dầu pha chế trên cơ sở dầu gốc Hàn Quốc nhóm 2 là SN150 và SN500. Các loại phụ gia được lựa chọn là phụ gia chống oxy hóa (2,6-di-tert-butyl phenol và N- phenyl-1-naphtylamin), phụ gia chống tạo bọt (Lubrizol 888 ), phụ gia chống gỉ (ADX 200) được bổ sung với tỷ lệ hợp lý. Từ các kết quả nghiên cứu thu được đã tiến hành pha chế được sản phẩm dầu tuốc bin cấp độ ISO VG 32 và 46 được khảo sát các tính chất hóa lý và so sánh vớ i sản phẩm BP Turbinol X 32, X 46 đang có mặt trên thị trường. - 3 - Mục Lục MỞ ĐẦU 5 PHẦN 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 1.1.Đặc điểm dầu Tuốcbin 6 1.2.Đánh giá tính chất các loại dầu Tuốcbin ISOVG32;46 đang có mặt tại Việt Nam 7 1.3. Thành phần dầu Tuốcbin 10 1.3.1. Đặc điểm dầu gốc pha chế dầu Tuốcbin. 10 1.3.2. Các phụ gia chức năng cho dầu Tuốcbin ISO VG32;46 12 1.3.2.1.Phụ gia ức chế oxy hóa 13 1.3.2.2.Phụ gia chống tạo bọt 14 1.3.2.3.Phụ gia chống gỉ 15 PHẦN 2. THỰC NGHIỆM 17 2.1. Nguyên liệu và hóa chất 17 2.2. Dụng cụ và thiết bị. 17 2.3. Khảo sát và lựa chọn dầu gốc làm nguyên liệu pha chế phần nền 17 2.3.1. Lựa chọn dầu gốc 18 2.3.2. Kh ảo sát tỷ lệ thành phần dầu gốc 17 2.4. Khảo sát các phụ gia cho dầu Tuốcbin ISOVG 32, 46 18 2.4.1. Khảo sát ảnh hưởng của phụ gia ức chế oxy hóa 18 2.4.2. Khảo sát ảnh hưởng của phụ gia chống tạo bọt. 19 2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của phụ gia chống gỉ 20 2.5. Lập đơn pha chế và đánh giá tính chất dầu Tuốcbin ISOVG 32; 46 pha chế 20 2.5.1 Các bước ti ến hành 20 2.5.2 Các phương pháp đánh giá tính chất dầu pha chế được 21 2.3.2.1. Độ nhớt động học 21 2.3.2.2. Phép thử đo độ ăn mòn tấm đồng 22 2.3.2.3. Xác định điểm đông đặc 23 2.3.2.4. Phép thử đặc tính tạo bọt 23 2.3.2.5. Phép thử đặc tính tách nhũ của dầu 23 2.3.2.6. Xác định nhiêt độ chớp cháy c ốc hở 24 2.3.2.7. Đánh giá khả năng chống gỉ 24 - 4 - PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 3.1. Kết quả đánh giá dầu gốc làm nguyên liệu pha chế phần nền dầu Tuốcbin 25 3.1.1. Kết quả lựa chọn dầu gốc 25 3.1.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu hóa lý của dầu gốc và hỗn hợp dầu gốc 27 3.2. Kết quả đánh giá và lựa chọn phụ gia pha chế dầu 30 3.2.1. Ảnh hưở ng của phụ gia ức chế oxy hóa 30 3.2.1. Ảnh hưởng của phụ gia chống tạo bọt 34 3.2.1. Ảnh hưởng của phụ gia chống gỉ 35 3.3. Kết quả nghiên cứu lập đơn pha chế dầu Tuốcbin ISOVG32; 46 36 3.4. Qui trình chế tạo phụ gia đa chức cho dầu Tuốcbin . 38 3.5. Đề xuất sơ đồ công nghệ sản xuất dầu Tuốcbin ISOVG32; 46. 38 3.5.1.Thông số kỹ thuật 38 3.5.2. Qui trình công nghệ và thiết bị sản xuất. 39 ƯỚC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC - 5 - MỞ ĐẦU Dầu bôi trơn và kỹ thuật bôi trơn có vai trò rất quan trọng trong vận hành của thiết bị máy móc. Hầu hết các thiết bị máy móc, phương tiện giao thông có kích cỡ và điều kiện làm việc khác nhau nên không thể làm việc được nếu như không có các loại dầu bôi trơn thích hợp. Việc bôi trơn và lựa chọn chất lượng bôi trơn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tu ổi thọ của thiết bị. Trong đó phạm vi sử dụng dầu bôi trơn công nghiệp rất rộng lớn, tối thiểu cũng có vài trăm sản phẩm khác nhau đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết trong việc duy trì hoạt động của thiết bị. Đáp ứng nhu cầu về dầu bôi trơn cùng với chính sách đổi mới kinh tế của nhà nước, đã có nhiều công ty nước ngoài cung cấ p dầu nhờn vào nước ta như BP, Shell, Castrol (Anh), Total (Pháp), Esso Mobil, Caltex (Mỹ), và một số công ty của Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Nhật Bản,… Việc sử dụng dầu bôi trơn của các hãng nước ngoài là ít kinh tế nên có nhiều cơ sở trong nước nghiên cứu pha chế dầu mỡ nhờn chủ động thay thế nguồn nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Hiện nay ở nước ta các nhà máy nhiệt điện được xây dựng ngày càng nhiều và còn ti ếp tục phát triển trong những năm tới. Các cơ sở trong nước chủ yếu là pha chế dầu động cơ, dầu thủy lực, dầu gia công kim loại mà chưa có cơ sở nào nghiên cứu pha chế dầu tuốcbin. Nguồn cung cấp dầu tuốcbin (chủ yếu là dầu ISOVG32 và VG46) chính là Turbinol X32; Turbinol X46 của BP; dầu TP22; TP30 của Nga; dầu Turbo GT32; Turbo T; Turbo CC của Shell. Trong đó thì dầu Turbinol X32; X46 của BP được sử dụng với lượng lớ n hơn cả, trung bình khoảng 500 ÷ 800 tấn/năm. Chính vì lý do trên nên đề tài chọn nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu tuốcbin (ISOVG32; VG46) ứng dụng cho các nhà máy điện tại Việt Nam và chọn dầu Turbinol X32; X46 của BP để so sánh với sản phẩm chính của đề tài. - 6 - PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm dầu Tuốcbin Dầu Tuốcbin được sản xuất từ hai thành phần chính là: dầu gốc và phụ gia - Dầu gốc là phần bao gồm một hoặc nhiều loại dầu gốc được kết hợp với nhau để đảm bảo tính chất cơ bản của dầu Tuốcbin và phần này thường chiếm khoảng 90% kl c ủa dầu. - Phần phụ gia chiếm một tỷ lệ nhỏ song vô cùng quan trọng để khắc phục một số nhược điểm mà dầu gốc không có. Tuốcbin hơi nước tồn tại hơn 90 năm. Thông thường tuốcbin hơi nước được nối với máy lái, một vài trường hợp thông qua một hộp điều khiển (hộp số). Những năm gần đ ây, các loại dầu tuốcbin không chứa phụ gia không có khả năng đáp ứng với các yêu cầu đòi hỏi ngày càng tăng. Đối với tuốcbin hơi nước các loại dầu có chứa phụ gia đã được sử dụng khoảng 50 năm trở lại đây. Trong thực tế phụ gia nổi bật nhất là chống oxy hóa và mài mòn theo một quy luật cơ bản [10]. Tuốcbin khí hầu hết không có bộ phậ n chuyển động nào liên quan đến quá trình cháy nên loại dầu cho Tuốcbin này không đòi hỏi gì cao cho quá trình bôi trơn. Tuy nhiên chúng lại thường xuyên tiếp xúc với không khí xung quanh trong quá trình tuần hoàn do đó một phần dầu bị phá vỡ cấu trúc tạo thành những hạt sương nhỏ. Do vậy trong quá trình sử dụng dầu phải có tính ổn định oxy hóa cao để chống lại quá trình oxy hóa và tạo cặn nhựa, cặn nhựa tạo thành được bám trên thành các ổ trục hoặc đường dẫ n gây khó khăn cho quá trình bôi trơn của dầu đến các ổ trục. Hơn nữa dầu còn thường xuyên tiếp xúc với hơi nước do vậy chúng sẽ theo dầu vào các ổ trục gây ăn mòn thiết bị và làm giảm chất lượng của dầu. Chính vì lẽ đó dầu phải có tính tách nước cao để nhanh chóng tách nước khỏi dầu. Tóm lại, yêu cầu đối với dầu tuốcbin được xác định bới chính loại tuố cbin và điều kiện hoạt động riêng của từng loại. Đối với loại dầu tuốcbin cho tuốcbin khí và hơi nước cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu sử dụng như sau [10]: - Bôi trơn tất cả các vòng bi (ổ bi) và bôi trơn hộp số. - Tản nhiệt - 7 - - Chống ma sát và bôi trơn hộp số bánh răng trong hệ thống tuốcbin và khi tuốcbin cuốn lên. Ngoài các yêu cầu về tính năng sử dụng, các đặc tính lý hóa của dầu tuốcbin cũng rất qua trọng: - Sự ổn định oxy hóa trong thời gian hoạt động dài. - Tính khử nhũ ổn định (đặc biệt sử dụng các phụ gia) - Bảo vệ chống ăn mòn ngay cả khi có hơi nước hoặc có sự ngưng t ụ - Khả năng tách nước nhanh, giải phóng nhanh không khí ra khỏi dầu đồng thời tính chống tạo bọt tốt. - Có thể lọc tốt và có độ tinh khiết 1.2. Đánh giá tính chất lý hóa các loại dầu Tuốcbin ISOVG 32;46 đang có mặt tại Việt Nam Trên thị trường nước ta hiện nay có khá nhiều loại dầu sử dụng cho Tuốcbin và việc lựa chọn loại dầu phù hợp với điều kiện môi tr ường cũng như điều kiện kinh tế ở nước ta là vô cùng quan trọng. Hiện nay trên thị trường dầu Tuốcbin nhập ngoại đảm bảo tốt các yêu cầu trên có lẽ là dầu của BP với hai loại dầu chính đó là Turbinol X32 và Turbinol X46. Các loại dầu này đáp ứng nhu cầu bôi trơn cho các loại tuốcbin hơi và khí, chúng được xử lý phụ gia khá tốt có khả năng khử nhũ, chống tạo bọt, có độ ổn định chống oxy hóa. Các loại dầu Tuốcbin ISOVG32;46 chủ yếu có thành phần chính là từ dầu gốc rồi được trộn thêm các phụ gia để cải thiện và tăng cường tính năng sử dụng dầu nhờn. Theo khảo sát hiện nay các loại dầu tuốcbin đang có mặt ở đất nước ta thì đều đảm bảo tốt các chỉ tiêu đặt ra như yêu cầu về độ nhớt, ch ỉ số nhớt(VI), độ tách nhũ, khả năng chống oxy hóa…. Riêng đối với loại dầu Tuốcbin ISOVG 32;46 như hiện nay thì theo tiêu chuẩn ISO thường được sử dụng trong các Tuốcbin không có bộ truyền động do chúng có độ nhớt không cao dễ dàng tuần hoàn dầu và đặc biệt chúng có khả năng làm mát tốt hơn. Đồng thời các loại dầu trong nhà máy nhiệt điện thường phải tiếp xúc với hơi nước và không khí do vậ y khó tránh khỏi khả năng bị oxy hóa và lẫn nước vì vậy chỉ tiêu chống oxy hóa và tách nhũ là vô cùng cần thiết đối với các loại tuốcbin hơi như thế này ở nước ta. Và dưới đây là một vài chỉ tiêu hóa lý của các loại dầu trên đang có mặt trên thị trường nước ta: - 8 - Bảng1.1: Tính chất hóa lý một số loại dầu Tuốcbin đang sử dụng tại Việt Nam TT Chỉ Tiêu TP-22 (Nga) TP-30 (Nga) X-32 (BP) X-46 (BP) T-32 (Shell) T-46 (Shell) 1 Khối lượng riêng, g/cm 3 0,859 0,865 0,856 0,865 0,866 0,867 Độ Nhớt ở 40 0 C, cSt 31,2 46,4 32,8 46,1 32,3 46,5 2 Độ Nhớt ở 100 0 C, cSt 5,5 6,9 5,6 7,0 5,5 6,9 3 Chỉ số nhớt (VI) min 95 min 95 109 109 105 105 4 Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, 0 C min 186 min 190 222 234 220 230 5 Nhiệt độ đông đặc, 0 C max -15 max -10 -15 -15 -20 -10 6 Chỉ số axit (TAN), mgKOH/g 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 7 Độ ăn mòn tấm đồng ở 100 0 C, 3h 1 1 1 1 1 1 8 Độ tạo bọt, ml/ml Chu trình I: Chu trình II: Chu trình III: 30/0 20/0 10/0 20/0 20/0 10/0 10/0 10/0 0/0 10/0 10/0 0/0 30/0 20/0 10/0 30/0 20/0 10/0 9 Độ ổn định chống oxy hóa, 150 0 C,16h,3lO 2 /h - %Kết tủa KL, %KL - TAN, mgKOH/g max 0,01 max 0,30 max 0,01 max 0,50 - - - - - Chỉ tiêu độ nhớt: Có mối quan hệ đặc biệt đến khả năng bơm phun và vận chuyển của dầu. Thêm vào đó độ nhớt còn xác định điều kiện khởi động của động cơ, chịu được sự sinh nhiệt trong động cơ, trong ổ bi, trong bánh răng. Đồng thời nó cũng đánh giá khả năng làm kín của dầu cũng như mức độ tiêu hao và thất thoát của d ầu. Do vậy với mỗi loại máy phải sử dụng một loại dầu thích hợp cho những điều kiện vận hành của máy đó. - Khối lượng riêng của dầu: Có ý nghĩa đánh giá được chất lượng của dầu và sơ bộ biết được thành phần có trong dầu gốc để pha chế ra loại dầu Tuốcbin này. Nếu dầu Tuốcbin VG-32;46 khi tiến hành xác định khác thường hay sai khác so v ới các giá trị trên ta có thể thấy dầu có lẫn thành phần tạp chất lạ vào có thể là nước hoặc dung môi lạ nào đó. - Điểm chớp cháy cốc hở: Đây là phương pháp nhằm xác định được nhiệt độ mà tại đó dầu bắt đầu bắt lửa. Có thể thấy điểm chớp cháy cốc hở cho ta một nhiệt độ an toàn làm việc cho dầu để chống cháy nổ trong quá trình s ử dụng . Đồng thời với các động cơ Tuốcbin hơi trong nhà máy nhiệt điện nếu phải tiếp xúc ở nhiệt độ cao thì cần phải loại dầu đảm bảo cho khả năng thất thoát dầu là - 9 - thấp nhất do quá trình bay hơi khi làm việc ở nhiệt độ cao. Như ta thấy hầu hết các loại dầu VG-32;46 đang có mặt trên thị trường nước ta hiện nay đều đảm bảo tốt các yêu cầu kỹ thuật đối với Tuốcbin hơi. - Chỉ số nhớt : Hay còn gọi là VI để đánh giá sự thay đổi độ nhớt của dầu theo nhiệt độ đồng thời nó cũng cho ta biết v ề thành phần có trong dầu gốc của dầu Tuốcbin mà ta đang sử dụng. Theo như bảng phân tích ở trên đối với loại dầu có chỉ số VI cao như vậy thì thành phần chính có trong dầu chủ yếu là parafin, vì chúng ít thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ. - Điểm đông đặc: Đây là chỉ số xác định tại một nhiệt độ xác định dầu bắt đầu đông đặc. Nó cho ta biế t được lượng sáp có trong dầu vì chính sáp này gây ra hiện tượng cho dầu và cũng cho ta biết hàm lượng phụ gia có trong dầu. Nếu dầu có nhiệt độ đông đặc quá cao chứng tỏ thành phần sáp có trong dầu là khá lớn nó cũng gây cản trở cho quá trình lưu thông dầu trong lúc tuần hoàn bôi trơn. Nói chung theo như kết quả thu được thì nhiệt độ đông đặc cũng như thành phần sáp có trong các loại dầu Tuốcbin VG-32;46 là đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật ở nước ta hiện nay. - Chỉ số axit (TAN): Là lượng kiềm KOH (tính bằng mg) cần thiết để trung hòa hết tất cả các hợp chất mang tính axit có trong 1g mẫu dầu. Đối với hầu hết các dầu bôi trơn đều có trị số TAN ban đầu nhỏ và tăng dần trong quá trình sử dụng. Khi TAN tăng lên sẽ đánh mất tính năng chống oxy hóa của dầu nhờn và lúc đó dầu lại bị oxy hóa làm cho TAN trong d ầu tăng lên và làm giảm tuổi thọ của dầu, đây chính là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng để xác định phẩm chất của dầu nhờn. Trong hầu hết các loại dầu Tuốcbin có trên thị trường nước ta hiện nay thì chỉ tiêu này không vượt quá 0,2mgKOH/g và đó là ngưỡng quy định chung cho các dầu Tuốcbin do vậy các loại dầu mà không đạt tiêu chuẩn thì sẽ không được chấp nhận trên thị trường. Đồng thời trị s ố TAN của dầu đã sử dụng là một đại lượng đánh giá mức độ biến chất của dầu nhờn nếu một dầu nhờn mà ban đầu mà đạt tiêu chuẩn song qua quá trình sử dụng trị số TAN tăng một cách nhanh chóng sẽ làm giảm chất lượng của dầu. Nếu TAN tăng lên thì quá trình tạo cặn hình thành, độ nhớt của dầu tăng lên ngăn cản quá trình bôi trơn. S ự oxy hóa tăng lên các sản phẩm oxy hóa cũng tăng lên tạo keo bám vào thành thiết bị và khả năng khử nhũ giải phóng bọt khí kém dẫn đến như hỏng thiết bị. [...]... loại dầu cần pha chế 2.4 Khảo sát các phụ gia cho dầu Tuốcbin ISOVG 32;46 2.4.1 Khảo sát ảnh hưởng của phụ gia ức chế oxy hóa Trong thực tế tùy thuộc nhiệt độ làm việc của dầu mà người ta sử dụng các chất chống oxy hóa cho dầu Đối với dầu tuốcbin, phụ gia chống oxy hóa thường là các phụ gia không tro như dẫn xuất của phenol, dẫn xuất của amin, ….[3,10,14,16] Tuy nhiên qua đánh giá và lựa chọn của các nhà. .. chống gỉ Các chất chống gỉ điển hình được sử dụng cho dầu tuốcbin trong thực tế như axit succinic và các dẫn xuất Các chất này có độ ổn định trong các điều kiện bình thường Trong công nghiệp axit loại này và các dẫn xuất của chúng có một số ứng dụng lớn như làm dung môi và chất bôi trơn phân hủy sinh học, trong kỹ thuật chất dẻo, keo, sơn tĩnh điện, chất chống ăn mòn, chổng gỉ, Trong dầu tuốcbin người... nhũ một cách tốt nhất một đòi hỏi không thể thiếu đối với dầu Tuốcbin hơi nước Hàm lượng nước cho phép trong sử dụng là nhỏ hơn 0,1% kl 1.3 Thành phần dầu Tuốcbin 1.3.1 Đặc điểm dầu gốc pha chế dầu Tuốcbin Trong quá trình nghiên cứu thì thấy sự có mặt của các hợp chất n-parafin với khối lượng phân tử lớn thì chúng làm giảm độ linh động của dầu nhờn hay nói cách khác là chúng làm tăng độ nhớt của dầu nhờn... và các iso-parafin chính là thành phần lý tưởng cho việc sản xuất dầu bôi trơn Những nguyên nhân để iso- 10 - parafin là thành phần lý tưởng là do chúng không chỉ có độ nhớt hợp lý mà chúng còn có chỉ số VI khá cao để sản xuất dầu nhờn có chất lượng cao như dầu Tuốcbin Trong trường hợp chúng ta sản xuất dầu Tuốcbin chúng ta cần loại bỏ các thành phần có hại như n-parafin, hợp chất thơm đa vòng, các. .. trong dầu tuốcbin, thứ hai là Đảm bảo nhiệt độ an toàn cho quá trình vận chuyển và lưu trữ Đặc biệt là phòng chống cháy nổ cho dầu tuốcbin do dầu làm việc trong các tuốcbin khí ở nhiệt độ cao và đồng thời đảm bảo an toàn cho dầu trong quá trình lưu trữ và vận chuyển Hơn nữa ta cũng biết các máy tuốcbin khí đều làm việc ở nhiệt độ khá cao do vậy dầu tuốcbin phải có nhiệt độ chớp cháy cao để tránh bay hơi... chế phần nền của dầu tuốcbin cũng phải đáp ứng được các tính chất quan trọng chung cho tất cả các dầu tuốcbin là [7]: - Độ bền cao chống tác dụng oxy hóa của oxy không khí ở nhiệt độ cao (vì dầu tuốcbin bị nóng trong thời gian làm việc trong hệ thống bôi trơn đến 45 ÷ 650C và luôn tiếp xúc với không khí), tính axit của dầu hầu như không được tăng lên và dầu không được sinh ra các sản phẩm oxy hóa rắn... đánh giá ăn mòn dựa vào các đốm vết ăn mòn, hoặc các đường kẻ sọc xuất hiện trên thanh thép, hoặc màu sắc trên bề mặt thanh thép - 24 - PHẦN 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả đánh giá dầu gốc làm nguyên liệu pha chế phần nền dầu tuabin 3.1.1 Kết quả lựa chọn dầu gốc Dầu Tuốcbin được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện có yêu cầu về tính chất sử dụng và tính chất hóa lý cao Do đó dầu gốc được lựa chọn... các bảng trên có thể thấy hai loại dầu gốc này có nhiệt độ chớp cháy cao, độ bay hơi thấp và nhiệt độ đông đặc có thể chấp nhận được đối với điều kiện sử dụngcác nước Đông Nam Á nói chung và Việt nam nói riêng Đây là hai loại dầu gốc có chất lượng cao, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu tuốcbin ở Việt Nam Tuy nhiên còn phải khảo sát tỷ lệ pha chế và lựa chọn hệ phụ gia thích hợp cho loại dầu. .. được sản xuất theo công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn dầu gốc khoáng nhóm 2 Loại dầu gốc này là dầu gốc parafinic tinh chế hóa học có chất lượng cao, được sản xuất từ phần sáp mềm (vi tinh thể) của quá trình tách parafin khỏi phân đoạn dầu gốc thô Do đó đề tài lựa chọn dầu gốc SN150 và SN500 của Hàn Quốc làm nguyên liệu để pha chế dầu tuốcbin - 26 - 3.1.2 Kết quả đánh giá các chỉ tiêu lý hóa của dầu. .. loại dầu gốc SN150 này có một số đặc trưng cơ bản tương đương với dầu Turbinol X 32 của BP, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu tuốcbin cấp độ nhớt ISOVG 32 ở Việt Nam Tuy nhiên còn một số chỉ tiêu chưa phù hợp nên cần khảo sát bổ sung lượng phụ gia hợp lý Để pha chế dầu tuốcbin cấp độ nhớt ISOVG 46, từ kết quả lựa chọn hai loại dầu gốc SN150 và SN500 của Hàn Quốc ở trên và dựa vào bảng biểu đồ . T32, T46 của Shell, Đề tài “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu tuốcbin ứng dụng cho các nhà máy điện tại Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu xác lập đơn pha chế và công nghệ pha chế dầ u tuốc. NHIỆM VỤ Dầu tuốcbin là dầu bôi trơn cho các máy tuốcbin gồm tuốcbin khí, tuốcbin hơi và tuốcbin hơi nước. Hiện nay, dầu tuốcbin sử dụng ở Việt Nam phải nhập ngoại hoàn toàn như là Turbinol X32;. BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Báo cáo tổng kết khoa học, kỹ thuật Đề tài: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU TUỐC BIN ỨNG DỤNG CHO CÁC NHÀ MÁY

Ngày đăng: 20/04/2014, 19:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan