1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phương pháp phân tích tài chính

18 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 232,3 KB

Nội dung

phương pháp phân tích tài chính

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Các công cụ phân tích báo cáo tài chính: ∗ Phân tích tài chính so sánh ∗ Phân tích tài chính theo tỷ trọng ∗ Phân tích tỷ số ∗ Phân tích Dupont 1. Phân tích tài chính so sánh Phương pháp này thường liên quan đến việc xem xét những thay đổi trong số dư từng khoản mục riêng lẻ năm này so với năm khác hoặc so sánh nhiều năm với nhau. Thông tin quan trọng nhất thường thấy được từ phương pháp so sánh trong phân tích tài chính là xu hướng biến động. So sánh các báo cáo tài chính qua nhiều thời kỳ có thể nêu lên được định hướng, tốc độ và quy mô của xu hướng biến động Hai công cụ phân tích: a. Phân tích biến động từng năm Việc so sánh các báo cáo tài chính qua các thời kỳ tương đối ngắn 2 đến 3 năm thường được thực hiện bằng cách phân tích biến động qua từng năm trong từng khoản mục riêng lẻ. Phân tích biến động qua từng năm trong một thời kỳ ngắn dễ sử dụng và dễ hiểu. Phương pháp này có thuận lợi là việc thể hiện sự biến động bằng một số tuyệt đối cũng như bằng số tương đối. So sánh báo cáo thu nhập của Vinamilk (đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 Biến động % Doanh thu thuần 8,209 10,614 2,405 29.30% Giá vốn hàng bán -5,611 -6,735 -1,124 20.03% Lãi gộp 2,598 3,879 1,281 49.31% Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp -1,350 -1,538 -188 13.93% Lợi nhuận hoạt động 1,315 2,595 1,280 97.34% Lãi từ hoạt động khác 130 136 6 4.62% Lỗ do liên doanh -74 0 74 -0.00% Thu nhập trước thuế 1,371 2,731 1,360 99.20% Thuế thu nhập -123 -355 -232 188.62% Thu nhập sau thuế 1,248 2,376 1,128 90.38% b. Phân tích chỉ số xu hướng Phân tích dữ liệu sử dụng phân tích chỉ số xu hướng đòi hỏi phải lựa chọn kỳ gốc đối với tất cả các khoản mục với chỉ số thường được lựa chọn trước là 100 2. Phân tích báo cáo tài chính theo tỷ trọng Phân tích báo cáo tài chính có thể cho biết được tỷ trọng của một nhóm hay một nhóm nhỏ cấu thành một khoản mục. Đặc biệt trong phân tích bảng cân đối kế toán, thông thường thể hiện tổng tài sản (hay nguồn vốn) là 100%. Sau đó các khoản mục bên trong được thể hiện theo tỷ lệ % so với tổng tài sản. Trong phân tích một báo cáo thu nhập, doanh thu thường được ấn định là 100% với các khoản mục còn lại được thể hiện bằng tỷ lệ % so với doanh thu. CHỈ TIÊU Kết quả kinh doanh N+1 N Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100% 100% Giá vốn hàng bán 92.80% 93.50% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.20% 6.50% Doanh thu hoạt động tài chính 0.10% 0.10% Chi phí tài chính 0.30% 0.30% Trong đó: chi phí lãi vay Chi phí bán hàng 2.20% 2.00% Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.10% 1.90% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.60% 2.40% Thu nhập khác 0.40% 0.10% Chi phí khác 0.10% 0.00% Lợi nhuận khác 0.20% 0.10% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.80% 2.40% Chi phí thuế TNDN hiện hành 12.10% 12.40% Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.50% 2.10% 3. Phân tích tỷ số Phân tích tỷ số là một trong số các công cụ tài chính được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Tuy nhiên, vai trò của phương pháp này thường được hiểu sai cho nên dẫn đến tính quan trọng của phân tích tỷ số thường được đánh giá quá cao. Một tỷ số thể hiện mối quan hệ toán học giữa hai chỉ tiêu số lượng. Một tỷ số 200 so với 100 được thể hiện là 2:1 hay đơn giản là 2. Trong khi tính toán tỷ số chỉ là chỉ một sự tính toán số học bình thường thì việc diễn giải nó phức tạp hơn nhiều. - Tỷ số là một trong những điểm khởi đầu của phân tích, không phải là điểm kết thúc. - Các tỷ số khi được diễn giải thích đáng sẽ nhận định được những phạm vi đòi hỏi có phân tích sâu hơn. - Các tỷ số thường hữu ích nhất khi chúng được định hướng cho tương lai. - Phải đánh giá các nhân tố tác động tiềm tàng đến các tỷ số trong tương lai. 3.1 Khả năng thanh toán KHẢ NĂNG THANH TOÁN · Tỷ số thanh toán hiện hành · Tỷ số thanh toán nhanh · Vòng quay các khoản phải thu · Kỳ thu tiền bình quân · Vòng quay hàng tồn kho · Số ngày tồn kho bình quân • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Ht) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là một quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của Tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong 1 năm, do vậy công ty phải dùng những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán. Ý nghĩa của hệ số Ht càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Nếu Ht < 1 thì doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đây là tình trạng xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu Ht >= 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải đi vay mượn thêm. Theo kinh nghiệm, và được đa số các chủ nợ chấp nhận khi cho doanh nghiệp vay thì Ht >=2 được coi là hợp lý, được đa số các chủ nợ chấp nhận. Tuy nhiên trên thực tế, việc đánh giá hệ số thanh toán ngắn hạn là cao hay thấp phụ thuộc nhiều yết tố cụ thể cần xem xét như: o Bản chất kinh doanh của doanh nghiệp o Cơ cấu tài sản lưu động. o Hệ số quay vòng của hàng tồn kho và các khoản phải thu • Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hn) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, các nhà cho vay luôn đặt ra câu hỏi. Nếu tất cả các món nợ ngắn hạn được yêu cầu thanh toán ngay thì khả năng tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được không? Nghiên cứu khả năng thanh toán nhanh sẽ trả lời được câu hỏi này: Ht = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn Hn = (Tiền và các khoản tương đương tiền)/ Nợ ngắn hạn Ý nghĩa của hệ số Nhìn chung nếu hệ số này quá nhỏ thì công ty sẽ bị giảm uy tín với bạn hàng, gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Nếu hệ số này quá lớn lại phải ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Theo kinh nghiệm hệ số thanh toán tức thời được coi là bình thường khi dao động từ 0,5-1. Khi hệ số này dưới 0,5 doanh nghiệp sẽ ở tình trạng căng thẳng, khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn. Ngoài ra khi xem xét các hệ số thanh toán còn phải xét đến kỳ hạn thanh toán. Nếu kỳ hạn thanh toán theo các hợp đồng kinh tế là lơn (số ngày của kỳ hạn thanh toán lớn hơn), thì khả năng thanh toán (nếu so sánh cùng một trị số của hệ số khả năng thanh toán) là vẫn thuận lợi hơn, tốt hơn so với khi kỳ hạn thanh toán là ngắn Được coi là các khoản tương đương tiền là những tài sản quay vòng nhanh, nó có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tín phiếu, kỳ phiếu…) và các khoản phải chi. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Nói chung hệ số này biến động từ 0,5-1 là bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý đến: o Báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp o Cơ cấu tài sản lưu động và phương thức thanh toán mà khách hàng được hưởng Kinh nghiệm cho thấy nếu Hn < 0,5 thì doanh nghiệp nhất định sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. 3.2 Cấu trúc vốn và khả năng trả nợ CẤU TRÚC VỐN VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ · Tỷ số nợ trên vốn cổ phần · Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần · Khả năng thanh toán lãi vay · Tỷ suất đầu tư · Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ • Tỷ số nợ trên vốn cổ phần Những người phân tích báo cáo tài chính luôn quan tâm đến phần tài sản của doanh nghiệp có được do nguồn vốn chủ sở hữu và phần tài sản có được do đi vay. Tỷ số nợ đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của họ càng được bảo đảm. Ngược lại thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần. Ngược lại với tỷ số nợ là tỷ suất tự tài trợ Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp trong kinh doanh. Tuy nhiên cần phải xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận kinh doanh đạt được với lãi suất vay mượn. Trong nhiều trường hợp tỷ số nợ cao của doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt vì khi đó họ chỉ bỏ ra một lượng nhỏ vốn nhưng lại sử dụng được lượng tài sản lớn, lợi nhuận được khuyếch đại. Đó là trường hợp lãi suất kinh doanh lớn hơn lãi suất vay mượn. • Tỷ suất đầu tư Phản ánh vị trí quan trọng của tài sản cố định trong doanh nghiệp Tỷ suất đầu tư càng cao, mức độ quan trọng của tài sản cố định càng lớn. Tuy vậy cần xem xét đến ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh. • Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Dùng để nghiên cứu mức độ trang bị tài sản cố định bằng nguồn vốn của chủ sở hữu như thế nào. Điều đó cũng cho phép đánh giá về sự an toàn về tài chính khi đầu tư mua sắm TSCĐ. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh thì tỷ suất này thường lớn hơn 1. Một trong những nguyên tắc quản lý là dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, và do đó sẽ rất mạo hiểm khi phải đi vay ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định. 3.3 Tỷ suất sinh lợi trên đầu tư • Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Tỷ số nợ = (Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn) x 100% Tỷ suất tự tài trợ = (Nguồn vốn chủ sở hữu) / (Tổng nguồn vốn) = 100% - Tỷ số nợ Tỷ suất đầu tư = (TSCĐ và ĐT dài hạn) / (Tổng tài sản) Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = (Nguồn vốn chủ sở hữu) / (TSCĐ và đầu tư dài hạn) trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từbảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp. Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là: Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản Ý nghĩa hệ số: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. • Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ thông (common equity). Công thức của tỷ số này như sau: Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì doanh thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng tài sản, và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)Bình quân tổng giá trị tài sản Tỷ suất sinh lợi trên VCSH = 100% x Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)Bình quân vốn cổ phần phổ thông Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên: ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính Ý nghĩa hệ số: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông. 3.4 Hiệu quả hoạt động HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN · Biên lợi nhuận gộp · Biên lợi nhuận hoạt động kinh doanh · Biên lợi nhuận trước thuế · Biên lợi nhuận sau thuế • Biên lợi nhuận gộp. Hệ số biên lợi nhuận gộp còn gọi là hệ số tổng lợi nhuận hoặc tỷ lệ lãi gộp (tên tiếng Anh: gross margin, gross profit margin, gross profit rate) được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Công thức tính hệ số biên lợi nhuận gộp như sau: Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu Trong đó: Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỷ lệ lãi gộp được tính bằng công thức: Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu hiện bằng con số phần trăm (%), ví dụ nếu hệ số biên lợi nhuận gộp là 20% tức là một công ty sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng. Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện. Ví dụ nếu một doanh nghiệp có tốc độ tăng chi phí cao hơn so với doanh thu, hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đó sẽ giảm. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần kiểm soát tốt các chi phí của mình. Giả định rằng một doanh nghiệp có lợi nhuận gộp là 10 tỷ VNĐ, doanh thu là 100 tỷ VNĐ, hệ số biên lợi nhuận lộp sẽ là: 10 tỷ VNĐ / 100 tỷ VNĐ = 10%. Nếu trong năm tiếp theo lợi nhuận gộp tăng lên 15 tỷ VNĐ, doanh số tăng lên 200 tỷ VNĐ, hệ số biên lợi nhuận gộp sẽ chỉ còn 15 tỷ VNĐ / 200 tỷ VNĐ = 7.5%. Như vậy khi một doanh nghiệp tăng lợi nhuận gộp thì đồng thời cũng phải tìm cách làm tăng hệ số biên lợi nhuận gộp theo tỉ lệ tương ứng. • Biên lợi nhuận hoạt động kinh doanh Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết ban quản lý của một công ty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của công ty. Mức lãi hoạt động = EBIT/ Doanh thu Tử số của hệ số này là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng đã bán tính theo giá mua và các chi phí hoạt động EBIT. Ví dụ: Hệ số lợi nhuận hoạt động Nếu EBIT lên tới 200.000 USD trong khi doanh thu là 1.000.000 USD, thì mức lãi hoạt động là: Hệ số lợi nhuận hoạt động = 200.000 USD/ 1.000.000 = 20%. Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu EBIT. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn. • Biên lợi nhuận trước thuế Hệ số biên lợi nhuận trước thuế phản ánh khoản thu nhập trước thuế (lợi nhuận trước thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu. Hệ số biên lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu Ví dụ: Nếu lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp là 200 tỷ VNĐ và doanh thu là 1000 tỷ VNĐ thì: Hệ số biên lợi nhuận ròng = 200 tỷ VNĐ/ 1000 tỷ VNĐ = 20% Hệ số biên lợi nhuận trước thuế cũng như mức ổn định của nó giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Mức ổn định của hệ số biên lợi nhuận trước cũng phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận trước thuế tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. Hệ số biên lợi nhuận trước thuế được nhiều nhà phân tích tài chính ưa chuộng hơn hệ số biên lợi nhuận sau thuế (hệ số biên lợi nhuận ròng) vì hệ số biên lợi nhuận trước thuế thể hiện khả năng sinh lời thực tế hơn mà không gặp phải rắc rối vì các loại thuế. Hệ số biên lợi nhuận trước thuế bị giảm thông thường do mức tăng lợi nhuận trước thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. Nguyên nhân là sự tăng trưởng doanh thu quá thấp so với mức tăng chi phí (bao gồm chi phí mua hàng bán và chi phí quản lý). Để cải thiện tình hình này, doanh nghiệp cần quan tâm tới các biện pháp hạ thấp chi phí, và tìm cách tăng doanh thu. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một doanh nghiệp sẽ ở vào tình trạng thuận lợi nếu có hệ số biên lợi nhuận trước thuế cao hơn hệ số biên lợi nhuận trước thuế trung bình của ngành và, nếu có thể, có hệ số biên lợi nhuận trước thuế liên tục tăng. Ngoài ra, một doanh nghiệp càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì hệ số biên lợi nhuận trước thuế của nó càng cao. • Biên lợi nhuận sau thuế Giống như biên lợi nhuận trước thuế, hệ số biên lợi nhuận sau thuế phản ánh khoản thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu. Hệ số biên lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận sau thuế thuế / Doanh thu 3.5 Hiệu suất sử dụng tài sản HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN [...]... thị phần trong dài hạn Minh họa phân tích tỷ số: Một vài tỷ số có ứng dụng tổng quát trong phân tích tài chính, trong khi đó các tỷ số khác là đơn nhất Ba phạm vi quan trọng của phân tích tài chínhPhân tích tín dụng • Khả năng thanh toán (nợ ngắn hạn) • Cấu trúc vốn và khả năng trả nợ (nợ dài hạn)  Phân tích khả năng sinh lợi • Tỷ suất đầu tư (đánh giá thu nhập tài chính đối với các nhà đầu tư) •... của thuế x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính Dạng thức mở rộng của công thức DuPont cũng phân tích tương tự như dạng thức cơ bản song nhà phân tích phải nhìn sâu hơn vào cơ cấu của biên lợi nhuận ròng nhờ nhìn vào ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng của thuế Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá được... doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài san cua doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả Khi áp dụng công thức DuPont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm... Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán Nguồn gốc mô hình Dupont: Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một kỹ sư điện người đã gia nhập bộ phận tài chính của công ty hóa học khổng lồ này Một vài năm sau đó, Dupont mua lại 23% cổ phiếu của tập đoàn General Motors Và giao cho Brown tái cấu trúc tình hình tài chính lộn xộn của... dụng phương pháp Dupont: - Số liệu kế toán đáng tin cậy Mô hình Dupont: Công thức DuPont thường được biểu diễn dưới hai dạng bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng Tùy vào mục đích phân tích mà nhà phân tích sẽ sử dụng dạng thức phù hợp cho mình Tuy nhiên cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc khai triển chỉ tiêu ROE ( tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong phân tích. .. đoán xu hướng của ROE trong các năm sau Ví dụ nhà phân tích nhận thấy chỉ tiêu ROE tăng vọt qua các năm xuất phát từ việc Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng tăng thì nhà phân tích cần tự hỏi xem liệu xu hướng này có tiếp tục được hay không? Lãi suất trong các năm tới có cho phép Doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chiến lược này không? Khả năng tài chính của Doanh nghiệp có còn đảm bảo an toàn... Quản lý CP HĐTC CP HĐTC CP khác CP khác TS dài hạn TS dài hạn Tài sản cố định & đầu tư Tài sản cố định & đầu tư dài hạn dài hạn Tài sản dài hạn khác Tài sản dài hạn khác VCSH VCSH Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là... quân Trong đó: Giá trị tài sản bình quân = [Tài sản (đầu kỳ+cuối kỳ)] / 2 Chỉ tiêu này cho biết: bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận Hiệu suất sử dụng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại Vận dụng vào Vinamilk: Hiệu suất sử dụng tài sản = 1,47 Điều này cho thấy, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào... TongTS * * DT TongTS VCSH ROE = lợi nhuận ròng biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính ROE ROE Lợi nhuận ròng/ Lợi nhuận ròng/ Doanh thu Doanh thu Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu DT thuần DT thuần Doanh thu Doanh thu Hàng bán bị trả lại Hàng bán bị trả lại Doanh thu/ Doanh thu/ Tổng Tài sản Tổng Tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản TS Ngắn hạn TS Ngắn hạn TS lưu động TS lưu động Tiền... nhập trên tài sản cao Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí

Ngày đăng: 20/04/2014, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w