chuyển nhượng cổ phần
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN. 1.1. Khái niệm chuyển nhượng cổ phần: Cổ phần chính là những phần chia nhỏ nhất và bằng nhau của vốn điều lệ của công ty cổ phần. Cổ phiếu của công ty cổ phần là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ để xác nhận quyền sở hữu 1 hoặc một số cổ phần của các cổ đông góp vốn trong công ty. Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi ( mua bán, biếu tặng, thừa kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ. 1.2. Phân loại cổ phần: 1 1.3. Các điều kiện chuyển nhượng: 1.3.1.Đối với cổ phần thường: Theo khoản 5 Điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005, cổ phần thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau: Theo khoản 5 Điều 84, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Nguyên nhân có qui định trên vì đây là qui định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các cổ đông sáng lập ra công ty không được tự ý bỏ công ty được. Đây chính là một qui định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua nhằm tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo. 1.3.2.Đối với cổ phần ưu đãi: Qui định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp 2005. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: theo khoản 3 điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005, chỉ có các Tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết; đây là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một số cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty qui định; cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Sau 3 năm kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng như cổ phần phổ thông được phát hành trước đó. Việc cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết nhằm đảm bảo cho những thành viên sáng lập có thể duy trì được ý tưởng kinh doanh ban đầu của mình, tránh cho công ty mất tính ổn định trong những năm đầu thành lập. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác không bị điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp 2005 nên tùy từng điều lệ của công ty qui định 2 những điều kiện để được chuyển nhượng khác nhau. Ví dụ như công ty cổ phần nhựa Tân Đại Á có qui định cổ phần ưu đãi chỉ được chuyển nhượng sau 4 năm kể từ ngày phát hành hay như đối với công ty cổ phần du lịch Việt Nam-Hà Nội thì cổ phần mua với giá ưu đãi đối với công nhân viên lai được tự do chuyển nhượng trong khi cổ phần ưu đãi dành cho nhà đầu tư chiến lược lại bị cấm chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng có điều kiện 1.3.3. Một số trường hợp đặc biệt trong chuyển nhượng cổ phần: Cổ phần phát hành riêng lẻ: Theo nghị định số 01/2010/NĐ-CP cổ phần mà các công ty cổ phần khi phát hành riêng lẻ không được chuyển nhượng trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành 1 . Tuy qui định này sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ, nhưng đây là một động thái tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ đầu cơ và bán khống của các nhà đầu tư nếu không hạn chế thời gian chuyển nhượng. Cụ thể, cổ phiếu A được bán cho nhà đầu tư chiến lược với giá 50000đ/CP. Ngay tại thời điểm chốt danh sách nhà đầu tư được phép mua riêng lẻ, giá cổ phiếu A là 100000đ/CP, nhà đầu tư có thể mượn cổ phiếu để giao dịch và sau đó sẽ trả lại khi cổ phiếu riêng lẻ được phát hành sau đó một thời gian ngắn (vì cổ phiếu riêng lẻ chỉ được bán cho một số nhà đầu tư chiến lược, với giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị trường). Đồng thời, qui định này cũng ngăn chặn được sự liên kết của những nhà đầu tư và những cổ đông lớn của doanh nghiệp (cũng chính là những người có quyền quyết định chào bán riêng lẻ) nhằm cố ý chấp nhận giảm giá trị vốn góp ở công ty để phát hành cổ phiếu với giá rẻ hơn giá trị nội tại của công ty nhằm chia lợi ích. Vì vậy, với qui định cấm chuyển nhượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ trong vòng một năm, vốn của nhà đầu tư sẽ bị chôn trong một thời gian khá dài, thậm chí nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro cao nếu xu hướng giá thị trường giảm mạnh. Do đó, nhà đầu tư khi muốn mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ thì buộc phâỉ hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty cũng như tin vào khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần: 1 Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau: Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp 3 Cổ phần phổ thông của thành viên sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập, trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong tổng số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng cho cổ đông sáng lập khác. Đối với cổ đông không phải thành viên sáng lập của ngân hàng, trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập, chỉ được phép chuyển nhượng số cổ phần vốn góp của mình khi ngân hàng thành lập cho cổ đông khác của ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, những giao dịch chuyển nhượng sau cần có văn bản chấp thuận của thống đốc ngân hàng nhà nước 2 : Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu (đây là giao dịch mua bán của cổ đông nắm giữ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên); Các giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược lại. Cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong thời gian đảm nhiệm chức danh và trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm không đảm nhiệm chức danh, được chuyển nhượng cổ phần nhưng phải giữ lại tối thiểu 50% tổng số cổ phần mà mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tối thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép chuyển nhượng. Trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp các thành viên này: Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật; Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án. Đồng thời, phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước nếu có sự chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. 2 Theo nghị định 59/2009/NĐ_CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. 4 Đối với nhà đầu tư nước ngoài 3 : Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam. Tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan sở hữu 10% vốn điều lệ tại một ngân hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể từ khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Đây chính là những qui định chặt chẽ nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như giữ vững được sự ổn định của một hoạt động mang tính hệ thống và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như hoạt động ngân hàng. Đồng thời, các qui định trên cũng ràng buộc lợi ích của thành viên sáng lập và đại diện pháp luật của ngân hàng với ngân hàng Thông tư 08/2008/TT-NHNN ngày 22/3 của Ngân hàng Nhà nước qui định các tổ chức tín dụng có thể đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước nếu có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi; có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, nghiêm cấm chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc chuyển nhượng cổ phần, chia cổ tức, cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào có liên quan; từ chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng. CHƯƠNG II: CÁCH THỨC CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẤN 2.1. Chuyển nhượng trực tiếp: 3 Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam. 5 2.1.1. Khái niệm: Đây là hình thức chuyển nhượng mà các cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho nhau hoặc chuyển nhượng cho người ngoài công ty thông qua trao đổi trực tiếp. Ở đây có nghĩa là người bán và người mua gặp gở nhau trực tiếp, tự thỏa thuận với nhau về giá cả, người mua trực tiếp tự kiểm tra, đánh giá chất lượng của cổ phần chào bán. Hình thức này xảy ra với người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng thường là những người quen biết nhau. Thủ tục giao dịch do hai bên tự thỏa thuận theo qui định của luật dân sự. Đối với các hành vi chuyển nhượng khác như cho - tặng, thừa kế… cũng thuộc hình thức chuyển nhượng trực tiếp. 2.1.2.Qui trình thủ tục chuyển nhượng : gồm 6 bước. Bước 1:Công ty cổ phần ( hoặc là công ty chứng khoán nhận quản lý sổ cổ đông của công ty) tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu chuyển nhượng cổ phần của cổ đông Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm: Giấy chuyển nhượng cổ phần (yêu cầu chuyển nhượng cổ phần) hoặc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có chữ kí của bên mua và bên bán ( nếu một trong hai bên là tổ chức thì phải có chữ kí của người được ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật và con dấu của tổ chức đó). Sổ chứng nhận cổ đông hoặc giấy sở hữu cổ phần của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (nếu bên mua cũng là cổ đông của công ty). Giấy tờ khác của bên chuyển nhượng: Đối với cá nhân: giấy photo chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (được ghi trên Giấy chứng nhận cổ phần) của bên chuyển nhượng (có bản chính để đối chiếu). Trong trường hợp cổ đông không thể thực hiện trực tiếp thủ tục chuyển nhượng có thể thực hiện ủy quyền cho người khác, người được ủy quyền nộp 1 bản Giấy chứng nhận ủy quyền và mang theo chứng minh nhân dân/ hộ chiếu để đối chiếu hoặc 1 bản sao y công chứng, mẫu xác nhận mẫu chữ kí của cổ đông có chứng thực của chính quyền địa phương (bản chính). Đối với tổ chức: - Giấy xác nhận đăng kí kinh doanh (1 bản sao có công chứng). - Văn bản chấp thuận chuyển nhượng cổ phần của hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị hoặc người có thẩm quyền theo qui định của điều lệ tổ chức và bên chuyển nhượng. 6 - Giấy giới thiệu của tổ chức và chứng minh nhân dân của người được tổ chức giới thiệu thay mặt tổ chức thực hiện giao dịch chuyển nhượng (bản chính). Giấy tờ khác của bên nhận chuyển nhượng: - Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của bên nhận chuyển nhượng. - Giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người được ủy quyền. - Nếu bên nhận chuyển nhượng là tổ chức: - Giấy phép đăng kí kinh doanh (có công chứng). - Điều lệ công ty (có công chứng). - Văn bản chấp nhận nhận chuyển nhượng của hội đồng cá nhân hoặc hội đồng thành viên hoặc cá nhân có thẩm quyền theo điều lệ hoạt động của công ty. - Giấy giới thiệu của tổ chức và chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người được tổ chức ủy quyền thay mặt thực hiện giao dịch. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài: - Bản sao hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp. - Tài liệu chứng minh nguồn tài sản hợp pháp. - Các văn bản của cá nhân nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tất cả hồ sơ trên phải làm 1 bộ bằng tiếng Việt và 1 bộ bằng tiếng Anh. Đối với trường hợp thừa kế thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp lệ theo quy định của Bộ luât Dân sự hiện hành. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ chuyển nhượng cổ phần. Nhân viên quản lý sổ cổ đông cho công ty tiến hành kiểm tra: Kiểm tra tính hợp lệ, tính pháp lý của chứng từ chuyển nhượng và thông tin liên quan đến chứng từ chuyển nhượng Kiểm tra, đối chiếu số lượng cổ phần chuyển nhượng Phân loại hồ sơ chuyển nhượng, những trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo luật doanh nghiệp 2005 và điều lệ công ty thì phải có phê duyệt của Hội Đồng Quản trị Bước 3: Thu phí và cấp giấy xác nhận Nếu hồ sơ chuyển nhượng đầy đủ và hợp lệ nhân viên tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng kí xác nhận trên giấy đề nghị chuyển nhượng. Tiến hành thu phí chuyển nhượng theo mức phí thỏa thuận. 7 Bước 4: Lập phiếu hẹn cấp/ trả sổ cổ đông Tùy theo mỗi công ty mà thời gian hẹn cấp/trả sổ cổ đông sẻ khác nhau. Thông thường là 5-10 ngày đối với cá nhân thực hiện chuyển nhượng cổ phần và 15 ngày đối với tổ chức. Bước 5: In sổ cồ đông Bộ phận quản lý sổ cổ đông của công ty căn cứ vào hồ sơ chuyển nhượng để thực hiện bút toán chuyển nhượng: ghi tăng/gảm cổ phần trên Sổ cổ đông. Trường hợp người nhận chuyển nhượng đã có Sổ cổ đông. Công ty cổ phần ủy quyển cho công ty chứng khoán ký phần xác nhận trên Sổ cổ đông. -Trường hợp cấp phát mới Sổ cổ đông: Bộ phận quản lý sổ cổ đông in đầy đủ thông tin lên Sổ cổ đông theo mẩu quy định của công ty, sau đó tập hợp chuyển các hồ sơ chuyển nhượng và Sổ cổ đông mới để lấy chử ký của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị công ty trên sổ cổ đông. Sau khi ký xác nhận các hồ sơ chuyển nhượng và Sổ cổ đông mới được chuyển trả lại toàn bộ cho bộ phận quản lý sổ cổ đông . -Đối với người chuyển nhượng: thu lại Sổ chứng nhận cổ đông và huỷ Sổ cổ đông nếu chuyển nhượng toàn bộ số lượng cổ phần sở hữu. Bước 6: Cấp/trả Sổ cổ đông Bộ phận quản lý sổ cổ đông cấp/ trả Sổ cổ đông cho bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên. Đối với những công ty cổ phần sử dụng dịch vụ quản lý "Sổ cồ đông và hỗ trợ thủ tục chuyển nhượng" của công ty chứng khoán. Bộ phân quản lý sổ cổ đông của công ty cổ phần sẽ là công ty chứng khoán, tất cả các khâu nhận hồ sơ, kiểm tra, in Sổ cổ đông cho khách hàng sẽ do công ty chứng khoán thực hiện. 2.2. Chuyển nhượng gián tiếp: 2.2.1 Cổ phần được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán: Thị trường chứng khoán tập trung ( Sở giao dịch chứng khoán) – là nơi các nhà môi giới thực hiện cuộc đấu giá mua – bán chứng khoán cho khách hàng của họ. Thị trường này hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt được biệt lệ. Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian, tức là đã hội đủ tiêu chuẩn quy định. 8 Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứng khoán này được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. 2.2.2 Điều kiện niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán: Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan; Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ. 2.2.3. Trình tự giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán: 9 Nhà đầu tư Thành viên lưu kí trong và ngoài nước Mở tài khoả n Công ty chứng khoán thành viên Đặt lệnh Sửa lệnh Hủy lệnh Đại diện giao dịch tài sàn Sửa lệnh Nhập lệnh Chuyển lệnh Hệ thống giao dịch. Khớp lệnh ưu tiên theo giá và thời gian Sơ đồ giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán. a) Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch và thực hiện ký quỹ. Mở tài khoản giao dịch Nhà đầu tư bắt đầu việc giao dịch của mình bằng cách liên hệ với công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán để kí hợp đồng giao dịch. Công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch cho khách hàng. Nhà đầu tư chứng khoán cần 10 [...]... CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN 4.1 Giống nhau: - Cả hai loại hình công ty trách nhiêm hữu hạn và công ty cổ phần đều là công ty đối vốn, đều chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005 - Đều là sự liên kết vốn của nhiều thành viên vì mục đích kinh doanh kiếm lời Các thành viên góp vốn trong công ty TNHH hay là cổ đông của công ty cồ phần, khi thực hiện tham gia góp vốn vào công ty thì... điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động chào bán riêng lẻ của Công ty cổ phần Bảng so sánh: 21 Nghị định 01 - Ngoại trừ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần đều phại chịu sự hạn chế của Nghị định 01 Nghị định 139 - Tất cả các Công ty cổ phần đều có quyền phát hành cổ phần riêng lẻ - Không quy định... đơn giản hóa thủ tục chào bán riêng lẻ Công ty cổ phần chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh thay vì phải làm thủ tục đăng ký Một trong những mục tiêu của Nghị định thay thế Nghị định 139 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp là đơn giản hóa thủ tục chào bán riêng lẻ, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho Công ty cổ phần huy động vốn Công ty cổ phần chỉ có trách nhiệm thông báo thông... quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người bán Tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức Cổ tức được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần họ đang nắm giữ Thông thường, công ty chia cổ tức sau khi kết thúc năm tài chính, một số công ty tạm ứng cổ tức sau 6 tháng Vì thế người mua mặc dù vẫn đang nắm trong tay cổ phiếu của công ty nhưng lại không được nhận cổ tức của công ty Rủi ro trong mua bán cổ phần. .. với lãi suất ngân hàng CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 3.1 Thực trạng 3.1.1 Thuế Thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng Chứng khoán Theo điều 3 Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán phải chịu điều chỉnh của Thuế thu nhập cá... Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp tổ chức chào bán là tổ chức tín dụng); Bộ Tài chính (doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần); Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (công ty cổ phần chứng khoán, công ty cổ phần quản lý quỹ, công ty đại chúng (trừ các công ty đại chúng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm); sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu... thể, phá sản giống nhau - Cùng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu Tư 4.2 Khác nhau: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY TNHH 2 TV Việc thành lập công ty cổ phần Việc thành lập công ty đơn rất phức tạp giản hơn nhiều Thành viên Công ty bị giới hạn Thành viên của Công ty bị giới tối thiểu là 3 và không giới hạn hạn là từ 2-50 thành viên Số lượng tối đa Số lượng thành viên là rất Những... của công ty chứng khoán về nhà đầu tư trên Sơ giao dịch chứng khoán Sau đó, nhà đầu tư sẽ kí hợp đồng giao dịch với công ty chứng khoán trên cơ sở mẫu hợp đồng mở tài khoản ký giữa công ty chứng khoán và khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 04/1998 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán Nội dung hợp đồng là khách hàng đề nghị bên công ty. .. những cổ phần theo quy định nội bộ của công ty, sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin nên đã mua Và trong thời hạn 1 năm đó, các quyền lợi như mua thêm cổ phần tăng vốn, nhận cổ tức… vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phần (người bán), còn người đã bỏ tiền ra mua thì bị chiếm đoạt quyền lợi Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua Trong. .. giao dịch chứng khoán Công ty chứng khoán chuyển kết quả giao dịch để thực hiện thanh toán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho các nhà đầu tư e) Hoàn thành quá trình chuyển nhượng: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau